Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
195 KB
Nội dung
Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo, chức năng của mô phân sinh, mô bì của cơ thể thực vật? 1. Mô Phân Sinh : * Là loại mô chuyên hóa làm nhiệm vụ phân chia và tạo nên các tế bào mới.Nó thực hiện quá trình phân chia và biệt hóa tế bào để phân hóa tạo các mô và cơ quan chuyên hóa. * Đặc điểm : tế bào nhỏ, hình chữ nhật, màng mỏng, nhân to,ít không bào,nếu có thì rất nhỏ, chỉ có vách sơ cấp.Chức năng chủ yếu là sinh trưởng. * Gồm 2 loại : + Mô phân sinh Sơ cấp : Có chức năng làm cây sinh trưởng theo chiều dài.Gồm 2 loại là : - Mô phân sinh tận cùng (đỉnh sinh trưởng) nằm ở đầu mút thân và rễ. - Mô phân sinh đóng nằm ở mấu của các đốt,làm cho cây lớn về chiều dài. + Mô phân sinh thứ cấp (mô phân sinh bên) có chức năng làm cây tăng trưởng về bề ngang.Có 2 loại :tầng phát sinh mạch tạo ra hệ thống mô dẫn và tầng phát sinh bì tạo ra chu bì. + Mô phân sinh sơ cấp phát triển ở giai đoạn đầu và phát triển cho đến lúc chết , đây là sự sinh trưởng duy nhất ở TV 1 lá mầm.Mô phân sinh thứ cấp phát triển ở TV 2 lá mầm. 2. Mô Bì : * Là tập hợp những tế bào có màng dày, bao bọc xung quanh cơ thể thực vật, làm nhiệm vụ bảo vệ cho các tế bào bên trong có màng mỏng khỏi bị khô hạn và bị tổn thường cơ học. * Phân loại: Có 2 loại: - Mô bì sơ cấp: Là những tế bào biểu bì có màng dày, trong tế bào ko có lục lạp, màng tế bào có thể biến đổi tạo thành các lớp cutin,sáp, các dạng lông…xen lẫn có các tế bào khí khổng (lỗ khí) chứa nhiều lục lạp tham gia quang hợp và trao đổi khí với môi trường xung quanh - Mô bì Thứ cấp: Gồm có bần, thụ bì (Lớp vỏ sần sùi ở phần già của thân và rễ cây 2 lá mầm). Bần và thụ bì do sự hoạt động của tầng sinh bần lục bì hình thành nên. Các tế bào thụ bì có thấm chất suberin không cho nước đi qua. Thụ bì làm nhiệm vụ bảo vệ các phần bên trong của cây và làm cho cây vững chắc. Câu 2 : Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của mô mềm, mô cứng, mô dày ? 1.Mô Mềm: Mô này tham gia cấu tạo hầu hết các bộ phận cơ thể thực vật như tạo nên các phần của lá, hoa , quả, vỏ và phần trung trụ (trụ giữa) của thân và rễ.Chức năng chính là tạo ra và tích lũy chất dinh dưỡng. * Các loại mô cơ bản: - Nhu mô (mô mềm) : là những tế bào màng mỏng, tế bào có kích thước lớn, có lớp tế bào chất bao quanh không bào trung tâm lớn, làm nhiệm vụ tích lũy chất dinh dưỡng. - Nhu mô xanh: Là những tế bào màng mỏng. có không bào lớn và chứa lục lạp. Tập trung nhiều ở lá và 1 số phần của thân cây. Làm nhiệm vụ quang hợp (đồng hóa ở cây xanh). 2. Mô Cứng: Gồm những tế bào có màng dày và thấm nhiều chất lignin (chất gỗ). Tế bào có dạng hình thoi, trong tế bào ko còn chất sống (là tế bào chết). Chức năng chính là làm cây vững chắc. Ngoài ra còn có những tế bào dạng sợi hình trụ (sợi libe) nằm trong phần libe của thân cây (đay, gai…) 3. Mô dày: - Là những tế bào có màng dày ở góc tế bào (hậu mô góc) hoặc dày ở thành của màng tế bào (hậu mô bản), hoặc dày ở góc nhưng có khoảng trống nơi tiếp xúc giữa các tế bào (hậu mô xốp). Hậu mô thường tập trung thành đám ở ngay dưới lớp biểu bì của phần thân hay cuống lá tạo thành gờ của cây (vừng,húng,hương nhu…) hậu mô có chức năng nâng đỡ và tích lũy chất dinh dưỡng. - Ngoài ra, trong lớp Mô cơ còn có Thạch tế bào (tế bào đá) gồm những tế bào có màng dày, không còn chất sống, hình tròn. Có nhiều trong vỏ hạt (dẻ,trám,mận đào…) – làm cho hạt vững chắc. Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của Mô dẫn ? Có ở thực vật bậc cao (trừ rêu), gồm 2 loại mạch là xilem (mạch gỗ) và floem (mạch libe). * Mạch Gỗ (xilem): Có ở thực vật bậc cao, các tế bào xilem tạo nên các tế bào dài gọi là quản bào, về sau là những ống dẫn cellulose dài dẫn nước (có thể dài 3m). Chức năng của xilem là vận chuyển dòng nhựa nguyên (nước và chất khoáng) từ dưới đất lên thân và lá, ngoài ra còn có chức năng chống đỡ * Mạch Libe (floem) bao gồm : - Mạch rây : gồm những tế bào có màng mỏng, màng dọc và màng ngang đều ko mất đi mà còn lại dưới dạng các bản (bản rây). Khác với mạch gỗ (chết) ,mạch rây vẫn sống (trừ khi bị thể bít vít kín). Tế bào mạch rây có nhiều tế bào chất, lúc đầu có nhân, khi trưởng thành thì nhân tiêu biến , khi chết thì libe biến thành sợi cương mô. Những tế Trang 1 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. bào này có nhiều ở phần vỏ mềm của rễ, thân và mạch dẫn của lá.Libe do tiền tượng tầng hoặc tượng tầng sinh ra. Chức năng của floem là vận chuyển dòng nhựa luyện (chất hữu cơ- Glucose) từ lá đi xuống nuôi các cơ quan cơ thể. - Tế bào kèm : Bên cạnh tế bào mạch rây còn có tế bào kèm (tế bào ban, tế bào song hành) có nhân to, nằm tiếp giáp ở ống rây, tế bào kèm có thể tiết ra 1 loại enzim nào đó để điều chỉnh chức năng của mạch rây. Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của Rễ cây ? Cấu tạo: Chia ra 2 phần là Vỏ sơ cấp và trung trụ (trụ giữa). 