Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp và hệ thống phân phố

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình (Trang 33 - 36)

Về hệ thống phân phối, có đến hơn 60% các sản phẩm giầy dép Việt Nam là gia công cho phía đối tác nước ngoài dưới hình thức làm theo đơn đặt hàng, với giá nhân công rẻ nên các doanh nghiệp Việt Nam chỉ giao hàng đến các nhà buôn mà không xuất khẩu trực tiếp đến các nhà phân phối chính. Đây

là điểm rất yếu của ngành Giầy dép Việt Nam vì đa phần phụ thuộc vào hệ thống phân phối kinh doanh nước ngoài, điều đó đồng nghĩa với việc bị chi phối về sản xuất. Bên cạnh đó việc tập trung quá lớn vào thị trường EU cũng làm cho ngành Giầy dép gặp nhiều khó khăn lúng túng khi thị trường này có biến động bất thường do tranh chấp thương mại. Đó là hậu quả của việc không xây dựng được hệ thống phân phối chiến lược. Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đang tìm hướng chuyển đổi thị trường xuất khẩu để tránh phụ thuộc quá nhiều vào EU. Tuy nhiên, trong 2 năm tới, ngành Giầy dép Việt Nam sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, bởi không thể chuyển đổi thị trường nhanh chóng được.

Thương hiệu và uy tín doanh nghiệp là nguồn lực vô hình, đòi hỏi quá trính tích luỹ lâu dài và phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác trong nội bộ doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp thương mại đều kỳ vọng đạt được mục tiêu gây dựng thương hiệu hàng hoá nổi tiếng trên thị trường. Thương hiệu hàng hoá và uy tín doanh nghiệp không thể tách rời nhau, chúng có quan hệ rất mật thiết và biện chứng với nhau tạo nên lợi thế của doanh nghiệp. Khi phân tích yếu tố nội lực này chúng ta đi sâu vào phân tích khả năng chấp nhận của thị trường về nhãn hiệu hàng hoá. Nhãn hiệu hàng hoá được chấp nhận được ưa thích và có uy tín chiếm thị phần lớn trên thị trường mới có khả năng trở thành thương hiệu được.

Theo thống kê của Eurocham, 95% giầy nhập khẩu vào Đức được sản xuất theo đơn đặt hàng, Việt Nam chỉ đóng vai trò gia công. Ông Nguyễn Duy Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Biti's cho biết các sản phẩm giầy dép của Việt Nam xuất đi các nước đều có ghi "made in Vietnam" nhưng dòng chữ đó không tạo được ấn tượng với người tiêu dùng, bởi người tiêu dùng chỉ quan tâm đến tính cách nhãn hiệu mà họ yêu thích. Ông Thanh cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng EU không biết đến

thương hiệu giầy dép Việt Nam là do các doanh nghiệp không chú trọng đến công tác xây dựng thương hiệu và chưa có chiến lược quảng bá mang tính quốc gia tại các thị trường nước ngoài. Thời gian qua, một vài doanh nghiệp giầy dép lớn ở Việt Nam đã bắt đầu dành kinh phí để phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, những thương hiệu đó mới chỉ dừng lại ở thị trường trong nước.Trong những năm tới, cạnh tranh trên thị trường giầy dép quốc tế sẽ rất khốc liệt, doanh nghiệp Việt Nam muốn gia nhập sân chơi thương mại lớn phải xây dựng được thương hiệu cho mình. Mặt khác, phải xác định rằng, xây dựng thương hiệu không chỉ ngày một ngày hai, mà đó là một quá trình bài bản, lâu dài, tốn nhiều công sức và chi phí. Thậm chí, các doanh nghiệp có thể thuê tư vấn nước ngoài để cùng chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm của họ... Ngoài ra, với những doanh nghiệp đã bước đầu tạo dựng được thương hiệu tại thị trường nội địa như Biti’s, Bita’s, Thượng Đình, An Lạc... và đã có được những danh tiếng từ thương hiệu của mình, cũng nên tiếp tục có kế hoạch mở rộng uy tín thương hiệu tại thị trường nước ngoài, bởi trong những năm tới, các quốc gia thuộc khu vực châu Á sẽ là điểm ngắm của các nhà nhập khẩu thế giới. Nếu các doanh nghiệp không nắm được thông tin và tận dụng mọi cơ hội để phát triển về mọi mặt, thì một ngày nào đó, nhắc đến các nhà xuất khẩu giầy dép với thương hiệu uy tín sẽ không thể thiếu vắng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình (Trang 33 - 36)