1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

GIÁO án TIẾT GIÁO dục sức KHỎE RĂNG MIỆNG

16 2,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

MỤC TIÊU GIÁO DỤC Sau khi học xong bài này, trẻ có thể:  Mô tả được các đặc điểm của một hàm răng đẹp.. Sử dụng nước sinh hoạt có nhiễm sắt oxyt như nước giếng cũng có thể gây đổi màu 

Trang 1

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN NHA KHOA CÔNG CỘNG

GIÁO ÁN TIẾT GIÁO DỤC SỨC KHỎE

RĂNG MIỆNG

Đề tài: làm thế nào để có hàm răng đẹp

Đối tượng giáo dục: học sinh tiểu học lớp 4,5 ( trẻ 9-10 tuổi)

Ngày lên lớp:

Dự kiến thời gian lên lớp:

Sinh viên: PHAN SĨ TRUNG – LỚP RHM10 – TỔ 2

I MỤC TIÊU GIÁO DỤC

Sau khi học xong bài này, trẻ có thể:

 Mô tả được các đặc điểm của một hàm răng đẹp

 Chải răng được theo phương pháp Bass cải tiến

 Liệt kê được các thức ăn tốt cho răng

 Mô tả được các bước tự kiểm tra răng miệng

II NỘI DUNG GIÁO DỤC

1 Giới thiệu về răng và mô nha chu

Đơn vị cấu tạo và chức năng của bộ răng là cơ quan răng Mỗi cơ quan răng bao gồm răng và mô nha chu xung quanh răng

a) Răng

Răng là bộ phận trực tiếp nhai nghiền thức ăn Răng được cấu tạo từ men răng, ngà răng (mô cứng) và tủy răng (mô mềm)

Trang 2

 Men răng là mô cứng nhất và có thành phần khoáng hóa cao nhất trong cơ thể

 Ngà răng là một lớp cứng nằm bên dưới men răng, có độ khoáng hóa cao nhưng thấp hơn men răng

 Tủy răng là mô liên kết nằm trong hốc tủy của răng, chứa các mạch máu nuôi dưỡng răng và thần kinh cảm giác cho răng

b) Mô nha chu

Mô nha chu là bộ phận giữ và nâng đỡ răng, đồng thời nhận cảm, tiếp nhận và dẫn truyền lực nhai

Mô nha chu bao gồm: xê măng, dây chằng nha chu, xương ổ răng, nướu

 Xương ổ răng là phần xương hàm có các chân răng, phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của chân răng, tiêu biến khi răng mất

 Nướu răng là phần tiếp nối của niêm mạc miệng che phủ xương ổ và bao quanh cổ răng

 Dây chằng nha chu là lớp mô liên kết nhiều tế bào và sợi, ở giữa bề mặt chân răng và xương ổ răng, bao quanh chân răng, nối răng vào xương ổ

 Xê măng là phần mô liên kết khoáng hóa, không mạch máu, tạo thành một lớp bao phủ quanh chân răng

Trang 3

2 Đặc điểm của hàm răng đẹp

a) Màu sắc

Bình thường, răng có màu trắng, hơi ánh màu vàng của ngà răng bên dưới

Đổi màu răng ở trẻ có nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân ngoại sinh và nguyên nhân nội sinh

Nguyên nhân ngoại sinh:

 Thực phẩm và đồ uống: các thức uống như trà, cà phê hay đồ uống có gas làm cho răng xỉn màu Sử dụng nước sinh hoạt có nhiễm sắt oxyt (như nước giếng) cũng có thể gây đổi màu

 Mảng bám: vệ sinh răng miệng không đúng cách gây tích tụ mảng bám trên

bề mặt răng làm thay đổi màu sắc của răng

 Vật liệu nha khoa: miếng trám hay các phục hồi bằng kim loại gây nhiêm màu mô răng Ví dụ như miếng trám amalgam thường làm cho răng nhiễm màu nâu đen

