NGUYỄN DU VÀ SÁNG TẠO TRONG MỘT TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN KIỀU
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
-TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: VĂN HỌC SO SÁNH
Học viên thực hiện : Phạm Thị Hương
Hà Nội -2007
Trang 2MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ VĂN HỌC SO SÁNH Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, xã hội phương Tây giai cấp
tư sản phát triển lên đến đỉnh cao Xã hội loài người chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản Xã hội tư bản đòi hỏi sự giao lưu về khoa học kỹ thuật, văn hóa trong đó có sự giao lưu văn học giữa các nước Đó chính là điều kiện để bộ môn văn học so sánh ra đời, đánh dấu bằng sự kiện thành lập tổ bộ môn Văn học so sánh tại Đại học Lyon (Pháp) vào năm 1896
Trước tiên, chúng ta cần khẳng định văn học so sánh không phải là
so sánh văn học Bởi lẽ so sánh là một thao tác, một thủ pháp So sánh văn học là phương pháp của tất cả các ngành nghiên cứu văn học, không phải riêng của văn học so sánh
Văn học so sánh là một bộ môn trong văn học sử, xuất hiện do những điều kiện lịch sử cụ thể, do sự phân công lao động trong ngành nghiên cứu văn học Văn học so sánh hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành một bộ môn độc lập Nó có đối tượng nghiên cứu riêng, mục đích và phương pháp luận riêng
1 Đối tượng nghiên cứu của văn học so sánh:
Là bộ môn trong văn học sử nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc (hay văn học quốc gia) nên chúng ta phải chú ý mối quan hệ giữa hiện tượng văn học của văn học dân tộc không phải là đối tượng của văn học so sánh Nó chỉ là so sánh văn học mà thôi Đối tượng của văn học so sánh xuất hiện theo dòng lịch sử:
- Văn học so sánh nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp (kéo dài gần thế kỷ) từ đó nảy sinh nhiều vấn đề chưa thỏa đáng Đó là việc xuất hiện
sự phân biệt giữa các nền văn học lớn đối với các nền văn học nhược tiểu, coi văn học thế giới là văn học của các quốc gia có nền văn học lớn
- Văn học so sánh nghiên cứu các hiện tượng tương đồng từ đó phát hiện ra quy luật phát triển văn học, những quy luật chung chi phối sự phát
Trang 3học dân tộc, do đó đưa văn học so sánh thoát khỏi vòng luẩn quẩn khi chỉ
đi vào nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp Văn học so sánh nhờ thế mà phát triển mạnh, mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới, không mâu thuẫn với mục đích của văn học so sánh
- Văn học so sánh nghiên cứu những tính chất, yếu tố đặc thù của các nền ch dân tộc được xác định qua so sánh Ví dụ như khi nói văn học trung đại Việt Nam là bản sao của văn học trung đại Trung Quốc, ta đi tìm hiểu điểm riêng của văn học trung đại Việt Nam từ đó có thể khẳng định văn học trung đại Việt Nam là một nền văn học riêng, không phải là bản sao của văn học trung đại Trung Quốc
2 Mục đích của văn học so sánh.
Có hai mục đích sau:
- So sánh các nền văn học dân tộc để tìm ra tính quy luật phát triển của văn học, phục vụ cho việc nghiên cứu văn học thế giới
- Chứng minh cho tính đặc thù của các nền cho dân tộc
Như vậy, mục đích của văn học so sánh đã đề cập đến cặp phạm trù cái chung, cái riêng trong văn học, cụ thể là mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế Cái chung nằm trong cái riêng Cái riêng bao gồm cái chung và cái đặc thù Mối quan hệ này luôn luôn vận động, phát triển cái chung phải dựa trên cái riêng Không thể lấy một cái riêng để áp đặt cho những cái riêng khác, cũng không thể lấy tiêu chuẩn văn học của một dân tộc để
