b/ Điện phân dung dịch muối halogienua của kim loại kiềm * c/ Điện phân nóng chảy muối halogienua hoặc hidroxit kim loại kiềm d/ Dùng kim loại có tính khử mạnh đẩy kim loại kiềm ra khỏi
Trang 1Trường THPT Trần Phú CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
“ Hoá học vô cơ lớp 12- “ Kiến thức tổng hợp chương “
-Câu 1: (36; Biết) Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là :
* a/ Dễ cho electron
b/ Dễ cho protôn
c/ Dễ nhận protôn
d/ Dễ nhận electron
Câu 2: (35; Biết ) Mệnh đề nào sau đây luôn đúng:
a/ Ở nhiệt độ thường, tất cả kim loại đều ở thể rắn
b/ Nhiệt độ của kim loại càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng cao
c/ Kim loại có khả năng dẫn điện càng cao thì tính khử càng mạnh
*d/ Những tính chất vật lý chung của kim loại như: dẫn điện , dẫn nhiệt… là do electron tự do trong kim loại gây ra
Câu 3: ( 37; Biết ) Phát biểu nào sau đây luôn đúng:
a/ Những chất hay ion thì hoặc chỉ có tính khử hoặc chỉ có tính oxi hoá
b/ Một chất hay ion có tính oxi hoá gặp chất hay ion có tính khử nhất thiết xảy ra phản ứng oxi hoá khử
* c/ Kim loại có tính khử càng mạnh thì ion của kim loại đó có tính oxi hoá càng yếu
d/ Hợp chất sắt (II) chỉ có tính khử
Câu 4: (39; Biết) Điều gì xảy ra ở 2 điện cực trong quá trình ăn mòn điện hoá :
a/ Sự oxi hoá ở 2 điện cực
b/ Sự khử ở 2 điện cực
* c/ Sự oxi hoá ở cực âm và sự khử ở cực dương
d/ Sự oxi hoá ở cực dương và sự khử ở cực âm
Câu 5: (35; Biết ) Những kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện , dẫn nhiệt … khác nhau là do :
a/ Mật độ ion dương kim loại khác nhau
* b/ Mật độ electron tự do trong kim loại khác nhau
c/ Kiểu mạng tinh thể khác nhau
d/ Bán kính nguyên tử khác nhau
Câu 6: (41; Biết) Điện phân dung dịch muối có chứa các ion : Fe3+ , Fe2+ , Cu2+ thứ tự các ion xảy ra ở catot là :
a/ Fe2+, Fe3+, Cu2+
b/ Fe2+, Cu2+, Fe3+
c/ Cu2+, Fe2+, Fe3+
* d/ Fe3+, Cu2+, Fe2+
Câu 7: (44; Biết ) Trong nhóm IA đi từ trên xuống thì:
a/ Tính kim loại giảm dần và bán kính nguyên tử giảm dần
* b/ Năng lượng ion hoá giảm dần và bán kính nguyên tử tăng dần
c/ Tính kim loại giảm dần và bán kính nguyên tử tăng dần
d/ Năng lượng ion hoá tăng dần và bán kính nguyên tử giảm dần
Câu 8: (45;Biết ) Phương pháp điều chế kim loại kiềm là:
a/ Khử oxít kim loại kiềm ở nhiệt độ cao bằng CO
Trang 2b/ Điện phân dung dịch muối halogienua của kim loại kiềm
* c/ Điện phân nóng chảy muối halogienua hoặc hidroxit kim loại kiềm
d/ Dùng kim loại có tính khử mạnh đẩy kim loại kiềm ra khỏi dung dịch của chúng
Câu 9: (44: Biết ) Kim loại kiềm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
* a/ ns1
b/ ns2
c/ ns2 np1
d/ ns1 np1
