MỤC LỤCDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT4DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ5MỞ ĐẦU71. Tính cấp thiết của đề tài72. Tổng quan tình hình nghiên cứu92.1. Tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài92.2. Tình hình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam123. Mục tiêu nghiên cứu174. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu174.1. Đối tượng nghiên cứu174.2. Phạm vi nghiên cứu185. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng185.1. Cách tiếp cận đề tài185.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng185.3. Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu trong nước195.4. Phương án hợp tác quốc tế196. Đóng góp của đề tài206.1. Về lý luận206.2. Về thực tiễn207. Bố cục của đề tài20CHƯƠNG 122CƠ SỞ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH22KHÔNG GIAN VĂN HOÁ HÀM RỒNG221.1. Lý thuyết về không gian văn hóa221.1.1. Khái niệm không gian văn hóa221.1.2. Các dạng thức không gian văn hoá231.1.3. Các lý thuyết về không gian văn hóa251.1.4. Một số tiêu chí xác định không gian văn hóa341.2. Xác định không gian văn hóa Hàm Rồng36CHƯƠNG 253THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG DU LỊCH TỪ NGUỒN LIỆU53DI SẢN VĂN HÓA TẠI KHÔNG GIAN VĂN HÓA HÀM RỒNG532.1. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu di sản văn hóa vật thể532.1.1. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu danh lam thắng cảnh ở Hàm Rồng532.1.2. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu di tích lịch sử văn hóa582.1.2.1. Di tích văn hóa khảo cổ582.1.2.2. Di tích kiến trúc – nghệ thuật612.1.2.3. Di tích lịch sử cách mạng862.1.3. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu di vật, cổ vật922.2. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu di sản văn hóa phi vật thể982.2.1. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu tín ngưỡng982.2.2. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu lễ hội1032.2.3. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu nghệ thuật trình diễn dân gian1132.2.4. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu nghề thủ công truyền thống1192.2.5. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu ẩm thực truyền thống1292.3. Đánh giá mức độ các di sản điển hình trong không gian văn hóa Hàm Rồng tham gia vào hoạt động du lịch131CHƯƠNG 3135THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG,135CƠ SỞ VẬT CHẤT – KỸ THUẬT DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN135DU LỊCH TẠI KHÔNG GIAN VĂN HÓA HÀM RỒNG1353.1. Thực trạng phát triển du lịch1353.2. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch1423.2.1. Thực trạng hệ thống giao thông vận tải1423.2.2. Thực trạng hệ thống cung cấp điện, nước và bưu chính viễn thông1443.2.3. Các cơ sở hạ tầng khác phục vụ du lịch1473.3. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch1483.3.1. Thực trạng cơ sở kinh doanh lưu trú1483.3.2. Thực trạng cơ sở kinh doanh ăn uống1513.3.3. Thực trạng cơ sở kinh doanh lữ hành1523.4. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch1543.5. Đầu tư phát triển du lịch1583.6. Xúc tiến quảng bá du lịch1593.7. Khả năng tương thích hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật du lịch ở không gian văn hóa Hàm Rồng với các khu du lịch khác trong tỉnh và ngoài tỉnh.160CHƯƠNG 4164NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN164KHÔNG GIAN VĂN HÓA HÀM RỒNG THÀNH164KHU DU LỊCH QUỐC GIA1644.1. Điều kiện để trở thành Khu du lịch quốc gia1644.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của không gian văn hóa Hàm Rồng trong mục tiêu trở thành Khu du lịch quốc gia1644.2.1. Điểm mạnh1644.2.2. Điểm yếu1654.2.3. Cơ hội1664.2.4. Thách thức1704.3. Những bài học kinh nghiệm phát triển du lịch1714.4. Một số giải pháp phát triển du lịch tại không gian văn hóa Hàm Rồng1904.4.1. Giải pháp đổi mới quy hoạch không gian văn hoá Hàm Rồng1904.4.2. Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng1934.4.2.1. Yêu cầu xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng ở Hàm Rồng1934.4.2.2. Một số loại hình du lịch đặc trưng của Hàm Rồng1954.4.3. Xây dựng các tuyến du lịch ở Hàm Rồng2014.4.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch2034.4.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực du lịch2064.4.6. Giải pháp tuyên truyền quảng bá du lịch2104.4.7. Giải pháp phân khúc thị trường du lịch2114.4.8. Giải pháp liên kết phát triển du lịch216KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC221KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ224TÀI LIỆU THAM KHẢO228PHỤ LỤC237
Trang 1XÂY DỰNG KHÔNG GIAN VĂN HÓA HÀM RỒNG
THÀNH ĐIỂM DU LỊCH QUỐC GIA
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 5
MỞ ĐẦU 7
1 Tính cấp thiết của đề tài 7
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
2.1 Tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 9
2.2 Tình hình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam 12
3 Mục tiêu nghiên cứu 17
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
4.1 Đối tượng nghiên cứu 17
4.2 Phạm vi nghiên cứu 18
5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 18
5.1 Cách tiếp cận đề tài 18
5.2 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 18
5.3 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu trong nước 19
5.4 Phương án hợp tác quốc tế 19
6 Đóng góp của đề tài 20
6.1 Về lý luận 20
6.2 Về thực tiễn 20
7 Bố cục của đề tài 20
CHƯƠNG 1 22
CƠ SỞ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH 22
KHÔNG GIAN VĂN HOÁ HÀM RỒNG 22
1.1 Lý thuyết về không gian văn hóa 22
1.1.1 Khái niệm không gian văn hóa 22
1.1.2 Các dạng thức không gian văn hoá 23
1.1.3 Các lý thuyết về không gian văn hóa 25
1.1.4 Một số tiêu chí xác định không gian văn hóa 34
1.2 Xác định không gian văn hóa Hàm Rồng 36
Trang 2CHƯƠNG 2 53
THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG DU LỊCH TỪ NGUỒN LIỆU 53
DI SẢN VĂN HÓA TẠI KHÔNG GIAN VĂN HÓA HÀM RỒNG 53
2.1 Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu di sản văn hóa vật thể 53
2.1.1 Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu danh lam thắng cảnh ở Hàm Rồng 53
2.1.2 Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu di tích lịch sử - văn hóa58 2.1.2.1 Di tích văn hóa khảo cổ 58
2.1.2.2 Di tích kiến trúc – nghệ thuật 61
2.1.2.3 Di tích lịch sử cách mạng 86
2.1.3 Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu di vật, cổ vật 92
2.2 Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu di sản văn hóa phi vật thể.98 2.2.1 Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu tín ngưỡng 98
2.2.2 Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu lễ hội 103
2.2.3 Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu nghệ thuật trình diễn dân gian 113
2.2.4 Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu nghề thủ công truyền thống 119
2.2.5 Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu ẩm thực truyền thống129 2.3 Đánh giá mức độ các di sản điển hình trong không gian văn hóa Hàm Rồng tham gia vào hoạt động du lịch 131
CHƯƠNG 3 135
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, 135
CƠ SỞ VẬT CHẤT – KỸ THUẬT DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN 135
DU LỊCH TẠI KHÔNG GIAN VĂN HÓA HÀM RỒNG 135
3.1 Thực trạng phát triển du lịch 135
3.2 Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 142
3.2.1 Thực trạng hệ thống giao thông vận tải 142
3.2.2 Thực trạng hệ thống cung cấp điện, nước và bưu chính viễn thông144 3.2.3 Các cơ sở hạ tầng khác phục vụ du lịch 147
3.3 Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 148
3.3.1 Thực trạng cơ sở kinh doanh lưu trú 148
3.3.2 Thực trạng cơ sở kinh doanh ăn uống 151
3.3.3 Thực trạng cơ sở kinh doanh lữ hành 152
3.4 Thực trạng nguồn nhân lực du lịch 154
3.5 Đầu tư phát triển du lịch 158
3.6 Xúc tiến quảng bá du lịch 159
Trang 33.7 Khả năng tương thích hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật du lịch ở không gian văn hóa Hàm Rồng với các khu du lịch khác trong tỉnh và ngoài
tỉnh 160
CHƯƠNG 4 164
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 164
KHÔNG GIAN VĂN HÓA HÀM RỒNG THÀNH 164
KHU DU LỊCH QUỐC GIA 164
4.1 Điều kiện để trở thành Khu du lịch quốc gia 164
4.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của không gian văn hóa Hàm Rồng trong mục tiêu trở thành Khu du lịch quốc gia 164
4.2.1 Điểm mạnh 164
4.2.2 Điểm yếu 165
4.2.3 Cơ hội 166
4.2.4 Thách thức 170
4.3 Những bài học kinh nghiệm phát triển du lịch 171
4.4 Một số giải pháp phát triển du lịch tại không gian văn hóa Hàm Rồng190 4.4.1 Giải pháp đổi mới quy hoạch không gian văn hoá Hàm Rồng 190
4.4.2 Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng 193
4.4.2.1 Yêu cầu xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng ở Hàm Rồng193 4.4.2.2 Một số loại hình du lịch đặc trưng của Hàm Rồng 195
4.4.3 Xây dựng các tuyến du lịch ở Hàm Rồng 201
4.4.4 Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 203
4.4.5 Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực du lịch 206
4.4.6 Giải pháp tuyên truyền quảng bá du lịch 210
4.4.7 Giải pháp phân khúc thị trường du lịch 211
4.4.8 Giải pháp liên kết phát triển du lịch 216
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 221
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 224
TÀI LIỆU THAM KHẢO 228
PHỤ LỤC 237
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Bảng thống kê các nhà cổ tại làng Đông Sơn
Bảng 2.2: Tổng hợp các sưu tập đồ đồng văn hóa Đông Sơn ở Thanh Hóa
Bảng 2.3: Mức độ các di sản điển hình trong không gian văn hóa Hàm Rồng tham
gia vào hoạt động du lịch
Bảng 3.1: Hiện trạng khách du lịch đến TP.Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2006Bảng 3.2: Hiện trạng khách du lịch đến TP.Thanh Hóa giai đoạn 2007 - 2013Bảng 3.3: Thống kê về phương tiện khách du lịch đến TP.Thanh Hóa
Bảng 3.4: Thống kê lượng khách đi theo mục đích khi đến TP.Thanh Hóa
Bảng 3.5: Lý do lựa chọn điểm đến khi khách du lịch đến TP.Thanh Hóa
Bảng 3.6: Thống kê số lần khách du lịch khi đến TP.Thanh Hóa
Bảng 3.7: Thống kê lượng khách du lịch đến TP.Thanh Hóa theo những điểm du
Bảng 3.10: Thống kê yếu tố làm hài lòng du khách khi đến TP.Thanh Hóa
Bảng 3.11: Thống kê yếu tố làm khách du lịch không hài lòng khi đến thành phố
Thanh Hóa
Bảng 3.12: Thống kê dự định quay lại và giới thiệu cho người khác đến du lịch tại
TP.Thanh Hóa
Bảng 3.13: Hiện trạng tổng thu từ du lịch TP.Thanh Hóa
Bảng 3.14: Thực trạng các cơ sở lưu trú ở Thanh Hoá giai đoạn (2002-2011)
Bảng 3.15: Phân bổ cơ sở lưu trú trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá tính đến năm 2011.Bảng 3.16: Số lượng cơ sở lưu trú trong phạm vi không gian văn hóa Hàm Rồng
đến tháng 2 năm 2013
Bảng 3.17: Số lượng các công ty kinh doanh lữ hành ở Thanh Hoá
Bảng 3.18: Trình độ lao động ngành du lịch giai đoạn 2000 - 2012
Bảng 3.19: Cơ cấu lao động ngành du lịch năm 2009
Bảng 3.20: Trình độ lao động đào tạo tại khu vực Hàm Rồng
Bảng 3.21: Trình độ thuyết minh qua đào tạo tại khu vực Hàm Rồng
Bảng 4.1: Hệ thống các khu du lịch Việt Nam
Trang 6Bảng 4.2: Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn
hóa- nhân văn tại một số khu du lịch quốc gia
Bảng: 4.3: Khả năng xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng tại không gian văn hóa
Hàm Rồng
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thanh Hóa là tỉnh giàu tiềm năng du lịch nhưng trên thực tế chưa tận dụngđược hiệu quả những lợi thế về tự nhiên, lịch sử, văn hóa để xây dựng hệ thốngđiểm du lịch trọng điểm có tính hấp dẫn, độc đáo, thu hút khách du lịch nội địa vàquốc tế tương xứng tiềm năng vốn có
Không chỉ bó hẹp nội hàm hai chữ "Hàm Rồng" theo triết lý phong thủy,Hàm Rồng ở xứ Thanh còn chứa đựng những giá trị đặc biệt, là một trong nhữngnguồn mạch chính góp thành dòng chảy lịch sử - văn hóa Việt Nam Giá trị đặc biệt
đó được tạo bởi sự phức hợp đa chiều của núi rộng sông dài ngay trong lòng đồngbằng, cận kề đô thị và trước biển; của sự lan tỏa dấu tích văn hóa Đông Sơn buổiđầu dựng nước; của sự tích tụ tâm linh từ quá trình trị thủy, lập làng, lập nghiệp và
từ các trận chiến bi hùng chống ngoại xâm Xét cả trên bình diện sinh thái tự nhiên
và tiềm năng văn hóa, Hàm Rồng hoàn toàn có thể đủ điều kiện xây dựng thành mộtkhông gian du lịch, điểm du lịch trọng điểm của quốc gia
Việc nghiên cứu xác định không gian văn hóa Hàm Rồng có một ý nghĩa về
