MA TRẬN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG VIII HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 NHÔM Tổng số câu: 40 Giáo viên biên soạn: Dương Lê Hoài Bảo - Trường THPT Nguyễn Huệ Giáo viên phản biện: Cao Thị Hưởng - Trường THPT Quang Trung Mức độ Nội dung BIẾT HIỂU VẬN DỤNG (Bài toán) Tiết pp ch.trình Ghi chú Nhôm 5 2 2 51 Hợp chất của nhôm 6 2 2 52 Hợp kim quang trọng của nhôm 1 0 2 53 Sản xuất nhôm 4 2 2 54 Thực hành 3 2 0 0 55 Kiến thức tổng hợp về nhôm 0 4 4 56 CỘNG 18 45% 10 25% 12 30% Tổng cộng 40 câu NỘI DUNG CÂU HỎI Câu 1: (51; Biết) Tính chất hóa học cơ bản của nhôm là *A. dễ bị oxi hóa. B. dễ bị khử. C. khó bị oxi hóa. D. khó bị khử. Câu 2: (51; Biết) Ion Al 3+ có cấu hình electron là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 . *C. 1s 2 2s 2 2p 6 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 9 . Câu 3: (51; Biết) Nhôm có một số tính chất vật lí sau: 1. Là kim loại nhẹ; 2. Màu trắng bạc; 3. Nhiệt độ nóng chảy không cao lắm; 4. Có cấu tạo mạng lập phương tâm khối; 5. Mật độ electron tự do tương đối nhỏ; 6. Khả năng dẫn điện và nhiệt tốt. Các tính chất được nêu đúng là A. 1, 3, 5, 6. B. 2, 3, 4, 5. *C. 1, 2, 3, 6. D. 1, 2, 4, 6. Câu 4: (51; Biết) Nhôm không tác dụng được với A. Cr 2 O 3 ở nhiệt độ cao.B. Cl 2 . C. S đun nóng. *D. dung dịch MgSO 4 . Câu 5: (51; Biết) Trong các phản ứng sau,phản ứng nhiệt nhôm là A. 2Al + 3Cl 2 = 2AlCl 3 *B. 2Al + Cr 2 O 3 = Al 2 O 3 + 2Cr C. 4Al + 3O 2 = 2Al 2 O 3 D. 2Al + 6H 2 O = 2Al(OH) 3 + 3H 2 Câu 6: (51; Hiểu) Không được dùng nồi nhôm để nấu xà phòng vì *A. nhôm bị phá hủy do tác dụng với dung dịch kiềm. B. nhôm bị phá hủy do tác dụng được với chất béo. C. phản ứng xà phòng hóa không xảy ra khi có sự hiện diện của nhôm. D. nhôm bị ăn mòn theo kiểu điện hóa. Câu 7: (51; Hiểu) Nhôm khử được nước rất chậm và khó nhưng lại khử được nước dễ dàng trong dung dịch kiềm là do A. nhôm có tính khử yếu nên cần có môi trường kiềm để tạo dung dịch điện li thúc đẩy sự ăn mòn điện hóa. B. nhôm không tan trong nước nên nhôm không tác dụng với nước. C. nước là chất điện li yếu nên nhôm không khử được. *D. Chất kiềm hòa tan Al(OH) 3 nên nhôm khử nước dễ dàng hơn. Câu 8: (51; Vận dụng) Để khử hoàn toàn 6,96 gam oxit sắt từ cần m gam bột nhôm (hiệu suất 100%). Giá trị của m là A. 0,81. *B. 2,16. C. 2,349. D. 1,74. t 0 t 0 t 0 t 0 Câu 9: (51; Vận dụng) Cho m gam nhơm tác dụng với dung dịch HNO 3 lỗng dư, sau phản ứng thu được 0,672 lít khí N 2 duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là A. 8,1. B. 0,81. *C. 2,7. D. 4,05. Câu 10: (52; Biết) Để chứng minh Al 2 O 3 là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với A. dung dịch HCl và dung dịch NH 3 . B. dung dịch NaOH và dung dịch NH 3 . C. dung dịch HNO 3 và dung dịch Na 2 CO 3 . *D. dung dịch H 2 SO 4 và dung dịch KOH. Câu 11: (52; Biết) Để chứng minh Al(OH) 3 là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với A. dung dịch H 2 SO 4 và dung dịch NH 3 . B. dung dịch KOH và dung dịch Na 2 SO 4 . *C. dung dịch HCl và dung dịch NaOH. D. dung dịch HNO 3 và đun nóng Al(OH) 3 ở nhiệt độ cao. Câu 12: (52; Biết) Al(OH) 3 khơng thể điều chế được bằng phản ứng giữa A. dung dịch AlCl 3 và dung dịch NaOH vừa đủ. B. dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 và dung dịch NH 3 . *C. Al 2 O 3 và H 2 O ở nhiệt độ cao. D. dung dịch NaAlO 2 và khí CO 2 . Câu 13: (52; Biết) Cho sơ đồ chuyển hóa sau Al(OH) 3 0 t → X → điện phân nóng chảy Y + dd NaOH → Z X, Y, Z lần lượt là *A. Al 2 O 3 , Al, NaAlO 2 . B. AlCl 3 , Al, Al(OH) 3 . C. Al, Al 