1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á”

81 4,2K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 3,79 MB

Nội dung

Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á”

Trang 1

MỞ ĐẦU

Cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor đã đưa ra một nhận xét

như sau: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một

hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” Văn hóa là một hiện tượng khách

quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống Ngay cả những khíacạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa Rất nhiềuthứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những điểmriêng biệt Trong văn hóa luôn luôn có sự tương đồng nhất định và những đặcđiêm riêng tạo nên bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc Khi xét về văn hóaĐông Nam Á chúng ta sẽ thấy rõ điều này, mặc dù trên nền chung gốc văn hóanông nghiệp lúa nước nhưng ở mỗi quốc gia trong khu vực lại có những nét dịbiệt

Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiềumối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc Tiếp cận văn hoá Đông Nam Ángày nay, cái cảm đầu tiên với mỗi người sẽ là một nền văn hoá đa dạng trongthống nhất Trong kho tàng văn hoá đồ sộ ấy dẫu có rất nhiều yếu tố chung làm

nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á song cũng có không ít những yếu tố đặc

sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc

Chính vì lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á” để làm bài tiểu luận

cuối kì Việc nhận xét đặc điểm này sẽ giúp chúng ta thấy được nét tương đồng

và những điểm riêng có của từng quốc gia Chúng ta sẽ thấy được từ những néttương đồng đã tạo nên bức tranh thống nhất như thế nào và những nét dị biệt tạonên nét chấm phá, điểm nhấn cho bức tranh văn hóa ấy ra sao Bên cạnh đó, đâycũng là đề tài giúp bản thân người viết thâu tóm một cách khái quát lại nội dungtrong văn hóa của khu vực Đông Nam Á

Trang 2

CHƯƠNG 1: ĐÔNG NAM Á - VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC

1 Khái quát Đông Nam Á

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phíaNam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc với diện tích khoảng4,523,000 km² Khu vực này bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, ĐôngTimor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan vàViệt Nam với số dân cư tính đến năm 2009 ước chừng khoảng gần 570,000,000người

Bản đồ địa lý khu vực Đông Nam Á

Trang 3

Quốc kỳ 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á

Đông Nam Á là khu vực có địa hình hết sức đặc biệt Nơi đây là chỗ giaonhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh Các quốcgia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanma, Thái Lan,Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảoTrung Ấn, trong khi đó các nước còn lại tạo nên nhóm Đông Nam Á hải đảo.Nhóm Đông Nam Á hải đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về

Trang 4

Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt độngnúi lửa mạnh nhất thế giới.

Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu củagió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: Mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương

đối nóng và ẩm Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực “Châu Á gió mùa” Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng

lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khi vực lục địa khác có cùng vĩ độ đã trởnên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đức và thịnh vượng nhưSingapore, Jakarta, Kuala Lumpur, Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệtđới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằngnăm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông.Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệuđặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương,… và cây lươngthực đặc trưng là lúa nước

1.2 Lịch sử hình thành khu vực Đông Nam Á

Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu Songcùng với thời gian, khái niệm này ngày càng được hiểu một cách đầy đủ và chínhxác hơn Từ xa xưa để chỉ khu vực này, người ta đã dùng nhiều tên gọi khácnhau cho những mục đích riêng biệt: Người Trung Quốc xưa kia thường dùng từ

“Nam Dương” để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía Nam; Người Nhậtgọi vùng này là “NanYo”; Người Ả Rập xưa gọi vùng này là “Qumr”, rồi lại gọi

là “Waq - Waq” và sau này chỉ gọi là “Zabag” Còn người Ấn Độ từ xưa vẫn gọivùng này là “Suvarnabhumi” (đất vàng) hay “Suvarnadvipa” (đảo vàng) Tuynhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, Đông Nam Á được nhìn nhận là mộtvùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị và những sản phẩm kì lạ khác, cònsinh sống ở đây là những con người thành thạo và can đảm Tên gọi “Đông NamÁ” được các nhà nghiên cứu chính trị và quân sự của Hà Lan, Anh, Mỹ đưa ra từnhững năm đầu khi nổ ra Thế chiến thứ hai, nhưng chính thức đi vào lịch sử với

ý nghĩa là một khu vực địa - chính trị, và quân sự được bắt đầu từ khi Tổngthống Mỹ Franklin D Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội

Trang 5

nghị Québec lần thứ nhất vào tháng 8 năm 1943 nhất trí thành lập Bộ chỉ huy tốicao quân Đồng Minh ở Đông Nam Á.

Đến khoảng nửa đầu thế kỷ 15, hầu hết các quốc gia tiền thân ở ĐôngNam Á đã ra đời, và bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ mà điển hình lànhà nước Đại Việt dưới triều nhà Lê Đây là nhà nước hoàn thiện và hùng mạnhnhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ Nhưng đến nửa đầu thế kỷ 18, các nhà nướctrên bắt đầu suy yếu và rơi vào sự xâm lược hoặc lệ thuộc vào phương Tây, bắtđầu chịu ảnh hưởng của văn hóa châu Âu Sự quản lý thuộc địa có một ảnhhưởng sâu sắc với Đông Nam Á Trong khi các cường quốc thuộc địa chiếm hầuhết các nguồn tài nguyên và thị trường rộng lớn của vùng này, thì chế độ thuộcđịa cũng làm cho vùng phát triển với quy mô khác nhau Nền kinh tế nôngnghiệp thương mại, mỏ và xuất khẩu đã phát triển nhanh chóng trong giai đoạnnày Nhu cầu tăng cao về nhân công dẫn tới nhập cư hàng loạt, đặc biệt từ thịtrường Ấn Độ của Anh Quốc và Trung Quốc, dẫn tới sự thay đổi lớn về nhânkhẩu học Những định chế cho một quốc gia dân tộc kiểu một nhà nước quanliêu, các toà án, phương tiện truyền thông in ấn và ở tầm hẹp hơn là giáo dụchiện đại đã gieo những hạt giống đầu tiên cho các phong trào quốc gia ở nhữnglãnh thổ thuộc địa

Đến đầu thế kỷ XX, các phong trào dân tộc tại các quốc gia trên khu vực

đã bùng dậy mạnh mẽ để giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc; đồng thời cũng từ

đó ra sức xây dựng để đất nước ngày càng giàu mạnh hơn Và cũng kể từ đó khuvực này đã bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng cả về mặt quân sự cũngnhư kinh tế

Nhìn chung, trong suốt quá trình phát triển, khu vực Đông Nam Á đã gặpnhiều khó khăn và thử thách Tuy nhiên với sự chung tay đồng lòng của 11 đấtnước anh em đã hình thành nên một diện mạo Đông Nam Á mới Hôm nay, thếgiới biết đến khu vực Đông Nam Á hiện đại với đặc trưng ở hoạt động kinh tếdiễn ra hết sức năng động, mức độ tăng trưởng kinh tế cao của hầu hết các nướcthành viên và sự kết hợp bên trong chặt chẽ thông qua khu vực thương mại tự doASEAN Đây cũng là một khối có triển vọng thành công trong việc hội nhập ở

Trang 6

mức cao hơn nữa vào vùng Châu Á Thái Bình Dương thông qua Hội nghịthượng đỉnh Đông Á.

1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn ĐộDương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữaTrung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải Thậm chí đến gần

đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là “ống thông gió” hay “ngã tư đường”

Đông Nam Á thuộc các nước đang phát triển Tuy nhiên, bốn trong sốmười nước đã đứng trong 20 nền kinh tế hùng mạnh nhất Tính đến năm 2007,dân số ASEAN là 580 triệu người, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 1,9% GDPbình quân thu nhập đầu người khoảng 5.900 USD/1 năm

Chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á

Nhìn vào sơ đồ ta thấy: GDP khu vực I giảm rõ rệt; GDP khu vực II tăngmạnh; GDP khu vực III tăng ở tất cả các nước Điều đó thể hiện sự chuyển đổi từnền kinh tế thuần nông lạc hậu sang nền kinh tế có công nghiệp và dịch vụ pháttriển Sở dĩ có sự chuyển dịch như vậy vì đang trong quá trình công nghiệp hoá

và trong quá trình sản xuất nên năng suất sản xuất tăng lên, đời sống nhân dânđược cải thiện nên dịch vụ cũng gia tăng

Trang 7

Đông Nam Á phát triển mạnh các ngành công nghiệp khai khoáng: Khaithác than Inđônnêxia, Việt Nam; Khai thác thiếc Malaixia, Thái Lan, Inđonexia;Khai thác đồng Philippin; Khai thác đá quý Thái Lan.

Về công nghiệp chế biến Công nghiệp luyện kim, hoá chất, chế biến nôngsản phân bố khắp nơi; các mặt hàng tiêu dùng có chất lượng cao, chiếm lĩnh thịtrường thế giới: Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, ; Công nghiệp chếbiến và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử: Xingapo, Malaixia, Thái Lan,Inđônêxia,…

Công nghiệp điện Sản lượng điện năm 2003 của khu vực đạt 439 tỷ kwh.Hai nước sản xuất điện nhiều nhất là Thái Lan và Inđônêxia Sản lượng điện tiêudùng còn thấp (744kwh/người/năm) Chỉ số tiêu dùng điện năng theo dầu ngườicủa mỗi quốc gia thể hiện: Sử dụng điện năng cho sinh hoạt; điện năng sử dụngcho sản xuất, dịch vụ Quốc gia nào có chỉ số tiêu dùng điện năng theo đầu ngườicao thể hiện trình độ phát triển kinh tế cao và ngược lại

Về dịch vụ đang có sự phát triển dựa trên nhiều thuận lợi về vị trí địa lý,tài nguyên thiên nhiên, văn hoá đa dạng,… Cơ sở hạ tầng đang từng bước đượchiện đại hoá, hệ thống ngân hàng, tín dụng được chú trọng phát triển, tuy nhiênmức độ phát triển không đều Với những đặc điểm đó sẽ tác động đến sự pháttriển của nền kinh tế là: Làm xuất hiện nhiều ngành mới và lao động trong khuvực dịch vụ tăng khá mạnh; ngành dịch vụ ngày càng được phát triển nhằm mụcđích: Phục vụ sản xuất cho nhu cầu phát triển trong nước, thu hút vốn đầu tư,công nghệ và thiết bị hiện đại, phục vụ và nâng cao đời sống nhân dân

Về nông nghiệp có những điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa nướcnhư khí hậu ẩm, đất phù sa màu mở, lượng mưa dồi dào, dân cư đông, nguồn laođộng dồi dào rất thuận lợi cho việc trồng lúa nước Sản lượng không ngừng tăng

từ 103 triệu tấn năm 1985 đạt tới 161 triệu tấn năm 2004 vì vậy đã giải quyếtđược nhu cầu lương thực cho người dân Việt Nam và Thái Lan là hai nước đứngđầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo

Trang 8

Phân bố một số cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á

Sản lượng cao su, cà phê của Đông Nam Á và của thế giới

Các nước trồng cây công nghiệp nhiều như cao su ở Thái Lan, Inđônxia,Malaixia, Việt Nam Cà phê và hồ tiêu ở Việt Nam sau đó là Inđônêxia, Malaixia

và Thái Lan Ngoài ra, Đông Nam Á còn là nơi cung cấp cho thế giới các sản phẩm từ nhiều loại cây lấy dầu, lấy sợi,… Đất phù sa, đất đỏ màu mỡ, nguồn

nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm,dân cư đông và nguồn lao động đông

Về chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản có điều kiện để pháttriển Đồng cỏ, sản xuất lương thực phát triển, diện tích mặt nước lớn, lao động

dồi dào Chăn nuôi cơ cấu đa dạng, số lượng lớn nhưng chưa trở thành ngành

Trang 9

chính Thuỷ sản có nhiều lợi thế về sông, biển nên nuôi trồng thuỷ, hải sản là ngành truyền thống và tăng liên tục Năm 2003 sản lượng cá khai thác đạt 14,5

triệu tấn Những nước phát triển mạnh là: Inđônêxia, Philippines, Malaisia, ViệtNam