lý luận quan trọng, khẳng định những hệ giá trị liên tục tiếp nối tại khu vực trungtâm của xứ Thanh Các giá trị sinh thái cảnh quan, giá trị lịch sử, giá trị di sản vănhóa có cùng một hệ số của văn minh Đông Sơn vùng hạ lưu sông Mã được tích tụtại đây là một quy luật đặc biệt Thế nhưng, cho đến nay chưa có một công trìnhnghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về không gian văn hóa Hàm Rồng với ýnghĩa đầy đủ của một không gian văn hóa lịch sử có từ trên 2000 năm; một quần thểsinh thái tự nhiên, hội tụ của núi, đồi, thung lũng, đầm lầy, sông, đồng bằng, sự hội
tụ các sự kiện văn hóa, lịch sử chồng lớp từ thời đồ đá và kết nối liên tục đến thờihiện đại
Vì vậy, cần phải có công trình nghiên cứu Hàm Rồng một cách tổng thể vớiphương pháp tiếp cận tích hợp theo chiều dài lịch sử và không gian văn hóa HàmRồng mở rộng Đặc biệt cần nghiên cứu Hàm Rồng gắn với bảo tồn văn hóa và ứngdụng phát huy du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới
Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu là:
Trang 8Thứ nhất, hiện trạng về di sản văn hóa vật thể ở Hàm Rồng tuy phong phú
nhưng so với chiều dài lịch sử của Hàm Rồng vẫn còn hạn chế nhất định Nhiều địachỉ khảo cổ học lịch sử văn hóa đặc biệt quý hiếm chưa được nhìn nhận đúng mứcnhư: dấu tích Thành cổ Tư Phố, Dinh thự Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ tại làngGiàng thế kỷ X, Hệ thống mộ thời cổ đại ở Hàm Rồng, Dấu tích vùng thủy chiến ácliệt của quân nhà Trần và Chiêm Thành thế kỷ XIV, Dấu tích thủy chiến của quânTrịnh - Mạc ở thế kỷ XVI trên dòng sông Mã và nhánh sông Ngu - Tuần, Dấu tíchChùa Đồng, Tháp Bút Giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt của Hàm Rồng cần tiếptục được nghiên cứu
Thứ hai, địa danh Hàm Rồng cần được nhìn nhận có phạm vi rộng lớn hơn
nhiều so với địa danh hành chính, với tư cách là một không gian văn hóa Nhiều họcgiả đưa ra tiêu chí định dạng không gian văn hóa Hàm Rồng lấy điểm mốc là 3trung tâm đô thị cổ gồm: thành Tư Phố - thuộc làng Giàng xã Thiệu Dương, huyệnThiệu Hóa (phía Tây); Thành Đông Phố - thuộc Đồng Pho, xã Đông Hòa,huyện Đông Sơn (phía Nam); Hạc Thành - tức vùng đất thành phố Thanh Hóa ngàynay (phía Đông) Mặt khác, nhiều học giả khác lại cho rằng không gian văn hóaHàm Rồng được xem xét trong giới hạn của các ngọn núi: núi Nhồi - núi RừngThông (còn gọi là Viện Sơn hay Phượng Lĩnh); núi Vồm (Bàn A Sơn); Núi ĐôngSơn (Long Hạm), núi Mật… Đây chính là địa hạt hiện nay của thành phố ThanhHóa, một phần các xã Thiệu Giao, Thiệu Tân huyện Thiệu Hóa, thị trấn RừngThông, xã Đông Tiến huyện Đông Sơn, xã Thiệu Hợp, Hoằng Khánh, Hoằng Lýkhu vực Ngã Ba Đầu
Tuy nhiên, đường biên của không gian văn hóa là chỉ mang tính tương đối,còn sự liên hệ, chuyển biến, tương tác văn hóa là phổ biến Xác định không gianvăn hóa Hàm Rồng một cách khoa học là rất cần thiết, giúp quy hoạch phát triểnvăn hóa, du lịch phù hợp với phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quy luật chung
Thứ ba, hiện trạng không gian Hàm Rồng ngày nay bao gồm hiện trạng của
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, quy hoạch kiến trúc thành phố Thanh Hóa, môitrường kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực Định hướng quy hoạch của thành phốThanh Hóa đến 2030
Về nghiên cứu quy hoạch Hàm Rồng trong tổng thể phát triển kinh tế, xã hộiThanh Hóa đã có gồm:
- Năm 2000 Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 842/QĐ-UB phêduyệt quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng với diện tích 568,78 ha
Trang 9- Ngày 05/3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 396/QĐ-TTgphê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sửvăn hóa Hàm Rồng
- Ngày 05/9/2014, Chủ tịch UBND Thành phố Thanh Hóa đã ký Quyết định
số 8017/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án Phát triển Du lịch Thành phố ThanhHóa đến năm 2030
Việc xác định không gian văn hóa Hàm Rồng là hy vọng bổ sung hệ thống disản văn hóa có tính hệ thống hơn, sáng tỏ hơn lý thuyết về sự tích tụ văn hóa đặctrưng tỉnh Thanh tại không gian văn hóa Hàm Rồng Đồng thời tạo nên nguồn tiềmnăng di sản văn hóa đa dạng, phong phú hơn cho không gian văn hóa Hàm Rồng
Xây dựng khu du lịch Hàm Rồng cần chú trọng đến việc cụ thể hóa quyhoạch Hàm Rồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013 Tư tưởng quyhoạch cần lập dự toán chi tiếp để thu hút các nhà đầu tư tham gia mà không bị phá
vỡ quy hoạch chung
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu tiềm năng, giải pháp pháttriển không gian văn hóa Hàm Rồng trở thành khu du lịch quốc gia (2012 – 2020)"
là rất cần thiết Công trình nghiên cứu không chỉ mang tính lý luận làm sáng tỏ vấnvấn về độc đáo của Hàm Rồng về mặt lịch sử, sinh thái và văn hóa, mà còn đónggóp cho việc luận giải các giá trị đặc trưng văn hóa tỉnh Thanh Hóa và tạo tiền đềthực tiễn khoa học cho việc xây dựng không gian văn hóa - du lịch Hàm Rồng thànhđiểm du lịch trọng điểm quốc gia
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Ngay từ thời Bắc thuộc, khi chưa tìm thấy ở Việt Nam những ghi chép vềvùng đất kỳ thú này thì Hàm Rồng đã hiện diện trong ghi chép của người Trung
Quốc, tiêu biểu là Hậu Hán thư, Giao Châu sử ký, An Nam chí Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết An Nam chí của Cao Hùng Trưng chép rằng: "Núi đẹp trông
ra sông Định Minh (tức sông Mã đoạn chảy qua Hàm Rồng) lên cao trông ra xa thấy nước trời một sắc giai cảnh Dưới hàm có những đá mọc ngầm dưới sông, chỗ cao chỗ thấp, rải rác một dẫy dài Cách bờ bên kia có ngọn Hoả Châu, tục gọi
là đàn rồng tranh nhau một hạt châu, hoặc gọi là rồng nhả ngọc châu, hoặc gọi là rồng vờn hạt châu Bến đò ấy cũng gọi là bến Hàm Rồng, là đường qua lại của miền hạ du hai tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình Giữa dòng sông trông thấy bóng tiều phu, trên đỉnh núi nghe thấy tiếng đánh cá, đêm giăng bơi chiếc thuyền nhỏ, ra vào
Trang 10đám yên ba, thực là một cảnh vui thú "1 Sách này khi nói về danh thắng của nướcNam, tất cả có 21 nơi mà đệ nhất là Long Đại Năm Hồng Vũ đã liệt vào danh sáchnhững nơi có phong cảnh đẹp và sai quan đến tế, vẽ lại đem về Tàu
Tài liệu khảo cổ học cũng cho biết rất nhiều mộ Hán được an táng tại HàmRồng trong giai đoạn đầu Công nguyên đến thế kỷ X Truyền thuyết dân gian cũng
kể truyện Cao Biền - Tiết độ sứ đất Giao Châu vốn rất giỏi về phong thủy cố gắngtáng tro cốt cha vào huyệt Hàm Rồng, mong sau này có thể phát đế vương Điềunày thể hiện người Hán (những người thường rất cầu kỳ trong việc chọn đất cất mộ)rất coi trọng Hàm Rồng, xem Hàm Rồng như một điểm có phong thủy tốt đẹp
Khi thực dân Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa (cuối thế kỷXIX, đầu thế kỷ XX) thì việc nghiên cứu Việt Nam đồng thời cũng được coi trọng.Nhiều học giả người Pháp khi đến Thanh Hóa đã ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hiếm cócủa Hàm Rồng
Le Breton - một học giả người Pháp đã xuất bản cuốn Thanh Hoa Pittoresque - guide du Tourisme (Thanh Hóa đẹp tươi), trong đó ca ngợi vẻ đẹp kỳ
tú của Hàm Rồng qua việc miêu tả một cách tổng thể về núi Rồng, động LongQuang, sông Mã, cầu Hàm Rồng và một số di tích đền, chùa, miếu nơi đây Ông
nhận xét: "Nếu Thanh Hoá là nơi căn bản của nước Nam thì Hàm Rồng là vùng đất nằm ở vị trí trọng yếu của tỉnh Thanh Hoá"
Ch Robequain trong tác phẩm Le Thanh Hoa (tỉnh Thanh Hoa) tuy không có
một trang riêng nào về Hàm Rồng nhưng trong con mắt của ông sự hình thành sôngnúi Hàm Rồng có vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc văn hóa tỉnh
Thanh Ông cho biết: "Cửa Lạch Triều (Lạch Trường) đổi dòng 300 năm trước nên dòng chảy xuyên qua núi Rồng, núi Ngọc trở thành dòng chính, góp phần tạo nên cảnh quan, sinh thái và dấu ấn văn hoá cho đến ngày nay".
Không chỉ ca ngợi cảnh trí tươi đẹp vùng Hàm Rồng, các nhà nghiên cứungười Pháp còn trầm trồ trước những giá trị khảo cổ học đặc biệt, làm thay đổi cáchnhìn nhận của thế giới về sự xuất hiện nền văn minh ở Việt Nam Đáng lưu ý là cáchoạt động khai quật của L.Pajot (1924-1932) Tuy còn nhiều sai sót nhưng tài liệu
về các cuộc khai quật của L.Pajot đã gây tiếng vang trên thế giới, thu hút sự quantâm của nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi về khu vực Đông Nam Á và đặc biệt làViệt Nam Năm 1934, nhà khảo cổ học người Áo Heiney Geldern trong một bàinghiên cứu đã đề nghị gọi tên nền văn hóa đồ đồng là văn hóa Đông Sơn Và từ đây
1 Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, tái bản, Phan Kế Bính ước dịch, Nxb Thuận
Hóa, Huế.
Trang 11thuật ngữ văn hóa Đông Sơn được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứucủa các học giả trong và ngoài nước
Năm 1934, O.Janse nhà khảo cổ học người Thụy Điển đến khảo sát, khai
quật khảo cổ và công bố trong các công trình "Tìm tòi khảo cổ học ở Đông Dương",
trong đó các hiện vật tìm thấy ở làng cổ Đông Sơn được quan tâm và công bố rộngrãi Sau 3 lần khai quật từ năm 1935 - 1939, O.Jase - nhà khảo cổ học Thụy điển đã
xuất bản công trình "Tìm tòi khảo cổ học ở Đông Dương" Tiếp đến là Louis Bezacier với công trình nghiên cứu năm 1954: L ’ art Vietnamien Điều này cho thấy
làng Đông Sơn ở Hàm Rồng vừa là nơi phát hiện đầu tiên nền văn hóa Đông Sơn,vừa là nơi tích tụ đậm đặc nhất các hiện vật văn hóa Đông Sơn, chủ yếu là đồ đồng.Cũng từ đây, nhiều học giả nước ngoài đã có cái nhìn so sánh, đối chiếu để tìm raảnh hưởng và mối liên hệ giữa văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam và văn hóa khu vực Sau này, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có rất nhiều các học giả nướcngoài viết bài miêu tả, giới thiệu, ngợi ca, thán phục về một mảnh đất chịu nhiềuđau thương trong chiến tranh nhưng vẫn anh dũng, quật cường, đóng góp to lớn cho
sự thắng lợi trong mọi cuộc kháng chiến chống kẻ thù của dân tộc
Năm 2010, hướng tới Kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng lịch sử (ngày 3
và 4-4-1965, ngày 3 và 4-4-2010, UBND tỉnh Thanh Hóa, Ban Tuyên giáo Tỉnhủy… đã tổ chức chỉ đạo, biên soạn xuất bản cuốn sách "Hàm Rồng cuộc đụng đầulịch sử" Cuốn sách đã tái hiện lại những chiến công oanh liệt của quân và dân HàmRồng trong kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt thể hiện tinh thần thép của quân và dânHàm Rồng đã anh dũng chiến đấu bảo vệ "Cây cầu đắt nhất thế giới" và bản chấtcủa cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ Trong cuốn sách này đã trích dẫnnhiều nhận xét, đánh giá và cảm nghĩ của các nhà nghiên cứu, chính trị gia, nhândân thế giới về Hàm Rồng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Như vậy, các công trình của các tác giả nước ngoài viết về Hàm Rồng từ nhữngnăm đầu công nguyên đến nay rất đa dạng, đề cập đến nhiều nội dung và khía cạnhkhác nhau của Hàm Rồng, tựu chung lại phần lớn đề cập đến 3 vấn đề: cảnh quantươi đẹp đặc biệt của Hàm Rồng (1); địa giới hành chính, dân cư, phần nhiều phục vụcho công cuộc khai thác thuộc địa (2); sự anh hùng của Hàm Rồng trong kháng chiếnchống Mỹ (3) Các giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt và khả năng khai thác phục vụphát triển kinh tế - xã hội của Hàm Rồng chưa được đề cập đến một cách rõ ràng, có
hệ thống Tuy nhiên, đây là nguồn tư liệu quan trọng của đề tài
Trang 122.2 Tình hình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
Hàm Rồng với bề dầy hàng ngàn năm, với sự tích tụ sự kiện lịch sử, nhân vậtanh hùng, di chỉ văn hóa, cảnh quan kỳ thú đã trở thành mảnh đất đặc biệt thiêngliêng và có giá trị độc đáo trong phát triển du lịch tỉnh Thanh
- Thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn các sử gia, văn nhân, thi sĩ như Lê Quát, Phạm
Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Thì Sĩ, Vương Duy Trinh, NguyễnThượng Hiền đều đến thăm thú nơi đây và để lưu bút trên hang động kỳ thú này.Tuy là các tác phẩm thơ, giới hạn về câu chữ nhưng chứa đựng nhiều thông tin quantrọng về Hàm Rồng đương thời, đặc biệt về cảnh quan sinh thái
- Tài liệu thư tịch do các triều đại phong kiến Việt Nam tổ chức biên soạn
đều ít nhiều nhắc đến vẻ đẹp và giá trị đặc biệt của Hàm Rồng Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Đồng Khánh dư địa chí, An Nam chí lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại nam thực lục đều miêu tả và khẳng định vị trí quan
trọng của sông Mã đối với lịch sử - văn hóa Việt Nam
Sách Thanh Hoá tỉnh chí - bộ sách địa chí đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá được
biên soạn vào đầu thời Nguyễn đã ghi chép về sông Mã một cách chi tiết như sau:
"Sông Tất Mã phát nguyên rất xa, các sông lớn trong nước chưa có sông nào lớn hơn Cho nên tên sông được ghi vào Bắc sử".