2 O 3 , NaAlO 2 . D. Al 2 O 3 , Al, Na 2 AlO 2 . Câu 14: (52; Biết) Cơng thức hóa học của phèn chua là A. K 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .6H 2 O B. K 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .5H 2 O. *C. K 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O. D. K 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .12H 2 O. Câu 15: (52; Biết) Cho phèn chua vào nước giếng khoan, nước sơng, nước hồ … với tác dụng chủ yếu là A. khử mùi. B. diệt khuẩn. C. khử tạp chất trong nước. *D. làm trong nước. Câu 16: (52; Hiểu) Phân biệt 3 chất rắn Mg, Al, Al 2 O 3 chỉ cần dùng 1 thuốc thử là A. dung dịch HCl. *B. dung dịch NaOH. C. dung dịch CuSO 4 . D. dung dịch NH 3 . Câu 17: (52; Hiểu) Phân biệt 3 dung dịch : NaCl, MgCl 2 , AlCl 3 chỉ cần dùng 1 thuốc thử là *A. dung dịch NaOH. B. dung dịch H 2 SO 4 lỗng. C. dung dịch Na 2 SO 4 . D. dung dịch AgNO 3 . Câu 18: (52; Vận dụng) Hòa tan hồn tồn 31,2 gam hỗn hợp X gồm Al và Al 2 O 3 trong dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít khí H 2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng Al 2 O 3 trong hỗn hợp là A. 22,12%. B. 34,61%. C. 48,08%. *D. 65,39%. Câu 19: (52; Vận dụng) Cho 100ml dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 1M vào 100ml dung dịch NaOH 6,5M thu được m gam Al(OH) 3 kết tủa. Giá trị của m là A. 7,8. *B. 11,7. C. 15,6. D. 16,9. Câu 20: (53; Biết) Hợp kim khơng phải của nhơm là A. hợp kim silumin. B. hợp kim đuyra. *C. hợp kim inox. D. hợp kim electron. Câu 21: (53; Vận dụng) Hòa tan 9 gam hợp kim Al, Cu, Fe trong dung dịch NaOH đặc, nóng có dư thu được 6,72 lít khí H 2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của nhơm trong hợp kim là *A. 60%. B. 54%. C. 90%. D. 81%. Câu 22: (53; Vận dụng) Hòa tan hồn tồn 17,1 gam hỗn hợp Al, Al 4 C 3 trong dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng của Al 4 C 3 trong hỗn hợp là A. 7,92 gam. B. 9 gam. C. 13,05 gam. *D. 14,4 gam. Câu 23: (54; Biết) Trong cơng nghiệp nhơm được sản xuất từ A. đất sét (Al 2 O 3 .2SiO 2 .2H 2 O). B. criolit (Na 3 AlF 6 ). *C. boxit (Al 2 O 3 .2H 2 O).D. nhơm phế liệu. Câu 24: (54; Biết) Trong cơng nghiệp hiện đại, nhơm được sản xuất bằng cách A. điện phân AlCl 3 nóng chảy. *B. điện phân Al 2 O 3 nóng chảy. C. dùng kali khử AlCl 3 nóng chảy. D. nhiệt phân Al 2 O 3 . Câu 25: (54; Biết) Khi điện phân Al 2 O 3 nóng chảy người ta thêm chất criolit Na 3 AlF 6 nhằm 1. làm hạ nhiệt độ nóng chảy của Al 2 O 3 . 2. tạo được dung dịch có tính dẫn điện tốt hơn. 3. thu được F 2 bên anôt thay vì là O 2 . 4. tạo hỗn hợp Al 2 O 3 + Na 3 AlF 6 nhẹ hơn nhôm nổi lên trên bảo vệ nhôm nóng chảy không bị không khí oxi hóa. Trong các lí do trên, lí do đúng là A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1, 3, 4. *D. 1, 2, 4. Câu 26: (54; Biết) Trong quá trình sản xuất nhôm, ở cực âm (catôt) xảy ra quá trình *A. khử Al 3+ thành Al. B. oxi hóa Al 3+ thành Al. C. oxi hóa O 2- thành O 2 . D. khử O 2- thành O 2 . Câu 27: (54; Hiểu) Nếu thổi từ từ khí CO 2 đến dư vào dung dịch NaAlO 2 thì A. dung dịch vẫn trong suốt. *B. có kết tủa keo trắng Al(OH) 3 . C. có kết tủa keo trắng Al(OH) 3 , sau đó kết tủa tan dần rồi mất hẳn. D. có kết tủa Al 2 (CO 3 ) 3 màu trắng. Câu 28: (54; Hiểu) Để tách Fe 2 O 3 ra khỏi hỗn hợp Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 , SiO 2 ta có thể dùng A. dung dịch HCl. B. dung dịch HNO 3 . *C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NH 3 . Câu 29: (54; Vận dụng) Để sản xuất 5,4 tấn nhôm với hiệu suất 80% thì khối lượng nhôm oxit