1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của liên doanh Việt Nga Vietsopetro đến năm 2020

114 963 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM VÕ KHÁNH HƯỜNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH DỊCH VỤ KHOAN CỦA LIÊN DOANH VIỆT – NGA VIETSOVPETRO ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2014 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM VÕ KHÁNH HƯỜNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH DỊCH VỤ KHOAN CỦA LIÊN DOANH VIỆT - NGA VIETSOVPETRO ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 60340102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Kiều Xuân Hùng TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2014 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Xuân Hùng Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 09 tháng 08 năm 2014. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sỹ gồm: 1. TS. Trương Quang Dũng 2. TS. Nguyễn Hải Quang 3. TS. Lê Tấn Phước 4. TS. Lê Quang Hùng 5. TS. Phan Thành Vĩnh Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có) Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. HCM, ngày … tháng… năm 2014 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Võ Khánh Hường Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 07/11/1970 Nơi sinh: Vĩnh Phúc Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1241820183 I- TÊN ĐỀ TÀI: Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro đến năm 2020. II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về cạnh tranh, các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Thứ hai, nhận định vấn đề, phân tích điều kiện thực tế, môi trường bên ngoài và bên trong của Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro để làm rõ những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản để phát huy và khắc phục. Thứ ba, từ các kết quả phân tích, nêu ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ khoan của Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro đến năm 2020. III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 24/03/2014 IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/06/2014 V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Kiều Xuân Hùng CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi. Các nguồn tài liệu trích dẫn, các số liệu sử dụng và nội dung trong luận văn này là trung thực. Đồng thời, tôi cam đoan rằng kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình. Học viên thực hiện Luận văn Võ Khánh Hường ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và đóng góp quý báu của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn Tiến sĩ Kiều Xuân Hùng đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn và cho tôi những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học kinh tế, ngành Quản trị Kinh doanh của Trường Đại Học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã cho tôi những kiến thức nền tảng và những kinh nghiệm thực tế vô cùng hữu ích và quý giá. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các Phòng, Ban chức năng, Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng của Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro đã quan tâm, giúp tôi có đủ số liệu để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời , nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. iii TÓM TẮT 1. GIỚI THIỆU Nghiên cứu về chiến lược cạnh tranh nói chung không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào mang tính toàn diện, tổng thể và đầy đủ về chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan tại liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro. Vì vậy tác giả chọn đề tài “Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của Vietsovpetro đến năm 2020” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề ra các chiến lược và các giải pháp thực hiện chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan dầu khí của Vietsovpetro đến năm 2020 để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cũng như góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của Vietsovpetro. 2. NỘI DUNG Đề tài nghiên cứu “Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của Vietsovpetro đến năm 2020” được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập mạnh mẽ, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Luận văn bao gồm ba vấn đề cốt lõi sau đây: Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về chiến lược cạnh tranh thông qua các nội dung: Khái quát về cạnh tranh; Nghiên cứu về chiến lược và các loại chiến lược cạnh tranh; Nghiên cứu về quy trình hoạch định chiến lược và các công cụ để hoạch định chiến lược cạnh tranh. Thứ hai, phân tích môi trường kinh doanh của Vietsovpetro qua các yếu tố môi trường bên trong và các yếu tố môi trường bên ngoài (môi trường vĩ mô, môi trường ngành). Thứ ba, phân tích SWOT để hình thành chiến lược cạnh tranh và lựa chọn chiến lược cạnh tranh qua ma trận QSPM, đồng thời đề ra các giải pháp để thực hiện chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của Vietsovpetro đến năm 2020. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thứ nhất, xác định được được 6 điểm mạnh cần phát huy là: 1) Có uy tín iv được ngành lựa chọn; 2) Đội ngũ người lao động có nhiều kinh nghiệm thực tế và có khả năng làm việc sáng tạo; 3) Chi phí lao động của Vietsovpetro ở mức thấp; 4) Nguồn vốn lớn, tình hình tài chính lành mạnh; 5) Có nhiều đơn vị thành viên hỗ trợ dịch vụ khoan dầu khí; 6) Có thương hiệu trong ngành khoan dầu khí; cũng như 5 điểm yếu cần cải thiện là: 1) Nhiều loại thiết bị còn lạc hậu, chưa có khả năng đáp ứng những yêu cầu đặc biệt; 2) Cơ cấu tổ chức trong việc điều hành công tác dịch vụ ngoài còn chưa hợp lý; 3) Đội ngũ lao động có độ tuổi chưa phù hợp; 4) Khả năng thích nghi với môi trường cạnh tranh của người lao động còn hạn chế; 5) Chính sách đãi ngộ thu hút lao động có chất lượng cao còn hạn chế. Thứ hai, nhận dạng 5 cơ hội cần tận dụng là: 1) Nhu cầu dịch vụ khoan thăm dò và khoan khai thác cho ngành dầu khí ngày càng tăng; 2) Kỹ thuật và công nghệ cho dịch vụ dịch vụ khoan dầu khí ngày càng tiên tiến; 3) Có sự hỗ trợ đầu tư của PVN và phía liên bang Nga; 4) Có nhiều cơ sở đào tạo chuyên môn cho ngành khoan dầu khí; 5) Môi trường kinh tế và chính trị pháp luật tương đối ổn định; cũng như 5 nguy cơ cần né tránh là: 1) Cạnh tranh trong lĩnh vực khoan dầu khí ở Việt nam ngày càng gay gắt; 2) Chảy máu chất xám đối với lao động có tay nghề cao; 3) Môi trường kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn những rủi ro, bất thường; 4) Chi phí đầu tư trang bị khoan cao, đòi hỏi nguồn vốn lớn; 5) Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, luật lệ trong kinh doanh toàn cầu. Thứ ba, đề ra 2 chiến lược cạnh tranh mà Vietsovpetro cần theo đuổi là: 1) Chiến lược chi phí thấp trong dịch vụ khoan dầu khí; 2) Chiến lược khác biệt hóa dịch vụ khoan dầu khí. Trên cơ sở đó đề ra 4 nhóm giải pháp để thực hiện chiến lược là: 1) Phát triển thiết bị và công nghệ; 2) Phát triển nguồn nhân lực; 3) Nâng cao chất lượng hệ thống quản lý và điều hành và 4) Một số giải pháp hỗ trợ khác. 4.KẾT LUẬN Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đề ra chiến lược và các giải pháp thực hiện chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan tại Vietsovpetro đến năm 2020. v ABSTRACT 1. INTRODUCTION Researching competitive strategy in general is not a new issue. However, so far there is not any comprehensive, overall and full competitive strategy for drilling service of Vietsovpetro Joint Venture (Vietsovpetro). So author choses the topic "Competitive strategy in drilling service of Vietsovpetro to 2020" for this thesis. The research objective of this project is to set out the strategy and solutions to implement competitive strategies in oil and gas drilling services to 2020 of Vietsovpetro to increase efficiency of using existing resources as well as ensure Vietsovpetro’s sustainable development. 2. CONTENT The research "Competitive strategy in drilling service of Vietsovpetro to 2020" is done in the context of strong economic development and integration, and competition also becomes increasingly fierce. The content of this thesis consists of following three main issues: Firstly, to review theories of competitive strategy by overviewing competition; research strategy and competitive strategy types; research strategic planning process and tools for planning competitive strategy. Secondly, to examine Vietsovpetro’s business environments including internal and external environments (macroeconomic environment and industry environment). Eventually, analyzing SWOT to formulate and select the competitive strategy through QSPM matrix, and propose solutions to implement competitive strategies in drilling service of Vietsovpetro to 2020. 3. FINDINGS AND DISCUSSION vi Firstly, identifying 6 strengths that should be promoted: 1) Having a good reputation and being chosen by companies in the industry; 2) Employees have rich experiences and high creativeness in works; 3) Low labour cost; 4) Large capital resources and trong financial status; 5) There are many supporting divisions for oil and gas drilling service; 6) Having a well-known brand in the drilling industry. And 5 weaknesses for improvement: 1) Many backward equipment, causing less ability to meet the special requirements; 2) Not reasonable organizational structure of external service performance; 3) Inappropriate labor force age; 4) Limitation of employees’ ability to adapt to the competitive environment of the employees; 5) Unsuitable remuneration policy for attracting high qualified employees. Secondly, determining 5 opportunities that Vietsovpetro should be taken advantage: 1) Increasing need of drilling service for exploration and exploitation drilling in oil and gas industry; 2) Significant advancement of technique and technology in oil and gas drilling services; 3) Having the support and investment of the Russian Federation and PVN; 4) There are many professional training facilities for drilling oil and gas industry; 5) Stable economic, political and legal environments. And 5 risks should be avoided: 1) Fierce competition in the field of oil and gas drilling service in Vietnam; 2) Brain drain of skilled labor; 3) Some potential risks and irregularities still exist in macroeconomic environment; 4) High investment cost of drilling equipment, requiring large capital; 5) The differences in culture, language and laws in global business. Finally, there are two proposed competitive strategies that Vietsovpetro should pursue: 1) Cost leadership strategy in the oil and gas drilling service; 2) Differentiation strategy in drilling service. Thereof, four groups of measures to implement the above mentioned competitive strategies are suggested: 1) Development of equipment and technology; 2) Development of human resources; 3) Improving the quality of management and operation system and 4) Some other supporting solutions. [...]