MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài luận án Môi trường phóng xạ tự nhiên là một phần môi trường sống mà tại đó có tác động của các bức xạ phóng xạ có nguồn gốc từ tự nhiên, tác động liên tục đến các sinh vật tồn tại trong môi trường đó, trong đó có con người. Nghiên cứu trường phóng xạ tự nhiên nhằm thu thập các thông tin về môi trường phóng xạ, từ đó xác định cụ thể các khu vực an toàn, không an toàn để hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội lâu dài các khu vực kinh tế trọng điểm cũng như phạm vi toàn quốc. Xây dựng các chiến lược bảo vệ bền vững môi trường trong bối cảnh phát triển kinh tế có tính cộng tác, hòa nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay cũng đòi hỏi các thông tin đầy đủ về môi trường phóng xạ. Khoáng sản phóng xạ là loại khoáng sản có tính chiến lược, đó là nguồn nguyên liệu cho năng lượng và chế tạo vũ khí hạt nhân. Sự tồn tại của các điểm khoáng hóa, mỏ phóng xạ là nguồn gây ra trường phóng xạ địa phương. Chúng cần được phát hiện, đánh giá đồng thời về các mặt giá trị kinh tế, cũng như ảnh hưởng tiềm tàng đến môi trường tự nhiên. Giữa trường phóng xạ tự nhiên với cấu trúc địa chất tại những địa điểm quan sát có mối quan hệ gắn bó nhân quả với nhau. Các nguyên tố phóng xạ chứa trong đất đá là nguyên nhân chính gây ra trường phóng xạ và trường này là nhân tố chỉ thị để phát hiện và nghiên cứu địa chất, khoáng sản. Sự biến động về phân bố của các đất đá trong quá trình tồn tại, đặc biệt dưới tác động của các hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, san lấp mặt bằng, v.v… khiến trường phóng xạ tự nhiên bị biến đổi. Vùng Tây Bắc Việt Nam là khu vực rộng lớn, có các đặc điểm địa lý tự nhiên, địa chất phong phú, phức tạp, có triển vọng phát hiện các khoáng hóa phóng xạ. Phát hiện đầu tiên, từ năm 1956, mỏ có chứa phóng xạ của Việt Nam là mỏ đất hiếm chứa phóng xạ Nậm Xe. Từ đó đến nay, hàng trăm điểm khoáng hóa phóng xạ, mỏ phóng xạ và chứa các nguyên tố phóng xạ với hàm lượng khá cao như đất hiếm đã được phát hiện. Hiện nay Tây Bắc là nơi phát triển kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là các hoạt động khai thác khoáng sản, xây dựng công trình công nghiệp và các khu dân sinh trên quy mô rộng lớn. Đây cũng là khu đầu nguồn cung cấp nước chủ yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội. Do vậy, nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường bền vững có tính cấp thiết cao. Mục tiêu của luận án Phân tích tổng hợp, làm sáng tỏ đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên, nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất để đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên đối với sức khỏe con người và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam. Nội dung nghiên cứu của luận án - Thu thập, tổng hợp, đánh giá và xác lập các yếu tố địa lý tự nhiên, địa chất có mối quan hệ, ảnh hưởng tới các trường phóng xạ tự nhiên và trường địa vật lý khác vùng Tây Bắc Việt Nam. - Nghiên cứu các đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên nói chung và đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam. - Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí tổng hợp về phóng xạ tự nhiên (kể cả trên các mỏ phóng xạ hoặc có chứa chất phóng xạ, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, công trình, địa hình, địa mạo, v.v...) phục vụ điều tra, đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên đối với sức khỏe con người vùng Tây Bắc Việt Nam. - Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí của đặc điểm trường dị thường phóng xạ tự nhiên, các trường địa vật lý khu vực, cấu trúc địa chất để dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trường phóng xạ tự nhiên, đặc điểm cấu trúc địa chất, môi trường phóng xạ và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ: urani, thôri và đất hiếm chứa phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Vùng nghiên cứu thuộc Tây Bắc Việt Nam, được giới hạn bởi đới khâu Sông Hồng ở phía bắc, đới khâu Sông Mã ở phía nam và nằm trọn trong bốn đới kiến tạo: Sông Hồng, Fansipan, Sông Đà và Tú Lệ.