Sách Thông chí chép: Sông ấy dài đằng đẵng mấy ngàn dặm, qua bao nhiêu vùng xa xôi, các nguồn cũng đều dài, sông ấy thực là đứng đầu của trăm sông hai châu Hoan ái Tục truyền lời địa lý đất ấy rằng: "Mã Giang dẫn mạch biến ái Châu, kỳ địa nghi vương hựu khả hầu" (sông Mã dẫn mạch chạy khắp ái Châu, đất
ấy đáng nên vương lại đáng nên hầu) Cũng vì lẽ ấy, sông chảy đến vừa lớn vừa xa, cho nên khí đất rất thiêng và lạ.
Sách Đại Nam nhất thống chí ngoài việc bổ sung thêm nhiều thông tin về sông Mã còn cung cấp thêm: Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) khắc hình tượng vào Anh đỉnh; năm Tự Đức thứ 3 (1850) liệt vào hàng sông lớn, chép trong điển thờ"
Các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Hoàng Việt dư địa chí
tiếp tục bổ sung nhiều thông tin quan trọng về con sông Mã
Các sách địa lý qua các thời kỳ có nhiều công trình khảo cứu, sưu tầm côngphu, là nguồn tài liệu phong phú, đáng tin cậy của đề tài Ngoài các công trình thời
kỳ phong kiến đã nêu ở trên, nhiều địa chí mới được biên soạn thời gian gần đây đãdành nhiều trang đề cập đến Hàm Rồng – sông Mã Có thể kể đến các công trình:Địa chí tỉnh Thanh Hóa (3 tập), Địa chí huyện Yên Định; Địa chí huyện Thiệu Hóa;
Trang 13Địa chí huyện Hoằng Hóa; Địa chí Thành phố Thanh Hóa; Địa chí huyện Hà Trung;Địa chí Đông Sơn
Công trình Lịch sử Thanh Hóa (5 tập) do Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch
sử Thanh Hóa tổ chức biên soạn tuy không trực tiếp nhắc đến Hàm Rồng nhưng đãcung cấp nhiều tư liệu lịch sử liên quan đến vùng đất Hàm Rồng gắn với lịch sửThanh Hóa và quốc gia
Bộ sách Di tích và danh thắng Thanh Hóa (9 tập) đã khảo cứu nhiều di tích,
danh thắng trong khu vực Hàm Rồng
- Tư liệu Hán Nôm viết về Hàm Rồng (2008), của Ban quản lý di tích và danh
thắng Thanh Hóa Tập sách chủ yếu tập hợp, giới thiệu toàn bộ các bia hiện tồn ởkhông gian Hàm Rồng và những bia đang lưu trữ ở các Bảo tàng Nội dung chủ yếu
ca ngợi cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình ở Hàm Rồng của những vị vua, quan, nhưng taonhân mặc khách khi có dịp đi qua và dừng chân ở vùng đất này Các bia được khắcbằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, đã được các nhà nghiên cứu dịch sang tiếng Việt kháchi tiết
- Thanh Hóa nghìn xưa lưu dấu (2008), Nxb Trẻ, tác giả Hoàng Tuấn Phổ.
Một bức tranh toàn cảnh xứ Thanh được tác giả gửi gắm trong các bài viết ở tậpsách Trong đó Hàm Rồng-sông Mã, núi Bàn A-chùa Vồm, ngã Ba Đầu được xem
là những danh sơn, thắng tích đẹp nhất xứ Thanh
- Làng cổ Đông Sơn (2009, Nxb Thanh Hóa) của tác giả Lương Đại Dũng là
một công trình khảo cứu về ngôi làng chiếm vị trí trung tâm của không gian văn hóaHàm Rồng một cách khá toàn diện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội, lịch sử - văn hóa , một con người được sinh ra ở làng cổ Đông Sơn.Công trình này cũng khẳng định làng cổ Đông Sơn là trung tâm của không gian vănhóa Hàm Rồng
- Tháng 11 năm 2004, nhân kỷ niệm 200 năm đô thị Thanh Hóa, nhà xuấtbản Thanh Hóa phối hợp với công ty Cổ phần Du lịch Kim Quy cho in và phát hành
rộng rãi tập sách Danh thắng Đông Sơn Hàm Rồng của tác giả Hoàng Tuấn Phổ.
Tập sách đã nêu bật được những nét đẹp cơ bản của bức tranh thiên tạo và nhân tạoĐông Sơn – Hàm Rồng, đem đến cho người đọc niềm vui khám phá, hiểu biết vớinhững chuyến du ngoạn sơn thuỷ hữu tình đầy thú vị
- Hùng thiêng sông núi Hàm Rồng (2009), Nxb Thanh Hóa của tác giả
Hoàng Tuấn Phổ Đây là cuốn sách thể hiện một cách tổng hợp cái "hùng" và cái
"thiêng" của Hàm Rồng qua 12 chương Trong đó tác giả có nhấn mạnh "đến nayHàm Rồng vẫn còn nhiều bí ẩn trong quá khứ, dưới lòng đất, mọi sự đào bới đều
Trang 14không thể tùy tiền, thiếu ánh sáng khoa học", đồng thời đưa ra một số gợi ý phụchồi, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa của Hàm Rồng trong cuộc sốnghiện đại
- Tập sách "Cổ vật văn hóa Đông Sơn ở Thanh Hóa" (Nxb Thanh Hóa, 2004)
của Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa lại tập trung ghi nhận những thành tựunghiên cứu văn hoá Đông Sơn sau hơn 80 năm và giới thiệu về làng cổ Đông Sơn –một làng cổ được tên làng được vinh dự mang tên một nền văn hóa nổi tiếng Tậpsách chỉ dừng lại ở mức độ đề cập đến giá trị của nền văn hóa Đông Sơn như mộtchuyên khảo lĩnh vực khảo cổ học
Cuốn Làng nghề thủ công và làng khoa bảng thời phong kiến ở đồng bằng sông Mã (Nxb Từ điển bách khoa, 2009) của tác giả Hà Mạnh Khoa đã đề cập đến
một số làng nghề thủ công truyền thống và làng khoa bảng quan trọng của vùngHàm Rồng Các làng nghề thủ công được nghiên cứu, khảo tả trong công trình nàylà: nghề chế tác đá ở làng An Hoạch (huyện Đông Sơn), nghề đúc đồng ở làng TràĐông (huyện Thiệu Hóa), nghề dệt ở làng Phú Khê (huyện Hoằng Hóa) Các làngkhoa bảng được khảo cứu là: Hoằng Lộc (Hoằng Hóa), Đông Thanh (Đông Sơn)
Cuốn "Trò diễn dân gian vùng Đông Sơn" (NXB VHTT, 1997) của tác giả
Trần Thị Liên đã giới thiệu một cách tổng quan về vùng đất Đông Sơn đồng thờikhảo cứu chi tiết các trò diễn dân gian của vùng đất này Đây là tài liệu quan trọng
để đề tài nghiên cứu các giá trị văn hóa phi vật thể vùng Hàm Rồng
Cuốn Khảo sát văn hóa truyền thống Đông Sơn của các tác giả Trần Thị
Liên, Phạm Văn Đấu, Phạm Minh Trị đã giới thiệu tổng quan về văn hóa truyềnthống Đông Sơn: nghề cổ truyền, truyện kể dân gian, phương ngôn, ngạn ngữ, tụcngữ, ca dao, dân ca, trò diễn dân gian, các tục lệ, danh nhân, văn bia Trong đó cónhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu nằm trên vùng đất Hàm Rồng
- Công trình "Di sản văn hoá xứ Thanh" (Nxb Thanh niên, 2003) của tác giả
Nguyễn Văn Hảo, Lê Thị Vinh tập hợp nhiều bài viết về các di sản văn hóa tiêubiểu của xứ Thanh, trong đó mô tả không gian núi sông đứng từ núi Đại Bi, từ đó cóthể hình dung cương vực, phạm vi tương đối của không gian văn hóa Hàm Rồng
Với nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương, Ban Nghiên cứu và
biên soạn lịch sử Thanh Hóa đã biên soạn bộ sách Nghề thủ công truyền thống Thanh Hóa gồm 4 tập Công trình này đã giới thiệu khá đầy đủ hệ thống nghề thủ
công Thanh Hóa từ đồng bằng đến miền núi, còn tồn tại đến ngày nay hay đã thấttruyền Tuy nhiên, do yêu cầu của loại sách giới thiệu phổ thông các ngành nghềnên phần giới thiệu chỉ mang tính khái quát sơ lược
Trang 15Tập sách "Di sản văn hoá nguồn lực đặc biệt cho phát triển du lịch Thanh Hoá" (Nxb Thế giới, 2011) của tác giả Lê Văn Tạo tập hợp nhiều bài viết về di sản
văn hóa Thanh Hóa, trong đó có nhiều bài viết đề cập đến giá trị lịch sử - văn hóađặc biệt vùng Hàm Rồng: Vài nét tổng quan về di sản văn hóa loại hình kiến trúc và
điêu khắc ở Thanh Hóa, Hàm Rồng -một địa danh lịch sử văn hóa đặc biệt ở xứ Thanh, Đôi nét về nghệ thuật bia ký ở Thanh Hóa, Đặc trưng nghệ thuật kiến trúc lăng
mộ thời Lê Trung Hưng ở Thanh Hóa, Bàn về các tượng nữ thần ở Thanh Hóa, Đình Bảng Môn và những di vật văn hoá quý hiếm, Những pho tượng chùa Mật Sơn -Thanh Hoá", Bàn về sắc thái văn hóa Thanh Hóa qua một số làn điệu dân ca, trò diễn, lễ tục điển hình, Sông Mã, một dòng sông lịch sử, dòng sông văn hóa
Đặc biệt, nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng, năm 2010 Thư viện
tổng hợp tỉnh Thanh Hoá đã công bố Bộ sưu tập tư liệu về hàm Rồng (5 tập) Đây là
công trình sư tầm công phu, tập hợp 2.500 bài viết, tư liệu, hình ảnh về Hàm Rồng
và chiến thắng Hàm Rồng Bao gồm:
-Tập 1: Một số tư liệu xưa về Hàm Rồng và các bài nghiên cứu về lịch sử, văn
hoá vùng đất Hàm Rồng được đăng trên các báo, tạp chí
-Tập 2: Hàm Rồng - anh hùng chiến thắng vẻ vang (tập này trích dẫn tư liệu,
các bài báo, tạp chí đăng trong giai đoạn 1964-1975)
-Tập 3: Âm vang Hàm Rồng (tập này gồm các bài báo, tạp chí đăng trong giai
đoạn 1975-2009)
-Tập 4: Ba lần xây cầu Hàm Rồng và ngành Giao thông vận tải với Hàm
Rồng
-Tập 5: Văn học nghệ thuật về Hàm Rồng chiến thắng (văn, thơ, nhạc, hoạ và
nhiếp ảnh được đăng tải trên các báo, tạp chí từ 1964-2009)
Tuy nhiên, các tập tư liệu trên chủ yếu được biên tập một từ các bài viết rờirạc, thông tin có thể nhiều, song tính hệ thống cho một hoặc nhiều vấn đề nghiêncứu chưa được thể hiện rõ
Ngày 05/3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số TTg ngày 05/03/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huygiá trị di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng với mục tiêu là làm rõ và tích hợp 3 giá trịvăn hóa Đông Sơn, lịch sử văn hóa các công trình tôn giáo tín ngưỡng, dân gian vàlịch sử cách mạng trong không gian danh thắng Hàm Rồng Lồng ghép hình ảnhlàng truyền thống Đông Sơn, di chỉ khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hóa; Bảo tồn,tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng thông qua các di tíchhiện hữu; tránh tình trạng lấn chiếm, xuống cấp của di tích; phục hồi di tích đã mất
Trang 16396/QĐ-trên cơ sở khoa học và tạo các sản phẩm đa dạng, phong phú phục vụ du lịch (dulịch văn hóa, du lịch nghiên cứu, du lịch tâm linh…) trên nguyên tắc bảo tồn di tíchgắn với phát triển du lịch bền vững và gắn với phát triển kinh tế - xã hội Nâng cấp
hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường dân sinh; phát triển thànhphố Thanh Hóa trở thành đô thị loại I vào năm 2015 Đồng thời, làm cơ sở pháp lýcho việc cắm mốc giới bảo vệ di tích và thu hồi đất cho khu vực quy hoạch; bảo tồn,quản lý, lập, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị
di tích; định hướng kiến trúc cảnh quan khu vực bao quanh có khả năng ảnh hưởngxấu đến di tích
Lòng trân trọng, tự hào về mảnh đất Hàm Rồng đầy ắp những chiến công vàhuyền thoại càng nhân lên gấp bội được thể hiện qua gần 2.500 bài báo, tạp chí, thơ,
nhạc, hội họa được tập hợp trong bộ sưu tập "Những tư liệu về Hàm Rồng và chiến thắng Hàm Rồng", do Thư viện tỉnh Thanh Hóa sưu tầm, biên soạn năm 2009 Nội
dung của những tư liệu này phản ánh vẻ đẹp kỳ thú, cũng như truyền thống văn hóalịch sử của mảnh đất và con người Hàm Rồng trong tiến trình lịch sử của dân tộc
Tóm lại, từ việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về Hàm Rồng và
không gian văn hóa Hàm Rồng của các tác giả trong nước và nước ngoài, chúng tôirút ra một số nhận định sau:
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Hàm Rồng nhưng chủ yếu là các côngtrình sáng tạo nghệ thuật, báo chí nhằm quảng bá hình ảnh anh dũng, quật cường củaquân và dân Hàm Rồng trong chống Mỹ và một số công trình khảo cổ học tại cácđiểm ven sông Mã, làng cổ Đông Sơn trong chương trình văn hóa Đông Sơn
- Phần lớn các công trình nghiên cứu theo hướng chuyên sâu về một vấn đề,lĩnh vực có liên quan đến vùng hạ lưu sông Mã, hay Hàm Rồng Chưa có công trìnhnghiên cứu Hàm Rồng theo phương pháp tiếp cận "không gian văn hóa", để làm nổibật giá trị của một địa danh, một vùng đất có tư cách "một trung tâm địa sinh thái,địa lịch sử, địa chính trị" tiêu biểu của Xứ Thanh và là một điểm nhấn quan trọngcủa một không gian văn hóa du lịch độc đáo
- Các công trình nếu nghiên cứu về Hàm Rồng cũng mới chỉ dừng lại nghiêncứu cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hóa của vị trí trung tâm (làng cổ Đông Sơn, hay
sự vĩ đại của cầu Hàm Rồng), sự tích, huyền thoại về tên gọi Hàm Rồng - SôngMã , chưa có công trình nghiên cứu tổng thể không gian văn hóa Hàm Rồng
- Chưa có một đề án tổng quan nghiên cứu bảo tồn và phát huy không gianvăn hóa Hàm Rồng đúng với tầm vóc rộng lớn và tính độc đáo của nó Mặc dù, dophát triển kinh tế xã hội, nhiều cụm dân cư đã được xây dựng ven chân núi Hàm
Trang 17Rồng, một số nhà hàng đặc sản được xây dựng mang tính khai thác du lịch giản đơn,hiệu quả không đáng kể so với tiềm năng to lớn của không gian văn hóa Hàm Rồng.
