1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy và học môn tiếng Anh bậc trung học cơ sở bằng các thủ thuật dạy học mới

40 513 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 6,88 MB

Nội dung

PHẦN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đất hóa đất nước đặt ra những yêu cầu mới cho phát triển kinh tế xã hội giai đoạn hiện nay, đòi hỏi đội ngũ lao động kế cận có trình độ, có năng lực,có tính năng động, tích cực, sáng tạo, biết vận dụng tri thức. Do đó, ngành giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển con người. Ngày nay trong quá trình toàn cầu hóa đang chứng kiến sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau ngày một gia tăng giữa các nền kinh tế của các quốc gia, đặc biệt, những đổi mới trong công nghệ thông tin và truyền thông đã dẫn tới sự hình thành và phát triển xã hội định hướng tri thức và thông tin,theo đó tiếng Anh đóng vai trò là ngôn ngữ chính trong giao tiếp quốc tế. Trước bối cảnh đó, tiếng Anh ngày càng được xem là công cụ quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế, cũng như đem lại sự hiểu biết rộng hơn về các nền văn hóa khác,đồng thời thúc đẩy ý thức công dân toàn cầu ở người sử dụng. Đối với học sinh,khả năng hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh ngày càng được xem là một kĩ năng cơ bản mà tất cả các học sinh đều phải có. Trước vai trò quan trọng đó, ngành giáo dục đã có những thay đổi về sách giáo khoa, về phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp giáo dục là một đòi hỏi cấp bách và cơ bản,là một cuộc cách mạng trong toàn ngành trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Nhằm đáp ứng mục đích yêu cầu của việc đổi mới nội dung - phương pháp giảng dạy đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho học sinh THCS.Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đổi mới sách giáo khoa cho phù hợp hơn. Trong chương trình tiếng AnhTHCS được biên soạn theo từng chủ điểm,các chủ điểm được thiết kế rõ ràng 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc viết một cách riêng biệt trong mỗi đợn vị bài học. Là giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh,tôi nhận thấy rằng học sinh phải được rèn luyện để phát triển toàn diện cả bốn kĩ năng cơ bản này. Mặt khác, 1 trong quá trình dạy bộ môn tiếng Anh, đọc là kĩ cơ bản rất được chú trọng và rất cần thiết trong việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Đọc vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và cần thiết cho học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mình đang học. Do đó, trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi giáo viên có phương pháp truyền đạt phù hợp với từng đối tượng, để học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Đối với học sinh lớp 8, 9 bậc THCS, thông qua việc đọc hiểu các đoạn văn theo chủ điểm của từng bài, các em có thể nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết cho việc trau dồi thêm ngôn ngữ tiếng Anh. Nhờ các đoạn văn ngắn này các em có thể kiểm tra lại các dữ kiện có liên quan chặt chẽ với những hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Hoặc từ các bài khóa, các em có thể tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. Nếu học sinh không phát huy được kĩ năng đọc hiểu thì các em rất khó tiếp thu và ghi nhớ được thông tin một cách bền vững và lâu dài. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh tại trường THCS tôi nhận thấy rằng việc đọc hiểu tiếng Anh của học sinh nhìn chung còn hạn chế. Vì vậy, để chuyển đổi được thông tin trong các bài đọc hiểu thành kiến thức chung cho học sinh trong cuộc sống thường ngày chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Để giải quyết được những khó khăn này, giáo viên cần phải quan tâm đến những thủ thuật, phương pháp dạy đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 8, 9 Qua thực tế giảng dạy ở trường TH & THCS Ba Giang, tôi nhận thấy các em học một bài đọc rất khó khăn, hoặc qua các bài kiểm tra viết (bài kiểm tra 1 tiết hoặc học kỳ) đa phần các em bỏ qua phần đọc hiểu, có em làm bài tập đọc hiểu sơ sài, máy móc, không hiểu rõ nội dung chính bài đọc. Để khắc phục tình trạng trên và đồng thời áp dụng được nhu cầu, mục tiêu giáo dục bộ môn tiếng Anh, tôi có nhiều băn khoăn suy nghĩ là làm thế nào để dạy một bài đọc tốt nhất và sử dụng những phương pháp nào hiệu quả nhất. Tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản và các dạng bài tập đọc hiểu, để học sinh đạt hiệu quả tốt hơn trong quá trình học tập và trên đây cũng là những lý do tôi thực hiện chuyên 2 đề: " Nâng cao hiệu quả dạy và học kĩ năng đọc môn tiếng Anh lớp 8, 9 bậc THCS bằng các thủ thuật dạy học mới.” PHẦN 2 NỘI DUNG 1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN. 3 mình''Trong những năm gần đây, việc học ngoại ngữ ở các trường được áp dụng khá rộng rãi và dần được xem là môn học chính khóa với số tiết tối đa là 4 tiết trên tuần. Khi tiếng Anh đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong các trường học và các cấp học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học là một nhu cầu thiết yếu không chỉ đối với người học mà đặc biệt là đối với người đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh. Muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh thì người học phải rèn luyện 4 kĩ năng cơ bản: Nghe, Nói, Đọc -Viết. Nếu các em học tốt bốn kĩ năng này, thì sẽ dễ dàng tiếp cận với tin học, khoa học công nghệ và rất thuận lợi trong việc giao tiếp. Đặc biệt kĩ năng đọc hiểu là một trong nhưng kĩ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Nó quyết định xem người học có hiểu nội dung của bài hay không. Vì vậy nếu học sinh có khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt thì các em có thể đọc hiểu được sách, báo, tài liệu được viết bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện nâng cao trình độ tiếng Anh. Trong một tiết đọc hiểu giáo viên không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong mỗi đoạn văn mà còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài để gây hứng thú cho học sinh và tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành tốt hơn. Tuy nhiên phần lớn học sinh rất ngại luyện tập. Nguyên nhân là do tiếng Anh hoàn toàn khác với tiếng mẹ đẻ, khó học, khó nhớ. Hơn nữa các em rất lười học từ nên vốn từ vựng của các em quá ít, chuẩn bị bài mới sơ sài, học đối phó nhất là những em học yếu. Các em luôn sợ nói sai dẫn đến ngại phát biểu làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của bộ môn. Trong nhà trường, tiếng Anh là môn có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham mê học hỏi của nhiều học sinh xong cũng không tránh khỏi gây ra những khó khăn làm nản trí người học. Do đó, giáo viên phải truyền cho học sinh trước hết là sự thích thú học môn tiêng Anh. 4 Dạy ngoại ngữ nói chung, dạy tiếng Anh nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng. Ngoài việc nắm vững kiến thức ngôn ngữ, thực hiện tốt kĩ năng nghe, nói, viết thì kĩ năng đọc cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Dạy đọc là một trong những nội dung cơ bản và thực sự là sự kết hợp tinh tế của việc giảng các kĩ năng ngôn ngữ khác. Từ những luận điểm trên, việc áp dụng các phương pháp dạy đọc như thế nào để giúp học sinh có thể lĩnh hội được toàn bộ kiến thức và sử dụng nó một cách thành thạo? Theo tôi, mỗi giáo viên cần tìm cho mình một phương pháp tối ưu, phù hợp với tình hình thực tế và với từng đối tượng học sinh. Người giáo viên dạy tiếng Anh cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc dạy đọc đó là những khả năng như: khả năng tập trung của học sinh, khả năng đọc hiểu lời hướng dẫn,khả năng đọc một mình và đọc với người khác,khả năng hợp tác với những bạn cùng học,khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể hiệnv.v.v. Các khả năng này có thể đạt được trong quá trình rèn luyện trong các hoạt động dạy đọc. Kết quả nhanh hay chậm tùy thuộc vào kiến thức cơ bản mà học sinh đã có trước trong việc học tiếng mẹ đẻ, sức khỏe và sự nhanh nhạy trong khả năng nghe nhìn.Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tác động đến việc học đọc của học sinh như trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều. Vì vậy, các em cần được hướng dẫn kĩ trong việc đọc các bài khóa,để từ đó tăng thêm sự quan tâm,chú ý đến chủ đề của bài khóa.nhiều học sinh cảm thấy ngợp hoặc sợ khi phải đọc những bài khóa dài và có nhiều từ mới. Nhìn chung học sinh thường có thói quen đọc hiểu từng từ trong bài chứ chưa chú ý đến việc đọc hiểu tổng quát theo ý trong bài.Nói cách khác là học sinh có khuynh hướng tập trung vào việc giải mã các từ trong ngôn ngữ mới trong khi lại hạn chế sự chú ý đến việc hiểu nghĩa của bài khóa. Khả năng suy luận, nói và sự hiểu biết về các khái niệm như từ, cụm từ, câu và các khái niệm, các tác động tích cực đến sự thành công của việc đọc ban đầu. Mức độ hiểu bài khóa tùy thuộc vào khả năng, tư chất học tiếng của học sinh.Vậy để việc dạy đọc một bài khóa tiếng Anh có hiệu quả giáo viên cần phải chú ý đến nhiều đối tượng học sinh để từ đó đưa ra những biện 5 pháp giúp đỡ học sinh yếu kém,kích thích được sự sáng tạo, năng động ở học sinh khá giỏi, làm sao cho tiết học đọc trở nên sôi động, lôi cuốn.Giáo viên cần biết kết hợp các kỹ năng nói, viết một cách hợp lý trong tiết dạy đọc để học sinh có thể phát biểu những ý kiến, quan điểm, nhận xét của mình về bài đọc. Trước yêu cầu của môn học và những khó khăn của học sinh, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân tôi luôn trăn trở là phải làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong phương pháp giảng dạy của mình. Bởi thế, tôi đã tìm ra một số biện pháp để giúp học sinh học tiết đọc hiểu có hiệu quả hơn. Chính vì những lý do trên tôi mạnh dạn chọn kĩ năng đọc hiểu để làm chuyên đề này. 2/ THỰC TRẠNG CỦA VÂN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Mặc dù tiếng Anh đã trở thành môn học chính thức ở trong trường học nhưng việc phát huy lợi ích của nó vẫn chưa được quan tâm nhiều: Một phần do hạn chế về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ thông mặt khác do chất lượng dạy học chưa cao, chưa thu hút được sự đam mê học tập của học sinh. Điều này càng được thể hiện rõ trong các giờ dạy đọc tiếng Anh, học sinh luôn tìm cách lẩn tránh việc phải đọc các bài văn dài với những dòng chữ dày đặc từ mới. Mặt khác, học sinh chỉ quan tâm đến nghĩa của từ mà không đi sâu tìm hiểu nội dung của bài đọc, đặc biệt là các trọng âm lên xuống của bài đọc. Kết quả là các em không thể trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi về bài đọc. Chất lượng dạy học vì thế giảm xuống, không đáp ứng được yêu cầu mà mình đã đặt ra. Trong trường hợp này giáo viên phải dạy cho các em học sinh kĩ năng đọc, phân tích lấy thông tin. Từ đó học sinh mới có thể áp dụng làm bài tập nhanh được. Bên cạnh đó, vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Phương pháp dạy học phải đổi mới phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh. Trong chương trình sách giáo khoa cũ, kĩ năng đọc được rèn luyện đồng thời với kỹ năng Nghe - Nói và Viết .Từ mới trong mỗi bài đọc thường ít hoặc là những chủ đề quen thuộc học sinh đã biết, giáo 6 viên chỉ cần đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời ép buộc, gượng gạo và như vậy chất lượng học tập của các em sẽ không bao giờ cao . Sau khi chương trình Tiếng Anh được biên soạn lại, kĩ năng đọc được rèn luyện riêng rẽ, việc đổi mới phương pháp trong dạy học càng cao, nhiều chủ đề mới lạ được đề cập đến, số lượng từ vựng cũng nhiều lên, phương pháp cũ không còn phù hợp. Các bài khóa trong chương trình sách giáo khoa tiếng anh 8,9 thường được xây dựng theo các chủ điểm có nội dung gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh, tuy