Câu 10: (45; Biết ) Kim loại kiềm có tinh khử mạnh và tan trong nước, để bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm chúng trong dầu hoả để :
a/ Dầu hoả tạo lớp màng bảo vệ trên bề mặt kim loại kiềm , nên khi đưa ra ngoài không khí hay cho vào nước kim loại kiềm không bị oxi hoá
* b/ Cách li kim loại kiềm với không khí, bảo vệ kim loại kiềm không bị oxi hoá do dầu hoả không tác dụng với kim loại kiềm
d/ Dầu hoả không thấm nước, không thấm khí nên ngăn kim loại kiềm không bị oxi hoá bởi nước và không khí
Câu 11: (47; Biết) Chỉ ra điều đúng khi nói về hidroxit kim loại kiềm thổ:
a/ Tan dễ dàng trong nước
b/ Đều là các baz mạnh
* c/ Có một hidroxit lưỡng tính
d/ Được điều chế bằng cách cho oxit tuơng ứng tan trong nước
Câu 12: (49; Biết ) Nguyên tắc làm mềm nước cứng là:
a/ Làm các muối tan của Magiê và Canxi biến thành muối kết tủa
* b/ Loại bỏ bớt ion Ca2+ và Mg2+ trong nước
c/ Đun nóng hoặc dùng hoá chất
d/ Dùng cột trao đổi ion
Câu 13: (38; Biết) Điểm khác nhau cơ bản giửa kim loại và hợp kim là:
a/ Kim loại là đơn chất còn hợp kim là hợp chất
b/ Khả năng dẫn điện của hợp kim lớn hơn kim loại có trong hợp kim
* c/ Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cố định còn hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thay đổi tuỳ theo thành phần của hợp kim
d/ Kim loại bị ăn mòn còn hợp kim không bị ăn mòn
Câu14: (40; Biết) Các vật dụng trong đời sống không phải làm bằng sắt nguyên chất , đó chính là nguyên nhân dẫn đến:
* a/ Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn điện hoá
b/ Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn hoá học
c/ Các vật dụng trên dễ bị gỉ sét khi tiếp xúc với không khí
d/ Các vật dụng trên dễ bị gỉ sét khi tiếp xúc với dung dịch chất điện ly
Câu 15(48; Biết) Can xi oxit (CaO) còn được gọi là :
* a/ Vôi sống
b/ Vôi tôi
c/ Đá vôi
d/ Vôi sữa
Câu 16: (60; Biết) Chọn phát biểu đúng khi nói về gang và thép:
Trang 3a/ Thép là hợp kim Sắt – Cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng
C khoảng 2 đến 5%
b/ Gang là hợp kim Sắt _ Cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng
C khoảng 0,01 đến 2 %
* c/ Nguyên tắc sản xuất gang là khử sắt trong oxit ở nhiệt độ cao bằng CO
d/ Nguyên tắc sản xuất thép là khử các tạp chất trong gang thành oxit, nhằm làm giảm hàm lượng của chúng , ta được thép
Câu 17: (60; Hiểu ) Nhỏ từ từ dung dịch FeSO4 vào dung dịch chứa KMnO4 và
H2SO4 Hiện tượng xảy ra là :
* a/ Dung dịch từ màu tím nhạt dần rồi chuyển sang màu vàng
b/ Dung dịch từ màu tím nhạt dần đến không màu
c/ Dung dịch từ màu tím nhạt dần rồi chuyển sang màu nâu đỏ
d/ Dung dịch mất màu tím sau đó xuất hiện màu hồng
Câu 18: (59; Hiểu) Phản ứng :
