1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề BHM UNG THƯ và sức KHỎE RĂNG MIỆNG

73 579 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 4,91 MB

Nội dung

Định nghĩa Ung thư: Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô lân cận hoặc di chuyển đến nơ

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ BỆNH HỌC MIỆNG

UNG THƯ VÀ SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG

“PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ RHM Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ HỐC MIỆNG”

Nhóm sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Trúc

Dương Thùy Duyên

Thái Hữu Đăng Khang

Tổ 05 Lớp RHM2010

Trang 2

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

Nội dung chính:

I Định nghĩa ung thư

II Dịch tễ ung thư hốc miệng III Tiền ung thư hốc miệng

IV Các dạng lâm sàng của bướu thường gặp

V Các dấu chứng lâm sàng nghi ngờ ung thư hốc miệng.

Trang 3

I Định nghĩa Ung thư:

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến

việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và

những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô

lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn)

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

Trang 4

II Dịch tễ của ung thư hốc miệng

Trong các loại ung thư thường gặp trên toàn thế giới, ung thư miệng, họng ở nam chiếm 6% đứng hàng thứ 6 và ở nữ chiếm 2,8% đứng hàng thứ 8 ( Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế Giới IARC,1998)

Ở Việt Nam, ung thư hốc miệng chiếm 6.07%

các loại ung thư (BV Ung bướu TP HCM 1993 – 1996)

Tại Tp HCM, xuất độ ở nam giới là 5, thường gặp hàng thứ 7 và ở nữ giới là 3.8 thường gặp hàng thứ 8 (1996)

Trang 5

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

II Dịch tễ của ung thư hốc miệng

Xuất độ ung thư hốc miệng tăng dần theo tuổi, thường gặp nhất 60 đến 70 tuổi Hơn 90%

người bệnh trên 40 tuổi

Trang 6

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

II Dịch tễ của ung thư hốc miệng

Ung thư hốc miệng thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, với tỉ lệ nam/nữ là 2/1 đến 4/1

Ở Việt Nam, xu hướng giới nam ngày

càng trội, tỉ lệ nam/nữ là 1.05/1 (BVUB, 1996), 1.9/1 (BVUB 2005-2006)

1993-GIỚI TÍNH

Trang 7

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

II Dịch tễ của ung thư hốc miệng

- Vị trí ung thư phản ánh yếu tố nguy cơ

Vd: 3 vị trí nguy cơ ung thư cao ở người nghiện rượu hay thuốc lá: bờ lưỡi, sàn miệng, phức hợp khẩu cái mềm-trụ amidan-tam giác hậu hàm

- Ở nước ta, vị trí ung thư phổ biến nhất ở hốc miệng là lưỡi 2/3 trước Nam giới thường gặp nhất ung thư lưỡi, nữ thường gặp nhất ung thư niêm mạc má

Trang 8

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

II Dịch tễ của ung thư hốc miệng

Các nghiên cứu cho thấy ung thư hốc miệng liên quan đến một số yếu tố:

*Thuốc lá: Nguy cơ tăng theo năm và liều dùng Ở nước ta, 88% bệnh nhân nam ung thư hốc miệng có thói quen hút thuốc (BVUB TP.HCM 2005-2006)

Vị trí ung thư liên quan với vị trí tiếp xúc thuốc lá (nhai, xỉa, đắp dễ gây ung thư ở niêm mạc má và nướu răng)

Trang 9

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

II Dịch tễ của ung thư hốc miệng

*Uống rượu: Sự sinh ung của rượu liên quan đến acetaldehyde gây đột biến gen, đồng thời rượu làm tăng nguy cơ phát triển ung thư do

làm niêm mạc nhạy cảm với các chất sinh ung

*Nhai trầu: Cau là yếu tố sinh ung thư chính

Theo BVUB TPHCM, bệnh nhân nữ ung thư hốc miệng có thói quen nhai trầu chiếm 76.1%

(1993-1996), 43.4% (2005-2006)

Trang 10

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

II Dịch tễ của ung thư hốc miệng

*Nhiễm trùng niêm mạc miệng: HPV type 16

và 18 có liên quan đến ung thư hốc miệng, nhất là carcinoma dạng mụn cóc

*Bức xạ cực tím: liên quan đến ung thư môi, viêm môi do ánh nắng

Trang 11

III Tiền ung thư hốc miệng:

Các tổn thương tiền ung được phân chia thành 2 nhóm

dựa theo nguy cơ hóa ác

1 Nhóm nguy cơ ung thư thấp:

Bạch sản (Leukoplakia)

Bạch sản là một mảng trắng trên niêm mạc không thể sắp xếp vào bất cứ bệnh trạng nào khác về phương diện lâm sàng và giải phẫu bệnh.