1. Vỏ Sơ Cấp: Bao giờ cũng lớn hơn phần trung trụ.Từ ngoài vào có: + Tầng lông hút : Chỉ gồm 1 lớp tế bào, thuộc mô bì nhưng chỉ làm nhiệm vụ hút nước từ đất vào. + Ngoại bì : Tiếp tầng lông hút là 1 số lớp tế bào, khi tầng lông hút rụng thì các lớp tế bào nay màng tế bào thấm chất suberin (bần) và trở thành lớp bảo vệ các phần bên trong của rễ. + Nhu mô vỏ (mô mềm vỏ) : là những tế bào có hình tròn hoặc đa giác, kích thước lớn, màng mỏng, không bào lớn. Phần này chiếm thể tích lớn ở phần vỏ sơ cấp, nhu mô vỏ làm nhiệm vụ tích trữ các chất dinh dưỡng dự trữ. 2. Trung Trụ (Trụ giữa): Bao gồm : - Nội bì : Gồm 1 lớp tế bào, màng dày thấm chất suberin không cho nước đi qua.Xen kẽ có các tế bào màng không thấm chất suberin cho nước di qua gọi là tế bào cho qua có chức năng chọn lọc các chất ra vào cơ thể thực vật. - Trụ Bì (Vỏ trụ) : Là phần ngoài cùng của phần trung trụ (trụ giữa), gồm 1 sô lớp tế bào có khả năng phân chia mạnh, là nguồn gốc của rễ bên - Bó mạch : Ở rễ sơ cấp là bó mạch xen kẽ (bó sơ cấp) có vai trò vận chuyển chất nhựa trong cây. Sau khi hoạt động sơ cấp được 1 thời gian, ở rễ cây 2 lá mầm do có sự hình thành và hoạt động của mô phân sinh thứ cấp mà cụ thể là tầng sinh bầu lục bì ở phần vỏ mà vỏ sơ cấp được thay thế bởi vỏ thứ cấp (chu bì hoặc thụ bì thay thế cho tầng lông hút) và bó mạch xen kẽ (bó mạch sơ cấp) được thay thế bởi bó mạch chồng chất hở (bó mạch thứ cấp). Chức năng của Rễ : chức năng chính là hấp thụ thức ăn (nước và muối vô cơ) trong đất, giữ cây bám chặt vào đất, làm nhiệm vụ dự trữ, sinh sản sinh dưỡng., rễ còn là cơ quan sinh sản sinh dưỡng… Câu 5: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của thân cây 1 lá mầm? Là một lớp của ngành thực vật hạt kín (Angiospermae) có một lá mầm trong hạt.Phần lớn là cây dạng cỏ và không có sinh trưởng thứ cấp, được xem là tiến hóa hơn thực vật 2 lá mầm. 1.Cấu Tạo : - Cây 1 lá mầm chỉ có cấu tạo sơ cấp (trừ cây Huyết dụ) đến hết đời. - Không phân biệt phần vỏ và phần trung trụ (trụ giữa) vì không có nội bì và trụ bì - Từ ngoài vào trong có : + Biểu Bì : Chỉ có 1 lớp tế bào,bao gồm có tế bào biểu bì và khí khổng xen lẫn nhau, tế bào biểu bì sắp xếp theo 1 hướng nhất định. Màng tế bào biểu bì thường thấm muối silic, có chức năng bảo vệ các phần ở bên trong + Cương Mô : Các tế bào cương mô tập hợp thành 1 dải vòng tròn nằm ngay dưới lớp tế bào biểu bì. Làm cho thân cây vững chắc. + Nhu mô (mô mềm) : Gồm những tế bào hình tròn lớn dần từ ngoài vào trong.Không phân biệt nhu mô vỏ và nhu mô ruột ,giữ chức năng dụ trữ chất dinh dưỡng. + Bó mạch : Là bó mạch chồng chất kín và là bó mạch sơ cấp (libe sơ cấp và gỗ sơ cấp). Các bó mạch xếp lộn xộn trong nhu mô, xung quanh bó mạch có vòng cương mô.Các bó mạch ở ngoài thì nhỏ nhưng nhiều, vòng cương mô dày ngược với các bó mạch phía trong lớn nhưng ít và vòng cương mô nhỏ hơn.Bó mạch làm nhiệm vụ vận chuyển các dòng nhựa trong cây. + Nhu mô trung tâm (nhu mô ruột) : Ở cây 1 lá mầm, nhu mô ruột thường tiêu biến. 2. Chức Năng : Thân của cây 1 lá mầm có những chức năng chung của thân cây như đã nêu ở trên. Nó có tính thích nghi cao như khả năng chống chịu cơ học vì thân rất vững chắc có thể mang nổi những cơ quan khác có khối lượng nặng (lá lúa và bông lúa).Thân là 1 cơ quan sinh dưỡng của cây, nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng.Thân giữ cho lá, hoa, quả ở vị trí thích hợp để quang hợp, sinh sane, phát tán quả.Còn là nguồn gốc sinh ra các chồi, lá , hoa. Câu 6: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của thân cây 2 lá mầm? Là 1 phân lớp của thực vật hạt kín (Angiospermae), có 2 lá mầm trong hạt.Bao gồm những cây thuộc thân thảo, thân bụi,thân gỗ. Chúng có sinh trưởng thứ cấp bình thường (rau dền,chò ,bưởi, mít…).Cây 2 lá mầm có thân sơ cấp (ở phần non) và thân thứ cấp (ở phần già). 1. Cấu tạo của thân sơ cấp cây 2 lá mầm: Gồm Vỏ sơ cấp và trung trụ (trụ giữa) Trang 2 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. * Vỏ Sơ cấp: Trong cấu tạo thân sơ cấp cũng như thân thứ cấp cây 2 lá mầm, phần trung trụ bao giờ cũng lớn hơn phần vỏ. Ngoài cùng là lớp biểu bì có màng dày.Màng ngoài hóa cutin thành tầng cutin dày hay mỏng tùy cây.Tầng cutin không thấm nước và khí nên biểu bì có thêm những lỗ khí.Biểu bì có thể biến đổi thành các dạng lông (che chở, lông tiết hoặc lông ngứa).Xen lẫn biểu bì có thêm khí khổng làm nhiệm vụ quang hợp và trao đổi khí. Nhu mô vỏ: Gồm nhiều lớp tế bào sống có màng mỏng , các tế bào ở vùng ngoài chứa nhiều lục lạp và không bào lớn và thường biến dổi thành hậu mô. Lớp này chiếm thể tích lớn ở phần vỏ sơ cấp.Có vai trò trong dự trữ chất dinh dưỡng.Lớp nhu mô vỏ ở phía ngoài biến đổi tiếp tục thành hậu mô và hậu mô tập trung thành đám tạo thành gờ của cây. Nội bì: là 1 lớp tế bào màng dày thấm suberin (bần) và Lignin (gỗ) nên vững chắc và ko cho nước thấm qua.Xen lẫn có các tế bào cho qua có vai trò chọn lọc các chất qua màng tế bào và cơ thể thực vật. * Trung Trụ: - Trụ bì : Xen kẽ các tế bào nội bì, trụ bì có khả năng phân chia mạnh và là nguồn gốc của chồi hoặc cành cây. - Bó mạch : Là bó mạch chồng chất hở và là bó mạch sơ cấp (gồm libe sơ cấp ở ngoài,ở giữa là tiền tượng tầng,và bên trong là gỗ sơ cấp).Các bó mạch này xếp theo hình vòng tròn.Libe sơ cấp vận chuyển dòng nhựa luyện,gỗ sơ cấp vận chuyển dòng nhựa nguyên. Tiền tượng tầng phân chia tế bào để hình thành nên Libe sơ cấp và gỗ sơ cấp. Libe và gỗ sơ cấp được hình thành ngày càng nhiều,cây càng lớn theo bề ngang. - Nhu mô ruột : Gồm những tế bào hình tròn hoặc đa giác,màng tế bào mỏng,không bào lớn tập trung ở giữa tế bào có vai trò trong dự trữ chất dinh dưỡng. 