Fe + 2FeCl3 -> 3FeCl2
Cho thấy :
a/ Sắt kim loại có thể tác dụng với muối sắt
b/ Một kim loại có thể tác dụng với muối clrua của nó
* c/ Fe3+ bị Fe kim loại khử thành Fe2+
d/ Fe3+ bị Fe kim loại oxi hoá thành Fe2+
Câu 19: (48; Hiểu) Khi nung nóng , canxi cacbonat phân huỷ theo phương trình sau:
CaCO3 < =====.>CaO + CO2 - 178 KJ
Để thu được nhiều CaO, ta phải:
a/ Hạ thấp nhiệt độ nung
* b/ Tăng nhiệt độ nung
c/ Tăng áp suất
d/ Giảm lựợng CaCO3
Câu 20(56; Hiểu) Để nhận biết các dung dịch hoá chất riêng biệt sau : NaCl, CaCl2, AlCl3 người ta có thể dùng hoá chất nào trong số các hoá chất sau:
* a/ Dùng dung dịch NaOH dư và dung dịch Na2CO3
b/ Dùng dung dịch NaOH dư và dung dịch NaNO3
c/ Dùng dung dịch H2SO4 dư và dung dịch NaNO3
d/ Dùng dung dịch H2SO4 dư và dung dịch AgNO3
Câu 21: (46; Hiểu ) Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, ở catôt
xảy ra :
* a/ Sự khử H2O
b/ Sự oxi hoá H2O
c/ Sự khử ion Na+
d/ Sự oxi hoá ion Na+
Câu 22: (36; Hiểu ) Từ phương trình : Cu + FeCl3 -> CuCl2 + FeCl2 cho thấy:
a/ Cu có tính khử mạnh hơn Fe
* b/ Cu có thể khử Fe3+ thành Fe2+
c/ Cu2+ có tính oxi hoá lớn hơn Fe3+
d/ Fe3+ vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá
Câu 23: (48; Hiểu) Sản phẩm trong bình sau khi điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn xốp sẽ làm cho :
Trang 4a/ Quỳ tím hoá đỏ
* b/ Quỳ tím hoá xanh
c/ Quỳ tím không đổi màu
d/ Phenolphtalein không đổi màu
Câu 24: (59; Hiểu) Bột Fe có lẩn bột Al và Zn ,hoá chất nào sau đây có thể loại bỏ được
Al và Zn làm cho Fe tinh khiết:
a/ Dung dịch FeCl3 dư
b/ Dung dịch ZnCl2 dư
* c/ Dung dịch FeCl2dư
d/ Dung dịch AlCl3 dư
Câu 25: (41; Hiểu) Dẫn khí hydro dư đi qua ống sứ đun nóng chứa : Al2O3 , Fe2O3, CuO , MgO Sản phẩm rắn thu được là :
a/ Al , Fe , Cu , Mg
* b/ Al2O3 , MgO , Fe , Cu
c/ Al2O3, Fe , Cu ,mg
d/ Al2O3 , MgO , Fe2O3, Cu
Câu 26 : (47; Hiểu) Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 loãng đến dư vào dung dịch chứa các muối : BeCl2 , KCl , FeCl2 kết thúc phản ứng , thấy ở đáy cốc xuất hiện kết tủa Kết tủa
đó là :
a/ Be(OH)2 , Fe(OH)2
b/ Be(OH)2
c/ Fe(OH)2, KOHd
* d/ Fe(OH)2
Câu 27: ( 48; Hiểu) Cho khí Clo vào dung dịch nước vôi trong tạo ra clorua vôi Clorua vôi có công thức phân tử là:
a/ CaCl2
b/ Ca(OH)2Cl2
c/ CaClO3
* d/ CaCl2O
Câu 28 : (60; Hiểu) Trong các phản ứng sau:
1/ FeCl2 + 2NaOH -> Fe(OH)2 + 2 NaCl
2/ Fe(OH)2 + 2HCl FeCl2 + 2 H2 O
3/ FeCl2 +Cl 2
4/ Fe + FeCl 3
Phản ứng nào chứng minh Fe2+ có tình khử
a/ PT( 1)
b PT (2) *c) PY(3)
Câu 29: Khí nào sau đây vừa phá huỷ tầng ozôn , vừa gây hiệu ứng nhà kính:
* a/ CO
b/ CO2
c/ Cl2
d/ N2
Trang 5Câu 30: (52; Hiểu) Điền tiếp vào chổ trống trong câu sau bằng những cụm từ nàosau đây: “Một vật làm bằng Al hằng ngày tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ nào cũng không tác dụng với H2O và không khí Bởi vì trên bề mặt Al ………… “:
* a/ Có lớp màng Al2O3 bảo vệ rất mõng bền chăt không cho H2O và khí thấm qua
b/ Có lớp Al(OH)3 không tan ngăn không cho Al tiếp xúc với H2O và không khí c/ Đã bị thụ động với H2O và không khí
d/ Có lớp hổn hợp Al2O3 , Al(OH)3
Câu 31: (46; Vận dụng ) Dùng dây platin sạch nhúng vào dung dịch X đem đốt trên ngọn lửa đèn cồn (không màu) , ngọn lửa cháy có màu vàng chói X là :
* a/ Hợp chất của Natri
b/ Hợp chất của Kali
c/ Hợp chất của Liti
d/ Hợp chất của Rubidi
Câu 32: ( 46; Vận dụng ) Đun nóng 58(g) magiê hidroxit đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng so với ban đầu :
a/ Tăng 18(g)
b/ Giảm 40(g)
* c/ Giảm 18)g)
d/ Tăng 40(g)
Câu 33:(48; Vận dụng ) Dẫn 4,48(l) khí CO2 (đkc) vào 150(ml) dung dịch Ca(OH)2 1M sản phâm thu được gồm :
a/ CaCO3 và CO2dư
* b/ CaCO3 và Ca(HCO3)2
c/ CaCO3 và Ca(OH)2 dư
d/ Ca(HCO3)2 và Ca(OH)2 dư
Câu 34: (44; Vận dụng ) Hoà tan hết 0,5 (g) hỗn hợp Fe và kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,12 (l) H2 (đkc) Kim loại hoá trị II là :
* a/ Be
b/ Mg
c/ Ca
d/ Ba
Câu 35: ( 41; Vận dụng ) Điện phân 200 (ml) dung dịch AgNO3 0,2 M với điện cực trơ trong thời gian 11’ 30” và cường độ dòng điện là 5(A) Lượng Ag sinh ra ở catôt là:
a/ 4,32(g)
b/ 2,16(g)
* c/ 3,86(g)
d/ 1,93(g)
Câu 36:( 58; Vận dụng ) Dốt cháy 1mol Fe trong không khí dư thu được 1mol oxit sắt Công thức của oxit sắt là :
a/ Fe2O3
b/ Fe3O4
* c/ FeO
d/ không đủ dư kiện để xác định
Câu 37 : ( 47; Vận dụng) Hoà tan hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch H2SO4 dư thu được 1,792(l) H2 (đkc) , lượng Zn gấp 4,514 lần lượng Mg Khối lượng hỗn hợp ban đầu là:
* a/ 3,97(g)
Trang 6b/ 3,64(g)
c/ 3,7(g)
d/ 3,5(g)
Câu 38: ( 51; Vận dụng ) Trộn 5,4 (g) Al với 4,8(g) Fe2O3 rồi nung để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm Sau phản ứng ta thu được m(g) hỗn h75p chất rắn Giá trị của m là :
a/ 6,42(g)
b/ 12,84(g)
c/ 5,1 (g)
* d/ 10,2(g)
Câu 39: ( 46; Vận dung ) Hoà tan mẫu hợp kim Ba- Na vào nước thu đựơc dung dịch A
và có 13,44 (l) H2 bay ra (đkc) Để trung hoà 1/10 dung dịch A , thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng là:
a/ 115ml
* b/ 120ml
c/ 125ml
d/ 130ml
Câu 40: ( 58;Vận dụng ) Hoà tan 3, 04(g) hỗn hợp bột kim loại Fe và Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896(l) khí NO duy nhất (d(kc) thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp là :
* a/ 36,8 % và 63,2 %
b/ 38,6% và 61,4%
c/ 37,8% và 62,2%
d/ 35,5% và 64,5%
_