1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình

92 458 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 893,5 KB

Nội dung

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và đang trở thành một sân chơi chotất cả các quốc gia, của hầu hết các nền kinh tế Những cơ hội được mở ranhưng đồng thời cũng không ít những thách thức sẽ đến đối với các doanhnghiệp Việt Nam Đặc biệt, khi hiện nay Việt Nam đã là thành viên chínhthức của tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Xuất khẩu là một hoạt động cực kì quan trọng đối với mỗi quốc gia, nócho phép các quốc gia ấy có thể khai thác được những lợi thế vốn có củamình, tạo nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế Đối với Việt Nam, hoạt độngxuất khẩu là quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp và phát triểnkinh tế, là tiền đề vững chắc để Việt Nam tiến lên trở thành nước côngnghiệp Trong những báo cáo của Đảng đã khẳng định tầm quan trọng củahoạt động xuất khẩu và có thể coi là một trong ba chương trình kinh tế lớncần thực hiện trong thời gian tới vì có đẩy mạnh xuất khẩu và mở cửa kinh tếViệt Nam mới có thể thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế được

Hoà chung xu thế hội nhập kinh tế xuất khẩu nói chung và xuất khẩungành giầy – dép nói riêng, đã thực sự khẳng định vai trò của mình trong việcphát triển kinh tế đất nước Giầy – dép là một trong chín mặt hàng xuất khẩuchủ đạo của nước ta Trong thời gian qua đã, gặp không ít những khó khăn,thử thách trước yêu cầu của bạn hàng, người tiêu dùng tuy nhiên, các doanhnghiệp sản xuất giầy Việt Nam đã không ngừng nỗ lực khẳng định vai trò củamình vươn lên cùng các ngành khác Đến với công ty giầy Thượng Đình,công

ty cũng đã có những bước tiến nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình Tốc độ kim ngạch xuất khẩu của công ty trong thời gian qua đã chothấy xu hướng thâm nhập vào thị trường quốc tế đang từng bước đẩy mạnh vàphát triển

Trang 2

Em thật may mắn khi được thực tập tại công ty giầy Thượng Đình Sauthời gian được thực tập ở công ty, bên cạnh những mặt mà công ty đạt đượchoạt động xuất khẩu công ty vẫn còn nhiều những hạn chế Trong thời giantới để hoạt động có hiệu quả hơn, em cũng đã nghiên cứu và em đã lựa chọn

đề tài “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công

ty giầy Thượng Đình”

Kết cấu của chuyên đề gồm ba chương:

Chương I: Những lí luận chung về xuất khẩu giầy – dép của doanh nghiệp

Chương II: Phân tích thực trạng xuất khẩu giầy – dép của công ty giầy Thượng Đình

Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giầy của công ty

Trong thời gian thực tập tại công ty, do thời gian thực tập không dài vàhạn chế về kinh nghiệm cũng như thực tế nên bài viết của em không tránhkhỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cácthầy cô giáo trong trường đại học Kinh tế Quốc dân đặc biệt các thầy cô trongkhoa Thương Mại cùng toàn thể các cô (chú) trong công ty giầy Thượng Đình

để bài viết của em có giá trị lí luận đồng thời có thể áp dụng trong thực tiễn

Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo PGS.TS Hoàng Minh Đường

và các cô (chú) trong phòng xuất nhập khẩu của công ty đã rất nhiệt tìnhhướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Em xin cảm ơn!

Sinh viên: Nguyễn Thị Hương

Trang 3

CHƯƠNG I: NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

GIẦY -DÉP CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu giầy đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng

Xuất khẩu là gì? Xuất khẩu là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ

cho nước ngoài để thu hút ngoại tệ trên cơ sở buôn bán theo thị trường

Khi một nền kinh tế phát triển điều đó có nghĩa là việc trao đổi hànghóa giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng và xuất khẩu chính là hoạtđộng cơ bản của hoạt động ngoại thương Nó đã được xuất hiện từ lâu đã vàđang ngày càng phát triển mạnh mẽ Hình thức đầu tiên đó chính là hoạt độngtrao đổi giữa các quốc gia và đến nay, nó đã được mở rộng thành nhiều hìnhthức khác nhau sao cho phù hợp với tình hình phát triển nhu cầu thị trườngcủa nền kinh tế, nó không chỉ là hoạt động trao đổi giữa các quốc gia mà mởrộng ở phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành của nền kinh tế

Các loại giầy – dép xuất khẩu

Giầy cao cổ bộ đội, giầy basket phục vụ thể thao, giầy bata, giầy nam,

nữ và giầy thể thao với các size khác nhau phù hợp với từng độ tuổi Ngoài ratrên thị trường hiện nay đã có mặt các sản phẩm giầy vải thể thao thời trangcủa công ty giầy Thượng Đình với mẫu sắc đa dạng, kiểu dáng phong phúnhư TD-07,FE-35, ATG-01 Từ những năm 1999 trở về đây, dường như sảnphẩm giầy đóng vai trò quan trọng nữa là giầy thể thao như: GTS, BLACK,FEIT, MIT,SUPERGA Các loại dép: dép saldan, dép đi trong nhà, …

Xu hướng giầy dép năm nay chuộng loại xăngđan có nhiều chi tiết trang trí,đặc biệt là giày nữ Riêng giày nam đang chuyển sang gu dùng màu da bò Cácloại giày mũi nhọn đã không còn thịnh, thay vào đó là dạng mũi tròn bầu Chấtliệu simili giả da, thuộc loại hai, da phủ PU đều được “ lên” ở giày Trung Quốc

Trang 4

1.1.1 Xuất khẩu giầy thúc đẩy ngành công nghiệp nhẹ phát triển

Trên cơ sở của sự ra đời phân công lao động quốc tế và lợi thế so sánhcủa David Ricardo, hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩugiầy nói riêng đã và đang trở nên cần thiết của các doanh nghiệp của các quốcgia trên thế giới Với Việt Nam, thì sản phẩm giầy lại là một trong những mặthàng chủ lực xuất khẩu Mặt hàng chủ lực của chúng ta bao gồm 3 nhóm mặthàng chính:

Nhóm hàng nông thủy sản (thủy sản, gạo, rau quả)

Nhóm hàng chế biến (dệt may, giầy dép, thủ công mỹ nghệ)

Nhóm hàng khoáng sản (dầu thô và than đá )

Đã được Nhà Nước đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây Giầy dép là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớntrong nhóm mặt hàng chế biến Theo thống kê cho thấy trong những năm gầnđây vị trí xuất khẩu giầy dép của Việt Nam luôn được nâng cao cụ thể là: Năm

-2001 xếp thứ 7 sau Trung Quốc, Braxin, Indonesia, ThaiLan, Mexico; năm

2002 vươn lên vị trí thứ 6 trên Mexico; năm 2003 vượt ThaiLan đứng vị trí thứ

5 về kim ngạch xuất khẩu Thị trường xuất khẩu tương đối ổn định nguồn lực

và chi phí sản xuất thấp vì vậy, là điều kiện thuận lợi trở thành mặt hàng chủlực của chúng ta đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp nhẹ phát triển

Trong suốt thời gian qua, từ năm 1996 trở lại đây xuất khẩu đã minhchứng cho thấy vai trò của mình cho ngành công nghiệp Giầy - dép Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giầy liên tục tăng lên qua cácnăm từ 0.531 tỷ USD năm 1996 sau 2 năm đã tăng trên 1 tỷ USD và ngàycàng tăng đạt trên 2 tỷ USD từ năm 2003 tăng 25.9% so với năm 2002 Mặthàng chủ yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu là giầy thể thao và giầy nữ có tốc độtăng cao Bắt đầu từ năm 2004, hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên tăngtrưởng một cách nhanh chóng và ổn định.… Theo số liệu thống kê của Bộ

Trang 5

Công thương, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu da giày cả nước đạt khoảng3,56 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2005, đã vượt 6,1% so với kế hoạch(3,35 tỷ USD)

Tính chung cả năm 2007, nước ta đã xuất khẩu được 602.8 triệu đôigiầy với trị giá 39.93 triệu đôi tăng 11.8 % về số lượng và tăng 11.2 % về trịgiá so năm 2006 so các chỉ tiêu đã đề ra, xuất khẩu giầy của cả nước năm2007đạt 99.83 %

1.1.2 Xuất khẩu giầy nâng cao khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giầy của Việt Nam

Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Namtăng cao từ 7-8%, năm 2006 tốc độ tăng trưởng đạt 8.5% Theo dự báo kinh

tế, tốc độ này vẫn còn tiếp tục tăng lên và hàng hóa sản xuất ra ngày càngnhiều hơn, đặc biệt khi hiện nay Việt Nam là thành viên của tổ chức thươngmại thế giới (WTO), tham gia nhiều vào các hiệp hội, tổ chức trong khu vực

và thế giới Hiện nay số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tăng lên đáng kể,các công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty TNHH…và như vậy, sốlượng các công ty sản xuất giầy dép cũng tăng lên đáng kể cả về quy mô vàtốc độ phát triển kéo theo số lượng sản phẩm giầy dép tăng cao Vấn đề đặt ralúc này là tìm kiếm thị trường tiêu thụ không chỉ thị trường trong nước mà cảthị trường thế giới Thời gian qua cho thấy chúng ta đã thành công trong việctiêu thụ sản phẩm giầy cả thị trường nội địa lẫn thị trường quốc tế, từ năm

1993 trở lại đây kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng lên qua các năm Hiện nay,ngành giầy - dép Việt Nam đang đứng trong top 10 nước và vùng lãnh thổxuất khẩu hàng đầu vào thị trường 25 nước Trong đó thị trường EU, Mỹ vẫn

là hai thị trường nhập khẩu giầy dép chủ yếu của Việt Nam

Thị trường EU là thị trường nhập khẩu giầy dép của Việt nam lớn thứ 2trên thế giới sau Hoa Kỳ và được coi là thị trường trọng điểm của nước ta

