1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo Đại học và Cao đẳng giai đoạn 2012-2015

109 426 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 903 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi thế giới đang hướng đến một nền kinh tế tri thức, thì giáo dục càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Để phát triển kinh tế, mỗi dân tộc không còn con đường nào khác là bắt đầu từ chính con người. Một nền giáo dục tốt là một nền giáo dục phong phú, gần cuộc sống và luôn thích ứng với những đòi hỏi của cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, Đảng ta đã xác định “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Giáo dục là một trong số 12 ngành dịch vụ mà ngay khi gia nhập WTO, Việt Nam đã chủ động cam kết thực hiện theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Bước đi mạnh mẽ này của Việt Nam nhằm thu hút thêm nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, phát triển nguồn nhân lực. Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo; phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng và có trình độ cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn 2011 – 2015. Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển nền giáo dục nước nhà. Trong đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chủ chương, chính sách đầu tư về cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục và đào tạo trên cả nước trong đó có các trường đại học và cao đẳng. Bộ Chính trị ra Thông báo số 242-TB/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển giáo dục đến năm 2020 trong đó có giải pháp về tăng cường nguồn lực cho giáo dục: tăng đầu tư nhà nước cho giáo dục và đào tạo; ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải. Không ngừng đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Thực hiện tốt chủ trương xây dựng ký túc xá sinh viên và nhà công vụ cho giáo viên ở vùng khó khăn. Hoàn thiện và bổ sung cơ chế, chính sách đối với trường ngoài công lập. Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, nhà nước có chính sách huy động mạnh mẽ các nguồn lực cho xã hội, cho phát triển giáo dục và đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia các hoạt động phát triển giáo GD&ĐT. Xây dựng cơ chế quản lý, giáo dục. Tại Thông báo số 149/TB-VPCP ngày 26/6/2008, Văn phòng Chính phủ đã Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho một số Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực để xây dựng các khu, trường đại học (bao gồm cả vốn NSNN, vốn ODA, cơ chế chuyển đổi từ quyền sử dụng đất và các nguồn khác ...). Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay được Đảng và nhà nước ta thực sự chú trọng. Cơ sở vật chất tốt sẽ góp phần là cộng cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho các hoạt động giáo dục và đào tạo đạt hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, để việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đạt được hiệu quả thì thật sự cần tới việc quản lý tốt tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường đại học và cao đẳng ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa thật hiệu quả. Công tác tại Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường của Bộ KH&ĐT và trực tiếp thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của một số trường đại học, cao đẳng của một số Bộ/ngành trong cả nước, với mong muốn góp phần tìm giải pháp cho thực tiễn nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng ở nước ta giai đoạn 2012-2015” làm luận văn Thạc sỹ.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập tại Học viện Quản lý Giáo dục, tôi đã tiếp thuđược nhiều kiến thức, kinh nghiệm quản lý quý báu về các vấn đề liên quanđến quản lý thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhờ sự giảng dạy, giúp đỡnhiệt tình của các thầy, cô giáo của Học viện

Với mong muốn được góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh

vực giáo dục và đào tạo, tôi đã xây dựng và nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo Đại học và Cao đẳng giai đoạn 2012-2015” để làm luận văn tốt

nghiệp Thạc sỹ

Với quyết tâm, nỗ lực cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ, hướng dẫnnhiệt tình của TS Nguyễn Thị Mai Lan, hiện đang công tác tại Học việnKhoa học Xã hội, tôi đã hoàn thành được bản Luận văn này

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới BanGiám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, các thầy cô giáo tham gia giảng dạy tạilớp Cao học K3C đã giúp đỡ, truyền thụ kiến thức, cơ sở khoa học để tôi tiếnhành nghiên cứu đề tài này Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới

TS Nguyễn Thị Mai Lan đã tận tình hướng dẫn, truyền thụ kiến thức, phươngpháp nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành bản luận văn này

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, mặc dù bản thân đã cónhiều nỗ lực cố gắng, song do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nghiêncứu nên nội dung đề tài khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy giáo, côgiáo trong Hội đồng khoa học, bạn bè - đồng nghiệp chỉ dẫn góp ý

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 8 năm 2012

Nguyễn Thái Hùng

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Mục đích nghiên cứu 10

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 10

4 Phạm vi nghiên cứu 10

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

6 Giả thuyết khoa học 11

7 Phương pháp nghiên cứu 11

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC 13

1.1 Tổng quan lịch sử về vấn đề nghiên cứu 13

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 13

1.1.2 Những nghiên cứu trong nước 14

1.2 Một số vấn đề lý luận về biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học .17

1.2.1 Lý luận về quản lý và quản lý giáo dục – đào tạo 17

1.2.2 Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học 21

1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các trường CĐ&ĐH ở Việt Nam 32

Tiểu kết Chương 1 37

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY38 2.1 Tổng quan thực trạng các trường đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay 38

2.1.1 Về phân bố mạng lưới trường 39

2.1.2 Về cơ quan quản lý 39

2.1.3 Về mô hình trường 40

2.1.4 Về ngành nghề đào tạo 41

2.1.5 Về đội ngũ giảng viên 41

2.2 Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đại học và cao đẳng ở nước ta trong 05 năm qua (2005-2010) 42

Trang 3

2.2.1 Thực trạng nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho

các trường cao đẳng và đại học 42

2.2.2 Đánh giá thực trạng nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học 52

2.3 Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ kế hoạch đầu tư đối với các trường cao đẳng và đại học 53

2.3.1 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 53

2.3.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ Kế hoạch Đầu tư đối với các trường cao đẳng và đại học ở Việt Nam 56

2.3.3 Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường CĐ&ĐH của Bộ KH&ĐT 59

2.3.4 Quản lý việc xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư cho các trường CĐ&ĐH của Bộ kế hoạch đầu tư 60

2.3.5 Quản lý việc tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các Bộ, ngành đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường CĐ&ĐH; 61

2.3.6.Thực trạng quản lý việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sư dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đối với các trường CĐ&ĐH 63

2.4 Đánh giá chung về kết quả đạt được trong quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các trường CĐ&ĐH 64

2.4.1 Những thành công đã đạt được: 64

2.4.2 Những hạn chế: 66

2.5 Nguyên nhân của những thành công và hạn chế 67

2.6 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường CĐ&ĐH ở Việt Nam 68

Tiểu kết Chương 2 72

Chương 3: BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2015 73

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 73

3.1.1 Nguyên tắc dựa trên định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường CĐ&ĐH 74

3.1.2 Nguyên tắc kế thừa và phát triển 74

3.1.3 Nguyên tắc thống nhất giữa tính cần thiết và tính khả thi 75

3.1.4 Nguyên tắc tuân thủ đúng quy trình quản lý 75

Trang 4

3.1.5 Nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư 75

3.2 Các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường CĐ&ĐH ở nước ta hiện nay 76

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ các trường CĐ&ĐH về quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất 76

3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng quy hoạch tổng thể về đầu tư xây dựng cho các trường CĐ&ĐH ở nước ta hiện nay 77

3.2.3 Biện pháp 3: Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, cán bộ quản lý các trường CĐ&ĐH đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường 79

3.2.4 Biện pháp 4: Quản lý việc tăng cường công tác xã hội hóa về đầu tư xây dựng cho các trường CĐ&ĐH ở nước ta hiện nay 80

3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cho các trường CĐ&ĐH ở nước ta hiện nay 82

3.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp 86

3.4 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 87

3.4.1 Với biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ các trường đại học và cao đẳng về quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất 88

3.4.2 Với biện pháp 2: Xây dựng quy hoạch tổng thể về đầu tư xây dựng cho các trường CĐ&ĐH ở nước ta hiện nay 88

3.4.3 Với Biện pháp 3: Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ quản lý các trường CĐ&ĐH đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường 89