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN LA THANH LONG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN PHÓNG XẠ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT Chuyên ngành : Địa chất học Mã số chuyên ngành : 62.44.02.01 Khóa học năm : 2011-2015 Hướng dẫn khoa học : GS.VS.TSKH Phạm Khoản TS. Nguyễn Quang Hưng HÀ NỘI – 2015 2 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan 1 Danh mục bảng biểu trong luận án 2 Danh mục hình vẽ trong luận án 3 MỞ ĐẦU 4 Chương I: TỔNG QUAN VỀ MỨC ĐỘ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 I.1. Trường phóng xạ tự nhiên 10 I.2. Hệ phương pháp xác định các thành phần trường phóng xạ tự nhiên 12 I.3. Vai trò của trường phóng xạ tự nhiên trong nghiên cứu môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ và tồn tại 14 Chương II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, ĐỊA CHẤT VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM 34 II.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 34 II.2. Đặc điểm địa chất vùng Tây Bắc Việt Nam 40 II.3. Đặc điểm địa chất, khoáng hóa phóng xạ trên một số điểm mỏ chứa phóng xạ 47 Chương III: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM 54 III.1. Cơ sở tài liệu 54 III.2. Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam 55 III.3. Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên trên một số mỏ, điểm khoáng hóa phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam 65 III.4. Phông phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam 79 Chương IV: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN VÀ DỰ BÁO TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN PHÓNG XẠ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM 94 IV.1. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên 94 IV.2. Dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam 106 KẾT LUẬN 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO 131 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2015 La Thanh Long 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN Bảng I.1. Các nhân phóng xạ tự nhiên phổ biến nhất trong vỏ trái đất Bảng III.1. Cường độ phóng xạ gamma các loại đá vùng Nậm Xe Bảng III.2. Hàm lượng K, U(Ra), Th trong các loại đất đá vùng Nậm Xe Bảng III.3. Cường độ phóng xạ gamma các loại đá vùng Đông Pao Bảng III.4. Hàm lượng K, U(Ra), Th trong các loại đất đá vùng Đông Pao Bảng III.5. Cường độ phóng xạ các loại đá vùng Thèn Sin Bảng III.6. Hàm lượng K, U(Ra), Th trong các loại đất đá vùng Thèn Sin Bảng III.7. Cường độ phóng xạ các loại đá vùng Mường Hum Bảng III.8. Hàm lượng K, U(Ra), Th trong các loại đất đá vùng Mường Hum Bảng III.9. Cường độ phóng xạ các loại đá vùng Yên Phú Bảng III.10. Hàm lượng K, U(Ra), Th trong các loại đất đá vùng Yên Phú Bảng III.11. Cường độ phóng xạ các loại đá vùng Thanh Sơn Bảng III.12. Hàm lượng K, U(Ra), Th trong các loại đất đá vùng Thanh Sơn Bảng III.13. Giá trị đặc trưng cường độ gamma và nồng độ radon theo các phân vị địa chất vùng Tây Bắc Việt Nam Bảng III.14. Giá trị đặc trưng liều chiếu ngoài, liều chiếu trong, tổng liều chiếu và diện tích của các phân vị địa chất vùng Tây Bắc Việt Nam Bảng III.15. Giá trị đặc trưng cường độ gamma và nồng độ radon theo các phân vị địa chất vùng Nậm Xe Bảng III.16. Giá trị đặc trưng liều chiếu ngoài, liều chiếu trong, tổng liều chiếu và diện tích của các phân vị địa chất vùng Nậm Xe Bảng III.17. So sánh phông phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam, Nậm Xe và phông phóng xạ tự nhiên của Ba Lan Bảng IV.1. Tiêu chí khoanh định mức độ ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên Bảng IV.2. Tiêu chí dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ - đất hiếm vùng Tây Bắc Việt Nam. 3 DANH MỤC HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN Hình I.1. Nguồn trường phóng xạ tự nhiên Hình II.1. Các thành tạo địa chất chính vùng Tây Bắc Việt Nam Hình III.1. Sơ đồ đẳng trị nồng độ radon vùng Tây Bắc Việt Nam