Trang 6

Nhu cầu nhập khẩu giầy dép những năm gần đây liên tục tăng khoảng trên 29

tỷ USD/năm Tháng 12/2007, Việt Nam xuất khẩu giầy dép tới 106 thị trườngkim ngạch xuất khẩu giầy dép tới các thị trường như EU, Mỹ, Mexico…vàcác thị trường khác đều tăng so với tháng 12/2006 và tháng 11/2007

Theo thống kê xuất khẩu giầy dép vào thị trường EU đã tăng nhanhtrong thời gian qua và đạt 2.1 tỷ USD trong 2007, trên 8% so với năm 2006,chiếm 7.2% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này Nhìn chung, giầy dép củaViệt Nam xuất khẩu vào thị trường EU tăng trưởng nhanh và khối lượng vàkim ngạch xuất khẩu Hiện nay, 33 mã hàng giầy thể thao và giầy mũ da bị ápdụng hình thức chống bán phá giá còn các chủng loại khác vấn được hưởng

ưu đãi thuế quan của EU và không bị hạn chế về số lượng

Đối với thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch và số các doanh nghiệp tham giavào thị trường này tăng lên đáng kể Tháng 12/2007, xuất khẩu giầy dép nước

ta sang Mỹ đạt trên 25.56% về số lượng ( tương đương 1.93 triệu đôi) tăng10% về trị giá ( 7.6 triệu USD) so với 12/2006 kim ngạch xuất khẩu giầy đế

mũ bằng cao su/ plastic tăng rất nhanh trên 192.3% đạt 5.2 triệu USD tiếp đếnxuất khẩu giầy thể thao đế mũ cao su/plastic trên 122.8% đạt 8.2 triệu USD,giầy thể thao có mũ da tổng hợp tăng 68.7% đạt 8.3 triệu USD Như vậy cóthể nói là thị trường hướng đến của các doanh nghiệp do nhu cầu đa dạng,phong phú và quan hệ song phương được cải thiện

Đối với thị trường Mexico, thị trường này chiếm tỷ trọng không cao(2005 là 105.257 triệu USD) song có dấu hiệu tốc độ xuất khẩu tăng nhanh,giá cả thấp Thị trường Nhật, đây được coi là thị trường khó tính về yêu cầuchất lượng, hiện tại kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này vẫn chiếm thị tỷtrọng thấp và khó tăng nhanh vào thời gian tới Song để thâm nhập vào thịtrường này các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị đầu tư các điều kiện cho sản

Trang 7

xuất, sẵn sàng thực hiện các lô hàng nhỏ và đáp ứng nhanh các yêu cầu vềchất lượng

1.1.3 Xuất khẩu giầy tạo khả năng mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các doanh nghiệp nước ta.

Hòa chung vào xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa thương mại, hoạtđộng xuất nhập khẩu hiện không chỉ là một yếu tố khách quan mà còn là nhucầu tất yếu cần thiết của mỗi quốc gia Các mối quan hệ ngày nay không chỉđơn thuần là hợp tác mà là đều có tính chất ràng buộc nhất định là đẩy mạnhhoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sản phẩm giầy nói riêng, có vaitrò quan trọng trong sự hợp tác quốc tế với các nước mà còn nâng cao vị thếcạnh tranh của mỗi quốc gia trên trường thế giới Hoạt động xuất khẩu giầydép của Việt Nam đã đưa Việt Nam nhanh chóng hòa cùng vào thị trường thếgiới Sau cuộc cánh mạng công nghiệp tại Anh, cuộc cách mạng khoa học kĩthuật đã thay đổi mạnh mẽ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trìnhcông nghiệp hóa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, của nền kinh tế vàcủa kinh tế Việt Nam

Xuất khẩu giầy dép tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhanhkhông chỉ với ngành nói riêng mà các ngành khác nói chung như dệt may, dầuthô, chế biến…góp chung vào sự phát triển của cả nền kinh tế của cả nướctrong tiến trình hội nhập Ngành Da – Giầy Việt Nam đã và đang tiếp tục vàtăng cường mở rộng mối quan hệ kinh tế với các hiệp hội chuyên ngành kinh

tế trong khu vực và trên thế giới và phối hợp trao đổi các thông tin chuyênngành

1.1.4 Xuất khẩu giầy tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu thô sang xuất khẩu tinh

Mặt hàng xuất khẩu thô của Việt Nam bao gồm: cao su, dầu thô,gỗ….đang có xu hướng chuyển dịch sang xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế

Trang 8

biến như dệt may, giầy, hàng thủ công mỹ nghệ…Qua thực tế cho thấy rằng

sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn khi xuất khẩu sản phẩm thay vì xuất khẩunguyên vật liệu theo Adam Smith” Điều gì là thận trọng trong việc quản lýmột gia đình thì ít trở thành thiếu khôn ngoan trong cách điều hành vươngquốc lớn Nếu nước ngoài có thể cung cấp cho chúng ta một hàng hóa màchúng ta làm thì tốt nhất chúng ta nên mua chúng bằng một phần sản lượngcủa những kỹ nghệ mà chúng ta có” Chúng ta có thể lấy dẫn chứng tại cáccường quốc như Mỹ, Anh, Nhật…Hàng năm, họ đạt kim ngạch xuất khẩu rấtcao phần vì họ có những tiềm lực vốn có về công nghệ, phần vì việc đầu tưhàm lượng chất xám cho việc kinh doanh sản xuất của mình là rất lớn Trongkhi đó ở những quốc gia đang phát triển hay chậm phát triển mặc dù có nguồnnguyên liệu dồi dào nhưng phần lớn lại xuất khẩu nguyên vật liệu nên hiệuquả là không cao

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển điển hình Để tậndụng nguồn lực của mình với lợi thế vốn có như nguồn lao động xuất khẩugiầy sẽ tạo ra những động lực thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến đem lạikim ngạch xuất khẩu cao hơn

1.1.5 Xuất khẩu giầy giúp Việt Nam tận dụng được những lợi thế vốn có

Trong bài viết lí luận của mình nhà kinh tế học Adam Smith đã đưa ranhận định: “ Mỗi quốc gia có một lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một sảnphẩm khi mà họ có hiệu quả hơn một quốc gia khác trong sản xuất sản phẩm

đó Các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợithế tuyệt đối sau đó bán những hàng hóa đó sang quốc gia khác để đổi lấy cácsản phẩm mà nước ngoài sản xuất hiệu quả hơn” Đây được gọi là lí thuyết lợithế tuyệt đối của ông Dựa trên học thuyết của ông một nhà kinh tế khácRicacdo đã xây dựng học thuyết lợi thế tương đối trên cơ sở khái niệm năng

Trang 9

suất, chi phí và lợi thế so sánh Lý thuyết này đã đưa ra một quốc gia nênchuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà họ có lợi thế sosánh và nhập khẩu những sản phẩm mà họ có lợi thế nhất về mặt chi phítương đối và mỗi quốc gia đều có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một sảnphẩm so với mỗi quốc gia khác khi mà quốc gia này tương đối dồi dào về cácyếu tố sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu sản phẩm này so với nướckhác Việt Nam là một quốc gia có lợi thế: dân số thuộc loại đông dân trên thếgiới, nguồn lao động dồi dào có tinh thần trách nhiệm với công việc chăm chỉ,cần cù, thông minh và ham học hỏi, có tài nguyên rừng vàng biển bạc, đất đaimàu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng và cây cao su là một trong số đó.Cao su là một nguồn nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất giày Như vậy,hoạt động sản xuất, xuất khẩu giầy cần một lực lượng lao động lớn, lượng cao

su dồi dào để sản xuất đế giầy và đây là lợi thế của chúng ta vì vậy tận dụngnhững lợi thể đó bằng việc sản xuất giầy là hoàn toàn tất yếu cho một nướcđang phát triển như nước ta

1.1.6 Xuất khẩu giầy tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao độngViệt Nam

Có hai lí do khiến ngành sản xuất giầy lại tận dụng được nguồn laođộng vốn có như vậy là:

Thứ nhất: Để sản xuất được sản phẩm giầy phải trải qua nhiều công

đoạn, nhiều công việc nhỏ, là cơ sở để đào tạo, bố trí từng người lao động cụthể vào việc thao tác cho việc chuyên môn hóa Mặt khác, do chính sản xuấtgiầy được chia thành nhiều công đoạn, không thể tự động hóa nên quá trìnhsản xuất giầy đòi hỏi nhiều lao động Đồng thời, các công đoạn này lại khôngcần trình độ cao vì vậy lao động phổ thông chỉ cần đào tạo trong thời gianngắn cũng có thể đáp ứng được công việc

Trang 10

Thứ hai: Nếu như trước đây giầy - dép chỉ được hiểu là việc bảo vệ đôi

chân đáp ứng nhu cầu bảo vệ thì ngày nay, do công nghệ phát triển, nhu cầu củacon người không chỉ sử dụng nó để bảo vệ đôi chân mà con là nhu cầu thời tranggiầy dép cần được đáp ứng cung bậc cao hơn Nó được sử dụng rộng rãi vàthường xuyên trong mọi lúc mọi nơi với đủ mẫu mã đa dạng, phong phú Nhưvậy, số lượng sản phẩm giầy được yêu cầu ngày càng được cao hơn