2. Cấu tạo của thân thứ cấp cây 2 lá mầm: Sau khi hoạt động sơ cấp 1 thời gian có sự hình thành và hoạt động của mô phân sinh thứ cấp (thuộc mô phân sinh bên), cụ thể là tầng sinh bần – lục bì sẽ cho ra thụ bì (Vỏ sần sùi ở thân cây) và từ đó vỏ sơ cấp sẽ được thay thế bằng vỏ thứ cấp. Từ tiền tượng tầng sẽ hình thành nên tượng tầng,tượng tầng hoạt động sẽ cho ra ngoài là Libe thứ cấp và trong là gỗ thứ cấp.Bó mạch thứ cấp được hình thành và thay thế bó mạch sơ cấp trước đó. Câu 7: Trình bày đặc điểm cấu tạo của lá cây 1 lá mầm ? VD : Lá lúa. Lá ngô… Lá cây 1 lá mầm thường ko phân biệt với cuống,nhiều khi có gốc thành bẹ,gân song song hoặc hình cung,lá thường có dạng hình bản dài, một số có dạng hình tim, lá thường có thìa lìa trừ 1 số cây như Cỏ lồng vực ko có thìa lìa, số lượng vết lá nhiều.Trên lát cắt ngang của lá ngô,lá lúa…kể từ ngoài vào trong gồm các phần như sau : 1. Biểu Bì: Gồm biểu bì trên và biểu bì dưới, màng tế bào biểu bì có thể biến đổi thành các dạng sáp,cutin đặc biệt là thấm silic…,trong tế bào biểu bì không có lục lạp,các tế bào biểu bì sắp xếp theo 1 hướng nhất định và liên kết với nhau bởi các vách răng cưa, biểu bì có chức năng bảo vệ các phần ở bên trong. Xen lẫn với các tế bào biểu bì có các tế bào khí khổng tham gia vào quá trình quang hợp, Ở lá cây 1 lá mầm số lượng tế bào khí khổng ở mặt dưới lá (phần lưng) và ở mặt trên lá (phần bụng) xấp xỉ tương đương nhau, ngoài ra ở lá cây 1 lá mầm có 1 số tế bào biểu bì phình to lên tạo thành các tế bào trương nước có vai trò giữ độ ẩm cho bề mặt lá và mở lá khi còn non. 2. Mô Đồng Hóa: Ở lá cây 1 lá mầm mô đồng hóa không phân thành mô dậu và mô khuyết, mà chỉ gồm 1 loại tế bào hình tròn đồng nhất,trong tế bào có chứa nhiều hạt lục lạp, cho nên chúng giữ chức năng quang hợp là chủ yếu và 1 phần để trao đổi khí. 3. Mô Cơ : Chủ yếu là cương mô (tập trung chủ yếu ở phần trên biểu bì dưới và phần dưới của biểu bì trên và bao quanh các bó mạch). 4. Bó Mạch: Bó mạch được phân bố ở trong gân chính và gân phụ, là bó mạch chồng chất kín và là bó mạch sơ cấp, làm nhiệm vụ vận chuyển các dòng nhựa trong lá. Câu 8 : Trình bày đặc điểm cấu tạo của lá cây 2 lá mầm ? VD : Lá bưởi. 1. Biểu Bì: Gồm biểu bì trên và biểu bì dưới, màng tế bào biểu bì có thể biến đổi thành các dạng lông sáp, cutin…, trong tế bào biểu bì không có lục lạp, biểu bì có chức năng bảo vệ các phần ở bên trong.Xen lẫn với các tế bào biểu bì có các tế bào khí khổng tham gia vào quá trình quang hợp, Ở lá cây 2 lá mầm số lượng tế bào khí khổng ở mặt dưới lá (phần lưng) nhiều hơn ở mặt trên (phần bụng), các tế bào biểu bì sắp xếp lộn xộn và liên kết với nhau bởi các vách trơn. 2. Mô Đồng Hóa : Ở lá cây 2 lá mầm mô đồng hóa phân biệt thành mô dậu và mô khuyết. + Mô dậu :Gồm những tế bào hình chữ nhật ken chặt lại với nhau thành bờ rào bờ dậu nằm ngay dưới lớp biểu bì trên hoặc trên lớp biểu bì dưới, trong tế bào có chứa nhiều hạt lục lạp, cho nên chúng giữ chức năng quang hợp. Trang 3 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. + Mô Khuyết :Bao gồm các tế bào hình tròn, sắp xếp với nhau để chừa ra các khe hở nhỏ chứa nhiều không khí, trong tế bào có chứa các hạt lục lạp, cho nên chúng vừa làm nhiệm vụ trao đổi khí vừa quang hợp. 3. Mô Cơ: Chủ yếu là hậu mô (tập trung chủ yếu ở phần trên và phần dưới của gân chính), Ở 1 số lá có tế bào chống đỡ (lá si, lá đa) 4. Bó Mạch: Bó mạch được phân bố ở trong gân chính và gân phụ, là bó mạch chồng chất kín và là bó mạch sơ cấp, làm nhiệm vụ vận chuyển các dòng nhựa trong lá. Câu 9: Trình bày sự hấp thu nước và muối khoáng ở Rễ? 1. Sự hấp thu nước : Sự thâm nhập của nước từ đất vào lông hút của rễ qua ngoại bì qua nhu mô vỏ, qua nội bì, trụ bì vào xilem theo quy luật vật lý : Nước dưới dạng màng mỏng bao bọc xung quanh phân tử đất có chứa muối khoáng hòa tan nhưng ở nồng độ thấp nên nước ở ngoài là nhược trương so với tế bào chất của lông hút vì vậy nó luôn được thấm từ đất vào lông hút. Bào chất của lông hút lại trở nên nhược trương hơn bào chất của các tế bào thuộc ngoại bì,nhu mô vỏ, nội bì, trụ bì nên nước lần lượt đi qua các thành phần này để vào xylem. Dịch xylem (dịch thực vật) chứa các muối khoáng nên ưu trương so với các mô bao quanh.Vì vậy nước từ các mô bao quanh sẽ thấm vào mạch xylem và được vận chuyển theo mạch xylem từ rễ lên thân và ra lá nhờ sự thoát hơi nước của lá, nhờ áp suất rễ, áp lực khí trời và hiện tượng mao dẫn… 2. Sự Hấp thụ Ion: Sự hấp thu muối khoáng từ đất vào rễ một phần nhờ cách khuếch tán đơn giản và một phần do sự hấp thu tích cực có tiêu tốn năng lượng. Câu 10 : Trình bày sự vận chuyển nước và ion khoáng trên Cây ? Dòng đi lên của nước và muối khoáng ở trong cây được thực hiện nhờ tác dụng phối hợp của sự thoát hơi nước, của áp suất rễ, của áp lực khí trời, của mao dẫn. * Cơ chế động lực kéo do sự thoát hơi nước : Sức nóng của mặt trời đã tạo nên sự bốc hơi nước khuếch tán từ lá qua khí khổng, kiểu mất như vậy gọi là sự thoát hơi nước.Kết quả của sự thoát hơi nước qua bề mặt lá (từ các tế bào trung diệp của lá) làm cho nồng độ dung dịch của các chất trong dịch tế bào của trung diệp tăng lên làm áp suất thẩm thấu tăng, nước từ các tế bào xung quanh sẽ xâm nhập vào các tế bào trung diệp và các tế bào xung quanh vừa mơi bị mất nước, áp suất thẩm thấu lại tăng và nước lại từ các tế bào khác thấm vào các tế bào này.