Nguyên nhân nội sinh

 Thuốc: sử dụng thuốc kháng sinh tetracycline và minocyline trong thời kì hình thành mầm răng gây đổi màu răng Mức độ nhiễm màu tỉ lệ thuận với liều lượng và thời gian dùng thuốc Nhiễm sắc do thuốc thường là những vệt màu sậm đối xứng hai bên ở cùng cặp răng Nước súc miệng có chứa

chlorhexidine cũng có thể làm răng nhiễm màu nâu xám

 Nhiễm fluor: sử dụng fluor nồng độ cao trong thời gian dài làm thay đổi cấu trúc và màu sắc men răng Biểu hiện thay đổi theo mức độ nhiễm fluor, từ đốm trắng đục rải rác cho đến các vệt màu sậm che phủ bề mặt men răng

 Bệnh lí: bất tương hợp Rhezus, rồi loạn chuyển hóa Porphyrin, hẹp tắc ống dẫn mật và viêm gan sau sinh có thể gây đổi màu răng

b) Cấu trúc răng

Trang 4

Mô cứng của răng được cấu tạo từ men răng và ngà răng Răng có bề mặt phẳng, láng

Các mô cứng của răng hình thành qua ba giai đoạn chính: biệt hóa, chế tiết và trường thành (tức khoáng hóa) Trong quá trình phát triển, những bất thường có thể ngắn cản sự tạo thành men ngà và đưa đến các rối loạn như: sinh men bất toàn, sinh ngà bất toàn, , thiểu sản men…Biểu hiện trên răng có thể mức độ nhẹ như lóm nhẹ nông hay mức độ nặng hơn như lõm, rãnh sâu trên bề mặt răng

Cấu trúc mô răng có thể bị phá hủy do bệnh sâu răng Sâu răng được định nghĩa là bệnh đa yếu tố, trong đó có sự hiện diện của các vi khuẩn lên men carbohydrate để sản xuất axit, gây khử khoáng men răng Sự mất cân bằng giữa quá trình khử khoáng và tái khoáng đưa đên sự hình thành các sang thương sâu răng

Sâu răng tiến triển theo các giai đoạn: sang thương sâu răng sớm (mất khoáng nhẹ, xuất hiện đốm trắng đục ở men răng), sâu ngà (có lỗ sâu mắc thám trâm, đáy có ngà mềm), sâu tủy răng

c) Vị trí của răng trên cung hàm và tương quan hai hàm

 Các răng sắp xếp đều đặn thành cung răng, cung răng thường có hình elip hay parabol

 Có các đường cong cắn khớp tốt (đường cong Spee, đường cong Wilson, mặt phẳng nhai)

 Các răng với độ nghiêng ngoài trong và độ nghiêng gần xa thích hợp (răng không chen chú, không nghiêng, không xoay) Độ nghiêng của răng tạo ra

và góp phần vào tính liên tục về hình dạng cung răng, sự ăn khớp giữa các răng một cách sinh lí, sự hấp thu lực thích hợp khi thực hiện chức năng

 Cung răng trên phủ ngoài cung răng dưới với độ cắn phủ, cắn chìa thích hợp

 Răng trên, dưới có sự ăn khớp xen kẽ múi một cách tuần tự

Trang 5

3.Phương pháp chải răng kiểm soát mảng bám

Chải răng là phương pháp để loại bỏ mảng bám và thức ăn lắng đọng

 Hiệp hội nha khoa Hoa Kì đưa ra lời khuyên về lựa chọn bàn chải là nên lựa chọn bàn chải phù hợp và cảm thấy thoải mái với tay và miệng của người sử dụng

 Nên lựa chọn bàn chải cán thẳng với những sợi dài bằng nhau, có từ 2-4 hàng lông, mỗi hàng 5-12 búi lông, số sợi mỗi bó không quá lớn và có đường kính sợi từ 0,2-0,3mm với đầu sợi được mài tròn

