1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đổi mới hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai tại Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia

59 305 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 526,5 KB

Nội dung

Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương LỜI NÓI ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang diễn ra sôi động, tác động sâu sắc và trực tiếp đến mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội, làm thay đổi một cách căn bản tư duy, lối sống, phương thức làm việc và giải trí trong mọi lĩnh vực cuộc sống của hầu khắp quốc gia trên thế giới, mở ra một thời kỳ phát triển mới của nhân loại đang bước vào thế kỉ 21 Sự phát triển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp, tiến lên nền văn minh thông tin và trí tuệ, mà sự phát triển của nó là sự phát triển từ nền kinh tế công nghiệp truyền thống sang nền kinh tế thông tin Đó là sự hình thành của nền kinh tế mới, nền kinh tế tri thức (Knowledge Economy), mà đôi khi người ta còn gọi là nền kinh tế dựa trên tri thức (Knowledge Based Economy) hay nền kinh tế số hoá (Digital Economy), nền kinh tế thông tin (Information Economy) hoặc là nền kinh tế học hỏi (Learning Economy) Tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều nhằm diễn đạt một nội dung cơ bản: ngày nay sản xuất và truyền tải thông tin - tri thức trở nên quan trọng hơn nhiều so với sản xuất và phân phối hàng hoá công nghiệp Từ nền kinh tế vật thể sang nền kinh tế phi vật thể thì tỷ lệ lao động trí óc trong mỗi sản phẩm làm ra ngày càng cao Trong cơ cấu GDP, giá trị gia tăng, lao động và tư bản, hơn 70% sẽ do các lĩnh vực hoạt động của con người có hàm lượng trí tuệ cao quyết định Khác với nền kinh tế công nghiệp, ở đó hàng hoá vật thể được sản xuất hàng loạt là chủ yếu, của cải vật chất là sở hữu của một số Ýt người và nhu cầu của mỗi cá nhân là có giới hạn: trong nền kinh tế tri thức, sản phẩm thông tin tri thức đóng vai trò quan trọng nhất Chúng là sở hữu của rất nhiều người và nhu cầu của mỗi cá nhân sẽ là vô hạn Ngược lại với của cải vật chất, càng nhiều người dùng thì giá trị càng thấp, trong khi giá trị của thông tin - tri thức càng cao khi càng có nhiều người sử dụng Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 1 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương Việc hình thành nên những xã hội thông tin đang có chiều hướng lan rộng ngày càng mạnh mẽ và mang tính quốc tế Xu thế đó là xu thế "toàn cầu hoá" nhanh chóng hiện nay đã tạo ra những cơ hội to lớn và đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn cho các nước đang phát triển, đang tìm đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế và xã hội của mình Xu thế này không loại trừ bất kỳ quốc gia nào và tất cả đều đang quan tâm đến việc dùng thông tin tri thức nói chung, thông tin khoa học và công nghệ mới nói riêng để tạo thế cạnh tranh tương đối của họ hoặc cũng là để khẳng định chỗ đứng của họ trong một thị trường toàn cầu đa dạng và năng động Việt Nam cũng là một trong những nước không nằm ngoài xu hướng đó Với Nghị quyết 49/CP được ban hành vào năm 1993, Chính phủ đã khẳng định quyết tâm "phổ cập văn hoá thông tin" trong xã hội nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc chuẩn bị hướng tới một "xã hội thông tin" Gần đây nhất, Nghị quyết lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) đã khẳng định hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá Đây là một cơ hội, nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với hoạt động thông tin của Việt Nam Tuy nhiên hiện nay việc áp dụng hệ thống thông tin mới trong việc phục vụ nghiên cứu và triển khai của mỗi cơ quan là khác nhau, tuỳ thuộc vào nguồn tin, đối tượng người dùng tin, khả năng tài chính, khả năng nhân lực Sự khác nhau này có thể phân biệt căn cứ vào mức độ tự động hoá các công đoạn của quy trình hoạt động thông tin tư liệu, tập trung ở công đoạn lưu trữ và hoạt động phục vụ nghiên cứu và triển khai Có rất nhiều biện pháp tăng cường công tác thông tin khoa học và kỹ thuật Việt Nam như là củng cố và xây dựng mạng lưới các cơ quan thông tin tư liệu của các Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ lớn Trong mạng lưới thông tin này Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (Sau đây gọi tắt là Trung tâm KHTN & CNQG) là một trong những cơ quan thông tin Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 2 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương quan trọng, phục vụ đắc lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ Những thành tựu mà các cán bộ khoa học của trung tâm KHTN & CNQG đạt được trong năm qua là không nhỏ tuy nhiên, trong xu thế phát triển mới của thời đại, Trung tâm KHTN & CNQG vẫn còn một số tồn tại nhất định Xu hướng phát triển đương đại đòi hỏi các cơ quan thông tin phải nắm bắt nhanh chóng và làm chủ những thành tựu mà cách mạng thông tin mang lại - đặc biệt là thông tin khoa học và công nghệ, trong đó có hoạt động thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai Chỉ có như vậy, hiệu quả phát triển kinh tế xã hội mới được đảm bảo và đẩy nhanh tiến độ hoà nhập của Việt Nam với cộng đồng các nước trong khu vực và trên thế giới Để đáp ứng tốt yêu cầu đó, hoạt động của Trung tâm KHTN & CNQG cần được nghiên cứu và đổi mới và hoàn thiện Việc hoạt động phục vụ nghiên cứu và triển khai và từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm tăng cường đổi mới hoạt động của Trung tâm KHTN & CNQG một cách toàn diện, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước Là mét