Việt Nam một quốc gia đông dân trên thế giới việc sản xuất giầy làcách tốt nhất để sử dụng nguồn lao động của mình mà không phải quốc gianào cũng có được Theo thống kê tại Việt Nam, hiện có khoảng trên 500000lao động làm việc trong doanh nghiệp sản xuất khẩu giầy trong đó lao động

nữ chiếm trên 85% Như vậy đẩy mạnh xuất khẩu giầy tạo công ăn việc làm

và tăng thu nhập cho người lao động

1 Nội dung và hình thức của hoạt động xuất khẩu giầy dép

1.2.1 Nghiên cứu thị trường

Do cạnh tranh quốc tế ngày càng cao buộc các công ty phải thực hiệncác nghiên cứu có chất lượng trước khi lựa chọn kinh doanh ở thị trường nào.Các công ty đang tìm kiếm những thông tin giúp họ hiểu hơn về khách hàng

về môi trường kinh doanh của nước ngoài Nghiên cứu thị trường quốc tế làquá thu nhập phân tích thông tin để trợ giúp cho các nhà quản trị đưa ra quyếtđịnh chính thức Nghiên cứu thị trường quốc tế cung cấp thông tin về môitrường kinh doanh quốc tế bao gồm tập quán, chính trị, luật pháp và hệ thốngkinh tế của nơi cần nghiên cứu Quá trính nghiên cứu này còn cung cấp chocác nhà quản trị về dung lượng của thị trường tiềm năng hành vi của củangười mua hệ thống dịch vụ và phân phối Nghiên cứu thị trường thực hiệncác chức năng cần thiết trên tất cả các quốc gia Thực hiện nghiên cứu thịtrường nước ngoài giúp các nhà kinh doanh trong việc hoạch định chiến lượcMarketing và hiểu rõ hơn về sở thích và thái độ của người tiêu dùng Ngoài

Trang 11

ra, nghiên cứu thị trường còn cho phép các công ty (doanh nghiệp) nắm đượcthông tin về lao động, tiền công…trước khi gia nhập thị trường nào đó Hơnnữa, nó cung cấp cho các nhà kinh doanh có những thông tin để dự đoán vậnđộng của thị trường, sự thay đổi của các quy định hiện tại và các đối thủ cạnhtranh tiềm tàng

Phương pháp nghiên cứu thị trường

- Nghiên cứu tại bàn (nguồn thông tin thứ cấp)

Quá trình thu thập thông tin hiện có trong công ty hay thu thập cácnguồn bên ngoài được gọi nghiên cứu thị trường từ các nguồn thông tin thứcấp Thông tin thứ cấp là những thông tin đã được công bố như tin tức và tàiliệu thương mại, tạp chí, sách báo…các công ty có thể sử dụng tư vấn về môitrường kinh doanh ở một quốc gia nào đó Việc lựa chọn nguồn thông tin nàotùy thuộc vào mặt hàng và phụ thuộc vào các quốc gia mà công ty dự địnhthâm nhập Quá trình thu thập thông tin đã được phát hành và được công bố.Các nhà kinh doanh thường dựa vào nguồn thông tin thứ cấp này để đánh giátổng quan về nhu cầu sản phẩm và môi trường kinh doanh của nước đó.Những tổ chức quốc tế là những nguồn thông tin cung cấp thông tin rất chínhxác và miễn phí về nhu cầu đối với một sản phẩm của từng quốc gia như các

tổ chức: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế, trung tâm thương mạiquốc tế (ITC), ngân hàng phát triển châu A (ADB), Hội đồng kinh tế xã hộiChâu Á Thái Bình Dương (ESCAP), Cơ quan thống kê của liên hợp quốc(UNSO)…

- Nghiên cứu tại hiện trường (nguồn thông tin sơ cấp)

Mặc dù các thông tin thứ cấp là rất thông dụng và hữu ích trong cácgiai đoạn đầu của quá trình điều tra nhưng thông tin chính xác về địa phương

là rất cần thiết Nghiên cứu thị trường sơ cấp là quá trình là quá trình thu thập

và phân tích các thông tin ban đầu và áp dụng kết quả vào nghiên cứu hiện tại

Trang 12

Việc nghiên cứu này có tác dụng trong việc bổ sung những thông tin thứ cấphay gọi là nghiên cứu hiện trường Nghiên cứu tại hiện trường là phương phápquan trọng trong nghiên cứu thị trường, về mặt trình tự nghiên cứu hiệntrường có thể thực hiện chỉ nghiên cứu thị trường sau khi phân tích, đánh giánhững kết quả phân tích tại bàn tức là khi đã xử lí thông tin Nghiên cứu tạihiện trường chủ yếu thu thập thông tin trực tiếp và qua các giao tiếp vớithương nhân (khách hàng) và người tiêu dùng Tuy nhiên, thông tin sơ cấpthường đắt hơn rất nhiều so với thông tin thứ cấp khi tiến hành thu thập bởi vìcác hoạt dộng nghiên cứu phải được quản lý trong một tổng thể rộng hơn vídụ: tại hội chợ, triển lãm các thành viên của một ngành hay một nhóm ngànhtrưng bày gian hàng mới nhất của họ Tại đây, họ có thể xem xét các đối thủcạnh tranh làm gì và học hỏi các xu hướng, cơ hội hiện tại gọi là xu hướngthương mại Nghiên cứu tại trung tâm thương mại quốc tế hay do một hãngnghiên cứu tư nhân hay do thương nhân tự tiến hành Bao gồm các công việcsau:

- Xác định những vấn đề của một mặt hàng cụ thể

- Kiểm tra các cách thu thập thông tin khác

Đối với việc lựa chọn thị trường phụ thuộc vào những yếu tố kháchquan và chủ quan như:

- Quan hệ chính trị và kinh tế thương mại

- Vị trí địa lí

- Tổng mức tiêu thụ trên thị trường nội địa, nhập khẩu, xuất khẩu

- Khả năng tăng tiêu thụ, nhập khẩu

- Nghiên cứu về giá xuất khẩu, nhập khẩu

- Vấn đề bảo hộ mậu dịch

- Hệ thống phân phối trên thị trường

- Những vấn đề về văn hóa- xã hội

Trang 13

1.2.2 Lựa chọn thị trường và đối tác kinh doanh

- Lựa chọn thị trường

Hai vấn đề cơ bản của các nhà kinh doanh khi lựa chọn thị trường xuấtkhẩu đó là:

Thứ nhất: Giữ cho chi phí nghiên cứu càng thấp càng tốt.

Thứ hai: Là phân tích kỹ thị trường tiềm năng để lựa chọn các cơ hội

kinh doanh xuất khẩu phù hợp

Và để đạt được đồng thời cả hai mục tiêu trên các nhà kinh doanh xuấtkhẩu phải sử dụng phương pháp lựa chọn thị trường thích hợp Phương pháplựa chọn thị trường thích hợp này bao gồm 3 bước cơ bản:

Bước 1: Xác định cơ hội kinh doanh

- Sự phù hợp của môi trường kinh doanh, những quy định và hạn chếtuyệt đối của chính phủ

- Tiếp cận nguồn nguyên liệu, lao động, tài trợ

Bước 2: Phân tích môi trường kinh doanh quốc gia

- Ngôn ngữ, thái độ, niềm tin, truyền thống và đạo đức

- Quy định của chính phủ, bộ phận hành chính, sự ổn định của chính trị

- Các chính sách tài khóa và tiền tệ

- Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu

Bước 3: Đánh giá và lựa chọn thị trường

- Doanh thu hiện tại, độ co giãn thu nhập, chỉ số thị trường tiềm năng

- Chất lượng nguồn lao động, nguyên vật liệu

- Khả năng cạnh tranh

- Lựa chọn đối tác xuất khẩu

Nếu phân theo mối quan hệ kinh tế có thể chia doanh nghiệp xuất khẩu

có ba loại đối tác và doanh nghiệp có thể lựa chọn bất cứ đối tác nào dướiđây:

Trang 14

- Đối tác truyền thống là những bạn hàng nhập khẩu lâu năm của doanhnghiệp, họ là những khách hàng thường xuyên với số lượng lớn và luôn ổnđịnh

- Đối tác mới là những bạn hàng mới bắt đầu nhập khẩu của công ty

- Đối tác không thường xuyên là bạn hàng không nhập khẩu thườngxuyên với số lượng nhỏ và không ổn định

1.2.3 Lập phương án kinh doanh xuất khẩu

Trong nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu việc giao dịch giữa các bên để

ký kết hợp đồng mua bán đều phải tiến hành theo thể thức nhất định Nhữngthủ tục và tập quán thông dụng ở thị trường, theo các điều kiện giao dịch Cácchứng từ cần thiết đều được thực hiện theo tập quán mua bán Đó là cácphương thức giao dịch, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm riêng và có

kỹ thuật thực hiện Các bên mua, bán hàng thoả thuận với nhau về các điềukiện giao dịch về nhiệm vụ của từng bên, bên bán giao hàng bên mua trả tiền.Hai bên mua và bán là những người thuộc quốc tịch khác nhau, cư trú ở cácnước khác nhau…

Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp da giầy Việt Nam là phươngthức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công cho đối tác nước ngoài, sản xuất phục

vụ thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp còn tương đối hạn chế Trên80% các doanh nghiệp Việt Nam là người gia công, nhà thầu phụ cho cáchãng lớn Từ mẫu mã cho đến giá bán hoàn toàn do phía đối tác quyết định,còn thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu từ phí gia công sản phẩm Vì vậy,doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không được và không có khả năng quyếtđịnh giá bán một đôi giầy trên thị trường, không tham gia vào quá trìnhthương mại, không quyết định đầu vào và đầu ra cho một sản phẩm.Việt Nam hiện có 4 phương thức làm hàng da giầy:

Trang 15

Một là, gia công thuần tuý, nghĩa là, nhà máy chỉ nhận vật tư, nguyên

liệu được cung cấp từ đối tác nước ngoài, không phải thanh toán tiền vật tư,nguyên liệu và sau khi dùng vật tư, nguyên liệu đó theo qui trình công nghệ

đã được chọn sẵn phía nước ngoài, làm ra sản phẩm, rồi xuất giao lại cho phíađối tác nước ngoài và nhận tiền công

Hai là, mua nguyên liệu bán thành phẩm, cũng gần giống phương thức

thứ nhất nhưng nhà máy phải tự mua vật tư và thanh toán tiền vật tư

Ba là, sản xuất theo doanh nghiệp gọi hiện nay là hàng FOB, có 2

phương thức khác nhau, thứ nhất là xuất hàng FOB, sản xuất cho các thươnghiệu nước ngoài, tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu và thứ hai là sản phẩm mangthương hiệu của chính doanh nghiệp đó nhưng phương thức này hiện nay thựchiện được rất ít vì thương hiệu của ta chưa đủ mạnh

