1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các hình thức huy động vốn ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp

21 2K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 193,5 KB

Nội dung

Vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp, từ khi doanh nghiệp hình thành, sản xuất kinh doanh, phát triển, đến khi phá sản, hay bị mua lại...

Trang 1

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Lời mở đầu

Việt Nam đã chính thức gia nhập vào WTO, tổ chức thương mại thếgiới Trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này là kết quả của một quátrình đàm phán lâu dài, Việt Nam đang đứng trước cơ hội hội nhập thếgiới sâu rộng hơn bao giờ hết

Doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh đứng vững và phát triểntrong môi trường mới đầy tiềm năng và nhiều thách thức này, ngoài nhữngyếu tố không thể thiếu như cần có chiến lược lâu dài, cùng với những yêucầu nâng cao kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực, thì điều kiện tiên quyếtkhông thể thiếu đó là nguồn vốn dồi dào Trong khi đó, thị trường chứngkhoán Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển đầy tiềm năng và tháchthức Chúng ta đã cam kết mở cửa ngành ngân hàng tài chính và chứngkhoán, vốn là một bước chuẩn bị nền tảng cho quá trình hội nhập

Đứng trước nhu cầu nghiên cứu và ứng dụng vấn đề thu hút nguồnvốn sao cho hiệu quả, phục vụ những kế hoạch tài chính trong ngắn hạn,trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp, em xin mạnh dạn chọn đề tài :

Các hình thức huy động vốn ở Việt Nam hiện nay –

Phần III : Một số giải pháp và kiến nghị

Do trình độ còn hạn chế, đề án chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót,

em rất mong được thầy cô và các bạn góp ý để bản đề án của em ngàycàng tốt hơn và có giá trị lý thuyết cũng như thực tiễn

Em xin chân thành cám ơn thầy Vũ Duy Hào đã giúp em hoàn thànhbản đề án này

Trang 2

Phần I Các hình thức huy động vốn trong nền kinh tế thị trường

1 Vốn và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp

đó là phải có tài sản riêng, và chịu trách nhiệm bằng những tài sản này

Cơ sở đầu tiên của doanh nghiệp là nguồn vốn

Vốn là giá trị của toàn bộ tài sản doanh nghiệp ứng ra để tiến hànhcác hoạt động sản xuất kinh doanh

Vốn tồn tại dưới nhiều hình thức :

Hình thái tồn tại đầu tiên của vốn, đó là hình thái giá trị, bao gồm tiềnmặt, chứng khoán, các khoản đầu tư khác.Vốn cũng tồn tại dưới dạnghiện vật, được coi là vốn cố định, như máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sởvật chất, nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm

Một hình thái nữa của vốn đó là vốn vô hình Đây là nguồn vốn đặcbiệt tuy không thể nhìn thấy nhưng có vai trò ngày càng quan trọng trongsuốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp Ví dụ như những lợi thế thươngmại, thương hiệu, những mối quan hệ, những bằng phát minh sáng chế Đây là nguồn mang lại giá trị thặng dư siêu ngạch cho doanh nghiệp, songkhông có cách thức đo lường định giá giá trị của vốn vô hình

1.2.Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp

Như đã phân tích, vốn là một trong những điều kiện tiên quyết để địnhnghĩa một doanh nghiệp Vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quátrình tồn tại của doanh nghiệp, từ khi doanh nghiệp hình thành, sản xuấtkinh doanh, phát triển, đến khi phá sản, hay bị mua lại Trong bất kỳ thờiđiểm nào, vốn cũng là một yếu tố không thể thiếu khi đánh giá tình hìnhmột doanh nghiệp, doanh nghiệp có phát triển đi lên, hay phải tuyên bốphá sản, đều thể hiện rõ ràng trong tình hình tài chính, mà tình hình nguồnvốn là một đóng góp quan trọng

Doanh nghiệp muốn thực hiện bất kỳ hoạt động gì đều cần có vốn.Khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, mở rộng thị trường, sản xuấtmột sản phẩm mới, thì vốn là nhân tố không thể thiếu Trong quá trìnhtham gia vào thị trường, doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh để tồn tại, vànhững hướng tăng khả năng cạnh tranh sẽ không thể thực hiện nếu không

Trang 3

có vốn Đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, hạ giá thành, tăngchất lượng sản phẩm, vốn là vấn đề đầu tiên cần giải quyết.

Làm thế nào để đảm bảo khả năng chi trả, đảm bảo tình hình tàichính lành mạnh, đảm bảo khả năng cạnh tranh, đảm bảo nguồn vốn phục

vụ cho đầu tư phát triển, đó là một câu hỏi thường trực của bất kỳ doanhnghiệp nào Và đó cũng là một trong những công việc quan trọng bậc nhấtcho những nhà điều hành doanh nghiệp: Quản lý nguồn vốn

2 Nguồn hình thành vốn trong doanh nghiệp

2.1.Các nguồn hình thành vốn trong doanh nghiệp

Vốn hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, ở đây em chỉ xin đi sâuphân tích những nguồn cơ bản và quan trọng nhất

Thứ nhất, vốn chủ sở hữu, do chủ sở hữu của doanh nghiệp bỏ ra.Nguồn này bao gồm 3 loại chính

Đây là cơ sở đầu tiên để doanh nghiệp bắt đầu hoạt động Do vậy,thời điểm duy nhất huy động nguồn này là khi doanh nghiệp bắt đầu sảnxuất kinh doanh, nên ở đây, em không đi sâu phân tích nguồn này

* Nguồn vốn từ lợi nhuận để lại, theo kế hoạch trích lập lợi nhuận.Đây là một nguồn quan trọng phục vụ cho tái sản xuất mở rộng Doanhnghiệp càng phát triển, vai trò của nguồn vốn này càng được khẳng định.Đây là nguồn có độ an toàn cao, hấp dẫn do doanh nghiệp giảm được chiphí, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài Chính sách tái đầu tư

từ lợi nhuận để lại thường được coi trọng vì khả năng tự đáp ứng nhu cầuvốn Song, một điều đơn giản nhưng quan trọng, đó là doanh nghiệp chỉ

có lợi nhuận để lại khi tình hình kinh doanh tốt, có lợi nhuận, vậy nên khidoanh nghiệp gặp khó khăn, việc huy động nguồn này hầu như bất khả thi.Đối với những doanh nghiệp cổ phần, nguồn vốn này lại có một khó khănkhác, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa chonhà đầu tư, nên khi doanh nghiệp sử dụng nguồn này, cũng đồng nghĩavới việc không chia hết lợi nhuận cho cổ đông, tuy về danh nghĩa cổ đôngvẫn sở hữu số vốn tăng lên của doanh nghiệp Việc này sẽ làm cho tỷ lệ

Trang 4

chi trả cổ tức thấp, ảnh hưởng giảm giá cổ phiếu trong ngắn hạn Vấn đềnày cần được dung hòa trong nội bộ doanh nghiệp, và có kế hoạch huyđộng dựa trên phân tích tình hình Đó là tình hình hoạt động của doanhnghiệp, như số lãi ròng trong kỳ, tỷ lệ cổ tức những năm trước, tình hìnhthị trường chứng khoán và độ ổn định của thị giá cổ phiếu doanh nghiệp,cùng tâm lý và đánh giá của công chúng, và cuối cùng là hiệu quả của táiđầu tư Doanh nghiệp cần cân nhắc những yếu tố này trước khi sử dụngnguồn vốn này

* Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu mới

Đây là một nguồn huy động vốn trung và dài hạn khá phổ biến Khi thịtrường tài chính lành mạnh và ổn định, môi trường đầu tư tốt, doanhnghiệp hoàn toàn có khả năng huy động vốn trung và dài hạn phục vụ các

kế hoạch phát triển mở rộng doanh nghiệp bằng hoạt động tài trợ dài hạn,hay chính là phát hành cổ phiếu mới

Cổ phiếu có nhiều loại, dựa trên tình hình thị trường, yêu cầu củadoanh nghiệp cũng như của nhà đầu tư mà doanh nghiệp nên lựa chọn sửdụng loại cổ phiếu phù hợp