sinh viên chuyên ngành Thông tin học và Quản trị Thông tin, với sự say mê, ham học hỏi, tìm tòi những vấn đề mới mẻ của ngành nên em đã mạnh dạn nhận đề tài khoá luận " Đổi mới Hệ thống Thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai tại Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia" Với mong muốn vận dụng những kiến thức và kỹ năng tiếp thu được trong học tập vào việc tìm hiểu thực tế hoạt động của một cơ quan nhằm củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã học để có thể phát huy chúng một cách có hiệu quả nhất trong công tác sau này 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động Thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai tại Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 3 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương Mục đích: Nghiên cứu và xây dựng các luận chứng mang tính khoa học và thực tiễn đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm TTTL trên cơ sở hoàn thiện và đổi mới hoạt động thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai của Trung tâm KHTN & CNQG Nhiệm vô: • Nghiên cứu nhiệm vụ của Trung tâm TTTL đối với sự phát triển khoa học của Trung tâm KHTN & CNQG • Nghiên cứu hoạt động thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai tại Trung tâm KHTN & CNQG 4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên những căn cứ lý luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển Thông tin để khảo sát, điều tra và nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phân tích hệ thống, tổng hợp tài liệu, điều tra, khảo sát bằng phiếu thăm dò, thống kê sác xuất, phỏng vấn, so sánh và đánh giá 5 ý nghĩa của luận văn 6 Bố cục của luận văn Luận văn được kết cấu gồm: Lời nói đầu, 3 chương nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Chương I:Tổng quan về hoạt động thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai tại trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia 1.1 Hoạt động nghiên cứu và triển khai tại trung tâm KHTN & CNQG 1.2 Vai trò của hệ thống thông tin khoa học trong việc phục vụ hoạt động nghiên cứu và triển khai cuả trung tâm KHTN & CNQG 1.3 Đặc điểm người dùng tin của Trung tâm KHTN & CNQG Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 4 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương 1.4 Sự cần thiết phải đổi mới hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai tại Trung tâm KHTN & CNQG Chương II: Hiện trạng hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu triển khai tại Trung tâm KHTN & CNQG 2.1 Hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu triển khai của Trung tâm KHTN & CNQG 2.2 Hoạt động thông tin phục vụ nghiên cứu triển khai của Trung tâm KHTN & CNQG Chương III: Những giải pháp nhằm đổi mới hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai tại trung tâm KHTN & CNQG 3.1 Nhận xét và đánh giá về hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu triển khai của Trung tâm KHTN & CNQG 3.2 Những giải pháp nhằm đổi mới 3.2.1 Đổi mới cơ chế quản lý 3.2.2 Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ 3.2.3 Tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai 3.2.4 Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin nghiên cứu và triển khai 3.2.5 Tạo nguồn đầu tư tài chính 3.2.6 Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế vÒ thông tin 3.2.7 Giải pháp nhằm hoàn thiện về công nghệ thông tin trong hoạt động phục vụ nghiên cứu và triển khai Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 5 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương CHƯƠNG I Tổng quan về hoạt động thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai tại trung tâm KHTN & CNQG 1.1 HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI TẠI TRUNG TÂM KHTN & CNQG 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trong bối cảnh của cuộc cách mạng KH & CN đương đại, các nước đang phát triển nếu tạo lập được những chiến lược đúng đắn, những chính sách khôn ngoan thì sẽ có nhiều cơ hội "đi tắt", "hội nhập" Ngược lại, nếu không nhanh chóng xây dựng được cơ sở hạ tầng về công nghiệp đủ mạnh, không có năng lực nội sinh vững vàng về KH & CN để có thể đối phó được với những thách thức của "một thế giới cạnh tranh quyết liệt" thì mục tiêu "bắt kịp" sẽ khó trở thành hiện thực Trong công cuộc cạnh tranh ráo riết hiện nay khi tiến vào thế kỷ XXI, KH & CN được sử dụng như một nguồn sinh lực cơ bản nhất, nhằm tạo ra một năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công ăn việc làm Đây là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đối với nền KH & CN Nước ta Hầu hết các quốc gia phát triển và nhiều quốc gia đang phát triển đều có Viện hàn lâm Khoa học, Trung tâm Khoa học Quốc gia Một số Viện hàn lâm Khoa học đã có lịch sử thành lập trên 100 năm và là niềm tự hào của dân tộc họ Song cùng với các quốc gia đó thì ở Việt Nam, từ đầu thập kỷ 60 Đảng và Chính phủ đã có chủ trương xây dựng một trung tâm Khoa học quốc gia với sự giúp đỡ của Liên Xô Viện nghiên cứu KHTN (Tiếng Nga viết tắt là Nhiki) đã được xây dựng trên diện tích 8,5 ha ở Nghĩa Đô Năm 1975, với nghị định 118/CP của Chính phủ, Viện Khoa học Việt Nam đã được thành lập trên cơ sở Viện Nhiki Viện có nhiệm vụ nghiên cứu hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên để phục vụ Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 6 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước Lúc này Viện Khoa học Việt Nam là cơ quan khoa học lớn nhất của cả nước, phát triển theo hướng xây dựng thành Viện hàn lâm khoa học Việt Nam như Nghị quyết 37 của Bộ chính trị Cùng với tiến trình đi lên của đất nước, Viện KHVN đã đẩy mạnh và mở rộng các hướng nghiên cứu mới Nhiều Viện chuyên ngành, nhiều trung tâm, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đã dược thành lập Lực lượng cán bộ có lúc lên tới 2.800 người thuộc biên chế hành chính sự nghiệp và hơn 300 người thuộc diện hợp đồng dài hạn Số lượng các đơn vị nghiên cứu và triển khai tới năm 1960 là 60 đơn vị cùng với 40 đài, trạm, trại, bảo tàng mẫu vật (thuộc các lĩnh vực vật lý địa cầu, địa lý, hải dương học, sinh thái tài nguyên ) được bố trí từ vùng núi đến vùng ven biÓn, hải đảo và các trung tâm kinh tế ở 3 miền Bắc, Trung, Nam Viện KHVN đã thiết lập được quan hệ hợp tác KHKT với nhiều viện Hàn lâm khoa học, nhiều trung tâm Khoa học Quốc gia Cán bộ của viện KHVN hầu hết có trình độ đại học trở lên, đa số được đào tạo rất cơ bản ở nhiều nước có trình độ khoa học tiên tiến Viện KHVN thực sự là một Trung tâm khoa học lớn nhất của cả nước bao gồm nhiều viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự nhiên Đây là thế mạnh giúp viện KHVN có thể tập trung lực lượng nghiên cứu, đánh giá tổng hợp việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước [phụ lục 1] Để có thể đáp ứng những đòi hỏi mới của thực tế khách quan trên, phù hợp với cơ chế quản lý mới của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Viện KHVN được tổ chức lại thành Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia theo Nghị định 24/CP ngày 22/05/1993 của Chính phủ Đây là tổ chức khoa học và công nghệ lớn nhất của đất nước về lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự nhiên và triển khai công nghệ Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 7 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (sau đây viết tắt là Trung tâm KHTN & CNQG) là cơ quan trực thuộc chính phủ, hoạt động theo qui chế được thủ tướng chính phủ phê duyệt Trung tâm có chức năng tổ chức và thực hiện các hoạt đông nghiên cứu về khoa học tự nhiên và công nghệ theo các hướng trọng điểm của Nhà nước, nhằm tạo ra và triển khai các công nghệ tiên tiến có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của nước ta Trung tâm KHTN & CNQG có nhiệm vụ và quyền hạn (trích Nghị định 24/CP ngày 22/5/1993): [24] 1 Tổ chức các hoạt đông nghiên cứu về khoa học tự nhiên và công nghệ theo hướng trọng điểm của Nhà nước, triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu và các công nghệ mới vào sản xuất và đời sống xã hội a) Nghiên cứu những vấn đề khoa học cơ bản hiện đại làm cơ sở cho việc phát triển các hướng công nghệ mới b) Nghiên cứu tổng hợp về các nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên của đất nước để xây dựng cơ sở khoa học cho việc lập qui hoạch, kế hoạch cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của từng vùng lãnh thổ c) Nghiên cứu tạo ra những công nghệ mới, sản phẩm mới nhằm nâng cao trình độ công nghệ của những ngành sản xuất quan trọng của đất nước d) Tham gia với các ngành, các địa phương trong việc chuyển giao công nghệ, thẩm định các trình độ công nghệ, xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình lớn, quan trọng của Nhà nước và địa phương 2 Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ của Trung tâm 3 Tham gia đào tạo cán bộ KH & CN, nhất là cán bộ có trình độ cao 4 Tham gia việc hoạch định chính sách phát triển KH & CN của đất nước 5 Thực hiện hợp tác về KH & CN với nước ngoài theo các qui định hiện hành của Nhà nước Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 8 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương 6 Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản, kinh phí của Trung tâm theo các quy định hiện hành của Nhà nước Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm KHTN & CNQG được trình bày trong Phụ lục 2 • Khối A gồm 17 viện nghiên cứu chuyên ngành với 252 phòng thí nghiệm, 9 phân viện độc lập, một hệ thống trên 50 đài, trạm quan trắc, trại thí nghiệm và 6 bảo tàng tự nhiên • Khối B gồm 7 đơn vị chức năng Đây là các cơ quan quản lý Nhà nước và giúp việc cho giám đốc trung tâm KHTN & CNQG • Khối C gồm 15 doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quy định 338-HĐBT ngày 20/11/1991 và một số doanh nghiệp của các bộ được thành lập theo thoả thuận giữa lãnh đạo Trung tâm KHTN&CNQG với các bộ liên đới Trung tâm KHTN & CNQG hiện có đội ngũ cán bộ và công chức là 2400 người trong đó có 538 Tiến sỹ, 108 Tiến sỹ khoa học, 60 Giáo sư, 162 Phó Giáo sư và trên 1200 cán bộ có trình độ Đại học và cao đẳng Số cán bộ có trình độ đại học trở lên trực tiếp làm nghiên cứu khoa học và triển khai tại viện nghiên cứu chuyên ngành là 1995 người chiếm tỉ lệ 84,4% Nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ là nhiệm vụ chính của Trung tâm KHTN & CNQG Do sớm nắm bắt những mục tiêu nhiệm vụ mới trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đÊt nước, Trung tâm KHTN & CNQG đã thực hiện thành công nhiều chương trình nghiên cứu, chương trình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuậtvà công nghệ vào thực tiễn Chỉ tính riêng trong 5 năm (1995 - 2000) các đơn vị nghiên cứu của Trung tâm KHTN & CNQG đã tham gia 37 đề tài cấp Nhà nước, 29 đề án điều tra cơ bản, 152 đề tài nghiên cứu cơ bản và 5 nhiệm vụ trong chương trình Biển Đông - Hải Đảo, 110 kết quả nghiên cứu khoa học- công nghệ đã được sử dụng trong thực tế Ngoài ra, còn có hàng nghìn kết quả được công bố trong các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 9 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương trong các hội nghị, hội thảo toàn quốc và quốc tế