ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

73 528 0
ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn về ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

1 MỞ ĐẦU  Lý do hình thành đề tài Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra với tốc độ vũ bão, và tạo nên những biến đổi sâu sắc và làm thay đổi tận gốc các mặt của đời sống xã hội loài người. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại của thế giới, trong điều kiện của nền kinh tế trí thức ấy, cơ hội phát triển thực sự lớn lao nhưng thử thách không kém phần khắc nghiệt đang đặt ra cho nước ta trên con đường đổi mới của mình. Đảng và Nhà nước đã khẳng đònh công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước, tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh, mạnh, bền vững. Chủ trương, chiến lược đã đề ra, song thực tế việc phát triển ngành công nghiệp non trẻ này, đặc biệt là ngành công nghiệp phần mềm nhằm khai thác giá nhân công rẻ và trí thông minh người Việt, đang diễn ra không suôn sẻ như mong đợi. Vì thế, hơn lúc nào hết, việc tìm hiểu lý do dưới góc độ lý luận và cả về thực tiễn chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm non trẻ nước ta nói chung, đặc biệt là ở đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh, là vô cùng cần thiết để góp phần trụ vững và phát triển ngành Công Nghiệp Phần Mềm TP.Hồ Chí Minh , và qua đó góp phần phát huy được hiệu quả nguồn lực tổng hợp của xã hội, khai thác triệt để nguồn năng lực nội sinh và thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2010 mà Đảng đã đề ra.  Mục tiêu của đề tài Ba mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn này là: - Dựa trên việc tìm hiểu về lý luận chiến lược chính sách kinh doanh, vận dụng nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm, xu thế 1 2 phát triển ngành công nghiệp phần mềm thế giới và một số nước trong khu vực; chuyển tải những nhận thức mới về ngành công nghiệp phần mềm. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động trong giai đoạn 2001-2005 của ngành công nghiệp phần mềm thành phố Hồ Chí Minh – vốn là đòa bàn với những lợi thế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực dồi dào và thò trường lớn, môi trường kinh doanh thuận lợi và chiếm đến 50% các công ty phần mềm trong cả nước; - Góp phần đònh hướng chiến lược hoạt động và phát triển ngành công nghiệp phần mềm ở đòa bàn TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2010; đề xuất giải pháp giúp cho các cấp quản lý thêm thông tin để điều chỉnh thích hợp cho chiến lược hoạt động và phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại TP.Hồ Chí Minh từ đây đến năm 2010.  Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : ngành công nghiệp phần mềm - Phạm vi nghiên cứu : trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Giai đoạn, thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2001 – 2005.  Phương pháp luận nghiên cứu - Vận dụng cách tiếp cận theo duy vật biện chứng, vận dụng quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghệ thông tin, và theo cách tiếp cận hệ thống để phân tích làm rõ thực trạng. Từ đó nhận đònh, phân tích tình hình, phát triển ý tưởng của các quan điểm, để góp phần đònh hướng chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2010. - Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu ứng dụng kết hợp phương pháp thống kê – khảo sát, phân tích – tổng hợp – so sánh. 2 3  Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu Các số liệu thông tin thứ cấp: - Cục Thống kê TP.Hồ Chí Minh; - Bộ Bưu chính viễn thông; - Hội Tin học Việt Nam; - Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh; - Niên Giám Công nghệ Thông tin Việt Nam 2000 – 2001 – 2002 – 2003 -2005; - Tạp chí PC World Việt Nam; - Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế International Data Group (IDG) - Tư liệu VIETNAM COMPUTER WORLD EXPO 2002-2005; Các số liệu thông tin sơ cấp: Số liệu sơ cấp là các số liệu thực tế thu thập được qua khảo sát 10 doanh nghiệp phần mềm tại Trung tâm CNPM TPHCM và gần 40 doanh nghiệp khách hàng tham gia và tham quan Hội chợ VietNam Computer World 2004, 2005 và Hội chợ Softmart 2004, 2005 tổ chức hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh.  