- Xử lý số liệu đo địa vật lý đã tiến hành trên từng khu mỏ và điểm khoáng sản có chứa nguyên tố độc hại vùng Tây Bắc Việt Nam theo mục đích đánh giá ảnh hưởng của chúng đến môi trường..
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA CHẤT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 PGS.TS NGUYỄN PHƯƠNG
2 TS NGUYỄN QUANG HƯNG
HÀ NỘI - 2007
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
(ký và ghi rõ họ tên)
Trịnh Đình Huấn
Trang 41.1.1 Một số khái niệm sử dụng trong luận văn 11 1.1.2 Căn cứ để xác định khoáng sản độc hại 11 1.1.3 Tổng quan về khoáng sản độc hại ở Việt Nam 12
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát tán các nguyên tố độc hại 14
1.3.1 Tổng quan các phương pháp nghiên cứu trên thế giới và ở Việt
Trang 53.1 Phân vùng phân bố khoáng sản độc hại ở Tây Bắc 42 3.1.1 Cơ sở phân vùng phân bố khoáng sản độc hại 42 3.1.2 Đánh giá hiện trạng môi trường vùng Tây Bắc Việt Nam 44 3.1.2 Nguyên tắc khoanh định diện tích chứa khoáng sản độc hại 51 3.1.3 Kết quả khoanh định khoáng sản độc hại ở Tây Bắc 51 3.2 Biện pháp khắc phục và giảm thiểu ảnh hưởng của khoáng sản độc hại
Trang 6Bảng kết quả phân tích kim loại nặng, độc hại trong nước vùng Mường Hum - Lào Cai
Bảng thống kê kết quả mẫu thực vật vùng Mường Hum - Lào Cai
Bảng thống kê thành phần môi trường phóng xạ trong nước vùng Đông Pao - Lai Châu
Bảng kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng, độc hại trong nước vùng Đông Pao - Lai Châu
Bảng kết quả phân tích mẫu nước vùng Đông Pao (Pha 1) Bảng kết quả phân tích mẫu nước vùng Đông Pao (Pha 2)
Trang 7Bảng kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng, độc hại trong nước vùng Thèn Sin - Lai Châu
Bảng thống kê kết quả phân tích mẫu thực vật vùng Thèn Sin - Lai Châu
Bảng thống kê thành phần môi trường phóng xạ trong nước vùng Nậm Xe - Lai Châu
Bảng kết quả thống kê hoạt độ phóng xạ trong mẫu nước vùng Nậm Xe - Lai Châu
Bảng thống kê kết quả mẫu thực vật vùng Nậm Xe - Lai Châu Bảng kết quả phân tích mẫu đất vùng Nậm Xe -Lai Châu Bảng kết quả phân tích chất lượng không khí tỉnh Điện Biên Bảng kết quả phân tích chất lượng nước mặt tỉnh Điện Biên Bảng kết quả phân tích mẫu đất tỉnh Điện Biên
Bảng kết quả phân tích chất lượng không khí tỉnh Sơn La Bảng kết quả phân tích mẫu đất tỉnh Sơn La
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Vị trí vùng nghiên cứu
Hình 2.2 Sơ đồ địa hình 3D vùng Tây Bắc Việt Nam
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia đang phát triển cùng với phát triển kinh tế - xã hội, là việc phát triển đã phát sinh ra rất nhiều vấn đề về môi trường Một trong các vấn đề môi trường đó là môi trường do các khoáng sản độc hại gây
ra, với công việc nghiên cứu để khoanh định các diện tích có chứa khoáng sản độc hại nói chung và vùng tây bắc Việt Nam nói riêng là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết để bảo vệ sức khoẻ con người
Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (quan điểm phát triển kinh
tế - xã hội bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước) Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước
Đề tài của luận văn: “nghiên cứu đánh giá đặc điểm phân bố khoáng sản độc hại vùng Tây Bắc Việt Nam phục vụ chương trình phát triển kinh
tế xã hội bền vững” nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công tác đánh giá
tác động khoáng sản độc hại đến môi trường
2 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của đề tài: xác định các diện tích chứa khoáng sản độc hại, các diện tích phân bố khoáng sản có chứa các nguyên tố độc hại, đánh giá tác động của chúng đến môi trường để đưa ra những kiến nghị, biện pháp khắc phục, phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội bền vững
- Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Trang 9+ Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm phân bố của các khoáng sản độc hại và khoáng sản chứa các nguyên tố độc hại, phân vùng khoáng sản độc hại
ở Tây Bắc Việt Nam
+ Đánh giá hiện trạng, chất lượng các thành phần môi trường ở những vùng có khoáng sản độc hại hoặc khoáng sản có chứa các nguyên tố độc hại + Đề xuất giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của khoáng sản độc hại đến môi trường sống làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững vùng nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các khoáng sản độc hại hay khoáng sản có chứa các nguyên tố độc hại vùng Tây Bắc Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên, tác giả luận văn đã áp dụng có lựa chọn các phương pháp nghiên cứu sau:
- Thu thập, tổng hợp tài liệu địa chất khoáng sản, tài liệu địa vật lý, các báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương và địa phương
đã tiến hành ở vùng Tây Bắc Việt Nam
- Phương pháp địa mạo - cảnh quan: dựa vào địa hình địa mạo khu vực
có chứa khoáng sản độc hại, để dự báo xu hướng phát tán của các khoáng sản độc hại và nguyên tố độc hại
- Phân tích tổng hợp và xử lý tài liệu trong khu vực đánh giá, từ đó xác định các yếu tố cần phân tích, xác định sự có mặt của các nguyên tố độc hại trong các vùng mỏ và xu hướng phát tán của chúng ra môi trường
- Xử lý số liệu đo địa vật lý đã tiến hành trên từng khu mỏ và điểm khoáng sản có chứa nguyên tố độc hại vùng Tây Bắc Việt Nam theo mục đích đánh giá ảnh hưởng của chúng đến môi trường
Trang 10- Áp dụng phương pháp chuyên gia kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong thiết lập cơ sở địa chất - môi trường đối với khoáng sản độc hại và khoáng sản có chứa nguyên tố độc hại làm cơ sở khoanh định diện tích phân
bố khoáng sản độc hại và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến môi trường
- Ứng dụng phần mềm chuyên dụng với sự trợ giúp của máy tính để thành lập các loại bản đồ chuyên đề
5 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn
5.1 Cung cấp cho cơ sở sản xuất phương pháp luận nhằm nâng cao độ tin cậy trong công tác nghiên cứu phân nhóm khoáng sản độc hại và phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chúng đến môi trường
5.2 Kết quả nghiên cứu là cơ sở quy hoạch các khu vực phát triển dân
cư, kinh tế xã hội, đề xuất giải pháp giảm thiểu sự ảnh hưởng của chúng đến môi trường sống nhằm bảo đảm phát triển kinh tế xã hội bền vững ở vùng Tây Bắc Việt Nam
6 Các điểm mới của luận văn
Từ các kết quả nghiên cứu của luận văn, cho phép tác giả rút ra các điểm mới sau:
