Nhân tố thuế quan

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình (Trang 29 - 30)

Khi đối diện với mức thuế CBPG mà uỷ ban Châu Âu (EC) áp dụng đối với giầy mũ da Việt Nam xuất khẩu và Liên minh Châu Âu ( EU) thì ngay từ năm 2006 đã giảm ới 30%-35%. Từ quý I/2007, xuất khẩu giầy dép của Việt nam vào EU chỉ còn chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, giảm 20% so với trước đây. Trong khi đó mức thuế cạnh tranh hàng hoá cùng sản phẩm từ một số nước khu vực tại các thị trường nhập khẩu ngày càng tăng mạnh mẽ. Hàng giầy dép Việt Nam vào thị trường là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu trên thị trường này trong nhiều năm qua. Mặt hàng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị

trường EU tăng nhanh cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu góp phần quan trọng làm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Tuy nhiên ngày 30/08/2006, Uỷ ban Châu Âu đề xuất mức thuế chống bán phá giá đối với giầy nhập khẩu như giầy thể thao. Các quốc gia thành viên sẽ có một tháng để xem xét đề xuất trên. Hiện nay, đang tạm thời áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với giầy da của Việt Nam. Việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá là một rào cản thương mại được áp dụng ngày càng phổ biến trên thị trường quốc tế. Đây chính là rào cản mà các quốc gia phát triển sử dụng như hạn chế lượng hàng xuất khẩu từ các quốc gia đang phát triển có lợi thế so sánh về chi phí như nhân công và nhiều nguồn lực khác thấp điều này không tránh khỏi Việt Nam một quốc gia đang phát triển chưa được EU công nhận là nền kinh tế thị trường. Đứng trước thử thách đó các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giầy Việt Nam cần xem xét đây là thị trường đầy thách thức khi tham gia hội nhập với nền kinh tế quốc tế giữa quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình (Trang 29 - 30)