Đến lượt những tế bào cuối cùng sẽ nhận nước từ các quản bào và mạch dẫn của gân lá (mạch gỗ) , mạch gỗ của gân lá nối liền với mạch gỗ của cành, thân và rễ. * Cơ chế động lực đẩy do áp suất rễ : Áp suất rễ là áp suất trương của dịch nước trong các mạch dẫn tại chỗ hợp nhất giữa rễ và thân được gây ra do sự tăng áp suất của dịch ở trong rễ so với dung dịch đất ở xung quanh.Áp suất rễ đó là một trong những lực tạo điều kiện để nước và muối khoáng chuyển lên lá theo rễ và thân. Ngoài ra còn có: - Cơ chế áp lực khí trời - Cơ chế mao dẫn. * Sự vận chuyển các chất hữu cơ: Phần lớn các Gluxit hình thành trong ngày được tạo thành tinh bột để dự trữ trong lá, sau đó lại được thủy phân thành glucose và được vận chuyển theo floem xuống thân và rễ. Theo 1 số giả thuyết thì các chất hữu cơ chuyển động theo ống rây của floem dưới tác dụng của áp suất đi xuống theo Gradient nồng độ áp suất trương hoặc áp suất thẩm thấu.Trong lá các tế bào floem có chứa đường và các sản phẩm quang hợp khác với nồng độ cao.Vì vậy đã hút nước ở các xylem xung quanh và làm tăng áp suất trương trong tế bào.Theo dòng chất lỏng vân chuyển xuống dưới thân và rễ Câu 11. 1. Con đường di chuyển của nước trong cây phải qua các cấu trúc như sau : (Chọn câu đúng). A. lông hút mạch gỗ mạch rây (libe) nội bì. B. biểu bì ở rễ mạch gỗ nội bì lông hút. C. lông hút biểu bì ở rễ mạch gỗ khí khổng ở lá D. lông hút mạch rây khí khổng ở lá mạch gỗ. E. lông hút nội bì mạch gỗ khí khổng ở lá 2. Trình bày những đặc điểm sinh học của rễ thích nghi với chức năng hút nước và hút khoáng. Giải 1. Chọn câu đúng: Câu E (Lông hút nội bì mạch gỗ khí khổng). 2. Đặc điểm sinh học của rễ : * Rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng, phân nhánh (có bề mặt và độ dài lớn hơn thân và lá gấp bội) tìm nước & muối khoáng. * Rễ có khả năng hướng nước và hướng hóa chủ động mọc lan đến nơi có nước và muối khoáng (chất dinh dưỡng). Trang 4 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. * Rễ một số loại cây (họ Đậu) có khả năng chủ động chuyển hóa các chất (dinh dưỡng) khó tiêu dễ tiêu (bằng cách tiết ra môi trường các axit hữu cơ và khí CO 2 ) hấp thụ (sử dụng). Câu 12. 1. Trong số những điều kiện sau đây, điều kiện làm gia tăng sự mất nước của cây là : A. sự giảm độ ẩm của không khí B. sự giảm vận tốc gió C. sự giảm nhiệt độ của không khí D. sự giảm độ chiếu sáng E. sự tăng nồng độ ôxy của không khí 2. Khi không khí bão hòa hơi nước, lượng nước dư thừa do cây hút vào sẽ được thoát ra ngoài bằng cách nào ? Cách thoát nước này chứng minh điều gì ? Giải 1. Chọn câu đúng : Câu A (Sự giảm độ ẩm của không khí). 2. Giải thích: * Xuất hiện hiện tượng ứ giọt : Nước thoát ra ngoài dưới dạng lỏng (giọt) (qua các thủy khổng), ứ đọng ở mép lá (mặt lá). * Chứng minh : Sự ứ giọt (khi cây không thoát hơi nước được) chứng minh quá trình hút nước chủ động của rễ (rễ đóng vai trò như là một bơm, hút nước từ đất vào và đẩy nước di chuyển lên trên). Câu 13: a) Phân biệt các con đường thoát hơi nước ở lá. Ý nghĩa sự thoát hơi nước . b) Vì sao bảo quản nông sản cần khống chế cho hô hấp luôn ở mức tối thiểu ? Giải: a) Có 2 con đường thoát hơi nước: Thoát hơi nước qua khí khẩu, thoát hơi nước qua cutin của lá - Phân biệt : Thoát hơi nước qua khí khẩu thoát hơi nước qua cutin của lá Vận tốc lớn Vận tốc nhỏ Điều chỉnh được bằng sự đóng mở khí khẩu Không đều chỉnh được - Ý nghĩa của thoát hơi nước: + Tạo lực hút nước mạnh + Chống sự đốt nóng mô lá. + Tạo điều kiện cho CO 2 không khí vào lá thực hiện quang hợp b) - Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ giảm số lượng, chất lượng nông sản - Hô hấp nhiệt nhiệt độ môi trường bảo quản tăng hô hấp tăng - Hô hấp H 2 O tăng độ ẩm nông sản hô hấp tăng - Hô hấp CO 2 thành phần khí môi trường bảo quản đổi :CO 2 tăng , O 2 giảm. Khi O 2 giảm quá mứcnông sản chuyển sang hô hấp kị khí nông sản bị phân hủy nhanh. Câu 14: a.Viết phương trình tổng quát của quang hợp. b.Các thành phần tham gia& vai trò của các thành phần trên. c.Tóm tắt vai trò các sản phẩmđược hình thành trong pha sáng & pha tối. Giải: a. Phương trình tổng quát của quang hợp: 6CO 2 + 6H 2 O +674 kcal as+dl 6C 6 H 12 O 6 + 6O 2 b.Các thành phần tham gia và vai trò của chúng: - Ánh sáng:cung cấp năng lượng - Hệ sắc tố quang hợp:hấp thu & chuyển hóa năng lượng. - CO 2 là nguồn cácbon để cung cấp chất hữu cơ, - H 2 O vừa là nguyên liệu vừa là sản phẩm của quá trình. c.Vai trò của các sản phẩm được hình thành trong pha sáng & pha tối của quang hợp. - Sản phẩm của pha sáng: + O 2 : điều hòa khí quyển. + NADP + H + và ATP là nguồn năng lượng và nguyên liệu cho pha tối. - Sản phẩm của pha tối: + Các hợp chất đường đơn:là nguyên liệu để tổng hợp tinh bột dự trữ. + Các loại hợp chất