3.4.4 Với biện pháp 4: Quản lý việc tăng cường công tác xã hội hoá về đầu tư xây dựng cho các trường CĐ&ĐH ở nước ta hiện nay 89

3.4.5 Với Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cho các trường CĐ&ĐH ở nước ta hiện nay 90

Tiểu kết Chương 3 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

1 Kết luận 92

2 Kiến nghị 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 5

DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

CTMTQG GD-ĐT Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và

đào tạo

CĐ&ĐH cao đẳng và đại học

GD&ĐT giáo dục và đào tạo

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng trường và quy mô sinh viên đại học, cao đẳng các năm

học 1987-1988 và 2008-2009 38

Biểu 2.2 Các nguồn chi giáo dục - đào tạo 51

Bảng 2.3: Nhận thức về ý nghĩa của biện pháp quản lý đầu tư xây dựng CSVC của các trường CĐ&ĐH ở Việt Nam 56

Bảng 2.4: Biện pháp quản lý thực hiện xây dựng quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường CĐ&ĐH 58

Bảng 2.5: Xây dựng kế hoạch về đầu tư xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH của Bộ KH&ĐT 59

Bảng 2.6: Quản lý việc xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH 60

Bảng 2.7: Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các Bộ, ngành đối với việc đầu tư xây dựng CSVC 62

Bảng 2.8: Quản lý việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sư dụng vốn đầu tư xây dựng CSVC 63

Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng CSVC của các trường cao đẳng và đại học 69

Bảng 3.1 Các bước thực hiện biện pháp 85

Bảng 3.2: Tính cần thiết của các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng CSVC 87

Bảng 3.3: Tính khả thi của các Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng CSVC 88

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, khi thế giới đang hướng đến một nền kinh tế tri thức, thìgiáo dục càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia Để pháttriển kinh tế, mỗi dân tộc không còn con đường nào khác là bắt đầu từ chínhcon người Một nền giáo dục tốt là một nền giáo dục phong phú, gần cuộcsống và luôn thích ứng với những đòi hỏi của cuộc sống Nhận thức được tầmquan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, Đảng ta đã xácđịnh “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàngđầu”, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọngthúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huynguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tếnhanh và bền vững

Giáo dục là một trong số 12 ngành dịch vụ mà ngay khi gia nhập WTO,Việt Nam đã chủ động cam kết thực hiện theo Hiệp định chung về thương mạidịch vụ (GATS) Bước đi mạnh mẽ này của Việt Nam nhằm thu hút thêmnhiều vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, gópphần nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, phát triển nguồn nhân lực

Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đãkhẳng định: “Phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo; phát huy nguồn lựccon người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng và có trình độcao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn 2011 – 2015.Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triểnnền giáo dục nước nhà Trong đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chủchương, chính sách đầu tư về cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục và đào tạotrên cả nước trong đó có các trường đại học và cao đẳng Bộ Chính trị ra

Trang 8

Thông báo số 242-TB/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2(khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đãđưa ra các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển giáo dục đến năm 2020 trong đó

có giải pháp về tăng cường nguồn lực cho giáo dục: tăng đầu tư nhà nước chogiáo dục và đào tạo; ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia, khắc phụctình trạng bình quân, dàn trải Không ngừng đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sởvật chất, thiết bị giáo dục Thực hiện tốt chủ trương xây dựng ký túc xá sinhviên và nhà công vụ cho giáo viên ở vùng khó khăn Hoàn thiện và bổ sung

cơ chế, chính sách đối với trường ngoài công lập Đẩy mạnh việc thực hiện xãhội hóa giáo dục, nhà nước có chính sách huy động mạnh mẽ các nguồn lựccho xã hội, cho phát triển giáo dục và đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiệnthuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham giacác hoạt động phát triển giáo GD&ĐT Xây dựng cơ chế quản lý, giáo dục

Tại Thông báo số 149/TB-VPCP ngày 26/6/2008, Văn phòng Chínhphủ đã Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho một số

Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực để xây dựngcác khu, trường đại học (bao gồm cả vốn NSNN, vốn ODA, cơ chế chuyểnđổi từ quyền sử dụng đất và các nguồn khác )

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đạihọc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay được Đảng và nhà nước ta thực sự chútrọng Cơ sở vật chất tốt sẽ góp phần là cộng cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho cáchoạt động giáo dục và đào tạo đạt hiệu quả tối ưu nhất Tuy nhiên, để việc đầu

tư xây dựng cơ sở vật chất đạt được hiệu quả thì thật sự cần tới việc quản lýtốt tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng Tuy nhiên, trong thực tếviệc quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường đại học và caođẳng ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa thật hiệu quả

Trang 9

Công tác tại Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường của BộKH&ĐT và trực tiếp thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ

sở vật chất của một số trường đại học, cao đẳng của một số Bộ/ngành trong cảnước, với mong muốn góp phần tìm giải pháp cho thực tiễn nêu trên, tác giả

chọn vấn đề “Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng ở nước ta giai đoạn 2012-2015” làm luận văn Thạc sỹ.

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chấtcủa Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học ở nước ta hiệnnay, những mặt được và hạn chế trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sởvật chất của Bộ KH&ĐT từ đó đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nângcao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường đại học vàcao đẳng ở nước ta

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đốivới các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học

4 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian và yêu cầu của luận văn, đề tài tập trung nghiên cứu thựctrạng và giải pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đốivới các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học từ năm 2006-2010 và đề xuất giảipháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trong giai đoạn 2012-2015

Trang 10

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xác định cơ sở lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chấtcủa các trường cao đẳng và đại học

5.2 Phân tích thực trạng biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vậtchất của các trường cao đẳng và đại học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

5.3 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ

sở vật chất của các trường cao đẳng và đại học ở nước ta

6 Giả thuyết khoa học

Các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo đại học vàcao đẳng ở nước ta hiện nay còn hạn chế, hiệu quả chưa cao Nếu có nhữngbiện pháp quản lý hoạt động đầu tư tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả mà cụthể là tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo của các cơ sở đàotạo cao đẳng, đại học trong giai đoạn tới

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ của Đề tài, tác giả sử dụng hệ thống các phươngpháp nghiên cứu sau:

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ

sở vật chất cho các trường đại học, cao đẳng ở nước ta

Nghiên cứu các tài liệu về quản lý cơ chế đầu tư xây dựng cơ sở vậtchất nói chung và các trường đại học, cao đẳng nói riêng, các số liệu thống kêliên quan đến vấn đề này

7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đề tài sẽ tiến hành lấy ý kiến của các cán bộ phụ trách công tác quản lýđầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT, các cán bộ quản lý giáo dụcthuộc các trường cao đẳng và đại học tại Hà Nội Cụ thể là:

- Cán bộ Bộ KH&ĐT: 72 người

Trang 11

- Cán bộ quản lý trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội: 128 người

7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu một số chuyên viên của Bộ KH&ĐT, cán bộ quản lý trườngđại học và cao đẳng cùng một số giảng viên

7.4 Phương pháp thống kê toán học

Đề tài sử dụng phương pháp SPSS để xử lý số liệu điều tra, đánh giá độtin cậy của các số liệu, lập các bảng số liệu

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC

1.1 Tổng quan lịch sử về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Những công trình nghiên cứu về đầu tư cho giáo dục đều được bắtnguồn từ tư duy kinh tế về giáo dục và thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữatài chính và giáo dục Từ xa xưa, tư duy kinh tế của loài người về giáo dục đãxuất hiện và phát triển không ngừng Quản Trọng, nhà chính trị danh tiếngthời Chiến Quốc đã hiến kế cho Tề Hoàn Công “Thập niên thụ mộc, báchniên thụ nhân” Phát triển tư tưởng trên, Khổng Tử đã diễn đạt tường minhhơn “Thập niên chi kế, mạc nhi chủng mộc, bách niên chi kế mạc nhi chủngnhân” Bác Hồ của chúng ta đã lĩnh hội tư tưởng của các bậc tiền nhân căndặn thế hệ “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phảitrồng người”