nhiên cũng có một số bài chưa thực sự phù hợp với đối tượng học sinh vùng cao,vùng miền núi hoặc trong bài chứa đựng nhiều từ ngữ tiếng Anh khó.Tình hình học sinh thực hành đọc các bài khóa chưa đạt nhiều hiệu quả ,dụng cụ trực quan để bổ trợ cho việc dạy đọc chưa đáp ứng được theo nội dung sách giáo khoa. - Đối với giáo viên: nhìn một cách tổng thể chúng ta có thể thấy rằng khối lượng kiến thức ngôn ngữ trong chương trình sách giáo khoa tiếng Anh khá nặng, đặc biệt là ở kỹ năng đọc hiểu. Có thể nói các chủ đề, chủ điểm của các bài học trong sách giáo khoa khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, chính điều đó lại là nguyên nhân gây không ít khó khăn cho một số giáo viên trong quá trình sưu tầm và tổ chức các hoạt động dạy và học sao cho hiệu quả nhất đối với các đối tượng học sinh. Cụ thể: + Có quá nhiều học sinh trong lớp, vì thế giáo viên rất khó bao quát tất cả các đối tượng học sinh. + Sự chênh lệch về năng lực giữa các học sinh. + Có nhiều bài đọc nội dung quá dài nên giáo viên thường phải dạy lướt ở một số phần, không giúp đỡ được học sinh trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc. + Việc cung cấp bài tập luyện cấu trúc và từ mới còn bị hạn chế, đặc biệt là học sinh yếu. + Không có nhiều thời gian để sử dụng những câu hỏi gợi mở, không khai thác được năng lực và khả năng tư duy của học sinh. 7 - Đối với học sinh:khi đọc một bài viết học sinh thường gặp ba khó khăn, một là số lượng từ mới quá nhiều, hai là câu viết khó, không nhận biết được thành phần câu và ba là những khác biệt về văn hóa.Trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì học sinh đóng vai trò trung tâm của các hoạt động dạy-học trên lớp, chất lượng giờ học phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, tính chủ động, tích cực của các em. Tuy nhiên, một khó khăn lớn nhất lại đến từ phía học sinh là học sinh có thói quen: + Đọc và cố gắng dịch từng từ một. + Chú ý quá nhiều đến những chi tiết nhỏ dẫn đến các em thường bị mất các ý chính. + Khối lượng tích lũy từ vựng cực kỳ ít ỏi nên các em luôn gặp khó khăn trong việc năm bắt ý chính của bài. + Kiến thức nền và sự hiểu biết của các em còn hạn chế do hoàn cảnh khách quan và chủ quan. + Đa số các em còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập, do đó các em không chủ động, tích cực trong học tập. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng , rèn luyện còn thấp. + Học sinh thường không thích các giờ đọc hiểu do có nhiều thời gian trầm hơn các tiết khác. Chính vì những khó khăn thực tế mà tôi đã gặp trong quá trình dạy học mấy năm qua đã luôn thôi thúc tôi không ngừng tìm tòi, thảo luận trao đổi để đi tìm ra những giải pháp khác nhau để khắc phục tình trạng này. Trong học kỳ vừa qua tôi đã mạnh dạn thay đổi một số thủ thuật, điều chỉnh một số nội dung hạn chế của một số bài đọc hiểu trong sách giáo khoa cho mang lại hiệu quả trong quá trình dạy và học. Chính vì vậy trong việc này giáo viên đóng vai trò chủ đạo, dạy như thế nào để vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế ,vừa nâng cao chất lượng học tập của học sinh . 3/ NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP: 3.1 Phân tích các giải pháp đọc hiểu 8 Trong thực tế, có hai cách đọc được áp dụng là: Đọc hiểu và đọc thành tiếng / Đọc to. 3.1.a/ Đọc hiểu Như chúng ta đã biết, mục đích của bài đọc ở chương trình tiếng Anh THCS là rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh và cung cấp kiến thức chung, kiểm tra khả năng đọc hiểu, nắm bắt nội dung chính, nội dung chi tiết, khả năng vận dụng bài đọc vào thực tế cuộc sống. Vì vậy, đọc hiểu sẽ mang lại hiệu quả khả quan cho học sinh, và là cách đọc phù hợp giúp học sinh nắm bắt nội dung bài đọc tốt nhất. 3.1.b/ Đọc thành tiếng/ Đọc to: Đọc thành tiếng/ Đọc to đôi khi cũng quan trọng, song đọc thành tiếng không phải là cách đọc được áp dụng rộng rãi cho người học để mang lại hiệu quả. Thực