Cổ phiếu thường (cổ phiếu thông thường) là loại cổ phiếu có tínhthanh khoản cao, được mua bán trên thị trường chứng khoán

Cổ phiếu ưu tiên chiếm số lượng ít, có một số đặc quyền cũng nhưhạn chế, đó là được trả cổ tức cố định, song không có quyền bỏ phiếu

Hầu hết các nước trên thế giới sử dụng công cụ giới hạn phát hành

để kiểm soát hạn chế rủi ro cho công chúng Đây là một văn bản pháp lýquy định những điều kiện để được phát hành cổ phiếu tăng vốn, đặc biệtcũng có thể quy định lượng cổ phiếu được phép phát hành trong một thời

kỳ nhất định

Doanh nghiệp cũng có một biện pháp hạn chế rủi ro của việc pháthành cổ phiếu, đó là sử dụng cổ phiếu ngân quỹ Cổ phiếu trong ngân quỹđược mua bán khi doanh nghiệp muốn đầu tư tài chính ngắn hạn, ổn địnhthị giá cổ phiếu của doanh nghiệp, trong trường hợp thị trường chứngkhoán khủng hoảng hay điều chỉnh, hay trong trường hợp có sát nhậpthôn tính giữa các doanh nghiệp

Nếu thị trường tài chính an toàn, doanh nghiệp hoạt động tốt, thì pháthành thêm cổ phiếu là một lựa chọn tốt Đây là nguồn vốn trung và dài hạnvới chi phí phụ thuộc tình hình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không

bị sức ép trả nợ và lãi vay

Nhưng, nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu có một số hạn chế Hạn chếđầu tiên đó là phát hành thêm cổ phiếu gây ảnh hưởng quyền sở hữudoanh nghiệp, doanh nghiệp có thể bị giảm quyền kiểm soát, thậm chí bịthôn tính Hạn chế thứ hai đó là việc chi trả cổ tức dựa trên lợi nhuận sauthuế, còn chi phí lãi vay được tính trước khi tính thuế Doanh nghiệp phảinộp thuế nhiều hơn so với đi vay trong trường hợp hoạt động hiệu quả

Trang 5

Nguồn thứ hai là vốn vay, vay từ nhiều nguồn khác nhau, tựu chunglại có 4 loại chính : tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, tín dụng thuêmua, và cuối cùng là vay bằng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tínphiếu doanh nghiệp

Tín dụng ngân hàng : Đây là một nguồn huy động vốn vô cùng quantrọng, thậm chí có thể khẳng định một doanh nghiệp có quan hệ tốt vớingân hàng, doanh nghiệp đó nhất định hoạt động tốt Ngân hàng, với vaitrò của một trung gian tài chính trên thị trường, có thể cung cấp đáp ứnghầu hết các nhu cầu về vốn của doanh nghiệp tại mọi thời điểm, từ vốnngắn hạn, trung hạn và dài hạn Hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộcchặt chẽ với hoạt động của ngân hàng Doanh nghiệp có lịch sử tín dụngtốt, trả nợ đúng hạn, là một khách hàng quen thuộc của ngân hàng, có kếhoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ tốt, thì hoàn toàn có khảnăng huy động vốn từ nguồn tín dụng này Doanh nghiệp có thể đảm bảokhả năng thanh toán, cũng như có thể thực hiện các kế hoạch phát triển,đều ít nhiều có sự phụ thuộc vào ngân hàng

Song, tín dụng ngân hàng cũng có những điểm yếu của nó Điểm yếuđầu tiên, chính là sự phụ thuộc quá lớn vào ngân hàng Ngân hàng cónhững điều kiện tín dụng, những thông tin cần thiết, cơ sở bảo đảm tiềnvay (tài sản thế chấp), sự kiểm soát của ngân hàng (quyền gửi giám sát

để theo dõi tình hình doanh nghiệp, qua đó đánh giá tình trạng nợ và khảnăng trả nợ) Vấn đề này rõ ràng đã xâm phạm quyền bảo mật của doanhnghiệp, cũng như các quyền khác như quyền quyết định Một hạn chếnữa đó là vấn đề trả nợ cả gốc và lãi là một sức ép nặng nề lên tình hìnhtài chính của doanh nghiệp, dù rằng chi phí lãi vay được trừ trước thuế,song lãi được quyết định bởi thị trường, nên có những thời điểm lãi caogây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

Loại tín dụng thứ hai đó là tín dụng thương mại Loại tín dụng này rấtphổ biến giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, đó là cácquan hệ mua bán chịu, trả chậm hay trả góp Nguồn tín dụng này có ảnhhưởng không nhỏ với hoạt động của doanh nghiệp, có thể chiếm tới 20-40% tỷ lệ nguồn vốn Nguyên nhân của việc chiếm tỷ lệ cao, đó là do tíndụng thương mại là một phương thức tài trợ khá rẻ, tiện dụng và linh hoạt.Bởi trên thực tế, có rất ít doanh nghiệp có thể lập tức trả tiền mua hàng.Như vậy, bằng tín dụng thuê mua, doanh nghiệp có thể mở rộng quan hệvới bạn hàng một cách chặt chẽ, tin cậy lẫn nhau Chi phí của khoản vaynày thường thấp, trong ngắn hạn, và được tính vào giá thành

Loại tín dụng này cũng có một nhược điểm cần chú ý Đó là khi quy

mô tài trợ của loại tín dụng này chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn vốn, đó là khimức độ rủi ro đã lên tới mức khó kiểm soát Do vậy khi doanh nghiệp sửdụng nguồn này, doanh nghiệp cần chú ý vấn đề cơ cấu nguồn vốn chohợp lý, đảm bảo quản lý tốt rủi ro

Loại thứ ba trong các hình thức vay nợ của doanh nghiệp, đó là tíndụng thuê mua Các công ty tài chính cung cấp dịch vụ thuê mua như một

Trang 6

kênh cung cấp vốn cho doanh nghiệp Doanh nghiệp tạo vốn bằng việcthuê mua các thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Khi doanh nghiệp khó khăn về tài chính, doanh nghiệp có thể bán lạitài sản, rồi sau đó thuê tài sản đó, hết hạn hợp đồng có thể mua lại hoặckhông.

Loại tín dụng này có ưu điểm là mang lại một kênh huy động vốn,cung cấp cho doanh nghiệp nhiều công cụ hơn Trong nền kinh tế chưaphát triển, công cụ này dễ thực hiện hơn, khá linh hoạt Nó thích hợp vớicác doanh nghiệp nhỏ khó thu hút vốn, không cần tài sản bảo lãnh, khônglàm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp Nhược điểm của loại tín dụng nàycũng giống tín dụng thương mại, và tín dụng ngân hàng Sức ép trả phíthuê, thường là rất đắt, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận doanh nghiệp

Loại tín dụng cuối cùng, còn khá mới mẻ, đó là vay bằng phát hànhtrái phiếu doanh nghiệp, tín phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu là một phiếu vay nợ dài hạn thường với một lãi suất cốđịnh (trừ trái phiếu biến đổi), rất phù hợp khi doanh nghiệp muốn huy độngvốn dài hạn, có kế hoạch chi tiết kinh doanh và trả nợ Tín phiếu ít sử dụnghơn, là phiếu vay nợ ngắn hạn

Trái phiếu có nhiều loại, khác nhau về chi phí trả lãi, cách thức trả lãi,khả năng lưu hành và tính hấp dẫn Bao gồm Trái phiếu có lãi suất cốđịnh, Trái phiếu có lãi suất biến đổi, trái phiếu có thể thu hồi và trái phiếuchuyển đổi

Trái phiếu thường được sử dụng đối với những doanh nghiệp vừa vànhỏ, uy tín chưa có, vốn ít Doanh nghiệp khó tiếp cận những nguồn vốnkhác như phát hành cổ phiếu hay tín dụng ngân hàng thì có thể dùngcông cụ này để thu hút vốn dài hạn sản xuất kinh doanh