6.1 Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm phân bố khoáng sản độc hại và khoáng sản có chứa nguyên tố độc hại ở vùng Tây Bắc Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho phép xác lập ở vùng Tây Bắc Việt Nam có mặt hai nhóm khoáng sản độc hại nhóm I và nhóm II, có đặc điểm phân bố và ảnh hưởng đến môi trường ở mức độ khác nhau
6.2 Đưa ra có cơ sở khoa học và thực tiễn về nguyên tắc phân vùng khoáng sản độc hại nói chung và ở vùng Tây Bắc nói riêng Kết quả nghiên cứu đã xác định được các diện tích bị ô nhiễm khoáng sản độc hại bậc I và bậc II ở vùng Tây Bắc Việt Nam
Trang 116.3 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giải pháp phòng ngừa ảnh hưởng của khoáng sản độc hại và khoáng sản chứa nguyên tố độc hại đến môi trường có luận cứ khoa học và thực tiễn
7 Cơ sở tài liệu
Luận văn được xây dựng trên cơ sở tài liệu mà tác giả đã thu thập trong thời gian tham gia thực hiện các đề án tìm kiếm - thăm dò khoáng sản, địa chất môi trường vùng Tây Bắc Việt Nam do Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm chủ trì và các tài liệu lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ Địa chất, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai và Sơn La Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các báo cáo của các tác giả nước ngoài nghiên cứu về khoáng sản vùng Tây Bắc và các đề án địa chất môi trường do Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm thi công từ năm 2000 đến 2007 mà tác giả là người thực hiện chính Nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương không kể mở đầu và
Trang 12Nam, KS Nguyễn Văn Tiến Tác giả còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo trường Đại học Mỏ - Địa chất, khoa Địa chất, bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm, Đoàn địa chất 155, Tổ đề án môi trường, các bạn đồng nghiệp và các nhà khoa học Tác giả xin chân thành cảm
ơn sự quan tâm và giúp đỡ của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp đã cho phép tác giả sử dụng và kế thừa những thành quả nghiên cứu của mình để hoàn thành bản luận văn này
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể và cá nhân trên./
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KHOÁNG SẢN ĐỘC HẠI
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về khoáng sản độc hại
1.1.1 Một số khái niệm sử dụng trong luận văn
- Khoáng sản độc hại: khoang sản độc hại là những khoáng sản có chứa các nguyên tố tạo quặng, các biểu hiện khoáng hóa hoặc tập hợp các nguyên
tố đi kèm mà ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và môi trường sống thì được gọi là khoáng sản độc hại
- Môi trường chứa khoáng sản độc hại: là một phần tất yếu tạo nên môi trường của loài người, mà trong đó có chứa các nguyên tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người
- Diện tích chứa khoáng sản độc hại: là diện tích mà trong đó tồn tại các nguyên tố hoặc tập hợp các nguyên tố dưới dạng khí, lỏng, rắn gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới môi trường sống trong khu vực
Hiện nay các nhà nghiên cứu môi trường đang dùng khái niệm hàm lượng / nồng độ giới hạn để diễn đạt tính độc hại của nguyên tố nào đó
Ví dụ: hàm lượng nguyên tố thủy ngân rất cần cho sự phát triển của động vật, nếu thiếu thì sẽ gây ra rối loạn trong quá trình trao đổi chất, nhưng nếu hàm lượng thủy ngân cao hơn giới hạn cho phép sẽ gây ra tử vong…
1.1.2 Căn cứ để xác định khoáng sản độc hại
Các loại khoáng sản được hình thành từ tập hợp các nguyên tố khác nhau hoặc hợp chất của nó và tập trung thành mỏ, điểm quặng có giá trị công nghiệp phục vụ nền kinh tế xã hội
Trong các loại khoáng sản, các nguyên tố tạo quặng chính và các nguyên tố đi kèm mà gây độc hại cho sức khoẻ con người và có hàm lượng
Trang 14vượt giới hạn cho phép (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN: 7209-2002) thì được xếp vào nhóm khoáng sản độc hại
Các nguyên tố độc hại được xác nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam là: Cu,
Pb, Zn, As, Cd, Be, B, Cr, F, Hg, Mn, Mo, Se, U, Th, TR2O3, Sb và asbet
1.1.3 Tổng quan về khoáng sản độc hại ở Việt Nam
Khoáng sản là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Qua nhiều năm tìm kiếm, đánh giá và thăm dò khoáng sản cho đến nay đã phát hiện được hơn bốn mươi nghìn mỏ, điểm khoáng sản Trong đó có một lượng không nhỏ là mỏ, điểm khoáng sản độc hại và mỏ, điểm khoáng sản có chứa nguyên tố độc hại Trong tự nhiên khoáng sản độc hại có thể tồn tại là mỏ độc lập hoặc có thể đi kèm với các khoáng sản khác
Theo điều 14 của nghị định số 160/2005/ NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm
2005 có ghi:
Khoáng sản đặc biệt và độc hại là khoáng sản kim loại phóng xạ, đất hiếm và loại khoáng sản có chứa các nguyên tố phóng xạ hoặc độc hại, tuy có giá trị sử dụng cao trong các ngành công nghiệp, nhưng có tác động xấu đến môi trường, bao gồm: uran (U), thori (Th), lantan (La), selen (Se), prazeodim (Pr), neodim (Nd), samari (Sm), europi (Eu), gadolini (Gd), tebi (Tb), diprozi (Dy), honmi (Ho), eribi (Er), tuli (Tm), ytecbi (Yb), lutexi (Lu), ytri (Y) và các loại khoáng sản thuỷ ngân, arsen, chì - kẽm và asbet
Khoáng sản độc hại là một phần của môi trường, trong đó có chứa các nguyên tố độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người Hiện nay người ta dùng khái niệm hàm lượng trên nồng độ giới hạn để biểu thị tính độc hại của một nguyên tố Nếu hàm lượng nguyên tố hoặc hợp chất vừa đủ thì tốt cho quá trình sống, nếu thừa hoặc thiếu đều gây ra những tác hại cho sức khoẻ con người, hoặc một số nguyên tố như thuỷ ngân, asen, urani, thori rất cần
Trang 15cho sự sống nhưng nếu hàm lượng cao thì sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người như ngộ độc, dị dạng…
1.1.4 Sự phát tán các nguyên tố độc hại
Các nguyên tố độc hại phát tán vào môi trường dưới các dạng cơ học, hoá học vào trong môi trường đất, nước, không khí và thực vật, động vật Tuỳ vào điều kiện mà mức độ ảnh hưởng khác nhau Vì vậy, nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của chúng đến môi trường cần phải nghiên cứu tổng thể các môi trường sau:
- Sự phát tán các nguyên tố độc hại trong môi trường đất: các nguyên tố độc hại có trong các mỏ, điểm quặng dưới tác dụng của điều kiện tự nhiên sẽ