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

Trang 12

Bạch sản ở bờ lưỡi (T), ở BN không hút thuốc lá, sinh thiết cho kết quả loạn sản Sau 5 năm không chuyển thành ung thư.

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

Bạch sản thường xuất hiện ở bờ lưỡi, niêm mạc má

Đây là loại tiền ung thư phổ biến nhất , chiếm 85% các tiền ung thư hốc miệng, nhưng tỉ lệ hóa ác nói chung thấp

(0.13-17.5%)

Bạch sản ở niêm mạc má, Bn hút thuốc

lá, sinh thiết cho kết quả loạn sản Sau

3 năm không chuyển thành ung thư.

Trang 13

Lichen phẳng: Nguy cơ hóa ác

thấp, dạng chợt loét có nguy cơ hóa

ác cao hơn các dạng khác

Viêm môi xơ hóa do ánh nắng:

Giới hạn da niêm mất, nhiều nếp nhăn da môi, niêm mạc nhợt nhạt, khô, nứt nẻ hay loét

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

Trang 14

III Tiền ung thư hốc miệng:

2 Nhóm nguy cơ ung thư cao:

nào khác về phương diện lâm sàng và giải phẫu bệnh

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

Trang 15

Thường gặp mặt bên lưỡi, khẩu cái mềm…thường nhầm với một viêm nhiễm

Hồng sản là tiền ung thư quan trọng bậc nhất, cần phải sinh thiết ngay

vì 51% hồng sản đã là carcinoma, 40% là loạn sản nặng hay carcinoma tại chỗ, 9% là loạn sản nhẹ hay vừa

Kết quả sinh thiết: loạn sản

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

Kết quả sinh thiết: Carcinom

tế bào gai ở lưỡi

Trang 17

IV Các dạng lâm sàng của bướu thường gặp:

Carcinom tế bào gai thường có 3 dạng lâm sàng chính là chồi sùi, loét và ăn cứng , đơn thuần hoặc kết hợp Carcinom dạng tuyến và sarcom thường biểu hiện dạng dưới niêm.

Trang 18

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

Dạng chồi sùi ( exophytic

lesion): như bông cải trên

Trang 19

Dạng loét: (ulcerative lesion)

không đều, bờ gồ cứng, đáy lấm tấm hạt,hoại tử, dễ chảy máu, nền sượng cứng, giới hạn không rõ, thường ở lưỡi, sàn miệng

Trang 20

• Dạng ăn cứng: tạo nền sượng cứng, dính, xâm

lấn sâu, giới hạn không rõ, bề mặt niêm mạc

không loét hay loét rất ít.

Trang 21

• Dạng dưới niêm: là một khối cứng dính, niêm

mạc phủ lúc đầu không loét.

Trang 22

V Các dấu chứng lâm sàng nghi ngờ ung thư hốc miệng

Vết loét không lành sau 2 tuần dù đã loại bỏ kích thích, không xác định được nguyên nhân

Tổn thương xơ cứng Tổn thương chồi gồ dạng bông cải hay khối u Mảng trắng, hay đỏ, hay đen

Ổ răng nhổ không lành Răng lung lay không rõ nguyên nhân

ĐẠI CƯƠNG VỀ UNG THƯ HỐC MIỆNG

Đau, dị cảm không rõ nguyên nhân Trở ngại về chức năng như khó nhai, nói, chảy nước bọt nhiều Hạch cổ sờ chạm, nhất là nhiều hạch, cứng, dính, to nhanh.

Trang 23

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HỐC MI NG ỆNG

I PHẪU THUẬT

II XẠ TRỊIII HÓA TRỊ

Trang 24

Mô thức tiêu chuẩn hiện nay là phẫu thuật và xạ trị Hóa trị được dùng ngày càng rộng rãi

Dựa vào vị trí, giai đoạn, loại mô học của ung thư, tuổi, tổng trạng

và sự chấp nhận của BN để lựa chọn phác đồ điều trị.