Công cụ này nhiều ưu điểm, giúp các doanh nghiệp huy động vốn,tăng lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán, nó có tính linh hoạttương đối, khả năng thanh khoản cao Trái phiếu chuyển đổi là một sự lựachọn tốt khi doanh nghiệp đang tiến hành cổ phần hóa.Phát hành tráiphiếu giúp doanh nghiệp sử dụng một nguồn vốn dài hạn ổn định, donguồn vốn vay ngân hàng bị có thể bị hạn chế bởi nhiều lý do Doanhnghiệp cũng không cần lo ngại khả năng bị thao túng do phát hành cổphiếu, và chi phí thì đã được tính trước

Song tín dụng bằng trái phiếu cũng mắc một số nhược điểm như tíndụng ngân hàng, đó là sức ép trả nợ gốc và lãi, đặc biệt khi lãi trái phiếuthường cao hơn để cạnh tranh với các loại chứng khoán khác như tráiphiếu Chính phủ

Như vậy, các nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp khá phongphú, công việc còn lại là sử dụng công cụ nào cho hợp lý và hiệu quả, xâydựng cơ cấu vốn tối ưu Công việc này cơ bản sẽ được giải quyết trongphần sau

Trang 7

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng việc lựa chọn nguồn vốn

Mỗi doanh nghiệp khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, sẽ cónhững cơ cấu vốn tối ưu khác nhau Ở đây chỉ xin nêu qua một số nhân tố

sẽ ảnh hưởng đến vấn đề lựa chọn nguồn đầu tư của doanh nghiệp

Đầu tiên đó là trạng thái nền kinh tế Nền kinh tế đang trong giai đoạnnào, đang tăng trưởng, lên đỉnh điểm hay sa sút Đây là một yếu tố ảnhhưởng lớn đến khả năng huy động và cái giá phải trả cho nguồn vốn huyđộng được

Vấn đề thứ hai đó là ngành nghề kinh doanh hay lĩnh vực hoạt độngcủa doanh nghiệp Doanh nghiệp có khả năng thu hút vốn từ dân cư, hay

sẽ vay tín dụng từ ngân hàng, đây là sự lựa chọn dựa trên những đặctrưng cơ bản của doanh nghiệp

Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cầnxét đến Nếu như doanh nghiệp nhỏ, chỉ là một doanh nghiệp tư nhân, thìtất nhiên nguồn vốn từ dân cư sẽ không hề được quan tâm, mà quan hệvới các ngân hàng sẽ được đặt lên hàng đầu

Doanh nghiệp phát triển như thế nào, phụ thuộc phần lớn vào trình độkhoa học kỹ thuật và trình độ quản lý Do vậy, đây cũng là yếu tố ảnhhưởng đến khả năng thu hút vốn của doanh nghiệp

Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư trong tương lai cũng sẽânh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu cũng như đánh giá của các ngânhàng thương mại, qua đó quyết định nguồn tài trợ cho những dự án đó.Thái độ của chủ doanh nghiệp cũng như khuynh hướng của nhà quản

lý tham gia vào những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề lựa chọn nguồn vốncần huy động

Các nhân tố khác thuộc phạm vi môi trường kinh doanh như chínhsách thuế, tâm lý người dân cũng tác động không nhỏ tới định hướngcủa doanh nghiệp

Trang 8

Phần II Thực trạng các hình thức huy động vốn

ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

1 Các hình thức huy động vốn chủ sở hữu ở các DN VN hiện nay

1.1 Vốn góp ban đầu

Hiện hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừa.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thì có tới 96,81% số doanh nghiệpnước ta thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong đó xét về vốn chủ

sở hữu, số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 41,80%, số doanhnghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ chiếm 37,03% số doanh nghiệp vốn từ 5 đến

10 tỷ chỉ chiếm khoảng 8,15%, theo số liệu năm 2006 ta có 73% cácdoanh nghiệp có số vốn dưới 10 tỷ đồng; số doanh nghiệp có số vốn từ50-200 tỷ đồng chiếm 8,5% Như vậy, quy mô vốn của các doanh nghiệpViệt Nam rất nhỏ lẻ, không thể đáp ứng yêu cầu phát triển và cạnh tranhtrong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam gia nhập WTO Nhu cầu tăng vốn,thu hút vốn là rất lớn, khi mà năng lực tài chính lại quá yếu