Theo Hiệp hội da giầy Việt Nam, hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn đápứng nhu cầu thị trường thì phải có nhà máy lớn từ 12.000 đến 15.000 lao động

và chỉ với qui mô như thế mới có thể bù đắp được chi phí quản lý, cùng một

số kinh phí khác đáp ứng nhu cầu các đơn hàng lớn từ các nước nhất là thịtrường Mỹ

Tuy kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU tăng nhanh,chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công (chiếm trên 70% kim ngạch) nênhiệu quả thực tế rất nhỏ (25% - 30% tổng doanh thu xuất khẩu)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một mặt ngành giầy khôngnhận được hỗ trợ của ngành da và các ngành sản xuất nguyên phụ liệu; cácdoanh nghiệp không nắm bắt được nhu cầu mẫu mã giầy dép là do khâu tiếpcận thị trường yếu không quan hệ trực tiếp được với các nhà nhập khẩu EU vìphụ thuộc vào người trung gian Mặt khác, các doanh nghiệp chủ yếu làm giacông cho nước ngoài nên chưa quan tâm nhiều đến việc đa dạng hóa, nâng

Trang 16

cao chất lượng và cải tiến sản phẩm xuất khẩu, do đó chất lượng sản phẩmgiầy dép chưa cao, mẫu mã còn đơn điệu

1.2.4 Đàm phán và kí kết hợp đồng xuất khẩu

- Các bước giao dịch và đàm phán

Bước 1: Hỏi giá

Về phương tiện pháp luật thì hỏi giá chính là lời thỉnh cầu giao dịch,còn nếu xét về phương diện thương mại là việc người mua sẽ đề nghị ngườibán báo cho mình biết về giá cả và các điều kiện khác liên quan đến việc muahàng Nội dung của bước này là: Tên hàng, quy cách chủng loại, phẩm chất,

số lượng, thời gian…Giá mà người mua có thể trả nó được giữ kín tuy nhiên,

để không làm mất thời gian, người mua sẽ nêu rõ những điều kiện mà mìnhmong muốn để từ đó có thể xác định được về loại tiền, hình thức thanh toán,điều kiện giao hàng Việc hỏi giá không quy định trách nhiệm của người hỏigiá Bản thân người hỏi giá cũng nghiên cứu giá cả nhiều nơi nhằm nhận đượcnhiều bản chào hàng khác nhau để so sánh và lựa chọn bản chào hàng phùhợp nhất Về phía người đặt giá lại là một bất lợi khi người hỏi giá có đượcnhiều đơn chào hàng hoặc gây tâm lí căng thẳng

Bước 2: Chào hàng

Chào hàng thể hiện ý định bán hàng của mình Trong chào hàng người tacũng nêu rõ về: tên hàng, quy cách, phẩm chất Nếu hai bên mua bán với nhauhoặc có điều kiện chung giao hàng điều chỉnh thì chào hàng chỉ cần có nội dungcần thiết cho giao dịch và những vấn đề khác sẽ áp dụng như hợp đồng đã kí kếttrước đó Trong hoạt động xuất khẩu chào hàng xuất khẩu gồm 2 loại:

Thứ nhất: Chào hàng cố định là việc chào bán một lô hàng nhất định

cho một người mua nhất định trong đó có ghi rõ thời gian mà người chàohàng bị ràng buộc trách nhiệm và lời đề nghị của mình, thời gian này người tagọi là thời gian hiệu lực của chào hàng Nếu trong thời gian hiệu lực, người

Trang 17

mua chấp nhận hoàn toàn đơn chào hàng thì hợp đồng coi như đã được kí kếtcòn nếu chào hàng cố định người bán không quy định rõ thời gian hiệu lực thìthời hạn này được tính theo thời gian hợp lí Tuy nhiên, nó còn tùy thuộc vàođặc tính hàng hóa, vị trí địa lí do hai bên quy định

Thứ hai: Chào hàng tự do là loại chào hàng yêu cầu phải nêu rõ bằng

cách ghi “chào hàng không cam kết ( without engagement)” hay “chào hàng

ưu tiên cho người mua trước hoặc “ báo giá (Quatation) Cũng thời gian đócùng một lô hàng người bán có quyền chào hàng tự do cho nhiều khách hàng.Trong loại chào hàng này, việc khách hàng chấp nhận hoàn toàn các điều kiệncủa chào hàng tự do cũng không có nghĩa là hợp đồng đã được kí kết nhưchào hàng cố định và người bán không có sự ràng buộc với người mua

Bước 3: Đặt hàng

Việc đặt hàng chỉ được diễn ra khi người mua đề nghị người bán kí kếthợp đồng Trong đặt hàng người mua có quyền yêu cầu người bán đáp ứng vềhàng hóa định mua và tất cá những nội dung cần thiết cho việc kí kết hợpđồng gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng…

Bước 4: Hoàn giá

Hoàn giá là việc mặc cả hoặc các điều kiện giao dịch người mua nhậnđược chào hàng không chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó mà người mua đưa

ra một số đề nghị mới và lời đề nghị này là trả giá Khi có sự trả giá thì chàohàng trước đó coi như không tồn tại Buôn bán quốc tế không phải chỉ thựchiện một lần trả giá mà phải trải qua nhiều lần trả giá và hoàn giá chính lànhiều lần trả giá

Trang 18

- Được người nhận giá chấp nhận

- Được sự đồng ý hoàn toàn vô điều kiện mọi nội dung của thư chàohàng

- Tồn tại trong thời gian có hiệu lực của chào hàng

- Chấp nhận phải được truyền đạt đến người phát ra lời đề nghị

Bước 6: Xác nhận

Khi đã có sự thỏa thuận thống nhất giữa hai bên về điều kiện giao dịchthì cần có sự xác nhận gọi là văn kiện xác nhận Văn kiện này do bên bán gửiđược gọi là xác nhận bán hàng còn bên mua gọi là xác nhận mua hàng Nóđược lập thành hai văn bản bên xác nhận sẽ kí trước sau đó gửi cho bên kiasau khi kí xong mỗi bên sẽ giữ lại một bản và gửi một bản Trong một sốtrường hợp có thể chỉ thực hiện bằng một văn bản có chữ kí của hai bên haygọi là bản hợp đồng

Bước 6: Kí kết hợp đồng

Sau khi hai bên đã thỏa thuận với nhau thì tiến hành kí kết hợp đồng.Hợp đồng này được viết dưới dạng văn bản Văn bản này có một số đặc điểmsau đây: do luật điều chỉnh, Có chủ thể hợp đồng, ngôn ngữ hợp đồng, đồngtiền thanh toán…

Nội dung các điều khoản chính của hợp đồng xuất khẩu

 Tên, địa chỉ, doanh nghiệp, ngân hàng giao dịch, người đại diện

Trang 19

 Chứng từ cần thiết: Tờ khai hải quan, vận đơn đường biển, giấychứng nhận chất lượng

 Mua bảo hiểm

 Điều kiện thanh toán

1.2.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu là công việc hết sức quan trọngsau khi hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết Khi thực hiện hợp đồng bên bán

và bên mua phảo hoàn thành các nghĩa vụ của mình đã được quy định tronghợp đồng Đây là một công việc phức tạp đòi hỏi phải tuân thủ pháp luật quốcgia và quốc tế đảm bảo được quyền lợi và uy tín kinh doanh của mỗi bên

Trang 20

Đồng thời các bên phải thể hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đốivới các điều khoản mà hai bên đã thống nhất và ký kết

Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu

Xin giấy phép xuất khẩu là vấn đề quan trọng về mặt pháp lý, giúp chonhà kinh doanh có thể thông quan hàng hoá xuất khẩu Trong những năm gần,

ở Việt Nam việc xin giầy phép xuất khẩu đang trở nên đơn giản nhằm đảmbảo một hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động kinh doanh xuất khẩucủa các doanh nghiệp Trong hợp đồng xuất khẩu, người xuất khẩu sẽ làngười làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu Giấy phép xuất khẩu chỉ cấp chomột chủ hàng kinh doanh để xuất khẩu một hay một số mặt hàng sang mộtnước nhất định, chuyên chở một phương thức vận tải và giao nhận tại một nơinhất định

Bước 2: Giục người mua thanh toán ( mở L/C)

Thanh toán là khâu rất đặc biệt quan trọng toàn bộ quá trình tổ chứcthực hiện hợp đồng xuất khẩu Chủ hàng xuất khẩu chỉ thực sự yên tâm khibiết chắc rằng hàng hoá xuất khẩu phải được thanh toán Trong mua bánngoại thương có nhiều phương thức nhưng nhiệm vụ cuối cùng đều giốngnhau ở một điểm là thu được tiền về khi xuất khẩu hàng hoá: thanh toán bằngL/C hay thanh toán bằng tiền, tiền trả trước

Bước 3: Chuẩn bị nguồn hàng

Nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá của một công ty hoặcmột địa phương, một vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng và đảm bảođiều kiện xuất khẩu được Để thực hiện cam kết hợp đồng xuẩt khẩu phải tiếnhành chuẩn bị hàng xuất khẩu để giao Công việc chuẩn bị giao hàng là bướctiếp theo của khâu thanh toán nên cũng không kém phần quan trọng, khâu nàybao gồm 3 khâu chủ yếu:

Trang 21

- Thu gom hàng hoá : đây là công việc mất nhiều thời gian do đó, ngườixuất khẩu phải có kế hoạch chi tiết thời gian để có thể huy động hàng hoá đủ

số lượng để giao theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng Vì vậy, để đảmbảo đủ số lượng hàng giao cho khách hàng nước ngoài người xuất khẩu phảitiến hành thu gom hàng hoá từ nhiều chân hàng

- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu: hầu hết trong kinh doanh quốc tếmặt hàng phải được đóng gói, bao bì trong quá trình vận chuyển Tuỳ thuộctừng loại mặt hàng với tính chất hàng hoá hay tuỳ vào từng loại hợp đồng quyđịnh người xuất khẩu phải tổ chức đóng gói bao bì, ghi mã hiệu ( các loại bao

bì có thể là hòm, bao,kiện,thùng, cuộn,chai…)

- Ghi ký mã hiệu hàng xuất khẩu: Ký mã hiệu hàng hoá là những kýhiệu bằng số, chữ hay hình vẽ trên các bao bì bên ngoài nhằm thông báonhững thông tin cần thiết cần phải có khi bốc dỡ hàng hoá Ký mã hiệu baogồm những thông tincần có sau:

Thứ nhất: là những đấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng như: tên

người nhận, người gửi, trọng lượng…

Thứ hai: Là những chi tiết cần thiết cho việc vận chuyển như: tên cước,

tên địa điểm hàng đến, hành trình chuyên chở, vận đơn

Thứ ba: Là những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo

quản tránh trong trường hợp hư hỏng hàng hoá

Bước 4: Thuê phương tiện vận tải

Hầu hết trong mua bán ngoại thương chuyên chở bằng đường biển Tuỳtheo thoả thuận giữa hai bên thì người xuất khẩu hay người nhập khẩu phảithuê phương tiện vận tải Với người xuất khẩu có thể lựa chọn một trong cácphương thức thuê tàu sau: Phương thức thuê tàu chợ ( line), phương thức thuêtàu chuyến (voyage), phương thức thuê tàu định hạn ( time charter)

Trang 22

Bước 5: Mua bảo hiểm hàng hoá

Trong các hàng hoá xuất khẩu hầu hết vận chuyển bằng đường biểnphải mua bảo hiểm cho hàng hoá do thời gian vận chuyển lâu, trị giá cho mỗichuyến hàng lớn Vì thế, bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổbiến nhất Thủ tục bảo hiểm của hàng hoá xuất khẩu thường làm từng loạimột, khi mua bảo hiểm, người bảo hiểm ghi rõ tên hàng, tuyến đường vậnchuyển, phương tiện vận chuyển, ngày xuất phát, loại bảo hiểm…

Bước 6: Kiểm tra chất lượng hàng hoá

Trước khi giao hàng nhà xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng xuấtkhẩu về số lượng, chất lượng, quy cách, phẩm chất…(kiểm nghiệm hàng xuấtkhẩu) Kiểm tra hàng hoá xuất khẩu được thực hiện ở hai cấp cơ sở và ở cửa khẩu

Khi xuất trình hàng hoá xuất khẩu chủ hàng này phải có đủ thông tin.Đơn xin giám định hàng hoá, hợp đồng xuất khẩu và L/C Trong đơn cónhững nội dung chính như

Bước 7:Thủ tục hải quan

Pháp lệnh Việt Nam đã quy định hàng hoá trước khi vượt qua biên giớiquốc gia thì phải làm thủ tục hải quan Thủ tục hải quan để xuất khẩu hànghóa gồm các bước sau:

Trang 23

- Khai báo hải quan

- Đưa hàng hoá xuất khẩu đến địa điểm kiểm tra

- Làm nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu

Bước 8: Giao hàng cho người vận tải

Hầu hết hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu bằng đường biển.Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu chủ hàng phải làm các việc sau:

- Kiểm tra lại hànghoá xuất khẩu

- Theo dõi ngày, giờ đưa hàng

- Chuẩn bị phương tiện vận chuyển hàng hoá vào cảng

- Lấy biên lai thuyền phó

- Đổi vận đơn đường biển

Bước 9: Làm thủ tục thanh toán

Trong thủ tục thanh toán quyết toán hợp đồng hợp đồng ngoại thương

có nhiều phương thức Dưới đây là một trong những phương thức đượcthường xuyên sử dụng

Thứ nhất: Phương thức thanh toán nhờ thu

Đây là phương thức mà người bán sau khi giao hàng sẽ lập hối phiếugửi đến ngân hàng nhờ thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu Phương thức nàygồm phương thức nhỏ là: phương thức nhờ thu trơn và phương thức nhờ thukèm chứng từ

Tiến trình của phương thức này như sau: Nhà xuất khẩu (người bán)sau khi giao hàng xuất trình cho ngân hàng mình những chứng từ được quyđịnh trong hợp đồng để gửi nhờ thu đồng thời nói rõ hình thức nhờ thu Ngânhàng phục vụ nhà nhập khẩu mời người mua đến thanh toán hoặc chấp nhận

bộ chứng từ như vậy ngân hàng đã báo cho nhà nhập khẩu biết đã nhận được

bộ chứng từ và để họ biết trước khi đồng ý thanh toán hối phiếu Nếu ngânhàng giao cho nhà nhập khẩu bộ chứng từ thì ngân hàng phải chịu hoàn toàn

Trang 24

mọi chi phí rủi ro Nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán hoặc ký chấp nhậnhối phiếu thì ngân hàng được uỷ nhiệm thu phải thanh toán trị giá hoá đơncho ngân hàng nhận nhờ thu Bộ chứng từ vẫn thuộc quyền sở hữu của nhàxuất khẩu cho đến khi thực hiện thanh toán ký chấp nhận

Thứ hai: Phương thức thanh toán chuyển tiền

Là phương thức trong đó khách hàng là người mua ( nhà nhập khẩu)yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển số tiền cho người hưởng lợi ở mộtđịa điểm nhất định Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lí của mình ởnước hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền Dưới đây là quy trìnhthực hiện thanh toán chuyển tiền

Thứ ba: Phương thức thanh toán tín dụng

Là một thoả thuận trong đó, một ngân hàng ( Ngân hàng mở thư L/C)theo yêu cầu của khách hàng ( người xin mở thư) cam kết sẽ trả một số tiềnnhất định cho người thứ ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba kí phát

Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua

Người mua Người bán

Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua

Người mua Người bán

Trang 25

trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba xuất trình một bộ chứng từ phù hợpvới những quy định đề ra trong thư tín dụng

Quy trình thực hiện phương thức thanh toán này như sau:

Thứ tư: Phương thức thanh toán ghi sổ

Là phương thức trong đó người xuất khẩu sau khi thực hiện giao hàngcho người nhập khẩu thì mở một tài khoản hoặc một số khi nợ cho người mua

và việc thanh toán chỉ diễn ra sau một kì hạn nhất định

Quy trình thực hiện phương thức này như sau:

Bước 10: Giải quyết khiếu nại

Giải quyết khiếu nại là quyền lợi của mỗi bên khi có những vấn đề phátsinh trong và sau quá trình thực hiện hợp đồng

- Nếu là người xuất khẩu thì hồ sơ khiếu nại bao gồm những nội dungsau: Tên, địa chỉ, lý do khiếu nại, yêu cầu cách thức giải quyết

- Nếu là nhà nhập khẩu: phải có trách nhiệm nghiêm túc nghiên cứu hồ

sơ khi nhận được hồ sơ gửi tới từ các cơ quan hữu quan hay của bên mua

Ngân hàng đại lý

Ngân hàng phát hành

Nhập khẩu Xuất khẩu

Ngân hàng dịch vụ cho người bán

Ngân hàng dịch vụ cho người mua

Người mua Người bán

Trang 26

1.3 Các chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu giầy dép

1.3.1 Các chỉ tiêu

Thứ nhất: Chỉ tiêu về sản lượng xuất khẩu giầy

Chỉ tiêu về số lượng giầy xuất khẩu càng lớn nói lên mức tiêu thụ tạicác thị trường cũng tăng lên, đồng thời cho thấy sản phẩm giầy đã được tiếpnhận, đáo ứng được với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng không chỉ trong vàngoài nước

Cũng theo Lefaso, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 3,59 tỷUSD, tăng 20% so với năm 2005, sản lượng xuất khẩu 579 triệu đôi giày dépcác loại.Trong các mặt hàng da giày xuất khẩu, mặt hàng giày thể thao đạt

381 triệu đôi, trị giá 2,63 tỷ USD, chiếm 73 % tổng kim ngạch xuất khẩu toànngành Đến cuối năm 2006, trong 10 đôi giày tiêu thụ trên thế giới có tới 2 đôisản xuất tại Việt Nam và nước ta được xếp vào thị trường sản xuất giày dépcủa thế giới (chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ) Tính chung cả năm 2007nước ta đã xuất khẩu được 602.8 triệu đôi giầy với trị giá 39.93 triệu USDtăng 11.8 % về số lượng và tăng 11.2 % về trị giá so năm 2006 so các chỉ tiêu

đã đề ra xuất khẩu giầy của cả nước năm 2007 đạt 99.83 % Đến năm 2010,ngành da giầy Việt nam đặt mục tiêu trở thành ngành công nghiệp nhẹ xuấtkhẩu trọng điểm với số lượng đạt 720 triệu đôi giầy dép các loại

Thứ hai: Chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu giầy

Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm càng cao đồng nghĩa vớiviệc tiềm năng của sản phẩm cũng tăng lên và phù hợp với nhu cầu thị trườnghơn Năm 1992, ngành da giày đã xuất khẩu được 5 triệu USD và liên tụctăng trưởng Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu da giày sau 10 năm đã tăng369,2 lần, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủlực khác Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu da giàyđứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italy

Trang 27

Năm 2006, trước tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều biến động doảnh hưởng của các vụ kiện bán phá giá các loại giày mũ da xuất khẩu vào thịtrường các nước châu Âu (EU) nhưng ngành da giày vẫn đạt tốc độ tăngtrưởng cao, mở rộng được thị trường… Theo số liệu thống kê của Bộ Côngthương, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu da giày cả nước đạt khoảng 3,56 tỷUSD, tăng 16,9% so với năm 2005, đã vượt 6,1% so với kế hoạch (3,35 tỷUSD) Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành da giàyViệt Nam, chỉ tính riêng năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giày dép của ViệtNam sang Mỹ đạt 802 triệu USD, tăng 31% so với 2005, chiếm 22% kimngạch xuất khẩu của toàn ngành Theo số liệu thống kê của Bộ Công thươngkim ngạch xuất khẩu giầy dép của Inđônêxia vào thị trường Hoa Kỳ năm

2004 giảm 13,5% so với năm 2003 và 32,2% so với năm 2002, kim ngạchxuất khẩu giày dép cuả Thái Lan vào thị trường Mỹ chỉ đạt 292 triệu USD,giảm so với 315 triệu USD năm 2001 Với thực tế trên, đây sẽ là cơ hội lớncho các doanh nghiệp sản xuất giày dép của Việt Nam phát triển mạnh trongthời gian tới

Năm 2007, xuất khẩu một số loại giầy, dép tiếp tục tăng mạnh Điểnhình như kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao đế/mũ cao su/plastic tăng tới116,64%; giầy thể thao mũ da tổng hợp tăng 81%, giầy mũ da tổng hợp tăng41,6% Nhưng bên cạnh đó, giá nhiều loại giầy, dép bị giảm mạnh so với năm

2006 Cụ thể, giá giầy mũ nguyên liệu dệt giảm 24,8% xuống 5,86 USD/đôi;giá giầy thể thao mũ nguyên liệu dệt giảm 19,5% xuống 8,35 USD/đôi; giầytennis,giầy bóng rổ giảm 12,4% xuống 9,66 USD/ đôi …Hiệp hội Da giàyViệt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 2/2008ước đạt 300 triệu USD, tính chung 2 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu giàydép các loại đạt khoảng 769 triệu USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước

Trang 28

Thứ ba: Chỉ tiêu về thị trường

Chỉ tiêu về thị trường nó phản ánh tốc độ bao phủ thị trường quốc tế.Nếu tốc độ số lượng thị trường xuất khẩu càng cao cho thấy sản phẩm đangđược mở rộng hoặc đánh giá được khả năng thâm nhập thị trường mới của sảnphẩm xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang đa số các thị trường lớn đều tăng

về lượng và giá trị so với các năm trước đó Trong số các thị trường xuất khẩuthì EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giày Việt Nam bởi khốilượng tiêu dùng cao và đây là vùng khí có khí hậu hàn đới, thời tiết quanhnăm lạnh nên nhu cầu về da giày rất lớn Hàng năm, 90% sản phẩm do ngànhsản xuất được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, trong đó EU chiếm 70%thị phần, Mỹ 20% thị phần, Nhật Bản 3% thị phần, Việt Nam là nước đứngthứ 3 sau Trung Quốc và Inđônêxia về xuất khẩu giày dép vào EU

Theo dự báo, xuất khẩu giày dép của nước ta sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng donước này đang thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc Hơnnữa, một đối thủ cạnh tranh khác là Brazil cũng đang gặp khó khăn trong xuấtkhẩu vào thị trường Mỹ, do đồng tiền Real mạnh lên so với đồng đô la Mỹ.Cùng với sự tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, xuất khẩu giày dép cũng

đã ghi nhận sự phục hồi của thị trường Italia và Tây Ban Nha sau một thời giandài sụt giảm, tăng trưởng chậm Thị trường Italia tăng 13% đạt 36,51 triệuUSD và xuất sang Tây Ban Nha đã tăng 19%, đạt 19,39 triệu USD trong quý I/

2005 Tuy nhiên, xuất khẩu vào hai thị trường trọng điểm Đức và Pháp lại gặpnhiều khó khăn do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và mức giá đều giảm

Tại Đức, xuất khẩu giày dép bị giảm 27,65% so với cùng kỳ năm

2004, kim ngạch đạt gần 71 triệu USD Mặt hàng chính xuất vào thị trườngnày vẫn là giày thể thao, tuy nhiên đơn giá xuất khẩu giày thể thao sang thịtrường Đức chỉ đạt mức trung bình 5,6 USD/đôi, thấp hơn khá nhiều so vớimức giá xuất khẩu trung bình sang các thị trường EU khác

Trang 29

Tại Pháp, xuất khẩu da giày cũng giảm tới giảm 24,55% so với cùng kỳnăm ngoái, xuống còn 32,71 triệu USD Đặc biệt, Pháp là thị trường xuấtkhẩu giày vải lớn thứ 2 của Việt Nam, nhưng giá xuất khẩu giày vải vào thịtrường này chỉ đạt gần 3 USD/đôi, thấp hơn đơn giá xuất khẩu trung bình của

cả nước đạt gần 4 USD/đôi và đơn giá xuất khẩu sang EU đạt mức trung bìnhgần 3,5 USD/đôi

Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu sang 106 thị trường, trong đó các thịtrường lớn như EU, Mỹ, Mêhicô…và nhiều thị trường khác đều tăng kimngạch xuất khẩu Tính chung năm 2007, xuất khẩu giầy, dép của Việt Namsang Trung Quốc tăng mạnh nhất, tăng 56,7%, đạt 65,9 triệu USD, tiếp đến làxuất khẩu sang Nga tăng 50,6%, đạt 28,3 triệu USD…Xuất khẩu giầy, dépsang các thị trường lớn đều duy trì được mức tăng khá trong năm 2007 Ngaysau khi có phán quyết cuối cùng của EU áp thuế chống bán phá giá 10% đốivới giày mũ da xuất xứ Việt Nam (Trung Quốc chịu mức 16,5%), tình hìnhxuất khẩu dần ổn định, nhiều nhà nhập khẩu đã trở lại Việt Nam đặt hàng

1.3.2 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu giầy – dép của doanh nghiệp

1.3.2.1 Nhân tố thuế quan

Khi đối diện với mức thuế CBPG mà uỷ ban Châu Âu (EC) áp dụngđối với giầy mũ da Việt Nam xuất khẩu và Liên minh Châu Âu ( EU) thì ngay

từ năm 2006 đã giảm ới 30%-35% Từ quý I/2007, xuất khẩu giầy dép củaViệt nam vào EU chỉ còn chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành,giảm 20% so với trước đây Trong khi đó mức thuế cạnh tranh hàng hoá cùngsản phẩm từ một số nước khu vực tại các thị trường nhập khẩu ngày càng tăngmạnh mẽ Hàng giầy dép Việt Nam vào thị trường là một trong những mặthàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu trên thị trường nàytrong nhiều năm qua Mặt hàng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị

Trang 30

trường EU tăng nhanh cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu góp phần quantrọng làm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EUnói riêng và thị trường thế giới nói chung Tuy nhiên ngày 30/08/2006, Uỷban Châu Âu đề xuất mức thuế chống bán phá giá đối với giầy nhập khẩu nhưgiầy thể thao Các quốc gia thành viên sẽ có một tháng để xem xét đề xuấttrên Hiện nay, đang tạm thời áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối vớigiầy da của Việt Nam Việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá là một ràocản thương mại được áp dụng ngày càng phổ biến trên thị trường quốc tế Đâychính là rào cản mà các quốc gia phát triển sử dụng như hạn chế lượng hàngxuất khẩu từ các quốc gia đang phát triển có lợi thế so sánh về chi phí nhưnhân công và nhiều nguồn lực khác thấp điều này không tránh khỏi Việt Nammột quốc gia đang phát triển chưa được EU công nhận là nền kinh tế thịtrường Đứng trước thử thách đó các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanhgiầy Việt Nam cần xem xét đây là thị trường đầy thách thức khi tham gia hộinhập với nền kinh tế quốc tế giữa quốc gia đang phát triển và các quốc giaphát triển

1.3.2.2 Nhân tố hạn ngạch

Hạn ngạch là công cụ kinh tế và là một công cụ phổ biến của hàng ràophi thuế quan phục vụ cho công tác điều tiết, quản lý Nhà nước về xuất khẩu

Nó là những quy định hạn chế về số lượng đối với những mặt hàng dễ đo đếm

và có giá trị cao còn hạn chế trị giá đối với mặt hàng khó đo, đếm Hạn ngạchđược áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan có vaitrò quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu giầy nóiriêng

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam là thị trường EU và một lợi thế của

ta là không bị khống chế hạn ngạch so với Trung Quốc và Indonesia Như vậyhạn ngạch là một nhân tố quan trọng có thể thúc đẩy hoặc hạn chế xuất khẩu

Trang 31

1.3.2.3 Tỷ giá và chính sách đòn bẩy

Tỷ giá hối đoái là quan hệ về sức mua giữa bản tệ so với các ngoại tệkhác Nó là loại giá quan trọng nhất chi phối những loại giá khác và tác độngđến sản xuất và đặc biệt xuất khẩu Xuất khẩu chịu tác động trực tiếp và nhạycảm nhất trước những biến động của tỷ giá hối đoái Ngày 26/03/2008 tỷ giáhối đoái sụt giảm còn 15.900 VND/USD làm ảnh hưởng kết quả kinh doanhcủa nhiều nhà sản xuất hàng xuất khẩu và có xu hướng tăng giảm thất thường.Tất cả các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đều mong muốn có một chínhsách tỉ giá hối đoái thuận lợi, chính sách duy trì tỷ giá hối đoái ổn định vàtương đối cao Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, trợ cấp xuất khẩu

là một trong những biện pháp có tác dụng lớn tới việc thúc đẩy xuất khẩu pháttriển Giầy – dép là một trong chín mặt hàng chủ yếu của nước ta, nên chínhsách trợ cấp xuất khẩu cũng là một biện pháp thúc đẩy xuất khẩu

1.3.3 Các nhân tố vi mô

1.3.3.1: Mặt hàng xuất khẩu

Giầy – dép một trong những mặt hàng tiêu dùng có tính thời trang đadạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã đáp ứng với nhu cầu thị hiếu củangười tiêu dùng Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép luôntheo hướng đa dạng hoá sản phẩm Các sản phẩm giầy dép muốn được thâmnhập thị trường EU, Nhật Bản đòi hỏi phải đảm bảo về mặt chất lượng cao.Còn nếu cạnh tranh về mặt giá cả thì sản phẩm của chúng ta không cạnh tranhvới hàng từ Trung Quốc Giầy – dép là mặt hàng mang tính thời trang nên tuỳvào từng kiểu dáng mẫu mã, kích cỡ, màu sắc thì phù hợp với thị trường nhấtđịnh Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giầy – dép Việt Nam vẫn chưa chủđộng nghiên cứu được mẫu mã, chủng loại giầy dép phù hợp với từng thịtrường nước ngoài mà thực hiện theo đơn đặt hàng, sản xuất theo kiểu dáng,mẫu mã từ phía khách hàng

Trang 32

1.3.3.2 Các yếu tố về tài chính

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là nguồn lực cơ bản cấu thành tiềmnăng doanh nghiệp Quy mô vốn là một trong những yếu tố quyết định loạihình kinh doanh của doanh nghiệp theo quy mô Yếu tố vốn cùng với hoạtđộng tài chính khá ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và tới sự tăngtrưởng bền vững của doanh nghiệp Đánh giá về tài chính của doanh nghiệpbao gồm các nội dung sau:

to lớn quyết định đến mọi hoạt động của doanh nhiệp Ngành dệt may vàngành giầy dép hiện đang là ngành thu hút được lượng lao dộng trong ngànhcao nhất so với các ngành khác Việt Nam một quốc gia đông dân trên thếgiới việc sản xuất giầy là cách tốt nhất để sử dụng nguồn lao động của mình

mà không phải quốc gia nào cũng có được Theo thống kê tại Việt Nam, hiện

có khoảng trên 500000 lao động làm việc trong doanh nghiệp sản xuất khẩugiầy trong đó lao động nữ chiếm trên 85%

Đây chính là lợi thế của Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng cóđược

Trang 33

1.3.3.4: Hệ thống thông tin

Hệ thống tin của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong các hoạt độngchiến lược của doanh nghiệp Nhà quản trị chỉ có thể đưa ra được những quyếtđịnh đúng đắn trong từng thời kì có thể dài hạn hoặc ngắn hạn nếu có được cácthông tin thích hợp chính xác, đầy đủ Nhờ vậy, muốn kinh doanh hiệu quả đòihỏi doanh nghiệp phải thu thập và xử lý các nguồn thông tin một cách rộng rãi,toàn diện các yếu tố môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Hệ thống thôngtin được xem là một tiềm năng, một thế mạnh quý giá, quan trọng của doanhnghiệp Việc tổ chức thu thập và xử lý thông tin được gọi là quản lý thông tin.Quản lý thông tin cung cấp cho chúng ta dữ liệu quan trọng, cần thiết để hoạchđịnh các chiến lược kinh doanh Nguồn thông tin của doanh nghiệp tham giatích cực vào việc tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường

1.3.3.5 Hoạt động Marketing

Hoạt động Marketing của doanh nghiệp đóng vai trò thiết yếu trongviệc cung cấp thông tin cho lãnh đạo của doanh nghiệp Những thông tinthường xuyên là lãnh đạo cấp doanh nghiệp yêu cầu là các số liệu về hàng hoábán ra, cho phí cho quảng cáo, thị phần của doanh nghiệp Các thông tin cótính chất thường xuyên đột xuất là các số liệu phân tích tình hình về độ hấpdẫn của ngành hàng, mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh, quy mô thị trường,mức độ tăng trưởng thị trường, thị phần tương đối…Khi phân tích hoạt độngMarketing của doanh nghiệp bao gồm bốn yếu tố sau: sản phẩm, giá cả, phânphối, xúc tiến

1.3.3.6 Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp và hệ thống phân phối

Về hệ thống phân phối, có đến hơn 60% các sản phẩm giầy dép ViệtNam là gia công cho phía đối tác nước ngoài dưới hình thức làm theo đơn đặthàng, với giá nhân công rẻ nên các doanh nghiệp Việt Nam chỉ giao hàng đếncác nhà buôn mà không xuất khẩu trực tiếp đến các nhà phân phối chính Đây

Trang 34

là điểm rất yếu của ngành Giầy dép Việt Nam vì đa phần phụ thuộc vào hệthống phân phối kinh doanh nước ngoài, điều đó đồng nghĩa với việc bị chiphối về sản xuất Bên cạnh đó việc tập trung quá lớn vào thị trường EU cũnglàm cho ngành Giầy dép gặp nhiều khó khăn lúng túng khi thị trường này cóbiến động bất thường do tranh chấp thương mại Đó là hậu quả của việckhông xây dựng được hệ thống phân phối chiến lược Hiện nay, một số doanhnghiệp Việt Nam đang tìm hướng chuyển đổi thị trường xuất khẩu để tránhphụ thuộc quá nhiều vào EU Tuy nhiên, trong 2 năm tới, ngành Giầy dépViệt Nam sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, bởi không thể chuyển đổi thị trườngnhanh chóng được.

Thương hiệu và uy tín doanh nghiệp là nguồn lực vô hình, đòi hỏi quátrính tích luỹ lâu dài và phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác trong nội bộ doanhnghiệp Mỗi doanh nghiệp thương mại đều kỳ vọng đạt được mục tiêu gâydựng thương hiệu hàng hoá nổi tiếng trên thị trường Thương hiệu hàng hoá

và uy tín doanh nghiệp không thể tách rời nhau, chúng có quan hệ rất mậtthiết và biện chứng với nhau tạo nên lợi thế của doanh nghiệp Khi phân tíchyếu tố nội lực này chúng ta đi sâu vào phân tích khả năng chấp nhận của thịtrường về nhãn hiệu hàng hoá Nhãn hiệu hàng hoá được chấp nhận được ưathích và có uy tín chiếm thị phần lớn trên thị trường mới có khả năng trởthành thương hiệu được

Theo thống kê của Eurocham, 95% giầy nhập khẩu vào Đức được sảnxuất theo đơn đặt hàng, Việt Nam chỉ đóng vai trò gia công Ông NguyễnDuy Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Biti's cho biết các sản phẩm giầydép của Việt Nam xuất đi các nước đều có ghi "made in Vietnam" nhưngdòng chữ đó không tạo được ấn tượng với người tiêu dùng, bởi người tiêudùng chỉ quan tâm đến tính cách nhãn hiệu mà họ yêu thích Ông Thanh chorằng, một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng EU không biết đến

Trang 35

thương hiệu giầy dép Việt Nam là do các doanh nghiệp không chú trọng đếncông tác xây dựng thương hiệu và chưa có chiến lược quảng bá mang tínhquốc gia tại các thị trường nước ngoài Thời gian qua, một vài doanh nghiệpgiầy dép lớn ở Việt Nam đã bắt đầu dành kinh phí để phát triển thương hiệu.Tuy nhiên, những thương hiệu đó mới chỉ dừng lại ở thị trường trongnước.Trong những năm tới, cạnh tranh trên thị trường giầy dép quốc tế sẽ rấtkhốc liệt, doanh nghiệp Việt Nam muốn gia nhập sân chơi thương mại lớnphải xây dựng được thương hiệu cho mình Mặt khác, phải xác định rằng, xâydựng thương hiệu không chỉ ngày một ngày hai, mà đó là một quá trình bàibản, lâu dài, tốn nhiều công sức và chi phí Thậm chí, các doanh nghiệp có thểthuê tư vấn nước ngoài để cùng chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm củahọ Ngoài ra, với những doanh nghiệp đã bước đầu tạo dựng được thươnghiệu tại thị trường nội địa như Biti’s, Bita’s, Thượng Đình, An Lạc và đã cóđược những danh tiếng từ thương hiệu của mình, cũng nên tiếp tục có kếhoạch mở rộng uy tín thương hiệu tại thị trường nước ngoài, bởi trong nhữngnăm tới, các quốc gia thuộc khu vực châu Á sẽ là điểm ngắm của các nhànhập khẩu thế giới Nếu các doanh nghiệp không nắm được thông tin và tậndụng mọi cơ hội để phát triển về mọi mặt, thì một ngày nào đó, nhắc đến cácnhà xuất khẩu giầy dép với thương hiệu uy tín sẽ không thể thiếu vắng ViệtNam.

Trang 36

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIẦY - DÉP CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH2.1 Tổng quan về công ty giầy Thượng Đình

Tên công ty: Công ty Giầy Thượng Đình

Tên tiếng Anh: Thượng Đình Footwear company

Địa chỉ: 277 Km8-Nguyễn Trãi-Thanh Xuân-Hà nội

Giám đốc công ty: Ông Phạm Văn Hưng

Loại hình doanh nghiệp: TNHH nhà nước một thành viên

Ngành nghề: Giầy

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh XNK các mặt hàng giầy dép Thị trường xuất khẩu: EU(85%-90%), Mexico, Nhật Bản, Hàn QuốcTài khoản: VND: 002-100-000-1796

USD: 002-137-002-0791

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của giầy thượng đình

Trong nền công nghiệp da giầy Việt Nam thì công ty giầy ThượngĐình là một trong số doanh nghiệp ra đời sớm so với các doanh nghiệp cùngngành khác Từ khi hình thành cho đến nay công ty đã đựơc 51 năm (1957-2008) và đã trải qua 4 giai đoạn phát triển:

* Giai đoạn: 1957-1960

 Công ty đã được thành lập vào tháng 1 năm 1957 với tên gọi là Xínghiệp 30, thời kì đó công ty chịu sự quản lý của cục quân nhu Tổng cục hậu

Trang 37

cần-Quân đội Nhân Dân Việt Nam Nhiệm vụ chính của xí nghiệp là sản xuấtgiầy và mũ cung cấp cho quân đội.

 Ngày 19-5 -1959 cục trưởng cục quân nhu Việt Nam đã cắt băngkhánh thành phân xưởng sản xuất giầy vải mở đầu cho lịch sử sản xuất giầyvải nước ta

 1957-1958, với số lượng mũ mà xí nghiệp đã sản xuất đạt gần 5000chiếc/năm và hơn 6000 chiếc vào năm 1960 và sản lượng giầy vải đạt trên

20000 đôi (1960) Mũ và giầy vải của xí nghiệp đã được giao thẳng cho Cụcquân nhu,Tổng cục hậu cần để trang bị cho các đơn vị quân đội Như vậy xínghiệp đã góp phần vào mục tiêu xây dựng quân đội

 Năm 1960, xí nghiệp được chính phủ trao tặng Huân chương chiếncông hạng ba

* Giai đoạn: 1961-1972

 Tháng 6-1961 xí nghiệp 30 đã tiếp nhận một đơn vị công ty hợpdanh sản xuất giầy dép là Liên xưởng thiết kế giầy vải ở Trần Phú và phố KỳĐồng (phố Tống Duy ngày nay) và đổi tên thành nhà máy cao su Thuỵ Khê

 Vào cuối năm 1970, nhà máy cao su đã sát nhập thêm công ty giầyvải Hà Nội cũ và đã được đổi tên là công ty giầy vải Hà Nội

* Giai đoạn:1973-1989

 Ngày 1-4-1973, phân xưởng mũ cứng của công ty tách thành công

ty mũ Hà Nội ở phố Đội Cấn Năm 1976, công ty đã giao phân xưởng may ởKhâm Thiên và giao 2 cơ sở sản xuất ở Văn Hương và Cát linh về xí nghiệpcao su Hà Nội

 Tháng 6-1978, công ty giầy vải Hà Nội hợp nhất với công ty vảiThượng Đình cũ thành công ty giầy vải Thượng Đình

 Tháng 4-1989, công ty đã tách cơ sở 152 Thuỵ Khê để thành lậpcông ty giầy Thuỵ Khê, sau khi tách ra công ty giày vải Thượng Đình chỉ còn

Trang 38

1700 CBCNV Bộ phận mẫu và chế thử ngày đêm mài thiết kế những mẫugiầy mới và tiếp tục hoàn thành sự nghiệp của mình.

* Giai đoạn: 1991 đến nay

 Cuối năm 1991 đàu năm 1992, công ty đã vay ngân hàng NgoạiThương để dầu tư sản xuất giầy cao cấp của Đài Loan và một số cán bộ củacông ty đã đến đài Loan để tìm đối tác Như vậy đây là cơ hội giúp công tynhanh tiếp cận với môi trường kinh doanh không chỉ trong nước mà cùng với

sự hiểu biết về thị trường quốc tế để nâng cao sức mạnh, vị trí của mình trêntrường quốc tế

 Tháng 9-1992, lần đầu tiên công ty đã đạt tiêu chuẩn quốc tế vàđược xuất khẩu sang thị trường Pháp, Đức

 Ngày 8-7-1993, UBND Thành phố Hà Nội đã đồng ý cho công tyđược phép mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Bêncạnh hoạt động chính là xuất khẩu và kinh doanh giầy mà công ty còn kinhdoanh cả dịch vụ và du lịch Với tất cả hoạt động của mình nên công ty đã lấytên là công giầy Thượng Đình Năm 2005, công ty giầy Thượng Đình đã lấytên đầy đủ là: Công ty TNHH Nhà nứơc một thành viên Giầy Thượng Đình

 Sản phẩm của công ty liên tục được chứng nhận là hàng đầu ViệtNam chất lượng cao từ năm 1991- 2003 (do người tiêu dùng bình chọn, báocáo Sài Gòn tiếp thị tổ chức

 Năm 2000, sản phẩm giầy thể thao, giầy bảo hộ lao động là sảnphẩm tiêu biểu của Hà Nội

 Năm 2000, công ty đã đạt giải vàng chất lượng quốc gia Việt Nam

 Năm 2003, công ty được trao cúp vàng cho thương hiệu giầyThượng Đình Huân chương độc lập hạng III (2004) và huân chương chiếncông hạng III Được các tổ chức quản lý chất lượng chứng nhận như: IQNEF,PSB

Trang 39

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty giầy Thượng Đình.

2.1.2.1Chức năng của công ty.

 Sản xuất sản phẩm giầy dép tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (xuấtkhâủ sang các khu vực và thị trường chủ yếu là EU ngoài ra còn Châu Á,Châu Mỹ, Nam Phi

 Nhập khẩu một số nguyên vật liệu và máy móc cùng với trang thiết

bị cho quá trình sản xuất giầy ( giầy vải, giầy thể thao) và dép saldan các loại

 Kinh doanh các ngành nghiề khác nhau phù hợp với quy định củapháp luật

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty.

 Đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện hiện có củacông ty, điều kiện thị trường quốc tế

 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuấtkhẩu trực tiếp và các kế hoạch có liên quan đến sự phát triển của công ty

 Áp dụng trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất kinh doanh

 Thực hiên đầy đủ, nghiêm túc các cam kết trong hợp đồng ngoạithương, các hợp đồng sản xuất kinh doanh nội địa và các dịch vụ khác

 Tiến hành sản xuất các hoạt động kinh doanh nhằm đem lại hiệu quảcao với lợi nhuận cao đồng thời tạo công ăn việc làm cho công nhân viênchức nói riêng và người lao động nói chung

 Thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với công nhân viên và ngườilao động về cả vật chất lẫn tinh thần đảm bảo công bằng

 Sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu, tiết kiệm chi phí để giảm giáthành nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp cùngngành trong nước

 Thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là đóng góp đầy đủ các khoản vềthuế và các nghiệp vụ tài chính khác theo quy định nhà nước

Trang 40

 Thực hiện tốt công tác quản lý ISO 9001-2000 và SA 14000.

 Thực hiện tốt các quy định về quốc phòng, an ninh

 Thực hiện tốt các chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quyđịnh của nhà nước, tuân thủ các quy định về kiểm tra, thanh tram kiểm tra các

cơ quan có thẩm quyền

2.1.2.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của công ty

Vì bản thân công ty thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nứơc nên môhình tổ chức của công ty được lập theo mô hình tập trung thống nhất Do chứcnăng và nhiệm vụ của mình vì vậy cơ cấu hoạt động của công ty được tổ chứctheo hình thức trực tuyến- chức năng là phù hợp

(Xem sơ đồ bên)

Ngày đăng: 14/04/2013, 12:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Quy trình đàm phán và kí kết hợp đồng xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Hình 1.1 Quy trình đàm phán và kí kết hợp đồng xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình (Trang 19)
Mô hình tổ chức của công ty giầy Thượng Đình - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
h ình tổ chức của công ty giầy Thượng Đình (Trang 41)
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty giầy Thượng Đình 4 năm (2004-2007) - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty giầy Thượng Đình 4 năm (2004-2007) (Trang 46)
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty  giầy Thượng Đình 4 năm (2004-2007) - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty giầy Thượng Đình 4 năm (2004-2007) (Trang 46)
Bảng 2.2: Danh mục một số trang thiết bị sản xuất chính của công ty - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.2 Danh mục một số trang thiết bị sản xuất chính của công ty (Trang 47)
Hình 2.1: Quy trình sản xuấtgiầy - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Hình 2.1 Quy trình sản xuấtgiầy (Trang 48)
Hình 2.1: Quy trình sản xuất giầy - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Hình 2.1 Quy trình sản xuất giầy (Trang 48)
Hình 2.2: Quy trình sản xuấtgiầy vải - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Hình 2.2 Quy trình sản xuấtgiầy vải (Trang 49)
Hình 2.2: Quy trình sản xuất giầy vải - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Hình 2.2 Quy trình sản xuất giầy vải (Trang 49)
Hình 2.3: Quy trình sản xuấtgiầy thể thao - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Hình 2.3 Quy trình sản xuấtgiầy thể thao (Trang 50)
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu chung của công ty 3 năm gần đây(2005-2007) - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu chung của công ty 3 năm gần đây(2005-2007) (Trang 50)
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu chung của  công ty 3 năm gần đây(2005-2007) - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu chung của công ty 3 năm gần đây(2005-2007) (Trang 50)
Hình 2.3: Quy trình sản xuất giầy thể thao - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Hình 2.3 Quy trình sản xuất giầy thể thao (Trang 50)
Bảng 2.5: Sản lượng xuất khẩu giầy thể thao theo cơ cấu thị trường 2004 - 2006 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.5 Sản lượng xuất khẩu giầy thể thao theo cơ cấu thị trường 2004 - 2006 (Trang 55)
Bảng 2.6: Sản lượng xuất khẩu giầy vải theo cơ cấu thị trường 2004 – 2007 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.6 Sản lượng xuất khẩu giầy vải theo cơ cấu thị trường 2004 – 2007 (Trang 57)
Bảng 2.6: Sản lượng xuất khẩu giầy vải theo cơ cấu thị trường 2004 – 2007 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.6 Sản lượng xuất khẩu giầy vải theo cơ cấu thị trường 2004 – 2007 (Trang 57)
Bảng 2.7: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo khu vực thị trường của công ty 2004 - 2007 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.7 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo khu vực thị trường của công ty 2004 - 2007 (Trang 58)
Bảng 2.7: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo khu vực thị trường của công ty 2004 - 2007 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.7 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo khu vực thị trường của công ty 2004 - 2007 (Trang 58)
Bảng 2.8: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình vào thị trường EU 2004 - 2007 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.8 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình vào thị trường EU 2004 - 2007 (Trang 59)
Bảng 2.8: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty giầy  Thượng Đình vào thị trường EU 2004 - 2007 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.8 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình vào thị trường EU 2004 - 2007 (Trang 59)
2.2.2.2 Thị trường Châu Mỹ - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
2.2.2.2 Thị trường Châu Mỹ (Trang 61)
Bảng 2.9: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy công ty vào thị trường  Châu Mỹ 2004 - 2007 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.9 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy công ty vào thị trường Châu Mỹ 2004 - 2007 (Trang 61)
Bảng 2.10: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty vào trường Châu Á, Châu Úc, Châu Phi 2004 – 2007 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.10 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty vào trường Châu Á, Châu Úc, Châu Phi 2004 – 2007 (Trang 62)
Bảng 2.10: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty vào trường  Châu Á, Châu Úc, Châu Phi 2004 – 2007 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình
Bảng 2.10 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty vào trường Châu Á, Châu Úc, Châu Phi 2004 – 2007 (Trang 62)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w