Các nhà kinh tế học phương Tây Wiliam Petty (1623 – 1687) đếnAdam Smith (1723 – 1790) trong tác phẩm kinh điển đầu tiên của mình đã cónhững phát biểu sâu sắc về giá trị của một con người có giáo dục Vào nhữngnăm 20 của thế kỷ 20, nhà kinh tế học người Nga X.E Strummilin đã chứngminh bằng thực tiễn rất xác đáng rằng: Bỏ một đồng vốn vào giáo dục sẽ sinhlợi gấp bốn lần cho bên kinh tế Ở những giai đoạn trước đây, nghiên cứu tàichính, đầu tư xây dựng CSVC cho giáo dục đã được sự quan tâm của các nhàkinh tế, các nhà giáo dục ở Liên Xô (cũ) Nhiều tác phẩm nghiên cứu về vấn

đề này đã được công bố như: V.I.Baxoc – Những vấn đề tài chính cho giáodục, NXB Tài chính Mát-xơ-cơ-va, năm 1971 [1]; V.A Jamin – Kinh tế học

Trang 13

giáo dục, NXB Kinh tế Mát-xơ-cơ-va, năm 1960 [9]; V.E Komarov – Nhữngvấn đề đào tạo và sử dụng chuyên môn, NXB Kinh tế, Mát-xơ-cơ-va, năm

1972 [14]; X.L Kostanian – Đối tượng và phương pháp kinh tế giáo dục,NXB Đại học năm 1996 [15]; E Wayne Nafziger, Kinh tế học cho thế giớithứ ba; Nhà xuất bản Giáo dục, 1998 [32]

1.1.2 Những nghiên cứu trong nước

Giáo dục xuất hiện cùng với đời sống của loài người Sự tồn tại củagiáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển kinh tế XH và ngược lạivới chức năng của mình, giáo dục có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh

tế XH, Giáo dục được coi vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho việc phát triểntiếp theo của XH Khi XH phát triển lên một mức mới, chính XH lại tạo điềukiện mới cho giáo dục và “đặt hàng mới” cho giáo dục nói chung, nhà trườngnói riêng và buộc giáo dục phải tự nâng mình lên để một mặt đáp ứng yêu cầu

và nguyện vọng mới của XH, mặt khác tận dụng tốt những điều kiện mà XHmới tạo cho Cứ như thế, tính chất biện chứng của mối quan hệ giữa giáo dục

và cộng đồng XH thường xuyên được diễn ra trong sự cân bằng động và pháttriển đi lên theo con đường xoắn ốc cùng với quá trình phát triển của XH loàingười

Lịch sử phát triển của XH loài người luôn gắn liền với giáo dục Giáodục là chìa khóa dẫn đến thành công, dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn, là điềukiện tiên quyết thực hiện nhân quyền, dân chủ, hợp tác, bình đẳng và tôntrọng lẫn nhau “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốcsách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”(Trích văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sảnViệt Nam)

Hiện nay đã có nhiều tác giả và nhiều công trình khoa học nghiên cứu

về đầu tư và đầu tư XDCB cũng như những giải pháp nhằm nâng cao hiệu

Trang 14

quả đầu tư xây dựng CSVC, đề xuất các giải pháp chống thất thoát, lãng phítrong đầu tư xây dựng CSVC, trong đó có một số công trình khoa học tiêubiểu như:

- Năm 1998, Vụ khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường thuộc

Bộ KH&ĐT đã thực hiện đề tài: “Một số vấn đề về cơ chế đầu tư xây dựng cơ

sở các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng: Hiện trạng và giải pháp” [31] Đề tài

đã tìm hiểu thực trạng này và đã khái quát hiện thực và nêu ra những giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư giáo dục – đào tạo ở nước ta

- Nguyễn Văn Lai, "Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam", Luận án PTS Kinh tế, Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996 [16]

- Trần Hồ Lan, "Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam", Trường Đại học Kinh

tế Quốc dân, 2003

- Nguyễn Đẩu, "Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp", Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 1999,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

- Thế Đạt - Minh Anh, Đầu tư và hiệu quả, NXB Lao động, 1993 [5]

- Nguyễn Ngọc Mai, "Phân tích và quản lý các dự án đầu tư", NXB

Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1995 [19]

- Nguyễn Hồng Minh, "Phân tích hiệu quả đầu tư", NXB Nông

Trang 15

- Phan Tất Thứ, "Hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công cộng tại Việt Nam", Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học

Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2005

- Trịnh Đình Dũng, "Những giải pháp chủ yếu khắc phục thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản", Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000

- Lưu Sỹ Quý, "Một số nguyên nhân nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước", Tạp chí Tài chính, số 4/năm 2006.

- TS Trần Đình Khải, "Một số vấn đề về đổi mới quản lý đầu tư xây dựng và đấu thầu ở nước ta hiện nay", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12/năm

2005

- TS Lê Hùng Sơn, "Biện pháp góp phần chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh

tế Quốc dân, số 3/năm 2006

- Khoa Kế hoạch và Phát triển, “Giáo trình Kinh tế phát triển”, NXB

Trang 16

tiến độ thực hiện ) và cân đối nguồn vốn, còn cơ quan thực hiện đầu tư (chủđầu tư) chỉ chú ý nhiều tới việc kêu gọi đầu tư, huy động vốn để thực hiện dự

án mà chưa chú ý nhiều tới các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng công trìnhđảm bảo tính hiệu quả cao nhất trong quá trình đầu tư Tuy nhiên, vấn đề biệnpháp quản lý đầu tư xây dựng CSVC đối với các cơ sở đào tạo CĐ&ĐH chưathực sự được quan tâm, chưa có công trình khoa học nào dưới góc độ khoahọc Quản lý giáo dục nghiên cứu về vấn đề này Do vậy, chúng tôi lựa chọn

vấn đề này để nghiên cứu.

1.2 Một số vấn đề lý luận về biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học

1.2.1 Lý luận về quản lý và quản lý giáo dục – đào tạo

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sốngcon người Ở đâu con người tạo lập nên nhóm XH là ở đó cần đến quản lý,bất kể đó là nhóm không chính thức hay nhóm chính thức, là nhóm nhỏ haynhóm lớn, là nhóm bạn bè, gia đình hay các đoàn thể, tổ chức XH, bất kể mụcđích, nội dung hoạt động của nhóm đó là gì

Khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học.Với tầm quan trọng như vậy mà đã hình thành nên cả một ngành khoa học –Khoa học quản lý Do vậy, có nhiều cách định nghĩa về khái niệm quản lý.Các nhà nghiên cứu từ các góc độ tiếp cận khác nhau mà có những quan niệmkhác nhau về khái niệm này

Xét về chức năng, quản lý là một hệ thống tổ chức Từ góc độ của hoạtđộng kinh doanh, các nhà doanh nghiệp Mỹ cho rằng: “Quản lý là đưa nhữngnguồn vốn về con người và của cải vào các đơn vị tổ chức và năng động đểđạt được mục tiêu, một mặt, bằng cách đảm bảo thoả mãn tối đa người hưởnglợi, mặt khác, đảm bảo tinh thần và tình cảm về thực hiện cho những người

Trang 17

cấp vốn’’[18, trang 13] Khi phân tích khái niệm quản lý, các nhà nghiên cứurất chú ý đến đối tượng của hoạt động quản lý Người ta cho rằng, một điều

có tính nguyên tắc là trong ý thức của những người quản lý phải luôn luônhiện diện quan điểm : ‘‘Quản lý không phải là lãnh đạo sự việc, mà là sự pháttriển con người’’ Quản lý là chấp nhận con người như họ vốn thế, với sự hiểubiết, sự đào tạo, kinh nghiệm của họ và đưa việc hoàn thiện họ bằng cáchnâng cao trình độ, cải thiện năng lực và sửa chữa khuyết điểm của họ Thànhcông của mọi sự nỗ lực quản lý phụ thuộc vào chính sự hoàn thiện này vàchính nó cho phép đo được năng khiếu lãnh đạo [18, trang 14]

Xét về mặt chức năng, quản lý là hệ thống tổ chức Có nhiều cách địnhnghĩa về hoạt động này

Theo Mary Parker Follet (Mỹ): Quản lý là nghệ thuật khiến công việcđược thực hiện thông qua người khác

Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng quản lý là một quá trình kỹthuật và XH nhằm sử dụng các nguồn tác động tới hoạt động con người, nhằmđạt được các mục tiêu của tổ chức

1.2.1.2 Khái niệm về quản lí giáo dục

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thốngnhững tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lýnhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục củaĐảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam

mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đếnmục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất [24]

Tác giả Phạm Viết Vượng cho rằng: mục đích cuối cùng của quản lýgiáo dục là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niênthông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúccủa bản thân và của XH

Trang 18

Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng nhấn mạnh nhiệm vụ củacông tác quản lý trong tình hình mới: “Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổchức giáo dục, nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập suốt đờitheo hướng thiết thực, hiện đại gắn chặt với yêu cầu của xã hội”.

Thực chất của khái niệm quản lý giáo dục có hai cấp độ chủ yếu là cấp

độ vĩ mô và cấp độ vi mô:

- Đối với cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tựgiác (có ý thức, có mục đích, kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thểquản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cao nhất đến các cơ sở giáodục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu pháttriển giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ mà XH đã đặt ra cho ngành giáo dục

- Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống tác động

tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) củachủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha

mẹ học sinh và các lực lượng trong XH và ngoài nhà trường nhằm thực hiện

có chât lượng và có hiệu quả mục tiêu giáo dục nhà trường

Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến cáckhách thể quản lý Nói một cách đầy đủ hơn, quản lý giáo dục là hệ thốngnhững tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lýtrong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ

sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp với cáclực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển

XH Quản lý giáo dục chịu sự chi phối của các quy luật XH, tác động củaquản lý XH

Bản chất của quản lý giáo dục:

- Quản lý bao giờ cũng chia ra thành chủ thể quản lý và đối tượng bịquản lý Đây là đặc điểm cơ bản đầu tiên của quản lý giáo dục

Trang 19

- Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều cómối quan hệ ngược

- Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi

- Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghề, vừa là một nghệ thuật

1.2.1.3 Quản lý trường học

Trường học là cơ quan chuyên trách việc đào tạo con người mới của

XH Tất nhiên, con người từ khi sinh ra và lớn lên, được giáo dục ở mọi nơi,mọi lúc từ trong gia đình cho đến các nhóm XH khác, song trường học được

tổ chức và hoạt động theo một mục đích xác định với một nội dung giáo dụcđược chọn lọc và sắp xếp theo hệ thống, với những phương pháp giáo dục có

cơ sở khoa học và đã được kiểm chứng trong thực tiễn, với những nhà sưphạm đã được trạng bị đầy đủ kiến thức khoa học và trau dồi về phẩm chấtđạo đức với những phương tiện và cơ sở vật chất ngày một hoàn thiện

Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong XH, thực hiện chức năngtái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho duy trì và phát triển XH Trường học là tổchức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước, XH là nơi trực tiếp làm công tác đàotạo thế hệ trẻ Vì vậy, khi nói đến quản lý nhà trường cũng như hệ thống cácnhà trường, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra một số khái niệm về quản

lý nhà trường như sau:

Theo tác giả Trần Kiểm, “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lốigiáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trườngvận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đàotạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [12]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lí nhà trường là quản lí hoạtđộng dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động từ trạng thái này sang trạng tháikhác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [25]

Trang 20

Trong cuốn “Cơ sở lí luận của khoa học quản lý giáo dục”, đa-côv đã viết: “Chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) làmột hệ thống XH sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động

M.I.Kon-có ý thức, M.I.Kon-có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt củađời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về mặt kinh tế XH, tổchức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn” [13]

Là một thiết chế đặc biệt của XH nên nhà trường cùng công tác quản lítrường học là vô cùng quan trọng bao gồm sự quản lí tác động qua lại lẫnnhau giữa trường học và XH, đồng thời quản lý chính nhà trường Vai trò củangười quản lí là phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành liên kết chặtchẽ với nhau đưa đến kết quả mong muốn

Như vậy, quản lý nhà trường thực chất là tác động có định hướng, có kếhoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt độngcủa nhà trường theo nguyên lí giáo dục và tiến tới mục tiêu giáo dục mà trọngtâm của nó là đưa hoạt động dạy học lên một trạng thái mới về chất Do vậy,công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lí nhà trường nói riêng gồm có quản lícác hoạt động trong nhà trường và các quan hệ giữa trường học với XH

1.2.2 Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học

1.2.2.1 Lý luận về cơ sở vật chất trường học, cơ sở vật chất trường cao đẳng và đại học

* Khái niệm cơ sở vật chất

Khi xã hội còn ở trình độ phát triển thấp thì nhà trường ở trạng tháigiản đơn CSVC trường học có nội hàm khá đơn giản Xã hội phát triển càngcao thì các vấn đề về kĩ thuật sản xuất, công cụ sản xuất càng phức tạp, càngtinh vi Các yếu tố này có vai trò quyết định đến năng suất lao động Tìnhhình này cũng tác động vào nhà trường, vào quá trình đào tạo Một nhàtrường hiện đại, đáp ứng với sự phát triển chung của sự phát triển xã hội, đáp

Trang 21

ứng với xu thế hòa nhập về giáo dục và đào tạo trên thế giới phải là một nhàtrường vừa có nội dung, phương pháp dạy học hiện đại, vừa phải đạt đến trình

độ hiện đại của công cụ sản xuất chung cho quá trình sản xuất

Chúng tôi đồng nhất quan điểm với các nhà nghiên cứu khi cho rằng:

“Cơ sở vật chất trường học chính là tất cả các phương tiện vật chất được giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình giáo dục, giảng dạy” [8] Do vậy, chúng tôi sử dụng khái niệm CSVC nàylàm khái niệm cộng cụ của đề tài

*Cơ sở vật chất của các trường cao đẳng, đại học:

CSVC của các trường CĐ&ĐH gồm một hệ thống đồng bộ, thống nhấtvới nhiều công trình xây dựng được bố trí hợp lý với nhiều chức năng khácnhau, ở đó diễn ra tất cả các hoạt động của toàn bộ quá trình giáo dục và đàotạo của nhà trường Ở đó tất cả các hoạt động của toàn bộ quá trình đào tạonhư: các hoạt động giảng dạy và học tập của giáo viên và học; các hoạt độngphục vụ đào tạo của các phòng ban chức năng; các hoạt động sinh hoạt ngoạikhóa của cán bộ công nhân viên chức trong toàn trường, của sinh viên đượcdiễn ra một cách có tổ chức và khoa học

Trong đó CSVC về xây dựng cơ bản bao gồm:

1) Khối phòng học phục vụ hoạt động học tập: gồm nhiều loại phòng

học thông thường; giảng đường; phòng học bộ môn; phòng bảo vệ luận văn;luận án; phòng hội thảo; hội nghị khoa học; phòng phòng thí nghiệm; phòngthực hành; phòng học thể dục đa năng; phòng học cho các môn đặc thù: âmnhạc; thể dục thể thao; tin học; ngoại ngữ; thư viện yêu cầu của khối phònghọc tập thực hiện nhiệm vụ đào tạo của nhà trường là phải được xây dựngkiên cố; đủ để, đủ độ rộng; đủ ánh sáng; đủ thông thoáng; bảng viết và bànghế phải đúng quy cách và phù hợp với đối tượng học; môn học

Trang 22

2) Khối phòng chức năng (hành chính – quản trị): bao gồm các phòngphục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường; phòng ban giám hiệu; phòngkhối hành chính; phòng đào tạo

3) Khu ký túc xá sinh viên;

4) Sân vận động;

5) Hội trường lớn sinh hoạt chung

* Vai trò của cơ sở vật chất đối với các trường cao đẳng và đại học

Quá trình đào tạo là đặc tính đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động đàotạo Bất cứ hoạt động nào có mục đích, có tổ chức đều diễn ra theo quá trìnhđào tạo Quá trình đào tạo bao gồm một số thành tố chủ yếu như:

- Mục tiêu đào tạo

- Nội dung đào tạo

- Phương pháp đào tạo

- Lực lượng đào tạo

- Đối tượng đào tạo

- Tổ chức đào tạo

- Điều kiện đào tạo

- Môi trường đào tạo

- Quy chế đào tạo

- Bộ máy đào tạoCác nhân tố này hoạt động trong mối tương tác với nhau, đảm bảo choquá trình đào tạo diễn ra hài hòa, cân đối và toàn vẹn

Từ 10 nhân tố kể trên, người ta rút ra 6 nhân tố cốt lõi sau:

- Mục tiêu đào tạo

- Nội dung đào tạo

- Phương pháp đào tạo

- Lực lượng đào tạo;

Trang 23

- Đối tượng đào tạo;

- Cơ sở vật chất

- Ba nhân tố: mục tiêu đào tạo; nội dung đào tạo; phương pháp đào tạo

liên kết chặt chẽ với nhau, quy định nhau và hỗ trợ nhau Chúng có mối quan

hệ với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, trạng thái tiến bộ về văn hóa khoahọc của đất nước thời đại công nghệ sản xuất Chúng tạo ra cái lõi của quátrình đào tạo

- Ba nhân tố: lực lượng đào tạo; đối tượng đào tạo; cơ sở vật chất là

các lực lượng vật chất để hiện thực hóa được mục tiêu đào tạo, tái tạo, sángtạo nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo

Một nền giáo dục tiên tiến, một nhà trường tiến tiến hiện đại, đòi hỏikhông chỉ có mục tiêu đào tạo bắt kịp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,yêu cầu này đặt ra cho nền giáo dục là phải thường xuyên cải tiến nội dung,phương pháp đào tạo Việc cải tiến này chỉ có thể thực hiện được khi có thiết

bị dạy học, các phòng học, các phòng phục vụ hoạt động đào tạo; các khu ký túcxá; các khu vui chơi của sinh viên, đây là tiền đề CSVC cốt yếu nhất để có thểthực hiện tốt việc đổi mới quá trình đào tạo theo yêu cầu phát triển của xã hội

1.2.2.2 Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học

- Khái niệm biện pháp:

Trong từ điển tiếng Việt, khái niệm biện pháp được định nghĩa là:

“cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [30] thì khái niệm biện pháp là

“cách thức giải quyết một vấn đề hoặc thể hiện một chủ trương”

Nhiều người thường hay khó phân biệt khái niệm “giải pháp” và “biệnpháp” [23]

Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó nhằmđạt được mục đích nhất định

Trang 24

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.

Như vậy, giải pháp là một khái niệm rộng, bao quát hơn biện pháp,mang cả tính chất lý luận và có ý nghĩa định hướng cho nhiều biện pháp nhằmgiải quyết vấn đề theo mục đích đã định Khái niệm giải pháp thường gần vớikhái niệm phương pháp Sự phân biệt khái niệm giải pháp, biện pháp, phươngpháp chỉ có ý nghĩa tương đối

Biện pháp là định hướng quan điểm cho công tác quản lý một lĩnh vựcnào đó, là cách thức, là con đường, cách làm cụ thể để đạt được hiệu quả caonhất cho quá trình quản lý, nhằm tiết kiệm thời gian, tiền của, công sức củacác thành phần tham gia quản lý

Tính hiệu quả của quản lý phụ thuộc vào sự lựa chọn đúng các biệnpháp tác động vào tổ chức Biện pháp không những là sự vận dụng tổng hợpsáng tạo và cụ thể các phương pháp, được sự soi sáng bởi phương pháp vàomột nhiệm vụ cụ thể mà còn là sự triển khai các giải pháp do cấp trên chỉ đạovào một đơn vị quản lý cụ thể Biện pháp về bản thân nó mang tính thực tiễn

và càng sát với thực tế thì biện pháp càng có hiệu quả Biện pháp quản lý làcách vận dụng sáng tạo chức năng quản lý, phương pháp quản lý, giải phápquản lý của chủ thể quản lý vào đơn vị cụ thể của mình Thực tế cho thấy, đốitượng quản lý càng đa dạng, phức tạp đòi hỏi các biện pháp phải phong phú,

đa dạng, linh hoạt Chọn được phương pháp quản lý tốt nhưng không để rađược các biện pháp thực hiện thì phương pháp cũng chỉ là cái để trưng diện

và xa xỉ

Các biện pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau giúpcho người quản lý điều hành tốt công việc và có hiệu quả Việc sử dụng tốtcác biện pháp quản lý góp phần tích cực làm cho hiệu quả quản lý tăng lên

Trang 25

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất:

Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, đầu tư xây dựng CSVC làviệc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xâydựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặcsản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định

Điều 17 Luật Xây dựng quy định “Dự án đầu tư xây dựng công trình làtập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộnghoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì,nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạnnhất định”

Điều 3, khoản 8, Luật Đầu tư quy định: Dự án đầu tư là tập hợp các đềxuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụthể, trong khoảng thời gian xác định

Tùy theo mục đích, phạm vi xem xét, khái niệm dự án đầu tư có thể

được diễn đạt khác nhau, nhưng có thể nói một cách ngắn gọn: Dự án đầu tư

là tập hợp các đối tượng đầu tư (hoạt động bỏ vốn) được hình thành và hoạt động theo một kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu nhất định (các lợi ích) trong một khoảng thời gian xác định.

- Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường CĐ&ĐH

Mục đích của đầu tư xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH ở nước

ta là vì sự phát triển bền vững của nền giáo dục quốc dân nói riêng và sự pháttriển bền vững của toàn xã hội nói chung Đối với hoạt động đầu tư xây dựngCSVC với nhiệm vụ chính là tạo ra hệ thống các nhà trường CĐ&ĐH nước tatheo chuẩn mực nhất định Mặt khác, số lượng các nhà trường CĐ&ĐH côngtrong hệ thống giáo dục nước ta rất lớn, do vậy đối với việc đâu tư xây dựngCSVC ở các trường cao đẳng và đại học phải đảm bảo xây dựng CSVC đạtđược những yêu cầu đề ra về các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng với chi phíthấp nhất

Trang 26

Hoạt động đầu tư xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH là một hoạtđộng đầu tư sử dụng phần lớn là vốn ngân sách nhà nước, vốn của các cơ sởgiáo dục và vốn huy động do XHH giáo dục để đầu tư xây dựng mới các côngtrình hoặc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các dự án đầu tư xây dựng trong cácgiai đoạn trước nhằm tạo ra các CSVC phục vụ cho các trường CĐ&ĐH thựchiện tốt nhiệm vụ của mình, tạo điều kiện cho hoạt động đào tạo trong nhàtrường đạt hiệu quả tối ưu Từ đó tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và pháttriển của đất nước

Do đó có thể hiểu, Quản lý đầu tư xây dựng CSVC trong các nhàtrường CĐ&ĐH là hoạt động bỏ vốn ra để đầu tư, xây dựng các công trìnhmới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình và các dự án đã đầu tư trước