Bố cục đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu (3 trang), kết luận (2 trang), danh mục tài liệu tham khảo (2 trang), phụ lục (14 trang), Luận văn có khối lượng (57 trang), 01 sơ đồ, 03 hình, 19 bảng biểu và có kết cấu như sau: Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM ChươngII : THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Chương III: CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM TRÊN ĐỊA BÀN Û THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 3 4 Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM 1.1 KHÁI LUẬN VỀ CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN 1.1.1. Khái niệm chiến lược – Chiến lược phát triển. Khái niệm “chiến lược” được sử dụng đầu tiên trong lónh vực quân sự và sau đó ở lónh vực chính trò. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, khái niệm chiến lược được sử dụng trong lónh vực kinh tế xã hội. Trong bài báo “Chiến lược là gì?” năm 1996, Giáo sư nổi tiếng về chiến lược kinh doanh của trường Harvard, Michael E. Porter, cho rằng chiến lược là sự sáng tạo ra vò thế có giá trò và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt; thứ hai, chiến lược là sự chọn lựa, đánh đổi trong cạnh tranh; thứ ba, chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty. Có thể nói, Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được mục tiêu đó, nó cho thấy rõ tổ chức (đơn vò/ công ty/ngành ) đang hoặc sẽ thực hiện hoạt động gì, và tổ chức đang hoặc sẽ thuộc vào lónh vực nào. Chiến lược thường được hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục, tổng thể và trong thời gian dài, nó chỉ tạo ra các khung nhằm hướng dẫn tư duy để hành động. Quản trò chiến lược bắt nguồn từ khái niệm chiến lược công ty được phát triển từ những năm 60-70 của thập kỷ 20. Theo Fred R. David : Quản trò chiến lược là nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết đònh liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt đến những mục tiêu đề ra. [12,9] Chiến lược phát triển của một ngành kinh tế xã hội (sau đây gọi tắt là chiến lược) được xem như là một công cụ nhằm tác động đến bản chất của quá trình phát triển của một ngành, có tác dụng làm thay đổi hệ thống của ngành, từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất của hệ thống, tức là toàn bộ ngành kinh tế-xã hội. Đó là sự thay đổi về mục tiêu, cơ cấu, cơ chế hoạt động của một ngành, những thay đổi này tạo cho ngành có những tính chất mới. 4 5 Theo chúng tôi, chiến lược là một chương trình hành động tổng thể của một ngành kinh tế-xã hội, xác đònh các mục tiêu dài hạn, cơ bản trên cơ sở xem xét một cách khách quan đến các yếu tố nội tại và ngoại cảnh của ngành nhằm đáp ứng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế trong điều kiện kinh tế thò trường cạnh tranh, hội nhập quốc tế. 1.1.2. Vai trò của chiến lược phát triển đối với một ngành kinh tế. Chiến lược phát triển đóng vai trò quan trọng đối với ngành, thể hiện gồm:  Cung cấp cho nhà nước một tầm nhìn bao quát lâu dài để phát triển ngành, hướng tới mục tiêu đã chọn.  Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực hiện có của ngành trong điều kiện thực tế.  Khắc phục những hạn chế của cơ chế thò trường, đònh hướng mục tiêu, bảo đảm sự cân đối trong hệ thống kinh tế và các mục tiêu xã hội.  Cuối cùng, chiến lược cung cấp một tầm nhìn và khuôn khổ tổng quát cho việc thiết lập các quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế một cách chủ động và hiệu quả. 1.1.3 Những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển Một chiến lược phát triển ở tầm quốc gia thường có các nội dung cơ bản sau: 1.1.3.1 Căn cứ của chiến lược phát triển  Những kinh nghiệm trong phát triển kinh tế-xã hội. Đây là những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển đã qua của đất nước, nhất là những khoảng thời gian thực hiện chiến lược liền kề trước đó. Mặt khác, kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới và khu vực cũng có thể giúp chúng ta nghiên cứu, tham khảo, rút kinh nghiệm khi xây dựng chiến lược.  Xác đònh điểm xuất phát về kinh tế-xã hội, tức đánh giá thực trạng thời điểm mở đầu chiến lược, tìm xem nền kinh tế đang ở giai đoạn nào và trình độ nào so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. 