Hình III.2. Trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam. Hình III.3. Đồ thị hàm lượng K, U, Th của các đá chính vùng Nậm Xe Hình III.4. Đồ thị hàm lượng K, U, Th của các đá chính vùng Đông Pao Hình III.5. Đồ thị hàm lượng K, U, Th của các đá chính vùng Thèn Sin Hình III.6. Đồ thị hàm lượng K, U, Th của các đá chính vùng Mường Hum Hình III.7. Đồ thị hàm lượng K, U, Th của các đá chính vùng Yên Phú Hình III.8. Đồ thị hàm lượng K, U, Th của các đá chính vùng Thanh Sơn Hình III.9. Menu chương trình “Môi trường phóng xạ” Hình III.10. Giao diện cửa sổ tính liều chiếu ngoài của phóng xạ gamma Hình III.11. Giao diện cửa sổ tính liều chiếu trong qua đường hô hấp Hình IV.1. Sơ đồ mức độ ảnh hưởng của phông phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam Hình IV.2. Đặc điểm trường dị thường trọng lực g B vùng Tây Bắc Việt Nam Hình IV.3. Đặc điểm trường dị thường từ T a vùng Tây Bắc Việt Nam Hình IV.4. Trường phóng xạ gamma tự nhiên và dị thường phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Hình IV.5. Các vùng triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam. 4 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài luận án Môi trường phóng xạ tự nhiên là một phần môi trường sống mà tại đó có tác động của các bức xạ phóng xạ có nguồn gốc từ tự nhiên, tác động liên tục đến các sinh vật tồn tại trong môi trường đó, trong đó có con người. Nghiên cứu trường phóng xạ tự nhiên nhằm thu thập các thông tin về môi trường phóng xạ, từ đó xác định cụ thể các khu vực an toàn, không an toàn để hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội lâu dài các khu vực kinh tế trọng điểm cũng như phạm vi toàn quốc. Xây dựng các chiến lược bảo vệ bền vững môi trường trong bối cảnh phát triển kinh tế có tính cộng tác, hòa nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay cũng đòi hỏi các thông tin đầy đủ về môi trường phóng xạ. Khoáng sản phóng xạ là loại khoáng sản có tính chiến lược, đó là nguồn nguyên liệu cho năng lượng và chế tạo vũ khí hạt nhân. Sự tồn tại của các điểm khoáng hóa, mỏ phóng xạ là nguồn gây ra trường phóng xạ địa phương. Chúng cần được phát hiện, đánh giá đồng thời về các mặt giá trị kinh tế, cũng như ảnh hưởng tiềm tàng đến môi trường tự nhiên. Giữa trường phóng xạ tự nhiên với cấu trúc địa chất tại những địa điểm quan sát có mối quan hệ gắn bó nhân quả với nhau. Các nguyên tố phóng xạ chứa trong đất đá là nguyên nhân chính gây ra trường phóng xạ và trường này là nhân tố chỉ thị để phát hiện và nghiên cứu địa chất, khoáng sản. Sự biến động về phân bố của các đất đá trong quá trình tồn tại, đặc biệt dưới tác động của các hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, san lấp mặt bằng, v.v… khiến trường phóng xạ tự nhiên bị biến đổi. Vùng Tây Bắc Việt Nam là khu vực rộng lớn, có các đặc điểm địa lý tự nhiên, địa chất phong phú, phức tạp, có triển vọng phát hiện các khoáng hóa phóng xạ. Phát hiện đầu tiên, từ năm 1956, mỏ có chứa phóng xạ của Việt Nam là mỏ đất hiếm chứa phóng xạ Nậm Xe. Từ đó đến nay, hàng trăm điểm khoáng hóa phóng xạ, mỏ phóng xạ và chứa các nguyên tố phóng xạ với hàm lượng khá cao như đất hiếm đã được phát hiện. Hiện nay Tây Bắc là nơi phát triển kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là các hoạt động khai thác khoáng sản, xây dựng công trình công nghiệp và các khu dân sinh trên quy mô rộng lớn. Đây cũng là khu đầu nguồn cung cấp nước chủ yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội. 5 Do vậy, nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường bền vững có tính cấp thiết cao. Mục tiêu của luận án Phân tích tổng hợp, làm sáng tỏ đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên, nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất để đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên đối với sức khỏe con người và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam. Nội dung nghiên cứu của luận án - Thu thập, tổng hợp, đánh giá và xác lập các yếu tố địa lý tự nhiên, địa chất có mối quan hệ, ảnh hưởng tới các trường phóng