áp đặt cho các nền văn học dân tộc khác
3 Phương pháp luận văn học so sánh.
Phương pháp luận là khoa học nghiên cứu về các nguyên tắc chỉ đạo công việc thực hành khoa học và nghiên cứu các phương pháp thực hành khoa học đó Phương pháp luận đồng nghĩa với tập hợp các phương pháp Trường bao quát của phương pháp luận đi từ các nguyên tắc đến các phương pháp, kỹ thuật thao tác và quy cách thực hiện một công trình khoa học Bất cứ khâu nào trong này cũng có thể gọi là một vấn đề thuộc phương pháp luận
Trang 4Phương pháp là đối tượng chính của phương pháp luận, là cách thức dùng nghiên cứu đối tượng để đạt đến hiệu quả Phương pháp có một vị trí độc lập tương đối, là tài sản chung của mọi môn khoa học và mọi ngành nghiên cứu Không có phương pháp nào chiếm vị trí độc tôn so với các phương pháp khác Vì vậy, khi xây dựng một đối tượng nghiên cứu và áp dụng các phương pháp để nghiên cứu đối tượng ta cần căn cứ vào tính chất của đối tượng và mục đích nghiên cứu để chọn phương pháp chính, phụ
Phương pháp luận nghiên cứu văn học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu các nguyên tắc chỉ đạo việc thực hành trong nghiên cứu văn học
Phương pháp luận văn học so sánh thuộc cấp độ của phương pháp luận chuyên biệt, chịu sự chi phối của phương pháp luận nghiên cứu văn học, trên nữa là phương pháp luận nghiên cứu khoa học chung
Văn học so sánh không lấy so sánh làm của riêng mà thu nạp tất cả các phương pháp khác và vận dụng dưới sự chỉ đạo của phương pháp luận của nó
Với mục đích, đối tượng và phương pháp luận riêng, văn học so sánh đã hội tủ đầy đủ các yếu tố để trở thành một bộ môn riêng Áp dụng văn học so sánh vào Việt Nam đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho những người quan tâm đến văn học nước nhà
***
NGUYỄN DU VÀ SÁNG TẠO TRONG MỘT
TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN KIỀU Đứng trước “Truyền Kiều”, người viết hiểu rằng mình đang đứng trước một kiệt tác của văn học Việt Nam và thế giới Nhưng từ khi được học và nghiên cứu “Truyền Kiều”, người viết không khi nào hết những băn khoăn Nguyễn Du chuyển thể “Kim Vân Kiều truyện” từ văn xuôi sang thơ, tác giả hầu như không bỏ qua một nhân vật nào, kể cả nhân vật phụ Thậm chí cả chi tiết lầu xanh “bảy chữ, tám nghề”, Nguyễn Du cũng
Trang 5không để sót Điều gì đã biến “Truyền Kiều” trở thành một kiệt tác, tốn biết bao giấy mực của hậu thế, làm thành cả chuỗi “vệ tinh” xung quanh
nó như bói Kiều, vịnh Kiều …? Trong khuôn khổ của một đề tài nhỏ, người viết xin so sánh giữa nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân và
“Truyền Kiều” của Nguyễn Du thông qua đoạn trích “Thúy Kiều gặp Kim Trọng” để thấy được sự sáng tạo ngôn ngữ thơ ca, cách biểu đạt tinh tế của thi nhân Việt Nam
Người viết đã được tiếp cận với “Một số nhận xét về “Kim Vân Kiều truyện” với “Đoạn trường tân thanh” của ba tác giả Nguyễn Thạch Giang, Triệu Ngọc Lan và Lô Úy Thư Ở bai này các tác giả đã đặt ra một vấn đề trong khi so sánh nguyên tác và chuyển thể: “Đoạn trường tân thanh” được sáng tác theo “Kim Vân Kiều truyện”, vì vậy, phần nào là phần sáng tạo của Nguyễn Du, phần nào là theo ý của Thanh Tâm Tài Nhân? Để giải quyết vấn đề này, theo ý của tác giả, ta cần phải dựa trên
sự so sánh đối chiếu hai tác phẩm để rút ra số liệu cụ thể mới định giá được Tác giả đã thống kê được các số liệu sau: trong 3254 câu Kiều có