5 6  Đánh giá, dự báo các nguồn lực, các lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh và môi trường phát triển trong thời kỳ chiến lược, bao gồm các yếu tố như: vò trí đòa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn…  Đánh giá và dự báo bối cảnh quốc tế, các điều kiện bên ngoài như tác động của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, nguồn vốn từ bên ngoài, khả năng mở rộng hợp tác quốc tế, và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ. Từ đó, làm rõ các thuận lợi, thời cơ khó khăn và thách thức đối với sự phát triển trong thời gian tới. 1.1.3.2 Hệ thống mục tiêu chiến lược phát triển Hệ thống mục tiêu chiến lược phát triển ở đây đề cập đến các mục tiêu gắn liền với việc giải quyết các vấn đề cơ bản của xã hội và bảo vệ môi trường như tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu, xóa đói giảm nghèo, hội nhập kinh tế quốc tế và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Những mục tiêu này phải thể hiện một cách tập trung những biến đổi về chất của nền kinh tế xà hội. Những mục tiêu tổng quát, bao trùm của chiến lược phải chứa đựng nhiều mục tiêu cụ thể. Trong các loại mục tiêu, có thể phân ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể có mức độ đủ rõ để đánh giá được kết quả thực hiện. 1.1.3.3 Đònh hướng và giải pháp chiến lược phát triển Những đònh hướng và giải pháp chiến lược phát triển chủ yếu bao gồm:  Đònh hướng và giải pháp về cơ cấu trong nền kinh tế-xã hội, gồm cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu công nghệ…  Giải pháp về cơ chế vận động của nền kinh tế-xã hội, tức là những chính sách và thể chế quản lý. Đây là những giải pháp có ý nghóa tạo ra động lực và khai thác, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế-xã hội. 1.1.4 Phương pháp xây dựng chiến lược phát triển đối với một ngành kinh tế 1.1.4.1 Nội dung cơ bản 6 7 Theo nguồn tài liệu chuyên ngành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, một chiến lược phát triển ngành cần có các nội dung cơ bản sau:  Các mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển ngành  Các lựa chọn đònh hướng chiến lược ngành.  Các chính sách cơ bản cho việc thực hiện chiến lược.  Các giải pháp chính sách cơ bản cho giai đoạn trung hạn sắp tới.  Chiến lược phát triển ngành và chiến lược phát triển tổng thể kinh tế- xã hội. 1.1.4.2 Quy trình thực hiện Chiến lược phát triển ngành có thể được xây dựng theo các bước như sau:  Nghiên cứu các dữ liệu về các ngành kinh tế-xã hội khác. Từ các số liệu này, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về chiến lược phát triển của toàn bộ nền kinh tế, qua đó xác đònh được vò trí của ngành đang nghiên cứu trong mối tương quan với các ngành kinh tế-xã hội khác.  Phân tích thực trạng của ngành đang nghiên cứu. Việc phân tích này để xác đònh các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe dọa thách thức đối với sự phát triển của ngành. Từ đó tìm ra yếu tố lợi thế của ngành để tập trung phát triển.  Xác đònh mục tiêu phát triển của ngành. Từ các dữ liệu phân tích của ngành và đặc biệt từ dữ liệu phân tích các ngành kinh tế-xã hội khác đã đề cập ở trên, chúng ta xác đònh được mục tiêu phát triển của ngành.  Xác đònh các điểm tập trung, gồm có: cơ cấu, ngành mũi nhọn, công trình trọng điểm, và các vùng phát triển tập trung để làm trục xương sống cho chiến lược phát triển của ngành.  Xây dựng các chiến lược phát triển ngành và giải pháp thực hiện. Việc phân tích thực trạng, kỹ thuật phân tích, cũng như việc xây dựng, lựa chọn chiến lược cho ngành sẽ kế thừa từ kỹ thuật phân tích thực trạng cũng như xây dựng lựa chọn chiến lược doanh nghiệp xuất phát từ một số điểm tương đồng và vai trò hạt nhân kinh tế ngành của doanh nghiệp. Các quan điểm về kỹ thuật 7 8 phân tích hiện trạng như SWOT… và xây dựng lựa chọn chiến lược phát triển ngành sẽ sử dụng của các nhà chiến lược như Michael E.Porter [16] , Fred David [17] , nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thò Liên Diệp [2] và các đồng nghiệp, có thể khái quát ở các điểm sau: Các loại chiến lược. Có rất nhiều loại chiến lược đã được các tổ chức/doanh nghiệp sử dụng trong thực tiễn để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thò trường. Với các góc nhìn nhận vấn đề khác nhau cũng cho ra các cách phân loại về chiến lược khác nhau. Trong thực tiễn việc đề ra các chiến lược đã trở thành một nghệ thuật kết hợp tư duy nhạy bén và các lý thuyết kinh nghiệm. Trong thực tế các chiến lược được chia thành 04 nhóm chính theo sơ đồ hình vẽ dưới đây. KẾT HP - Trước - Sau - Ngang MỞ RỘNG - Đa dạng hoạt động đồng tâm - Đa dạng hoạt động ngang - Đa dạng hoạt động hỗn hợp KHÁC - Thu hẹp hoạt động - Cắt bỏ hoạt động - Thanh lý - Liên doanh CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN - Xâm