hữu cơ đơn giản là nguồn gốc để tạo thành các loại axit amin, glixêrin & axit béo + NADP + + ADP là nguyên liệu cho pha sáng. Câu 15: Hãy bố trí thí nghiệm để chứng minh cây xanh nhả oxi trong quá trình quang hợp Giải: Thí nghiệm để chứng minh cây xanh nhả oxi trong quá trình quang hợp Trang 5 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. - Thí nghiệm theo hình 28 SGK : - Nhận xét số bọt khí thoát ra trong các điều kiện. + Dưới ánh sáng mạnh. + Trong bóng râm. + Che chậu bằng giấy đen - Nhận xét khí tạo ra trong thí nghiệm quang hợp .Rút ra kết luận chung và kết quả của quá trình quang hợp Câu 16: 1. a. Nêu cơ chế chung của quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp và hô hấp theo thuyết hoá thẩm (của Michell) và vai trò của ATP được tạo ra trong quá trình này ? b.Ở chu trình C3 enzym nào có vai trò quan trọng nhất? vì sao? Hãy tính hiệu qủa năng lượng của chu trình C3 (với 1ATP = 7,3Kcal, 1NADPH = 52,7Kcal )? (cho biết khi oxi hoá hoàn toàn 1 phân tử C 6 H 12 O 6 = 674Kcal ) 2. Tại sao đồng hoá cacbon bằng phương thức quang hợp ở cây xanh có ưu thế hơn so với phương thức hoá tổng hợp ở vi sinh vật? Giải : 1. a. Cơ chế chung: - Thực hiện thông qua photphoryl hóa gắn gốc P. vô cơ vào ADP nhờ năng lượng từ qúa trình quang hóa (ở QH) và oxy hóa (ở hô hấp) để tạo ATP. - Thông qua chuổi vận chuyển điện tử và H + qua màng: tạo ra sự chênh lệch nồng độ ion H + hai bên màng tạo ra điện thế màng. Đây chính là động lực kích thích bơm ion H + hoạt động và ion H + đưpợc bơm qua màng, đi xuyên qua phức hệ ATP sintetaza, Kích động chúng tổng hợp ATP từ ADP và P vô cơ. - Ở quang hợp thực hiện tại màng tilacoit và cứ 3 ion H + qua màng sẽ tổng hợp 1 ATP. Ở hô hấp được thực hiện tại màng trong của ty thể và cứ 2 ion H + qua màng sẽ tổng hợp được 1 ATP. ** Vai trò của ATP: + Ở quang hợp: Cung cấp ATP cho giai đoạn khứ APG thành AlPG và giai đoạn phục hồi chất nhận Ri-1,5DP. + Ở hô hấp: ATP được sử dụng để: - Sinh tổng hợp các chất. - Vận chuyển các chất. - Co cơ. - Dẫn truyền xung thần kinh. b. Enzym quan trọng nhất là: - Enzym Ribuloz 1,5 DP carboxylaza. - Vì enzym này quyết định tốc độ vận hành và chiều hướng của chu trình. Nó quyết định phản ứng đầu tiên, phản ứng carboxyl hóa Ri-1,5DP. 2. Hiệu quả năng lượng của chu trình C 3 là: - Để tổng hợp1phân tử C 6 H 12 O 6 , chu trình phải sử dụng 12 NADPH , 18 ATP tương đương với 764 KC. Vì 12 NADPH x 52,7 KC + 18 ATP x 7,3 KC = 764 KC. 1 phân tử C 6 H 12 O 6 với sự trữ năng lượng là 764 KC. a Hiệu quả: (674 / 764) x 100% = 88% + Quang hợp ở cây xanh sử dụng hydro từ H 2 O rất dồi dào còn hóa năng hợp ở vi sinh vật sử dụng hydro từ chất vô cơ có hydro với liều lượng hạn chế. + Quang hợp ở cây xanh nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời là nguồn vô tận còn hoá năng hợp ở vi sihn vật nhận năng lượng từ các phản ứng oxy hóa rất ít. Câu 17: 1.a.Gọt vỏ 1 củ khoai tây rồi cắt làm đôi, khoét bỏ phần ruột tạo 2 cốc A và B. Đặt 2 cốc bằng củ khoai vào 2 đĩa petri. - Lấy 1 củ khoai khác có kích thước tương tự đem đun trong nước sôi trong 5 phút. Gọt vỏ rồi cắt đôi. Khoét ruột 1 nửa củ tạo thành cốc C. Đặt cốc C vào đĩa petri. - Cho nước cất vào các đĩa petri. - Rót dung dịch đường đậm đặc vào cốc B và C. Đánh dấu nước dung dịch bằng kim ghim. - Để yên 3 cốc A, B, C trong 24 giờ. b. Mức dung dịch đường trong cốc B và C thay đổi thế nào? Tại sao? c.Trong cốc A có nước không? Tại sao? Giải : 1.a. Mức dung dịch đường trong cốc B tăng vì: - Tế bào sống có tính chọn lọc. Trang 6 Thúc đẩyức chế Nồng độ auxin Rễ Chồi Thân Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. - Thế nước trong đĩa pêtri cao hơn trong dung dịch đường trong cốc B → nước chui qua củ khoai vào cốc B bằng cách thẩm thấu → mực dung dịch dường trong cốc B tăng lên. b. Dung dịch đường trong cốc C hạ xuống vì: - Tế bào trong cốc C đã chết do đun sôi → thấm tự do → đường khuếch tán ra ngoài → dung dịch đường trong cốc C hạ xuống. c. Trong cốc A không thấy nước → sự thẩm thấu không xảy ra vì không có sự chênh lệch nồng độ giữa hai môi trường. Câu 18. a. Nêu cơ chất, tác nhân, sản phẩm, phương trình phản ứng của quá trình lên men rượu? b. Tại sao trong thực tế, quá trình lên men rượu thường phải giữ nhiệt độ ổn định? Độ pH thích hợp cho quá trình lên men rượu là bao nhiêu? Tăng pH >7 được không? Tại sao? Giải : a. - Cơ chất: tinh bột, đường glucô - Tác nhân : nấm men có trong bánh men rượu, có thể có một số loại nấm mốc, vi khuẩn. - Sản phẩm: về mặt lý thuyết có Etanol 48,6%, CO 2 46,6%, glixeron 33, 3%, axit sucxinic 0, 6%, sinh khối tế bào 1,2% so với lượng glucô sử dụng - Phương trình (C 6 H 10 O 5 ) n + H 2 O n C 6 H 12 O 6 - C 6 H 12 O 6 C 2 H 5 OH + CO 2 + Q. b. Nhiệt độ cao giảm hiệu suất sinh rượu. - pH : 4 - 4,5. - Không. Nếu pH lớn hơn 7 sẽ tạo glixêrin là chủ yếu. Câu 19: Có 10 hạng mục liệt kê dưới đây liên quan đến đồ thị đã cho. Hãy xác định hạng mục nào phù hợp với đồ thị? Giải thích. 1. Thân không phản ứng với auxin. 2. Rễ không phản ứng với auxin. 3. Rễ và thân phản ứng rất khác nhau với auxin. 4. Nụ không phản ứng với auxin. 5. Rễ tiết ra auxin và do đó nó tự bảo vệ chúng. 