1313 câu theo ý của “Kim Vân Kiều truyện”, 1941 câu do Nguyễn Du sáng tạo Điều đáng chú ý là trong bố cục Nguyễn Du đã bỏ 2/3 ý của
“Kim Vân Kiều truyện” Từ những thống kê ấy tác giả đã rút ra bốn nhận xét:
1 Nguyễn Du đã lược bỏ đi 2/3 cuốn truyện (ông đã loại 142 trang trên tổng số 214 trang cuốn “Kim Vân Kiều truyện”)
2 1941 câu còn lại là do công lao của Nguyễn Du sáng tạo, từ đó có thể khẳng định “Truyền Kiều” không phải là một tác phẩm dịch, nó có hệ thống hình tượng riêng nhờ biệt tài sử dụng ngôn ngữ kể chuyện của tác giả
3 Thâu góp tinh hóa ngôn ngữ dân tộc, Nguyễn Du đã xây dựng nên những hình tượng đẹp đẽ như thiên nhiên, đời sống nội tâm của nhân vật…
Trang 64 Để phục vụ bố cục chặt chẽ cốt truyện của mình, Nguyễn Du còn chuyển ý từ hồi này sang hồi khác, sắp xếp lại các chi tiết hành động của nhân vật, tạo ra môi trường hoạt động cho các tính cách được thể hiện
Theo ý kiến của người viết, các tác giả trên đã có dụng ý so sánh ngôn ngữ kể chuyển của Nguyễn Du với Thanh Tâm Tài Nhân để thấy được sự sáng tạo của Nguyễn Du Song, bằng số liệu thống kê, các tác giả trên khẳng định “Truyền Kiều” không phải là một tác phẩm dịch thì chưa
đủ sức thuyết phục Bởi lẽ thực tế, trên tất cả mọi phương diện như về cốt truyện, hệ thống nhân vật, nội dung xã hội, màu sắc triết lý, các phân đoạn, thứ tự biến động của các chi tiết, tình tiết… đều thấy sự khác biệt là không đáng kể Sự khác biệt đó không làm thay đổi cốt truyện, cũng như không phải là dấu hiệu sự khác biệt trong lý tưởng thẩm mỹ giữa Nguyễn
Du và Thanh Tâm Tài Nhân
Một bài viết khác với nhan đề “Tiếp nhận truyện Kiều của Nguyễn
Du trong sự so sánh với “Kim Vân Kiều truyện” của “Thanh Tâm Tài Nhân”, tác giả La Sơn Nguyễn Hữu Sơn đã nêu ra ba vấn đề lớn:
1 Tác giả cho rằng: Nguyễn Du lược bỏ một số chi tiết trong nguyên tác là việc làm phù hợp với thể loại “Kim Vân Kiều truyện” thuộc
về thể tài văn xuôi tự sự nên thiến về mô tả sự kiện, đi sau khai thác thực tại, khắc họa chân dung nhân vật một cách cụ thể, chi tiết, linh động qua việc sử dụng các hình thức kể chuyện “Truyền Kiều” của Nguyễn Du được thể hiện bằng văn vần Tác phẩm được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ
có cảm xúc chủ quan của tác giả - người chuyển tác trên cơ sở một tác phẩm cũ đồng thời phải xây dựng tác phẩm mới tuân theo quy luật vần điệu, nhạc tính … của thơ lục bát
2 Các công trình nghiên cứu “Truyền Kiều” trước đây hầu hết chỉ tập trung vào nội dung xã hội như: giá trị hiện thực, tư tưởng định mệnh, triết lý đạo phật… Song, những vấn đề trên đã được Thanh Tâm Tài Nhân thể hiện đầy đủ trong nguyên tác Vì vậy, những đóng góp của Nguyễn Du
Trang 73 Tác giả đã chỉ ra hai thiếu sót của các nhà nghiên cứu cả ở Việt Nam và Trung Quốc khi tiếp cận “Truyền Kiều”
- Ở Việt Nam: chỉ bình luận phần nội dung, nghệ thuật sẵn có từ trước, không phải là những sáng tạo, cống hiến của Nguyễn Du; chưa chú
ý đến phân tích, so sánh văn bản
- Ở Trung Quốc: chỉ quan tâm so sánh trên phương diện nội dung chung nhất mà không chú ý tới sự khác biệt đặc trưng thể loại, tâm lý tiếp nhận của dân tộc Việt Nam đối với thể thơ lục bát truyền thống, với loại hình truyện thơ Nôm; không lý giải tại sao “Truyền Kiều” lại phổ biến khắp mọi miền quê, đi vào từng câu hát lời ru của người Việt…
Đồng thời tác giả cũng mở ra một hướng nghiên cứu mới: đi sâu nghiên cứu so sánh văn bản giải mã sự sáng tạo trong quá trình chuyển hóa từ loại hình văn xuôi tự sự tới thi ca, sự chuyển tải nội dung tâm hồn dân tộc, ngôn ngữ dân tộc… không phải nhằm chứng minh sự “hơn- kém”
mà mục đích chính là lí giải giá trị và đặc trưng mỗi loại tác phẩm, mối quan hệ, ảnh hưởng, giao lưu văn học đặt trong quá trình phát triển văn học ở phạm vi khu vực, và có tính chất toàn thế giới, và tác giả đặt nhiệm
vụ này cho văn học so sánh
Có được sự gợi ý của tác giả trên, người viết muốn so sánh hai văn bản để từ đó tìm ra sự sáng tạo của Nguyễn Du trong quá trình chuyển tác, thấy được vẻ đẹp đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca vốn giàu hình ảnh và nhạc điệu mà Nguyễn Du đã tinh tế chắt lọc trong kho tàng ngôn ngữ dân tộc
Mấy nhân vật Thúy Kiều, Kim Trong, Thúy Vân… nếu chỉ đọc thoáng qua thì không thấy gì đặc biệt Số phận, đường đi nước bước cùa
họ đại thể chẳng có gì thay đổi so với nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân Nhưng nếu đối chiếu kỹ, cách thức mà Nguyễn Du sử dụng để đưa
họ vào lòng người đọc có nhiều nét khác biệt Do đó, ít hay nhiều hình ảnh nhân vật hiện lên trong suy nghĩ, trong sự cảm của người đọc không còn nguyên vẹn như trong nguyên tác Chúng ta hãy cùng đối chiếu một
Trang 8đoạn trích Kim Trọng gặp gỡ chị em Thúy Kiều từ đó đưa ra nhận xét: họ
đã thay đổi ra sao khi ở trong sáng tác của Nguyễn Du
Hai chị em cô Kiều của Nguyễn Du dịu dàng và đoan trang hơn các bậc liền chị của họ Trong sách của Thanh Tâm Tài Nhân, hai cô Kiều không có một chút e lệ, ngại ngùng nào khi Kim Trọng tới Vương quan phải lên tiếng nhắc nhở “các chị hãy nên tạm lánh” Nhưng mặc dù phải lánh đi cho phải phép Thúy Kiều “vẫn liếc trộm dung nhan, thấy Kim là người phong lưu, tuấn tú” Và rồi lánh ra “phía sau mộ” của Đạm Tiên
Hai chị em cô Kiều của Nguyễn Du không đợi nhắc nhở mà tự động tránh mặt Các cô không liếc trộm, mà cũng không đi ra sau mộ, các cô
“nép vào dưới hoa” Người ngọc nép vào hoa - đây là một hình ảnh rất đẹp, không nhạy cảm và tinh tế như Nguyễn Du, sao có chi tiết thơ này
Chàng Vương Quan mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
Kim Trọng của Thanh Tâm Tài Nhân si tình nhưng hơi kệch Hành động thì vội vã (vội vã xuống ngựa vái chào vương Quan), nói với Vương Quan), nói với Vương quan không thật đàng hoàng “làm ra vẻ tự nhiên hỏi chuyện” Khi Vương Quan không chối từ được yêu cầu cho Kim Trọng gặp hai người chị của mình, Kim Trọng nôn nóng, xấu hổ “không đợi trả lời, cũng theo sát Vương quan, thành ra các cô không kịp tránh”
Còn đây là chàng Kim của Nguyễn Du:
Tuyết in sắc ngựa câu giòn
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trởi Nẻo xa mới tỏ mặt người
Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình
Hài văn lần bước dặm xanh Một vùng như thế cây quỳnh cành dao
Thật xứng đáng “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa” Chàng Kim của Thanh Tâm Tài Nhân nói nhiều, nghĩ nhiều mà lại cũng… “hơi
Trang 9tham” nữa: “Ngay giờ phút ấy chàng đã nhẩm ở trong dạ rằng: nếu không lấy được hai cô gái này thì trọn đời quyết chẳng lấy ai”
Nguyễn Du đã không để cho chàng Kim của mình nói câu nào, cũng không để chàng nghĩ quyết lấy 2 cô gái Ông tước đi tất cả và thay bàng miêu tả tâm trạng, miêu tả mối tình sét đánh của cả hai phía:
Người quốc sắc, kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn Trong “Kim Vân Kiều truyện” , Kim Trọng ngỏ lời từ biệt vì sợ Vương quan Nhưng chàng chưa đi “và ngay lúc đó thì Vương Viên Ngoại cho người đến đón, cả ba chị em lập tức lên kiệu Còn chàng Kim thì cũng lên ngựa rẽ ngả khác” Nguyễn Du tước bỏ chi tiết đến đón Ông để cho Kim Trọng ra đi trong sự lưu luyến, tiếc nuối: “Khách đà lên ngựa người còn ghé theo” Giữa hàng loạt các từ “nhìn”, “ngó”, “liếc”, “trông”… chỉ
có “ghé” - nhìn theo một cách e lệ, kín đáo là thích hợp cho người thùy
mị, đoan trang Người ra đi là Kim, người nhìn theo là Kiều nhưng Nguyễn Du không viết “Kim đã lên ngựa, Kiều còn ghé theo”, cũng không viết “chàng đà lên ngựa, ngàng còn ghé theo”… mà viết “khách” và
“người” “Khách” là để nhất quán, còn “người” là để chỉ chung mà không
rõ ra là Kiều, Vương Quan hay Vân Nhưng “ghé theo” chỉ có thể là cái nhìn của hai cô gái trẻ
Bây giờ ta xem xét một vài chi tiết nho nhỏ khác để thấy Nguyễn
Du đã thay đổi như thế nào, đã làm cho tất cả trở nên tao nhã ra sao
“Bỗng nghe tiếng nhạc vang từ phía xa xa” Nguyễn Du viết “Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần” Nhạc trung tính thành ra “nhạc vàng” (nhạc đẹp, nhạc hay - cũng như là lời vàng, dao vàng, mình vàng) và
“nghe gần gần” cụ thể hơn “xa xa” Nó diễn tả rõ là chàng Kim đang tiến lại, đang rút ngắn khoảng cách Kim Trọng của Thanh Tâm Tài Nhân trở nên thong thả, ung dung trong thơ Nguyễn Du
Trang 10- Lỏng buông tay khấu, bước lần dặm băng (khi đi ngựa)
- Hài văn lần bước dặm xanh (khi xuống ngựa)
“Một chàng nho sĩ cưỡi ngựa tiến đến”, dưới ngòi bút của Nguyễn
Du chàng ta trở thành văn nhân Con ngựa trở nên cụ thể hơn: ngựa non, ngựa đẹp, lông trắng như tuyết (tuyết in sắc ngựa câu giòn) và chàng Kim cũng được tả kỹ hơn với chiếc áo màu có khéo pha làm cho bầu trời cũng tươi non trở lại: “Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời” Không những thế Kim Trọng xuất hiện còn làm cho cả một vùng vốn đầy âm khí bỗng trở nên đầy sức sống và tươi đẹp: “Một vùng như thể cây quỳnh cành giao”
Điều cuối cùng khi Kim Trọng ra về trong sự lưu luyến theo, Nguyễn Du đã điểm vào đó hai câu tả cảnh:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Dòng nước trong thành ra trong veo, độ trong tinh khiết và sáng Hình như nó cũng vì mối tình trong trẻo kia mà trở nên thanh tịnh hơn Không gian trên cao như có dây tơ, tơ liễu nhuộm trong bóng chiều bừng sáng “thướt tha” vừa yêu kiều lại vừa luyến lưu, bịn rịn Đã bao lần Nguyễn Du nhắc đến thời gian chiều ta trong đoạn thơ này Đến đây bóng
tà chuyển thành “bóng chiều” nhuộm vào tơ liễu và lưu giữa mãi vẻ sáng đẹp, tha thướt in xuống gương nước dưới cầu Dòng nước trong veo như tấm gương phản chiếu tạo cho cảnh lung linh…
Chỉ một đoạn “Truyền Kiều”, Nguyễn Du đã đem vào bao nhiêu mới mẻ của riêng ông Cả “Truyền Kiều” còn bao nhiều điều sáng tạo: từ chuyện chi tiết nhỏ bé, đến những yếu tố lớn hơn về tình cảm, thái độ Từ tiểu thuyết chuyển thể thành truyện thơ Nôm, mặc dầu không có gì mới về nội dung, tư tưởng, song “Truyền Kiều” của Nguyễn Du được người Việt yêu mến bởi nó phù hợp với tâm lý tiếp nhận của người Việt, nơi mà bất
cứ ai cũng có thể làm và đọc lên được vài câu lục bát, phổ vào đó một phông văn hóa mới - phông văn hóa Việt Nam