nhập - Phát triển thò phần - Phát triển sản phẩm Một số công cụ sử dụng trong hoạch đònh chiến lược. Trong quá trình hoạch đònh chiến lược các nhà quản trò ngày nay thường sử dụng một số công cụ kỹ thuật để hỗ trợ việc ra quyết đònh như : • Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( EFE ) • Ma trận hình ảnh cạnh tranh • Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ( IFE ) • Ma trận nguy cơ – cơ hội , điểm yếu – điểm mạnh ( SWOT ) • Ma trận vò trí chiến lược và đánh giá hành động ( SPACE ) • Ma trận nhóm tham khảo ý kiến BOSTON ( BCG ) • Ma trận bên trong – bên ngoài ( IF ) 8 9 • Ma trận chiến lược chính (GSM) • Ma trận hoạch đònh chiến lược có khả năng đònh lượng ( QSPM ) 1.2 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM 1.2.1 Các khái niệm Phần mềm là một tập hợp các chuỗi lệnh máy và các dữ liệu cần thiết (số liệu, âm thanh, hình ảnh, .) để điều khiển phần thiết bò và/ hoặc hệ thống thực hiện các chức năng nhất đònh. [11, 1] Công nghiệp phần mềm (CNPM) là một ngành kinh tế nhằm phát triển, sản xuất, phân phối các sản phẩm phần mềm và cung cấp các dòch vụ phần mềm như đào tạo, huấn luyện, tư vấn, cung cấp giải pháp, hổ trợ kỹ thuật bảo trì cho người sử dụng phần mềm. [11,1] 1.2.2 Phân loại sản phẩm phần mềm Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm sản phẩm phần mềm cũng như cách phân loại sản phẩm phần mềm. Trong luận văn này, sản phẩm phần mềm được phân loại bao gồm phần mềm đóng gói, phần mềm sản xuất theo hợp đồng và các dòch vụ phần mềm: 1.2.2.1 Phần mềm đóng gói Phần mềm đóng gói là những sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, có thể sử dụng được ngay sau khi được cài đặt vào các thiết bò hay hệ thống, được nhà sản xuất đăng ký thương hiệu và sản xuất hàng loạt để bán ra thò trường. Phần mềm đóng gói được chia thành phần mềm ứng dụng, phần mềm hệ thống và phần mềm phát triển:  Phần mềm ứng dụng là phần mềm được phát triển nhằm giúp giải quyết các công việc hàng ngày cũng như các hoạt động nghiệp vụ như soạn thảo văn bản, quản lý học sinh, quản lý kết quả học tập, quản lý thư viện, phần mềm kế toán, phần mềm quản trò doanh nghiệp v.v.  Phần mềm phát triển (còn gọi là phần mềm công cụ) là các phần mềm được dùng làm công cụ để cho các lập trình viên, những người phát triển phần mềm sử dụng nó để phát triển các phần mềm ứng dụng. 9 10  Phần mềm hệ thống là các phần mềm tạo môi trường cho các phần mềm khác làm việc. Những phần mềm này phải thường trực vì nó phải cung cấp các dòch vụ theo yêu cầu của các phần mềm khác mà không biết trước yêu cầu đó xuất hiện khi nào. 1.2.2.2 Phần mềm sản xuất theo hợp đồng Là những sản phẩm phần mềm được sản xuất đơn lẻ hoặc được phát triển từ những phần mềm sẵn có theo các đơn đặt hàng hay theo hợp đồng giữa người sử dụng với nhà sản xuất phần mềm. Phần mềm sản xuất theo hợp đồng có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh, một phần mềm gia công hoặc một phần mềm nhúng.  Phần mềm gia công là một hay nhiều phần của một sản phẩm phần mềm nào đó được một công ty thuê lại một công ty phần mềm khác thực hiện.  Phần mềm nhúng là phần mềm được nhà sản xuất thiết bò cài sẵn vào thiết bò và chúng được sử dụng ngay cùng với thiết bò mà không cần có sự cài đặt của người sử dụng hay người thứ ba. 1.2.2.3 Dòch vụ phần mềm Dòch vụ phần mềm là các dòch vụ liên quan đến phần mềm như Dòch vụ bảo hành bảo trì, dòch vụ đào tạo, dòch vụ chuyên môn, dòch vụ dự án, dòch vụ hỗ trợ triển khai, cấp phép sử dụng bản quyền phần mềm, v.v.… 1.2.3 Các đặc điểm của ngành công nghiệp phần mềm Công nghiệp phần mềm có một số đặc điểm sau:  Là một ngành siêu sạch, đem lại lợi nhuận cao Khác với những ngành kinh tế khác đòi hỏi đến nguyên, nhiên, vật liệu, chi phí đầu tư cho phát triển ngành công nghiệp phần mềm chủ yếu là chi phí từ hoạt động trí tuệ và tiếp thò. Vì vậy, đây là một ngành công nghiệp siêu sạch, không ảnh hưởng đến môi trường, và có thể nói là ngành đem lại lợi nhuận lớn nhất so với các ngành kinh tế khác. Thực tế trong những năm cuối thập kỷ 20 trở lại đây, công nghiệp phần mềm đã tạo ra nhiều tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới, 10 [...]