Chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Vai trò – Ý nghĩa của chiến lược phát triển đối với sự phát triển ngành công nghiệp phần mềm của một địa phương

Và cũng chính với các mô hình ứng dụng này, các địa phương có thể tự xây dựng các kịch bản, các phương án phát triển kinh tế xã hội; trên cơ sở quy hoạch kinh tế xã hội, các dữ liệu tính toán trong mô hình có thể chuyển sang quy hoạch ngành và xây dựng, cập nhật kế hoạch hàng năm. Nó cho phép địa phương dự báo trước, sáng tạo ra và tạo ảnh hưởng (hơn là chỉ phản ứng) với môi trường và do đó kiểm soát được số phận của chính mình, thậm chí còn làm biến đổi và kích thích nhu cầu mang lại lợi ích thiết thực cho mình.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Môi trường hoạt động ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

ƒ Năm năm qua Chính quyền thành phố đã chỉ đạo, đầu tư để nâng cấp khả năng đào tạo về công nghệ thông tin của thành phố (Trung tâm đào tạo thiết kế điện tử Cadence, đầu tư 500.000 USD; Trung tâm đào tạo Java, Trung tâm học tập Nhật Bản), xúc tiến đầu tư nước ngoài về công nghệ thông tin-truyền thông vào thành phố, triển khai chương trình Chính phủ điện tử (City Web), thúc đẩy phát triển thị trường (chợ phần mềm), xây dựng Công viên phần mềm Quang Trung thành khu phần mềm tập trung hiện đại, lớn nhất nước. Hiện tại cả nước có 06 đơn vị cung cấp hệ thống đường trục kết nối trong nước và quốc tế (IXP) (bao gồm VNPT, FPT, Vietel, ETC, SPT, và Hanoi Telecom); 13 nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) trong đó VDC, FPT, SPT, Netnam, Vietel, One Connection, Hanoi Telecom đã chính thức hoạt động; và 03 nhà cung cấp điện thoại đường dài trong nước, quốc tế (VNPT, Vietel, ETC).

Hiện trạng ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố thành phố Hồ Chí Minh

Theo kết quả khảo sát trên website của Sở Kế hoạch Đầu tư TP.Hồ Chí Minh, trong 4 năm từ 2001 dến năm 2004 và 8 tháng đầu năm 2005, tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ phần mềm ( kể cả tư vấn giải pháp phần mềm, đào tạo, thiết kế website và dịch vụ thương mại điện tử…) thể hiện qua bảng (1). Về hệ thống đào tạo CNTT , hiện nay ở nước ta được phân loại theo hai hình thức: đào tạo chính quy (văn bằng do nhà nước quy định - từ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sĩ) với 70 trường đào tạo đại học, 105 cơ sở đào tạo trình độ Cao đẳng và 50 cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp về CNTT, và đào tạo phi chính quy, (với chứng chỉ nghề do các trung tâm đào tạo trực tiếp cấp hoặc nhận bằng cấp từ các công ty tin học quốc tế). Trong giai đoạn 2000-2005 bên cạnh việc đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ về công nghệ thông tin-truyền thông ở các đại học, thành phố HCM đã hình thành 18 Trung tâm Đào tạo chương trình 2 năm (Diploma) về công nghệ thông tin của nước ngoài (Aptech - Ấn Độ, NIIT - Ấn Độ, Informatics – Singapore, Kent - Úc, Saigon Tech – Houston Community College Mỹ, Tata Infotech - Ấn Độ, Victoria – Úc, Arena – Ấn Độ) với số sinh viên tốt nghiệp hàng năm khoảng 3.000.

Song, bên cạnh điều kiện thuận lợi là sự ổn định về an ninh và chính trị, chúng ta cần phải có các chính sách đồng bộ và các biện pháp ưu đãi hơn nữa như: chính sách đơn giản hoá thủ tục cấp đất, thuê đất, giao quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ khác như giá cả thuê mặt bằng, dịch vụ viễn thông.., ban hành và thực thi nghiêm minh luật bản quyền phần mềm,. Trong năm 2004, Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin đã phối hợp với Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) và Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư công nghệ (FPT) tiến hành điều tra, khảo sát về ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp và đã cho kết quả cuối cùng vào tháng 3/2005.[10] Theo kết qủa công bố thì nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong việc hỗ trợ các hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh.

Bảng 1:   Số lượng các đơn vị đăng ký hoạt động phần mềm TP.HCM
Bảng 1: Số lượng các đơn vị đăng ký hoạt động phần mềm TP.HCM

Đánh giá tình hình phát triển ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2005

ƒ Cùng với Trung tâm CNPM Sài Gòn (SSP) – khu công nghiệp phần mềm đầu tiên của cả nước, Công viên phần mềm Quang Trung đang trở thành Khu công nghiệp phần mềm tập trung lớn nhất cả nước, góp phần cất cánh công nghệ phần mềm của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2010. Tuy nhiên, như đã phân tích trong phần trên về các cơ hội phát triển của CNPM TP.Hồ Chí Minh nói riêng và của cả Việt nam trong giai đoạn tới, có thể nói hiện đang xuất hiện nhiều nhân tố thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp này. Những kết quả đạt được trong giai đoạn 2000-2005 nói trên đã chứng tỏ công nghiệp phần mềm của thành phố Hồ Chí Minh đã qua giai đoạn khởi động, đang chuyển mình cất cánh, góp phần đưa công nghệ thông tin- truyền thông trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Hồ Chí Minh.

QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA ĐẾN

    Không những thế, sự hiện diện của các tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới tại Việt Nam qua các sự kiện CNTT tổ chức tại nước ta gần đây, cùng với những thành tựu bước đầu mà ngành CNPM đã đạt được với dấu ấn của các công ty tên tuổi tại Việt Nam (FPT, PSV, TMA, …), đã đem lại sự nhìn nhận của thế giới đối với việc xây dựng và phát triển ngành CNPM Việt Nam như qua đánh giá của tập đoàn Kearney (tháng 04/2005) vừa qua. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho CNPM Việt Nam trong thời gian tới là làm sao xây dựng và cải tiến quy trình sản xuất, quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; phát triển đội ngũ nhân lực dồi dào về lượng lẫn chất đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. ƒ Xây dựng ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả cao và bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp tích cực vào việc tăng năng suất lao động, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế của các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

    Bảng 14:    DOANH THU NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM  (Giai đoạn 1999 - 2004)
    Bảng 14: DOANH THU NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM (Giai đoạn 1999 - 2004)

    XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006-2010

    Xây dựng chiến lược phát triển ngành Công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2010

    ƒ Tăng cường năng lực thực hiện việc bảo hộ bản quyền phần mềm nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp phần mềm và tạo môi trường đầu tư lành mạnh. Tính đáp ứng cao, kịp thời về chất lượng giá cả phần mềm với những thị trường xa cách về địa lý, sự khác biệt về văn hóa đối với Vieọt Nam. Cơ sở hạ tầng internet – vieón thoõng yeỏu, chửa theồ cạnh tranh về chất lượng, giá cả dịch vụ.

    Lựa chọn chiến lược phát triển ngành Công nghiệp phần mềm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010

    Môi trường phát triển doanh nghieọp keựm, theồ chế pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ. Hợp tác với tập đoàn mạnh, né cạnh tranh, tránh sự độc quyền, khai thác tiếp nhận công nghệ mới. Đào tạo lực lượng lao động làm phần mềm chuyên nghiệp có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ tham gia thị trường lao động CNTT quốc tế.

    CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

    Chiến lược thúc đẩy hoạt động gia công và xuất khẩu dịch vụ phần mềm ra nước ngoài

    - Việc thiết lập một hệ thống thông tin, và liên tục được cập nhật về tình hình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp hoạt động tại TP.Hồ Chí Minh một cách chính xác, sẽ có 3 lợi ích: Nhà nước có thể ra các chính sách khuyến khích thị trường này một cách phù hợp; các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin, học tập kinh nghiệm để triển khai các ứng dụng tương tự ở doanh nghiệp mình; các doanh nghiệp xác định được hướng phát triển một cách thuận lợi. - Các doanh nghiệp phần mềm cũng phải chủ động phát triển các phương thức phối hợp, liên kết và hợp tác với các tổ chức, đơn vị cung cấp nguồn lực cho sản xuất phần mềm; Xây dựng các hợp đồng liên kết đào tạo nhân lực, nghiên cứu và phát triển giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các công ty phần mềm; Xây dựng mô hình liên kết giữa các công ty phần mềm với các cơ sở đào tạo CNTT; Liên kết với các công ty nước ngoài thành lập các trung tâm đào tạo lập trình viên cao cấp và các vị trí quản lý kinh doanh chủ yếu trong ngành phần mềm. Tạo vị thế cho CNPM thành phố nói riêng và cho cả nước nói chung, làm thay đổi quan điểm của đối tác nước ngoài với chúng ta theo hướng tích cực, chớp lấy thời cơ, vừa hợp tác tiếp nhận công nghệ mới, học hỏi những quy trình chất lượng của quốc tế, vừa thâm nhập thị trường gia công phần mềm thế giới, và góp phần giải quyết bài toán chất lượng nguồn nhân lực phần mềm, đồng thời tăng doanh thu xuất khẩu ngành CNPM cho cả nước.

    CÁC KIẾN NGHỊ

    Trong khi đó, nguồn nhân lực từ các hình thức đào tạo khác như liên kết với các tập đoàn lớn Cisco, Aptech, Motorola, Microsoft.., tuy rất không đáng kể so với nhu cầu đang đòi hỏi, song lại vấp phải khó khăn khi chưa được công nhận tính pháp quy theo đúng hệ thống giáo dục Việt Nam. Tóm lại, đứng ở vị trí cạnh tranh rất yếu trong xu thế phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng của ngành CNPM thế giới, ngành CNPM TP.Hồ Chí Minh cần phải tích cực phát triển thị trường nội địa, thực thi chiến lược phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ, dứt khoát, đồng thời không theo hướng khẳng định mình qua con đường sản xuất các phần mềm trọn gói như bao năm qua mà phải nhanh chóng thâm nhập thị trường mới theo con đường gia công xuất khẩu để củng cố và phát triển ngành CNPM như bài học ngày đầu của ngành CNPM Ấn Độ vào những năm 80 của thế kỷ 20. Có như thế, ngành CNPM TP.Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung mới có thể tồn tại và phát triển, có thể góp phần biến CNTT &TT thành ngành kinh tế mũi nhọn thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế xã hội đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra cho đến năm 2010.