Hiện nay, trên thế giới có 10 người thì có một người sống ở Đông Nam Á.Điều này chứng tỏ ASEAN là một thị trường tiềm năng Đông Nam Á là mộtkhu vực rộng lớn và phong phú đa dạng, trải dài ba múi giờ và gồm mười quốcgia - Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar,Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam

Một vài thế kỷ trước sự di cư của con người, ảnh hưởng của các tôn giáolớn và các nền văn minh của phương Đông, sự xuất hiện của người phương Tây,dẫn đến trong một khu vực gồm các quốc gia nhưng lại đa dạng về diện tích vàdân số, tôn giáo, sử dụng ngôn ngữ và hoàn cảnh lịch sử kinh tế của mỗi quốcgia

2 Văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á hiện nay có 11 quốc gia Tuy nhiên, khi xét đếnvăn hóa thì người ta thường đề nói văn hóa Đông Nam Á được tạo nên bởi 10nền văn hóa tiêu biểu của 10 quốc gia: Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Brunei,Campuchia, Malaysia, Indonesia, Lào, Myanma, Singapore Để thấy được nhữngnét tương đồng và dị biệt trong văn hóa các nước, dưới đây chúng ta sẽ đi kháiquát về văn hóa của từng quốc gia

2.1 Văn hóa Việt Nam

Khi chúng ta nói đến văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo vềtinh thần và vật chất, thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm về đạo lýnhân sinh, thẩm mỹ của một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người Văn hoá gópphần trực tiếp tạo nên bản sắc của dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc nàyvới dân tộc khác

Nhìn chung, các nền kinh tế, các công trình về khoa học, kỹ thuật ít mangdấu ấn riêng bằng công trình văn hoá Theo A.Kroeber và Kluckhohn (Mỹ), cótrên 200 định nghĩa về văn hoá Federico Mayor - Tổng giám đốc UNESCO xem

Trang 10

văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộcsống con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại,qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thốngthẩm mỹ vsà lối sống, mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêngcủa mình Học giả Arnold Toynbee, trong tác phẩm History - nghiên cứu về lịch

sử văn hoá các dân tộc - đã chọn 34 nền văn hoá gốc có bản sắc riêng, trong đó

có văn hoá Việt Nam

Nền văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc ở mộttiểu vùng mà văn hoá của một vài nước lớn dễ chi phối, ảnh hưởng và có xu thếđồng hoá, bộc lộ rõ qua các thời kỳ lịch sử nhưng văn hoá Việt Nam vẫn tồn tạibền vững và có bản sắc Chưa phải là đất nước giàu có, qua nhiều thế hệ đờisống còn nhiều khó khăn, kỹ thuật sản xuất kém phát triển, song ở đất nướcdường như thuần nông của chúng ta đã tụ hội nhiều giá trị của nền văn minh lúanước, văn minh phương Đông

Văn hoá tinh thần với nhiều phẩm chất cao đẹp dễ bộc lộ trong những giátrị văn nghệ dân gian: Những thiên sử thi, truyện cổ, điệu hò sông nước, làn điệudân ca Tuy nhiên cũng thấy rằng văn hoá Việt Nam còn yếu về văn hoá thànhthị, văn hoá khoa học kỹ thuật Trong tư duy chưa mạnh về tư duy trừu tượng

Với vị trí chiến lược của khu vực và châu lục, Việt Nam bị nhiều thế lựctranh chấp và thường diễn ra những cuộc chiến tranh kéo dài Trong chiến tranh,văn hoá vẫn có thể phát triển nhưng không thuận lợi như trong điều kiện hoàbình Ở Việt Nam, nhiều di sản văn hoá bị chiến tranh, thiên tai tàn phá chỉ cònlại những phế tích Cho đến nay, chúng ta chưa có điều kiện khôi phục lại đầy đủdiện mạo văn hoá Việt Nam Tuy nhiên đây cũng là những thành tựu văn hóa nổibật của Việt Nam được thế giới biết đến

2.2 Văn hóa Philippines

Quần đảo Philippines được người Bồ Đào Nha phát hiện vào năm 1521theo yêu cầu của các vị vua Tây Ban Nha Tuy nhiên, họ đã thất bại trong việctruyền giáo cho người dân nơi này Sau đó, Philippines đã lần lượt bị thống trịbởi Tây Ban Nha, Hoa kỳ, thực dân Anh Việc mở ra kênh đào Suez đã mang

Trang 11

đến cho Philippines một tầng lớp trí thức mới, phần nào thay đổi tư tưởng củangười dân nước này Điều này làm dấy lên các cuộc đấu tranh chống đối quânthống trị góp phần mang lại độc lập cho Philippines, trong đó có sự góp sứckhông nhỏ của vị anh hùng dân tộc Rizal Philippines chính thức độc lập vàongày 4 tháng 7 năm 1946 và mở ra một trang sử mới cho công cuộc phát triểnđất nước này.

Philippines có một nền văn hóa khá đặc biệt pha trộn giữa Tây Ban Nha,Trung Hoa và Hoa Kỳ Do chịu sự thống trị khá lâu của Tây Ban Nha nên ngàynay, nền văn hóa Philippines chịu ảnh hưởng lớn nhất từ phong cách Tây BanNha Du khách có thể thấy những ảnh hưởng đó qua các phong tục và nhữngnghi thức liên quan đến nhà thờ Thiên Chúa Giáo, đặc biệt là trong các lễ hộiđậm màu sắc tôn giáo, lễ hội chọi gà, cuộc thi bắn pháo hoa, lễ hội sắc đẹp vànhảy múa Nền ẩm thực của Philippines cũng có ảnh hưởng từ Trung Hoa quamón mì đặc sản Mami, một món ăn không thể không thử qua khi đếnPhilippinses Hoa Kỳ cũng để lại cho Philippines một nền văn hóa khác đó làngôn ngữ, tiếng Anh được người dân nơi đây sử dụng như tiếng mẹ đẻ

2.3 Văn hóa Thái Lan

Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachak Thai), thường gọi là Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía

Bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giápvịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman Lãnh hảiThái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía TâyNam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman

Vương quốc Thái Lan - đất nước của những ngôi đền biểu trưng cho nềnvăn hoá Nông nghiệp - Phật giáo Tuy chỉ rộng hơn Việt Nam một chút, nhưnglại ít dân hơn - 61 triệu người, biên giới tiếp giáp với bốn nước trong đó phíaNam là Malaysia, phía Tây là Myanmar, Lào về hướng đông Bắc và Campuchianằm ở phía Đông Nam Có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhautrong cùng khu vực Đông Nam á, hơn thế nữa với bản tính thân thiện của người

dân, Thái Lan được mệnh danh là “Đất nước của những nụ cười” Nhưng sẽ thật

Trang 12

thiếu sót khi nói về Thái Lan mà lại không đề cập đến những món ăn độc đáo vì

có cả vị chua, ngọt mà vẫn giữ được vị cay và hương thơm đặc trưng

2.4 Văn hóa Brunei

Negara Brunei Darussalam, thường được gọi là Vương quốc Hồi giáoBrunei hay đơn giản là Brunei, là một nước nằm trên đảo Borneo, ở Đông Nam

Á Ngoài đường bờ biển ở Biển Đông, nước này hoàn toàn bị Đông Malaysiabao bọc Nước Brunei giàu dầu lửa và khí gas là thành viên của Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái BìnhDương (APEC) và thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh

Nhìn tổng thể về lịch sử, có thể nhận thấy rằng nền văn hóa của Brunei lànền văn hóa chịu ảnh hưởng của khá nhiều nền văn hóa lân cận Việc ảnh hưởngnhững nền văn hóa lân cận mang đến cho Brunei những nét mới lạ Những yếu

tố văn hóa ảnh hưởng được kết hợp hài hòa đã làm cho nền văn hóa mới của Brunei thêm nhiều bản sắc Những đất nước mà văn hóa Brunei có ảnh hưởnglớn là Malaysia và Indonesia Hai đất nước này gần gũi với Brunei về địa lý cũngnhư về lịch sử hình thành Cho nên việc Brunei chịu ảnh hưởng khá nhiều về vănhóa hai đất nước này cũng là điều dễ hiểu

Ngoài ra, theo nghiên cứu còn ghi chép cuộc sống sinh hoạt từ ngàn xưacho đến nay của Brunei đã ảnh hưởng những quy định của văn hóa tôn giáo Hồigiáo và Ấn Độ giáo Hai nên tôn giáo này ảnh hưởng sâu sắc trong lối sống sinhhoạt hàng ngày của người dân Brunei Những quy định về lối sống hay phongtục của người Brunei đều phản ánh rõ điều này Đa số mọi chuẩn mực trong cuộcsống của người Brunei chịu ảnh hưởng của Hồi giáo Người dân Brunei cónguồn gốc chính là từ người Malaysia Nhưng trong cuộc sống hàng ngày thìngười dân Brunei lại bảo thủ và độc quyền với người dân nguồn gốc của mình.Người ta nhận định rằng chính những quy định về Hồi giáo đã hình thành nêntính cách của người Brunei

Khắp đất nước Brunei vẫn còn lưu giữ lại khá nhiều những công trìnhkiến trúc mang đậm nét văn hóa kiến trúc đạo Hồi Nhà thờ ở đây được cho làthiêng liêng và vô cùng có ý nghĩa trong cuộc sống của người dân Một số ngành

Trang 13

thủ công mỹ nghệ như làm đồ trang sức bằng bạc hay nghề làm giỏ đan móc,thêu vẫn được duy trì.

2.5 Văn hóa Campuchia

Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế

kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnhhưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo

có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa Trải qua gần 2000 năm, người dânCampuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗnhợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phật giáo

và Hindu giáo Nền văn hóa và văn minh Ấn Độ bao gồm cả nghệ thuật và ngônngữ đã vươn đến lục địa Đông Nam Á khoảng vào thế kỷ thứ nhất trước Côngnguyên Người ta cho rằng, những nhà buôn đi bằng đường biển đã mang phongtục và văn hóa Ấn Độ đến các cảng dọc theo Vịnh Thái Lan và vùng Thái BìnhDương khi họ buôn bán với Trung Quốc Quốc gia đầu tiên hấp thụ nền văn hóa

và văn minh này là Phù Nam Vào những thời điểm nhất định, Cao Miên cũnghấp thụ các yếu tố của văn hóa Java, Trung Hoa, Lào và Thái Lan

Đa số dân Campuchia (gần 90%) là người Khmer và một tỷ lệ lớn hơn thếnói tiếng Khmer Các ngôn ngữ khác được sử dụng ở Campuchia có: tiếng Pháp,tiếng Hoa, tiếng Việt và tiếng Anh (đang ngày càng trở nên phổ biến).Campuchia có 90% dân số theo Phật giáo Thượng toạ bộ, và phần đa số còn lạitheo Hồi giáo, thuyết vô thần, hoặc thuyết vật linh

2.6 Văn hóa Malaysia

Malaysia là một đấy nước đa văn hóa do sự hòa trộn của những nền vănhóa Mã Lai, Trung Quốc, Ấn Độ,… và nền văn hóa bản địa Orang Asli (thổdân) Mặc dù ở Malaysia có những con đường và những tòa cao ốc hiện đại và

họ ứng dụng những công nghệ truyền thông hiện đại nhất, người dân Malaysiavẫn bảo tồn những truyền thống, phong tục xa xưa và vẫn giữ gìn những giá trịtruyền thống Người Malaysia nổi bật với tính cách nồng nhiệt và thân thiện, đó

là một điểm nổi bật tượng trưng cho một đất nước giàu truyền thống của họ

Trang 14

Người Mã Lai chiếm da số dân số Malaysia Người Mã Lai là nhữngngười theo đạo Hồi chính thống, họ không uống rượu và ăn thịt heo vì đây lànhững điều cấm kị theo tín ngưỡng đạo Hồi Người Mã Lai chỉ ăn những thựcphẩm được nấu nướng theo nguyên tắc của đạo Hồi và những món ăn được gọichung là halal Nhiều người Mã Lai và Ấn Độ thích ăn bằng tay vì thế việc đựngthức ăn trong lòng bàn tay và việc người ta sản xuất rất nhiều các loại hóa chất