cần dùng là A. 10,2 tấn. *B. 12,75 tấn. C. 8,16 tấn. D. 5,1 tấn. Câu 30: (54; Vận dụng) Lấy 34 tấn quặng boxit có lẫn 10% tạp chất đem sản xuất nhôm với hiệu suất 80%, khối lượng nhôm thu được là A. 16,2 tấn. B. 10,125 tấn. C. 20,25 tấn. *D. 12,96 tấn. Câu 31: (55; Biết) Cho một miếng nhỏ natri vào nước có chứa vài giọt phenolphtalein sẽ thấy A. có hiện tượng sủi bọt khí, dung dịch sau phản ứng không màu. B. có hiện tượng sủi bọt khí, dung dịch sau phản ứng có màu xanh. C. có hiện tượng sủi bọt khí, dung dịch sau phản ứng có màu đỏ. *D. có hiện tượng sủi bọt khí, dung dịch sau phản ứng có màu đỏ tím. Câu 32: (55; Biết) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl 3 thì A. dung dịch vẫn trong suốt, không có hiện tượng xảy ra. *B. thấy xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan dần, dung dịch trở nên trong suốt. C. thấy xuất hiện kết tủa nhưng kết tủa tan ngay, khi NaOH dư thì kết tủa bắt đầu xuất hiện. D. thấy xuất hiện kết tủa, kết tủa này không tan trong NaOH dư. Câu 33: (56; Hiểu) Để phân biệt dung dịch MgSO 4 và dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 ta có thể dùng A. dung dịch NH 3 . *B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HNO 3 . D. dung dịch BaCl 2 . Câu 34: (56; Hiểu) Cho sơ đồ chuyển hóa sau AlCl 3 3 dd NH+ → X Y+ → NaAlO 2 2 2 CO + H O+ → Z X, Y, Z lần lượt là A. Al(OH) 3 , Na, Na 2 CO 3 . B. Al 2 O 3 , NaOH, NaHCO 3 . *C. Al(OH) 3 , NaOH, NaHCO 3 . D. Al 2 O 3 , NaOH, Al(OH) 3 . Câu 35: (56; Hiểu) Có thể dùng quỳ tím để phân biệt được các dung dịch A. NaOH, Na 2 CO 3 , NaCl. B. MgCl 2 , NaCl, AlCl 3 . C. HCl, KCl, CaCl 2 . *D. NaCl, Na 2 CO 3 , AlCl 3 . Câu 36: (56; Hiểu) Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn gồm Mg, Al, Al 2 O 3 ta có thể dùng A. dung dịch NaOH. *B. dung dịch H 2 SO 4 loãng. C. dung dịch HNO 3 đặc, nguội. D. dung dịch K 2 CO 3 . Câu 37: (56; Vận dụng) Hòa tan hoàn toàn 22 gam hỗn hợp gồm Al và Fe bằng dung dịch HNO 3 loãng, dư thì thu được 13,44 lít khí NO duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng của Al trong hỗn hợp là *A. 10,8 gam. B. 5,4 gam. C. 8,1 gam. D. 13,5 gam. Câu 38: (56; Vận dụng) Chia hỗn hợp A gồm Al và Mg thành 2 phần bằng nhau. - Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lít khí H 2 ở điều kiện tiêu chuẩn. - Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 3,36 lít khí H 2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng Mg có trong hỗn hợp A là A. 2,7 gam. B. 3,6 gam. *C. 7,2 gam. D. 5,4 gam. Câu 39: (56; Vận dụng) Trộn 6,48 gam Al với 16 gam Fe 2 O 3 , thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Khi cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí H 2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là A. 62,5%. B. 75%. C. 83,33%. *D. 100%. Câu 40: (56; Vận dụng) Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam kim loại R trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng lên 3,6 gam. Kim loại R là A. Zn. *B. Al. C. Mg. D. Fe. . MA TRẬN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG VIII HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 NHÔM Tổng số câu: 40 Giáo viên biên soạn: Dương Lê Hoài Bảo - Trường. hợp về nhôm 0 4 4 56 CỘNG 18 45% 10 25% 12 30% Tổng cộng 40 câu NỘI DUNG CÂU HỎI Câu 1: (51; Biết) Tính chất hóa học cơ bản của nhôm là *A. dễ bị oxi hóa. B. dễ bị khử. C. khó bị oxi hóa. D Trường THPT Quang Trung Mức độ Nội dung BIẾT HIỂU VẬN DỤNG (Bài toán) Tiết pp ch.trình Ghi chú Nhôm 5 2 2 51 Hợp chất của nhôm 6 2 2 52 Hợp kim quang trọng của nhôm 1 0 2 53 Sản xuất nhôm 4 2