đó nhằm tạo ra CSVC, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động đào tạo của nhàtrường Do vậy, trong đề tài này chúng tôi xác định khái niệm quản lý đầu tưxây dựng cơ sở vật chất cho các trường CĐ&ĐH như sau:

Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học là tác động có mục đích của người quản lý nhằm đảm bảo xây dựng

cơ sở vật chất đạt được những yếu cầu đề ra về các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng với chi phí thấp nhất Nhằm tạo ra hệ thống các nhà trường cao đẳng và đại học có cơ sở vật chất đáp ứng chuẩn mực nhất định nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trình độ cao đẳng và đại học nước ta trong giai đoạn hiện nay

Quản lý đầu tư xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH vừa mangtính kinh tế, giáo dục, lại vừa mang tính khoa học giáo dục cho nên trongquản lý một mặt phải tuân thủ theo yêu cầu chung về quản lý kinh tế và quản

lý khoa học, mặt khác cần phải cần phải tuân thủ theo các yêu cầu quản lýgiáo dục

Trang 27

- Yêu cầu chung của quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường CĐ&ĐH

Để quản lý đầu tư xây dựng CSVC trong các trường CĐ&ĐH, nhàquản lý cần nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu của công tác quản lýđầu tư xây dựng CSVC trường học Trong đó, nhà quản lý cần lưu ý một sốkhía cạnh chính sau:

1) Xây dựng quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường theonăm học hoặc theo giai đoạn;

2) Xây dựng kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trườngtheo từng năm học cụ thể hoặc theo từng giai đoạn;

3) Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chấtcho nhà trường trong năm học hoặc theo từng giai đoạn cụ thể;

4) Lập kế hoạch chi tiết tiến hành quản lí, giám sát, vốn đầu tư xâydựng cơ sở vật chất cho nhà trường;

5) Kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư xây dựng cơ

- Nguyên tắc bố trí hợp lí và thuận lợi;

- Nguyên tắc kịp thời và hiệu quả;

- Nguyên tắc tuân thủ quy trình quản lý

Trang 28

1.2.2.3 Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các trường CĐ&ĐH

a Giới thiệu chung về Bộ KH&ĐT:

Bộ KH&ĐT là cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năngquản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê; quy hoạch pháttriển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu

tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam

ra nước ngoài; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu côngnghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác; quản lý nguồn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành lập,phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; quản lý nhànước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của

Bộ theo quy định của pháp luật

b Các chức năng nhiệm vụ của Bộ KH&ĐT:

+ Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước

+ Tham mưu về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể

+ Tham mưu về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất

+ Quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước

+ Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật

Như vậy, chức năng và nhiệm vụ chính của Bộ KH&ĐT đối với nhiệm

vụ xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH chính là chức năng: “Quản lý

Trang 29

Nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật”.

c Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các trường CĐ&ĐH

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến việcđầu tư xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH - nơi tổ chức đào tạo tri thứcchất lượng cao cho xã hội Hội nghị BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam lần

thứ hai khóa VIII đã yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục đào tọa và tăng cường cơ sở vật chất trường học Sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất giáo dục – đào tạo”.

Nhà nước ta đã giao trực tiếp cho Bộ KH&ĐT nhiệm vụ lên kế hoạch,duyệt kế hoạch, cấp vốn đầu tư XDCB cho các trường CĐ&ĐH Việc quản lý

sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH sao cho hiệuquả nhất, thực hiện đúng theo quy trình, sử dụng hiệu quả vốn được cấp theođúng yêu cầu và quy định

Dựa vào chức năng và nhiệm vụ cụ thể, những nội dung chính trongquản lý đầu tư xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH của Bộ kế hoạch vàđâu tư gồm các nội dung cơ bản sau:

1) Xây dựng quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trườngcao đẳng, đại học;

2) Xây dựng kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trườngcao đẳng, đại học;

3) Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư cho các trường cao đẳng

và đại học;

4) Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách chocác Bộ, ngành đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường caođẳng và đại học;

Trang 30

5) Quyết định định mức phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chocác trường cao đẳng và đại học theo năm học hoặc theo giai đoạn;

6) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sư dụng vốn đầu tư xây dựng

cơ sở vật chất đối với các trường cao đẳng và đại học

Để đưa ra biện pháp quản lý đầu tư xây dựng CSVC của Bộ KH&ĐTđối với các trường CĐ&ĐH cần dựa vào một số nguyên tắc sau:

- Phải quản lý theo quy hoạch

- Phải căn cứ vào các vấn đề còn tồn tại cần phải giải quyết của việcđầu tư xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH hiện nay; việc quản lý vềvấn đề này – những tồn tại và bất cập trong các khâu quản lý cần phảikhắc phục

- Phải phù hợp với các điều kiện, các yếu tố và các bộ phận có liênquan đến việc đầu tư xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH

- Phải có tính khả thi;

- Phải đảm bảo hiệu quả của công tác đầu tư xây dựng CSVC;

- Nếu là biện pháp tổng hợp gồm một số biện pháp thì các biện phápphải thuận với nhau

Các nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại

và đan xem vào nhau, tuy nhiên từng nguyên tắc có tính độc lập tương đối,điều cốt yếu là các biện pháp sử dụng phải có sự phối hợp hài hòa và hỗ trợlẫn nhau Biện pháp quản lý là tác động quan trọng của quyết định quản lí,biện pháp đúng sẽ làm biến đổi đối tượng quản lý theo hướng tích cực vàngược lại Việc xác định các nội dung quản lí đã khó nhưng việc việc xácđịnh được các biện pháp đúng lại càng khó hơn Kế hoạch và biện pháp là vấn

đề đòi hỏi sự tập trung năng lực của người quản lý, chúng rất cần thiết choviệc quản lý, cải tiến công tác quản lí ở những hệ quản lý phức tạp và đa dạngnhư vấn đề đầu tư xây dựng CSVC

Trang 31

Trong thực tế công tác quản lý đầu tư xây dựng CSVC chúng ta thườnggặp các loại biện pháp sau:

1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ

sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các trường CĐ&ĐH ở Việt Nam

1.2.3.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư xây dựng CSVC cho các trường ĐH&CĐ

Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cao cho giáo dục trong suốt 10 năm qua,đến năm 2008 đã đạt 20% tổng chi ngân sách như Nghị quyết của Quốc hội.Phần chi của nhà nước giữ vai trò quyết định sự phát triển của hệ thống giáodục quốc dân

Nhà nước đã ban hành một số định mức phân bổ ngân sách chi thườngxuyên và chi đầu tư cho giáo dục; một số văn bản về phân cấp quản lý và sửdụng ngân sách giáo dục nhằm tăng quyền tự chủ tự, chịu trách nhiệm về tàichính của các cơ sở giáo dục Một số chính sách cấp học bổng, miễn giảm họcphí và cho vay đi học đối với học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách vàngười nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện công bằng

xã hội

Trang 32

Một số quy định về kiểm tra, giám sát và công khai sử dụng tài chính ởcác cơ sở giáo dục bước đầu đã có tác động tích cực đến nâng cao hiệu quả sửdụng nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục.