- Vấn đề đặt ra là: Hàm Rồng với tư cách là một tâm điểm đặc biệt của cảnhquan địa sinh thái của Thanh Hóa, lại là trung tâm chính trị của nhiều thời kỳ lịch
sử, địa điểm tích tụ các sự kiện, các di tích lịch sử văn hóa suốt trên 2000 năm lịch
sử đã có những ảnh hưởng to lớn trung vùng như thế nào? Từ một địa danh văn hóa,Hàm Rồng trở thành một giá trị văn hóa đặc trưng cho Thanh Hóa ra sao? Sự lantỏa mang tính hệ thống, có tính nhất quán và liên tục về giá trị văn hóa của HàmRồng được thể hiện bằng hệ thống di sản vật thể và phi vật thể như thế nào? Khảnăng xây dựng không gian văn hóa Hàm Rồng thành điểm du lịch trọng điểm quốcgia có khả thi không? Đó là nội dung, mục đích khoa học mà công trình này cầnnghiên cứu giải đáp
Tuy nhiên, các công trình đi trước là những tư liệu quan trọng, quý giá để tácgiả đề tài tiếp thu, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống vềkhông gian văn hóa Hàm Rồng cả vùng lõi và vùng đệm, với mục tiêu nghiên cứutiềm năng thế mạnh và đề xuất các giải pháp phát triển không gian văn hóa HàmRồng trở thành điểm du lịch trọng điểm quốc gia năm 2012-2020 Hàm Rồng sẽdanh giá hơn nếu những giá trị lịch sử văn hóa cổ xưa và cảnh quan thiên nhiên quýhiếm được nghiên cứu đầy đủ, khai thác cho phát triển du lịch một cách hiệu quả
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng văn hóa - du lịch của không gian vănhóa Hàm Rồng
- Đề xuất được giải pháp phát triển không gian văn hóa Hàm Rồng thành khu
du lịch quốc gia (2012 - 2020)
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tiềm năng văn hóa – du lịch tại không gian văn hóa Hàm Rồng Với tiềmnăng văn hóa – du lịch phong phú, đa dạng, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhữnggiá trị nổi bật có thể tạo thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Hàm Rồng Ngoài ra
đề tài còn mở rộng nghiên cứu thêm một số khu du lịch quốc gia điển hình có nhiềunét tương đồng với Hàm Rồng và các khu du lịch trong, ngoài tỉnh có khả năng liênkết với Hàm Rồng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 18Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là không gian văn hóa Hàm Rồng
mở rộng (tạm xác định là địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện nay, luận giải về khônggian văn hóa Hàm Rồng xin trình bày ở phần sau)
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Tiềm năng văn hóa - du lịch tại Hàm Rồng,bao gồm: cảnh quan tự nhiên – sinh thái, các giá trị lịch sử - văn hóa, cơ sở vật chất,dịch vụ du lịch, khả năng kết nối du lịch
5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
5.1 Cách tiếp cận đề tài
*Tiếp cận tư liệu
- Các lý thuyết, tài liệu liên quan đến Hàm Rồng và không gian văn hóa HàmRồng trong nước và trên thế giới
- Các tư liệu về cơ sở khoa học và kinh nghiệm phát triển du lịch
- Quan điểm định hướng, quy hoạch phát triển không gian văn hóa HàmRồng thông qua các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính Phủ, Bộ, UBNDtỉnh Thanh Hóa
* Tiếp cận phỏng vấn, khảo sát trực tiếp
- Nghiên cứu, khảo sát thực tiễn tại không gian văn hóa Hàm Rồng và một sốđịa phương trong cả nước để có tư liệu và đúc rút những kinh nghiệm, làm cơ sở đốichứng trong nghiên cứu, đưa ra những kết luận và những giải pháp, mô hình thựctiễn cho không gian văn hóa Hàm Rồng -Thanh Hóa
- Nghiên cứu nhu cầu, khát vọng của nhân dân, quan điểm của nhà quản lý,nhà đầu tư trong việc xây dựng khu văn hóa – du lịch Hàm Rồng thành điểm du lịchtrọng điểm quốc gia trong xu thế hội nhập
5.2 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
a/ Sử dụng phương pháp Khu vực học:
Đây là đề tài nghiên cứu về một không gian văn hóa cụ thể Trong khônggian chứa đựng rất nhiều các thành tố, giá trị văn hóa đồng đại và lịch đại Do vậy,các phương pháp nghiên cứu độc lập chỉ có thể giải quyết một mặt của vấn đề khoahọc Để giải quyết được mối quan hệ biện chứng, cũng như đánh giá sự hiện tồn củacác giá trị đang tồn tại trong không gian văn hóa Hàm Rồng đề tài cần sử dụng đếnphương pháp Khu vực học Phương pháp này lấy không gian văn hóa làm đối tượng
Trang 19nghiên cứu, từ đó có cái nhìn tổng thể về một không gian, nhằm tìm ra mối quan hệbiện chứng giữa các sự vật, hiện tượng trong không gian đó, khắc phục nhược điểmcủa các khoa học chuyên ngành độc lập.
b/ Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong công trình nghiên cứu nhằmphối hợp phân tích các tư liệu, các nội dung mang tính phức hợp về không gian vănhóa Hàm Rồng
c/ Sử dụng phương pháp khảo sát, thực tế:
- Tiến hành điền dã, khảo sát toàn bộ không gian văn hóa Hàm Rồng, chútrọng những khu vực có đối tượng nghiên cứu trọng tâm, vị trí tập trung đậm đặccác di sản văn hóa
- Kết hợp phỏng vấn trực tiếp và điền vào mẫu phiếu điều tra theo từng nộidung thích hợp
- Từ những tư liệu điều tra, khảo sát thực tế được tập hợp, phân tích, đốichiếu so sánh, làm cơ sở đối chứng với các điểm tích tụ ở những không gian vănhóa khác trong dòng chảy sông Mã, tìm ra những giá trị văn hóa đặc trưng trongkhông gian văn hóa Hàm Rồng
d/ Sử dụng phương pháp chuyên gia: do không gian văn hóa Hàm Rồng baogồm nhiều đối tượng nghiên cứu, cần thiết phải có các ý kiến của chuyên gia lĩnhvực văn hóa – du lịch để tác giả đề tài tham khảo, tiếp thu và đưa ra các quan điểmkhoa học phù hợp thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề sâu
e/ Tổ chức tư vấn, phản biện, thẩm định của chuyên gia lĩnh vực Văn hóa –
Du lịch
g/ Tổ chức hội thảo khoa học, thảo luận các kết quả nghiên cứu
5.3 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu trong nước
Hợp tác với trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Sở VHTTDL Thanh Hóa vàHiệp hội Du lịch Thanh Hóa, Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng
5.4 Phương án hợp tác quốc tế
- Quảng bá tinh thần nội dung của đề tài nghiên cứu và xin tư vấn của cáctrường đào tạo du lịch trong Đông Nam Á có quan hệ hợp tác quốc tế với trườngĐại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa như Đại học Bangkok (Thái lan)
Trang 20và Đại học Quốc gia Lào, Trường MinsCat và Saint Luois (Philipines), Trường Đạihọc Tổng hợp Zielora Góra (Ba Lan)
- Cung cấp lý thuyết về quy hoạch không gian văn hóa du lịch trong thời kỳhội nhập kinh tế thế giới
- Gợi mở lý thuyết về sự đồng nhất và mâu thuẫn về bảo tồn văn hóa và pháthuy kinh tế du lịch
6.2 Về thực tiễn
- Góp phần cung cấp các luận cứ khoa học để xây dựng quy hoạch khu dulịch văn hóa - sinh thái Hàm Rồng thành điểm du lịch trọng điểm của quốc gia
- Quy hoạch xây dựng khu du lịch văn hóa - sinh thái Hàm Rồng thành điểm
du lịch trọng điểm của quốc gia
- Xây dựng mô hình khu du lịch văn hóa - sinh thái Hàm Rồng có sức cạnhtranh cao, làm động lực cho hệ thống điểm du lịch tiềm năng ở Thanh Hóa
- Tổ chức không gian du lịch văn hóa- sinh thái Hàm Rồng, cơ sở vật chất và
hạ tầng du lịch bảo đảm nguyên tắc bảo tồn sinh thái, bảo tồn di sản văn hóa tíchcực nhất
- Xây dựng phương án giáo dục cộng đồng tham gia làm du lịch tại khônggian vùng lõi một cách chuyên nghiệp: làng du lịch, phố du lịch, xã hội hóa du lịch
- Xây dựng được phương án kết nối sản phẩm du lịch nội tuyến trong tỉnh màHàm Rồng đóng vai trò động lực, trung tâm; Đồng thời liên kết hiệu quả với chuỗisản phẩm du lịch quốc gia và quốc tế với Hàm Rồng
- Thu hút đầu tư cho khu du lịch văn hóa, sinh thái Hàm Rồng một cách hiệuquả
7 Bố cục của đề tài
Trang 21Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chínhcủa đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về việc xác định không gian văn hóa Hàm Rồng Chương 2: Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu di sản văn hóa tại
không gian văn hóa Hàm Rồng
Chương 3: Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du
lịch và phát triển du lịch tại không gian văn hóa Hàm Rông
Chương 4: Giải pháp xây dựng không gian văn hóa Hàm Rồng thành khu du
lịch quốc gia
Trang 22CHƯƠNG 1
CƠ SỞ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH
KHÔNG GIAN VĂN HOÁ HÀM RỒNG
1.1 Lý thuyết về không gian văn hóa
1.1.1 Khái niệm không gian văn hóa
Cũng như bất cứ một hiện tượng tự nhiên hay xã hội nào, các hiện tượng vănhóa cũng chịu sự tác động của hai nhân tố cơ bản, đó là thời gian và không gian.Thời gian cho ta thấy một hiện tượng hay một tổ hợp các hiện tượng văn hóa nảysinh, tồn tại và biến đổi như thế nào dưới sự tác động của môi trường tự nhiên, lịch
sử và xã hội Còn không gian cho ta thấy một hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượngvăn hóa ra đời và tồn tại trong một không gian địa lý nhận định
Nhân tố không gian được biểu hiện thành phạm trù thống nhất và đa dạng của văn hóa, còn nhân tố thời gian biểu hiện thành phạm trù truyền thống và biến đổi của văn hóa Hai phạm trù này được M.J Herskowitz hiểu như là hai nghịch lý của văn hóa Theo ông, văn hóa vừa là cái phổ quát, thống nhất của nhân loại, vừa
là cái riêng, cái đặc thù, cái đa dạng của mỗi tộc người, của địa phương Văn hóavừa là cái bền vững, trường tồn, vừa là cái biến đổi liên tục Cũng theo ông, sự biếnđổi được coi như là một phần của sự bền vững Nói cách khác, chỉ có thể hiểu đượctính bền vững khi xác định được tỷ lệ giữa cái biến đổi và cái bảo thủ
Có thể hiểu "không gian văn hóa" theo hai ý nghĩa, cụ thể và trừu tượng.Theo ý nghĩa cụ thể, chúng ta coi không gian văn hóa như là một không gian địa lýxác định, mà ở đó một hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hóa1 nảy sinh haytồn tại, biến đổi và chúng liên kết với nhau như một hệ thống Ví dụ: nhà mồ và vănhóa nhà mồ là một hiện tượng văn hóa độc đáo của các tộc người Tây Nguyên.Thực ra, văn hóa nhà mồ không còn là một hiện tượng văn hóa đơn lẻ, mà đúng ra
là một tổ hợp các hiện tượng văn hóa, thể hiện qua các phương diện như: tínngưỡng, nghi lễ, lễ hội, tạo hình, diễn xướng, phong tục Nó phổ biến tương đốiđều khắp các tộc người bản địa của Tây Nguyên, tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu coi đó
1 Trong cuộc sống xã hội của con người, ít khi một hiện tượng văn hóa nảy sinh, tồn tại và biến đổi một cách độc lập, mà chúng thường liên kết với nhau thành một tổ hợp Có thể hiểu không gian văn hóa như một hệ thống lớn nhỏ khác nhau, bao gồm nhiều hiện tượng liên kết với nhau như một thực thể hữu cơ Văn hóa tộc người cũng là một dạng của tổ hợp văn hóa Với ý nghĩa như vậy, văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa vùng, văn hóa làng, văn hoán ghề nghiệp, văn hóa nông thôn, văn hóa đô thị đều là những dạng khác nhau của tổ hợp văn hóa.
Trang 23là hiện tượng văn hóa mang tính đồng nhất, mà thùy theo mỗi tộc người, mỗi vùngđều mang sắc thái riêng
Khái niệm "không gian văn hóa" còn mang nghĩa là vị trí địa lý của một hiện tượng văn hóa hay một tổ hợp các hiện tượng văn hóa chiếm giữ trong mối quan hệ với các hiện tượng hay tổ hợp các hiện tượng văn hóa khác Thí dụ: chúng ta có thể
nói về hiện tượng thờ Mẫu của người Việt, vai trò và vị trí của nó trong hệ thốngthờ Mẫu của nhiều dân tộc, như Thánh Mẫu Pô Inư Nagar của người Chăm, thờ mẹHoa của người Tày, Nùng, Chuang
Theo nghĩa trừu tượng, có thể hiểu "không gian văn hóa" như một "trường"(mượn khái niệm của trường vật lý), để chỉ một hiện tượng hay tổ hợp các hiệntượng (một nền văn hóa của tộc người, quốc gia hay khu vực) có khả năng tiếp nhận
và lan tỏa (ảnh thưởng), tạo cho nền văn hóa đó một không gian (trường) văn hóarộng hẹp khác nhau
Ví dụ: Văn hóa dân tộc Việt đã tiếp nhận những ảnh hưởng của các nền vănminh lớn trong khu vực: Trung Quốc, Ấn Độ và sau đó là văn minh phương Tây.Điều này tạo cho văn hóa Việt khả năng cởi mở, sẵn sàng tiếp thu những tinh hoacủa các dân tộc khác, hay khả năng bản địa hóa các nền văn hóa khác Đồng thờivăn hóa Việt cũng có độ lan tỏa và ảnh hưởng đối với các văn hóa tộc người kháctrong phạm vi quốc gia Việt Nam Sự lan tỏa văn hóa thấy rõ nét hơn đối với vănhóa Trung Hoa, Ấn Độ Văn hóa Việt, văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ là những nền văn
hóa có không gian hay trường rộng (ở tầm quốc gia, khu vực) Còn có thể kể đến các nền văn hóa có không gian hay trường trung bình (văn hóa Thái ), hẹp (văn
hóa Mnông )
1.1.2 Các dạng thức không gian văn hoá
Không gian văn hoá biểu hiện không thuần nhất, cái đó tuỳ thuộc vào chínhcác loại hình văn hoá GS Ngô Đức Thịnh đã phân chia văn hoá thành bốn dạngthức, đó là:
- Văn hoá cá nhân,
- Văn hoá cộng đồng,
- Văn hoá lãnh thổ
- Văn hoá sinh thái
* Văn hoá cá nhân: Về bản chất văn hoá là của cộng đồng, vậy thì sao lại có
thể gọi là "văn hoá cá nhân"? Có thể nói tới cái gọi là văn hoá cá nhân với ý nghĩarằng cá nhân, trên cơ sở năng lực thể chất và môi trường xã hội thì mỗi cá nhân có
Trang 24được khả năng thâu nhận và thể hiện văn hoá của cộng đồng mà họ là thànhviên.Thí dụ, là thành viên của cộng đồng người Việt, mỗi cá nhân chúng ta tiếp thuvăn hoá của thế hệ trước và biểu hiện nó ra theo khả năng và cách thức riêng.
* Văn hoá cộng đồng: là một khái niệm chung, mang tính trừu tượng, còn thực
tế thì nó lại phụ thuộc vào từng loại cộng đồng người khác nhau Có thể kể ra đây cáccộng đồng người khác nhau và tương ứng với nó là các dạng văn hoá cộng đồng:
- Cộng đồng tộc người - văn hoá tộc người (văn hoá Việt, Thái, Tày )
- Cộng đồng quốc gia - văn hoá quốc gia (Văn hoá Việt Nam, Trung Quốc,Pháp, Nga )
- Cộng đồng làng, dòng họ, gia tộc - Văn hoá làng, dòng họ
- Cộng đồng tôn giáo - Văn hoá tôn giáo tín ngưỡng
- Cộng đồng nghề nghiệp - Văn hoá nghề nghiệp (văn hoá nông nghiệp, vănhoá ngư nghiệp, văn hoá thương nghiệp )
* Văn hoá lãnh thổ hay văn hoá vùng: là một dạng thức văn hoá, mà ở đó
trong một không gian địa lý xác định, các cộng ñồng người do cùng sống trong mộtmôi trường tự nhiên nhất định, trong những điều kiện phát triển xã hội tương đồng,
và nhất là các mối quan hệ giao lưu văn hoá sống động, nên trong quá trình lịch sửlâu dài đã hình thành những đặc trưng văn hoá chung Nói cách khác văn hoá vùng
là một dạng thức liên văn hoá Nếu như văn hoá cộng đồng, văn hoá sinh tháikhông nhất thiết đòi hỏi chúng tồn tại trong một không gian địa lý liên tục, thì vănhoá lãnh thổ hay văn hoá vùng ñòi hỏi phải phân bố trên một không gian địa lý lãnhthổ nhất định
* Văn hoá sinh thái: là một dạng thức văn hoá tương ứng với một vùng sinh
thái nhất định, như văn hoá biển, văn hoá thảo nguyên, văn hoá cao nguyên, vănhoá thung lũng Thường các dạng sinh thái không chỉ và chủ yếu chỉ phân bố theolãnh thổ, mà chúng còn phân bố theo độ cao của các dạng địa hình Cách đây nhiềunăm, chúng tôi đã nêu ra các dạng văn hoá sinh thái của miền núi phía bắc, đó làvăn hoá thung lũng, văn hoá rẻo cao và văn hoá rẻo giữa đặc biệt, các dạng sinhthái này lại tương ứng với sự phân bố các tộc người nhất định, hình thành nên mộtdạng sinh thái tộc người Đó là sinh thái thung lũng đặc trưng cho các tộc ngườiThái, Tày, Mường; sinh thái rẻo cao tương ứng với tộc người Hmông, một số nhómthuộc dân tộc Dao (Dao đỏ) và Tạng - Miến; còn sinh thái rẻo giữa đặc trưng chocác tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ me
Trang 251.1.3 Các lý thuyết về không gian văn hóa
1.1.3.1 Các lý thuyết về không gian văn hóa của các học giả trên thế giới
Ngay từ thời cổ đại, con người đã chú ý quan sát và tìm cách giải thíchnhững tương đồng văn hóa và khác biệt về văn hóa giữa dân tộc mình và các dântộc láng giềng Ở Châu Âu, sự so sánh ấy có thể tìm thấy trong các công trình củangười cha đẻ ngành sử học Hêrôdốt, của nhà triết học Arixtốt Trong tác phẩm
"Lịch sử", Hêrôđốt đã nói về mối quan hệ thân thuộc về văn hóa giữa người Ai Cập
và Kolkhít, đặc biệt ông cũng nêu những khái niệm về ngôn ngữ, lối sống, một sốphong tục, lễ nghi giữa các tộc Ai Cập , Kolkhít và Ephiốp Ông giải thích hiệntượng tương đồng này là do các dân tộc có quan hệ thân thuộc và do giao lưu, ảnhhưởng qua lại
Ở phương Đông cổ đại, đặc biệt là ở Trung Quốc, người Hoa Hạ ở TrungNguyên đã có ý thức phân biệt văn hóa của họ và các dân tộc xung quanh, như vớingười Bắc Địch ở phía Bắc, Tây Khương ở phía Tây, người Đông Di ở ven biển phíaĐông và Bách Việt ở phương Nam Dưới con mắt của người hoa ở phương Bắc thìMan Di Bách Việt là một cộng đồng văn hóa với các đặc trưng như ở nhà sàn, trồnglúa nước, săm mình, nhuộm răng, ăn trầu, tị ẩm (uống nước bằng mũi), ngồi xổm,
Thời Trung cổ, Châu Âu chịu sự thống trị tinh thần của Giatô giáo, người tatin rằng mọi dân tộc trên thế giới đều sinh ra từ thủy tổ là Ađam và Eva, nên ở cácdân tộc khác nhau đều có những hiện tượng văn hóa giống nhau
Từ thế kỷ XV trở đi, châu Âu rung động bởi những phát kiến địa lý vĩ đạitìm ra châu Mỹ, tìm đường sang châu Á, Ấn Độ, thời kỳ cáo chung của chế độphong kiến và ra đời của chủ nghĩa tư bản, sự xuất hiện của nhiều ngành khoa họclàm cho tầm quan sát của con người vượt ra ngoài Châu Âu chật hẹp đến với các đạilục rộng lớn khác nhau, với những môi trường địa lý dân cư và văn hóa khác lạ vớiChâu Âu Những nhân tố đó càng khích thích nhu cầu hiểu biết của con người về
sự tương đồng và khác biệt văn hóa nhân loại
Như vậy, nhận thức về không gian văn hoá, mà thực chất đó là sự tươngđồng và khác biệt, đã được con người quan tâm tới từ lâu, ngay trong xã hộinguyên thuỷ Tuy nhiên, đó mới là những quan niệm ý niệm, còn lý giải nó mộtcách khoa học, trên cơ sở các khái niệm khoa học thì cũng mới bắt đầu từ thế kỷXIX, đặc biệt từ giữa và cuối thế kỷ XIX mà thôi GS Ngô Đức Thịnh trong công
trình Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam (Nxb Trẻ, 2004) đã kể tới
các lý thuyết liên quan tới việc nhận thức không gian văn hoá, đó là:
Trang 26- Tiến hoá luận, mà đại diện tiêu biểu là L Morgan và E Taylor đề cập tới
sự tương đồng và khác biệt văn hoá (L Morgan, 1934; E Taylor, 1939)
- Thuyết khuyếch tán (truyền bá) văn hoá của trường phái Tây Âu (A.L.Perxisk, 1972.)
- Thuyết loại hình và so sánh loại hình văn hoá
- Thuyết loại hình kinh tế - văn hoá của các học giả Xô Viết (M Lêvin,N.N Trêbốxarốp, 1955)
- Lý thuyết vùng văn hoá của trường phái Mỹ và Xô Viết (C.L Dẫn luận19Wisler, 1922)
GS.Ngô Đức Thịnh Công trong công trình Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa
ở Việt Nam (Nxb Trẻ 2004) đã đề cập đến các lý thuyết đáng lưu ý như sau tổng kết
các khuynh hướng nghiên cứu về văn hóa vùng trên thế giới như sau:
Trong đó các lý thuyết đáng lưu ý là:
* Thuyết "khuyếch tán văn hóa" ở Tây Âu
Thuyết này giải thích sự phát triển của các nền văn minh, văn hóa không phải
là sự tiến hóa độc lập, mà cơ bản hoặc thậm chí chỉ bằng vay mượn các thành tựuvăn hóa hay bằng các cuộc thiên di của các dân tộc 3 xu hướng khác nhau củathuyết này là:
- Trường phái văn hóa – lịch sử ở Đức và Áo: đại diện là F.Ratsel, L.
Frobenius, F Grabner và W Schmidt: xoay quanh các khái niệm "khu vực vănhóa", "vòng văn hóa" Họ đã có những cố gắng lớn trong việc sưu tầm và tập hợpcác dữ kiện văn hóa từ nhiều dân tộc và khu vực trên thế giới, đã có những cố gắngtìm tòi về mặt lý luận và phương pháp nhằm xác định các vùng văn hóa, các vòngvăn hóa, nhận rõ vai trò của giao tiếp văn hóa trong phát triển văn hóa nhân loại,tìm kiếm các tiêu chí hình thức và số lượng để xác định các mối quan hệ văn hóa
đó Tuy nhiên là những người còn chịu nhiều ảnh hưởng của thuyết quyết định luậnđịa lý, hơn nữa trong việc xử lý các tài liệu chỉ chỉ nặng về tài liệu dân tộc học màthực tế các tài liệu này lại không có niên đại, nên từ đó việc tổng hợp các hiện tượng
đã phát hiện được, cũng như liên kết chúng lại tìm ra các mối quan hệ dịch chuyểngiữa chúng là không hoàn toàn tin cậy, nhiều khi mang tính ngẫu nhiên và kiêncưỡng Hơn nữa, các tiêu chí nặng tính hình thức và số lượng, lại bị tách rời nhữngđiều kiện cụ thể của thực trạng kinh tế - xã hội và lịch sử, từ đó vạch định các vùng,các vòng văn hóa cũng thiếu tính thuyết phục
Trang 27- Trường phái "age and area" Bắc Mỹ: đại diện là F Boas và U.Wisler, R.
Dixon sau này đã đưa ra lý thuyết "khu vực văn hóa" Các học giả thuộc trường pháinày đều thừa nhận ý nghĩa của sự truyền bá trong sự phát triển văn hóa nhân loại,thậm chí đó còn là nguyên nhân chính tạo nên những nét tương đồng văn hóa giữacác dân tộc, các vùng Tuy nhiên, cũng như trường phái văn hóa – lịch sử ở Đức,
Áo, họ chưa tìm ra các tiêu chí phân biệt thế nào là sự tương đồng văn hóa do phátminh độc lập và thế nào là do truyền bá
- Trường phái truyền bá văn hóa ở Anh: đại diện là W.Rivers, G.Elliot
Smith, W Perry, J.Jacson, tập trung chủ yếu ở trường đại học Manchester Họđánh giá cao vai trò của truyền bá văn hóa trong lịch sử văn hóa nhân loại, cho rằng
sự truyền bá là tác nhân kích thích cho sự phát triển Chính nhờ thông qua việctruyền bá và tác động qua lại ấy đã làm nảy sinh những hiện tượng văn hóa mới màtrước đó chúng ta chưa từng quan sát thấy ở bất kỳ nền văn hóa nào
Hạn chế chung của các tác giả học thuyết khuyếch tán văn hóa là việc xa rờicác quan hệ kinh tế - xã hội cụ thể khi lý giải các thành tựu văn hóa, ở việc tìm kiếmcác nguyên nhân thúc đẩy sự giao lưu và phát triển văn hóa không phải chủ yếu ởhoạt động của con người mà quá nhấn mạnh tới khía cạnh tinh thần và tôn giáo màthực tế đó là cách làm mang nặng tính duy tâm
* Lý thuyết về "Vùng văn hóa" trong nhân chủng học Mỹ
Lý thuyết "vùng văn hóa" của nhân chủng học Mỹ ra đời vào cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX, một mặt, nó chống lại quan điểm tiến hóa luận của L.Morgan
và Etaylor; mặt khác, nó cũng phê phán những quan điểm "vòng văn hóa", "Khuếchtán văn hóa" cực đoan của các nhà nghiên cứu Tây Âu Đại diện chính của lý thuyết
về vùng văn hóa là C.L.Wisler và A.L.Kroeber Họ cho rằng, nghiên cứu các vùngvăn hóa nhất thiết phải bắt đầu từ việc phân tích một tổ hợp các yếu tố văn hóa, rằngkhông thể nhìn nhận riêng rẽ từng yếu tố một, chúng hợp thành một thể thống nhấtkhông thể chia cắt, và đó chính là kết quả của quá trình lâu dài nhóm dân cư ấy thíchứng với những điều kiện của môi trường sinh thái Nhìn chung, những tìm tòi vànghiên cứu của các nhà nhân chủng học văn hóa Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX về sự phân bố địa lý các hiện tượng văn hóa trên cơ sở lý thuyết "vùng văn hóa"
là một đóng góp thực sự cho khoa học, khiến cho các nhà nghiên cứu Xô Viết đãđánh giá C.L.Wisler là người tiền bối trong lĩnh vực nghiên cứu sau này của mình
Tuy nhiên, lý thuyết vùng văn hóa này cũng thể hiện những hạn chế, đó là việcquá nhấn mạnh đến điều kiện môi trường sinh thái, bởi vậy không phải không có lúc họkhông rơi vào thuyết quyết định luận địa lý, họ chưa chú ý đúng mức tới những cơ sởkinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư trong sáng tạo và tiếp thu văn hóa Về phương
Trang 28diện nào đó C.L.Wisler vẫn còn chịu ảnh hưởng của quan điểm phát tán văn hóa khiquá nhấn mạnh một chiều vai trò của trung tâm trong sáng tạo văn hóa Trong nhiềutrường hợp các đặc trưng văn hóa vùng bị tuyệt đối hóa và bị nhìn nhận tách rời vớimôi trường xã hội và lịch sử tộc người Nói chung các tác giả Mỹ còn chưa có sự phânbiệt rõ hiện tượng đồng quy văn hóa với giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các cộngđồng người mà sau này các nhà nghiên cứu Xô Viết đã giải thích chúng trên cơ sở loạihình kinh tế - văn hóa và khu vực văn hóa – lịch sử.