6. Nồng độ auxin cao làm tăng sự phát triển của rễ. 7. Cho thêm auxin luôn làm tăng cường sự phát triển của thân. 8. Sự phát triển của rễ cần một lượng auxin ít hơn so với sự phát triển của thân 9. Sự phát triển của rễ ức chế sự phát triển của thân. 10.Sự phát triển của rễ được tăng cường bởi sự phát triển của thân. Giải : * Chỉ có 3 và 8. + Ở rễ và thân, auxin có chức năng ngược nhau. + Ở rễ, auxin nhiều thì ức chế sự phân bào còn ở thân auxin nhiều sẽ kích thích phân bào. Câu 20. 1. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm không thể tìm thấy ở các loài thực vật sống trong điều kiện môi trường khô hạn là : A. lớp sáp dầy bao phủ bề mặt lá B. thân mập chứa nước C. quang hợp C 4. D. quang hợp C 3 E. khí khổng nằm sâu trong những hốc ở bề mặt dưới của lá 2. Các phản ứng của chu trình Calvin không phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng, nhưng chúng thường không diễn ra vào ban đêm vì : (Chọn và giải thích câu đúng). A. vào ban đêm nhiệt độ thường quá lạnh, không phù hợp với các phản ứng này B. nồng độ CO 2 giảm vào ban đêm. C. các cây thường mở lỗ khí vào ban đêm D. vào ban đêm, các cây không thể tạo ra đủ nước cho chu trình Calvin. E. một lý do khác Trang 7 Nấm mốc Nấm men rượu Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. Giải 1. Chọn câu đúng : Câu D (Quang hợp C 3 ). 2. Chọn và giải thích câu đúng : * Chọn : Câu E (một lý do khác). * Giải thích : Chu trình Calvin sử dụng các sản phẩm NADPH và ATP được tạo ra từ phản ứng sáng. Câu 21 : 1. Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thì tốc độ sinh trưởng của cây sẽ như thế nào? Giải thích. 2. Có các chất sau : ADP, ATP, Phốt phát vô cơ, NADP, NADPH 2 , O 2 , H 2 O. Hãy cho biết - Chất nào là chất tham gia, chất nào là sản phẩm của photphorin hóa vòng. - Chất nào là chất tham gia, chất nào là sản phẩm của photphorin hóa không vòng. 3. Hai chất Êtilen và AAB, chất nào có tác dụng đối kháng với auxin trong sự rụng của lá, quả? Sự hóa già của cơ quan dẫn đến sự rụng được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa những chất nào trong ba chất trên? Giải 1. Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thường dẫn đến tốc độ sinh trưởng của cây giảm. Vì : - Làm giảm khả năng hú t nước của rễ do nồng độ dung dịch đất cao. - Một số ion khoáng của dung dịch m ôi trường ảnh hưởng xấu lên khả năng hút khoáng của cây do nồng độ của chúng trong dung dịch quá cao. 2. Photphorin hóa vòng Photphorin hóa không vòng Chất tham gia ADP, P vô cơ ADP, P vô cơ, NADP, H 2 O Sản phẩm ATP ATP, NADPH 2 , O 2 3. - Êtilen và AAB có tác dụng đối kháng với auxin trong sự rụng của lá, quả. - Sự hóa già của cơ quan dẫn đến sự rụng được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa auxin/(êtilen + AAB) . Câu 22: Trong tế bào thực vật có hai quá trình chuyển hoá vật chất kèm theo chuyển hoá năng lượng, tuy trái ngược nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau. a.Mỗi quá trình được gọi với 2 tên gọi khác nhau. Hãy viết lại các tên gọi đó. b.Ghép các ý sau đây vào từng quá trình trên sao cho phù hợp: 1 – cần oxi phân tử. 2 – sử dụng nước. 3 – tạo ra ATP và NADH. 4 – cần RiDP. 5 – là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử. 6 – xảy ra ở matrix. 7 – có enzim ATP synthetaza. 8 – có sản phẩm trung gian là AlPG. Giải: a. Tên 2 quá trình đó là: - Quang hợp # đồng hoá - Hô hấp # dị hoá b. - Quang hợp : 2, 4, 5, 7, 8 - Hô hấp : 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 Câu 23: Hãy trình bày sự cân bằng hooc mon trong cây? Giải. - Khác với động vật và người ,ở thực vật, bất cứ hoạt động sinh trưởng và phát triển nào,đặc biệt là các quá trình hình thành cơ quan (rễ, thân, lá,hoa, quả…) cũng như sự chuyển qua các giai đoạn đoạn sinh trưởng,phát triển của cây đều được điều chỉnh đồng bởi nhiều loại hoocmôn có một ý nghĩa quyết định. Chính vì vậy mà sự cân bằng giãu các hoocmôn có một ý nghĩa quyết định. - Nhìn chung có thể phân thành hai loại cân bằng là :sự cân bằng chung và sự cân bằng riêng giữa các hoocmôn. a) Sự cân bằng chung - Sự cân bằng chung được thiết lập trên cơ sở hai nhóm hoocmôn thực vật có hoạt tính sinh lí trái ngược nhau, sự cân bằng được xác định trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây từ lúc bắt đầu nảy mầm cho dến khi chết .Các hoocmôn kích thích sinh trưởng được sản xuất chủ yếu trong các cơ quan còn non như chồi non, lá non , rễ non , quả non, phôi đang sinh trưởng… và chi phối sự hình thành các cơ quan sinh dưỡng .Các tác nhân kích thích chiếm ưu thế trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển sinh dưỡng. Trong lúc đó các hoocmôn ức chế sinh trưởng được hình thành và tích lũy chủ yếu trong các cơ quan già, cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ. Chúng gây ảnh hưởng ức chế lên toàn cây và chuyển cây vào giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, gây nên sự già hóa và sự chết. - Trong quá trình phát triển cá thể từ khi sinh ra cho đến khi cây chết (chẳng hạn cây ra hoa, quả một lần ) thìsự cân bằng trong chúng diễn ra theo quy luật là các ảnh hưởng kích thích giảm dần và các ảnh hưởng ức chế thì lại tăng dần.Sự cân bằng như nhau giữa