... tiềm năng của quốc gia, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước 19 20 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 2.2.1 Môi trường hoạt động ngành công nghiệp phần mềm trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1.1 Môi trường pháp lý và các chính sách của nhà nước Kể từ khi được tiến hành công cuộc đổi mới vào năm 1986 đến nay, đất... số yếu tố (-), có 7 yếu tố, điều này có nghóa là TP .Hồ Chí Minh đang có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành CNPM 2.2.2 Hiện trạng ngành công nghiệp phần mềm trên đòa bàn thành phố thành phố Hồ Chí Minh 2.2.2.1 Tổng quan về thò trường ngành công nghiệp phần mềm[ 11,15] a Thò trường trong nước Theo số liệu tổng hợp của Vụ Công nghiệp – Bộ Bưu chính viễn thông, tổng giá trò sản phẩm dòch vụ CNPM... đãi về viễn thông như các doanh nghiệp thuộc khu CNPM tập trung 2.2.1.5 Phân tích các điều kiện chính trò – kinh tế – xã hội – công nghệ (PEST) đối với sự phát triển ngành công nghiệp phần mềm trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh Bảng sau sẽ phân tích tóm tắt các yếu tố Chính trò, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ tác động tới sự phát triển của ngành Công nghiệp phần mềm TP .Hồ Chí Minh Trong bảng phân tích này:... nhanh chóng trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ ngành công nghiệp mới mẻ này Là ngành công nghiệp mới, có nhiều cơ hội cho sự phát triển Công nghiệp phần mềm là một ngành công nghiệp mới mẻ Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm mới bắt đầu hoạt động trong vòng 20 năm trở lại đây Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp này là chủ yếu đầu tư đào tạo nhân lực, nâng cao kỹ năng, trí tuệ Thò trường phần mềm toàn cầu... hình hoạt động doanh nghiệp phần mềm trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh a Tiêu chí đánh giá ghi nhận doanh nghiệp phần mềm Để có thể đánh giá là hoạt động trong lónh vực phần mềm, một doanh nghiệp phải thỏa tiêu chí như sau: [8] Doanh nghiệp CNTT: có từ 50% ngành nghề đăng ký về CNTT Doanh nghiệp phần mềm: có từ 50% ngành nghề đăng ký là phần mềm Số doanh nghiệp 700 16000 14000 12000 10000 8000 6000... các công ty phần mềm với tỷ lệ tương ứng là 40% và 50% b Tình hình hoạt động các doanh nghiệp phần mềm trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh b.1 Loại hình doanh nghiệp Theo kết quả khảo sát trên website của Sở Kế hoạch Đầu tư TP .Hồ Chí Minh, trong 4 năm từ 2001 dến năm 2004 và 8 tháng đầu năm 2005, tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề sản xuất, kinh doanh dòch vụ phần mềm. .. khu vực Châu Á thời gian qua Công nghiệp phần mềm là một ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng, triển vọng thành công lớn, và theo nguồn từ Bộ Bưu chính viễn thông Việt Nam, nhiều quốc gia đã thành công với chiến lược, chính sách phát triển công nghiệp phần mềm như: Mỹ, Nhật, Tây Âu, Ấn Độ và Trung Quốc 14 15 1.3.2.1 Mỹ Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về Công nghiệp phần mềm với doanh thu hiện nay ước... đến nay phần mềm do các doanh nghiệp ở TP .Hồ Chí Minh làm ra và các dòch vụ tin học-truyền thông của doanh nghiệpthành phố đã được cung cấp cho các doanh nghiệp ở 12 nước trên thế giới (Mỹ, Nhật, Bỉ, Đức, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Singapore,…) Dù còn nhiều thua kém so với các doanh nghiệp cường quốc về phần mềm, các doanh nghiệp ở TP .Hồ Chí Minh cũng đang nỗ lực tìm kiếm cho mình một chỗ đứng trên thò... đoàn phần mềm lớn thiết lập các chi nhánh và đầu tư ở các nước này Sự bất ổn về an ninh, chính trò, nạn khủng bố đã và đang khiến cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia về CNTT tìm cách phân tán đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro Đây thực sự là một cơ hội cho Việt Nam 18 19 Chương II : THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 2.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH... doanh nghiệp chủ yếu đònh hướng thò trường trong nước, và tỷ lệ thò phần đònh hướng lên đến trên 70% Như vậy thò trường trong nước rất quan trọng 32 33 với đa phần doanh nghiệp phần mềm nhỏ và vừa của chúng ta Vềø đònh hướng thò trường nước ngoài, Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản là những thò trường xuất khẩu phần mềm lớn nhất của các doanh nghiệp phần mềm TP .Hồ Chí Minh Một cửa ngõ đi vào thò trường phần mềm . CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM ChươngII : THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Chương. HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 2.2.1 Môi trường hoạt động ngành công nghiệp phần mềm trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.1.1 Môi trường pháp lý và các chính