* Lý thuyết "Loại hình kinh tế - văn hóa" và "Khu vực Văn hóa - lịch sử" của dân tộc học Xô Viết
Trên cơ sở tiếp thu có phê phán những quan điểm nghiên cứu trước đây vềkhông gian phân bố các hiện tượng văn hóa, đặc biệt là lý thuyết "vùng văn hóa"của nhân học văn hóa Mỹ, các nhà dân tộc học Xô Viết với phương pháp luận duyvật lịch sử đã tiếp tục và có những bước tiến mới trong lĩnh vực nghiên cứu quantrọng này
Ở Liên Xô, từ những năm 30 của thế kỷ này, trong một số công trình củaS.P Tônxtốp và A M Dôlôtarép đã đề cập tới vấn đề không gian địa lý của cáchiện tượng văn hóa Năm 1932, trong công trình "Đại cương về đạo Islam sơ khai",S.P Tônxtốp đã nhìn nhận vấn đề nảy sinh và phổ biến của đạo Islam từ những cơ
sở kinh tế - xã hội của vùng Cận Đông và đã đưa ra khái niệm "Loại hình kinh tế"của các bộ lạc thời đồ đá ở các vùng khác nhau Năm 1933, A.M Dôlôtarép trongkhi nghiên cứu các nền văn hóa khảo cổ vùng Bắc Á, đặc biệt là trong công trìnhbàn về sự hình thành giai cấp ở người Ghi – Lếc công bố 1938, tác gải đã sử dụngkhái niệm "Địa phương văn hóa – lịch sử" Sau đó năm 1946, trong công trìnhnghiên cứu vùng Bắc Á, cũng như trong bài báo "Dân tộc học và hiện đại", S.P.Tônxtốp chính thức dùng khái niệm "Loại hình kinh tế- văn hóa"
Tuy nhiên phải cho đến năm 1955, với bài báo của M.G lêvin vàN.N.Trêbôcxarốp cùng với S.A Tôkarép, đã bổ xung làm phong phú hơn cho các
cơ sở lý thuyết kể trên Trên cơ sở những quan điểm lý thuyết các nhà nghiên cứu
Xô Viết cũng đã áp dụng nghiên cứu vùng văn hóa lịch sử, cũng như loại hình kinh
tế - văn hóa khác nhau trên thế giới, đặc biệt đã phân chia các vùng văn hóa – lịch
sử, các loại hình kinh tế - văn hóa và thể hiện chúng trên bản đồ toàn thế giới
- Loại hình kinh tế - văn hóa
Trong đời sống văn hóa của các dân tộc sống ở các miền trên hành tinh,chúng ta thường bắt gặp các hiện tượng khác biệt hay tương đồng về các đặc trưngvăn hóa Thí dụ, người Hungari ở trung lưu sông Đanuýp nói cùng một ngôn ngữ
Trang 29với người Manxi và Khantư ở Xibêri, nhưng kinh tế, văn hóa, tập quán của họ thì cơbản khác biệt nhau Trái lại, có những dân tộc sống xa nhau, không cùng chungngôn ngữ và nguồn gốc nhưng lại có những tương đồng về sinh hoạt kinh tế, vănhóa Vậy cái gì đã quy định sự tương đồng và khác biệt ấy?
Các nhà dân tộc học Xô Viết đã đưa ra khái niệm loại hình kinh tế- văn hóachính là nhằm giải thích hiện tượng tương đồng và khác biệt văn hóa kể trên Đó làmột tổng thể các đặc điểm kinh tế và văn hóa hình thành trong quá trình lịch sử củacác dân tộc khác nhau, cùng ở một trình độ phát triển kinh tế - xã hội và sinh sốngtrong môi trường địa lý tự nhiên như nhau Như vậy, mỗi loại hình KT – VH luôngắn với sự phát triển của lực lượng sản xuất của một cộng đồng người cụ thể, cũngnhư mối quan hệ khăng khiết của cộng đồng người đó với môi trường tự nhiên xungquanh những thời kỳ lịch sử nhất định Bởi vậy, có thể ở nhiều dân tộc khác nhau,sinh sống ở những vùng xa cách nhau không hề có mối quan hệ qua lại nhưng lạithuộc về một loại hình kinh tế văn hóa nào đó Sự khác biệt giữa các loại hình kinh
tế văn hóa thường thấy trước hết ở các ngành nghề nông nghiệp, thủ công, chănnuôi, đánh cá, các phươgn tiện sản xuất, ăn uống, nhà cửa, các phương tiện giaothông, đồ dùng quần áo và các yếu tố văn hóa vật chất khác Sự khác biệt trong lĩnhvực văn hóa tinh thần chủ yếu ở các phong tục, tập quán, nghệ thuật tạo hình, tínngưỡng, thờ cúng và các sinh hoạt văn hóa dân gian khác
Các loại hình KT – VH có thể hình thành ở những thời đại lịch sử khác nhau.Chẳng hạn nhóm loại hình kinh tế văn hóa hái lượm, săn băn và đánh cá đã hìnhthành từ xa xưa, khi loài người còn ở thời kỳ đồ đá, nhưng cũng có loại hình kinh tế
- văn hóa hình thành ở những thời kỳ lịch sử sau này như loại hình nông nghiệp thìsớm nhất cũng mới chỉ cách đây 4-5 nghìn năm mà thôi Đến thời kỳ tư bản chủnghĩa thì các loại hình kinh tế- văn hóa hình thành trước đó đã dần dần biến đổi vàhòa nhập vào các tổ hợp kinh tế - văn hóa hình thành ở các vùng Như vậy, nói loạihình kinh tế - văn hóa chủ yếu chỉ đề cập tới các cư dân các tộc người ở thời kỳ tiền
tư bản chủ nghĩa, thuộc các nền văn hóa, văn minh tiền công nghiệp
Toàn bộ các loại hình kinh tế - văn hóa đã được hình thành ở thời kỳ tiền tưbản chủ nghĩa đã được các nhà dân tộc học Xô Viết phân chai thành 3 nhóm loạihình lớn, khác biệt nhau khá rõ rệt bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,phương thức khai thác tài nguyên môi trường, cũng như lói sống và những đặctrưng văn hóa Trong mỗi nhóm loại hình thường bao gồm nhiều loại hình kinh tế -văn hóa khác biệt nhau, nhưng ở mức độ ít hơn so với ba nhóm loại hình lớn
Rõ ràng là, thuộc một nhóm loại hình hay thuộc từng loại hình KT – VH, baogồm nhiều tộc người, sinh sống ở những vùng nhiều khi rất khác biệt nhau, hầu như
Trang 30không có mối quan hệ giao lưu nào, nhưng do cùng sống trong điều kiện môi trường
tự nhiên giống nhau, cùng trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương tự nhau, nên ở
họ đã hình thành một tổ hợp những đặc trưng kinh tế và văn hóa tương đồng vớinhau
Việc phân loại các dân tộc theo loại hình kinh tế - văn hóa này không chỉ giảithích những tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các vùng, các tộc người khácnhau mà còn cho thấy một quá trình thống nhất của sự phát triển liên tục của xã hộiloài người Sự phá triển đó không phải là sự tiến hóa đơn điệu mà khá đa dạng tùythuộc vào những điều kiện môi trường và truyền thống tộc người khác nhau Mỗiloại hình KT – VH là một bước phát triển của lịch sử, một sự thích ứng tích cực củacon người với điều kiện môi trường, sự tác động sáng tạo của con người với ngoạigiới xung quanh mình, và sự phong phú của đời sống văn hóa loài người
- Khu vực văn hóa – lịch sử.
Vùng văn hóa – lịch sử (vùng lịch sử - dân tộc học) là một vùng mà ở đó sinhsống những tộc người Trong quá trình lịch sử lâu dài, giữa họ có những giao lưuảnh hưởng khăng khiết với nhau, từ đó hình thành nên những yếu tố văn hóa chungtrong văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần Do vậy, nếu như trong loại hìnhkinh tế - văn hóa, tính tương đồng về điều kiện môi trường tự nhiên và trình độ pháttriển xã hội là những điều kiện tiên quyết để hình thành nên những đặc trưng chung
về kinh tế và văn hóa, thì với khu vực văn hóa lịch sử, thường cũng có những tươngđồng về môi trường địa lý, những mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử giữa các tộcngười Điều đó càng củng cố hơn tính thống nhất về các đặc trưng văn hóa củavùng Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa – lịch sử là một tập hợp những yếu tốvăn hóa gắn bó hữu cơ với nhau, thể hiện rõ hơn cả là trong văn hóa vật chất nhưnhà cửa trang phục, ăn uống, phương tiện đi lại, trang trí, cũng như trong đời sốngtinh thần như nghi lễ, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, các sáng tác truyền miệng dângian Đối với các dân tộc còn ở trình độ văn minh tiền công nghiệp thì văn hóa dângian thể hiện những sắc thái văn hóa đặc trưng cho vùng văn hóa lịch sử
Để phản ánh được tính muôn vẻ của đời sống văn hóa của từng vùng, người
ta phân các cấp bậc vùng theo phạm vi lớn nhỏ khác nhau Phạm vi không gian vănhóa lớn hơn vùng là "miền" hay "khu vực" Cấp bậc hẹp hơn của vùng là tiểu vùng.Dưới vùng và tiểu vùng còn có thể phân ra nhỏ hơn nữa tùy thuộc vào thực tế mỗivăn hóa – lịch sử
Trong một vùng văn hóa – lịch sử có thể tồn tại nhiều cộng đồng người khácnhau như cộng đồng chủng tộc, cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng tộc người, cộngđồng tôn giáo Rõ ràng là, giữa vùng văn hóa - lịch sử với các loại cộng đồng kể
Trang 31trên có mối quan hệ gắn bó bởi lẽ trong một không gian địa lý nhất định (miền,vùng, tiểu vùng, ) có thể sinh sống những nhóm cư dân thuộc các chủng tộc nhấtđịnh, nói các ngôn ngữ xác định Tuy vậy phạm vi của vùng văn hóa – lịch sử vàphạm vi các cộng đồng kể trên không nhất thiết trùng khớp nhau Thường là trongmột vùng văn hóa – lịch sử thường là nơi sinh sống của các nhóm cư dân thuộc cácloại hình nhân chủng khác nhau, nói các ngôn ngữ khác nhau, tự nhận mình thuộccác tộc người khác nhau Thậm chí theo những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau
Người ta cũng phân biệt khá rõ sự khác biệt giữa loại hình kinh tế - văn hóa
và vùng văn hóa – lịch sử Nếu vùng văn hóa – lịch sử là một không gian địa lý liêntục, liền khoảnh, thì loại hình kinh tế - văn hóa có thể bao gồm trong nó nhiều vùngđất thuộc những vùng địa lý và đại lục khác nhau
Trong một vùng văn hóa – lịch sử có thể bao gồm những cư dân thuộc vềnhiều loại hình kinh tế - văn hóa khác nhau, cũng như cùng loại hình kinh tế - vănhóa lại thuộc về nhiều vùng văn hóa – lịch sử
Các lý thuyết và trường phái kể trên vừa phản ánh những bước phát triển củanhận thức con người về không gian văn hoá hay nói cách khác về sự tương đồng vàkhác biệt văn hoá Đây là tiền đề lý luận quan trọng trong việc xác định không gianvăn hóa Hàm Rồng
1.1.3.2 Lý thuyết về không gian văn hóa của các học giả Việt Nam
Những nhà nghiên cứu Việt Nam cũng sớm có cảm nhận về các giá trị vănhóa, hiện tượng văn hóa theo các không gian, vùng miền nhất định Mỗi địaphương, vùng miền trong cảm nhận ban đầu của dân gian bao giờ cũng có "tínhtrội" trong tính cách con người, trong các sản vật thiên nhiên, trong nếp sông vănhoá Ví dụ đặc trưng tính cách địa phương:
Quảng Nam hay cãi Quảng Ngãi hay co Bình Định hay lo
Hay đặc trưng văn hóa vùng miền:
Nhà không chái (nhà miền Nam có chái) Đái không ngồi (phụ nữ miền Bắc mặc váy) Nồi không quai (nồi miền Nam thường có quai)
Mặc dù đây mới chỉ là sự so sánh vùng này với vùng khác nhưng đã thể hiệnmột khía cạnh của tư duy phân biệt đặc trưng của các không gian văn hóa
Trang 32Tư duy dân gian còn bước đầu phân định một số vùng/không gian văn hóa quaviệc xác định "xứ" "Xứ" không chỉ là từ chỉ một đơn vị hành chính mà còn chỉnhững vùng đất có những tương đồng nhất định về phương diện phong thổ, khí hậu,dân cư và sinh hoạt văn hóa Phạm vi của "xứ" có thể chỉ là một xóm, một làng (12
xứ Láng, 18 xứ Neo, xứ đồng ), một vùng đất (xứ Đoài, xứ Đông, xứ Bắc, xứNam), một tỉnh (xứ Thanh, xứ Huế, xứ Lạng, xứ Nghệ ), thậm chí một nước (xứTriệu Voi, xứ Anh Đào )
Các công trình nghiên cứu lịch sử - địa lý của Việt Nam cũng sớm có tư duyphân biệt đặc trưng của từng không gian, vùng miền Các sách mang tính chất là
"chí" (ghi chép) hay "địa chí" (ghi chép theo địa dư) xuất hiện ở nước ta khá sớm, từ
thời Trần, Lê như An Nam chí lược của Lê Tắc, Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đến thời Nguyễn như Hoàng Việt nhất thống chí của Phan Huy Chú, Đại Nam nhất thống chí
của Quốc sử quán triều Nguyễn Tuy có phạm vi toàn quốc nhưng các trang tư liệuđược trình bày theo từng địa phương, trong đó thể hiện nhiều yếu tố văn hóa đặc
trưng Ngoài ra, còn nhiều cuốn địa chí đề cập đến một vùng như Ô Châu cận lục của Dương Văn An, Hưng Hóa ký lược của Phạm Thuận Duật, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch, Tuyên Quang phong thổ ký của Nguyễn Văn Bân, Thái Bình phong thổ ký (không rõ tác giả)…
Các tác phẩm đó cho thấy từ rất lâu, dân gian và các tác gia Việt Nam thờitrung đại đã có một ý niệm về "không gian văn hóa" Tất nhiên đó mới chỉ là nhữngcảm nhận, những tiên nghiệm và ý niệm về không gian văn hóa chứ chưa thành kháiniệm khoa học
Nửa cuối thế kỷ XX, nhất là từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu vàbiên soạn các công trình về văn hóa ở Việt Nam bắt đầu thể hiện khuynh hướngnhìn nhận các giá trị văn hóa theo không gian tồn tại, và "không gian văn hóa" bắtđầu được nêu lên thành khái niệm và luận thuyết khoa học
Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa có nhiều công trình nghiên cứumang tính thực nghiệm "lý thuyết vùng văn hóa" áp dụng vào Việt Nam Nghiêncứu sâu về vấn đề không gian văn hóa, vùng văn hoá và phân vùng văn hoá ở ViệtNam có thể kể đến các tác giả:
- GS.TS Đinh Gia Khánh và nhà văn hoá Cù Huy Cận có quan điểm phânvùng văn hóa dựa trên các giá trị văn hóa dân gian tiêu biểu, từ yếu tố cộng đồnglàng xã đến dân tộc, khu vực
Trang 33- Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh: "không gian văn hóa như là một không gianđịa lý xác định, mà ở đó một hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hóa nảysinh, tồn tại, biến đổi và chúng liên kết với nhau như một hệ thống".