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HỐC MIỆNG

Trang 25

I Phẫu thuật

Mục đích của phẫu thuật trong điều trị ung thư rất đa dạng:

• Chẩn đoán ung thư

• Cho biết mức độ lan rộng và xâm lấn

• Loại bỏ tất cả hoặc một số tế bào ung thư.

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HỐC MIỆNG

Trang 26

• Biết được chính xác mức

độ ăn lan của ung thư

• Lấy đi phần mô hoại tử ở lõi bướu là phần thường ít đáp ứng với xạ trị

• Ít ảnh hưởng mô xung quanh

• Vị trí vùng miệng khó phẫu rộng nên dễ tái phát

• Do cắt rộng nên để lại di chứng chức năng và thẩm mỹ

Ưu điểm

Nhược điểm

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HỐC MIỆNG

I Phẫu thuật

Trang 27

+ Trong mô mềm: Phẫu thuật

cắt rộng bướu (rìa diện cắt

cách xung quanh bướu 1.5cm

trong mô mềm có dạng lâm

sàng bình thường)

+ Trong xương: Phẫu thuật cắt

xương hàm (rìa diện cắt cách

bướu 2cm trong mô xương có

dạng x-quang bình thường)

Điều trị bướu nguyên phát

Chủ yếu là nạo hạch cổ , gồm các loại

+ Nạo hạch cổ toàn bộ + Nạo hạch cổ chọn lọc + Nạo hạch cổ mở rộng

Nạo hạch cổ phòng ngừa chỉ định trong ung thư lưỡi (2/3 trước) do khoảng 1/3 trường hợp N0 nhưng đã di căn hạch

âm thầm.

Điều trị hạch cổ di căn

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HỐC MIỆNG

I Phẫu thuật

Trang 28

II Xạ trị

Xạ trị ung thư sử dụng bức xạ ion hóa và tia X mang năng lượng cao để phá vỡ các tế bào ung thư nhằm làm cho các tế bào ung thư không còn khả năng sinh sản và làm cho khối u co lại

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HỐC MIỆNG

Xạ trị trong là phương

pháp điều trị cho liều xạ

rất cao nhưng khu trú tại

chỗ, bằng cách đặt nguồn

đồng vị phóng xạ trong

bướu.

Xạ trị ngoài dùng điều trị

khi bướu lớn, lan rộng nhiều vùng, khít hàm, điều trị tạm bợ, điều trị hỗ trợ.

Xạ trị tạm bợ khi ung thư không thể chữa khỏi do giai đoạn quá trễ Mục đích điều trị

để giảm triệu chứng đau, nghẽn tắc, chảy máu.

Trang 29

• Trường chiếu rộng tiêu diệt cả

những tế bào ung thư ở vùng rìa

tổn thương nên an toàn hơn

• Không lấy mô nên bảo tồn chức

năng và thẩm mỹ

• Gây nhiều biến chứng

• Có thể thất bại khi bướu

lớn, bướu không nhạy tia,

bướu xâm lấn xương

Ưu điểm

Nhược điểm

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HỐC MIỆNG

II Xạ trị

Phác đồ xạ trị thường dùng:

* 66-70Gy, phân liều 2Gy trong 6.5 tuần đến 7 tuần đối với bướu trên lâm sàng

* 50Gy phân liều 2Gy trong 5 tuần đối với bướu âm thầm vi thể

Trang 30

III.Hóa trị

Hóa trị ung thư là phương pháp dùng thuốc (các hoá chất chống ung thư) để chữa bệnh, thường được áp dụng để chữa các ung thư của hệ thống tạo huyết (bệnh bạch cầu, U limphô ác tính…), điều trị tạm bợ, tái phát, di căn xa

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HỐC MIỆNG

Đơn hóa trị thường sử dụng methotrexate, cisplatin, 5-FU

Đa hóa trị trong trường hợp tái phát, hóa trị dẫn đầu, thường dùng cisplatin phối hợp với 5-FU hay methotrexate.

Trang 31

• Có thể làm khối u thu nhỏ giúp

xạ trị hay phẫu thuật dễ dàng

hơn.

• Tiêu diệt các tế bào ung thư còn

sót sau phẫu thuật, xạ trị.

• Có nhiều tác dụng phụ độc

hại

• Đắt tiền

Ưu điểm

Nhược điểm

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HỐC MIỆNG

III Hóa trị

Trang 32

IV Điều trị đa mô thức:

Phối hợp để tăng thành công và giảm biến chứng

như phẫu thuật kết hợp xạ trị hay hóa trị kết hợp

phẫu thuật và xạ trị.