Ngoài những hướng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và công nghệ nói chung hiện nay trung tâm KHTN & CNQG đang tập trung vào 8 hướng nghiên cứu khoa học - công nghệ ưu tiên có tầm cỡ chiến lược quốc gia: • Công nghệ thông tin • Công nghệ sinh học • Khoa học vật liệu • Sinh thái và môi trường • Tài nguyên sinh học và các hợp chất thiên nhiên • Biển và công trình biển • Kỹ thuật điện tử, thiết bị khoa học và tự động hoá • Dự báo, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai Tám hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ ưu tiên nói trên là cơ sở cho việc lựa chọn hàng trăm các đề tài và nhiệm vụ cấp trung tâm của Trung tâm KHTN & CNQG Thêm vào đó nó còn giúp cho việc phân loại các đề tài dự án của trung tâm, từ đó xác định rõ hơn mục tiêu và yêu cầu đối với kết quả và sản phẩm của đề tài thuộc từng loại, và làm cơ sở cho việc bố trí cơ cấu đầu tư cho các loại trong tổng kinh phí nghiên cứu và phát triển của trung tâm Đáp ứng được yêu cầu đề tài của cấp trung tâm là phải có quy mô tương đối lớn về mặt nội dung, lực lượng cán bộ tham gia, phương tiện tài chính và thiết bị cần để thực hiện Ngoài công tác nghiên cứu khoa học, thực hiện chủ trương gần nghiên cứu với đào tạo, các viện của Trung tâm KHTN & CNQG đều đăng ký đào tạo sau đại học Các cơ sở đào tạo của Trung tâm KHTN & CNQG đã đào tạo hàng trăm Thạc sỹ, Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học cho các cơ sở nghiên cứu và các trường đại học Nhiều cán bộ đã tham gia giảng dạy giáo trình hay hướng dẫn nghiên cứu sinh tại các trường đại học Chủ trương đó cũng xuất phát từ tư tưởng Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 10 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương (khoảng 10%) Nếu như nguồn tài liệu này được Trung tâm TTTL quan tâm thu thập và khai thác chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đáp ứng thông tin cho NDT tại Trung tâm KHTN & CNQG 2.2.1.2 Nguồn thông tin điện tử: Nguồn thông tin điện tử là nguồn tài liệu mới đang nổi trội được xuất bản dưới dạng điện tử và được truyền trong các mạng máy tính để phục vụ khách hàng của mình, đó là các loại hình sách, báo, tạp chí trên đĩa máy tính,đĩa quang và các nguồn lực thông tin trên các mạng thông tin máy tính [17.36] Trung tâm TTTL đã quan tâm tới việc xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin điện tử Tại Trung tâm hiện nay, nguồn tài liệu dạng điện tử bao gồm: các CSDL, CD - ROM, mạng Internet Các cơ sở dữ liệu đóng vai trò chủ đạo trong nguồn thông tin được tin học hoá Cơ sở dữ liệu được định nghĩa là một tập hợp các dữ liệu tổ chức để phục vụ cho nhiều ứng dụng khác nhau một cách có hiệu quả như tập trung hoá dữ liệu và giảm thiểu hoá các dữ liệu dư thừa Do đó, khác với hệ thống lưu trữ và tìm kiếm thông tin truyền thống thì các cơ sở dữ liệu được xác định một lần và được lưu trữ tại một vị trí song lại được tổ chức cho nhiều mục đích khác nhau Như vậy, có thể nói cơ sở dữ liệu là một loại sản phẩm thông tin đặc biệt Vào đầu những năm 60, cơ sở dữ liệu mới bắt đầu xuất hiện và đã được phát triển nhanh chóng Cho tới giữa thập kỷ 80 trên thế giới đã có khoảng 5000 cơ sở dữ liệu và mức độ tăng trưởng hàng năm là khoảng 20 - 25% [43.15] Cơ sở dữ liệu được phát triển nhanh chóng và chiếm được vị trí đặc biệt trên thị trường thông tin thế giới Có thể nói rằng, sự ra đời của các cơ sở dữ liệu đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong hoạt động của các cơ quan thông tin tư liệu, thư viện Hiện là cơ quan thông tin chủ chốt của một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn nhất, Trung tâm TTTL đã và đang cố gắng xây dựng một số cơ sở dữ liệu về nguồn thông tin tư liệu KHCN nói chung và nguồn hoạt động thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai nói riêng mà Trung tâm TTTL đang quản lý, nhằm giúp cho người dùng tin tại Trung tâm KHTN & CNQG có thể truy cập một cách triệt để nguồn tư liệu khoa học nội sinh có giá trị (Xem bảng 8) Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 44 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương Bảng 8 Các cơ sở dữ liệu của Trung tâm TTTL Số Tên cơ sở Nội dung TT dữ liệu 1 Cơ sở dữ Những bài báo khoa học do cán bộ 10.000 Năm 1993, chạy trên Thường liệu nghiên cứu của Viện KHVN trước biểu phần mềm CDS ISIS xuyên SCIDPC đây, nay là Trung tâm KHTN & Hiện nay sử dụng CNQG đăng trên các tạp chí, các chương trình Win ISIS Ên phẩm thông tin trong và ngoài do UNESCO cung cấp Thời gian bắt đầu ghi Cơ sở dữ nước Tập hợp các kết quả nghiên cứu liệu ĐTCB 2 Số biểu 1000 biểu Mức độ cập nhật Năm 1999, chạy trên Thường điều tra cơ bản về tài nguyên và chương trình Win ISIS xuyên môi trường của cán bộ nghiên cứu do UNESCO cung cấp của Viện KHVN trước đây, nay là Cơ sở dữ Trung tâm KHTN & CNQG Tập hợp các kết quả nghiên cứu liệu STDOC 3 6300 biểu Năm 1994, chạy trên Thường KH của cán bộ nghiên cứu của phần mềm CDS ISIS xuyên Viện KHVN trước đây, nay là Hiện nay sử dụng Trung tâm KHTN & CNQG chương trình Win ISIS do UNESCO cung cấp Năm 1998, chạy trên Thường về báo cáo khảo sát và bản đồ của phần mềm CDS ISIS xuyên chương trình nghiên cứu Biển KT- Hiện nay sử dụng 03 chương trình Win ISIS Cơ sở dữ Tập hợp những dữ liệu báo cáo do UNESCO cung cấp Năm 1997, chạy trên Thường liệu Biển khảo sát và bản đồ của chương phần mềm CDS ISIS xuyên Cơ sở dữ trình nghiên cứu Biển 48B Tập hợp những bản đồ được lưu trữ Năm 1999, chạy trên Thường liệu BĐ 4 6 tại phòng Lưu trữ khoa học phần mềm CDS ISIS xuyên Tập hợp những thông tin dữ kiện liệu Biển 1 5 Cơ sở dữ 500 biểu 600 biểu 