Tính đến ngày 01/01/2004, cả nước có 72.012 doanh nghiệp hoạtđộng với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng, chỉ bằng một tập đoàn đa quốcgia cỡ trung bình trên thế giới Trong đó, doanh nghiệp Nhà nước chiếm59,0% tổng số vốn của các doanh nghiệp cả nước (1.018.615 tỷ đồng),doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,55% (337.155 tỷ đồng), doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,44% (868.788 tỷ đồng)

Trong 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, cả nước có 160.752 doanhnghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn ban đầu là 321,25 ngàn tỷ đồng,đồng thời các doanh nghiệp đăng ký bổ sung 103,47 ngàn tỷ đồng vốn.Riêng năm 2005, số vốn đăng ký bổ sung này là 38,34 ngàn tỷ đồng Theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý Inăm 2006, có 7.775 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanhnghiệp với số vốn đăng ký 29.063 nghìn tỷ đồng Tuy giảm 8% về sốdoanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng tăng 25% về số vốn đăng ký.Như vậy đã có chuyển biến tích cực trong cơ cấu nguồn vốn ban đầu, vốngóp ban đầu của các doanh nghiệp đã có sự tăng cường

1.2.Vốn từ lợi nhuận để lại

Hiện nay ở Việt Nam, nguồn vốn từ lợi nhuận để lại chưa được quantâm đúng mức Do trong khối các doanh nghiệp Nhà nước, các doanhnghiệp được bao cấp về tài chính, nên nhu cầu nguồn vốn là không nhiều.Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động không hiệu quả,nên nguồn vốn từ lợi nhuận để lại là không có

Trang 9

Trong trường hợp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do mâu thuẫngiữa lợi tức cho cổ đông và lợi nhuận để lại tái sản xuất là từ cùng 1nguồn lợi nhuận sau thuế Các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, uy tínchưa xây dựng ổn định, nên việc đảm bảo mức lợi tức cổ phần cao làthường thấy, như vậy, lợi nhuận để lại của các doanh nghiệp này rất nhỏ,không đủ phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng.

1.3.Vốn từ phát hành cổ phiếu mới

Đây là kênh huy động vốn đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ doanhnghiệp cổ phần nào Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, thị trường chứngkhoán đang trên đà phát triển, tuy chưa ổn định, nên việc thu hút nguồnvốn từ phát hành cổ phiếu mới là rất cần thiết và hoàn toàn có khả năngthực hiện, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu từphương thức này, song cần thận trọng, chú ý đề phòng những rủi ro củathị trường

Theo số liệu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày31/12/2006, trên TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh (HoSTC) có 106 công ty

và 2 chứng chỉ quỹ, trên sàn GDCK Hà Nội (HaSTC) có 87 công ty, tổnggiá trị cổ phiếu niêm yết là 221,156 tỷ, chiếm 22,7% tổng GDP 2006, vàlớn gấp 20 lần năm 2005

Số lượng công ty niêm yết tăng mạnh vào cuối năm 2006, chỉ riêngtháng 12/2006 có tới 50 công ty niêm yết mới trên HoSTC, bình quân mỗingày gần 2 công ty Nguyên nhân chính của tình trạng lên sàn ồ ạt là do từ01/01/2007, Luật chứng khoán chính thức có hiệu lực, bãi bỏ ưu đãi thuếThu nhập doanh nghiệp cho những doanh nghiệp niêm yết trên sàn saungày này

Như vậy, thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán đã

có bước phát triển vượt bậc, tạo kênh huy động vốn mới cho doanhnghiệp, song, thực chất thị trường này còn rất nhiều bất cập

Đầu tiên, ta điểm qua tình hình phát triển của thị trường chứng khoángiai đoạn 2005-2007 Một số nét dễ nhận thấy đó là thị trường thườngtăng trưởng nóng trong những tháng cuối năm và đầu năm, còn từ tháng 4đến khoảng tháng 7-8 thị trường điều chỉnh giảm Tình trạng này diễn raliên tục cho thấy khả năng tăng trưởng bong bóng và sự mất ổn định củathị trường Trong điều kiện tăng trưởng ồ ạt, việc các doanh nghiệp pháthành cổ phiếu mới là một biện pháp giảm sốt hữu hiệu đối với thị trường,tăng cung thì thị trường sẽ cân bằng hơn Song khi thị trường mất ổn định,