hai tác nhân đó là thời điểm chuyển cây từ giai đoạn sinh sản mà biểu hiện là sự phân hóa mầm hoa. Từ thời điểm đó trở về truớc ưu thế thế biểu hiện là các cơ quan sinh dưỡng sinh trưởng Trang 8 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. mạnh. Nhưng từ sau thời điểm đó thì các tác nhân ức chế chiếm ưu thế nên sự sinh trưởng của cây bị ngừng lại,cây ra hoa kết quả, già góa và chết . b) Sự cân bằng riêng: - Trong số cạy có vô số cá quá trình phát sinh hình thái và hình thành cơ quan khác nhau như sự hình thành rễ , thân, lá, hoa, quả,sự nảy mầm,sự chín,sự rụng, sự ngủ nghỉ đều được điều chỉnh bằng hai hay một vài hoocmôn đặc hiệu. - Sự tái sinh rễ hoặc chồi được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa auxin và xitôkinin trong mô .Nếu tỉ lệ này nghiêng về auxin thì rễ được hình thành mạnh hơn và ngược lại thì chồi được hình thành. Đây là cơ sở cho việc tạo cây hoàn chỉnh trong nuôi cấy mô . - Sự ngủ nghỉ và nảy mầm được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa AAB/GA. Tỉ lệ này nghiêng về AAB thì hạt,củ ở tình trạng ngủ nghỉ. Sự nảy mầm chỉ xảy ra khi nào trong cơ quan đó có hàm lượng GA cao hơn và ưu thế hơn AAB. Đây cũng là cơ sở để xử lí phá ngủ cho hạt,củ… - Hoa qủa từ xanh chuyển sang chín được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa auxin / êtilen . Trong quả xanh ,auxin chiếm ưu thế, còn trong quả chín thì êtilen được hình thành rất mạnh mẽ. - Hiện tượng ưu thế ngọn được điều chỉnh bằng tỉ lệ auxin/xitôkinin.Auxin làm tăng ưu thế ngọn còn xitôkinin thì lại làm giảm ưu thế ngọn. - Sự trẻ hóa và già hóa trong cây có liên quan chặt chẽ đến tỉ lệ xitôkinin/AAB. AAB là tác nhân gây già hóa còn xitôkinin là tác nhân gây trẻ hóa trong cây. - Tại bất cứ một thời điểm nào trong các quá trình đó cũng đều xác định được một sự cân bằng đặc hiệu giữa các hoocmôn đó. Con người cũng đều xác định được một sự cân bằng đặc hiệu giữa hoocmôn đó. Con người cũng có thể điều chỉnh các quan hệ cân bằng đó theo chiều hướng có lợi cho con người. Câu 24: A. Trong một thí nghiệm ở thực vật C3, người ta thấy: khi tắt ánh sáng hoặc giảm nồng độ CO2 đến 0% thì có một chất tăng và một chất giảm. Hãy cho biết: a. Tên của hai chất đó. b. Chất nào tăng, chất nào giảm khi tắt ánh sáng? c. Chất nào tăng, chất nào giảm khi giảm nồng độ CO2? d. Giải thích hai trường hợp c và b. B. Các loài tảo biển có nhiều màu sắc khác nhau: tảo lục, tảo lam, tảo nâu, tảo đỏ, tảo vàng ánh…Hãy cho biết: a. Loại nào có chứa diệp lục, loại nào không? b. Sự khác nhau về màu sắc này có ý nghĩa gì? c. Hãy sắp xếp thứ tự có thể gặp các loài tảo từ trên mặt biển xuống đáy biển sâu. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy? Trả lời: A.a. Đó là hai chất: chất nhận CO2 và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của chu trình Canvin: ribulôzơ 1,5 đi phôtphat(RiDP) và axit phôtpho glixêric(APG). b. Khi tắt ánh sáng, APG tăng, RiDP giảm. c. Khi giảm nồng độ CO2, RiDP tăng, APG giảm. d. Giải thích theo sơ đồ sau: CO2 RiDP APG ATP NADPH2 AlPG B. a. Tất cả các loài tảo đều có chứa chất diệp lục vì diệp lục là sắc tố QH thực hiện quá trình tổng hợp chất hữu cơ. Các sắc tố phụ lấn át màu của diệp lục làm cho tảo có nhiều màu sắc khác nhau. b. Sự khác nhau về màu sắc có ý nghĩa thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Thực vật sống gần mặt nước biển có hàm lượng diệp lục cao, càng xuống sâu hàm lượng diệp lục càng thấp. Trang 9 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. - Thành phần quang phổ của ánh sáng mặt trời trong vùng nhìn thấy được có độ dài sóng khác nhau nên khả năng xuyên sâu củng khác nhau.Ánh sáng đỏ chỉ chiếu đến lớp nước biển trên mặt, ánh sáng cam xuống sâu hơn một chút, ánh sáng vàng và lục xuyên sâu hơn, ánh sáng lam và tím xuống được các lớp nước sâu hơn cả. c. Tảo lục Tảo lam Tảo nâu Tảo vàng ánh Tảo đỏ. Do thích nghi với khả năng hấp thu ánh sáng mạnh, các loài tảo lục chiếm ưu thế ở tầng biển nông, nó dễ dàng hấp thu ánh sáng đỏ. Tảo lam hấp thu ánh sáng cam sống ở chỗ tương đối sâu. Tảo nâu hấp thu ánh sáng lục, vàng nên có thể sống ở tầng sâu hơn. Tảo đỏ hấp thu được ánh sáng lục nên sống ở tầng sâu nhất. Câu 25: Phân biệt sự chuyển hóa vật chất và sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái . Giải: Phân biệt sự chuyển hóa vật chất và sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái . - Phân biệt sự chuyển hóa vật chất và sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái : Chuyển hóa vật chất Chuyển hóa năng lượng - Có sự chuyển hóa từ dạng vật chất này sang dạng vật chất khác - Có 3 quá trình vận động trong chu trình vật chất: tạo chất sống, chuyển hóa & phân hủy. - Phần lớn vật chất được tái sử dụng tạo thành chu kì khép kín. - Có sự chuyển hóa từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác - Sự chuyển hóa năng lượng có ở thức ăn qua các bậc dinh dưỡng bị hao hụt nhiều - Phần lớn năng lượng thoát ra dưới dạng nhiệt khó sử dụng lại. Câu 26: a. Ứng động khác hướng động ở những điểm nào? b. Hãy giải thích hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi có kích thích? Nêu vai trò của hướng động và ứng động đối với đời sống thực vật? c. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: - Cây mầm 1: chiếu sáng một chiều lên bao lá mầm (diệp tiêu) - Cây mầm 2: cắt bỏ đỉnh ngọn, rồi chiếu sang một chiều. - Cây mầm 3 : che tối phần bao lá mầm, chiếu sang một chiều. Hãy cho biết kết quả thu được và giải thích. Đáp án: a. Phân biệt ứng động và hướng động Ứng động Hướng động - Là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. - Phản ứng nhanh - Hoạt động theo nhịp đồng hồ sinh học (ngoại trừ ứng động tiếp xúc) - Ví dụ: Sự nở hoa của hoa mười giờ - Là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo 1 hướng xác định. - Phản ứng chậm - Hoạt động không theo nhip đồng hồ sinh học -Ví dụ: Ngọn cây luôn hướng về phía có ánh sáng b. Khi có kích thích sức trương nước của nữa dưới của chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô lân cận làm cho lá trinh nữ bị cụp lại. - Vai trò của ứng động và hướng động đối với thục vật: - Giúp cây thích nghi đa dạng với những biến đổi của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển. c. - Cây 1: ngọn cây cong về phía ánh sáng do sự quang hướng động. - Bao lá mầm là nơi tổng hợp auxin chủ yếu, có tác dụng kích thích sự giản dài tế bào. Auxin bị quang ôxy hóa nên nồng độ sẽ giảm ở phía có ánh sáng và cao ở phía tối, dẫn đến phía tối sinh trưởng nhanh hơn làm ngọn cây cong về phía có ánh sang. - Cây 2 và 3 : Không có hiện tượng trên do phần đỉnh ngọn có nhiều auxin nhạy cảm với ánh sáng, nhưng đã bị cắt bỏ hoặc đã bị che tối, không tiếp xúc với ánh sáng. Câu 27: a. Quá trình phát triển của bướm trãi qua những giai đoạn nào và chịu sự kiểm soát của hoocmon như thế nào? b.Khi tế bào nhu mô sinh trưởng trong thí nghiệm nuôi cấy mô tạo nên mô sẹo chưa phân chia và chưa phân hóa, muốn cho mô phát triển bình thường tạo rễ, tạo chồi cần một tỉ lệ đặc biệt của hai loại phitôhoocmôn. Đó là hai loại phitôhoocmôn nào? Tỉ lệ bao nhiêu? Trình bày vai trò chủ yếu của chúng. c. Bác sĩ thường khuyên các bà mẹ nên thường xuyên tắm nắng trẻ sơ sinh vào sáng sớm và chiều tối khi cường độ ánh sáng yếu. Điều này có tác dụng gì cho sinh trưởng của trẻ? Đáp án: Trang 10 [...]... động hướng sáng, hướng đất + Thúc đẩy sự tạo chồi bên - Vai trò của Xitôkinin : + Kích thích sự phân chia tế bào chồi (mô phân sinh) + Thúc đẩy sự nẩy mầm và sự ra hoa +Thúc đẩy sự tạo chồi bên c Trẻ con tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối khi cường độ ánh sáng yếu sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển: - Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ - Tia tử ngoại... trong chuyển hóa canxi hình thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ - Không nên tắm nắng cho trẻ khi ánh nắng quá mạnh vì nhiều tia cực tím có hại cho sự phát triển của trẻ Câu 28 : Trình bày sự hình thành giao tử đực và cái ở thực vật có hoa ? *) Sự hình thành giao tử ĐỰC : Toàn bộ các bộ phận sinh sản đực gọi là Nhị.bao gồm : - Chỉ nhị : là phần dưới nhị, bất thụ,... lớn chứa nhiều chất dinh dưỡng và được gọi là tế bào sinh dưỡng, sau này sẽ hình thành nên ống phấn khi hạt phấn nảy mầm nên còn được gọi là tế bào ống Nhân có kích thước nhỏ hơn phát triển thành tế bào nhỏ nằm cạnh tế bào ống và sẽ phân chia nguyên nhiễm cho ra 2 tinh tử (tinh trùng ko đuôi) còn gọi là tinh bào.Vì vậy , tế bào này được gọi là tế bào sinh sản hay tê bào hữu tính *) Sự Hình thành giao... sử dụng như thế nào? Câu 5: Thực vật có thể hấp thụ qua hệ rễ từ đất những dạng nitơ nào? Trình bày sơ đồ tóm tắt sự hình thành các dạng nitơ đó qua các quá trình vật lý - hóa học, cố định nitơ khí quyển và phân giải bởi các vi sinh vật đất Câu 6: Ở thực vật, hoạt động của enzyme Rubisco diễn ra như thế nào trong điều kiện đầy đủ CO2 và thiếu CO2 Câu 7: Cây Thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa,... thích cây ra hoa để thu quả trái vụ Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên Câu 8 : Quan sát sơ đồ dưới đây 1 A Cơ năng 3 3 B 6 5 7 2 4 8 Sơ đồ về mối tương quan giữa quang hợp và hô hấp a.Thay các chữ, các số bằng các chú thích đúng b.Sắc tố chính tham gia quá trình A là gì? Nêu các đặc tính cơ bản của sắc tố đó Trang 12 ... nhụy Mỗi nhụy gồm có 3 phần : + Bầu: Là phần lớn nhất ở trong nhụy và dưới cùng của nhụy.Bầu do 1 hay nhiều lá noãn kết hợp lại tạo thành Trong bầu đựng các noãn và noãn (ovule) là bộ phận của cơ quan sinh dục cái ở thực vật có hạt Trong noãn có chứa phôi tâm (2n) và được bao quanh bởi vỏ noãn, từ phôi tâm sẽ hình thành nên túi phôi (giao tử cái), khi túi phôi đã được thụ tinh thì noãn phát triển thành . cấp.Chức năng chủ yếu là sinh trưởng. * Gồm 2 loại : + Mô phân sinh Sơ cấp : Có chức năng làm cây sinh trưởng theo chiều dài.Gồm 2 loại là : - Mô phân sinh tận cùng (đỉnh sinh trưởng) nằm ở đầu. đang sinh trưởng… và chi phối sự hình thành các cơ quan sinh dưỡng .Các tác nhân kích thích chiếm ưu thế trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển sinh dưỡng. Trong lúc đó các hoocmôn ức chế sinh. dẫn và tầng phát sinh bì tạo ra chu bì. + Mô phân sinh sơ cấp phát triển ở giai đoạn đầu và phát triển cho đến lúc chết , đây là sự sinh trưởng duy nhất ở TV 1 lá mầm.Mô phân sinh thứ cấp phát