 Nên sử dụng hai bàn chải luân phiên sáng tối, thay bàn chải mỗi 3-4 tháng hoặc khi lông bàn chải bị tưa ra

Lựa chọn kem đánh răng: Nên sử dụng kem đánh răng có mùi phù hợp với sở thích của trẻ và ít tạo bọt, có nồng độ fluor phù hợp

Thời điểm chải răng: chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ

Trình tự chải răng:

Trang 6

 Chải theo thứ tự để tránh bỏ sót: hàm trên trước hàm dưới sau, chải theo mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai, cuối cùng là chải lưỡi

 Chia cung răng thành từng đoạn ngắn khoảng 3-4 răng để chải răng hiệu quả

Phương pháp Bass:

 Chải răng mặt ngoài, trong

 Há miệng vừa phải

 Đặt bàn chải ở ngang đường viền nướu, lông bàn chải hường về phía nướu răng, nghiêng một góc 45 độ so với trục răng

 Ép nhẹ để lông bàn chải lọt vào khe nướu

 Vừa ép vừa dùng lực rung nhẹ và kéo bàn chải tới lui với biên độ nhỏ

 Hất bàn chải về phía mặt nhai

 Một lần chải 3 răng, sau đó chuyển bàn chải sang vùng kế tiếp

Trang 7

Các phương pháp khác

 Chỉ nha khoa

 Nước súc miệng

 Cây cạo lưỡi

4 Chế độ dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng

Những thực phầm tốt cho sức khỏe răng miệng

 Thực phẩm giàu Calci:Theo nhiều nghiên cứu cho thấy các loại thức ăn chứa nhiều canxi như tôm, cua, sữa, phomat có khả năng giúp tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh nha chu, viêm nướu đồng thời giúp kích thích quá trình tái khoáng của răng

 Thực phẩm nhiều chất xơ: việc sử dụng thức ăn nhiều chất xơ rất tốt cho sức khỏe răng miệng, giúp chải rửa các mảng bám thức ăn sau khi ăn, kích thích tiết nước bọt để trung hòa axit Một số loại thức ăn giàu chất xơ như: rau xanh các loại, trái cây

 Vitamin D là loại dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình hấp thu Calci

và Phosphate ở ruột non đồng thời nó còn tham gia vào quá trình củng cố, tạo độ chắc, bền cho răng rất hiệu quả Vitamin D chủ yếu có ở thực phẩm

có nguồn gốc động vật như sữa, gan cá thu, cá hồi, cá ngừ đóng hộp, lòng

đỏ trứng, sữa chua, thịt lợn và ánh sáng mặt trời;

 Vitamin C tham gia vào quá trình hình thành, tái tạo và củng cố các tế bào răng Vitamin C có nhiều trong các thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, các loại củ, ngũ cốc, khoai lang

 Vitamin B1 có tác dụng củng cố, làm chắc răng, chống sứt mẻ, sâu răng rất hiệu quả Loại vitamin thịt lợn, thịt gà, trứng vịt, đỗ xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt

Trang 8

 Thực phẩm chứa flour: Fluor hấp thu vào men răng làm cho răng cứng chắc hơn, đề kháng tốt hơn với axit, từ đó tránh được sâu răng Thức ăn giàu flour gồm cá, sữa tươi, gan, trứng, trà

 Nước: Nước giúp tránh khỏi cảm giác khô miệng, là một trong những

nguyên nhân chính khiến hơi thở hôi, có mùi, và gây sâu răng Nước giúp rửa trôi các mảnh vụn thực phẩm, đường, axit bám trên bề mặt răng

Những thực phẩm có hại cho sức khỏe răng miệng

 Nước uống có gas: Lượng đường và axit có trong nước uống có gas có hại cho cả cơ thể lẫn răng bé Nước uống có gas được làm ngọt nhân tạo có chứa các axít gây hại cho răng như phosphoric và citric