đi xuống trong thời gian dài, kế hoạch tăng cung cho thị trường sẽ khôngkhả thi Đây là một trong những khó khăn trong việc tăng vốn bằng pháthành cổ phiếu của các doanh nghiệp

Trang 10

Một vấn đề khác ta cần lưu tâm, đó là trong hoàn cảnh thị trườngchứng khoán Việt Nam phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay, cácdoanh nghiệp sẽ rất dễ dàng phát hành cổ phiếu mới, và điều này nếu lạmdụng sẽ tạo ra sự mất cân đối trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp,gây ra những rủi ro khó lường.Nguyên nhân chính đó là các nhà đầu tưchứng khoán ở Việt Nam hiện nay còn thiếu tính chuyên nghiệp, họ ítquan tâm đến lợi nhuận và rủi ro của những kế hoạch đầu tư mà chủ yếu

là mua bán cổ phiếu kiếm lời trong ngắn hạn, do vậy doanh nghiệp sẽ rất

dễ gặp rủi ro Khi doanh nghiệp đầu tư một dự án, hiệu quả chỉ diễn ra vàinăm sau, nhưng cổ tức vẫn phải trả hàng năm Nếu không đảm bảo cổ tứccho cổ đông, cổ phiếu công ty sẽ rớt giá không kìm được Đây là một vấn

đề cần được quan tâm đúng mức trong điều kiện tình hình thị trườngchứng khoán Việt Nam hiện nay Thậm chí, có những doanh nghiệp ViệtNam đã lấy tiền từ phát hành cổ phiếu để trả nợ ngân hàng, đầu tư tàichính, tức nằm ngoài mục tiêu chính của nguồn vốn dài hạn này là pháttriển sản xuất kinh doanh

Một hạn chế khác của vấn đề phát hành cổ phiếu mới của các doanhnghiệp đó là khả năng mất cân đối giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay Nếudoanh nghiệp không có kế hoạch thu hút vốn hợp lý, mà chỉ tập trung từnguồn vốn cổ phần, doanh nghiệp sẽ khó đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu, dẫntới hiệu quả sử dụng vốn thấp

Một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay là sự thiếu hụt thông tin tàichính của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp niêm yết trên TTGDCKhiện nay chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô vốn yếu, và mộttình hình chung là thông tin cung cấp cho các cổ đông và các nhà đầu tưthường thiếu, không kịp thời và không minh bạch, thậm chí có nhữngthông tin nội gián, gây nhiều khó khăn trong việc đánh giá tình hình tàichính của doanh nghiệp, cũng như dự báo rủi ro kinh doanh cổ phiếu củacác nhà đầu tư

Nguyên nhân tình trạng này là do các doanh nghiệp chưa có ý thứctrong việc cung cấp thông tin Bề ngoài, các nhà đầu tư phải được cungcấp những báo cáo tài chính thường kỳ của doanh nghiệp, bao gồm cảbáo cáo kiểm toán của một công ty kiểm toán độc lập Song, trên thực tế,doanh nghiệp chưa cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết Lý do đó làdoanh nghiệp mang tâm lý đề phòng với các cơ quan quản lý nhà nướcnhư thuế vụ, công an, quản lý thị trường và các doanh nghiệp phải dèchừng những đối thủ cạnh tranh, sợ lộ những kế hoạch tài chính củamình

Hệ thống khai báo và chính sách thuế của Việt Nam còn nhiều bấtcập, làm cho doanh nghiệp luôn muốn khai thấp doanh thu, khai tăng chiphí để bảo toàn lợi nhuận Hậu quả là tình hình tài chính của doanh nghiệp

bị bóp méo, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp, và khó khăncho nhà đầu tư

Ngày đăng: 13/04/2013, 08:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w