1.2.3.2 Khả năng đầu tư của Nhà nước

Năm 2001, NSNN chi cho giáo dục đại học là 1.798 tỷ đồng, chiếm9,11% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo (khoảng 0,37%GDP), năm 2009 là 10.273 tỷ đồng, chiếm 11,7% (khoảng 0,66% GDP) Tínhbình quân mức chi từ ngân sách nhà nước/1 sinh viên công lập năm 2001 là3,74 triệu đồng và năm 2009 là 7,14 triệu đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2001.Mặc dù có sự tăng trưởng, nhưng suất đầu tư cho 1 sinh viên còn thấp, chưa đápứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học

Nguồn NSNN chiếm tỷ lệ lớn (60,84%) trong tổng nguồn thu của cáctrường công lập Nguồn học phí chiếm 32,09% Tổng 2 nguồn này chiếm đến92,93 % tổng thu của trường đại học công Cơ chế phân bổ NSNN cho cáctrường đại học công lập mới chỉ dựa trên cơ sở giữ ổn định ngân sách hàngnăm, còn mang tính bình quân, chưa có những tiêu chí gắn với việc nâng caochất lượng và hiệu quả đào tạo của mỗi trường, cũng như chưa dựa trênnguyên tắc cạnh tranh

1.2.3.3 Năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước và các trường CĐ&ĐH

Phương thức phân bổ và quản lý tài chính hiện nay giữa các bộ, ngànhtrung ương và giữa trung ương với địa phương cho thấy sự bất cập trong quản

lý, giám sát nguồn ngân sách cho giáo dục, không tổng hợp được đầy đủ tìnhhình thu chi đối với các đơn vị ngoài công lập Việc kiểm tra, phê duyệt quyếttoán thu chi hàng năm là trách nhiệm của cơ quan chủ quản và cơ quan tàichính đồng cấp Như vậy, Bộ GD&ĐT không quản lý ngân sách toàn ngành,

Trang 33

thiếu thông tin để tổng hợp, theo dõi và đánh giá hiệu quả đầu tư của NSNNnhà nước cho lĩnh vực giáo dục

Việc giao kế hoạch thu chi ngân sách hàng năm chưa gắn với kế hoạchphát triển trung hạn và dài hạn của ngành, gây khó khăn cho việc chủ độngsắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách

và dự kiến kinh phí theo trần ngân sách được xác định trước để cân đối giữanhu cầu chi với khả năng nguồn lực tài chính công

Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tàichính trong các cơ sở giáo dục công lập chưa phát huy được hiệu quả Vớinguồn ngân sách cấp hàng năm còn hạn hẹp và mức thu học phí rất thấp nêncác cơ sở giáo dục không thể có đủ nguồn lực để bổ sung thu nhập cho giáoviên và tăng cường trang thiết bị, CSVC nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Mặc dù đã có chủ trương và chính sách khuyến khích XHH giáo dục,tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế hữu hiệu nhằm huy động nhiều hơn nữa cácnguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục

Năng lực quản lý của một số cán bộ quản lý các dự án cấp cơ sở hạnchế, chưa đáp ứng được các yêu cầu chung của công tác quản lý, các Banquản lý dự án cấp cơ sở chưa quen với các thủ tục tài chính và mua sắm đấuthầu của các nhà tài trợ Công tác giám sát của chủ dự án và Ban quản lý dự ánchưa được coi trọng đúng mức, chủ yếu dựa vào đánh giá của các nhà tài trợ

1.2.3.4 Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường CĐ&ĐH

- Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, môi trường xã hội, màtrước hết là sự phát triển về kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước có ảnhhưởng to lớn đến định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT Sự chuyểnđổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã dẫn tới sự phát triển vàbiến đổi to lớn về kinh tế, xã hội của đất nước Đây là một nhân tố quan trọng

Trang 34

làm thay đổi định hướng giá trị của các tầng lớp nhân dân, trong đó có thế hệtrẻ nước ta Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:

Sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước làm thay đổi các nhu cầu củacon người Nhu cầu của người dân ngày nay được nâng cao về chất lượng, đadạng về hình thức, về các phương thức thoả mãn, nhất là ở khu vực đô thị vàcác vùng ven đô Cùng với việc phát triển các nhu cầu vật chất là việc hướngtới thoả mãn các nhu cầu tinh thần nhiều hơn các nhu cầu vật chất Trong cơcấu chi tiêu của các gia đình hiện nay, nhất là ở khu vực đô thị thì việc chicho các nhu cầu tinh thần ngày càng tăng lên, chi cho các nhu cầu vật chấtgiảm Xu hướng này đã và đang tác động mạnh đến định hướng giá trị nhâncách của các em Các giá trị nhân cách mà các em lựa chọn phải làm sao phùhợp với sự phát triển của xã hội Khi nhu cầu xã hội phát triển cao thì địnhhướng giá trị nhân cách của các em cũng được nâng cao hơn

Sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước cũng làm cho các em tiếpnhận được nhiều thông tin hơn Lượng thông tin mà các em nhận được hiệnnay từ các kênh giao tiếp khác nhau là rất lớn ở đây có các thông tin về tìnhhình trong nước, nước ngoài, về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.Các thông tin này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự xác định và lựa chọn các giátrị nhân cách của các em Sự tác động này theo cả hai xu hướng: tác động tíchcực và tác động tiêu cực

Sự tác động tích cực thể hiện ở chỗ khi các em tiếp nhận được cácthông tin mới các em có cơ sở tốt để phân tích các vấn đề, lựa chọn cho mìnhnhững giá trị phù hợp, lựa chọn cho mình những hành động và cách ứng xửphù hợp với bản thân và với những người xung quanh mình

Sự tác động tiêu cực thể hiện ở chỗ khi các em tiếp thu các thông tinkhông có sự phân tích, chọn lọc đã dẫn tới nhiều em tiếp nhận các giá trịkhông phù hợp với bản thân, gia đình và xã hội Trong những năm gần đây đã

Trang 35

có không ít em phát triển nhân cách lệch lạc, trở thành tội phạm, có nhữnghành vi lệch chuẩn do các em học tập, bắt chước các mẫu người qua phimảnh, báo chí nước ngoài, qua mạng internet Một số em bị tiêm nhiễm và trởthành những con người coi trọng đồng tiền, chỉ biết sống hưởng thụ, ngại laođộng, phấn đấu và cống hiến, sống ích kỷ, ít quan tâm đến người thân, kể cả

bố mẹ mình và những người khác

Có thể nói có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nhân cáchcủa học sinh THPT, nhưng những yếu tố được phân tích ở trên là những yếu

tố ảnh hưởng nhiều hơn, rõ nét hơn

- Công tác phối hợp việc kiểm tra đánh giá của các sở ban ngành và cácnhà trường trong quá trình đầu tư xây dựng CSVC;

- Sự quan tâm đồng thuận của các cấp chính quyền, các tầng lớpnhân dân, giảng viên, sinh viên, phụ huynh học sinh và nhân dân trên địabàn nhà trường;

- Công tác XHH giáo dục

Trang 36

Tiểu kết Chương 1

Công tác quản lí nói chung, quản lý đầu tư xây dựng CSVC của BộKH&ĐT cho các trường CĐ&ĐH nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trongviệc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường CĐ&ĐH hiện nay Vì vậy,các nhà quản lí thuộc Bộ KH&ĐT trực tiếp thực hiện chức năng và nhiệm vụnày cần phải nắm vững và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đượcquy định; hiểu biết khoa học quản lý giáo dục Lý luận là cơ sở cho việc thựchiện chức năng quản lý, lý luận phải gắn liền với thực tế, có như thế mới giảiquyết được những vấn đề nảy sinh trong quá trình trực tiếp thực hiện việc đầu

tư xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH

Từ khái niệm và lí luận quản lí, quản lý giáo dục, quản lý đầu tư xâydựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH của Bộ KH&ĐT chúng tôi đã đề xuấtkhung lý thuyết về quản lí đầu tư xây dựng CSVC của Bộ KH&ĐT cho cáctrường CĐ&ĐH như sau:

1) Xây dựng quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trườngcao đẳng, đại học;

2) Xây dựng kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trườngcao đẳng, đại học;

3) Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư cho các trường cao đẳng

và đại học;

4) Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách chocác Bộ, ngành đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường caođẳng và đại học;

5) Quyết định định mức phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chocác trường cao đẳng và đại học theo năm học hoặc theo giai đoạn;

6) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sư dụng vốn đầu tư xây dựng

cơ sở vật chất đối với các trường cao đẳng và đại học

Dựa trên khung lý thuyết này đề tài đã có được phương pháp luận đúngđắn để tiến hành xây dựng bộ công cụ và điều tra khảo sát cũng như đánh giáthực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý đầu tư xấy dựng CSVC của BộKH&ĐT đối với các trường ĐH&CĐ ở nước ta trong giai đoạn 2012 – 2015

Trang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG

VÀ ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Tổng quan thực trạng các trường đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay

Tính đến tháng 6/2010, cả nước có 410 trường đại học, cao đẳng(không kể các cơ sở đào tạo thuộc khối quốc phòng - an ninh) gồm: 179trường đại học, 231 trường cao đẳng (bao gồm cả các trường đại học thànhviên của các đại học) Trong đó số trường ngoài công lập là 77 (47 trường đạihọc, 30 trường cao đẳng) và số cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc các địaphương quản lý là 16 trường Với quy mô sinh viên đại học, cao đẳng trongnăm học 2008-2009 là 1,72 triệu, tính ra tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân củaViệt Nam là 200 sinh viên/vạn dân - đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010

Tại thời điểm hơn 10 năm trước (năm học 1987-1988), mạng lưới giáodục đại học (GDĐH) trong cả nước mới chỉ có 101 trường đại học, cao đẳngvới quy mô hơn 113.136 sinh viên nhưng đến năm học 2008 - 2009, số cơ sởgiáo dục đại học đã tăng 3,72 lần về số lượng trường và tăng 15,20 lần về quy

Trang 38

Một số đặc trưng của giáo dục đại học của Việt Nam về phân bố mạnglưới trường, cơ quan chủ quản, mô hình trường, ngành nghề đào tạo, đội ngũgiảng viên có thể tóm tắt như sau:

2.1.1 Về phân bố mạng lưới trường

Nhìn chung, mạng lưới các cơ sở GDĐH của Việt Nam phân bố khôngđồng đều theo các vùng trong cả nước, chủ yếu được xây dựng tập trung tạivùng kinh tế phát triển đặc biệt là các thành phố lớn tại Hà Nội và Thành phố

Hồ Chí Minh Vùng Đồng bằng sông Hồng có mạng lưới trường và quy môđào tạo lớn nhất cả nước chiếm khoảng 33%, tiếp đến là vùng Đông Nam Bộchiếm hơn 20%, thấp nhất là vùng Tây Bắc chiếm khoảng 1,5% và vùng TâyNguyên chiếm khoảng 5% quy mô đào tạo của cả nước

Phần lớn cơ sở GDĐH được thành lập sau năm 1998 trên cơ sở các quyhoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt theo các thời kỳ tại Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001,Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 và Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáodục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020

Hiện tại, mạng lưới các trường đại học, cao đẳng tiếp tục được củng cố

và mở rộng theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạiQuyết định 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 Một số trường đại học, caođẳng tư thục đã được thành lập ở những địa phương có điều kiện phát triển và

có nhu cầu Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chínhphủ đã ký quyết định thành lập 7 trường ĐH (trong đó có 2 trường tư thục)

2.1.2 Về cơ quan quản lý

Hiện tại, cơ quan chủ quản của các trường đại học, cao đẳng ở ViệtNam là các Bộ/ngành, địa phương và các tổ chức kinh tế-chính trị-xã hội.Trong đó: Hai đại học Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm khoảng

Trang 39

3% tổng số trường toàn quốc; Bộ GD&ĐT quản lý 30% tổng số trường toànquốc đại diện là các trường Bách Khoa Hà Nội, Xây dựng, Kinh tế, cáctrường thuộc Đại học Huế, Đại học Tây Nguyên, Đại học Đà Nẵng, v.v; sốtrường thuộc địa phương quản lý chiếm khoảng 32% và còn lại là trườngthuộc các Bộ/ngành như đại học Y, Kiến Trúc, Thủy Lợi, Học viện Ngânhàng, v.v

2.1.3 Về mô hình trường

Trước năm 1988, tại Việt Nam chỉ có một loại hình trường công lậpđược hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm và hiện nay trường cônglập vẫn chiếm vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam

Từ cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập đầu tiên là Trung tâm đại họcThăng Long được thành lập năm 1988, đến năm học 2008-2009, trong cảnước đã có 77 cơ sở GDĐH ngoài công lập Các cơ sở đào tạo đại học ngoàicông lập đã và đang trở thành một bộ phận đáng kể trong mạng lưới của cáctrường đại học, cao đẳng của Việt Nam Tuy nhiên, phân bố phân bố mạnglưới trường đại học, cao đẳng ngoài công lập vẫn không đồng đều trong cảnước, mới chỉ tập trung vào các vùng có trình độ phát triển cao hơn Theo sốliệu của các hiệp hội các trường đại học, cao đẳngngoài công lập Việt Namnăm 2009, số cơ sở GDĐH phân bố theo các vùng như sau: Đồng Bằng sôngHồng chiếm 31,81%, Đông Nam Bộ chiếm 41,27%, các vùng còn lại chỉchiếm 26,92%

Theo Luật Giáo dục năm 2005, GDĐH chỉ có 2 loại hình là công lập và

tư thục Tuy nhiên, cho do lịch sử để lại, các cơ sở GDĐH ngoài công lập tạiViệt Nam hiện vẫn còn có 3 loại hình là bán công, dân lập và tư thục Theoquy định, các trường dân lập và bán công phải chuyển đổi thành trường cônglập hoặc chuyển sang loại hình tư thục Hiện tại, số trường đại học, cao đẳng

Trang 40

tư thục chiếm 62,30%, dân lập chiếm 34,42% và bán công chiếm 3,28% trongtổng số các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.

2.1.4 Về ngành nghề đào tạo

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy mô tuyển sinh

và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng thành lập từ năm 1998 đến naytheo các nhóm ngành như sau: các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật - Côngnghệ chiếm tỷ lệ cao nhất với 35,11%; các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế -Quản trị kinh doanh chiếm tỷ lệ 23,41%; các ngành thuộc nhóm ngành Sưphạm chiếm tỷ lệ 19,48%; tiếp theo là các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học

Xã hội; Nông - Lâm - Ngư nghiệp; Khoa học sức khoẻ;… Trong nhóm ngành

Kỹ thuật - Công nghệ thì ngành Công nghệ Thông tin chiếm tỷ lệ cao nhất với22,16%; trong nhóm ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh thì ngành Kế toánchiếm tỷ lệ cao nhất với 35,93% và Quản trị kinh doanh chiếm 32,34%; trongnhóm ngành Khoa học sức khoẻ thì ngành Điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất62,79%; nhóm ngành Khoa học Xã hội thì ngành Tiếng Anh chiếm tỷ lệ caonhất 30,95% Nhìn chung, việc mở các ngành đào tạo của các trường đảm bảođúng quy trình và thủ tục từng bước theo nhu cầu xã hội và năng lực thực tếcủa các trường để đảm bảo chất lượng đào tạo

2.1.5 Về đội ngũ giảng viên

Tổng số giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng là 70.370người, trong đó giảng viên các trường đại học là 44.052 và giảng viên cáctrường cao đẳng là 26.318 Tỷ lệ sinh viên/giảng viên ở các trường đại học là21,8 (961.554 học sinh trên giảng viên), ở các trường cao đẳng là 25,68 sinhviên/giảng viên Tuy nhiên, vẫn còn một số trường đại học, cao đẳng tỷ lệ nàytrên 40 sinh viên/1giảng viên Về trình độ, tỷ lệ giảng viên các trường đại học

có trình độ sau đại học năm 2010 là 60,26%, trong đó tỷ lệ giảng viên có trình

Ngày đăng: 31/07/2015, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w