- GS.TS Trần Ngọc Thêm và GS.TS.Trần Quốc Vượng khi nghiên cứu và xác
định không gian văn hóa đều thống nhất 2 vấn đề chính:
Thứ nhất, xác định không gian văn hóa dựa trên cơ sở hệ thống các giá trị vănhóa được tích hợp cả về không gian và thời gian làm nổi bật lên các giá trị văn hóacốt lõi của một điểm, một khu vực theo cương vực địa lý, dân cư và diên cách, lãnhthổ tự nhiên
Thứ hai, xác định không gian văn hóa dựa trên những giá trị cốt lõi về văn hóacủa "vùng" được phổ biến lan tỏa, trong một không gian nhất định có chung nhữngmẫu số về giá trị văn hóa, tạo ra một trường văn hóa mang tính tương đối đồng dạng
- GS.TS Phạm Đức Dương xác định không gian văn hóa còn được xem xéttrên bình diện về quá trình diễn biến của ngôn ngữ học văn hóa của các tộc người,trong tiến trình lịch sử ở mỗi vùng địa lý
Tuy quan điểm về lý thuyết "vùng văn hóa" có khác nhau về tiêu chí phânvùng, sự nhận diện vùng văn hóa theo cấu trúc, hệ thống, tổ hợp; hay theo sắc tháivăn hóa Nhưng đều có những thống nhất chung, đó là: "vùng văn hóa" với đặctrưng phản ánh của một "trường văn hóa" và biểu hiện như một "không gian vănhóa" với những giá trị đồng dạng
Khái niệm "không gian văn hóa" còn được áp dụng ở phạm vi hẹp, chỉ những
vùng, miền có những đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội có chung nhữngtương đồng nhất định về địa lý, văn hóa, lịch sử và kinh tế Vấn đề "trường văn hóa"
là một đặc trưng phản ánh sự liên kết, lan tỏa của "Không gian văn hóa" được đánhgiá theo các "cấp độ" để xác định "vùng văn hóa" và "vùng ảnh hưởng" mà một sốtác giả còn quen gọi là "vùng lõi" và "vùng biên"…
Đồng thời khi xem xét trên bình diện hành chính cương vực học, thì các nhà nước
ở mọi thời đại khi phân chia địa giới hành chính từ xã, phường, huyện, tỉnh, miền đềurất chú trọng về địa văn hóa học, địa dân tộc học, địa chính trị học
Nghiên cứu không gian văn hóa Hàm Rồng cần phải quan tâm tới vấn đềtrung tâm và phụ cận, mối quan hệ giữa trung tâm và phụ cận của không gian vănhóa Hàm Rồng
Quy luật phát triển kinh tế- xã hội cũng như văn hóa là không dàn đều màthông thường từ các trung tâm tích tụ rồi lan tỏa ra những vùng xung quanh Vai trò
Trang 34của trung tâm thường là nơi phát sinh, tiếp nhận rồi lan tỏa theo quy luật lan truyềnvăn hóa của cả vùng, nơi là trung tâm phải có những điều kiện về hát triển kinh tế,
là trung tâm chính trị- xã hội, nơi đầu mối giao lưu
1.1.4 Một số tiêu chí xác định không gian văn hóa
Nhận thức về không gian văn hóa liên quan trực tiếp tới việc nêu đặc trưngcủa không gian đó, định ra các tiêu chí phân định, xác định các cấp bậc phân chia vàranh giới của không gian văn hóa Việc nêu lên tiêu chí xác định không gian vănhóa thực chất là một việc làm mang tính chất áp đặt chủ quan lên thực tế văn hóamang tính chất khách quan Tuy nhiên, việc làm này lại hết sức có ý nghĩa trongviệc nhận diện các hệ giá trị văn hóa trong tính đa dạng và thống nhất của văn hóadân tộc Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa ra được các tiêu chí khoa học nhằm xácđịnh các không gian văn hóa với những đặc trưng riêng biệt
Thực chất việc xác định không gian văn hóa là thuộc tư duy phân loại loạihình mà mỗi loại hình như vậy tồn tại trong một không gian nhất định Người ta phảichọn một tập hợp các yếu tố đặc trưng để xác định không gian văn hóa Tập hợp cácyếu tố càng nhiều và càng đặc trưng thì việc xác định không gian văn hóa càng chínhxác Các tiêu chí xác định không phải là bất kỳ và ngẫu nhiên, mà chúng có mối liên
hệ hữu cơ với nhau, tạo nên thể thống nhất phản ánh bản chất của hiện tượng
Các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu các không gian văn hóa đã cố gắng đưa
ra các tiêu chí để xác định không gian văn hóa, chủ yếu thông qua các định nghĩa vềkhông gian văn hóa, vùng văn hóa Ngô Đức Thịnh trong các công trình nghiên cứu
về văn hóa vùng và phân vùng văn hóa đã đề cập đến tiêu chí sự tương đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân cư [114, tr.64].
Tác giả Huỳnh Khái Vinh đã đưa ra các tiêu chí: các đơn vị địa lý dân cư địaphương nằm kề nhau liên tục (1); ở đó có một tập hợp (có khi là hệ thống) các cơcấu và đặc trưng văn hóa được hình thành trên cơ sở tương đồng về quan hệ nguồngốc và lịch sử (2); và có một "mức tự chủ" nhất định và được phân biệt rõ ràng giữacác vùng văn hóa với nhau [Error: Reference source not found, tr.96]
GS Trần Quốc Vượng định nghĩa: "Một vùng văn hóa là một tổng thể - hệthống với một cấu trúc - hệ thống bao gồm các hệ dưới hay tiểu hệ theo lối tiếp cận
hệ thống [141, tr.401]
GS Trần Ngọc Thêm đưa ra các tiêu chí: không gian lãnh thổ liên tục vớihoàn cảnh tự nhiên tương đối đồng nhất ở bên trong và khu biệt với các không gianlãnh thổ liền kề bên ngoài (1), trong đó tồn tại một cộng đồng người thống nhất
Trang 35tương đối (gồm một hai nhiều tộc/nhóm người), đã cùng cư trú và tiếp xúc giao lưuđồng hướng với nhau trong một thời gian đủ dài (2), có một hệ thống giá trị chungđặc thù cho phép khu biệt nó với các hệ thống giá trị của những vùng có liên quan(3)" [110, tr.47].
Như vậy có thể thấy không có hệ tiêu chí bất biến, hay hệ tiêu chí áp dụngcho tất cả việc phân vùng văn hóa của các tác giả Việc phân vùng văn hóa phầnnhiều dựa vào các kết quả nghiên cứu chủ quan của người thực hiện
Hơn nữa, không phải mọi tiêu chí đều có giá trị ngang nhau mà thường cómột tiêu chí mang tính đặc trưng hơn các tiêu chí khác
Có thể hiểu tiêu chí xác định không gian văn hóa là những nhân tố (hay yếutố) quyết định các sắc thái đặc thù của từng không gian Do vậy, đối với mỗi khônggian văn hóa cần xem xét hai loại yếu tố:
Loại yếu tố quyết định, đó là những yếu tố về địa lý, điều kiện tự nhiên nhưkhí hậu, khí tượng, những đặc điểm tộc người của dân cư, đặc điểm cư trú canh tác,ngành nghề, những đặc điểm quá trình phát triển lịch sử đấu tranh vũ trang, v.v…
Loại yếu tố biểu hiện, tức là những biểu hiện văn hoá, mà trên các biểu hiện
đó có những dấu hiệu của cái sắc thái khác biệt của mình Những biểu hiện củakhông gian văn hóa mang tính đa vẻ, thể hiện trên toàn bộ các mặt của đời sống vănhóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, tuy nhiên trong đó đặc trưng hơn cả làlối sống, nếp sống của cư dân, như nếp làm, nếp ăn mặc, đi lại giao tiếp, nếp vuichơi, giải trí, phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng, lễ hội, qua các hoạt động văn hóa,nghệ thuật
Theo chúng tôi, không gian văn hóa được xác định như những vạt màu trênbản đồ chứ không phải ranh giới theo những đường kẻ chỉ rạch ròi, bởi bản thân vănhoá là một thực thể, một hiện tượng phức tạp, thông qua con người mà luôn luôn có
sự giao lưu tiếp biến lẫn nhau Các không gian văn hoá không thể phân chia bằngnhững ranh giới cụ thể và dứt khoát
Một vấn đề nữa là các hiện tượng văn hoá không trải đều, hoặc chung chokhắp các vùng mà rõ ràng có sự hội tụ ở những điểm, tạo thành những "trung tâmvăn hoá vùng" Điều này cho phép ta khi tiến hành "khoanh vùng" không sợ lẫn vớinhững vùng khác Những điểm, những tụ điểm này có một ảnh hưởng đối với chungquanh giống như kiểu quang phổ, càng xa trung tâm càng nhạt dần ảnh hưởng Do
đó, giữa hai vùng văn hoá tiếp điểm nhau sẽ xuất hiện những vùng "đệm" vừa mangsắc thái của văn hoá vùng này vừa có sắc thái của vùng bên cạnh, nhưng chưa đủ đểngả về bên nào và cũng chưa đủ mạnh để tự mình thành một vùng độc lập
Trang 36Cần phân biệt giữa thuật ngữ "không gian văn hóa" và "vùng văn hóa"; vùngvăn hóa là thuật ngữ đã được định dạng, có diên cách cụ thể, còn không gian vănhóa là mang tính phản ánh một giá trị văn hóa được lan tỏa, ảnh hưởng tới mộtphạm vi nhất định Vậy không gian văn hóa Hàm Rồng là một phức thể văn hóađược tích tụ theo không gian và thời gian, phản ánh đậm nét sắc thái văn hóa xứThanh có phạm vi địa lý như thế nào? Đó là một vấn đề cần được lý giải trong mụctiêu nghiên cứu của đề tài
Từ các lý thuyết trên, có thể đưa ra các tiêu chí xác định không gian văn hóa là:
- Có không gian địa lý xác định, có thể xác định đường biên một cách tươngđối;
- Có sự thống nhất về hoàn cảnh tự nhiên và khu biệt với bên ngoài;
Cộng đồng dân cư thống nhất đã cùng cư trú và có chung diễn tiến lịch sử văn hóa trong thời gian đủ dài;
Có hệ giá trị văn hóa (vật thể và phi vật thể) mang đặc trưng chung và phânbiệt được với bên ngoài
- Có sự tích tụ và lan tỏa văn hóa theo không gian và thời gian
Các tiêu chí đề ra trên đây sẽ trở thành công cụ quan trọng để xác định khônggian văn hóa Hàm Rồng
1.2 Xác định không gian văn hóa Hàm Rồng
Để xác định không gian văn hóa Hàm Rồng, chúng tôi giả định vùng trungtâm (vùng lõi) của không gian văn hóa Hàm Rồng là làng cổ Đông Sơn (nơi pháthiện và mang tên nền văn hóa Đông Sơn); phạm vi của không gian văn hóa HàmRồng lan tỏa đậm đặc theo phía Tây Nam Đường biên được xác định với các điểm:Vồm- Tư Phố- Núi Đọ;Vùng Rừng Thông; Nhồi-Mật Sơn- Đền Lê; Bến Ngự -Chùa Tranh – chùa Thanh Hà; Bảng Môn Đình- Tào Xuyên- Hoàng Phượng-Hoằng
Lý Đối chiếu với các tiêu chí đã nêu trên ta thấy như sau:
Tiêu chí 1: Có không gian địa lý xác định, có thể xác định đường biên một cách tương đối
Hàm Rồng nay là địa danh hành chính để chỉ một phường thuộc Thành phốThanh Hóa Tuy nhiên, xét về phương diện địa - lịch sử, địa - văn hóa, không gianvăn hóa Hàm Rồng rộng lớn hơn nhiều so với địa danh hành chính
Nhiều quan điểm cho rằng cảnh quan, địa mạo Hàm Rồng như một tâm điểmkết nối với mọi vùng đất ở xứ Thanh Dưới góc nhìn phong thủy xem Hàm Rồng như
Trang 37một nút thắt, nơi giao nhau của các mạch núi và sông suối (long mạch) Và dưới gócnhìn địa chất học, Hàm Rồng được xem như điểm hội tụ giữa núi, đồng bằng trướcbiển, một hệ quả tất yếu của của quá trình kiến tạo địa chất từ hàng vạn năm.
Hàm Rồng cũng được xem là một vùng đất thiêng liêng Sự thiêng liêngđược tạo dựng bởi nơi đây chứng kiến nhiều sự kiện bi hùng lịch sử và mảnh đất,dòng sông này chứa đựng vô số linh hồn đã ngã xuống trong chiến trận
Hàm Rồng độc đáo bởi sự kết nối một cách đầy đủ với phức hệ biển, đồngbằng, núi, sông của Thanh Hóa Vì vậy, nếu xem văn hóa vùng lõi của xứ Thanh là
vùng đất thành phố Thanh Hóa ngày nay thì cái gọi Không gian văn hóa Hàm Rồng
là cách thức mặc định đặc trưng văn hóa xứ Thanh Tuy nhiên, thật khiên cưỡng khixem xét tính đại diện của một không gian rất giới hạn này có thể bao chứa được hếttinh thần, diện mạo của văn hóa một tỉnh có diện tích tự nhiên đến 11.106 km² và có
3 vùng 3 đặc trưng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi, và có thềm lục địa rộngtới 18.000 km²
Nhiều học giả đưa ra tiêu chí định dạng không gian văn hóa Hàm Rồng lấyđiểm mốc là 3 trung tâm đô thị cổ gồm: thành Tư Phố - thuộc làng Giàng xã ThiệuDương, huyện Thiệu Hóa (phía Tây); Thành Đông Phố - thuộc Đồng Pho, xã ĐôngHòa, huyện Đông Sơn (phía Nam); Hạc Thành - tức vùng đất thành phố Thanh Hóangày nay (phía Đông)
Mặt khác, nhiều học giả khác lại cho rằng không gian văn hóa Hàm Rồngđược xem xét trong giới hạn của các ngọn núi: núi Nhồi - núi Rừng Thông (còn gọi
là Viện Sơn hay Phượng Lĩnh); núi Vồm (Bàn A Sơn); Núi Đông Sơn (Long Hạm)
… Đây chính là địa hạt hiện nay của thành phố Thanh Hóa, một phần các xã ThiệuGiao, Thiệu Tân huyện Thiệu Hóa, thị trấn Rừng Thông, xã Đông Tiến huyện ĐôngSơn, xã Thiệu Hợp, Hoằng Khánh, Hoằng Lý khu vực Ngã Ba Đầu
Tuy nhiên, đường biên của không gian văn hóa là chỉ mang tính tương đối,còn sự liên hệ, chuyển biến, tương tác văn hóa là phổ biến Xác định không gianvăn hóa Hàm Rồng là giúp quy hoạch phát triển văn hóa, du lịch phù hợp với pháttriển kinh tế xã hội và đảm bảo quy luật chung
Tiêu chí 2: Có sự thống nhất về hoàn cảnh tự nhiên và khu biệt với bên ngoài
Cha ông ta đã đúc kết: "Tinh hoa trời đất tụ thành sông núi, tinh hoa sông núi hun đúc thành thánh thần" 1 Hàm Rồng trở thành vùng đất đẹp và thiêng vì hội
tụ được tinh hoa của đất trời Cảnh sơn thủy hữu tình khắp Việt Nam không ít
1 Bia Tiền Phật hậu Thánh dựng năm 1453 ở chùa Bối Khê
Trang 38nhưng hiếm có một nơi nào, ngay giữa đồng bằng châu thổ, cận kề đô thị vẫn có núirộng, sông dài, chỉ cách biển chừng 10km, và thế núi hình sông tạo thành một vẻthiêng liêng, kỳ thú đặc biệt như Hàm Rồng.
Mạch núi Rồng (hay còn gọi là núi Đông Sơn, Trường Sơn ) bắt nguồn từDương Xá, men theo sông Mã uốn lượn nhấp nhô thành hình rồng 99 khúc (99 thực
ra là con số thiêng mang tính ước lệ), đến đoạn cầu Hàm Rồng ngày nay thì độtkhởi thành hình đầu Rồng có đủ cả mắt Rồng (Long Quang), hàm Rồng (LongHạm), mũi Rồng (Long Tỷ) Bên kia sông là ngọn núi Nít (núi Ngọc) đứng riêng
lẻ tạo thành hình rồng vờn hạt ngọc Ở nước ta không ít địa danh gắn với hìnhRồng, nhưng thế núi tạo thành hình một con Rồng toàn vẹn đang vờn ngọc ở ngayvùng đồng bằng như Hàm Rồng - Thanh Hóa là độc nhất vô nhị Tương truyền, CaoBiền (821 - 887) là Tiết độ sứ đất Giao Châu rất giỏi về phong thủy, thấy đất GiaoChâu có nhiều kiểu đất đế vương, sợ dân nơi đây bất khuất khó lòng cai trị nênthường cưỡi diều bay đi xem xét và tìm cách trấn yểm các long mạch để phá vượngkhí của người Nam Nhận thấy Hàm Rồng là huyệt đạo hiếm có nên đã đem tro cốtcủa cha táng vào mong sau này có thể phát đế vương nhưng sau nhiều lần táng,xương cốt cứ bị huyệt núi đùn ra không kết phát Chuyện thực hư chưa rõ, nhưngnhư vậy đủ thấy trong tâm thức dân gian đây là vùng đất thiêng liêng, là long mạchcực mạnh, cực quý
Có nhiều truyền thuyết về việc hình thành núi non Hàm Rồng Có chuyện kểrằng núi Hàm Rồng vốn là một ngọn núi tiên, chỗ ở của các vị thần trên thượnggiới Nhưng quả núi này chân không gắn chặt với đáy biển, cứ bồng bềnh trên mặtnước mênh mông Do đó, thượng đế phải sai mấy con ngao đến đội núi lên để giữcho vững Núi đã vững nhưng chung quanh vẫn còn là biển lớn, chưa tiện cho sự đilại nên Thượng đế lại sai những con kình quẫy khúc làm cho nổi đất lên, tạo ra mộtkhoảng đất bằng chung quanh núi Biển bị lấp còn một ít chỗ không lấp hết trởthành ao Nguyễn Trãi đã mượn sự tích này trong bài thơ "Long Đại nham":
Ngao nổi đội non, non có động Kình bơi lấp biển, biển thành ao
Núi non Hàm Rồng còn gắn với truyền thuyết về vợ chồng nhà Vồm khổng
lồ chiến đấu với tướng nhà Trời để đòi Ngọc Hoàng làm mưa cho hạ giới Kết quảcác tướng đều bị đánh bại, không vị thần nào dám quay về trời nữa mà đành nằm lạiquanh núi Hàm Rồng Tướng Đại Bàng hóa thành núi Bằng Trình, 5 tướng PhượngHoàng hóa thành núi Ngũ Phụng (núi Rừng Thông), Rồng Lửa bị chặt thành khúchóa thành dãy núi Rồng, viên ngọc lửa hóa thành núi Ngọc (núi Nít) Không làm
gì được Vồm, Trời đánh chịu nhún, sai thần Long Mã đi làm sông Thần Long Mã
Trang 39vốn chơi thân với Rồng Lửa nên quấn quýt lấy núi Rồng, chân đặt tới đâu nước tràntới đó hóa thành sông Mã
Sông Mã không chỉ là con sông lớn nhất ở Thanh Hóa mà còn là con sông có
vị trí quan trọng đối với lịch sử - văn hóa - xã hội của đất nước Theo nhà nghiên
cứu Trần Lâm Biền: "Khi nói đến văn minh sông Hồng mà không quan tâm đến con sông Mã thì nền văn minh này trở nên khập khiễng…" Một mặt, sông Mã bồi đắp
nên đồng bằng rộng lớn, màu mỡ mà mức độ rộng lớn và phì nhiêu của nó chỉ đứngsau châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long Mặt khác, do Thanh Hóa bị chắn haiđầu bởi dãy núi Tam Điệp ở phía Bắc và dãy Hoàng Mai ở phía Nam, nên sự thôngthương, trao đổi và cả sự di cư xưa kia chủ yếu theo con dòng sông chính - sông
Mã Sông Mã là đường thông thương huyết mạch giữa miền ven biển, đồng bằngvới thượng lưu ở phía Tây Trên con sông này, lâm thổ sản được chuyên chở từmiền núi về miền xuôi và hàng thủ công, hải sản từ đồng bằng lên miền núi Cácđoàn thuyền tấp nập ngược xuôi nối liền các chợ ven bờ sông Sông Mã còn là consông chuyên chở văn hóa, tạo nên hai bên bờ những hiện tượng văn hóa phong phú,
đa dạng và kỳ thú Có thể nói, sông Mã chính là nhân tố quan trọng nhất hình thànhgiá trị bản sắc văn hóa xứ Thanh
Sau hơn 600km vượt núi rừng trùng điệp, có chỗ lòng sông gần như thẳngđứng, nước chảy xiết như ngựa phi, từ Vĩnh Lộc - đầu vùng đồng bằng châu thổ,dòng nước bớt hung dữ Tại Ngã Ba Bông - nơi "con gà gáy năm huyện cùng nghe"(Vĩnh Lộc, Yên Định, Hà Trung, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa), sông Mã chia nhánh vớisông Lèn để đổ nước ra cửa biển Bạch Câu Đây một vùng mênh mang sông nước,
là rốn nước của đồng bằng sông Mã và là điểm tiếp xúc các sắc thái văn hóa vùngmiền núi, trung du và đồng bằng Linh khí hội tụ tạo thành một không gian thiêngnổi bật với tín ngưỡng thờ Mẫu (đền Cô Bơ, đền Ba Bông )
Chảy tiếp chỉ độ chục cây số, dòng chính của sông Mã hợp lưu với sông Chutại Ngã Ba Đầu (làng Giàng, xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa) Sinh lực của haicon sông lớn của xứ Thanh dồn tụ, giao hòa khiến cho vùng đất này trở nên đắc địa(Trên thực tế, ở bất cứ nơi đâu, vùng ngã ba sông luôn là điểm sinh tụ, tích tụ vănhóa) Đây cũng là điểm đầu của sông Mã ở Hàm Rồng, để từ đây các giá trị văn hóađặc sắc lan tỏa đậm đặc khắp hai bên bờ Để khai thác hết cảnh đẹp vùng Dương Xá -Ngã Ba Đầu, Ngô Thì Sĩ trong thời gian làm Hiến sát xứ Thanh Hóa đã thành lập hội
thi bút Quan lan sào do ông làm chủ soái Trong tập thơ Quan lan sào thi tập của ông
có bài thơ vịnh mười cảnh đẹp núi Bàn A
Từ Dương Xá, dòng sông càng trở nên thơ mộng Chảy qua mạn Đông Bắccủa làng cổ Đông Sơn, sông chia tách 2 dòng: một qua Tào về Lạch Trường, một
Trang 40qua Hàm Rồng để đổ ra cửa Hội Triều Tại Hàm Rồng, núi Rồng và núi Ngọc ở haibên bờ sông chỉ cách nhau khoảng 100m làm cho sông Mã bị thắt lại, dòng nướcđột ngột bị dồn ứ lại tạo thành nhiều xoáy ngầm nước chảy xiết Theo thuật phongthủy, đây là nơi tích tụ linh khí sông núi vô cùng thiêng liêng.
Là nguồn khởi phát, nuôi dưỡng sự sống, sông Mã được coi là con sôngthiêng của nước Nam Đời vua Minh Mệnh thứ 17 (1836) sông Mã được khắc hìnhtượng vào Anh Đỉnh Đến đời Tự Đức thứ 3 (1850) sông Mã được chép vào điện lễ
để thờ cúng
Núi do "rồng thiêng" mà thành, sông bởi "ngựa thần" mà nên Núi sônghuyền thoại đã khiến Hàm Rồng trở thành một vùng thắng tích Từ xưa núi Rồng -sông Mã đã khiến bao du khách say mê Từ bậc phong lưu tài tử như Phạm SưMạnh, Lê Quát, Nguyễn Trãi đến những vị vua thi sĩ như Trần Nghệ Tông, LêThánh Tông, Lê Hiến Tông đều có thơ đề trên vách núi ca ngợi cảnh đẹp HàmRồng Sau này, những danh sĩ Bắc Hà như: Ngô Thì Sĩ, Phan Huy Ích, Ninh Tốncho đến những nhà thơ cận hiện đại như Sầm Phố, Tản Đà, Xuân Diệu, Huy Cận,Trịnh Đường vẫn tiếp nối nguồn cảm xúc được tạo nên từ cảnh núi sông kỳ thú màcho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị
Huyền thoại vùng Hàm Rồng cho thấy quá trình chinh phục tự nhiên khôngmệt mỏi của cư dân đồng bằng sông Mã Xứ Thanh không lưu truyền những câuchuyện về người khổng lồ thời khai thiên lập địa như Nữ Oa hay ông Tát Bể, ông
Kể Sao, ông Đào Sông mà có rất nhiều chuyện về những người khổng lồ mangkích thước vũ trụ như ông Tần lấp bể, ông Tu Nưa cõng đá mở mang bờ cõi, ÔngBưng, chàng Go, ông Vồm quảy núi cày sông tạo nên những vùng canh tác trù phú,tốt tươi Đây là hình ảnh những người nông dân chân lấm tay bùn mà sự đoàn kết,khát vọng và sự quyết tâm của họ trong quá trình chinh phục tự nhiên đã đẩy họ lêntầm vóc vũ trụ qua trí tưởng tượng của dân gian
Đồng bằng sông Mã cũng như đồng bằng Bắc Bộ, từ xa xưa dân đã đắp đê đểbảo vệ sản xuất và đời sống, chế ngự một phần các ảnh hưởng tiêu cực của thủy chếsông ngòi và vùng gió mùa nhiệt đới Nhưng đê điều lại có tác dụng tiêu cực là hạnchế, thậm chí ngăn chặn việc bồi đắp và nâng cao các cánh đồng chiêm trũng Hơnnữa, sự dữ dội của dòng sông Mã hàng năm vẫn gây lũ lụt Do đó đến ngày naynông dân vẫn còn vất vả tiêu úng, cứu lúa trong mùa mưa Khát vọng chế ngự thiênnhiên tạo nên những huyền thoại về các vị thần trị thủy ở vùng này Chính câuchuyện về Rồng Lửa - Long Mã hình thành núi Rồng - sông Mã kể trên là một biểuhiện về khát vọng chinh phục tự nhiên mà vợ chồng Vồm chẳng qua là hiện thânđược phóng đại của cộng đồng cư dân vùng sông Mã Ngay cả địa thế của dãy núi