tế, đọc thành tiếng / đọc to hữu ích cho người học ở giai đoạn đầu tiên mới tập đọc với mục là kiểm tra việc phát âm, hay người này đọc cho người khác nghe… còn đối với học sinh lớp 8,9 mục đích của bài đọc là giúp học sinh nắm được những thông tin chính. Vì vậy, theo tôi đọc thành tiếng là không cần thiết cho học sinh lớp 8,9 khi học bài đọc hiểu. Qua thủ thuật đặt câu hỏi, hay trong quá trình thảo luận, giáo viên tạo điều kiện để học sinh nói các từ, các câu trong bài một cách tự nhiên hơn. Tóm lại, để đọc và nắm được nội dung bài đọc, người đọc cần phải phân biệt rõ mục đích mình đọc để việc thực hiện bài đọc đạt hiệu quả cao. Đối với học sinh tôi trực tiếp giảng dạy, trước khi các em đọc tôi luôn nêu mục đích, yêu cầu một cách cụ thể, rõ ràng để các em thực hiện việc đọc được dễ dàng. Do đặc thù của tiết "Reading " nên công việc chuẩn bị của giáo viên sẽ nhiều hơn của học sinh. Một tiết học chỉ có thể thành công khi giáo viên có sự chuẩn bị kỹ càng, nhuần nhuyễn và học sinh học tập chủ động tích cực. * Đối với giáo viên: - Xác định mục tiêu tiết dạy, điều cần đạt được sau tiết dạy. 9 - Lựa chọn phương pháp, thủ thuật thích hợp để áp dụng vào tiết giảng. - Có đồ dùng dạy học cần thiết. - Giáo án cần có các câu hỏi phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. - Phân bố thời gian hợp lí các phần trong tiết dạy. - Sử dụng thành thạo các thủ thuật dạy học cũng như các phương tiện trực quan và các phương tiện dạy học sẽ áp dụng cho tiết giảng. - Có các dạng bài tập từ dễ đến khó để giúp các em học yếu đều có thể làm được phần nào. Thực tế một số tiết "Reading " nếu theo phân phối chương trình dạy trong một tiết là hơi "nặng", do đó đòi hỏi giáo viên cần phân bố thời gian cho mỗi bài học phù hợp để làm nổi phần trọng tâm và lướt phần không trọng tâm. Trước khi dạy bài đọc hiểu, nên nhắc học sinh về chủ đề bài đọc sẽ học và yêu cầu các em tìm hiểu những thông tin về chủ đề đó. Điều này sẽ giúp học sinh có sự chuẩn bị về nội dung chủ đề bài học .Về phần từ mới, không bắt buộc các em phải tra từ điển ở nhà mà chỉ yêu cầu đọc trước bài để nắm được chủ đề chính của bài là gì. Điều đó sẽ giúp các em tiếp thu bài đọc tốt hơn và bài dạy của giáo viên sẽ bớt "nặng" hơn vì có sự chủ động, hợp tác tích cực của học sinh. Khi dạy đọc hiểu, không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong một đoạn văn nào đó mà còn phải tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành các kĩ năng đọc. Đó là những kĩ năng có thể giúp học sinh hiểu được những đoạn văn khác nhau theo những mục đích khác nhau. Vì vậy giáo viên không trình bày giới thiệu nội dung mà học sinh phải tự đọc để nắm bắt nội dung, vai trò của giáo viên chỉ là hỗ trợ, gợi ý, hướng dẫn, ra yêu cầu. * Đối với học sinh. - Phải học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên,tích cực tham gia xây dựng bài. 3.2 Cách dạy một bài đọc hiểu:( Teaching reading comprehension) 3.2.a/ Cần thiết kế một bài dạy đọc theo hướng: Pre-reading task 10 [...]... Để dạy cho học sinh kĩ năng đọc tiếng Anh là vô cùng khó khăn, đặc biệt là học sinh ở vùng miền núi như trường Tiểu Học và Trung Học Cơ Sở Ba giang Tuy vậy, sau khi áp dụng được một số phương pháp tích cực trên phần nào đã có sự chuyển biến về khả năng đọc hiểu tiếng Anh của học sinh Để việc dạy kỹ năng đọc tiếng Anh trong một tiết lên lớp đạt hiệu quả cao hơn, theo tôi giáo viên cần phải tận dụng và. .. tất cả các từ mới trong bài đọc Học sinh có thể đoán tiếp những từ mới bằng cách đọc tiếp bài đọc Vì đây là bước nhằm để cung cấp từ vựng cho các em hiểu nhanh, nắm vững bài đọc nên giáo viên không để mất thời gian cho phần dạy từ vựng Như thế cũng không có nghĩa là bỏ qua giai đoạn giới thiệu từ vựng mà bắt buộc phải cung cấp một số từ bằng các cách sau cũng không kém phần hiệu quả: Một số cách để... dục cho các em tính cẩn thận e Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: 33 Thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình, các em phải tự tổ chức hoạt động học tập của mình Vì thế, ngay từ đầu từ năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở nhà thật hiệu quả Làm được điều đó thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn 4/ KẾT QUẢ ĐẠT... và phát triển ngữ liệu Sau đây là tiến trình minh họa các bước dạy: * Step 1: Lead in: Gợi ý cho học sinh thảo luận về chủ đề sắp học * Step 2: Read through: Cho học sinh đọc thầm toàn bộ bài Mục đích của lần đọc này là cho học sinh tiếp cận với chủ đề,tạo ấn tượng đầu tiên về chủ đề ,các nhân vật và các sự kiện một cách sơ lược * Step 3:Teach new words: (Dạy từ mới) Giáo viên chọn một số từ mới để dạy. .. giảng dạy trong những năm học qua với những biện pháp như trên tôi nhận thấy học sinh có thể nắm bài ngay tại lớp, các em rất hào hứng và sôi nổi học, tích cực tham gia xây dựng bài trên lớp, các em có thể đoán được bài học qua ngữ cảnh,tình huống và chủ đề Nhiều em trước đây rất nhút nhát, không dám nói Tiếng Anh trước lớp thì bây giờ đã tự tin khi giao tiếp, do đó kết quả học tập đối với bộ môn được... mang lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy thực tế * Đánh giá rút kinh nghiệm : Nếu muốn dạy tốt bài đọc và tiết học sinh động hơn, giáo viên cần phải tìm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng sự chú ý của các em vào trọng tâm bài đọc Trong một bài đọc, giáo viên cần lựa chọn 5 - 8 từ để dạy, không nên cho học sinh quá nhiều từ vựng vì chủ yếu là để cho các em... dụng một số thủ thuật và kinh nghiệm trên đây cho việc dạy đọc đối với học sinh lớp 8,9 tôi thấy rằng đa số học sinh có được cơ hội để phát biểu ý kiến và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu đoạn văn Đặc biệt đối với học sinh yếu kém đã mạnh dạn hơn trong khi trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các hoạt động học tập về kĩ năng đọc hiểu Chất lượng học tập của học sinh lớp 8,9 trường TH&THCS Ba Giang trong các bài kiểm... bài học, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc nắm được nội dung chính của bài đọc để từ đó các em có thể liên hệ thực tế làm bài học kinh nghiệm cho bản thân mình 35 Nhưng để thực hiện giảng dạy tốt một bài đọc, không chỉ cần có sự đầu tư vào bài giảng, vào các bước lên lớp của giáo viên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của học sinh 5/ TIỂU KẾT: Qua nhiều năm dạy Tiếng Anh. .. và có khả năng tư duy, nhóm 2 gồm các học sinh bị nghèo vốn từ và khả năng tư duy thiếu nhạy bén) > Chọn tài liệu: - Đa dạng hóa các dạng bài tập từ cơ bản thuộc khối THCS của các nhà xuất bản như: NXB GD, NXB ĐHSP…… - Tuy nhiên để chuẩn bị tốt cho bài giảng của mình người dạy phải luôn luôn tự trau dồi, bồi dưỡng và nâng cao trình độ bản thân một cách thường xuyên và liên tục > Lên thời khóa biểu:... bài kiểm tra về phần đọc cuối học kỳ I được cải thiện tốt hơn so với chất lượng khảo sát đầu năm học, cụ thể như sau: *Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2014-2015: Sĩ số học sinh Lớp 8(16) Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 1=6,25% 4=25% 4=25% 7 =43,75% 0=0% 2=11% 0=0% 0=0% 7=39% 9=50% 9(18) *Kết quả học kỳ I năm học 2014-2015 Sĩ số học sinh Lớp 8(16) Lớp 9(18) Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 2=12,5% 7=43,75% . Nâng cao hiệu quả dạy và học kĩ năng đọc môn tiếng Anh lớp 8, 9 bậc THCS bằng các thủ thuật dạy học mới. ” PHẦN 2 NỘI DUNG 1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN. 3 mình''Trong những năm gần đây, việc học. học và các cấp học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học là một nhu cầu thiết yếu không chỉ đối với người học. bốn kĩ năng cơ bản này. Mặt khác, 1 trong quá trình dạy bộ môn tiếng Anh, đọc là kĩ cơ bản rất được chú trọng và rất cần thiết trong việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.

Ngày đăng: 05/08/2015, 14:30

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w