160 biểu hiện nay sử dụng chương trình Win ISIS 7 Cơ sở dữ Tên các bài báo La tinh đăng trong 60.000 tên 8 liệu tạp chí Cơ sở dữ các tạp chí được nhập về Thư viện Các sách trong kho đọc và kho 10.000 liệu sách mượn của Thư viện do UNESCO cung cấp Năm 1998 Thường Năm 1997 xuyên Thường biểu xuyên 2.2.1.3 Nguồn thông tin dạng khác của Trung tâm TTTL bao gồm: Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 45 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương Ảnh: Bộ phận lưu trữ ảnh có khoảng 2000 phim, ảnh tư liệu về các nội dung: • Ảnh về các hoạt động của Viện KHVN trước kia và của Trung tâm KHTN & CNQG hiện nay • Ảnh giới thiệu một số sản phẩm khoa học công nghệ, dây chuyền thiết bị • Ảnh về các chuyến đi khảo sát, thực địa, các kết quả đo độ sóng của chương trình nghiên cứu biển Trong số này có những ảnh tư liệu rất quý từ khi mới thành lập Viện KHVN Video, băng từ: Gồm có 200 cuốn với các nội dung tương tự như trên ∗ Nguồn tin KHCN của Trung tâm TTTL được tổ chức theo quy định đối với từng loại hình tài liệu cụ thể Tất cả các tài liệu này đều đang được khai thác và sử dụng thường xuyên Các tài liệu công bố do Thư viện quản lý và được xủ lý theo nguyên tắc nghiệp vụ ngành Tuỳ theo loại hình tài liệu, ngôn ngữ mà sau khi các khâu xử lý nghiệp vụ như: vào sổ đăng ký, phân loại, mô tả tài liệu công bố được đưa vào các kho: kho sách Nga văn, kho sách La tinh, kho sách Việt, kho báo, tạp chí, kho sách tra cứu Các tài liệu được phân loại theo khung PTB (khung phân loại thập tiến bách khoa) của Viện Thông tin KH & KTTW (Nay là Trung tâm TTTLKH & CNQG) Thư viện đã xây dựng mục lục chữ cái và mục lục phân loại để giúp NDT tra cứu NDT muốn sử dụng tài liệu công bố của Trung tâm TTTL chỉ cần làm thẻ đọc tại Thư viện Tài liệu không công bố, phim, ảnh do Phòng Lưu trữ quản lý và được xử lý theo nguyên tắc nghiệp vụ của ngành Lưu trữ Tài liệu không công bố được phân loại theo khung đề mục quốc gia và được tổ chức sắp xếp theo nội dung của tài liệu: Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 46 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương - Đề tài, đề án - Báo cáo khoa học - Các tài liệu hội nghị, hội thảo - Bản đố, sơ đồ - Ảnh, băng Video - Luận án Phòng Lưu trữ đã xây dựng mục lục chủ đề để giúp bạn đọc tra tìm tài liệu Vì đây là những tài liệu chưa công bố nên diện phục vụ hạn hẹp hơn Những cán bộ có nhu cầu sử dụng tài liệu phải có giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị thì Phòng Lưu trữ mới phục vụ Các CSDL thuộc phòng nào do phòng đó quản lý Trong thời gian tới, các CSDL này sẽ được tích hợp lại thành một CSDL chung và sẽ đưa lên trang Web của Trung tâm Tóm lại, trong quá trình hình thành và phát triển, Trung tâm TTTL đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác xây dựng tổ chức nguồn lực thông tin KH&CN nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ cho Trung tâm KHTN & CNQG 2.2.2 Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai Hoạt động thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai là loại hình hoạt động được hình thành do lao động khoa học và đã trở thành một lĩnh vục hoạt động không thể thiếu trong bất cứ nền kinh tế nào Các sản phẩm và dịch vụ do hoạt động thông tin KH&CN luôn định hướng vào việc phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ nhằm phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh và quốc phòng của đất nước Giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin có mối quan hệ hết sức chặt chẽ, mật thiết với nhau Nhiều khi không tách rời nhau để tạo nên một quá trình liên hoàn mà mục đích của nó là thoả mãn nhu cầu tìm kiếm và khai thác thông tin Có thể Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 47 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương nói, mỗi sản phẩm được ra đời đều cần thiết có một số dịch vụ cụ thể để giúp người dùng tin sử dụng sản phẩm đó một cách hiệu quả 2.2.2.1 Sản phẩm thông tin Sản phẩm là khái niệm được sử dụng trước tiên và chủ yếu trong lĩnh vục kinh tế học và hoạt động thực tiễn của nền sản xuất dựa vào tính chất lao động tại khu vục các cơ quan thông tin, thư viện Có thể hiểu sản phẩm thông tin là kết quả của quá trình xử lý thông tin do một cá nhân hoặc tập thể nào đó thực hiện nhằm thoả mãn nhu cầu của người dùng tin Sản phẩm thông tin của Trung tâm TTTL khá đa dạng và phong phú cả về hai mặt nội dung lần hình thức Các tạp chí chuyên ngành 1 Việt Nam Journal of Mathematics (Tạp chí Toán học): Xuất bản 4 số/ năm Sè trang: mỗi số gồm 193 trang khổ A4 2 Communications in Physics (Tạp chí Vật lý): Xuất bản 4 số/ năm Sè trang: mỗi số gồm 64 trang khổ A4 3 Tạp chí Hóa học: Xuất bản 4 số/ năm Sè trang: mỗi số gổm 100 trang khổ A4 4 Tạp chí Sinh học: Xuất bản 4 số/ năm Sè trang: mỗi số gồm 68 trang khổ A4 5 Tạp chí Khoa học và Công nghệ: Xuất bản 6 số/ năm Sè trang: mỗi số gồm 64 trang khổ A4 6 Vietnam Journal of Mechanics (Tạp chí Cơ học): Xuất bản 4 số/ năm Sè trang: mỗi số gồm 64 trang khổ A4 7 Tạp chí Tin học và Điều khiển: Xuất bản 4 số/ năm Sè trang: mỗi số gồm 76 trang khổ A4 8 Advances in Natural Sciences (Tạp chí Tiến bộ trong khoa học tự nhiên) Xuất bản 4 số/ năm; Số trang: mỗi số gồm 122 trang khổ A4 9 Tạp chí các khoa học về trái đất: Xuất bản 4 số/ năm Sè trang: mỗi số gồm 80 trang khổ A4 Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 48 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương Các Ên phẩm thông tin Đây là loại hình xuất bản phẩm, nội dung chủ yếu là thông tin cấp 2 và do các cơ quan hoạt động thông tin khoa học và kỹ thuật xuất