Ngày đăng: 13/04/2013, 10:35

Hình ảnh liên quan

3. Hình ảnh quốc gia (về khía cạnh kinh tế) trên thế giới: đang được  cải thiện (+)  - ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

3..

Hình ảnh quốc gia (về khía cạnh kinh tế) trên thế giới: đang được cải thiện (+) Xem tại trang 25 của tài liệu.
2.2.2.2 Tình hình hoạt động doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố - ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

2.2.2.2.

Tình hình hoạt động doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Xem tại trang 29 của tài liệu.
b. Tình hình hoạt động các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn thành - ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

b..

Tình hình hoạt động các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn thành Xem tại trang 30 của tài liệu.
LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) - ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2: Số lượng các đơn vị chủ yếu hoạt động phần mềm TP.HCM                                     (Giai đoạn 2001- 8 tháng đầu năm 2005)  - ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 2.

Số lượng các đơn vị chủ yếu hoạt động phần mềm TP.HCM (Giai đoạn 2001- 8 tháng đầu năm 2005) Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 14: DOANH THU NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM - ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 14.

DOANH THU NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM Xem tại trang 47 của tài liệu.
Lập ma trận QSPM cho nhóm W/O và W/T (qua bảng 15,16) và kết hợp ma trận SWOT, các chiến lược được lựa chọn như sau:  - ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

p.

ma trận QSPM cho nhóm W/O và W/T (qua bảng 15,16) và kết hợp ma trận SWOT, các chiến lược được lựa chọn như sau: Xem tại trang 51 của tài liệu.
3.2.2 Lựa chọn chiến lược phát triển ngành Công nghiệp phần mềm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 - ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

3.2.2.

Lựa chọn chiến lược phát triển ngành Công nghiệp phần mềm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 12: Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) - ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 12.

Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) Xem tại trang 67 của tài liệu.
PHỤ LỤC 2– BẢNG BIỂU: - ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

2.

– BẢNG BIỂU: Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 1: Số lượng các đơn vị đăng ký hoạt động phần mềm TP.HCM (Giai đoạn 2001- 8 tháng đầu năm 2005)  - ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 1.

Số lượng các đơn vị đăng ký hoạt động phần mềm TP.HCM (Giai đoạn 2001- 8 tháng đầu năm 2005) Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng1 1: Các Doanh nghiệp CNTT-TT có số lao động lớn tại TP.HCM - ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 1.

1: Các Doanh nghiệp CNTT-TT có số lao động lớn tại TP.HCM Xem tại trang 71 của tài liệu.
TỶ LỆ (%) TRÌNH ĐỘ  NHÂN LỰC  - ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
TỶ LỆ (%) TRÌNH ĐỘ NHÂN LỰC Xem tại trang 72 của tài liệu.
Hình thành chiến lược Thực thi chiến lược chiến lược Đánh giá - ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Hình th.

ành chiến lược Thực thi chiến lược chiến lược Đánh giá Xem tại trang 73 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan