1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng nhóm nghiên cứu trong trường đại học

5 381 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 54 KB
File đính kèm Xay dung nhom nghien cuu.rar (10 KB)

Nội dung

Nhóm nghiên cứu trong trường đại học có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chất lượng NCKH, thông qua đó nâng cao chất lượng đào tạo. Bài viết bàn về sự sở hình thành nhóm nghiên cứu trong trường đại học; thông qua việc phân tích đặc điểm của một trường đại học đa ngành, đào tạo đặc thù để đề xuất các giải pháp phù hợp xây dựng nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. 1. Khái quát về nhóm nghiên cứu trong trường đại học 2. Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng nhóm nghiên cứu ở trường Đại học 3. Đề xuất giải pháp xây dựng nhóm nghiên cứu ở trường Đại học

XÂY DỰNG CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA ThS. Lê Thị Thảo ThS. Đoàn Văn Trường ThS. Lê Thị Hòa ∗  Tóm tắt Nhóm nghiên cứu trong trường đại học có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chất lượng NCKH, thông qua đó nâng cao chất lượng đào tạo. Bài viết bàn về sự sở hình thành nhóm nghiên cứu trong trường đại học; thông qua việc phân tích đặc điểm của một trường đại học đa ngành, đào tạo đặc thù để đề xuất các giải pháp phù hợp xây dựng nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. 1. Khái quát về nhóm nghiên cứu trong trường đại học Cùng với đào tạo, nghiên cứu khoa học được xác định là nhiệm vụ trọng tâm mang tính chất chiến lược của bất cứ một trường đại học nào. Thực tế cho thấy, nếu một trường đại học không tổ chức NCKH tốt thì không thể tạo dựng được sản phẩm đầu ra đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Có thể nói nhóm nghiên cứu là những hạt nhân của trường đại học không chỉ trong hoạt động NCKH mà cả trong các hoạt động đào tạo. Nhóm nghiên cứu là môi trường thuận lợi nhất để các giảng viên trao đổi học thuật, phương pháp nghiên cứu, giảng dạy. Hơn nữa, vấn đề phát triển đội ngũ cũng được thông qua hoạt động của chính các nhóm nghiên cứu, nhất là đào tạo sau đại học. Ngay cả vấn đề xây dựng các chương trình đào tạo mới cũng được thực hiện thông qua các nhóm nghiên cứu. Thông qua phát triển các nhóm nghiên cứu cũng tăng cường công bố sản phẩm khoa học – đào tạo của trường đại học ở trong nước và quốc tế, từ đó tạo dựng thương hiệu của nhà trường. Sự hình thành các nhóm nghiên cứu trong trường đại học là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Bởi người giảng viên trường đại học không phải là người truyền thụ kiến thức cho sinh viên mà phải là người hướng dẫn sinh viên cách thức đạt đến chân lý khoa học và sáng tạo. Trong khi đó, nhà khoa học muốn phát triển được ý tưởng khoa học, xây dựng trường phái học thuật của mình hoặc giải quyết một vấn đề khoa học liên ngành phải thiết lập được nhóm cộng sự và học trò, tức là phải xây dựng được nhóm nghiên cứu. Nhưng nhóm nghiên  ∗ Phòng Quản lý Khoa học - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 1 cứu chỉ hoạt động thực sự hiệu quả khi được hình thành có chủ đích, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà trường, Khi đó nhóm nghiên cứu mới có tác động tích cực, rõ nét tới việc nâng cao chất lượng đào tạo. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo dựng được các nhóm nghiên cứu mạnh trong một trường đại học? Làm thế nào để các nhóm nghiên cứu trở thành động lực mạnh mẽ nâng cao chất lượng đào tạo, tạo dựng nên thương hiệu của nhà trường và đóng góp mạnh mẽ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội? Việc xây dựng các nhóm nghiên cứu đối với một trường đại học đa ngành, nhiều ngành đặc thù như trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phải tiến hành như thế nào? 2. Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng nhóm nghiên cứu ở trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa có bề dày truyền thống hơn 46 năm. Những thành tựu trong suốt quá trình hình thành và phát triển là thuận lợi cơ bản. Môi trường hoạt động NCKH đã tạo được nề nếp, thói quen NCKH, ý thức tự giác trong CBGV, giúp NCKH trở thành nhu cầu và hoạt động tự thân của mỗi CBGV, đặc biệt là CBGV trẻ. Từ đó tạo thành một đặc trưng thương hiệu nhà trường. Các nhóm nghiên cứu phần nào đã được định hình, triển khai thực hiện các nhiệm vụ NCKH mà nhà trường đặt ra, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học một cách hiệu quả. Hơn nữa, trường lại được nâng cấp lên đại học trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang có những bước chuyển mình tích cực nhằm thích ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Đây chính là động lực quan trọng để từng CBGV tự chuyển biến nhận thức, quyết tâm rèn luyện theo chuẩn CBGV trường đại học mà con đường bắt buộc là NCKH. Trong khi đó chất lượng GV lại là yếu tố quyết định chất lượng các nhóm nghiên cứu. Điều này đã được chứng minh: trong 4 năm (2011 - 2014), nhà trường đã tiến hành 06 đề tài NCKH cấp tỉnh/Bộ, 95 đề tài cấp cơ sở. Nhiều đề tài nghiên cứu ở một phạm vi thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nam Sông Hồng, đáp ứng nội dung giảng dạy Văn hóa, Du lịch, TDTT ở bậc đại học, và chuẩn bị học liệu cho đào tạo Thạc sĩ vào 2015-2016. Đội ngũ CBGV đã không ngừng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay nhà trường có 200 CBGV cơ hữu, trong đó có 165 GV dạy đại học, 100% GV đang đứng lớp trình độ trên đại học. Đội ngũ CBGV có trên 70% ở độ tuổi dưới 40. Đây là lực lượng GV trẻ, khả năng tiếp cận đổi mới nhanh, có thể đào tạo trở thành nguồn lực lao động tích cực trong trường đại học và là nguồn lực quan trọng của các nhóm nghiên cứu. 2 Nhà trường có những biện pháp khuyến khích và chế tài thích hợp để thúc đẩy phát triển NCKH-HTQT: Đầu tư 5% kinh phí thường xuyên của trường cho hoạt động NCKH; NCKH là một điều kiện quan trọng để xét điều kiện đứng lớp của GV; NCKH là tiêu chí xác định phụ cấp đứng lớp, thưởng tháng; Mời các GS, PGS, TS, chuyên gia từ các viện nghiên cứu, trường đại học có tên tuổi tham gia giảng dạy và hướng dẫn NCKH. Tuy nhiên, việc xây dựng các nhóm nghiên cứu cũng gặp phải không ít khó khăn. Trước hết, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là một trường đào tạo đa ngành, có nhiều ngành đặc thù. Do vậy việc áp dụng triển khai công tác NCKH áp dụng cho nhiều nhóm lao động sáng tạo khác nhau đảm bảo công bằng và sát thực tế là một thách thức trong QLKH. Bên cạnh đó việc thu hút, khuyến khích GV NCKH tham gia NCKH ở nhiều lĩnh vực đặc thù thường gặp khó khăn. Hơn nữa, trong đội ngũ CBGV chủ yếu là CBGV trẻ thì vấn đề đào tạo, lựa chọn được GV vừa có chuyên môn, trình độ, lại có bề dày NCKH để trở thành các "lãnh tụ" trong NCKH, quy tụ GV thực hiện nhiệm vụ NCKH là một yêu cầu cấp thiết. Đội ngũ GS, PGS, TS trong "Hội đồng giáo sư thân thiện" sẽ chỉ có thể tham gia giảng dạy, tư vấn, giúp đỡ GV nhà trường trong giai đoạn đầu trở thành trường đại học, vấn đề đào tạo TS thay thế là một nội dung quan trọng của nhà trường trong đào tạo, NCKH nói chung và trong việc xây dựng các nhóm nghiên cứu nói riêng. Tiếp theo là, trong Chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã lựa chọn mô hình trường đại học thực hành (Practice University). Tất nhiên, việc lựa chọn mô hình trường đại học thực hành không có nghĩa là coi nhẹ yếu tố nghiên cứu mà bản chất là tỷ lệ môn học thực hành chiếm căn bản trong chương trình, chuẩn đầu ra được chú trọng yêu cầu kỹ thuật, kỹ năng lao động một cách cụ thể. Tuy nhiên, việc xây dựng nhóm nghiên cứu trong nhà trường do vậy cũng có những đặc trưng riêng, vấn đề tổ chức triển khai nghiên cứu, ghi nhận sản phẩm khoa học đặc trưng cần quan tâm đến hướng phát triển này. 3. Đề xuất giải pháp xây dựng nhóm nghiên cứu ở trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Thứ nhất, vấn đề định hướng xây dựng các nhóm nghiên cứu. Hiện nay ở trường Đại học VHTTDL Thanh Hóa đang đào tạo 14 ngành đại học: Quản lý Văn hóa, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Thiết kế Đồ họa, Hội họa, Văn hóa Du lịch, Thiết kế Thời trang, Thông tin học, Thanh nhạc, Quản trị Khách 3 sạn, Quản lý TDTT, GDTC, Quản trị Lữ hành- Dịch vụ Du lịch, Quản lý Nhà nước. Các nhóm nghiên cứu cần hình thành trên cở sở các nhóm môn học gần nhau về nội dung kiến thức của các ngành đào tạo trên. Thực tế hiện nay ở trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã hình thành 24 bộ môn, mỗi bộ môn quản lý 5 – 13 môn học nhằm triển khai các hoạt động đào tạo và NCKH. Xét về bản chất, nhóm GV trong một bộ môn chính là nhóm nghiên cứu mà trưởng bộ môn đóng vai trò là trưởng nhóm. Tuy nhiên, cần chuyên sâu hóa hoạt động của nhóm nghiên cứu với việc chia tách thành cách nhóm nhỏ hơn (3- 5 thành viên) với nội dung và phạm vi nghiên cứu cụ thể gắn với từng nhóm môn học. Ví dụ: Nghiên cứu tác động của kinh tế và văn hóa trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam; Nghiên cứu mô hình nông thôn mới vùng Bắc Trung Bộ trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Nghiên cứu âm nhạc truyền thống Thanh Hóa; Nghiên cứu kinh tế - du lịch vùng Bắc Trung Bộ… Việc xây dựng các nhóm nghiên cứu cần lưu ý đến việc xác định mô hình phát triển của nhà trường là trường đại học thực hành. Do vậy cần xây dựng các nhóm nghiên cứu với sản phẩm đặc trưng là các sản phẩm thực hành chất lượng cao được xã hội công nhận và sử dụng. Ví dụ: nhóm "Nhạc Jazz và cộng đồng", nhóm "Tranh in độc bản", nhóm "Đồ họa trẻ" Vai trò của trưởng nhóm là vô cùng quan trọng. Cần tìm được trưởng nhóm là nhà khoa học có năng lực vạch ra hướng nghiên cứu dài hạn của nhóm; có khả năng kết nối và dẫn dắt thành viên trong hoạt động chung; tìm kiếm được nguồn tài trợ cho hoạt động của nhóm bằng uy tín và các mối quan hệ của mình. Đồng thời nhà trường phải có cơ chế khai thác tiềm năng của đội ngũ chuyên gia đầu ngành để xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh, có cơ chế bồi dưỡng các chuyên gia đầu ngành từ đội ngũ các cán bộ trẻ. Thứ hai, các giải pháp hỗ trợ nhóm nghiên cứu. Tiếp tục duy trì và tăng mức đầu tư cho hoạt động NCKH 5 – 8% ngân sách của nhà trường hàng năm; đẩy mạnh hỗ trợ về cơ sở vật chất, phương tiện nghiên cứu khoa học (phương tiện xe đi nghiên cứu thực tế, máy ảnh, máy quay phim máy ghi âm, thiết bị thực hành); tăng cường khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu và thông tin khoa học cho GV (sách tham khảo tại thư viện, khoa, bộ môn; tài liệu số…); tạo cơ chế đặt hàng nghiên cứu thường xuyên; hỗ trợ phát triển năng lực của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là cơ hội hội nhập quốc tế; có chính sách khen thưởng cho các cá nhân đề xuất được ý tưởng nghiên cứu độc đáo, có giá trị khoa học và thực tiễn. Thứ ba, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp và hội chuyên môn nghề nghiệp giúp thu hút nguồn lực cho nghiên cứu. Tùy từng lĩnh vực hoạt động, nhóm nghiên cứu có thể liên kết với các doanh 4 nghiệp khác nhau: các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn, nhà triển lãm, bảo tàng, công ty thời trang, công ty in ấn – quảng cáo, công ty âm nhạc… Từng bước thương mại hóa các hoạt động KHCN nhằm kích thích tăng cường tính thực tiễn, ích dụng của các công trình nghiên cứu. Liên kết với các hội chuyên môn nghề nghiệp như: Hội Nhạc sĩ, Hội Mỹ thuật, Hội sử học, Hội di sản, Hiệp hội du lịch, Hội Văn học – Nghệ thuật, Câu lạc bộ họa sĩ trẻ… nhằm tạo môi trường trao đổi học thuật và tạo dựng nguồn hỗ trợ cho nghiên cứu. Thứ tư, cần tận dụng lợi thế đa ngành, đa lĩnh vực để tổ chức các nhóm nghiên cứu khoa học liên ngành. Đây sẽ là hướng đi giúp Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa có những đóng góp hữu ích cho xã hội cũng như khẳng định vị thế riêng trong hoạt động khoa học của mình. Đó cũng là tiền đề của các trung tâm nghiên cứu xuất sắc. Thứ năm, cần có chiến lược xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh. Nhóm nghiên cứu mạnh là tập thể các nhà khoa học được tập hợp theo hướng chuyên môn, hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo đạt hiệu quả tốt, có nhiều sản phẩm chất lượng cao; có khả năng làm nòng cột hoặc phối hợp với các nhóm nghiên cứu khác để triển khai các nội dung khoa học của nhóm. Tiến thêm một bước cần xây dựng được các nhóm nghiên cứu đạt đẳng cấp quốc tế. Theo đó, hợp tác quốc tế phải là điều kiện tiên quyết để xây dựng các nhóm nghiên cứu này và công bố quốc tế là chứng chỉ khoa học, là phương tiện chia sẻ các thành tựu khoa học với bạn bè thế giới, tạo động lực phát triển cho các nhóm nghiên cứu. Thứ sáu, hoạt động tổng kết và công bố kết quả nghiên cứu cần được đặc biệt chú ý. Nhóm nghiên cứu phải thường xuyên công bố được kết quả nghiên cứu của mình trên các tạp chí có uy tín trong và ngoài nước, xuất bản sách; lấy tạp chí nội bộ của khoa, trường làm diễn đàn trao đổi học thuật; tổ chức hội thảo, tọa đàm để trao đổi các vấn đề, quan điểm nghiên cứu. Đối với các nhóm thực hành là việc công bố tác phẩm, trình diễn âm nhạc… 4. Kết luận Nhóm nghiên cứu là hạt nhân cơ bản để tiến hành mọi hoạt động NCKH trong trường đại học. Làm việc theo nhóm là xu hướng tất yếu trong nhiều lĩnh vực của hoạt động xã hội. Việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu cần vừa là phương thức, vừa là mục tiêu mà trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa trong tiến hành hoạt động KHCN, tạo động lực gia tăng các giá trị KCHN, xây dựng nhà trường trở thành một trường đại học đa ngành chất lượng cao trong hệ thống giáo dục Việt Nam và quốc tế./. 5

Ngày đăng: 04/08/2015, 21:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w