bản: Hiện nay, Trung tâm TTTL có các Ên phẩm thông tin sau: 1 Thông tin sở hữu trí tuệ: Xuất bản 12 số/ năm Sè trang: mỗi số gồm 36 trang khổ A4 2 Thông tin KH&CN: Xuất bản 12 số/ năm Sè trang: mỗi số gồm 30 trang khổ A4 3 Tổng luận: Đây là một loại sản phẩm đặc biệt của Trung tâm TTTL bởi nó được biên soạn bởi chính những nhà khoa học, công nghệ học - những người có trình độ chuyên môn chính về những vấn đề được đề cập trong tổng luận Trong những năm hoạt động, Trung tâm TTTL đã biên soạn được rất nhiều tổng luận và chỉ riêng trong năm 1999 Trung tâm TTTL đã biên soạn được 10 tổng luận phân tích các lĩnh vực, có giá trị phục vụ người dùng tin tại Trung tâm KHTN & CNQG • Hệ động vật FORAMINIFERA trong các vùng biển Việt Nam: Tính đa dạng và đặc điểm sinh thái • Công nghệ hóa sinh trong sản xuất thuốc: "Một hướng công nghệ cao của công nghệ sinh học phục vụ y học và nông nghiệp" • Tình hình nghiên cứu thuốc Polyme trên thế giới và trong nước.Công nghệ tuyển nổi: ứng dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải bảo vệ môi trường • Vật liệu Polyme blend, công nghệ chế tạo, ứng dụng và phát triển của chóng • Học thuyết kiến tạo mảng • Về mét số nghiên cứu và vấn đề ngôn ngữ tiếng Việt trong công tác thông tin Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 49 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương • Giải pháp đồng bộ để khắc phục các tác hại của phèn, mặn, hạn, lũ và sóng lũ ở đồng bằng sông Cửu Long • Chuyển hoá các chất hữu cơ độc trong môi trường 4 Danh mục tài liệu lưu trữ: Xuất bản 1 năm/ 1số 5 Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Xuất bản hàng năm giới thiệu các kết quả nghiên cứu trong năm của các đơn vị nghiên cứu và triển khai 6 Bản tin nội bộ: Xuất bản 12 số/ năm Sè trang: mỗi số gồm 28 trang khổ A4 7 Tập san "Những vấn đề phát triển KH&CN ở Việt Nam": Đề cập đến các vấn đề phục vụ cho công tác dự báo, soạn thảo chiến lược như cơ sở tiền đề của chiến lược KHCN, thực trạng KHCN Việt Nam và của Trung tâm KHTN & CNQG, hướng KHCN ưu tiên, kiến nghị về chính sách và biện pháp nâng cao hiệu quả của KHCN Cơ sở dữ liệu (CSDL) Hiện nay Trung tâm TTTL đã xây dựng được 8 CSDL nhằm quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn thông tin KHCN tại Trung tâm TTTL • CSDL về các bài báo khoa học (CSDL SCIDOC): Tổng số biểu ghi 10.000 biểu ghi Mỗi năm cập nhật 1250 biểu ghi • CSDL điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường (CSDL ĐTCB): Tổng số biểu ghi 1500 biểu ghi Mỗi năm cập nhật 750 biểu ghi • CSDL về các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (CSDL STDOC): Tổng số biểu ghi 6303 biểu ghi Mỗi năm cập nhật 1500 biểu ghi • CSDL Tư liệu Biển: Tổng số biểu ghi 297 biểu ghi và đang cập nhật thử nghiệm • CSDL bản đồ: Tổng số biểu ghi 165 biểu ghi Mỗi năm cập nhật 50 biểu ghi Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 50 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương • CSDL tạp chí: Tổng số biểu ghi 11.000 biểu ghi Mỗi năm cập nhật 3670 biểu ghi • CSDL sách: Tổng số biểu ghi 10.000 biểu ghi Mỗi năm cập nhật 2500 biểu ghi Trang chủ Trung tâm TTTL đang xây dựng trang Web của Trung tâm TTTL Trang Web được coi như một cẩm nang bách khoa giới thiệu các thông tin và cách thức truy nhập tới thông tin về Trung tâm TTTL trên mạng máy tính Việc xây dựng trang Web nhằm mục đích giới thiệu cho các "khách hàng" những tiềm lực và tiềm năng chủ yếu của Trung tâm TTTL Trang Web có nội dung như sau: • Thông tin chung, giới thiệu khái quát về Trung tâm TTTL: Lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, bộ máy quản lý, các chuyên gia và đội ngũ nhân viên, quan hệ với các cơ quan khác • Giới thiệu các nguồn lực thông tin KHCN của Trung tâm TTTL • Giới thiệu toàn bộ các sản phẩm và dịch vụ Trung tâm TTTL • Tất cả 8 CSDL thư mục về nguồn lực thông tin KHCN mà Trung tâm TTTL hiện có đều được đưa vào trang Web • Giới thiệu toàn bộ 8 tạp chí do Trung tâm TTTL xuất bản 2.2.2.2 Dịch vụ thông tin Trong hoạt động thông tin tư liệu có thể hiểu dịch vụ thông tin tư liệu bao gồm những hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thông tin tư liệu nói chung Tương ứng với các sản phẩm thông tin trên, Trung tâm TTTL đã xây dựng một hệ thống các loại dịch vụ khá phong phó: Dịch vô cung cấp tài liệu Cung cấp tài liệu là một dịch vụ cơ bản mà các cơ quan thông tin, thư viện nói chung và Trung tâm TTTL nói riêng tiến hành nhằm giúp cho Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 51 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương NDT sử dụng được tài liệu phù hợp với nhu cầu tin của mình Dịch vụ này tại Trung tâm TTTL gồm có những hình thức sau: Cho mượn tài liệu: NDT tại Trung tâm TTTL sử dụng tài liệu dưới các chế độ - Đọc tại chỗ (Đối với các tài liệu không công bố) - Mượn về nhà (Đối với một số sách của Thư viện) Dịch vô cung cấp bản sao tài liệu gốc: Dựa trên nền tảng nguồn tư liệu phong phú và mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan khác, Trung tâm TTTL sẽ cung cấp bản sao tài liệu gốc cho NDT theo yêu cầu Dịch tài liệu: Mét trong những khó khăn trở ngại của việc trao đổi thông tin trong giới khoa học và công nghệ là hàng rào ngôn ngữ Nó làm cho sù giao tiếp giữa các nhà khoa học và công nghệ của các quốc gia khác nhau gặp không Ýt trở ngại Trong một số các chức năng của cơ quan thông tin là hạn chế những trở ngại gây nên bởi hàng rào ngôn ngữ Dịch vụ dịch tài liệu ra đời giúp NDT tiếp cận được các nguồn thông tin mà ngôn ngữ thể hiện của chúng không thích hợp với họ Trong trường hợp cụ thể dịch vụ này còn giúp NDT khai thác được nội dung thông tin trong các tài liệu gốc mà họ không thể sử dụng được ngôn ngữ của tài liệu này Dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc Dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc hay còn gọi là dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề là một loại dịch vụ cung cấp các thông tin có nội dung và hình thức đã được xác định từ trước một cách chủ động và định kỳ tới người dùng tin Đây là loại hình dịch vụ được đông đảo NDT rất quan tâm và Trung tâm TTTL đang cố gắng đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển dịch vụ này Dịch vô tìm tin Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 52 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương Dịch vụ này được triển khai ở Trung tâm TTTL nhằm mục đích cung cấp cho NDT tại Trung tâm KHTN & CNQG những thông tin phù hợp với yêu cầu nảy sinh trong quá trình nghiên cứu của họ Để tiến hành dịch vụ này cán bộ thông tin phải đối chiếu yêu cầu cụ thể của NDT với các nguồn tin có liên quan nhằm đạt tới kết quả là xác định các thông tin phù hợp với yêu cầu của họ Dịch vụ sử dụng Internet Internet có thể hiểu một cách khái quát là mạng của các mạng máy tính, vì ở đó kết hợp hàng ngàn mạng máy tính cục bộ sử dụng chung một tập hợp các thủ tục kỹ thuật để tạo thành một môi trường thông tin trên phạm vi toàn thế giới Trung tâm TTTL triển khai dịch vụ này vào năm 1998 và trong thời gian tới Trung tâm TTTL dự kiến sẽ tăng số máy nối mạng tại phòng đọc để NDT có điều kiện sử dụng hơn nữa loại hình dịch vụ khá mới mẻ này Dịch vô trao đổi thông tin Loại dịch vụ này là một công cụ rất quan trọng để thực hiện mục đích phổ biến thông tin, các thành tựu mới trong KH&CN 1 Hội thảo, Seminar: Hình thức này được Trung tâm TTTL tiến hành thường xuyên Nội dung xoay quanh những vấn đề mà các nhà nghiên cứu khoa học đang quan tâm 2 Triển lãm Ngoài hình thức triển lãm giới thiệu sách mới được tiến hành 1- 2 lần/năm, Trung tâm TTTL còn là đơn vị tổ chức các cuộc triển lãm ở trong và ngoài nước, giới thiệu những sản phẩm KH&CN của Trung tâm KHTN & CNQG Các cuộc triển lãm này đã giới thiệu trực tiếp cho NDT các sản phẩm KH&CN của Trung tâm KHTN & CNQG nói chung và các sản phẩm của Trung tâm TTTL nói riêng 3 Thư điện tử (E - mail) Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 53 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương Dịch vụ thư điện tử là việc tạo cho các cá nhân hoặc tổ chức trao đổi thư tín với nhau thông qua sử dụng hệ thống mạng máy tính Dịch vụ này mới được Trung tâm TTTL triển khai gần 2 năm trở lại đây và bước đầu đã thu hút được một số NDT Dịch vụ tư vấn thông tin Dịch vụ tư vấn là một hệ thống các hoạt động nhằm cung cấp các thông tin trợ giúp cho việc ra quyết định Các dịch vụ khác Ngoài những dịch vụ nói trên, Trung tâm TTTL còn tiến hành một số các loại dịch vụ khác như: Dịch vụ quay phim, video, chụp ảnh, ghi âm sao chụp, in Ên, xuất bản tài liệu Dịch vụ đăng ký giải pháp hữu Ých và bản quyền bắt đầu được triển khai 2.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiên cứu và triển khai Thế giới đã chứng kiến những tiến bộ mạnh mẽ về công nghệ thông tin (CNTT) CNTT đã tạo nên những thay đổi to lớn trong lực lượng sản xuất cơ sở hạ tầng, cấu trúc kiến trúc, tính chất thời gian và cả cách thức quản lý kinh tế - xã hội Trên nền tảng của CNTT, thế giới đang chuyển từ một nền "kinh tế vật chất" nền kinh tế dựa trên cơ sở chiếm hữu, sản xuất, phân phối và sử dụng vật cộng hoàất sang một nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức - một nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở chiếm hữu, sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức thông tin Nền kinh tế tri thức sẽ phát triển trong một xã hội thông tin, lấy trí lực làm nguồn tài nguyên chủ yếu, lấy các công nghệ cao làm lực lượng sản xuất quan trọng nhất Nhờ việc ứng dụng các thành tựu của CNTT, các cơ quan thông tin tư liệu được cung cấp các giải pháp toàn thể để xử lý, tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm Èn trong kho tàng tri thức của nhân loại Bên cạnh phương pháp xử lý và phục vụ NC - TK theo truyền thống Trung tâm TTTL sớm chú trọng đến xu Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 54 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương hướng tin học các hoạt động thông tin phục vụ NC - TK Do nhận thức được rằng, muốn áp dụng kỹ thuật tin học trong hoạt động thông tin, Trung tâm TTTL phải chuẩn bị kiến thức tin học cơ sở cho cán bộ trong Trung tâm Bắt đầu từ năm 1992, Trung tâm TTTL đã mở các lớp tin học, trang bị những kiến thức cở sở cho toàn cán bộ trong Trung tâm Nhưng tại thời gian đó Trung tâm TTTL chưa có nhiều máy tính nên chưa áp dụng được tin học vào thực tiễn Cho đến nay, toàn bộ số cán bộ trong Trung tâm đều được trang bị những kiến thức tin học cơ sở Việc trang bị những kiến thức tin học cho cán bộ đã có tác dụng tích cực cho việc áp dụng kỹ thuật tin học vào hoạt động thông tin phục vụ NC - TK của Trung tâm TTTL Hiện nay, cơ sở vât chất cho việc tin học hoá của Trung tâm TTTL là có tất cả 30 máy tính, trong đó 10 máy đã được nối mạng Internet, 7 máy in laze 6L, 1 máy scaner, 2 máy fax trong kế hoạch năm 2002 - 2003 Trung tâm TTTL sẽ tiếp tục trang bị thêm Để có thể đáp ứng được những yêu cầu mới về ứng dụng tin học 90% cán bộ của Trung tâm TTTL đã được tham gia các lớp hướng dẫn sử dụng máy tính Trước đây Trung tâm TTTL ứng dụng hệ quản trị dữ liệu CDS/ Trung tâm TTTLS (Computer Documetation System/ Integreted Set of Information System) để lưu trữ và tìm kiếm thông tin CDS/ Trung tâm TTTLS thuộc loại các hệ thống tìm tin truyền thống (Classical Sofrware) Đây là một phần mềm lưu trữ và tìm tin văn bản phổ biến ở các nước đang phát triển Việc sử dụng CDS/ Trung tâm TTTLS là một cách tiếp cận hợp lý và Ýt tốn kém trong việc tin học hoá trong công tác thông tin - tư liệu Tuy nhiên, CDS/ Trung tâm TTTL bộc lộ một số nhược điểm sau: • Ngôn ngữ tìm tin Trung tâm TTTLS cho phép tra tìm tài liệu theo nhiều cách khác nhau nhưng phải dùng khá nhiều lệnh mới có kết quả • Menu chưa thật rõ ràng, đơn giản để NDT có thể dùng lệnh dễ dàng, thuận tiện Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 55 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương • CDS/ Trung tâm TTTL không có phần hỗ trợ NDT trực tuyến NDT không thể chọn được CSDL nếu không biết tên của chúng, hoặc không thể hỏi hệ thống về cách lập biểu thức tìm tin, cách sử dụng các toán tử Mặt khác, thông báo lỗi là một bộ phận quan trọng của chương trình khi nã giao tiếp với người sử dụng nhưng các thông báo lỗi của Trung tâm TTTLS thường khó hiểu và không thân thiện với người sử dụng [6] Để khắc phục phần nào những nhược điểm trên của phần mềm này, Trung tâm TTTL đã tiến hành cài đặt, sử dụng phần mềm CDS/ Trung tâm TTTLS for WINDOWS (WIN Trung tâm TTTLS) Cụ thể: + Cài đặt chương trình chuyển đổi fonts chữ từ VNLOAD sang ABC + Chuyển đổi cấu trúc CSDL chạy trong DOS sang WINDOWS Hiện nay việc chuyển đổi này đã hoàn tất cho tất cả các máy tính của Trung tâm TTTL.Việc phát triển tin học hóa ở Trung tâm TTTL được thực hiện theo một số hướng chủ yếu sau: • Bước đầu tự động hoá các quy trình công tác của Trung tâm TTTL, đảm bảo sự tương thích của các phương tiện truy cập của Trung tâm TTTL với phương tiện truy cập của các cơ quan thông tin khác: Biên mục, mục lục bằng máy tính • Xây dựng các CSDL: trong việc tin học hoá hoạt động thông tin xây dựng các CSDL cho nguồn tin KH&CN mà Trung tâm TTTL đang quản lý là một trong những công tác trọng tâm và quan trọng nhất Được sự quan tâm và đầu tư của Lãnh đạo Trung tâm KHTN & CNQG, Trung tâm TTTL đã tập trung xây dựng 8 CSDL phản ánh các nguồn thông tin KH&CN hiện có tại Trung tâm TTTLS Các CSDL này về cơ bản được xây dựng theo loại hình tài liệu: CSDL Sách, CSDL Bản đồ, CSDL STDOC, SICDOC và Biển (tài liệu chưa công bố), CSDL tạp chí (ấn phẩm định kỳ) Bên cạnh những CSDL phản ánh loại hình tài liệu Trung tâm TTTL còn xây dựng CSDL phản ánh nội dung của tài liệu theo một chủ đề nhất Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 56 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương định như CSDL ĐTCB: tập những kết quả nghiên cứu về tài nguyên môi trường Ngoài phần mềm WIN Trung tâm TTTLS nói trên, Trung tâm TTTL còn sử dụng một số phần mềm khác trong quá trình tin học hoá công tác thông tin Ví dụ như phần mềm: Visual Basic, Maple… để tính toán, quản lý các số liệu về Lịch, thiên văn • Bước đầu triển khai tìm tin tự động hoá các kiểu và các chế độ (on - line và off - line) Xây dùng một Website riêng giới thiệu toàn bộ tổ chức và hoạt động phục vụ nghiên cứu triển khai của Trung tâm TTTL Tiến tới xuất bản các bản tin điện tử của Trung tâm TTTL Website này hiện đang được gấp rút hoàn thành để đưa lên mạng, nhằm giúp NDT ở trong và ngoài Trung tâm TTTL dễ dàng truy cập tới các nguồn tin KH&CN của Trung tâm TTTL • Xây dùng trang Web các bài báo mới nhận trong năm của riêng Thư viện Đề án này đang được triển khai Hiện nay, các CSDL, các Website trên vẫn đang được bổ sung dữ liệu mới (tài liệu mới nhập và tài liệu hồi cố), nhằm quản lý thư mục bằng máy tính toàn bộ nguồn tin KH&CN của Trung tâm TTTL • Nối mạng Internet tạo điều kiện để NDT và cán bộ thông tin có thể tiếp cận tới tài liệu từ các nguồn khác, ngoài Trung tâm TTTL Ngoài những máy tính nối mạng đặt tại các phòng nghiệp vụ cho cán bộ thông tin sử dụng, Trung tâm TTTL còn đặt tại phòng đọc Thư viện phục vụ NDT có nhu cầu tra cứu Đây là một hướng đang được Trung tâm TTTL đặc biệt coi trọng, bởi đối với thông tin KHCN ngày nay thì nhân tố triển vọng có tính chiến lược không phải là những tài liệu có trong kho của Trung tâm TTTL mà là sự đảm bảo tiếp cận được các nguồn thông tin trên thế giới • Dịch vụ thư tín điện tử (E - mail) • Tất cả các tạp chí và Ên phẩm thông tin của Trung tâm TTTL đều được chế bản điện tử khiến cho hình thức của chúng ngày càng đẹp và hấp dẫn NDT hơn Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 57 Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Hương Đối với Trung tâm TTTL mặc dù những kết quả nêu trên còn hạn chế, nhưng nó đánh dấu được sự trưởng thành bước đầu về trình độ ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin tư liệu trong thời gian tới, một loạt các dự án và đề án ứng dụng tin học trong các hoạt động của Trung tâm TTTL sẽ được triển khai và thực hiện Khoa Thông tin học và Quản trị Thông tin 58 ... thông tin phục vụ nghiên cứu triển khai trung tâm khoa học tự nhiên công nghệ quốc gia 1.1 Hoạt động nghiên cứu triển khai trung tâm KHTN & CNQG 1.2 Vai trị hệ thống thơng tin khoa học việc phục. .. phải đổi hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu triển khai Trung tâm KHTN & CNQG Chương II: Hiện trạng hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu triển khai Trung tâm KHTN & CNQG 2.1 Hệ thống thông tin. .. tế CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI TẠI TRUNG TÂM KHTN & CNQG 2.1 HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI TẠI TRUNG TÂM KHTN & CNQG 2.1.1 Tổ

Ngày đăng: 04/08/2015, 07:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w