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HỐC MIỆNG

Trang 33

*Hốc miệng là nơi có ưu thế xảy ra các biến chứng khi điều trị ung thư vùng đầu cổ.

*Chăm sóc răng miệng sẽ giúp giảm nhẹ các biến chứng xảy ra và phòng ngừa các biến chứng khác xảy ra.

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO

BỆNH NHÂN UNG THƯ

Trang 34

I/ Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân xạ trị:

- Biến chứng muộn: teo, khô, xạm da, giãn mạch, xơ hóa

A.Hình ảnh viêm da của bệnh nhân đang xạ trị

B 1 tuần sau xạ trị

C 40 ngày sau xạ trị

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Trang 35

Viêm niêm mạc miệng do xạ (Mucositis)

Xảy ra sau khi xạ trị 1-2 tuần Niêm mạc miệng bỏng rát, phù nề,

đỏ đau, có thế có những vết loét phủ giả mạc, hồi phục vài tuần sau ngưng xạ Nếu nặng có thể dẫn tới hoại tử niêm mạc miệng

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Trang 36

Khô miệng (Xerostomia)

*Giảm tiết nước bọt bắt

đầu khi xạ được khoảng

6-10Gy Sự giảm nước

bọt có thể hồi phục sau

6-12 tháng ngưng xạ

*Nhưng không thể hồi

phục nếu liều xạ từ 50

Gy trở lên, hoàn toàn

không có nước bọt nếu

liều xạ từ 70Gy trở lên.

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Trang 37

Rối loạn vị giác (Taste lost)

*Do tổn thương các tế bào nụ vị giác hay các sợi thần kinh vị giác, khô miệng góp phần làm nặng thêm triệu chứng

*Có thế hồi phục sau 4 tháng sau xạ , hoặc có thể mất vị giác vĩnh viễn.

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Trang 38

Đa sâu răng

Nguyên nhân chính là do

sự thiếu nước bọt và thay

đổi thành phần nước bọt

Sâu răng bò lan vòng

quanh cổ răng, sâu ở các

mặt thân răng, sâu ở nhiều

răng

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Trang 39

Khít hàm (Trismus)

Xảy ra nếu các cơ nhai và khớp thái dương hàm nằm trong vùng chiếu xạ do mô cơ bị thiếu máu nuôi và xơ hóa Rất khó điều trị nên cần phòng ngừa và phát hiện sớm

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Trang 40

Đây là một trong những biến chứng nặng nhất của xạ trị ung thư đầu mặt cổ.

3H Tissue: Hypovascular – Hypocellular – Hypoxic) Nguy cơ

hoại tử xương hàm tăng theo thời gian và tồn tại suốt đời.

Yếu tố khởi phát hoại tử xương hàm có thể là nhiễm trùng hay chấn thương do nhổ răng, lấy vôi răng, chấn thương do hàm giả,

viêm nha chu, nhiễm trùng quanh chóp răng chết tủy.

Tỉ lệ hoại tử xương hàm sau xạ thay đổi nhiều từ 2-40% Đa số ở

cành ngang xương hàm dưới.

Hoại tử xương hàm tiến triển gây đau nhiều, lỗ dò ở miệng và da, khít hàm, gãy xương bệnh lý…

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNGHoại tử xương hàm sau xạ (Osteoradionecrosis – ORN)

Trang 41

Lên kế hoạch điều

trị nha khoa toàn

diện trước xạ

Cạo vôi răng, trám răng

vỡ lớn, bệnh nha chu, nhiễm trùng quanh chóp, răng đang mọc hay mọc ngầm gây biến chứng, răng trồi gây chấn thương

nhất 2 tuần rồi mới bắt đầu xạ trị)

lay

2/ Chăm sóc răng miệng trước xạ trị:

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Đánh giá

răng miệng

trước xạ trị

Điều trị bảo tồn

Nhổ răng trước xạ trị

Trang 42

Điều trị viêm niêm mạc miệng:

*Làm sạch mảng bám, súc miệng

thường xuyên với dung dịch sát

khuẩn và dung dịch bicarbonate

*Giảm đau (thuốc tê tại chỗ

hay giảm đau toàn thân), kháng

viêm (prednisolone)