... 63 CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH DỊCH VỤ KHOAN CHO VIETSOVPETRO ĐẾN NĂM 2020 65 3.1 Hình thành và lựa chọn chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan cho Vietsovpetro 65 3.1.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ khoan đến năm 2020 65 3.1.2 Phân tích SWOT để hình thành chiến lược 66 3.1.3 Lựa chọn chiến lược – Ma trận QSPM... cập chi tiết đến vấn đề cung cấp dịch vụ khoan Điểm mới của luận văn là sử dụng các lý thuyết về chiến lược cạnh tranh để đi sâu phân tích đầy đủ thực trạng môi trường kinh doanh dịch vụ khoan của Vietsovpetro, từ đó để ra chiến lược và giải pháp để cạnh tranh trong dịch vụ khoan của Vietsovpetro đến năm 2020 3 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề ra chiến lược và hệ... kinh doanh và chiến lược cấp doanh nghiệp (xem hình Mục tiêu và chiến lược công ty Chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh Chiến lược cấp chức năng 1.2) Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Hình 1.2: Quan hệ giữa các cấp chiến lược Như vậy các chiến lược của 3 cấp cơ bản này không độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chiến lược cấp trên là tiền đề cho chiến lược cấp dưới, đồng 13 thời chiến lược. .. kinh doanh đó có thể có một hoặc một số đơn vị kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ Đây là những đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU: Strategic Business Unit) Chiến lược cấp kinh doanh thường đề cập đến cách thức phát triển, cạnh tranh trong từng lĩnh vực hoặc đơn vị kinh doanh cụ thể nhằm góp phần hoàn thành chiến lược cấp doanh nghiệp Đây cũng chính là chiến lược cạnh 12 tranh Trong cấp chiến lược này, doanh. .. lực cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp không phải là một vấn đề mới Cho đến nay có rất nhiều học giả nổi tiếng trên thế giới và Việt nam nghiên cứu và viết tài liệu về năng lực cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh Trong đó phải kể đến Michael Eugene Porter- Giáo sư của Đại học Harvard, Hoa Kỳ với những tác phẩm kinh điển như Chiến lược cạnh tranh (competitive strategy), “Lợi thế cạnh. .. Vietsovpetro to 2020 viii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 5 1.1 Khái quát về cạnh tranh 5 1.1.1 Các quan niệm về cạnh tranh 5 1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 7 1.1.3 Các cấp độ năng lực cạnh tranh 9 1.2 Chiến lược và chiến lược cạnh tranh 10 1.2.1 Khái niệm về chiến lược. .. pháp thực hiện chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan cho Vietsovpetro đến năm 2020 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về cạnh tranh 1.1.1 Các quan niệm về cạnh tranh Cạnh tranh được hiểu bằng nhiều cách khác nhau Theo từ điển Tiếng Việt (1998) của Viện Ngôn ngữ học, nhà xuất bản (NXB) Đã Nẵng, cạnh tranh được giải thích là sự cố gắng giành... với chiến lược cấp trên thì tiến trình thực hiện chiến lược mới có khả năng thành công và đạt hiệu quả Tiến trình quản trị chiến lược ở mỗi cấp có hình thức giống nhau gồm các giai đoạn cơ bản: phân tích môi trường, xác định nhiệm vụ và mục tiêu, phân tích và lựa chọn chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm tra chiến lược 1.2.3 Các loại chiến lược cạnh tranh Chiến lược cạnh tranh là một bộ phận chiến lược. .. khả năng quản lý của doanh nghiệp; 2) Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, thể hiện sản phẩm, dịch vụ độc đáo, sáng tạo, có chất lượng tốt hơn, rẻ hơn và đáp ứng kịp thời hơn đối thủ cạnh tranh; 3) Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường: Quy mô hoạt động, thị phần chiếm lĩnh, hình ảnh, danh tiếng, khả năng sinh lời… của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh ở cấp độ nguồn... người thuộc biên chế của các giàn khoan này Tình trạng này kéo dài 2 chắc chắn sẽ dẫn đến những vấn đề phức tạp không chỉ cho riêng Vietsovpetro mà có thể ảnh hưởng đến một số vấn đề xã hội khác Vì lý các lý do nêu trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của Liên doanh Việt- Nga Vietsovpetro đến năm 2020 làm đề tài luận văn thạc sỹ Trong môi trường kinh doanh ngày càng năng . thành chiến lược cạnh tranh và lựa chọn chiến lược cạnh tranh qua ma trận QSPM, đồng thời đề ra các giải pháp để thực hiện chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của Vietsovpetro đến năm 2020. . CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH DỊCH VỤ KHOAN CHO VIETSOVPETRO ĐẾN NĂM 2020 65 3.1. Hình thành và lựa chọn chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan cho Vietsovpetro. tài: Chiến lược cạnh tranh dịch vụ khoan của Liên doanh Việt- Nga Vietsovpetro đến năm 2020 làm đề tài luận văn thạc sỹ. Trong môi trường kinh doanh ngày càng năng động và đa dạng, cạnh tranh

Ngày đăng: 30/07/2015, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w