 Thực phẩm nhiều đường: tần suất và cách thức sử dụng thực phẩm này ảnh hưởng tới quá trình sâu răng Các loại kẹo dính thường bám rất dai dẳng trên bề mặt và trong các kẽ răng Trong khi đó, các loại kẹo cứng và kẹo mút cũng không tốt cho răng vì chúng rất lâu tan khiến trẻ phải ngậm hoặc mút chúng trong thời gian dài

 Trái cây sấy khô: trái cây khô trải qua quá trình chế biến ít nhiều được bổ sung thêm đường để gia tăng hương vị, đồng thời lượng đường trong trái cây lại càng đậm đặc hơn khi phần nước đã được sấy khô, tạo thêm môi trường phát triển cho vi khuẩn trong miệng, tăng nguy cơ sâu răng

 Thực phẩm giàu axít: các loại trái cây như cam chanh và nước uống chứa axít citric mạnh rất có hại cho răng bé Tuy cam, chanh và bưởi được xem là những thực phẩm lành mạnh nhưng chúng nên được ăn càng nhanh càng tốt

và nên súc miệng sau khi ăn Không nên ngậm một miếng cam hoặc chanh quá lâu

Trang 9

5 Kiểm tra răng miệng thường xuyên

 Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng là rất quan trọng Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa Fluor

 Kiểm tra răng miệng có thể tiến hành thường xuyên tại nhà: kiểm tra tình trạng mảng bám thức ăn, các sang thương sâu răng (lỗ nhỏ sậm màu)

 Phát hiện sớm các tổn thường giúp việc điều trị sớm và dự phòng tiến triển hiệu quả hơn

 Đối với trẻ em, giai đoạn trẻ mọc răng (6 tháng đến 1 năm) được xem là giai đoạn quan trọng cần đi khám nha sĩ Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, Nên cho trẻ đi khám răng lần đầu tiên trong khoảng thời gian giữa lần mọc răng đầu tiên và lúc trẻ được 1 tuổi để giúp trẻ làm quen với môi trường phòng khám nha khoa cũng như được hướng dẫn về cách chăm sóc răng miệng cho trẻ

 Khám răng miệng định kì ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng Khám răng thường xuyên hơn khi trẻ có nguy cơ sâu răng cao hoặc có mối quan tâm khác về sức khỏe nha khoa

 Những công việc tiến hành trong những lần khám răng định kì:

 Đánh giá vệ sinh răng miệng của trẻ và sức khỏe tổng thể, thói quen ăn uống, và nguy cơ sâu răng của trẻ

 Hướng dẫn biện pháp vệ sinh răng miệng thích hợp

 Bổ sung flour hoặc điều trị flour tại chỗ để dự phòng sâu răng

 Đánh giá tác động của những thói quen xấu như sử dụng núm vú giả và mút ngón tay để tư vấn những điều chỉnh thói quen thích hợp

 Điều trị sớm các sang thương sâu răng

Trang 10

III PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

 Phương pháp giáo dục tích cực: lấy trẻ làm trung tâm

 Kể chuyện bằng tranh lật

 Chơi trò chơi

 Củng cố kiến thức bằng đố vui có thưởng

IV GIÁO CỤ

1 Tranh lật

 Tranh 1: khu rừng xanh, những ngôi nhà nâm, ba xì trum

 Tranh 2: Tí Cận và Tí Cô Nương tới trường, Tí Sún ham chơi

 Tranh 3: ngôi nhà kẹo bông và bánh ngọt, lão phù thủy

 Tranh 4: Tí Sún đến nhà lão phù thủy

 Tranh 5: Tí Sún kể lại chuyện cho Tí Cận và Tí Cô Nương

 Tranh 6: Tí Sún ăn kẹo mà không chải răng trước khi đi ngủ

 Tranh 7: Gia đình vi khuẩn với 3 thành viên bố mẹ và con

 Tranh 8: Tí Sún ăn kẹo và đau răng

 Tranh 9: Tí Cận và Tí Cô Nương hỏi thăm Tí Sún

Trang 11

 Tranh 11: Tí Sún hối hận

 Tranh 12: Tí Cận hướng dẫn Tí Sún chải răng theo phương pháp Bass

 Tranh 13: Các thói quen xấu gây hại cho răng

 Tranh 14: Các bước sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng

2 Mẫu hàm và bàn chải

3 Laptop có nhạc và loa

4 Quà cho các bé

V TRIỂN KHAI NỘI DUNG

Giáo cụ Triển khai nội dung

Chuẩn bị

nhạc bài: cả

nhà thương

nhau, lớp

chúng mình

Bước 1: ổn định và khởi động lớp

Sv: Chú chào các con, cô chú là các bác sĩ chăm sóc răng miệng

nè Hôm nay các cô chú đến thăm các con nè Các con có vui không?

Bé: dạ có ạ

Sv: Bây giờ cho cô chú hỏi về các con nha Chú mời con (Sv mời một bạn bất kì) Con tên gì?

Bé: Dạ con tên Nguyễn Văn A Sv: Con mấy tuổi rồi?

Bé: Dạ con 10 tuổi

Sv: Con cho cô chú biết là con học lớp mấy, trường nào không? Bé: Dạ con học lớp 5, trường tiểu học Nguyễn Trãi

Sv: Con ngoan lắm

(nói với cả lớp) thế bây giờ cả lớp có muốn chơi trò chơi không? Các bé: Dạ có ạ

Sv: Bây giờ chúng ta sẽ chơi trò chơi “dàn nhạc giao hưởng” Bây giờ cô chú chia lớp ta 3 nhóm (ứng với 3 dãy) Cô chú sẽ mở một bài hát, cả lớp chúng ta sẽ hát chung nha (bắt bài hát tập thể)

Trang 12

Cô chú đặt tên cho nhóm của các con là Đồ Rê Mi nha Tất cả sẽ hát bài hát tập thể, khi cô chú chỉ một nhóm thì nhóm đó không được hát bằng lời mà hát bằng nốt nhạc của nhóm mình nha Ví

dụ như “đồ đô đố đô đồ” Các nhóm còn lại không hát nha Đội nào hát đúng sẽ có thưởng

Bây giờ chúng ta bắt đầu chơi nha Các con sẵn sàng chưa

Bé: Rồi ạ

Bước 2: giới thiệu mục tiêu và nội dung

Sv: Các con chơi có vui không?

Bé: Dạ có ạ

Sv: thế các con muốn chơi nữa không?

Bé: dạ có ạ

Sv: Trước khi chúng ta chơi tiếp, cô chú hỏi các con nha: mỗi ngày con chải răng mấy lần

(mời một số bé trả lời) Các bé trả lời

Sv: Thế các con có biết chải răng để làm gì không?

Bé: Để không bị sâu răng ạ Sv: Thế răng không bị sâu sẽ thế nào? Răng có đẹp không?

Bé: Dạ có ạ Sv: Vậy các con có muốn răng mình đẹp không nào?

Bé: Dạ có ạ

Sv: Vậy hôm nay, cô chú sẽ chỉ cho các con nhiều cách để có được hàm răng đẹp nha

Tranh 1 Bước 3: Triển khai nội dung

Sv: Chào mừng các con đến với vương quốc Xì trum Các con có

Trang 13

trong một khu rừng xanh mướt Thế các con có biết xì trum thường được gọi bằng gì không?

Bé: dạ bằng Tí a

Sv: Đúng rồi Các xì trum sống trong những ngôi nhà bằng nấm rất dễ thương Có ba xì trum là bạn thân của nhau Tí Cận rất thông minh và chăm chỉ Các con có biết vì sao gọi là Tí Cận không

Bé: dạ vì Tí đeo kính ạ Sv: đúng rồi Tí Cận chăm học, thường xuyên đọc sách nhưng lại đọc sách quá gần nên bị cận thị Chăm học là tốt nhưng các con đừng đọc sách quá gần hay ở những nơi thiếu ánh sáng nha, để giữ gìn đôi mắt thật sáng nha

Tí Sún thì ngược lại, lười biếng mà lại rất thích ăn kẹo Tí Cô Nương thì lại xinh gái và dễ thương

Tranh 2 Sv: Hằng ngày, Tí Cận và Tí Cô Nương cắp sách tới trường Ở

trường, các bạn được cô giáo dạy rất nhiều điều thú vị, như các con đang được học bây giờ Tí Sún lười biếng, không chịu đi học, hay la cà ngoài đường, ham chơi Các con có thấy Tí Sún hư không?

Bé: dạ có ạ

Tranh 3 Sv: Ở gần ngôi làng, có một lão phù thủy xấu xa Lão sống trong

một ngôi nhà bằng kẹo bông và bánh ngọt Những viên kẹo nhiều màu sắc hấp dẫn các bạn nhỏ xì trum, nào xanh, nào hồng, nào

đỏ Lão dùng kẹo bánh để dụ dỗ các xì trum trong ngôi làng Tranh 4 Sv: Một ngày nọ, Tí Sún đang ham chơi, đi ra phía bìa rừng Tí

Sún nhìn thấy ngôi nhà của lão phù thủy đầy hấp dẫn Tí Sún tiến lại gần và gõ cửa Lão phù thủy hí hửng ra mở cửa mời Tí Sụn vào Không cần chờ lão phù thủy dụ dỗ, Tí Sụn tự ý lấy kẹo trong

Trang 14

cái hũ trên bàn ăn ngấu nghiến Lão phù thủy tặng cho Tí Sún thật nhiều kẹo bánh về làm quà cho các bạn trong làng

Tranh 5 Sv: Tí Sún hí ha hí hửng, mang túi bánh kẹo trong tay, thầm nghĩ

chắc các bạn thích lắm Vừa gặp Tí Cận và Tí Cô Nương, Tí Sún liền vội vã khoe chuyện về ngôi nhà kẹo bông và bánh ngọt đầy màu sắc và đưa quà cho các bạn sau khi nghe xong câu chuyện,

Tí Cận giải thích cho Tí Sún về mưu mô độc ác của lão phù thủy,

và tác hại của bánh kẹo Thế nhưng Tí Sún lì lợm không nghe, bỏ ngoài tai lời khuyên của bạn và còn tỏ ra bực mình vì Tí Cận và

Tí Cô Nương không thấy được lòng tốt của mính

Tranh 6 Sv: Từ đó, Tí Sún vẫn thường xuyên đến nhà lão phù thủy và lấy

kẹo bánh về ăn Tí Sún ăn bánh kẹo suốt ngày Đã vậy, Tí Sún lại lười chải răng trước khi đi ngủ Các con thấy Tí Sụn như vậy thì

sẽ như thế nào?

Bé: sẽ bị sâu răng ạ Sv: đúng rồi các con giỏi lắm Các con không nên như Tí Sún nha

Tranh 7 Mỗi buổi tối, sau khi Tí Sún đi ngủ, Tí Sún không hề biết rằng

trong miệng mình đại gia đình vi khuẩn đang tổ chức một bữa tiệc linh đình Vi khuẩn bố : Tối nay nhà ta lại được no say rồi

Vi khuẩn con: Ôiiii! Hương dâu của kẹo ngọt thật quyến rũ

Vi khuẩn mẹ: Nhờ Tí Sún lười đánh răng mà gia đình ta không bao giờ sợ đói

Thế rồi cả gia đình vi khuẩn nói cười cùng nhau, đục đẽo những chiếc răng nhỏ xinh của Tí Sún Thế rồi ngày này qua ngày khác, chúng càng sinh sôi nảy nở nhanh chóng

Ngày đăng: 31/07/2015, 09:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w