bị phá huỷ và phát tán vào môi trường đất Mức độ phát tán phụ thuộc vào các yếu tố địa hình, địa mạo, mức độ bền vững và sự linh hoạt của nguyên tố đó… Địa hình bị phân cắt mạnh thì khả năng phát tán của chúng ra môi trường xung quanh lớn Do vậy quanh các mỏ, điểm quặng khoáng sản độc hại hoặc khoáng sản có chứa nguyên tố độc hại thường có các biểu hiện của vành địa hoá thứ sinh của các nguyên tố độc hại
- Sự phát tán các nguyên tố độc hại trong môi trường nước: môi trường nước là môi trường thuận lợi cho sự phát tán các nguyên tố độc hại Khi dòng nước chảy qua thân quặng hay đới khoáng hóa sẽ hoà tan các nguyên tố không bền vững trong đó có các nguyên tố độc hại và mang đi dưới dạng ion, gặp điều kiện thuận lợi chúng phát tán các chất độc hại này xuống vùng hạ lưu của dòng chảy gây ra một diện tích ô nhiễm lớn từ vị trí mỏ, điểm quặng tới hạ lưu của dòng chảy
- Sự phát tán các nguyên tố độc hại trong môi trường không khí: các chất độc hại thường xuyên phát tán vào môi trường không khí Các chất phóng xạ thường xuyên phát ra khí radon và thoron vào không khí, gây ra ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của con người
Trang 16Ví dụ: mức độ phát tán của các nguyên tố phóng xạ ở các mỏ phóng xạ
ở tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ…, nhìn chung mức độ ảnh hưởng của chúng khá lớn đối với môi trường sinh thái và khu dân cư trong vùng Là người trực tiếp tham gia điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ thuộc đề án nghiên cứu của Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm (2007), tác giả nhận thấy nồng độ khí phóng xạ radon tăng cao, vì vạy rất nguy nhiểm đối với môi sinh và con người sinh sống trong vùng
- Sự phát tán các nguyên tố độc hại trong thực vật: thực vật trồng trên các mỏ, điểm mỏ khoáng sản độc hại hay vị trí có khoáng sản độc hại sẽ hấp thụ một lượng lớn các chất độc hại hoặc ion của nguyên tố độc hại Khi con người hay động vật sử dụng chúng đều gây ảnh đến sức khoẻ
- Sự phát tán các nguyên tố độc hại trong động vật: khi động vật sống thường xuyên trong vùng mỏ, điểm mỏ khoáng sản độc hại dưới sự phát tán các nguyên tố độc hại trong các môi trường đất, nước, không khí, thực vật thì một lượng các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể động vật, khi chúng được con người sử dụng làm thực phẩm, thì một lượng các chất độc hại rễ xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát tán các nguyên tố độc hại
1.2.1 Đặc điểm địa hình - địa mạo
Vùng Tây Bắc Việt Nam là vùng có địa hình hiểm trở, phân cắt mạnh,
độ dốc của địa hình thường trên 25o Do các tác nhân nội sinh, ngoại sinh và nhân sinh tác động vào làm phá huỷ các khoáng sản độc hại hoặc khoáng sản chứa nguyên tố độc hại, chúng sẽ di chuyển xuống vùng có địa hình thấp và lắng đọng lại tại những vị trí thích hợp
Ở vùng Tây Bắc, các mỏ, điểm mỏ khoáng sản độc hại hay chứa nguyên tố độc hại thường tập trung trên các vị trí địa hình cao, vì thế yếu tố
Trang 17địa hình - địa mạo là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát tán các nguyên tố độc hại ra môi trường
1.2.2 Đặc điểm dòng chảy
Vùng Tây Bắc Việt Nam có địa hình cao, hiểm trở, khi có mưa lượng nước thường thoát nhanh và kèm theo là các khoáng sản độc hại cũng bị rửa trôi và thường lắng đọng xuống dưới các địa hình Khi hàm lượng các chất này vượt quá giới hạn cho phép, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh và sức khỏe con người
1.2.3 Khí hậu
Khí hậu là tác nhân quan trọng trong quá trình phát tán các nguyên tố độc hại vào quá trình phát tán các nguyên tố độc hại Do trong vùng nghiên cứu có khí hậu nóng ẩm quanh năm nên quá trình phóng hoá hoá học, lý học xảy ra thường xuyên Dưới tác dụng của quá trình phong hóa các nguyên tố độc hại bị phá huỷ, hoà tan vào trong nước, không khí và phát tán ra môi trường xung quanh mỏ, điểm quặng
1.2.4 Khai thác, vận chuyển và bãi thải
Trong nhiều năm qua, quá trình khai thác chế biến khoáng sản đã có những tác động mạnh đến môi trường, kết quả là sự phá huỷ rừng, môi trường sinh thái, không khí bị nhiễm bụi, khí độc hại… gây ra sự di chuyển cơ học và hoá học của các khoáng sản độc hại vào môi trướng sống
Khi vận chuyển khoáng sản độc hại hay khoáng sản có chứa các nguyên tố độc hại, để rơi vãi trên đường trong quá trình vận chuyển, các nguyên tố này kết hợp với ôxy của không khí hay nước, quá trình ôxy hoá xảy
ra nhanh chóng và làm biến đổi bản tính hoá học của chúng, có thể làm cho chúng linh động hơn trong môi trường đất, nước hay không khí
Trang 18Các bãi thải, nếu không có giải pháp bảo vệ phù hợp cho từng loại, sẽ gây ra sự phát tán các nguyên tố độc hại ra môi trường và ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khoẻ của con người
1.3 Các phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Tổng quan các phương pháp nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
Khoáng sản độc hại đối với Việt Nam còn là một đề tài khá mới mẻ, nhưng trong thời gian qua chúng ta cũng đã tiếp cận được các phương áp đánh giá khoáng sản độc hại của thế giới và sử dụng vào Việt Nam mang lại hiệu quả khả quan Các phương pháp nghiên cứu phổ biến trên thế giới và Việt Nam gồm:
- Đo bụi liên tục ở một số trạm quan sát cố định trong khu vực: số liệu quan sát định kỳ suốt trong quá trình hoạt động của mỏ hay khu vực dân cư để
từ đó đánh giá mức độ phát tán các nguyên tố độc hại trong không khí tại khu vực quan sát
- Theo dõi hàm lượng các nguyên độc hại trong mỏ, nhà máy chế tuyển
và một số dân cư trong khu vực lân cận
- Tổng hợp, đánh giá mức độ ô nhiễm, kiểm soát và khôi phục các diện tích bị ô nhiễm
- Phương pháp nghiên cứu địa mạo - cảnh quan: dựa vào bề mặt địa hình có thể suy đoán hướng di chuyển, phát triển của khoáng sản độc hại Địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát tán của các nguyên tố độc hại
- Thu thập tài liệu: thu thập toàn bộ tài liệu liên quan trong vùng như báo cáo địa chất khoáng sản, các kết quả đánh giá tác động môi trường trong khu vực
- Nghiên cứu thực địa: đây là phương pháp hết sức quan trọng, phương pháp nghiên cứu thực địa bao gồm:
Trang 19+ Lộ trình địa chất quan sát địa chất môi trường: nhằm thu thập số liệu hiện trạng địa chất môi trường trong và ngoài khu vực khoáng sản độc hại như đánh giá thảm thực vật, mức độ xói mòn của đất đá, các thân quặng
+ Thu thập tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, dân cư, thu thập các phiếu điều tra xã hội học trong khu vực
+ Đo địa vật lý: nhằm khảo sát các thông số về khoáng sản độc hại trong không khí, trong nước và trong đất (đo gamma môi trường, đo eman môi trường, đo phổ gamma môi trường, đo hơi thuỷ ngân)
- Lấy mẫu: để xác định sự có mặt nguyên tố độc hại và hàm lượng của chúng, thường lấy các loại mẫu sau:
+ Mẫu đất: được lấy trong và ngoài diện tích dự kiến có khả năng phát tán và phân bố của các nguyên tố độc hại
+ Mẫu nước: được lấy trong các mạch nước ngầm, trong lòng suối chảy qua khu vực có sự phân bố của các điểm quặng hoặc lấy trong giếng, bể nước của nhân dân dùng sinh hoạt hàng ngày
+ Mẫu thực vật: được lấy chủ yếu là cây lương thực, các loại quả và rau màu trồng trên khu mỏ hoặc lân cận các thân quặng
+ Mẫu bụi: được lấy ở khu dân cư sinh sống gần khu mỏ
Ngoài ra, nếu có thể lấy mẫu động vật
- Phương pháp phân tích thí nghiệm
+ Phân tích tổng hoạt độ α, β trong nước và phân tích mẫu bụi
+ Các loại mẫu đất, thực vật,… các mẫu sau khi gia công được tiến hành phân tích bằng phương pháp hấp phụ nguyên tử, sau đó đo quang phổ để xác định hàm lượng các nguyên tố có trong mẫu
- Xử lý trong phòng
Trang 201.3.2 Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả áp dụng tổ hợp phương pháp nghiên cứu sau:
- Lộ trình địa chất môi trường
- Thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu là một trong số phương pháp sử dụng chủ đạo trong luận văn, các bước được tiến hành theo trình tự sau:
+ Thu thập tổng hợp kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và khoáng sản khu vực bao gồm đặc điểm địa chất khoáng sản, đặc điểm quặng hoá, vành phân tán địa hoá của các nguyên tố độc hại và cài đặt trên máy tính bằng phần mềm chuyên dụng
+ Thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu đánh giá tác động môi trường đã
và đang thực hiện trong vùng nghiên cứu
- Phân tích đặc điểm địa mạo - cảnh quan: dựa vào về mặt địa hình khu vực nghiên cứu, vị trí phân bố của mỏ và điểm quặng khoáng sản độc hại hoặc khoáng sản có chứa nguyên tố độc hại tiến hành phân tích dự báo mức
độ phát tán của nguyên tố độc hại
- Áp dụng phương pháp tiệm cận có hệ thống: nhằm tổng hợp lại các thông tin đã thu thập được trong quá trình điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản để lựa chọn thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu địa chất môi trường do khoáng sản độc hại gây ra
- Áp dụng các phương pháp toán địa chất để xử lý tài liệu địa chất, địa vật lý và địa chất môi trường Luận văn áp dụng các phương pháp thống kê để xác định các thông số đặc trưng thống kê của nguyên tố độc hại theo kết quả
đo địa vật lý môi trường ở một số vùng mỏ chứa khoáng sản độc hại hoặc khoáng sản chứa nguyên tố độc hại ở vùng Tây Bắc Việt Nam
- Áp dụng phương pháp chuyên gia kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của tác giả và đồng nghiệp để xử lý tài liệu địa chất - môi trường, tài liệu địa
Trang 21chất khoáng sản làm cơ sở khoanh định diện tích phân bố khoáng sản độc hại
và phân vùng nguyên tố độc hại dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
- Sử dụng phần mềm chuyên dụng với sự trợ giúp máy tính để thành lập các loại bản đồ, sơ đồ chuyên đề phục vụ mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu, cho phép thành lập các sơ đồ, bản đồ địa chất khoáng sản vùng nghiên cứu, bản đồ hiện trạng môi trường và phân vùng khoáng sản độc hại vùng Tây Bắc Việt Nam
Trang 22Chương 2 ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ KHOÁNG SẢN ĐỘC HẠI
VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM 2.1 Khái quát vùng nghiên cứu
Tỉnh Lào Cai có 9 đơn vị hành chính gồm một thành phố Lào Cai, thị
xã Sa Pa và 7 huyện Thành phố Lào Cai là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội của tỉnh
2.1.1.2 Tỉnh Lai Châu
Lai Châu là tỉnh nằm về phía cực Tây Bắc của Tổ quốc, mới được tách
ra từ tỉnh Lai Châu cũ phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây bắc giáp Lào, phía nam giáp tỉnh Điện Biên, phía đông giáp Lào Cai, với diện tích
tự nhiên là 8.518 km2
Hiện nay Lai Châu có 6 đơn vị hành chính, bao gồm một thị xã Lai Châu và 5 huyện là Tam Đường, Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Than Uyên Thị xã Lai Châu là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội của tỉnh
Trang 232.1.1.3 Tỉnh Điện Biên
Tỉnh Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới phía tây bắc của tổ quốc, phía bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc, phía Tây, tây nam giáp hai tỉnh Luông Pha Băng và Phong Sa Lỳ của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
Điện Biên bao gồm 8 đơn vị hành chính là thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay, huyện Mường Nhé, huyện Mường Trà, huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên Đông và huyện Điện Biên với tổng diện tích 8.397 km2, thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội của tỉnh
2.1.1.4 Tỉnh Sơn La
Sơn La là một tỉnh miền núi phía tây bắc Việt Nam, phía bắc giáp các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình, phía tây giáp tỉnh Điện Biên, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
Sơn La bao gồm 11 đơn vị hành chính (một thị xã và 10 huyện), thị xã Sơn La là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội của tỉnh Có diện tích
tự nhiên 14.055km2, chiếm 4,27% tổng diện tích của cả nước Dân số Sơn La
là 9.750.460 người, mật độ dân số 70 người/km2
2.1.2 Đặc điểm địa hình
Vùng tây bắc Việt Nam là vùng có địa hình khá phức tạp (hình 2.2) có các thung lũng, cao nguyên khá bằng phẳng cho đến các đỉnh núi cao bị phân cắt mạnh mẽ trong vùng
2.1.2.1 Tỉnh Lào Cai
Địa hình của tỉnh thấp dần từ tây bắc sang đông, đông nam bắc với hai dãy núi chạy song song theo hướng tây bắc - đông nam, dãy Hoàng Liên Sơn với các đỉnh cao trên 2.000 ÷ 3.000m so với mực nước biển là đường phân
Trang 24nước giữa sông Đà và sông Thao… Địa hình tỉnh Lào Cai không bằng phẳng
độ dốc của định hình từ 20o đến 25o, ngoại trừ cao nguyên cổ Bắc Hà là khá bằng phẳng
2.1.2.2 Tỉnh Lai Châu
Tỉnh Lai Châu có trên 80% địa hình thuộc vùng núi cao, có độ dốc lớn
bị phân cắt mạnh vô cùng hiểm trở và phức tạp Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Xi Păng cao 3.142m, phía tây là đỉnh Pu Den Din có độ cao 1.886m thuộc biên giới Việt Lào
2.1.2.3 Tỉnh Điện Biên
Tỉnh Điện Biên có địa hình khá đa dạng có sự phối kết hợp của nhiều loại địa hình khác nhau, chủ yếu là địa hình núi cao với độ cao từ 200m đến 1.800m chạy theo hướng tây bắc - đông nam Địa hình tỉnh có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam và nghiên dần từ tây sang đông, độ dốc của địa hình trên 25o, ngoại trừ khu vực khu vực lòng chảo Điện Biên và các bình nguyên nhỏ Mường Nhé, Tủa Chùa
2.1.2.4 Tỉnh Sơn La
Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi có độ cao có địa hình khá phức tạp, bị phân cắt mạnh, địa hình có xu hướng cao lên từ nam lên bắc và nghiêng từ tây sang đông với độ dốc của địa hình khoảng 30o, ngoại trừ hai cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Sơn La - Nà Sản
2.1.3 Đặc điểm khí hậu
Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu đa dạng của chế độ hoàn lưu gió mùa nhiệt đới lại mang tính chất của khí hậu vùng núi cao có địa hình bị chia cắt mạnh Vào nửa đầu mùa đông, thời tiết lạnh và khô, nửa cuối mùa đông thời tiết ẩm và ấm hơn Mùa hè thời tiết nóng ẩm mưa nhiều
Ngoài ra vùng này hay xuất hiện mưa đá và mùa đông ở khu vực Sa Pa (Lào Cai) các đỉnh núi cao ở Lai Châu còn có hiện tượng tuyết rơi…
Trang 252.1.4 Đặc điểm kinh tế
Vùng Tây Bắc Việt Nam là một vùng có nền kinh kém phát triển, chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, sản xuất nông nghiệp lạc hậu Trong đó Lào Cai là tỉnh có nền kinh tế khá nhất trong vùng Tây Bắc Việt Nam, dựa vào các dịch vụ thương mại và nông lâm , các tỉnh khác còn chậm phát triển
2.1.5 Giao thông
Vùng Tây Bắc Việt Nam là vùng núi cao, địa hình hiểm trở, do vậy mạng lưới giao thông kém phát triển, đặc biệt là giao thông đi đến các thôn bản, gây khó khăn cho công tác phát triển kinh tế vùng và khó khăn cho công tác điều tra địa chất
Nhìn chung giao thông của vùng Tây Bắc Việt Nam ngày càng phát triển, hiện nay đã có đường sắt đến Lào Cai, đường hàng không đến Sơn La, Điện Biên
2.1.6 Dân cư
Vùng Tây Bắc Việt Nam hiện có khoảng 30 dân tộc anh em sinh sống như Kinh, Tày, Thái, Dao, H’Mông, Hà Nhì, Khơ Mú , nhân dân tập trung không đều, chủ yếu tập trung đông ở thành phố, thị xã hay các thị trấn Trình
độ dân trí nhìn còn thấp, tỷ lệ mù chữ ở vùng cao, vùng xa còn cao và nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội còn chậm phát triển
2.2 Khái quát đặc điểm địa chất - khoáng sản vùng Tây Bắc
2.2.1 Địa tầng
Tham gia vào cấu trúc địa chất vùng Tây Bắc Việt Nam gồm các thành tạo biến chất, trầm tích lục nguyên xen phun trào, các trầm tích lục nguyên, trầm tích lục nguyên - cacbonat có tuổi từ Proterozoi đến Đệ tứ (bản vẽ số 1) gồm các hệ tầng chính sau:
- Hệ tầng Sông Hồng (PR1 sh): đá phiến kết tinh, gnai, đá hoa,
amphibolit, migmatit
Trang 26- Hệ tầng Suối Chiềng (PR1 sc): đá phiến amphibolit, gnai, biotit,
- Hệ tầng Sa Pa (PR2 - Є1 sp): đá hoa, dolomit và đá phiến sericit
- Hệ tầng Nậm Cô - Phân hệ tầng dưới (PR2 - Є1 nc1): đá phiến sericit,
đá phiến mica, đá phiến amphibol
- Hệ tầng Nậm Cô - Phân hệ tầng giữa (PR2 - Є1 nc2): đá phiến sericit, quaczit
- Hệ tầng Nậm Cô - Phân hệ tầng trên (PR2 - Є1 nc3): đá phiến sericit
- Hệ tầng Nậm Cười (PZ1-2 nc): cát kết, bột kết, cát kết vôi, đá phiến, đá
vôi, ryolit
- Hệ tầng Sông Mã (Є sm): đá phiến sét, đá phiến thạch anh sericit, đá
phiến thạch anh sericit -chlorit và quaczit
- Hệ tầng Hà Giang (Є hg): đá phiến sét, quaczit
- Hệ tầng Cam Đường (Є cđ): đá phiến sét thạch anh - cacbonat, sạn
cuội kết, phylit, phosphorit, đá vôi và các vỉa apatit
- Hệ tầng Bến Khế (Є - O1 bk): quaczit, sạn kết, bột kết, đá phiến sét,
đá vôi và đá phiến hai mica
- Hệ tầng Hàm Rồng (Є3 hr): đá vôi
- Hệ tầng Chang Pung (Є3 cp): đá vôi
- Hệ tầng Sinh Vinh: (O3 - Ssv): đá vôi, cuội kết, cát kết
- Hệ tầng Pa Ham (O3 - D1 ph): đá phiến sét, đá vôi sét, đá phiến lục
- Hệ tầng Phia Phương - Phân hệ tầng dưới (O3 - D1 pp 1): đá phiến sét,
đá phiến silic, đá vôi, ortophyr, ryolit chứa quặng mangan, quặng sắt
Trang 27- Hệ tầng Phia Phương - Phân hệ tầng trên (O3 - D1 pp 2): đá hoa, đá phiến sét, silic
- Hệ tầng Huổi Nhị (O3 - D1 hn): bột kết, cát kết, đá phiến sét
- Hệ tầng Bó Hiềng (O3 - D1 bh): đá vôi, đá phiến sét, cát kết
- Hệ tầng Đại Thị (D1 đt): đá phiến sét, cuội sạn kết, cát kết và đá vôi
- Hệ tầng Sông Mua (D1 sm): đá phiến sét
- Hệ tầng Bản Nguồn (D1 bn): đá phiến sét, cát kết, đá vôi
- Hệ tầng Bản Diệt (C3 - P bd): đá phiến sét, cát kết, đá vôi và đá bazan
- Hệ tầng Cẩm Thủy (P2 ct): đá phiến sét, bazan, cát kết, đá vôi chứa
than đá và quặng sắt
- Hệ tầng Yên Duyệt (P2 - T1 yd): đá phiến sét, bột kết, cát kết
- Hệ tâng Cò Nòi (T1 cn): cát kết, bột kết, đá vôi, đá phiến sét và bazan
- Hệ tầng Đồng Giao (T2 đg): đá vôi
- Hệ tầng Đồng Trầu (T2 đt): cát kết, đá phiến sét, đá vôi chứa quặng
sắt
- Hệ tầng Nậm Thẳm (T2 nt): đá phiến sét, cát kết
- Hệ tầng Mường Trai (T2-3 mt): đá bazan, đá phiến sét, cát kết, đá vôi
- Hệ tầng Lai Châu (T2-3 lc): đá phiến sét, cát kết
Trang 28- Hệ tầng Yên Châu (K2 yc): bột kết, cát kết, cuội kết
- Hệ tầng Pu Tra (P pt): trachyt, tuf
- Hệ tầng Na Dương (N1 nd): cuội kết, cát kết, bột kết, than nâu
- Hệ tầng Hang Mon (N hm): cát - bột kết, sét kết, thân nâu và traverlin
- Hệ Đệ tứ (aQ): tảng, cuội, sỏi, cát, sét, bột
2.2.2 Magma
Tham gia vào các thành tạo magma trong khu vực Tây Bắc Việt Nam,
là các phức hệ magma có tuổi từ Proterozoi đến Đệ tứ gồm:
- Phức hệ Po Sen (γ2 ps): diorit, granodiorit, granit, granit - migmatit
- Phức hệ Mường Hum (γξ2 mh): granosyenit, syenit kiềm, granit kiềm
- Phức hệ Núi Nưa (δ31 nn): serpentinit, apoharburgit
- Phức hệ Bó Xinh (ν31 bx): gabro
- Phức hệ Chiềng Khương (γ3 ck): plagiogranit, granit
- Phức hệ Sông Chảy (γ32 sc): granit biotit, granit hai mica
- Phức hệ Trường Sơn ((γ33 ts): granit biotit, granit hai mica
- Phức hệ Mường Lát (γ33 ml): granit biotit, granit hai mica
- Phức hệ Điện Biên (δ41-γ41 đb): granodiorit, diorit
- Phức hệ Sông Mã (γτ42 sm): granit, granophyr, granodiorit
- Phức hệ Phia Bioc (γ43 pb): granit biotit, granit hai mica
- Phức hệ Phu Sa Phìn (ε52 - γ52 pp): syenit, granosyenit, granit kiềm
- Phức hệ Ye Yen Sun (γ51 ys): granit, granosyenit
Trang 29- Phức hệ Pu Sam Cáp (ε51 - γ51 pc): syenit, granosyenit, granit kiềm,
sonkinit, minet
Ngoài ra còn có các khối đá xâm nhập chưa rõ tuổi: đá siêu mafic (δ);
đá granit porphyr, granosyenit porphyr (γτ); đá gabro, diabaz, diorit porphyr, diabaz porphyr (νµ) và đá phun trào bazan thuộc kanozoi (βN2 - Q1)
2.2.3 Kiến tạo
Trong vùng Tây Bắc Việt Nam, các đứt gãy chủ yếu phát triển theo phương tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam, á kinh tuyến và một số đứt gãy nhỏ phát triển theo phương á vĩ tuyến:
- Đứt gãy phương tây bắc - đông nam: đây là những đứt gãy lớn, sâu và phân đới đó là: hệ thống đứt gãy sông Hồng, đứt gãy sông Chảy và đứt gãy Bát Xát - Lũng Pô, Mù Căng Chải, Thuận Châu - Yên Châu…, kèm theo các đứt gãy lớn có nhiều đứt gãy nhỏ phát triển Hầu hết các khối magma xâm nhập phát triển dọc theo các đứt gãy này, kèm theo đó là các điểm khoáng sản
và biểu hiện khoáng sản
- Đứt gãy phương đông bắc - tây nam: các đứt gãy theo phương này thường kéo dài từ vài kilomet đến hàng trục kilomet, chúng làm phức tạp thêm cấu trúc địa chất trong vùng
- Hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến: phân bố dọc theo các đứt gãy sâu Điện Biên - Lai Châu và Sông Mã… các đứt gãy sâu phân đới gồm: đứt gãy sườn tây Fan Xi Făng, Sông Đà, Sông Mã và Điện Biên - Lai Châu… Các đứt gãy này hoạt động lâu dài và chúng phân chia ra các đới cấu trúc Như đứt gãy Điện Biên - Lai Châu vẫn đang hoạt động là nguyên nhân gây ra các trận động đất ở khu vực này
Kèm theo các hệ thống đứt gãy này là các khe nứt, uốn nếp làm phức tạp hoá các cấu trúc trong vùng nghiên cứu
Trang 302.2.4 Khoáng sản
Vùng Tây Bắc Việt Nam có cấu trúc địa chất khác nhau, mỗi cấu trúc, điều kiện địa chất tạo nên những loại khoáng sản đặc trưng với quy mô lớn, nhỏ khác nhau Theo đề án thống kê kiểm kê khoáng sản Việt Nam [14] có thể chia khoáng sản có mặt trong vùng Tây Bắc Việt Nam thành 11 nhóm
2.2.4.1 Quặng sắt và hợp kim của sắt
- Quặng sắt: sắt là khoáng sản có tiềm năng và giá trị lớn nhất trong khu vực tây bắc, hiện nay đã phăt hiện 29 mỏ, điểm quặng sắt: điểm sắt Nậm Mít, Nậm Chạc Hồ, Na Non, Tân Quang, Cốc Mỳ, Bản Vược, San Bang, Kíp Tước, Khe Bá, Làng Cọ, Ngòi Cọ, Bản Chát, Làng Vinh, Minh Lương, Tác
Ái, Quý Xa, Làng Lếch, Tam Đỉnh, Chí Chải, Lao Chải, Nà Lốc, Lùng Đinh (Lào Cai); Then Tao Nhang, Sin Thao Chải, Ma Lùng Thàng (Lai Châu); Chiêu Ly, Pa Han - Phong Châu, Ten Hon (Điện Biên); Mường Chai (Sơn La)
- Quặng mangan: có 3 điểm quặng trong giai đoạn đo vẽ bản đồ địa chất 1:50.000 là Phú Nhuận, Võ Lao (Lào Cai); Suối Lồng (Sơn La)
- Quặng nikel: quặng này được phát hiện đi kèm với quặng đồng ở hai
mỏ lớn là mỏ đồng nikel Bản Phúc, Bản Khoa (Sơn La)
- Quặng molipden: có 8 mỏ, điểm quặng là Ô Quý Hồ, Bản Khoang, Sin Chải, tây nam Ô Quý Hồ, Vĩ Kẽm, Kim Chong Hồ (Lào Cai); Tông Qua Lìn, Nậm Lúc (Lai Châu)
2.2.4.2 Nhóm khoáng sản kim loại cơ bản
- Quặng đồng: trong khu vực tây bắc đã phát hiện được 43 mỏ, điểm quặng: Sinh Quyền, Pin Ngan Chai, Lũng Pô, Thùng Sáng, Nậm Mít, Nậm Chạc, Suối Thâu, Lùng Thàng, Quang Kim, Tả Phời, Bản Tu Giao (Lào Cai); Thong T.Sang, Quang Tân Trải, Nậm Tia, Nậm Ngã, Nậm Kinh, Nậm Dôn,
Ma Li Pho, Can Hồ, Bum Nưa (Lai Châu); Nậm Nèn , Nậm He, Huổi Sấy, Bo Keo (Điện Biên); Hắt Lây, Xuân Giang, Quy Hướng, Vạn Sài, Đá Đỏ, Bắc Đá
Trang 31Đỏ, Phai Làng, Suối Bâu, Nà Lay, Phiêng Lương, Bản Cóc, Suối On, Bản Sa, Bản Pim, Bản Cải và Suối Sập, mỏ Bản Phúc, Bản Khoa (Sơn La)
- Quặng chì - kẽm: phát hiện được 19 mỏ, điểm quặng chì kẽm là Gia Khâu A, Cao Sơn, Suối Thâu, Bản Mế (Lào Cai); Si Phay, Tsin Thàng, Ya Sui Thang, Tả Chu Phùng, điểm chì kẽm đồng Nậm Trản, Quang Tân Trải, Cáng Tỷ (Lai Châu); Cáng Tỷ, Hán Chờ, Nà Tòng, Xá Nhè, Tà Lềnh, Thẩm
My (Điện Biên); Suối Bốc, và Suối Cù (Sơn La)
- Quặng antimon: đã phát hiện được 4 mỏ, điểm quặng là Bắc Nậm Chủng, Cốc Râm, Gia Khâu B (Lào Cai); Púng Giắt (Điện Biên)
- Quặng thủy ngân: trong khu vực tây bắc chỉ phát hiện được 1 điểm thủy ngân ở xã Thanh Hưng (Điện Biên)
- Quặng bismut: phát hiện một điểm quặng bismut Tông Qua Lìn (Lai Châu)
2.2.4.3 Nhóm khoáng sản kim loại nhẹ
Trong vùng nghiên cứu đã phát hiện một số điểm quặng bauxit ở tỉnh Điện Biên đó là điểm Bản Pạng, Páo Tỷ Lèng, Nà Sảng, Bản Tấu, quy mô nhỏ chỉ có ý nghĩa địa phương
2.2.4.4 Nhóm khoáng sản kim loại quý-hiếm
- Quặng vàng: phát hiện được 40 mỏ, điểm quặng vàng là Tà Lạt, Minh Lương, Sa Phìn, Dền Sáng, Mường Vi, Kim Chang, Can Hồ Mèo (Lào Cai);
Tả Chu Phùng, Bản Lang, Yên Thang, Thèn Sin, Tà Lèng, Ching Sáng, Ma
Lu Thàng, điểm vàng Sang Sui, Bản Bo, Nậm Kha Á, Nậm Khao, Pô Lếch,
Tà Pán, điểm vàng He Luông, Nà Ban, bắc Bản Lướt, tây nam Bản Lướt (Lai Châu); Púng Giắt, Huổi Hái, Thanh Hưng, Na Sản, Mường Luân, Pắc Khin, Pắc Nậm, Bản Lao (Điện Biên); Mường Giôn, Suối Trát, Bản Cắm, Hua Va, Bản Dứa, Hua Non, PiToong (Sơn La)
Trang 322.2.4.5 Nhóm khoáng sản đất hiếm và kim loại phóng xạ
- Đất hiếm - phóng xạ: mỏ đất hiếm Mường Hum (Lào Cai); Đông Pao, Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Thèn Thầu (Lai Châu); Háng Đồng A (Suối Triang), Trò A, Suối Lạt, Đá Mài- Suối Phù (Sơn La)
2.2.4.6 Nhóm khoáng sản nhiên liệu
- Than: phát hiện được 23 mỏ, điểm quặng than là Chiềng Keng, Khe Thi (Lào Cai); Thanh An, Bằng Ốp, Ta Lé, Tia Ló, Tia Mùng, Huổi Mua, Pa
Sa, Huổi Xa, Tinh Đan, Huổi Khao, Nậm Piền, Huổi Lá, Nậm Chu, Huổi Sấy (Điện Biên); Suối Bàng, Tô Pan, Quỳnh Nhai Suối Lúa - Suối In, Mường Lưm, Nà Sành (Sơn La)
2.2.4.7 Nhóm khoáng sản nguyên liệu hóa chất và phân bón
- Quặng apatit: phát hiện được 10 mỏ apatit là Phú Nhuận, Ngòi Bo - Ngòi Chát, khu Mỏ Cóc (gồm khu Mỏ Cóc, Làng Cóc, Làng Cáng 1, Làng Cáng 2), Ngòi Đường - Ngòi Bo (gồm khu Cam Đường 2, Cam Đường 3, Làng Cáng 3, Làng Cáng 4), Ngoài Đum - Làng Tác (gồm khu Ngòi Đum, Đông Hồ, Làng Tác), Làng Mòn, Bắc Nhạc Sơn, Bản Vực, Trịnh Tường, Nậm Chạc (Lào Cai)
- Quặng phosphorit: Trong khu vực tây bắc chỉ phát hiện được 1 điểm phosphorit ở tỉnh Sơn La : điểm phosphorit Bản Giáo (Phù Yên)
- Quặng barit: đã phát hiện được 5 mỏ, điểm quặng barit là Bắc Nậm
Xe, Đông Pao, Thèn Dầu (Lai Châu); Háng Là, Sáng Tổng (Điện Biên)
- Quặng pyrit: phát hiện được 1 điểm pyrit Nà Pheo (Điện Biên)
- Quặng fluorit: phát hiện được 2 mỏ ở tỉnh Lai Châu là Bắc Nậm Xe, Đông Pao đi kèm với đất hiếm
- Serpentin: phát hiện được 1 điểm serpentin Thượng Hà (Lào Cai)
Trang 332.2.4.8 Nhóm khoáng sản nguyên liệu sứ, gốm, thủy tinh, chịu lửa, bảo
2.2.4.9 Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng
- Nguyên liệu xi măng
Sét xi măng: phát hiện được 11 mỏ, điểm là Pa Tần, Hua Bó (Lai Châu); Na Hai, Pe Luông, Bản Kéo, Na Lôm, Chiềng Đông (Điện Biên); Bản Dửn, Bản Lầm, Nà Nghịu, Nà Hin (Sơn La)
Đá vôi xi măng: phát hiện được 10 mỏ, điểm là mỏ đá vôi Cam Đường (Lào Cai); Pa Tần, Hua Bó (Lai Châu); Tây Chang (Điện Biên); Chiềng Mai, Bản Hôm (Sơn La)
- Đá ốp lát: trong khu vực tây bắc đá ốp lát chỉ phát hiện được trong quá trình đo vẽ bản đồ 1:50 000: điểm Quyến Tiến, Tả Thìn Sàng (Điện Biên)
- Đá phiến lợp: phát hiện được 4 mỏ, điểm quặng ở tỉnh Lai Châu: mỏ
đá phiến lợp Lai Châu, Nậm Hồ, Nậm Ban, Nậm Gé
- Cát cuội sỏi xây dựng: trong khu vực tây bắc, khoáng sản này cũng có khá nhiều mỏ, điểm mỏ như: điểm mỏ Bản Giang, Mường So, Nậm Sa (Lai Châu), Bản Xá, Mường Thanh, Bản Búng… (Điện Biên)… nhưng nhìn chung quy mô nhỏ và đang được nhân dân khai thác thủ công
2.2.4.10 Nhóm khoáng sản nguyên liệu kỹ thuật
- Graphit: phát hiện 3 điểm mỏ graphit là Bảo Hà, Nậm Thi, Na Non (Lào Cai)
Trang 34- Talc: phát được 7 mỏ, điểm quặng là Bắc Nậm (Điện Biên); Bản Ngay, Ngu Hấu, Pon Nhung, Ten Ư, Pa Nó, Tà Phù (Sơn La)
- Asbet: khu vực tây bắc chỉ có 1 mỏ asbet ở tỉnh Sơn La là mỏ asbet Núi Ông (Phù Yên) Ngoài ra cũng phát hiện được được nhiều biểu hiện khoáng sàng asbet trong khu vực
- Đá vôi trắng: phát hiện được 1 điểm đá vôi trắng Ka La Vô (Mường Lay) thuộc tỉnh Điện Biên
2.2.4.11 Nước nóng - nước khoáng:
Phát hiện được 39 điểm nước khoáng, nước nóng là Lũng Pô, Bản Mọc, Làng Giàng, Cam Đường (Lào Cai); Tà Pan, Bản Hon, Lũng Pô Hồ, Vàng Pó, Tả Pao Hồ trên, Tả Pao Hồ dưới, Thèn Sin, Silolào, Malipho, Nậm Cải, Nậm Ngao, Noong Hẻo, Pac Ma, Nậm Luồng, Là Sin, Na Ban, Phình Phát (Lai Châu); Mường Luân, Pá Bạt, Nậm Cư, Pa Thơm, Lếch Phay, Nậm Tang, Đông Chí Linh, Tòng Nậm Chin, Cò Đưa, Tà Pao, Bản Cườm (Điện Biên); Chiềng Phung, Nậm Ún, Bản Ít, Ít Ong (Sơn La)
Ngoài các loại khoáng sản kể trên, trong vùng còn có nhiều loại khoáng sản khác như quaczit, mica…
2.3 Đặc điểm phân bố và phân vùng khoáng sản độc hại vùng Tây Bắc Việt Nam
2.3.1 Đặc điểm phân bố khoáng sản độc hại vùng Tây Bắc Việt Nam
Các khoáng sản độc hại trong vùng phân bố rải rác, có khi tập trung thành mỏ, điểm quặng
2.3.1.1 Khoáng sản độc hại nhóm I
- Đất hiếm: phân bố ở Lai Châu, Lào Cai và Sơn La
+ Tỉnh Lai Châu: đã phát hiện được 3 mỏ, điểm quặng đất hiếm: Thèn Thầu, Nậm Xe, Đông Pao (huyện Phong Thổ) Thành phần khoáng vật: basnezit, parzit, coocdirit, sinkizit, lantanit, stronsianit, nariakit, britolit,
Trang 35monazit, xenotin, khoáng vật thứ yếu: urapiroclo, otenit, barit, apatit, calcit, magnetit, pyrit, sphalerit, chalcopyrit, galenit, fluorit
Hàm lượng: ΣTR2O3: 0,50 ÷ 30,0%, U3O8: 0,005 ÷ 0,073%, ThO2: 0,012 ÷ 0,038%, Nb2O5: 0,006 ÷ 0,392%, BaSO4: 1,74 ÷ 80,0%, Pb: 0,363 ÷ 3,24%, Zn: 0,059 ÷ 1,025%, Ag: 34 ÷ 130g/T, Ta2O5: 0,001 ÷ 0,003%, CaF2:
5 ÷ 85%
+ Tỉnh Lào Cai: đã phát hiện được 1 mỏ đất hiếm Mường Hum (huyện Bát Xát) Khoáng vật: monazit, xenotim, uranophan, branorit Hàm lượng quặng: TR2O3: 0,78 ÷ 3,18%, ThO2: 0,017 ÷ 0,157%, U3O8: 0,008 ÷ 0,03%
+ Tỉnh Sơn La phát hiện 2 điểm mỏ đất hiếm Suối Lạt (huyện Phù Yên); đất hiếm Đá Mài (huyện Mộc Châu)
Cường độ phóng xạ từ 100 ÷ 500µR/h Hàm lượng các oxit như sau:
U3O8: 0,005 ÷ 0,007%, ThO2: 0,27%, ΣTR2O3: 0,56 ÷ >2,0%, Y2O3: 0,01 ÷ 0,03%
- Uran - thori: trong khu vực nghiên cứu phát hiện được hai điểm
quặng: điểm quặng suối Triang bản Háng Đồng A và bản Trò A (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) Khoáng vật quặng: nasturan, auturnit, torbenit, monitenit, pyrit- thuộc thành hệ monitdat - uran Cường độ phóng xạ từ vài trăm đến vài nghìn µR/h Hàm lượng U3O8: 0,018%, ΣTR2O3: 0÷0,27%
Ngoài ra trong khu vực Thèn Sin (Lai Châu) có chứa thori, urani và đất hiếm với hàm lượng thori cao nhất là 5%, urani là 0,01%; đất hiếm là 0,1% có một ít mẫu hàm lượng đất hiếm đạt 5 ÷ 7 %
Khoáng sản nhóm I có tính độc phóng xạ cao đối với sức khoẻ con người cũng như môi trường thông qua các môi trường đất, nướ, không khí…, ngoài ra đi kèm chúng còn chứa khoáng sản độc hại có tính gây độc cao như chì, kẽm…
Trang 362.3.1.2 Khoáng sản độc hại nhóm II
- Đồng: phân bố ở Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên
+ Tỉnh Lai Châu: đã phát hiện ra 8 mỏ, điểm quặng đồng là Nậm Đôn, Nậm Tia, Hồng Thu, Nậm Ngã, Nậm Kinh (Sìn Hồ); Ma Li Pho (Phong Thổ)
Khoáng vật quặng: đồng tự sinh, pyrit, chalcopyrit, pyrotin, malachit, azurit, chalcozin, tetrahedrit, vàng, bạc, bornit, asenopyrit và limonit
Hàm lượng: Cu: 0,53 ÷ 25,6%, Ni: 0,0023 ÷ 0,184%, Au: 0,4 ÷ 52g/T, Ti: 0,18 ÷ 1,12%, Co: 0,3 ÷ 1,0g/T, Pb: 0,02 ÷ 0,334%, Zn: 0,05 ÷ 0,308%
+ Tỉnh Điện Biên: đã phát hiện được 2 điểm quặng đồng là Nậm Nèm, Nậm He - Huổi Sấy (Mường Lay) Khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit, chalcopyrit, magnetit, covelin Hàm lượng: Cu : 0,3÷10%, Au : 1,0÷2,0g/tấn + Tỉnh Lào Cai: quặng đồng khá phong phú với 10 mỏ, điểm quặng đồng là: Sinh Quyền, Lũng Pô, Suối Thâu, Lùng Thàng, Thùng Sáng, Nậm Mít, Pín Ngán, Quang Kim (Bát Xát); Tả Phời (TX Cam Đường); Tu Giao - Nậm Xé (Văn Bàn) Thành phần khoáng vật: chalcopyrit, pyrotin, cuprit, bornit, pyrit, coveclin, malachit, chancozin, azurit, magnetit, vàng, bạc, ilmenit, sfalezit, galenit, molipdenit… Hàm lượng: Cu: 0,1 ÷ 3,97%, Au: 0,4
÷ 4g/T, Fe: 3,81 ÷ 5,23%, S: 2,25%, Nb2O5: 0,006 ÷ 0,01%, ThO2: 0,006%, hàm lượng của niken, coban không đáng kể
+ Tỉnh Sơn La: phát hiện 24 điểm quặng đồng: Suối Sập, Xuân Giàng, Bản Sa, Suối Bau, Suối Trát, Suối Pun, Nà Lạy, Phiên Lương, Đá Đỏ, Bắc Đá
Đỏ, Bản Cóc, Bản Cải (Phù Yên); Deo Chan, Bản Khoa, Bản Phúc, Chim Thượng, Co Mi (Bắc Yên); Na Pan (Yên Châu); Suối Sập, Bản Mòng (Mai Sơn) Khoáng vật quặng: pyrit, chalcopyrit, bornit, chalcosin, galenit, sphalerit ít khi có arsenopyrit, magnetit Hàm lượng: Cu: 0,50 ÷ 8,64%, Au: 0,50 ÷ 0,72g/T, Zn: 0,00÷0,40%, Pb: 0,00÷0,05%, Ni: 6,42%, Se: 0,046%, Te: 0,005%, Ag: 3g/T, Pt: 0,12g/T
Trang 37Các mỏ, điểm quặng đồng phân bố khá tập trung và thường nằm ở địa hình có độ cao lớn Do vậy, dưới tác dụng của tự nhiên (phong hoá, nước mưa…) và nhân tạo (làm nương rãy, các công trình thăm dò…) sẽ gây ra sự phát tán một lượng lớn các nguyên tố độc hại (Cu, Ni, Co…) ra môi trường trên một diện tích khá rộng
- Chì - kẽm: phát hiện nhiều điểm quặng chì - kẽm, tập chung chủ yếu
ở Lai Châu và Điện Biên
+ Tỉnh Lai Châu: đã phát hiện được 12 điểm quặng chì - kẽm là Tả Phìn, Ho Ho, Nậm Trản, Nam Nguyễn Trãi (Sìn Hồ); Tả Chu Phùng, Si Phay, Can Hồ, Pin Hồ, Ya Sui Thang, Sin Thay, Nậm Ma (Phong Thổ) Thành phần khoáng vật: galenit, sphalerit, chalcopyrit, pyrit, vàng tự sinh, anglerit, chalcozin, covelin, bornit, malachit, fluorit
Hàm lượng Pb+Zn: 6,34 ÷ 78,62%, Au: 1,0÷3,0g/T, Ag: 120÷348g/T, CaF2: 1,69%, U3O8: 0,021%, ΣTR2O3: 0,01%
+ Tỉnh Điện Biên: qua thu thập tài liệu tỉnh Điện Biên có hai đới quặng hóa của chì kẽm và 7 điểm khoáng sản chì kẽm là Xá Phình (Mường Lay); Ken Ti, Cáng Tỷ, Hàn Chờ (Tủa Chùa); Xá Nhé, Nà Tòng (Tuần Giáo); Tà Lèn (Điện Biên); Thẩm My(Điện Biên Đông) Thành phần khoáng vật: galenit, sfalezit, pyrit, siderit, chalcopyrit
Hàm lượng: Pb: 5,0 ÷ 16,27%, Zn: 4,0 ÷ 40,5%, có nơi hàm lượng chì kẽm đạt tới hàm chục phần trăm
+ Tỉnh Lào Cai: phát hiện được 4 điểm quặng chì - kẽm là Suối Thầu, Cao Sơn (Mường Khương); Gia Khâu A, Bản Mế (Si Ma Cai)
Khoáng vật quặng: galenit, sfalerit
Hàm lượng quặng: Pb: 0,5 ÷ 28,71%, Zn: 0,69 ÷ 30,98%
+ Tỉnh Sơn La: phát hiện được 3 điểm quặng chì - kẽm là Suối Sập, Suối Bốc, Suối Cù (Phù Yên)
Trang 38Khoáng vật quặng chủ yếu là galenit, sfalezit, chalcopyrit, chancozin, malachit, aruzit, pyromorphit, pyrit và vàng tự sinh Hàm lượng quặng: Pb: 0,67 ÷ 15,66%, Zn: 0,10 ÷ 33,82%, Cu: 1,38 ÷ 7,63%
Bản thân các kim loại để tạo nên các mỏ, điểm quặng chì- kẽm đều là khoáng sản độc hại nên có thể phát tán các nguyên tố độc hại ra môi trường xung quanh Ngoài ra chúng còn chứa các kim loại độc hại khác(Cu, As…) cũng gây ảnh hưởng đến môi trường khi chúng được phát tán ra môi trường
- Quặng vàng: phân bố khá phổ biến ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La,
Điện Biên và Lai Châu
+ Tỉnh Lai Châu: Vàng là khoáng sản có triển vọng trong tỉnh, đã phát hiện và đăng ký được 27 điểm quặng vàng gốc và 3 điểm vàng sa khoáng: huyện Mường Tè (13 điểm), Sìn Hồ (7 điểm), Phong Thổ (6 điểm), Than Uyên (4 điểm) Các điểm quặng vàng gốc phân bố trong các kiểu sau:
Kiểu khoáng hoá vàng trong trầm tích lục nguyên – carbonat: gồm các điểm quặng: Sang Sui-Nậm Suổng, Bum Nưa, Nậm Pộc-Nậm Khao (huyện Mường Tè); Nậm Tần, Chăn Nưa, Nậm Cười (huyện Sìn Hồ); Si Phay, Bản Lang (huyện Phong Thổ) Khoáng vật quặng: vàng tự sinh, pyrit, galenit, sphalerit, chalcopyrit Hàm lượng: Au: 0,9 ÷ 16,68g/T
Kiểu khoáng hoá vàng trong đới dập vỡ biến đổi: gồm các điểm quặng: Nậm Kha Á, Nậm Khao, Dịu Sằng, Pô Lếch, Tà Pán, Can Hồ, Nậm Hà, Pá
Mô (huyện Mường Tè); Phiêng Ban, Nậm Sập (huyện Sìn Hồ); Yên Thang, Ching Sáng (huyện Phong Thổ); He Luang, Nà Ban, bắc Bản Lướt, tây nam Bản Lướt (huyện Than Uyên) Khoáng vật quặng: pyrit, galenit, sphalerit, pyrotin, chalcopyrit, covelin, rutin, limonit Hàm lượng: Au: 0,4 ÷ 59,6g/T, S: 22,1%
Khoáng hoá vàng trong đá bazan bị cà nát, dập vỡ: gồm các điểm quặng: Thèn Sin, Tà Lèng (huyện Phong Thổ); Bản Bo (huyện Mường Tè)
Trang 39Khoáng vật quặng: pyrit, chalcopyrit, sphalerit, galenit, vàng tự sinh, bornit, malachit, covelin, limonit
Khoáng hoá vàng trong trầm tích bở rời: gồm các điểm quặng: Sang Sui-Huổi Củng (huyện Mường Tè); Pá Cuổi, Ma Lu Thàng (huyện Sìn Hồ)
+ Tỉnh Điện Biên: Đã phát hiện được các điểm vàng gốc và vàng sa
khoáng thuộc các huyện Mường Lay (2 điểm); huyện Điện Biên (4 điểm); Điện Biên Đông (1 điểm); Tuần Giáo (1 điểm)
Kiểu thạch anh - sulfur - vàng: gồm các điểm quặng Thanh Hưng, Bản Lao, Pác Nậm
Khoáng vật quặng: pyrit, galenit, hematit, chalcopyrit, magnetit, pyrotin Hàm lượng quặng: Au: 0,2 ÷ 4g/T, Cu: 0,0025 ÷ 0,0118%, Pb: 0,0012 ÷ 0,0169%, Zn: 0,0009 ÷ 0,0014%, As: 0,0323 ÷ 0,7%, Sb: 0,001 ÷ 0,0026%
Kiểu quặng sulfur - vàng: bao gồm các điểm quặng: Mường Luân, Na Sản, Pác Khin, Huổi Hái, Púng Giắt Thành phần khoáng vật: pyrit, galenit, chalcopyrit, asenopyrit, sphalerit, barit, antimonit, marcasit, hematit, goetit Hàm lượng quặng: Au: 0,4 ÷ 6g/T
Kiểu thạch anh - đa kim - vàng: bao gồm các điểm quặng: Tà Lềnh và Nậm Ngám Khoáng hoá vàng đi cùng với Pb - Zn, hàm lượng Au thấp, trung bình 0,6g/T
+ Tỉnh Lào Cai: đã phát hiện và đăng ký được 5 điểm quặng vàng gốc
và 2 điểm vàng sa khoáng thuộc huyện Mường Khương (1 điểm vàng gốc), Văn Bàn (2 điểm vàng gốc), Bát Xát (2 điểm vàng sa khoáng, 1 điểm vàng gốc), Sa Pa (1 điểm vàng gốc) Khoáng vật: pyrit, arsenopyrit, chalcopyrit, malachit, bormit, azurit, pyrotin, galenit, sfalerit, molybdenit, menhicovit, rutin limonit Hàm lượng quặng trung bình: Au: 0,4 ÷ 42,1g/t, Ag<10g/T, S: 1,43 ÷ 33,67%, As: 0,002%, Mo: 0,0001 ÷ 0,0016%, Cu: 0,0078 ÷ 0,445%,
Trang 40Zn: 0,0009 ÷ 0,0022%, Pb: 0,0013 ÷ 0,0176%, S: 2,36 ÷ 10,24%, WO3: 0,29
÷ 7,09%
Kiểu vàng sa khoáng trong các tích tụ ven sông, thung lũng karst: vàng
sa khoáng đã được phát hiện và khai thác ở một số nơi như Quang Kim, Mường Vi, Kim Chang, Sà Sáng và các thung lũng hẹp dọc theo các suối lớn, vàng có dạng vảy, hạt nhỏ kích thước từ 0,05x0,1mm đến 0,7x1mm Hàm lượng trung bình là 0,0198g/m3
+ Tỉnh Sơn La: đã phát hiện 8 điểm quặng vàng gốc, sa khoáng thuộc các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Mai Sơn, thị xã Sơn La
Các điểm quặng vàng gốc chủ yếu phân bố trong hai kiểu sau:
Vàng trong đá bazan bị ép phiến hoặc trong đá phun trào mafic (Suối Trát, Mường Giôn) Khoáng vật quặng: pyrit, chalcopyrit, chalcozin, bornit, galenit, magnetit Hàm lượng quặng: Au : 0,67÷51,53g/t, Cu : 0,15÷7,47%
Vàng trong trầm tích lục nguyên-carbonat (Bản Đứa, Hua Non)
Khoáng vật quặng: vàng tự sinh, chalcopyrit, galenit, antimonit, siderit, limonit Hàm lượng vàng: 1,47 ÷ 17,68g/T
Các mỏ, điểm quặng vàng đều có chứa các nguyên tố độc hại như đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, asen… Theo thời gian, dưới tác dụng của tự nhiên
và nhân tạo sẽ làm cho một lượng lớn các chất độc hại phát tán vào môi trường xung quanh, gây ô nhiễm trên một diện tích lớn
- Molybden: phân bố ở tỉnh Lai Châu và Lào Cai
+ Tỉnh Lai Châu: đã xác định được 2 điểm quặng molybden là Tong Qua Lìn (Phong Thổ) và điểm quặng molybden Nậm Lúc (Sìn Hồ)
Khoáng vật quặng: molybdenit, pyrit, chalcopyrit, galenbismut, hematit, magnetit, wolframit, finorit, ilmenit, pyrotin, rutin
Hàm lượng quặng: Mo: 0,001 ÷ 0,224%, Bi: 0,05 ÷ 1,148%, Cu: 0,006
÷ 0,028%, Au: 0,2g/t