để rửa tay trước và sau khi ăn không có gì là lạ ở đất nước này

Một bộ phận lớn người dân ở Malaysia có tổ tiên là người Trung Hoa.Một bộ phận dân số nữa ở Malaysia là người gốc Ấn Độ và Srilanka Họ chủ yếutheo đạo Hindu, Sikh, đạo Phật, đạo Thiên Chúa và sử dụng tiếng La Tinh như làtiếng mẹ đẻ

2.7 Văn hóa Indonesia

Đặc trưng văn hóa của Indonesia là văn hoá tôn giáo Nhưng nền văn hoácủa Indonesia là nền văn hoá không thuần nhất Đó là sự hoà hợp đa dạng giữacác nền văn hoá và phong tục của nhiều tôn giáo Trong đó, Hồi giáo có ảnhhưởng lớn đến cuộc sống của người dân Indonesia (khoảng 86% dân số là ngườihồi giáo) Trong năm, ở Indonesia có nhiều lễ hội được tổ chức Mỗi lễ hội làđặc trưng cho mỗi nền tôn giáo khác nhau Indonesia có khoảng 300 nhóm sắctộc cho nên mỗi nhóm sẽ có nét văn hóa khác biệt Dù đã trải qua nhiều thế kỷtồn tại và phát triển cùng với ảnh hưởng từ các nước như Ấn Độ, Ả Rập, TrungQuốc, Malaysia và Châu Âu nhưng nét văn hóa của Indonesia lại có sự phân hóasâu sắc Đất nước Indonesia là đất nước của những lễ hội Hàng năm có rất nhiều

lễ hội được tổ chức tại đây Người dân Indonesia tham gia lễ hội với tinh thầndân tộc nồng nhiệt làm cho du khách như bị níu chân cùng hòa mình vào khôngkhí thân tình

2.8 Văn hóa Lào

Nền văn hóa Lào chịu ảnh hưởng nặng của Phật giáo Thượng tọa bộ Sựảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, văn học và nghệthuật biểu diễn của Lào

Trang 15

Về âm nhạc, người Lào sử dụng nhạc cụ khaen Các ban nhạc thường sửdụng (mor lam) và khaen (mor khaen) cùng với đàn kéo cùnv các nhạc côngkhác Lam saravane là loại nhạc Lào phổ biến nhất Người Lào ở Thái Lan đãphát triển một dạng gọi là mor lam sing.

Ngôn ngữ Lào và Thái có vẻ giống nhau nhưng thực tế khác biệt nhau Dùphần lớn người Lào hiểu tiếng Thái khẩu ngữ và viết và thậm chí nói được tiếngThái, phần lớn người Thái bên ngoài vùng Isan không hiểu tiếng Lào Chữ viếtLào và Thái cũng khác nhau và nhìn chung ít người Thái đọc được chữ Lào.Điểm tương đồng giữa hai ngôn ngữ này nhìn chung chúng có có nhiều danh từnhư nhau nhưng phần lớn động từ và tính từ thì khác biệt và tiếng Lào không sửdụng các hậu tố giống đực và giống cái như trong tiếng Thái

2.9 Văn hóa Mianmar

Văn hóa của Mianmar chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi Phật giáo và người Mon.Các quốc gia bên cạnh như Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan đóng vai trò rất lớngóp phần hình thành nên văn hóa của Myanma Gần đây hơn, chế độ cai trị thuộcđịa của Anh và Tây phương hóa cũng đã ảnh hưởng nhiều mặt tới nền văn hóa

Tiếng Mianmar là ngôn ngữ chính thức ở Myanma Đây là tiếng mẹ đẻcủa người Mianmar, người Rakhine Tiếng Mianmar như là tiếng mẹ đẻ của 32triệu người trên thế giới, và là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số ởMyanma Tiếng Mianmar có thể được phân thành hai loại: Loại chính thốngthường thấy trong viết và trong những sự kiện chính thức như phát thanh, phátbiểu và loại thông thường thường thấy trong hội thoại hàng ngày Chữ viết trongtiếng Mianmar có nguồn gốc từ chữ viết của tiếng Mon

Trong kho tàng văn hoá truyền thống Mianmar , âm nhạc dân gian, múadân gian đã và đang trở thành một tài sản vô cùng quý giá đối với người dânnước này Âm nhạc truyền thống Mianmar rất đặc sắc với dàn nhạc truyền thốngMianmar bao gồm một bộ trống, một bộ cồng chiêng, những chuông tre, vànhững nhạc cụ hơi, gồm hne - cho âm thanh rất cao - và sáo cùng chũm chọe.Một bộ trống lớn có tới hai mươi mốt chiếc, còn bộ trống nhỏ thì có chín chiếc

Bộ cồng gồm mười chín chiếc Đôi khi, thay cho bộ cồng là bộ chiêng tứ giác,

Trang 16

nó gồm dàn chiêng treo trên một chiếc khung hình chữ nhật và thêm một vàichiếc chiêng tròn.

Trong nền âm nhạc dân gian, đàn Saung - gauk là một loại đàn đặc trưngnhất của Mianmar Đàn Saung - gauk có hình dáng giống như chiếc thuyền vàthường được đệm cho các bài hát cổ Muốn chơi được loại nhạc cụ này điêuluyện và có hồn, các nhạc công phải luyện tập ít nhất trong vòng 10 năm Vì lẽ

đó, các nhạc công chơi thành công loại đàn này ở Mianmar không có nhiều vàkhoản đầu tư cho tập luyện cũng không hề ít

Không chỉ ấn tượng với nền âm nhạc dân gian, những điệu múa cổ truyềncủa Mianmar cũng rất độc đáo Nghệ thuật múa của nước này đã có từ thời đạitiền - Phật giáo, khi việc thờ cúng nat (thần linh) luôn kèm theo việc nhảy múa.Các vũ điệu rất sôi nổi và đòi hỏi người biểu diễn phải thực hiện những cử độngrất khó giống như làm xiếc Ngoài ra vũ điệu Mianmar cũng rất đoan trang, các

vũ công nam nữ không khi nào chạm vào nhau Những người mới học trước hết

sẽ được dạy múa ka - bya - lut, một vũ điệu truyền thống căn bản Có một vũđiệu hết sức thú vị trong đó các vũ công làm những động tác như những con rối.Chính vì thế mà người ta nói rằng vũ điệu của người Mianmar là sự bắt chướckịch rối, thể loại sân khấu đã có thời thay thế cho những vũ công thật Nữ vũcông chính mặc trang phục cung đình, áo khoác tay dài, vạt rộng thắt eo; longyidài phấp phới theo những bước chân Vũ công nam chính ăn mặc như hoàng tử,longyi lụa, áo khoác và chít khăn trắng Các vai khác gồm tiểu đồng, binh lính,zawgyi (pháp sư) và nat

Mianmar là dân tộc ăn trầu nhiều nhất thế giới Già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ,

… ai cũng ăn Đường phố nhiều chỗ đỏ nước trầu Người Myanmar rất thíchthoa một lớp vôi màu lên má Có người bảo để làm đẹp, kẻ thì nói để giữ da vàchống gió, người lại nói để cầu Phật

Trang phục truyền thống của Mianmar là Longchy dành cho nam (mộtloại xà rông may kín quấn vào chính giữa) với áo sơ mi hoặc Taipon (áo truyềnthống) còn nữ thì mặc Thummy gần giống với váy Lào, Thái Tất cả đều đi dépnhư dép Lào Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục

Trang 17

Ẩm thực Mianmar bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc,Thái, và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác Món chủ yếutrong ẩm thực Mianmar là gạo Mỳ và bánh mì cũng là các món thường thấy.

Ẩm thực Mianmar thường sử dụng tôm, cá, patê cá lên men, thịt lợn và thịt cừu.Thịt bò, bị coi là món cấm kị, rất hiếm được sử dụng Các món cà ri, như masala

và ớt khô cũng được dùng Mohinga, thường được coi là món quốc hồnMianmar, gồm nước luộc cá trê có gia vị cà ri và hoa đậu xanh, miến và nướcmắm Các loại quả nhiệt đới thường dùng làm đồ tráng miệng Các thành phố lớn

có nhiều phong cách ẩm thực gồm cả Shan, Trung Quốc và Ấn Độ

2.10 Văn hóa Singapore

Nền văn hóa Singapore là nền văn hóa đa sắc tộc Sự có mặt của nhiềudân tộc trên đảo quốc này trong một thời kỳ dài đã có những căng thẳng Nhưngcho đến nay Singapore đã thực sự là một đất nước biết hòa hợp và phát triển nétđặc sắc của văn hóa nhiều dân tộc Quốc kỳ của Singapore gồm 2 phần: nửa ởtrên màu đỏ có thình trăng lưỡi liềm và 5 ngôi sao, nửa dưới màu trắng Màu đỏtrên lá cờ tượng trưng cho mối tình anh em giữa người với người, giữa các dântộc trên thế giới, và sự bình đẳng của con người Còn một cách hiểu khác đó là vìSingapore là một nước đa dân tộc (gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ,… ) nên

có thể hiểu màu đỏ này theo nhiều mặt: sự can đảm và dũng cảm của nhữngngười Malaysia, sự may mắn của những người Trung Quốc Màu trắng là biểutượng của sự trong sạch và tinh khôi vĩnh viễn, không nhơ bẩn Trăng lưỡi liềm

có nghĩa biểu trưng cho 1 quốc gia trẻ còn đang trên đường phát triển Năm ngôisao nhỏ gần mặt trăng tượng trưng cho năm lý tưởng của quốc gia Singapore:dân chủ, sự bình đẳng, hòa bình, phát triển và công bằng

Như vây, qua việc tìm hiểu mười nền văn hóa của mười quốc gia trongkhu vực Đông Nam Á, cho chúng ta thấy được sự đa dạng văn hóa của ĐôngNam Á Đồng thời có cái nhìn sơ lượng về những điểm chung và khác nhautrong văn hóa của các nước

Trang 19

CHƯƠNG 2: TÍNH TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG VĂN HÓA

GIỮA CÁC NƯỚC Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

1 Khái quát về văn hóa Đông Nam Á

1.1 Đông Nam Á - một khu vực địa lý, văn hoá, lịch sử thống nhất

Về mặt địa lý, Đông Nam Á là khu vực nhiệt đới, gió mùa, khí hậu nóng

ẩm, nắng lắm, mưa nhiều Xét ở góc độ cảnh quan địa lý, Đông Nam Á có đủrừng núi, đồng bằng, sông, biển Đó là những hằng số tự nhiên góp phần tạo nênbản sắc thống nhất của văn hoá Đông Nam Á: văn hoá nông nghiệp lúa nước,văn hoá sông biển và văn minh xóm làng

Về mặt lịch sử, Đông Nam Á là một trong những cái nôi của nhân loại.Trong quá trình phát triển, số phận của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Áthăng trầm theo những bước lên xuống gập ghềnh khá giống nhau Nơi đây cóchung các nền văn hoá nổi tiếng: văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn, văn hoáĐông Sơn,… Con đường dựng nước và giữ nước của các dân tộc, các quốc giaĐông Nam Á cũng luôn luôn ở vào một hoàn cảnh tương tự: xây dựng nhà nước

sơ khai ban đầu theo mô hình tổ chức của Ấn Độ, cùng phải đối mặt với đế quốcNguyên Mông, các đế quốc phương Tây và Nhật Bản

1.2 Đông Nam Á có bề dày truyền thống văn hoá lâu đời

Trước hết, Đông Nam Á là quê hương của các loại cây có củ như khoaimài, khoai sọ và các loại ngũ cốc mà quan trọng nhất là cây lúa Có thể nói tronglĩnh vực này, so với nhiều khu vực khác, Đông Nam Á đóng một vai trò tối quantrọng nếu không nói là chủ chốt Do đó, hiện nay, Đông Nam Á trở thành khuvực xuất khẩu lúa gạo vào loại hàng đầu thế giới

Không chỉ có cây lúa, nền văn minh thực vật Đông Nam Á còn tạo ra chè,quế, hồ tiêu và nghề trồng dâu nuôi tằm Và hiệu quả của việc tạo ra các sảnphẩm này là những con đường thương mại quốc tế mang tên chúng như: Đườngchè, đường hồ tiêu, đương tơ lụa Đông Nam Á là khu vực đầu tiên trên thế giớithuần dưỡng thành công các loài động vật hoang dã như chó, gà, vịt, ngỗng, trâu,voi

Trang 20

Đóng góp cho di sản văn hoá thế giới còn phải kể đến đồ gốm (BảnChiềng - Thái Lan; Sa Huỳnh - Việt Nam), đồ đồng thau (Đông Sơn - Việt Nam)

và hàng loạt các công cụ bằng sắt phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp

Về mặt kiến trúc, Đông Nam Á đã để lại cho thế giới những công trình kì

vĩ, độc đáo như khu đền Ăngco, tháp Chàm, Chùa Borobudur, hệ thống đê điềuBắc Bộ,… Nghệ thuật điêu khắc Khmer, Chăm, Myanmar,… cũng là nhữngđóng góp đặc sắc của văn hoá Đông Nam Á

Với một bề dày truyền thống văn hoá như vậy thì sự phát triển kinh tế vàvăn hoá như hiện nay của các nước Đông Nam Á cũng là điều có thể lý giảiđược

1.3 Văn hoá Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng

Tính thống nhất trong sự đa dạng được biểu hiện ở rất nhiều mặt, nhiềukhía cạnh của văn hoá Đông Nam Á Dưới đây chỉ xin đơn cử một vài ví dụminh hoạ

Về mặt ngôn ngữ, sự đa dạng của chúng được thể hiện ở chỗ mỗi quốc giaĐông Nam Á hiện có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau.Với gần 200 triệu dân sống ở 13.000 hòn đảo, Indonesia có đến hơn 200 ngônngữ dân tộc khác nhau cùng tồn tại Đất nước 7.107 hòn đảo Philippines cũng cóđến khoảng 80 ngôn ngữ dân tộc Các nước Đông Nam Á khác cũng là nhữngquốc gia đa ngôn ngữ Tuy nhiên, dù hết sức đa dạng, nhiều vẻ các ngôn ngữĐông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ như chúng ta đã biết: Nam

Á, Nam Đảo, Thái, Hán Tạng Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một gốcchung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử Quả là một sự thống nhất cao độ từtrong cội nguồn của chúng

Phong tục tập quán là một cái gì hết sức riêng biệt của mỗi dân tộc ỞĐông Nam Á có đến hàng trăm dân tộc khác nhau, vì thế các phong tục, tập quáncũng rất đa dạng Sự đa dạng của nó đến mức mỗi làng, mỗi bản đều có nhữngtập tục riêng của mình Song trong cái hằng hà sa số ấy, người ta vẫn tìm thấynhiều đặc điểm chung mang tính chất toàn vùng, mang tính phổ quát cho cả khuvực Đó là cách ăn mặc với một trang phục chung là sarông (váy), khố, rồi vòng

Trang 21

đeo tai, vòng đeo cổ,… Đó là tục ăn uống với thức ăn chính là cơm, rau, cá, vàhoa quả Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình Đó là tục chôntheo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và những thứ mà khi cònsống họ thường ưa thích Đó là tục nhai trầu, cưa, và nhuộm răng đen, xămmình; rồi đến cả những trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền,

… Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn

“cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình và rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm của

khu vực Sự đa dạng của phong tục tập quán còn được biểu hiện ở các lễ hội, lễtết Đông Nam Á Có thể nói, ở mỗi dân tộc, mùa nào, tháng nào cũng có lễ hội.Nếu làm một phép thống kê, con số các lễ hội, lễ tết Đông Nam Á đều quy tụ về

một loại thống nhất: Lễ hội nông nghiệp.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hếtsức đa dạng, nhiều vẻ vẫn có thể thuộc về một trong số ba loại chính: Tínngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng người

đã mất Một nét chung khác nữa trong tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là thuyếtvạn vật hữu linh, là tục thờ Thần, đặc biệt là những vị thần liên quan đến việctrồng cấy như thần Đất, thần Nước, thần Mây, thần Mặt trời,… Tóm lại, ở mọithành tố của văn hoá Đông Nam Á chúng ta đều có thể tìm thấy một sự thốngnhất trong muôn hình muôn vẻ sự tồn tại đa dạng của chúng ở các dân tộc ĐôngNam Á

1.4 Văn hóa Đông Nam Á mang tính chất mở, giao lưu với bên ngoài

Đặc điểm này có cơ sở từ hai lí do chính Thứ nhất, do tính cách, bản chấtcủa con người Đông Nam Á: Luôn luôn cởi mở (sẵn sàng tiếp nhận, không cóthành kiến dân tộc) và năng động (sáng tạo) Thứ hai, do vị trí của khu vực ĐôngNam Á Đông Nam Á, như chúng ta đã biết nằm trên đường giao lưu Trung Hoa

và Ấn Độ, nằm gọn trên trục thông thương Đông - Tây qua hai đại dương Vị trí

ấy tạo điều kiện cho Đông Nam Á, ngay từ buổi đầu lịch sử, đã sớm tiếp thu ảnhhưởng của văn hoá Trung, Ấn, Arập và sau này sớm tiếp thu ảnh hưởng của vănhoá phương Tây Những dấu ấn về sự tiếp thu ấy còn để lại khá đậm nét trongvăn hoá Đông Nam Á Các yếu tố mới tiếp thu từ bên ngoài cùng với các yếu tốbản địa đã làm cho vườn hoa Đông Nam Á càng đa dạng sắc màu hơn

Trang 22

1.5 Văn hóa duy trì các đặc trưng văn hoá mang tính nông thôn

Khác với văn hoá phương Tây, vốn hầu như chỉ mang tính chất thành thị,văn hoá Đông Nam Á còn lưu giữ rất nhiều những nét gắn liền nó với nông thôn,cũng như với nguồn gốc xa xưa, tức là duy trì cái cơ sở chung gắn liền với quákhứ

Những yếu tố, những đặc trưng văn hoá mang tính nông thôn còn tồn tạikhá nhiều, chẳng hạn: Nông nghiệp lúa nước và tổ chức làng xã có tính chất tựquản thích hợp với nền nông nghiệp này; quan niệm về gia đình xây dựng trên sựhoà hợp vợ chồng trong đó vai trò của người phụ nữ được coi trọng; những nghi

lễ gắn liền với lá trầu, quả cau trong mọi giao tiếp xã hội; những tín ngưỡng gắnliền với linh hồn cha mẹ, những tàn dư vạn vật hữu linh vẫn được duy trì cho dùnước này theo Phật giáo, nước kia theo Hồi giáo hay Thiên chúa giáo

Trong văn học vai trò của văn học dân gian vẫn chiếm vị trí quan trọng,bên cạnh dòng văn học mới ít chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây Các lĩnhvực văn hoá nghệ thuật khác như âm nhạc, vũ, điêu khắc, hội hoạ cũng ở trongtình trạng tương tự

Về mặt tâm thức, con người Đông Nam Á coi trọng cộng đồng hơn cánhân, thích hoà hợp hơn cạnh tranh, lấy tình nghĩa làm chính trong các quan hệgiưũa người với người

Như vậy, nhìn chung có thể đánh giá rằng, Đông Nam Á là một khu vực

có những đặc trưng văn hoá riêng Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bản sắc ấyngày càng được bồi đắp thêm bởi những yếu tố mới tiến bộ Ngày nay, các nướcĐông Nam Á đều đã giành được độc lập và đang bước vào thời kì phát triển kinh

tế, xây dựng xã hội mới giàu mạnh, tiên tiến, hiện đại Chỉ với mấy chục nămkhôi phục kinh tế, phát triển đất nước, các quốc gia Đông Nam Á đã thu đượcnhững thành tựu đáng kể Có được những thành tự ấy, một trong những lý doquan trọng nhất là bởi khu vực này từ xa xưa đã có một bản sắc văn hoá chung,đặc sắc mà chỉ ngày nay trong hoàn cảnh thế giới mới, nó mới có điều kiện pháthuy sức mạnh vốn có của mình

Trang 23

2 Sự tương đồng trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á

2.1 Nguyên nhân của sự tương đồng

Có nhiều nguyên nhân tạo nên nét tương đồng trong văn hóa giữa cácnước trong khu vực Đông Nam Á như lịch sử, điều kiện tự nhiên, xã hội,… dướiđây là một số nguyên nhân chủ yếu

2.1.1 Cùng nằm trong khu vực địa lý lịch sử

Người ta thường nói rằng “mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cũng

là một mặt cơ bản của đời sống văn hóa” Có thể nói rằng điều kiện tự nhiên,

môi trường tự nhiên của một khu vực chắc chắn có một ảnh hưởng nhất định đếnđời sống văn hóa của những con người sống trong khu vực đó Mặc dù ở đâykhông có những đồng bằng rộng lớn như vùng châu thổ sông Ấn, sông Hằng hayHoàng Hà; cũng không có những đồng cỏ mênh mông như vùng thảo nguyên.Không gian sinh tồn ở đây tuy nhỏ hẹp bên cạnh những con sông Hồng, sông Mêcông,… nhưng lại rất phong phú, đa dạng Con người có thể khai thác ở thiênnhiên đủ loại thức ăn để sinh tồn trên cùng một địa vực hạ lưu con sông Đây là

lí do tại sao khi cùng nằm trong vùng địa lý đã tạo cho văn hóa các nước ở ĐôngNam Á có nhiều nét tương đồng với nhau

Cùng sinh ra và phát triển trên một khu vực địa lí, cư dân Đông Nam Á đãsáng tạo ra một nền văn hóa bản địa riêng biệt, độc đáo, có cội nguồn chung từthời tiền sử và sơ sử, trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ Nềnvăn hóa mang tính khu vực thống nhất đó được phát triển liên tục trong suốtchiều dài lịch sử cho đến tận ngày nay

2.1.2 Văn hóa Đông Nam Á hình thành trên cơ sở nông nghiệp lúa nước

Cùng sinh ra và lớn lên trên một khu vực địa lí, cư dân cổ đại Đông Nam

Á đã tạo nên một nền văn hóa bản địa có nguồn gốc chung, mang tính thống nhấtcho toàn vùng, đó là một nền văn hóa, văn minh mang tính đặc sắc với nghềnông trồng lúa nước là chủ đạo

Nền văn hóa, văn minh đó phát triển liên tục trong lịch sử và là một phứcthể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: Văn hóa núi, văn hóa biển và văn hóa châuthổ, trong đó văn hóa châu thổ giữ vai trò chủ đạo Hay như Trần Quốc Vượng

Trang 24

và Cao Xuân Phổ đã nhận xét: Đó là một nền văn minh có đủ sắc thái đồng bằng,biển, nửa đồi nửa rừng với đủ dạng kết cấu đan xen phức tạp,… Nhưng mẫu số

chung là “văn minh lúa nước, văn hóa xóm làng” Các nhà khoa học đã khẳng định Đông Nam Á là một trong năm trung tâm xuất hiện cây trồng Nó “là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm nhất của nhân loại”

Vào thời đại đá mới, một thành tựu khác của nền văn hóa tiền sử và sơ sửĐông Nam Á sau nghề trồng lúa nước, như đã nói, là sự xuất hiện của một nghềkim khí đặc biệt: Nghề luyện kim đồng, mè tiêu biểu nhất là đồ đồng Đông Sơn.Nghề luyện kim đồng, thực ra, đã xuất hiện trước cả nền văn hóa Đông Sơn rấtlâu Kĩ thuật luyện đồng Đông Sơn là sự phát triển kế tục,không ngừng của kĩthuật luyện kim các giai đoạn văn hóa tiền Đông Sơn

Như vậy, từ buổi đầu của lịch sử, Đông Nam Á đã trở thành một khu vựcđáng chú ý với nền văn minh nông nghiệp lúa nước và nghề luyện kim đồng nổitiếng thế giới Tất nhiên là trong việc tạo nên những thứ như là cây lúa trồng,nghề luyện kim đồng hoặc những thành tựu văn hóa khác, có sự tham gia khôngchỉ của những dân tộc riêng biệt - đó là kết quả sang tạo của rất nhiều dân tộc lớnnhỏ đã tạo nên trong suốt chiều dài lịch sử nhiều nghìn năm của mình cái thếgiới độc đáo được gọi là văn hóa Đông Nam Á Chính điều này đã tạo nên chovăn hóa các nước ở Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng với nhau

2.1.3 Cùng có sự tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa lớn

a Tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Trung Hoa

Sự bành trướng của Trung Hoa xuống Đông Nam Á đã tạo ra sự tiếp xúccưỡng bức và giao thoa văn hóa Đông Nam Á - Hán, Hoa

Ở đời Tần, các vương quốc Đông Nam Á tiền sử ở bờ nam sông Dương

Tử bị đồng hóa vào văn hóa Trung Hoa, Người “man man”, tức tộc người có cơ

tầng văn hóa Đông Nam Á tiền sử, bị đồng hóa với Hoa tộc để trở thành Hán tộc.Tuy nhiên sự đồng hóa này có tính chất hai chiều, nghĩa là cả hai bên đều có sựtác động qua lại Vì vậy, trong văn hóa Hán tộc cũng có nhiều yếu tố phương

nam, chẳng hạn “Việc trồng lúa nước, việc trồng dâu nuôi tằm lấy tơ, việc trồng cây chè và uống chè là những thành tựu của vùng Đông Nam Á mà Hoa tộc đã

Trang 25

tiếp thu được khi đồng hóa các cư dân nam sông Dương Tử để cùng trở thành Hán tộc” Như vậy, ngay từ đầu công nguyên, ảnh hưởng của văn hóa Trung

Quốc đã ra toàn bộ phía bắc của vùng Đông Nam Á tiền sử Ảnh hưởng ấy diễn

ra cùng với sự thôn tính của các quốc gia đã hình thành từ trước Tuy nhiên,bước chân của kẻ xâm lược không dừng lại ở đó, chúng còn tiếp tục tiến đếnnước Âu Lạc ở xa hơn phía Nam

Sự tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Đông Nam Á - Hán thể hiệnqua tư tưởng của Nho giáo, Lão giáo,… và còn thể hiện trong cách ăn, mặc, ở, đilại, phương thức sản xuất, quan hệ xã hội, ngôn ngữ,… Về mặt ngôn ngữ hàngloạt từ Hán được du nhập vào các ngôn ngữ ở Đông Nam Á như tiếng Thái, Khơ

me, Lào, tiếng Việt,… Riêng trong tiếng Việt, mọi người đều biết số lượng chữHán chiếm không nhỏ Về âm nhạc, bên cạnh những nhạc cụ mang bản sắc riêngĐông Nam Á, một số nhạc cụ Trung Hoa như khánh, chuông,… cũng đượcngười Việt và một số dân tộc Đông Nam Á khác tiếp nhận và sử dụng

b Tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Ấn Độ

Ngay từ đầu công nguyên, các cư dân Đông Nam Á đã có dịp tiếp xúc,giao lưu với văn hóa Ấn Độ qua các thương gia và các nhà truyền giáo Khác vớiTrung Quốc, văn hóa Ấn Độ xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á không phảibằng cách cưỡng bức, bằng sự đô hộ mà bằng con đường hòa bình Chính vì vậyđối với các quốc gia Đông Nam Á, việc tiếp nhận văn hóa Ấn Độ , hay nói mộtcách chính xác hơn, sự giao lưu văn hóa Đông Nam Á - Ấn Độ, gần như là tựnhiên Việc ảnh hưởng được thể hiện ở rất nhiều mặt và nhiều khía cạnh, ảnhhưởng đó toàn diện và sâu sắc

Ảnh hưởng từ chữ viết, đó là sự phổ biến của chữ Pali - Sanscrit ở rấtnhiều quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Lào,… Hàng loạt từ Ấn

Độ cũng đã được du nhập vào các ngôn ngữ như vào tiếng Malayu, tiếng Việt,tiếng Khơme, tiếng Thái,…

Về phương diện văn học, hai trường ca nổi tiếng của Ấn Độ là Ramayana

và Mahabharata được truyền sang nhiều vùng Đông Nam Á và thậm chí ở một

số nơi, chẳng hạn ở đảo Java (Indonesia) Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

Trang 26

được thể hiện rất rõ nét ở các đền tháp, chùa chiền được xây dựng ở khắp ĐôngNam Á mà tiêu biểu hơn cả là Ăngco Wat, Ăngco Thom, hệ thống tháp ở vươngquốc Cham pa, chùa Borobodur, chùa Thạt Luông,… Đối với các công trình kiếntrúc đồ sộ này, ảnh hưởng từ quan điểm nghệ thuật kiến trúc tôn giáo Ấn Độđậm đà: Đó là kiến trúc Hindu giáo (Ăngco Wat, tháp Chăm) và kiến trúc Phậtgiáo (Borobodur, Thạt Luông) Bên cạnh đó còn ảnh hưởng cả mô hình chính trị,

xã hội

Như vậy, trên cơ sở của một nền văn hóa bản địa vững chắc - nền văn hóanông nghiệp lúa nước, trong thiên niên kỉ đầu công nguyên, nhân dân ĐôngNam Á đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa mới (cả về vật chất lẫn tinh thần) từTrung Quốc và Ấn Độ Và điều đó đã làm cho bức tranh văn hóa Đông Nam Ángày càng phong phú, đa dạng, giàu có Và cũng chính điều này tạo nên nhữngnét chung, thống nhất trong văn hóa mỗi quốc gia

c Tiếp xúc và giao lưu văn hóa với phương Tây

Sau này vào thế kỉ XVIII - XIX, khi các quốc gia phương Tây xâm chiếmvào khu vực Đông Nam Á đã mang theo những văn hóa của phương tây để đưavào đồng hóa các quốc gia ở trong khu vực Chính vì vậy, văn hóa các quốc giaĐông Nam Á thời kì này đã ảnh hưởng sâu sắc văn hóa phương Tây, đặc biệt vềmặt tôn giáo và về mặt nghệ thuật ở các công trình kiến trúc, nhà ở, ngôn ngữ vàchữ viết

2.2 Những điểm tương đồng trong văn hóa giữa các nước ở Đông Nam Á

Văn hóa Đông Nam Á là bức tranh đa màu sắc với nhiều nền văn hóakhác nhau, đó là bức tranh văn hóa thống nhất trong đa dạng, nó có những néttương đồng với nhau, để từ đó hình thành nên mẫu số chung của văn hóa khuvực Đông Nam Á Những nét tương đồng được thể hiện ở những nội dung sau

2.2.1 Văn hóa được hình thành trên nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước

Về phương diện văn hóa vật chất trồng lúa nước của người dân Đông

Nam Á thể hiện nét tương đồng ở: Làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu bò, dùng đồ kim khí thô sơ, giỏi bơi thuyền

Trang 27

Như đã trình bày văn hóa của các quốc gia cổ Đông Nam Á chủ yếu hìnhthành trên nền văn hóa của nông nghiệp lúa nước Những thành tựu chủ yếu củanghề nông Đông Nam Á thời tiền sử là: Trồng được lúa và các loại rau màu nhưbầu bí, khoai,… ; thuần dưỡng được các loại gia súc như trâu, bò; làm được nhà

để ở; biết dùng một số cây thuốc để chữa bệnh

Nhận xét về những thành tựu của văn hóa Đông Nam Á, giáo sư nhân

chủng học Mỹ W.G Soltheim II viết: “Những phát hiện mới đây ở khu vực Đông Nam Á bắt buộc chúng ta phải xem xét lại,… Những vật dụng đã được đào lên và phân tích trong vòng năm năm qua cho thấy rằng cư dân ở đây đã biết trồng cây, làm đồ gốm và đúc đò dùng bằng đồng sớm hơn tất cả các vùng khác trên trái đất, sớm hơn các dân tộc Cận đông, Ấn Độ và Trung Hoa tới hàng mấy nghìn năm” Học giả Nga Ja.V Chesnov cũng nhận xét: “Về hàng loạt phương diện của văn hóa - từ sản xuất nông nghiệp cho đến lĩnh vực thần thoại

- Đông Nam Á đã có những ảnh hưởng lớn vượt rất xa ra ngoài ranh giới những láng giềng trực tiếp của nó,… tất nhiên trong việc tạo nên những thứ như là cây lúa trồng, nghề luyện kim đồng hoặc những thành tựu văn hóa khác, có sự tham gia không chỉ của những dân tộc riêng biệt - Đó là kết quả sáng tạo của rất nhiều dân tộc lớn nhỏ đã tạo nên trong suốt chiều dài lịch sử nhiều nghìn năm của mình cái thế giới độc đáo được gọi là Đông Nam Á”.

2.2.2 Tương đồng trong hệ thống tổ chức xã hội

Căn cứ vào những dấu vết được bảo lưu trong xã hội các cư dân nôngnghiệp ở Đông Nam Á, có thể chúng ta hình dung một cách đại thể rằng hình

thức gia đình lớn (bao gồm nhiều thế hệ) thuộc chế độ mẫu hệ (mà ngày nay

chúng ta vẫn còn thấy ở người Ê đê, Gia rai - chế độ nhà dài, hay một khuônviên đất ở như người Chàm Do đó, chúng ta thấy rằng hệ thống tổ chức xã hội

các nước ở Đông Nam Á có những điểm tương đồng là: Người phụ nữ chiếm vị trí quan trọng trong xã hội, huyết tộc mẫu hệ, tổ chức xã hội theo nhu cầu tưới nước cho đồng ruộng.

Cho đến nay người ta chưa rõ vì lí do gì: vì áp lực dân số hay vì đặc thùcủa phương thức canh tác lúa nước tản mạn theo từng thửa ruộng? Có thể vì cảhai! Khi mà trên các thềm cổ quá hẹp của các dòng sông, dân số tăng, khi mà cư

Trang 28

dân vùng thung lũng thử nghiệm thành công mô hình kinh tế - xã hội lúa nướcvới năng suất rất cao, cuộc sống định cư ổn định thì các cư dân trồng rau củ quả

ở vùng cao ồ ạt kéo nhau xuống vùng thung lũng và đồng bằng ngập nước, cácgia đình lớn bị vỡ vụn ra và mỗi gia đình canh tác trên một thửa ruộng theo sự

phân công “chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”, gia đình hạt nhân dần dần được

xác lập trên nguyên tắc gia trưởng phụ hệ trong cái bể mênh mông của tàn dưmẫu hệ gia đình lớn

Như vậy, làng bản của cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á lànhững tế bào xã hội gồm những gia đình hạt nhân với hai mối quan hệ đan xen:Quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng, trong đó mối quan hệ láng giềng là

chủ đạo Vì thế người ta xử sự theo thứ tự ưu tiên “bán anh em xa mua láng giềng gần”, mặc dù họ vẫn cho rằng “một giọt máu đào hơn ao nước lã” Tâm lí

cộng đồng tình làng nghĩa xóm đã chi phối mọi ứng xử trong xã hội nông nghiệptheo kiểu: trong họ ngoài làng, hòa cả làng, phép vua thua lệ làng,… Tâm lí đóđược hình thành trên cơ sở thiết chế công xã nông thôn, được thắt chặt bởi cácnhững nghi thức, những tập quán mà mỗi thành viên đều phải tuân thủ theo dù

vô thức hay hữu thức Để thắt chặt mối quan hệ làng xóm vốn dựa trên quan hệláng giềng lỏng lẻo, người ta đã mở rộng huyết thống được dung làm đại từ xưng

hô trong xã hội Do đó, ra ngoài làng, xã hội, thậm chí trong phạm vi cả nướcngười ta vẫn xưng hô với nhau bằng các đại từ: Cô, dì, chú, bác, con cháu, anhhai, anh ba,… Những lối sống và cách ứng xử như vậy đã là cơ sở cho những tưtưởng tương đương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau, nhưng cũng rất đậm tínhchất gia trưởng, địa phương cục bộ góp phần làm trì trệ xã hội phương Đôngtrước cuộc sống hiện đại

Vì là cư dân nông nghiệp coi trọng kinh nghiệm nên cư dân Đông Nam Árất coi trọng người già (những người nhiều tuổi bậc trên, có nhiều kinh nghiệm

và uy tín trong con cháu) và quản lý làng bản dựa trên chế độ già làng (Việt Nam

có câu “Triều đình trọng tước, làng nước trọng xỉ” Xỉ là cái răng, ai rụng hết

răng còn lợi được xem là người già và được kính trọng Hiện nay còn dấu vết

phong tục “lên lão”) Già làng là cái cốt lõi của cái mà ta gọi là dân chủ công xã.

Trang 29

Trong quá trình tích hợp văn hóa - tộc người, có thể do yêu cầu của cáccông tác thủy lợi đắp đê và bảo vệ vùng đất màu mỡ, các tộc người đã liên kết lại

trong một hệ thống chính trị gồm nhiều “mường” do một tù trưởng của một

“mường” lớn có ưu thế về quân sự, kinh tế hay tôn giáo đứng đầu Vị trí và phạm

vi ảnh hưởng của người cầm đầu này có thể tùy theo sức mạnh của ông ta Bộ

máy chính trị của “Mường” lớn ngày càng hoàn thiện và do con em trong dòng

họ của người thủ lĩnh đảm nhiệm, nơi nào quá xa họ giao cho người cần đầu địaphương, từ đó mối quan hệ bản - mường được mở rộng thành các tiền - quốc gia

Người đứng đầu mường lớn có người gọi đó người Thái gọi đó là “Pò Kun”, người Mường gọi là “Lang Kun”.

Tình hình tương tự cũng diễn ra trong quá trình hình thành các quốc gia

cổ đại ở vùng hải đảo Các vương quốc đều là những tập hợp các tiểu quốc, do

đó hệ thống quản lí đều dựa trên các tù trưởng của địa phương Để nắm đượcquyền quản lí nhà vua sai các con trai của mình đến làm lãnh chúa ở các địaphương Thời Srivijaya gọi là Nisamvardhiky (người có trách nhiệm với quốcvương) Nơi nào không với tới, vua sử dụng các tù trưởng địa phương, các bộtộc, được gọi là Nigalarka (kẻ trung thành với quốc vương)

Vì lẽ đó mà Đông Nam Á trong quá trình tích hợp văn hóa tộc người, mộtquy luật được rút ra: Dựng nước đi đôi với giữ nước, độc lập gắn liền với thốngnhất Để đảm bảo quyền lực tuyệt đối, người tù trưởng mạnh nhất đã đứng lênthống nhất đất nước chống lại sự chống đối của lực lượng phân cát Nhà vua vừanắm quyền lực chính trị vừa thống soái các lực lượng quân sự Ví dụ như ở ViệtNam nhà Đinh phải dẹp loạn 12 sứ quân để lập nên nhà nước Đại Việt; Châu Phà

Ngừng ở Lào phải tổ chức “Hội thề”, 3 năm một lần nhà vua triệu tập các chẩu

mường về kinh đô dự lễ cầu nguyện thần linh và mỗi tù trưởng phải mang theo

một quả bầu và gọi là “quả sức mạnh, quả trường tồn” làm lễ vật dâng lên vua

Lào Ý chí đó được thể hiện trên đỉnh Thạt Luổng là một quả bầu, một biểutượng hội nhập Phật tích ngọn núi Mêru với thần thoại nguồn gốc loài người của

Lào Vua Srivijaya (Indonesia) tổ chức “hội thề nước”.

Trang 30

2.2.3 Có chung yếu tố tín ngưỡng bản địa

Cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lý, cùng cóchung một cơtầng văn hóa nông nghiệp lúa nước, cư dân Đông Nam Á đều có chung một sốyếu tố tín ngưỡng bản địa như nhau, chẳng hạn tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tínngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sung bái linh hồn người đã mất,… Cái chungnhất của tất cả các tín ngưỡng này, như nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, là xuấtphát từ học thuyết vạn vật hữu linh, nghĩa là mọi vật đều có linh hồn Linh hồnbiết tất cả những gì mà con người đang làm và linh hồn có thể giúp con ngườimọi việc ở mọi lúc, mọi nơi, nhất là những lúc con người ở vào tình thế nguynan Vì vậy, thờ cúng các linh hồn được coi là bổn phận của con người

a Tín ngưỡng vạn vật hữu linh

Người xưa quan niệm vạn vật cũng như con người đều có linh hồn, từ núisông, cây cỏ, thú vật đến con người Tín ngưỡng vạn vật hữu linh bắt nguồn từmột thực tại: trước thiên nhiên bao la đầy bí ẩn và hiểm họa, con người đã thầnthánh hóa các lực lượng tự nhiên thành siêu nhiên với những biểu trưng sứcmạnh của thần linh và con người thờ cúng, cầu khẩn để được che chở

Trước hết cư dân Đông Nam Á thờ cũng thần Đất Người Thái, người Làogọi là Phi Họ có Phi hưởn là ma nhà, phi bản là ma bản, phi mương là ma xứ,

ma nước

Người Khmer gọi là Natta thường được gọi là ông Tà, thờ bằng đá NgườiMiến gọi lag Nat Ở Myanmar Nat có nghĩa là linh là hồn, là thần, là ma MộtNat là một vị thần linh nào đó trú ngụ trên cây, hay trong làng nhưng có Nat làcho cả một lãnh thổ Ở Myanmar có hệ thống 36 Nat nhân cách hóa chung choquốc gia, có tiểu sử cụ thể và được tôn thờ trong cả nước Ngoài ra còn một sốNat địa phương Sau này khi vua Anorathan lên làm vua ở thế kỉ XI, tôn thờ đạoPhật đã tìm cách tiêu diệt tín ngưỡng thờ Nat nhưng không được Sau đó pahirđưa 36 Nat vào thờ chung với Phật

Gắn liền với việc thờ đất là thờ thần núi Hầu hết các công trình thờ phụngđều nằm trên núi Người Đông Nam Á cũng coi trọng thờ thần cây trong đó đặcbiệt là tín ngưỡng thờ hồn lúa Ở Đông Nam Á cây lúa là cây thiêng, là một tặng

Trang 31

vật của thần linh, là lương thực chính của con người Ở Java cây lúa là hiện thâncủa nữ thần Devisri Do vậy nên có nhiều điều cấm kị đối với đàn ông trong việctiếp xúc với cây lúa Đàn ông không được gần nữ thần Họ có thể làm các côngviệc chaaurn bị đất như cầy, bừa…còn các công việc gieo hạt, nhổ mạ, cấy lúa,tưới bón…chỉ phụ nữ mới được làm Bên cạnh nữ thần Drevisri còn có nam thầnWisna Đến mùa gặt người ta làm lễ cưới cho hai vị thần sau khi đã chuyển thócvào kho để cầu khẩn sự tốt lành cho mùa vụ mới.

Người Mã Lai cũng có nhiều nghi lễ về cây lúa Cây lúa được gọi là côngchúa Anak Raja và được trông nom cẩn thận từ khi gieo hạt đến khi gặt đem vềkho Cấm không được gõ, đập vào bồ lúa vì sợ làm như vậy hồn lúa sẽ bỏ đi,mùa năm sau sẽ thất bát

Người Khmer xem mẹ lúa là người đàn bà cưỡi trên mình cá, tay cầmbông lúa Người Mảng, người Khmú hình dung mẹ lúa là cô gái trong trắng xinhđẹp trú ngụ trên vạt nương Người Bahnar gọi thần lúa là Yangsơri, một nữ thầnquyết định sự no ấm của con người Hàng năm vào dịp trước khi thu hoạch lúa

để tạ ơn thần Yangsơri họ làm lễ Samơk (cốm mới) Nhiều dân tộc ở miền núiViệt Nam có tập quán thờ ông bà lúa Dân tộc Cơ tu ở Trường Sơn dành chỗ đẹpnhất trong bếp làm nơi thờ thần lúa với cây tơru Tơru là một cái rọ đan dày, treotrên cột bếp, trong đó có những mảnh vải đẹp và ở giữa có những cái hộp nhỏđựng thóc Mỗi năm chọn một ít hạt thóc mới, đẹp, mẩy đặt vào hộp thay thóc

cũ Khi chuyển bản, dời nhà thì mang theo hộp thóc thờ và tơru mới ở nhà mới.Khi gặt lúa, tuốt lúa tất cả các lối vào bản đều có treo cành cây giữa đường cấmkhông cho người lạ vào bản Tuốt lúa xong là ngày hội Thanh niên múa hát, nhànhà nấu cơm trắng, đơm vào giỏ chia cho nhau Càng chia cho nhiều người ông

bà lúa càng bằng lòng Sau khi múa hát xong, thanh niên tung hết các giỏ cơmlên trời, cơm rơi xuống đất cho chim rừng ăn Sau lễ hội, cúng trời đất xongngười Cơ tu mới tiếp khách

Người Dao quan niệm rằng mỗi bông lúa, mỗi hạt thóc đều có hồn, ở trênnương chúng được gần nhau, nhưng khi thu hái hồn lúa có thể bị thất lạc do rơivãi, do đó cần làm lễ cúng để gọi chúng về sum họp, trên bàn cúng bên cạnh lễvật còn có một cụm mẹ thóc Sau khi cúng xong cụm mẹ thóc ấy được để dành

Trang 32

làm bánh cho cả nhà ăn vì họ cho rằng trong đó có hồn lúa, nếu ăn vào sẽ khỏengười, có khả năng chống các loại bệnh tật Ở Bali Indonesia, người ta gọi nữthần lúa là Trili hoặc Devi Seri Nghi lễ về nữ thần lúa được tiến hành trên cánhđồng vào thời gian đập lúa.

Người Mã Lai hình dung hồn lúa như một con người bé nhỏ, thanh mảnh,hay giận dỗi, dễ bị tổn thương, cần được đối xử một cách dịu dàng ân cần Họ

gọi hồn lúa bằng một cái tên âu yếm như “công chúa mặt trời”, “công chúa Pha lê” Đầu mùa gieo hạt, đầu mùa gặt người chủ lễ Pawang trân trọng nâng niu một

nắm hạt lúa tượng trưng cho việc làm vừa lòng hồn lúa, để lúa tránh bị conngười xúc phạm, khỏi bị ma quỷ ám hại Những nhánh lúa đầu tiên được gặtbằng những cái liềm rất nhỏ chỉ bằng lòng bàn tay và được cắt thật nhẹ nhàngvới ngụ ý tránh làm phật lòng hồn lúa Bảy nhánh lúa tốt nhất sẽ được bó xếpvào giỏ riêng, giữ gìn cẩn thận cho đến mùa sau Nghi lễ này thể hiện việc mờihồn lúa về nhà

Ở Thái Lan, khi lúa ngậm đòng, nông dân bắt đầu tổ chức lễ cầu nữ thầnlúa Họ chuẩn bị các lễ vật gồm cam, chuối, gói là đựng các khẩu mía tiện.Ngoài ra còn có cả phấn, nước hoa và một cái lược Họ đem treo cái rổ đựng lẽvật lên trên cột, rắc phấn, nước hoa lên lá lúa, cây lúa Họ làm điệu bộ chải tóccho nữ thần lúa như thể họ đang trang điểm cho nữ thần lúa Họ cho rằng nữthần lúa đang mang thai tức đã ngậm đòng nên họ đem các lễ vật và trang điểm

để nữ thần lúa vui sướng, khỏe mạnh, sinh sản nhiều Kết thúc vụ màu thuhoạch, người Mã Lai, người Java đều thường có nghi lễ gắn với việc thành hôn

cho “cô dâu lúa” với người chồng thần linh Đám cưới ấy đảm bảo cho vụ mùa

năm sau có kết quả

Các cư dân Đông Nam Á khi đi qua rừng rú, sông biển đều thường khấnvái các thần phù hộ Khắp nơi trong Đông Nam Á tín ngưỡng thần lin phổ biếntrong mọi hoạt động của đời sống với vô vàn lễ thức tế tự, nhất là khi con người

bị ốm đau, tai nạn

Đối với cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á, Mặt Trời tượng trưngcho sinh khí của vũ trụ tạo nên sự sống cho muôn loài và lúa được xem là ánhsáng và sức nóng của Mặt Trời do đó cư dân ở đây còn có tục thờ Mặt Trời và

Trang 33

thờ Lửa Tục thờ Mặt Trời được ghi lại trên trống đồng Đông Sơn Trên mặttrống, giữa trung tâm là hình Mặt Trời với 14 tia và cuộc sống trên Trái Đất xoayquanh Mặt Trời theo chiều ngược kim đồng hồ Để cầu mong sự sống và sinh sôinảy nở cho cây cối, súc vật các dân tộc Đông Nam Á đều có nhiều lễ hội liênquan đến Mặt Trời và Lửa: Thả cầu lửa trên không trung, giăng đèn lồng kếthoa, rước đèn, hội hoa đăng thả đèn trên mặt nước, đốt pháo thăng thiên, trò chơiđánh phết bằng một quả cầu màu đỏ, thả diều gọi nắng,… Người Tây Nguyênkhi làm cổng nhà mồ đã tạc hai hình nhân nam nữ với sinh thực khí lớn đứng haibên cổng hướng về phía Đông để đón ánh Mặt Trời lên với mong ước ánh MặtTrời xuyên qua hình nhân sẽ làm cho sự sống được tái tạo.

b Tín ngưỡng phồn thực

“Phồn” có nghĩa là nhiều, “thực” có nghĩa là nảy nở Duy trì và phát triển

sự sống là một nhu cầu thiết yếu của con người, đối với cư dân nông nghiệp, nhucầu này càng hệ trọng Từ nhu cầu đó cư dân nông nghiệp có một niềm tin (tínngưỡng) vào một số giải pháp có tính ma thuật về kích động tình dục cho thiênnhiên để hi vọng chúng sinh sôi nảy nở, phát triển và đem lại những mùa màngtươi tốt bội thu

Cơ sở của tín ngưỡng này cũng là “vạn vật hữu linh”, người xưa tin rằng

qua một số ma thuật có tính kích dục mà họ thực hiện, thiên nhiên có thể cảmứng và đồng cảm vì chúng cũng có linh hồn để có thể cảm nhận

Tín ngưỡng phồn thực là chung của cư dân nông nghiệp nhưng ở ĐôngNam Á nó được biểu hiện phong phú sinh động trong đời sống và lễ hội Conngười đã thần thánh hóa ma lực của tình dục, họ liên tưởng qua đó sức mạnhsinh sản của đất đai, của cây trồng Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực khá đadạng Thông thường là thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = côngcụ)

Người Việt thờ nỏ - nường (nỏ là cái nêm tượng trưng cho sinh thực khínam, nường là mo nang tượng trưng cho sinh thực khí nữ) Ở nhiều địa phươngcủa Việt Nam vẫn còn các tục lệ thờ cúng, rước nỏ - nường Ở làng Đông Hy -

Hà Bắc có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào mồng 6 tháng Giêng Sau đám

Trang 34

rước cặp sinh thực khí ấy được đốt đi lấy tro chia cho mọi người đem rắc raruộng cầu cho mùa màng tốt tươi Ở nhiều vùng thuộc Vĩnh Phú có dịp hội làng,

người ta rước18 bộ sinh thực khí (bội số của 9, 18, 36 dân gian có câu “36 cái nỏ nường cái để đầu giường, cái để gối tay”) Khi đám rước kết thúc, mọi người

tranh cướp các vật này vì tin rằng nó đem lại sự may mắn Người Tày thờ búpmăng, hoa chuối Một số dân tộc khác thờ hang động có kẽ nứt, thờ cột đá tựnhiên,… Người Lào rước âm vật, dương vật trong Bun Bang Phay

Bên cạnh việc thờ sinh thực khí giống như nhiều cư dân nông nghiệpkhác, cư dân Đông Nam Á còn có tục thờ hành vi giao phối tạo nên một dạng tínngưỡng phồn thực độc đáo Trên nhiều đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn củaViệt Nam có khắc hình nam nữ giao phối, đặc biêt là trên nắp thạp đồng ĐàoThịnh có gắn tượng các đôi nam nữ trong tư thế giao phối rất sinh động Ở Thái

Lan có tục nặn tượng hai người nam nữ đang giao hợp bằng đất sét gọi là “nặn đám mây” Họ đem những tượng này để trên bờ các thửa ruộng cầu cho lúa tốt,

cho mùa màng bội thu Người Thái lan còn làm một loại bùa gọi là cái In bằng

gỗ, bằng đồng, bằng bạc hoặc ngà voi,… đó là hình nam nữ giao hợp, họ tin rằng

ai đeo bùa đó thì người đó chăn nuôi hoặc trồng trọt đều thịnh vượng

Vào dịp hội Đền Hùng, ở vùng Phú Thọ còn lưu truyền điệu múa “Tùng dí” Thanh niên nam nữ múa từng đôi, cầm trong tay những vật biểu trưng cho

sinh thực khí nam, nữ Cứ mỗi khi nghe thấy tiếng trống (tùng) họ lại giơ hai vật

đó chạm vào nhau (dí) Tương tự như vậy trò múa mo ở xã Sơn Đông - Hà Tây,buổi chiều khi tế lễ đã xong, trai chưa vợ gái chưa chồng đến tụ tập ở sân đình,một người vừa múa vừa hát trước bàn thờ, tay trái cầm một khúc tre tượng trưngcho dương vật, tay phải cầm chiếc mo cau tượng trưng cho âm vật Người múamấy lần lắp khúc tre vào mo cau để nói lên hành động giao phối Cuối cùng anh

ta tung khúc tre và mo cau vào đám trai gái cho họ tranh cướp Người ta giànhnhau đến mức khúc tre gãy thành nhiều đoạn, mo cau bị xé rách thành nhiềumảnh Người ta tin rằng ai lấy được những khúc hay những mảnh đó sẽ gặpnhiều may mắn trong năm, không chỉ may mắn trong việc lấy chồng lấy vợ màcòn may mắn cả trong sản xuất và đời sống Người Lào có tục đốt pháo thăngthiên và rước sinh thực khí Trong đếm đốt pháo người ta rước sinh thực khí và

Trang 35

vừa diễu hành, vừa mô phỏng động tác giao phối biểu hiện ý niệm tạo ra sự phồnthực cho cỏ cây, gia súc.

Cũng trong các lễ hội họ tổ chức các cuộc thi, những trò chơi mang biểuhiện phồn thực như thi đánh trống thủng (Lào, Việt, Thái Lan, Môn), đánh đunam nữ, mùa khiên kiếm làm bẵng nõn chuối, mộc bằng mo cau theo động táctính giao (Tày, Dao…) Còn trong đời sống hàng ngày, biểu tượng phồn thựcđược liên tưởng trong sinh hoạt: gậy chọc lỗ, cối chày giã gạo, bánh tét, bánhgiầy,…

Tóm lại, tín ngưỡng phồn thực có mặt ở nhiều dân tộc nông nghiệp nhưngcác dân tộc khác ngoài Đông Nam Á thường chỉ thờ hoặc rước sinh thực khí còn

cư dân Đông Nam Á thì thờ cả sinh thực khí nam và nữ, đồng thời thờ cả hành vigiao phối Có thể nói rằng tín ngưỡng phồn thực ở Đông Nam Á là một tínngưỡng bản địa, nó có trước khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - thờ lingayoni Sau này khi văn hóa Ấn Độ được truyền vào Đông Nam Á thì hai tínngưỡng này kết hợp chặt chẽ với nhau

c Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Thế giới nhân thần bắt nguồn từ tục thờ cũng tổ tiên trong gia đình, saunày được mở rộng ra thành tục thờ cúng những người có công với cộng đồng,những ông tổ nghề, tổ làng, thậm chí cả tổ của cả nước Việc thờ cúng tổ tiên bắt

nguồn từ hai quan niệm: Một là chết không phải là hết, mà người thân chết vẫn

có mối quan hệ gần gũi mật thiết với người sống trong gia đình, phải thờ cúng để

được tổ tiên phù hộ độ trì và không quấy phá Hai là “uống nước nhớ nguồn”,

thờ cúng những người đã khuất để tỏ lòng thương nhớ đến công ơn sinh thành

Đó là sợi dây bền vững xuất phát từ tình cảm cộng đồng nối quá khứ với hiện tại

và tương lai tạo nên tính liên tục trong sự đứt đoạn của các cộng đồng tộc người

từ gia đình đến làng nước

Ngoài tổ tiên trong gia đình, những người khi sống có khả năng hơn người

và có những công lao với cộng đồng, ngay lúc sống họ được suy tôn là thánhsống, tất nhiên khi chết sẽ hiển linh thành thần Đó là những người có công dẹpgiặc bảo vệ cộng đồng như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng,… hoặc đưa lại cho

Trang 36

nhân dân một nghề để kiếm sống như một số thành hoàng làng ở Việt Nam, hai

mẹ con Ciksiti Wankembang và Puteri Saadoong đã đem nghề buôn bán cho dânthành phố Kelanta ở Malaysia Vì thế người Thái, người Lào mới phân chiathành 3 loại mạ (phi): ma nhà (phi hươn), ma bản (phi bản) và ma mường (Phimường):

- Phi hươn (ma nhà): Thờ bố mẹ đã mất và tổ tiên theo huyết thống gọi là

“Phi đẳm” (đẳm là một tổ chức thoe quan hệ huyết thống hiện còn được bảo lưu

trong xã hội Tày - Thái)

- Phi bản (ma làng): Thờ thần của làng thành hoàng) ở một nơi cao ráo,

có thẻ là một gốc cây to, có thể là một hòn đá được dựng lên gọi là “lắc bản”.

- Phi mường (ma mường): Thờ người sáng lập ra mường đó, người ta

dựng miếu thờ, có cả “lắc mường” bằng cột đá, có khu rừng dành riêng để “nuôi phi mường” Trong quá trình tích hợp thành mường quốc gia - người Lào gọi là

“Mường luống”, thì có “phi mường luống” là ma của cả nước và được tổ chức quốc lễ “Bun Thạt Luổng” ở Viên Chăn.

Người Việt cũng có chung những hệ thống như vậy, thờ tổ tiên trong giađình, thờ tổ nghề và thần làng, thờ tổ cả nước Giỗ tổ Hùng Vương là ngày giỗlớn nhất cả nước

2.2.4 Tương đồng trong các phong tục tập quán, lễ hội

Phong tục tập quán Đông Nam Á rất đa dạng bởi trên địa bàn này quần tụrất nhiều dân tộc, tộc người khác nhau Tuy nhiên, trong sự muôn hình muôn vẻ

ấy vẫn có những phong tục tập quán chung xuất phát từ một cơ sở văn hóa bảnđịa Đông Nam Á vốn đã hình thành từ lâu đời Nét tương đồng thể hiện trên cáclĩnh vực: nhà ở, trang phục, ăn uống, hôn nhân, tang lễ, lễ hội,…

a Nhà ở

Ở khu vực Đông Nam Á có một kiểu nhà mang tính chất đặc trưng nổi bật

nhất của toàn khu vực: Nhà sàn Không chỉ trước đây mà ngay bây giờ, nếu có

dịp đi bất kì nước nào trong khu vực, chúng ta vẫn gặp kiểu nhà này Và khôngphải chỉ ở những vùng xa xôi hẻo lánh mang tính chất hoang sơ, tức là nơi

Trang 37

thường được coi là “xứ sở” bảo lưu vốn chặt chẽ nhất như các vùng cao ở

Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam hay Indonesia,… mới có nhà sàn

Đông Nam Á là vùng sông nước, do đó để đối phó với nạn lũ lụt quanh

năm, cư dân ven biển, ven sông đã chọn cho mình một khu nhà “cao chân” rất

thích hợp Nhà sàn mọc san sát dọc bờ biển Borneo, dọc theo cac kênh rạch Nam

Bộ Việt Nam,… Không chỉ ở vùng sông nước, nhà sàn còn rất phổ biến ở miềnnúi cao bởi nó có tác dụng thiết thực trong việc ngăn cản thú dữ và côn trùng gâybệnh Nhà sàn cũng xuất hiện ở một số vùng đồng bằng, nhất là những vùng đấtthấp hay bị lụt lội hàng năm

Nhà sàn được hầu hết các dân tộc Đông Nam Á sử dụng Ở Việt Nam, cácdân tộc ít người từ Tây Nguyên đến Việt Nam, Tây Bắc (Giarai, Ê đê, Stiêng,Mường, Thái,…) đều làm nhà sàn Người Khmer (Campuchia), người Thái (TháiLan), người Lào, người Khmú (Lào), người Miến (Myanmar), người Batak,người Dayak, người Sunda (Indonesia), người Melayu (Malaysia, Brunei), ngườiTagan, người Ilocano, các dân tộc miền núi Mindanao (Philippines),… đều sống

ở nhà sàn Kiểu nhà có mái cong hình thuyền hay kiểu nhà đất cũng rất được phổbiến ở các quốc gia Đông Nam Á

Hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đã du nhập nhiềukiều nhà được xây dựng kiên cố, cải tiến, cách tân Tuy nhiên, nhà sàn vẫn cóchỗ đứng vững chãi của mình không chỉ ở nông thôn, miền núi mà ngay cả ởnhững vùng cận thành phố hoặc trong thành phố (như thủ đô Phnôm pênh) Cáikhác là ngôi nhà ngay nay được xây dựng vững chắc hơn, hiện đại hơn do có sựxuất hiện các nguyên liệu mới như xi măng, gạch, ngói, sắt thép

b Trang phục

Về trang phục, các dân tộc Đông Nam Á có những trang phục giống nhau,mặc dù tên gọi có khác nhau Từ xa xưa, phụ nữ thường mặc váy (sarong), yếm,sau này thì mặc quần; nam giới thì mặc khố,…

Từ khi hình thành nên văn hóa sơ sử thì cư dân Đông Nam Á đã biết tạo

ra những chất liệu may mặc từ tơ chuối, tơ tằm, tơ đay, gai và bong Những chấtliệu này được dệt thành vải mỏng nhẹ, thoáng, rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm

Trang 38

Nghề trồng dâu nuôi tằm lấy tơ và nghề trồng bông dệt vải của cư dân ĐôngNam Á đã trỏ thành những nghề không kém gì nghề trồng lúa nước của họ Lụa

tơ tằm của Việt Nam, vải Patik của Indonesia và Malaysia là những mặt hàng nổitiếng trên thế giới

Đa số các dân tộc Đông Nam Á, váy là đồ mặc đặc trưng của phụ nữ Ởmọi nơi, từ những vùng xa xôi thuộc các quốc gia hải đảo Malaysia, Indonesia,Philippines, Brunei đến vùng núi của các quốc gia lục địa như Việt Nam, Lào,Campuchia, Thái Lan, Mianmar Từ Sarong đều rất quen thuộc với mọi người.Bên cạnh đó trang phục của nam thì có Khố Sau này có thêm quần, xà cạp,khăn, mũ,… Trên đây chỉ là những kiểu trang phục phổ biến và có tính chấttruyền thống ở Đông Nam Á Hiện nay nhiều trang phục đã được thay đổi và làmcho phù hợp với cuộc sống hiện đại

d Ăn uống

Về ăn uống, là khu vực nóng, ẩm, mưa nhiều, lại có đủ loại hình, cùng vớiđiều kiện nhiều sông ngòi, biển lớn, thức ăn của cư dân ở đây chủ yếu là ăn loại

rau từ ngành nông nghiệp, lương thực chính là lúa gạo Các loại rau xanh, củ

quả đều dùng tươi xanh, đồ thịt, cá luôn tươi sống chứ không ăn nhiều đồ hộpnhư bên phương Tây Đông Nam Á là khu vực sông ngòi dày đặc và biển rộngmênh mông nên cá trở thành thức ăn phổ biến hơn thịt cũng là lẽ tự nhiên Cáđược chế biến theo mọi cách: kho, nấu nướng, luộc, rán,… Từ cá, người ĐôngNam Á còn chế ra một loại thức ăn khá phổ biến trong toàn vùng, đó là nướcmắm Nước mắm có thể dùng như một loại nước chấm, có thể chan trực tiếp vàocơm như một loại thức ăn Trong bữa ăn của người Đông Nam Á còn không thểthiếu các loại gia vị như hạt tiêu, ớt, rau thơm các loại,…

e Hôn nhân

Về hôn nhân, những phong tục xung quanh hôn nhân hêt sức đa dạng vàkhác nhau ở mỗi dân tộc Tuy vậy, vẫn có nhiều nét tương đồng trong phong tụchôn nhân giữa các quốc gia dân tộc ở Đông Nam Á

Ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á từ xa xưa đã có đặc điểm là cha

mẹ thường quyết định hôn nhân của con cái Tập quán “cha mẹ đặt đâu con ngồi

Trang 39

đấy” không phải chỉ có ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi khác như Malaysia,

Indonesia, Brunei, Campuchia,… Thậm chí, cho đến tận ngày nay, ở một số dân

tộc, tuy không nhiều nhưng vẫn có những gia đình bố mẹ “đi tìm” và quyết định người bạn trăm năm của con mình Nhiều nơi còn có phong tục “cướp dâu” Thủ

tục cho một đám cưới ở các dân tộc Đông Nam Á không hoàn toàn giống nhaubởi nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân về tôn giáo Song dù có sựkhác nhau như thế nào về cách thức tổ chức, nói chung việc cưới xin thường trải

qua ít nhất là hai bước: Lễ ăn hỏi và lễ cưới.

Ngoài ra ở Đông Nam Á còn có nhiều phong tục khác như: nhai trầu, tục cưa và nhuộm răng đen, tục xăm mình, các trò chơi giải trí như chọi gà, thả diều, bơi thuyền,…

g Lễ hội

Không ai có thể thống kê được đầy đủ tất cả các lễ hội ở khu vực ĐôngNam Á bởi số lượng của nó quá nhiều Có lễ hội chung cho cả nước, có lễ hộicho một vùng, cũng có lễ hội chỉ diễn ra trong một làng, một bản Tuy nhiên tất

cả các lễ hội ở Đông Nam Á phần lớn đều bắt nguồn từ một gốc chung mang

tính khu vực: Đó là nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước Có thể nói chính

đặc điểm này đã tạo nên tính thống nhất của lễ hội - lễ hội tết khu vực nói riêng

và văn hóa khu vực nói chung

Trang 40

Trong số các lễ hội Đông Nam Á thì phổ biến nhất là các lễ hội nôngnghiệp mà quan trọng nhất là những lễ hội liên quan đến cây lúa Lễ hội được tổchức hầu hết các tháng trong năm, vào những lúc nông nhàn, lúc giao mùa Địađiểm tổ chức thường là những nơi gắn với đời sống sản xuất của nhà nông, dướigốc cây đa, bên bờ suối, trước cửa rừng, trên gò cao, trên ngọn thác, thung lũng,

… Trong quan niệm của Đông Nam Á, tất cả những nơi đó đều có “thần”.

“Thần ở nơi nào thì lễ hội thường được tổ chức ngay ở nơi đó” Sau thời gian dài

tổ chức lễ hội ở làng mạc, các lễ hội Đông Nam Á dần dần được chuyển vàomiếu Khi các tôn giáo (như Phật, Nho, Hồi giáo,…) xuất hiện thì các lễ hộithường diễn ra ở chùa, đền, đình, nhà thờ

Là một hệ thống biểu tượng nhằm hiện thực hóa thế giới ý niệm về đờisống tâm linh bằng những nghi thức, những hoạt động để con người giao tiếp vớithần linh Như vậy nên lễ hội như là dịp tập trung những nét tiêu biểu cho vănhóa nghệ thuật của mỗi cộng đồng Lễ hội bao giờ cũng là sự hội nhập của hai bộ

phận: Phần lễ và phần hội.

Phần lễ: bao gồm các nghi thức tế tự mà con người sáng tạo ra để giao

tiếp với thần linh Thế giới thần linh là thế giới mang tính chất thần bí linh thiêngkhông giống như thế giới trần tục của con người Muốn cầu xin thần thánh đểđược phù hộ độ trì, nghĩa là muốn giao tiếp với thần linh con người phải sáng tạo

ra những vật thiêng trung gian: người thiêng (thầy cúng, cô đồng, thầy phù thủy tiếng Thái, Lào, Mường gọi là Pomo, tiếng Mã Lai là Bomoh - có các ma thuật

-và cả những con rối bóng), lời thiêng (bài khấn, bài tụng bằng những thứ ngônngữ khác đời thường thậm chí có khi chỉ là kí hiệu như xin quẻ âm dương), chữthiêng (bùa chú), vật thiêng (các dụng cụ đồ cúng) với những nghi thức thiêngnhư hương hoa, bài vị, xướng lễ,… trong một không gian thiêng (nhà thờ, chùa,miếu…)

Trong cái không gian - thời gian khác thường ấy, ông thầy cúng lắc lư vàbỗng nhiên xuất thần để đến với thần linh, còn những người tham dự thì nhưđang ở một thế giới khác, không còn là cuộc đời trần tục nữa Vì thế các địađiểm thực hành nghi lễ như gò đối, đền thờ miếu mạo, chùa chiền, nhà thờ, thánhđịa,… đều được kiến trúc sao cho tạo nên không khí thiêng liêng

Ngày đăng: 14/04/2013, 13:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đông Na mÁ là khu vực có địa hình hết sức đặc biệt. Nơi đây là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh - Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á”
ng Na mÁ là khu vực có địa hình hết sức đặc biệt. Nơi đây là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh (Trang 3)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w