xạ tự nhiên và trường địa vật lý khác vùng Tây Bắc Việt Nam. - Nghiên cứu các đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên nói chung và đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam. - Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí tổng hợp về phóng xạ tự nhiên (kể cả trên các mỏ phóng xạ hoặc có chứa chất phóng xạ, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, công trình, địa hình, địa mạo, v.v ) phục vụ điều tra, đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên đối với sức khỏe con người vùng Tây Bắc Việt Nam. - Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí của đặc điểm trường dị thường phóng xạ tự nhiên, các trường địa vật lý khu vực, cấu trúc địa chất để dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trường phóng xạ tự nhiên, đặc điểm cấu trúc địa chất, môi trường phóng xạ và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ: urani, thôri và đất hiếm chứa phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Vùng nghiên cứu thuộc Tây Bắc Việt Nam, được giới hạn bởi đới khâu Sông Hồng ở phía bắc, đới khâu Sông Mã ở phía nam và nằm trọn trong bốn đới kiến tạo: Sông Hồng, Fansipan, Sông Đà và Tú Lệ. 6 Cơ sở tài liệu của luận án * Luận án được xây dựng chủ yếu từ kết quả của các đề tài nghiên cứu, đề án sản xuất mà nghiên cứu sinh (NCS) là chủ nhiệm hoặc tham gia thi công: - Báo cáo Biên tập bản đồ phóng xạ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 thực hiện năm 2006 ÷ 2008. - Thành lập bản đồ phông phóng xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 (đang lập báo cáo tổng kết), NCS là chủ nhiệm trong giai đoạn 2008-2010. - Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ “Nghiên cứu nâng cao chất lượng xử lý hiển thị các kết quả điều tra chi tiết môi trường phóng xạ” (2009 ÷ 2010). - Kết quả đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định khu vực có mức chiếu xạ tự nhiên có khả năng gây hại cho con người để tiến hành khảo sát, đánh giá chi tiết” (2010 ÷ 2012). - Kết quả báo cáo “Điều tra hiện trạng môi trường phóng xạ, khả năng ảnh hưởng và biện pháp khắc phục trên một số mỏ phóng xạ, mỏ có chứa phóng xạ vùng Lai Châu, Cao Bằng và Quảng Nam” (2002-2003). - Kết quả báo cáo "Điều tra hiện trạng môi trường phóng xạ trên các mỏ Đông Pao, Thèn Sin - Tam Đường tỉnh Lai Châu, Mường Hum tỉnh Lào Cai, Yên Phú tỉnh Yên Bái, Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, An Điềm, Ngọc Kinh - Sườn Giữa tỉnh Quảng Nam" (2004-2006). * Tài liệu từ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất - Các bản đồ trường từ, trọng lực lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1:500.000, biên tập ở tỷ lệ 1:1.000.000. - Tài liệu địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 ÷ 1:10.000. - Các tài liệu về sinh khoáng phóng xạ do Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, Liên đoàn Vật lý Địa chất, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thực hiện. - Các tài liệu trong các đề án điều tra đánh giá môi trường phóng xạ thực hiện trong thời gian qua. * Các tài liệu trong và ngoài nước khác liên quan đến điều tra đánh giá môi trường phóng xạ và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ. 7 Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cơ bản: trường phóng xạ tự nhiên, môi trường phóng xạ, địa chất, địa hóa phóng xạ, hệ phương pháp phân tích xử lý tài liệu, v.v… - Nghiên cứu đặc trưng: lựa chọn các đối tượng, mô hình đại diện (đặc trưng), phân tích, đánh giá các đại lượng đặc trưng của chúng làm cơ sở cho các nghiên cứu, kết luận cho các vùng, đối tượng rộng lớn. Trong luận án, các mô hình, đối tượng nghiên cứu là các điểm mỏ, điểm khoáng hóa phóng xạ đã phát hiện. - Phân tích, xử lý, tổng hợp các tài liệu địa chất, khoáng sản, môi trường phóng xạ trên cơ sở tập hợp các thông tin có tính đặc trưng, liên kết các kết quả, từ đó xây dựng bộ tiêu chí tổng hợp để đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên đối với sức khỏe con người và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Những kết quả đạt được và đóng góp của luận án 1) Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên đối với sức khỏe con người vùng Tây Bắc Việt Nam. 2) Xác lập tiêu chuẩn, dấu hiệu địa vật lý - địa chất phục vụ dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam. 3) Thành lập sơ đồ mức độ ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên đối với sức khỏe con người tỷ lệ 1:250.000 và sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:250.000. 4) Kết quả của luận án sẽ được áp dụng trong thành lập bản đồ phông phóng xạ tự nhiên, đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên đối với sức khỏe con người; dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ. Những điểm mới của luận án 1) Xác lập phương pháp xác định phông phóng xạ tự nhiên theo liều chiếu hiệu dụng hàng năm bằng phương pháp tần suất thống kê theo các phân vị địa chất và phần mềm xử lý, tính toán phông phóng xạ tự nhiên. 2) Làm rõ bản chất dị thường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam và mối quan hệ mật thiết giữa dị thường phóng xạ tự nhiên với cấu trúc địa chất, biểu hiện khoáng hóa phóng xạ trong vùng. 8 3) Đã xây dựng được bộ tiêu chí tổng hợp để đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên và bộ tiêu chuẩn, dấu hiệu địa vật lý - địa chất phục vụ dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam. 4) Đã thành lập được sơ đồ mức độ ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên đối với sức khỏe con người và sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ tỷ lệ 1:250.000 vùng Tây Bắc Việt Nam. Các luận điểm bảo vệ 1) Luận điểm 1: Đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với cấu trúc địa chất, kiến tạo khống chế khoáng hóa phóng xạ và được phân chia thành 4 vùng: Mường Tè - Điện Biên, Sơn La - Thanh Hóa, Phong Thổ - Đà Bắc và Tú Lệ, bản chất dị thường phóng xạ tự nhiên liên quan trước hết đến thôri, sau đó là urani và đất hiếm chứa phóng xạ. 2) Luận điểm 2: Kết quả nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên và cấu trúc địa chất khống chế khoáng hóa phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam đã phân chia 26 diện tích có mức chiếu xạ cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và dự báo 17 diện tích có triển vọng khoáng sản phóng xạ thôri, urani và đất hiếm. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1) Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu các đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên, mối liên hệ tương tác giữa chúng với các trường địa vật lý, đặc điểm địa chất, điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế nhân văn vùng Tây Bắc Việt Nam đã: - Cho phép đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên, khoanh định các diện tích có mức chiếu xạ cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người vùng Tây Bắc Việt Nam. - Cho phép dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam. 2) Ý nghĩa thực tiễn - Sơ đồ mức độ ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên đối với sức khỏe con người đã khoanh định 26 diện tích có mức chiếu xạ tự nhiên cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người; trong đó 17 diện tích cần có các biện pháp kiểm soát, can thiệp; 9 diện tích cần điều tra đánh giá chi tiết, phản ánh hiện trạng về môi trường [...]... độ nghiên cứu trường phóng xạ tự nhiên và phương pháp nghiên cứu Chương II: Đặc điểm địa lý tự nhiên, địa chất vùng Tây Bắc Việt Nam; Chương III: Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam; Chương IV: Đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Lời cảm ơn Luận án được hoàn thành tại Viện Khoa học Địa chất và. .. nhằm dự báo triển vọng một số khoáng sản nội sinh và ở mức độ thử nghiệm Việc nghiên cứu dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ, đặc biệt là khoáng sản urani theo tài liệu bay đo từ phổ gamma hầu như chưa được tiến hành Mức độ điều tra đánh giá khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Việc tìm kiếm, thăm dò chuyên về kim loại phóng xạ và đất hiếm lãnh thổ Việt Nam được