*Viêm niêm mạc miệng có thể

bội nhiễm vi khuẩn hay nấm Điều

trị Candida bằng thuốc kháng nấm

3/ Chăm sóc răng miệng trong và sau xạ:

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Trang 43

Điều trị khô miệng:

- Kích thích nước bọt: Pilorcarpine, Sulfarlem S25

- Nước bọt nhân tạo: Artisial…

- Bệnh nhân cần giữ răng miệng kỹ, uống nước thường

xuyên, chế độ ăn thích hợp, nhai kẹo cao su không đường,

không dùng nước súc miệng có cồn

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Trang 44

Phòng ngừa và điều trị sâu răng

Các sản phẩm flour dùng tại chỗ mỗi ngày: nước súc

miệng, gel, kem đánh răng, vernis.

Mang máng flour trung tính 1% áp trực tiếp trên

răng trong 5 phút mỗi ngày sau khi đánh răng trước khi

đi ngủ Nếu sâu răng xuất hiện phải trám ngay, tích cực

mang máng chứa gel fluor 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15p

Hạn chế khô miệng , sử dụng nước súc miệng kháng

khuẩn, tránh thức ăn có đường để hạn chế nguy cơ sâu

răng.

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Trang 45

Điều trị khít hàm: Tập há ngậm và có khí cụ hỗ trợ

nếu cần.

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Trang 46

Giảm thiểu

sự nhiễm trùng:

Giảm thiểu

sự thiếu máu nuôi

Giảm thiểu chấn thương

Kháng sinh liều cao và kéo dài trước và

sau khi nhổ răng (Penicillin V 500mg, 2g 1h trước nhổ răng, 4 lần 1 ngày/ mỗi lần 1v/7 ngày sau nhổ răng.)

Dùng thuốc tê không có thuốc co

mạch nếu có thể

Nhổ răng giảm sang chấn.

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNGPhòng ngừa và điều trị hoại tử xương hàm:

Hạn chế nhổ răng trong và sau khi xạ Nếu bắt buộc phải nhổ răng

sau xạ, cần phòng ngừa hoại tử xương hàm bằng cách:

Trang 47

Điều trị hoại tử xương hàm bằng kháng sinh, kháng viêm, oxy cao

áp và phẫu thuật Tùy theo giai đoạn hoại tử xương hàm mà phác đồ

xử lí khác nhau

+ Nếu cần nhổ răng sau xạ: 20 lần trước xạ/10 lần sau xạ

+ Nếu hoại tử xương hàm: 30 lần trước/10 lần sau phẫu thuật

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Trang 48

Giai đoạn Chẩn đoán Điều trị

Giai đoạn I Lộ xương ít và không hủy xương

trên phim Oxy cao áp 30/10 + Điều trị bảo tồn

Giai đoạn

II

Lộ xương nhiều và hủy xương

trên phim Hoặc điều trị giai đoạn I thất bại

Oxy cao áp 30/10 + Cắt bờ xương

Giai đoạn

III

Hủy bờ dưới xương hàm Hoặc gãy xương Hoặc dò mủ ra da Hoặc điều trị giai đoạn II thất bại

Oxy cao áp 30/10 + Cắt đoạn xương

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Trang 50

II Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân phẫu

thuật:

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

- Phẫu thuật ung thư vùng đầu cổ để lại những thiếu

hổng lớn, gây biến dạng mặt, ảnh hưởng nặng nề

thẩm mỹ và tổn thương tâm lý, gây khó khăn cho

việc thực hiện các chức năng sinh lý nếm, nhai, nuốt.

- Sau phẫu thuật ung thư cần thiết phẫu thuật tạo hình

và/hoặc phục hình.

Trang 51

III Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân hóa trị ung thư:

1 Các biến chứng của hóa trị:

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Viêm niêm mạc miệng: loét niêm mạc miệng, hầu, thực quản,

dạ dày… Bệnh nhân có thể đau, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy Nhiễm trùng: Nhiều thuốc hóa trị làm giảm bạch cầu dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao.

Nhiễm độc thần kinh: Bệnh nhân có thể cảm thấy đau sâu, đau liên tục, thường hai bên, giống đau răng.

Khô miệng, thay đổi vị giác.

Chảy máu Bất thường về sự phát triển răng và xương hàm (hóa trị ở trẻ em

Ngày đăng: 11/06/2016, 19:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w