triển khai sớm nhất ở Tây Bắc Việt. .. đô thị Việt Nam, tỷ lệ 1:50.000, 1:25.000” [54] đã triển khai chuyên đề Đặc điểm địa vật lý môi trường Trong chương trình này, hầu hết các đô thị lớn của Việt Nam đã được điều tra đánh giá về môi trường phóng xạ Từ năm 2005 đến nay, để nâng cao chất lượng nghiên cứu điều tra đánh giá môi trường phóng xạ ở Việt Nam, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và đề án điều tra đánh giá môi trường phóng xạ theo...9 phóng xạ và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, đây là cơ sở để quy hoạch công tác nghiên cứu, điều tra chi tiết môi trường phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam - Sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ đã khoanh định được 17 diện tích có triển vọng khoáng sản phóng xạ - đất hiếm, trong đó có 9 vùng triển vọng cấp A, 3 vùng cấp B, 5 vùng cấp C Khoáng sản dự báo REE, U, Th có ý... kiếm, đánh giá triển vọng khoáng sản và xác định mức độ ô nhiễm môi trường trong công tác điều tra, đánh giá môi trường phóng xạ tự nhiên Các nguồn chính tạo nên trường phóng xạ tự nhiên thể hiện ở hình I.1 dưới đây 11 Trường phóng xạ tự nhiên gồm chủ yếu các bức xạ gamma, beta và alpha Nguồn gây trường phóng xạ tự nhiên chính là dãy 238U, 232Th, 235U Xét về trạng thái vật lý tồn tại nguồn gây trường phóng. .. tra, đánh giá khoáng sản, điều tra địa chất đô thị, điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản biển ven bờ, điều tra đánh giá nước dưới đất các đảo phía Bắc, điều tra đánh giá môi trường mỏ và các đề tài, chuyên đề nghiên cứu khoa học cũng cho một khối lượng lớn các giá trị đo trường phóng xạ tự nhiên 5 Công tác tổng hợp tài liệu địa vật lý phóng xạ mặt đất Với nguồn tài liệu khổng lồ về giá trị trường phóng. .. của các nhân phóng xạ trong các thành tạo địa chất, từ đó xác định được quy mô, mức độ và các mối liên quan với khoáng sản phóng xạ và khoáng sản đi kèm 12 I.2 HỆ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu xác định cường độ trường phóng xạ gamma tự nhiên, nồng độ radon, hàm lượng các chất phóng xạ trong đất,... NHIÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I.1 TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN I.1.1 Khái quát về trường phóng xạ tự nhiên Trường phóng xạ tự nhiên được hiểu là trường bức xạ ion hóa, gây ra bởi bức xạ vũ trụ, các nuclit phóng xạ nguồn gốc vũ trụ và trái đất Nguồn phóng xạ được chia thành hai loại, gồm: nguồn phóng xạ tự nhiên (Natural radioactive source) và nguồn phóng xạ nhân tạo (Artificial radioactive source) Nguồn phóng. .. sáng tỏ đặc điểm dị thường, đưa ra các tiêu chuẩn dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ Trong luận án này, nghiên cứu sinh sẽ tập trung nghiên cứu nhằm khắc phục một số tồn tại nêu trên 34 Chương II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, ĐỊA CHẤT VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM II.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN II.1.1 Đặc điểm địa hình Địa hình núi ở vùng Tây Bắc có tính định hướng rõ rệt Sự xen kẽ giữa các phức nếp lồi và phức... tồn tại trong điều kiện tự nhiên luôn biến đổi Sự biến đổi của trường phóng xạ tự nhiên là phụ thuộc vào hàm lượng các chất phóng xạ, loại chất phóng xạ và môi trường mà các nguồn phóng xạ tồn tại Trường phóng xạ tự nhiên là trường của các bức xạ mà ở đó các nhân phóng xạ phát ra các bức xạ ion hóa Căn cứ vào cường độ trường, loại bức xạ phát ra của nguồn mà có thể xác định nguồn gây ra trường cũng như . Do vậy, nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh. phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam 79 Chương IV: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN VÀ DỰ BÁO TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN PHÓNG XẠ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM 94 IV.1. Đánh giá. III.2. Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam 55 III.3. Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên trên một số mỏ, điểm khoáng hóa phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam