1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – nguyên nhân và giải pháp

25 6,2K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 253 KB

Nội dung

Dấu hiệu của tham nhũng được biểu hiện ở chỗ:  Người có chức vụ, quyền hạn trộm cắp, tham ô tài sản của nhà nước;  Lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng quá đáng thông qua việc sử

Trang 1

Mục lục:

Lời mở đầu 2

I.Những lý luận chung về tham nhũng 3

1.1 Tham nhũng là gì?

3

1.2 Nguồn gốc của tham nhũng? 4

1.3 Phân loại tham nhũng: 4

1.3.1 Tham nhũng vật chất: 4

1.3.2 Tham nhũng tinh thần 4

a/ Tham nhũng quyền lực: 5

b/ Độc quyền tư duy: 5

c/ Độc chiếm lẽ phải: 6

1.4 Công cụ nhận dạng tham nhũng 7

1.4.1 Thừa độc quyền 7

1.4.2 Thừa bưng bít thông tin 8

1.4.3 Thiếu trách nhiệm giải trình 8

1.5 Hậu quả của tham nhũng 9

1.5.2 Về mặt kinh tế - xã hội: 9

1.5.1 Về mặt đạo đức: 9

II Thực trang tham nhũng ở Việt Nam 11

2.1 Thực trạng tham nhũng trên thế giới 11

2.2 Thực trạng tham nhũng ở việt Nam: 11

2.2.1 Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam ở mức báo động: 11

a/ Chỉ số CPI còn thấp và ít biến động qua các năm: 12

b/ Hiện tượng tham nhũng mang tính phổ biến, nhỏ nhặt xảy ra ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội 12

c/ Giá trị tài sản bị tham nhũng lớn: 13

2.2.2 Các biện pháp phòng chống tham nhũng của Việt Nam còn chưa thực sự hiệu quả:

13

2.2.3 Nhiều vụ án bị kéo dài, nhiều vụ án còn khó xác định người đứng đầu: 14

2.2.4 Một số vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng: 14

III Nguyên nhân và giải pháp 17

3.1 Nguyên nhân: 17

3.1.1 Nguyên nhân sâu sa, bản chất là do chế độ người bóc lột người: 17

3.1.2 Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn nhiều kẽ hở: 17

a/ Phương diện pháp luật: 18

b/ Cơ chế chính sách: 18

3.1.3 Do sai lầm và một số khuyết điểm của các cơ quan Nhà nước 19

3.1.4 Do ý thức và nhận thức của nhân dân về phòng chống tham nhũng chưa cao 20

3.2 Giải pháp: 20

3.2.1 Kiện toàn bộ máy hành chính 21

3.2.2 Nâng cao năng lực, phẩm chất lao động của cán bộ 21

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 21

3.2.4 Có cơ quan đứng ra giám sát phòng chống tham nhũng 21

3.2.5 Cần có hệ thống thông tin công khai, minh bạch 22

3.2.6 Tổ chức đấu thầu qua mạng 22

3.2.7 Giám sát thu nhập và lối sống của công chức 22

a/ Trả lương và thanh toán qua tài khoản 22

Trang 2

b/ Công khai tài sản 22 c/ Tăng lương cho đội ngũ công chức 23 d/ Xã hội hóa phong trào chống tham nhũng 23

Lời mở đầu

Xã hội ngày càng đi lên, kinh tế ngày càng phát triển thì cũng có ngày càng nhiều tệ nạn mà con người cần phải nỗ lực để xóa bỏ Tham nhũng vẫn luôn là vấn nạn nhức nhối từ trước đến nay đối với mọi quốc gia trên thế giới Hằng năm các nước vẫn luôn hướng về ngày 9 tháng 12 – ngày quốc tế phòng chống tham nhũng Vậy tham nhũng

là gì và hậu quả của nó ra sao? Tham nhũng là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế

- xã hội được quản lý một cách lỏng lẻo, yếu kém, tạo ra nhiều sở hở cho các hành vi tiêu cực có điều kiện phát sinh và phát triển Tham nhũng trước hết làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội, sau nữa là suy thoái đạo đức, ảnh hưởng đến nền văn hóa của cả quốc gia, và cuối cùng làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước, thậm chí đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế - xã hội Tùy các quốc gia và khu vực, do có sự khác biệt về nền văn hóa cũng như chế độ chính trị xã hội, tham nhũng cũng như hậu quả của tham nhũng là rất khác nhau.

Đối với Việt Nam, tham nhũng hiện nay đã trở thành căn bệnh trầm kha và được xếp vào loại “quốc nạn” Bất cứ ai cũng có thể bắt gặp nạn tham nhũng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề với mức độ ngày càng tinh vi và khó phát hiện Việt Nam vẫn đang trong công cuộc phòng chống tham nhũng và cũng đã đạt được một số kết quả đáng lưu ý Theo tổ chức Minh bạch quốc tế chính là tổ chức đánh giá tham nhũng quốc tế, Việt Nam đứng thứ 116 trong tổng số 178 quốc gia và vùng lãnh thổ đo lường về tham nhũng trong năm 2010.

Nhận thức được những hậu quả khôn lường của tham nhũng, chúng em đã chọn đề tài

tiểu luận là “ Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – nguyên nhân và giải pháp”

Vì hiểu biết còn hạn chế và thời gian không cho phép nên chắc chắn tiểu luận không tránh khỏi sai sót Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm cũng như những ý kiến đóng góp quý báu của thầy.

Trang 3

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

I.Những lý luận chung về tham nhũng

1.1 Tham nhũng là gì?

Trong cuốn “Tools to support transparency in local governance”(công cụ hỗ trợ chotính minh bạch trong công tác cai trị ở địa phương) Tổ chức Minh bạch Quốc tế(Transparency International - TI) nêu một định nghĩa của Klitgaard, MacLean, Abaroa và

Parris, được nhiều định chế quốc tế và học giả sử dụng như sau: "Tham nhũng có nghĩa là lạm dụng chức vụ cho lợi ích riêng Chức vụ là một vị trí công tác dựa trên cơ sở niềm tin, mà từ đó một người được nhận một thẩm quyền hành động nhân danh một định chế nào đó”, (sđd tr.23)

Dấu hiệu của tham nhũng được biểu hiện ở chỗ:

 Người có chức vụ, quyền hạn trộm cắp, tham ô tài sản của nhà nước;

 Lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng quá đáng thông qua việc sử dụng khôngchính thức địa vị chính thức của mình;

 Tạo ra sự xung đột về thứ tự quan tâm giữa trách nhiệm đối với xã hội và lợi ích cánhân để mưu cầu trục lợi

Ở Việt Nam, các nhà khoa học pháp lý nhìn nhận tham nhũng trên các bình diện: chínhtrị, kinh tế, pháp lý, đạo đức, truyền thống và đặc biệt là bằng công cụ của tội phạm học để

ghi nhận tính chất, đặc điểm và mức độ của tham nhũng [ Tham nhũng nhận diện từ khía cạnh pháp lý và cơ sở pháp lý mới của đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9-1996, tr.3-tr.10, Đào Trí Úc ] Trên quan điểm tổng thể đó đã nêu ra

những đặc trưng cơ bản của tham nhũng như sau:

 Thứ nhất, chủ thể của tham nhũng phải là những người có chức vụ quyền hạnlàm việc trong bộ máy nhà nước ở các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp từ trungương đến địa phương, cán bộ trong Đảng và các đoàn thể

 Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi lợi dụng chức vụquyền hạn, lợi dụng địa vị công tác được giao để không làm hoặc làm trái với công vụ

mà mình phải thực hiện và thực hiện đúng qui định của pháp luật, gây thiệt hại chungcho lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân

 Thứ ba, người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi với động cơ vụ lợi chobản thân mình, cho người khác hoặc một nhóm người mà mình quan tâm

Về bản chất, tham nhũng là một hiện tượng xã hội phản ánh các yếu tố chính trị, kinh

tế, văn hoá, truyền thống, tập quán của một dân tộc, một quốc gia; tham nhũng bao gồm

Trang 4

những hành vi nguy hiểm ở mức độ cao cho xã hội, nhà nước và nhân dân Tham nhũng là tệnạn mang tính chất toàn cầu, tuy nhiên không phải ở bất kỳ nơi nào trên thế giới biểu hiện,tính chất, phạm vi của tham nhũng cũng giống nhau mà ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau

do đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau

Đối tượng tham nhũng không chỉ là những giá trị vật chất như người ta thường quanniệm, mà nó còn bao gồm cả những giá trị tinh thần Hơn nữa trong lĩnh vực tinh thần, mức

độ nguy hiểm của tham nhũng còn ghê gớm hơn so với trong lĩnh vực vật chất Chính tronglĩnh vực có vẻ như yên ổn này, hiện tượng tham nhũng lại diễn ra tinh vi hơn, nặng nề và tànphá xã hội khốc liệt hơn Tất cả vì mục tiêu lợi ích cá nhân của những kẻ tham lam vị kỉ

1.2 Nguồn gốc của tham nhũng?

Khi bàn đến cội nguồn của tham nhũng, một số người muốn đổ lỗi cho kinh tế thị trường như là điều kiện để tham nhũng sinh sôi nảy nở Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn không

như vậy Tham nhũng là căn bệnh muôn thuở, và cội nguồn của nó là thuộc tính tự nhiên củacon người – có ý kiến cho rằng tham nhũng xuất hiện từ khi có sự phân chia quyền lực vàhình thành nhà nước Có ý kiến lại cho rằng tham nhũng bắt nguồn từ nền văn hóa độc tài đềcao cá nhân, coi trọng biếu xén Ý kiến khác cho rằng: xã hội thay đổi các chuẩn mực về đạođức, xã hội biến đổi liên tục, nền kinh tế biến đổi mạnh sinh ra tham nhũng

Vì vậy, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng trong mọi xã hội, mọi thời đại, mọi hệ thốngchính trị và mọi dân tộc ở mọi nơi trên thế giới đều phải đối mặt với tham nhũng với nhiềubiến thái tinh vi khác nhau Và nền kinh tế thị trường chỉ là môi trường để tham nhũng hoànhhành ở phạm vi và quy mô rộng lớn, cũng như bộc lộ bản chất của mình rõ ràng nhất mà thôi

1.3 Phân loại tham nhũng:

Căn cứ vào đối tượng tham nhũng tham nhũng biểu hiện dưới 2 dạng: Tham nhũng vậtchất và Tham nhũng tinh thần

1.3.1 Tham nhũng vật chất:

Bộ mặt dễ nhận biết của tham nhũng là tham nhũng vật chất Tuy nhiên, ngày nay thamnhũng vật chất không còn hạn chế trong lớp người có quyền lực mà còn lan rộng ra trong mọitầng lớp dân cư trong xã hội, kể cả lớp người trước đây không thể tham gia vào hoạt động nàynhư thầy giáo, thầy thuốc… Người thầy đáng kính ngày nay có thể tham nhũng bằng cáchthức chẳng khác bao nhiêu cách thức của một tên lâu la đòi tiền mãi lộ mỗi khi có học sinhqua “cửa” Một thầy thuốc “như mẹ hiền” thì dùng cách bắt chẹt con bệnh Tại rất nhiều quốcgia đang phát triển, một bộ phận đáng kể dân chúng, trong đó có nhiều nhân vật đáng kính,chi dùng số tiền gấp hàng chục lần lương tức nguồn thu nhập hợp pháp của họ Nói cách khác,tham nhũng vật chất đã trở thành nguồn sống chủ yếu của họ Tham nhũng vật chất trở nên

Trang 5

trầm trọng, nguy hại và khủng khiếp hơn nhiều khi nó mang tính chuyên nghiệp và trở thànhlối sống của một tầng lớp dân cư có địa vị quan trọng trong xã hội.

1.3.2 Tham nhũng tinh thần

Tuy nhiên, tham nhũng vật chất cũng chỉ là bề nổi, là dạng thông thường của thamnhũng Có 1 phần chìm của tảng băng tham nhũng, đang giấu mặt và lộng hành trong xã hộihiện đại ngày nay – nhưng nó lại là mối nguy hại lớn hơn cho xã hội - đó là tham nhũng tinhthần Tham nhũng tinh thần nguy hiểm ở chố hiện tượng này khó nhận biết nên dường nhưkhông bị lên án, không bị trừng trị và nhiều khi chính thủ phạm cũng không ngờ rằng mìnhphạm tội Vì thế, ta có thể khẳng định rằng tham nhũng tinh thần là biểu hiện cao nhất, tinh vinhất và cũng nguy hiểm nhất của tham nhũng

Nếu như chống tham nhũng vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thìchống tham nhũng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhânloại

Tham nhũng tinh thần thường được che đậy, ẩn giấu dưới ba hình thức phổ biến sauđây:

a/ Tham nhũng quyền lực:

Có thể kể ra ba mức độ khác nhau của tham nhũng quyền lực

Lạm dụng và vận dụng một cách sai trái các quyền hợp pháp mà xã hội trao cho

Chế ra các hình thức để mở rộng quyền lực nhằm thỏa mãn những lợi ích không hợppháp

Lợi dụng quyền lực để thỏa mãn khát vọng về quyền lực nhằm duy trì quyền lực đãtham nhũng được hoặc mưu cầu cương vị quyền lực cao hơn

Điển hình cho hình thức tham nhũng quyền lực là hiện tượng nhiều cá nhân khôngxứng đáng, không đủ phẩm chất nhưng lại chiếm giữ nhiều cương vị nhiều khi rất quan trọngtrong bộ máy Nhà nước Câu nói trong dân gian “tham quyền cố vị” chính là muốn nói đếnloại tham nhũng này Trong bức tranh chung về tham nhũng người ta sẽ thấy tham nhũngquyền lực là yếu tố mở đầu để tham nhũng phát triển lên quy mô lớn hơn Nhiều nhà cải cách

xã hội hết lòng chống tham nhũng nhưng do không nhìn rõ và không ngăn chặn được hiệntượng tham nhũng quyền lực nên thường bị thất bại

b/ Độc quyền tư duy:

Tương tự như sự độc quyền và đặc quyền trong tham nhũng vật chất, độc quyền tư duy

là sự tước đoạt quyền tư duy của dân chúng, coi họ là những người thấp kém không có địa vịđáng kể trong xã hội Chế độ kinh tế bao cấp, trong đó người dân sống trong sự bao cấp vậtchất và tinh thần, nhất cử nhất động đều phải thỉnh thị ý kiến chỉ đạo của cấp trên là một ví dụ

Trang 6

thị trường, tình trạng độc quyền tư duy vẫn còn để lại những di chứng trầm trọng cho xã hội

mà chúng ta hầu hết chưa ý thức được hết mức độ tai hại Rất nhiều người, kể cả những tríthức hàng đầu, vẫn tiếp tục sống yên ổn trong sự bao cấp tinh thần, cho rằng tư duy về nhữngvấn đề “quốc gia đại sự” là độc quyền của cấp trên, còn nhân dân thì cứ thực hiện theo mệnhlệnh

Về bản chất, độc quyền tư duy tước mất khả năng và quyền tư duy sáng tạo của quầnchúng và tư duy trở thành độc quyền của một nhóm người Khi đó, khoa học sẽ mất đi giá trịchân chính, cuộc sống sẽ đơn điệu và nguy hiểm là nhân dân không còn là người chủ của xãhội, những người không chỉ có khả năng mà còn có quyền tư duy và đóng góp trí tuệ cho côngcuộc xây dựng và kiến tạo cuộc sống mới Độc quyền tư duy là sự níu kéo quá khứ, cản trở sựphát triển của lịch sử

c/ Độc chiếm lẽ phải:

Đời sống tinh thần của nhân loại không chỉ bị nghèo nàn bởi sự độc quyền tư duy màcòn bị vẩn đục và méo mó bởi nạn độc chiếm lẽ phải Độc chiếm lẽ phải là biến những lýthuyết mà mình phát hiện, biến những tín điều mà mình nghĩ ra thành “chân lý” của toàn nhânloại Nhiều người trong giới được gọi là trí thức, là những “nhà lý luận” hay “nhà khoa học”,thường tự coi mình là biểu hiện của lẽ phải Họ mặc nhiên coi những điều họ nghĩ, họ nói, họlàm là đúng và áp đặt “lẽ phải” của họ cho toàn xã hội Đó là biểu hiện cao nhất và cũng lànguy hiểm nhất của tham nhũng tinh thần Nó làm nghèo nàn đời sống tinh thần của nhânloại Nó xóa bỏ những xu hướng tự nhiên cần thiết cho một môi trường tinh thần lành mạnh

và tiến bộ Nó chính là hiện tượng đúng nhất để lấy làm ví dụ cho tính từ “phản động”

Để chống lại thói độc quyền lẽ phải trước tiên cần nâng cao nhận thức của nhân dân.Mỗi chúng ta, đặc biệt là những nhà chính trị, những nhà khoa học, cần phải có ý thức tráchnhiệm cao hơn đối với vận mệnh của nhân loại Chúng ta không nên và không được phép đưa

ra các dự báo viển vông, không nên khuyến dụ con người đi theo các cuộc phiêu lưu vô tráchnhiệm Lịch sử cho thấy nhân loại đã phải trải qua những kinh nghiệm đau xót khi bằng thóitham nhũng lẽ phải người ta biến mình thành chúa, thành thánh, thực chất là thành kẻ độcquyền và độc tài về mặt chân lý, khi hàng triệu con người bị biến thành vật thí nghiệm chonhững ý tưởng cá nhân

Hai bộ mặt của tham nhũng có mối quan hệ gắn bó với nhau, chúng hỗ trợ và che chởlẫn nhau Tham nhũng tinh thần là cơ cấu bảo trợ về chính trị cho tham nhũng vật chất, còntham nhũng vật chất làm ô nhiễm đời sống tinh thần của toàn xã hội, tạo điều kiện cho thamnhũng tinh thần phát triển

Chúng ta hãy tưởng tượng một người không đủ năng lực nhưng vào một ngày đẹp trờinào đó, vì nhiều lý do, anh ta trở thành bộ trưởng Chắc chắn khi đó ngài bộ trưởng bắt đầu

Trang 7

cảm thấy mình cần được hưởng thụ nhiều hơn Quá trình tham nhũng vật chất bắt đầu Nhưvậy, xét trên quy mô toàn xã hội, tham nhũng tinh thần đã trở thành cơ cấu bảo trợ về chính trịcho những hành vi tham nhũng vật chất của anh ta Sự bảo trợ này còn thể hiện ở khía cạnhche đậy hoặc biện minh về tính “hợp pháp” cho hành vi tham nhũng vật chất Chẳng hạn, mộtngười chẳng có mấy kiến thức và trên thực tế cũng không có đóng góp gì cho khoa học,nhưng khi được phong danh hiệu giáo sư, tức là sau hành vi tham nhũng tinh thần, vị giáo sưnày sẽ cảm thấy yên lòng khi hưởng thụ những đãi ngộ cao của xã hội.

Ngược lại, giống như các nhà sản xuất, vì mục tiêu lợi nhuận, làm ô nhiễm môi sinh,những cá nhân tham lam, vô đạo đức làm ô nhiễm môi trường tinh thần của toàn xã hội Tìnhtrạng ô nhiễm nguy hiểm đến mức ngày nay dân chúng dường như cam chịu môi trường tinhthần ô nhiễm ấy Khi biết con cái của người thân hay bạn bè được tuyển vào cơ quan nhànước, người ta không hỏi việc thi tuyển diễn ra khó khăn như thế nào, mà thường hỏi phải chi bao nhiêu cho việc tuyển mộ Cũng vậy, khi tổ chức một cuộc hội nghị,hội thảo, ban tổ chức phải có phong bì, còn khách tham dự thì quan tâm đến phong bì hơn làđến nội dung thảo luận Thực tế trên cho thấy rằng trong xã hội đã hình thành những yếu tốcủa một “nền văn hóa tham nhũng”, nếu chúng ta có thể dùng từ “văn hóa” trong hoàn cảnhnhư vậy Người ta mặc nhiên thừa nhận tham nhũng như một yếu tố bình thường của cuộcsống

1.4 Công cụ nhận dạng tham nhũng

Qui luật hoạt động của tham nhũng trong thực tế công quyền được xác định dưới dạngcông thức tạm dịch như sau:

Tham nhũng = Độc quyền + Bưng bít thông tin - Trách nhiệm giải trình.

Corruption = Monopoly + Discretion - Accountability.

Với công thức trên, có thể dễ dàng nhận dạng tham nhũng trong các biểu hiện của nó:thừa độc quyền, thừa bưng bít thông tin, thiếu (phi) trách nhiệm giải trình

1.4.1 Thừa độc quyền

Trong các vụ tham nhũng đều có thể thấy yếu tố “độc quyền” Từ độc quyền kinhdoanh với công ty nào hay với ai, đến độc quyền quyền hạn và quyền lực như quyết định tổchức đấu thầu kiểu gì, cho ai trúng thầu vì lý do gì, gạt ai vì lý do gì, thậm chí triệt tiêu các cơchế lãnh đạo và giám sát nội bộ

Qui mô và cách thức diễn ra các vụ nổi cộm trên càng cho thấy quyền hạn và quyền lực

đã bị “độc quyền” thái quá trong tay vài người, nhất là khi họ đồng nhất bản thân với cả cáiđịnh chế mà người ấy được giao nhiệm vụ thay mặt để rồi nhân danh những khái niệm cao cả

mà biện hộ cho những lý lẽ của mình

Trang 8

Từ đó, triệt tiêu những tiếng nói can gián và đấu tranh có khi ngay cả của bộ máy lãnhđạo hoặc giám sát để rồi chính bộ máy đó cùng tham gia Trong vụ điện kế điện tử, khôngthể đặt câu hỏi: đảng bộ, công đoàn đâu cả rồi?

Các “thư tay” cho dù có là “nội dung thư giả”, thậm chí “chữ ký giả”, cũng do hậu quảcủa sự độc quyền quyền hạn và quyền lực trên Cấp dưới cứ phải nhắm mắt, nhắm mũi mànghe, vì đã quen sợ cái quyền và cái lực đó rồi

1.4.2 Thừa bưng bít thông tin

Có thể nhận ra tham nhũng qua những biểu hiện bưng bít thông tin trước và sau (muasắm, đấu thầu, phân bổ đất đai, cấp phát phúc lợi xã hội hay tập thể, học bổng ) Khi nhữngthông tin “nhạy cảm” và “sinh lợi” bị độc quyền, làm gì có cơ hội đồng đều cho mọi người!Đừng hỏi tại sao các côngtơ điện khác rớt thầu vì không bắt dính được bằng ba con ốc vàocái đế đã được đo theo ni tấc của cái điện kế “bên hông Phú Nhuận” này!

Cũng thế đất cát ở đây, ở kia, từ Phú Quốc đến Bạc Liêu (kể cả đât dành cho dânnghèo), đến đất qui hoạch Thứ gì cũng thành tiền cả khi thông tin bị “qui hoạch” riêng chomột thiểu số có quyền

Chính cái lề thói “bí mật nội bộ” cộng với độc quyền đã được nhân rộng thành thamnhũng Tham nhũng xong, tiếp tục bưng bít bằng mọi cách Bưng bít thông tin từ “thượngnguồn” cho đến “hạ lưu” "Hạ lưu" thì chặn cổng không cho vào tiếp cận thông tin, “mất hồsơ”, hoặc khống chế các cuộc họp sao cho không để có tiếng nói không nhất trí

Bưng bít từ “thượng nguồn” bằng những động thái đánh lạc hướng dư luận, tổ chứcthanh tra theo kiểu “che chắn” theo định luật mà ngành truyền thông gọi là bandwagon (đồnghội đồng thuyền), nôm na mà nói là “phủ bênh phủ”

Càng bưng bít thông tin, tham nhũng càng có điều kiện sinh sôi nảy nở Khi ngân sách,kinh phí, thu chi không được công bố chi tiết cho dân chúng, cho cổ đông, cho công nhânviên , thì mua bao nhiêu, bán bao nhiêu, giá bao nhiêu, chi bao nhiêu, chẳng ai (được) biết.Bưng bít thông tin và tham nhũng đơn giản quan hệ với nhau là như thế

1.4.3 Thiếu trách nhiệm giải trình

Rõ ràng khi thừa độc quyền và thừa bưng bít thông tin, còn gì nữa trách nhiệm giảitrình! Công thức: Tham nhũng = Độc quyền + Bưng bít thông tin - Trách nhiệm giải trìnhkhông có gì khó hiểu Khi mọi việc đều chỉ ta hay, ta biết, ta bày vẽ, ta quyết định, ta che đậythì còn giải trình với ai?!

Trên hình thức cũng có thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Thế nhưng, có phải tất cả các con

số đều là chính xác? Vì lý do gì các tổ chức tài chính quốc tế thường than vãn về “hệ thống kếtoán của Việt Nam” ?

Trang 9

Bởi thế, mới có đất dụng võ cho các công ty kiểm toán nước ngoài nổi tiếng nhưKPMG, PricewaterhouseCoopers đang hành nghề ở Việt Nam Kiểm toán trung thực tuy chỉ

là một công cụ kỹ thuật, song lại là tối cần thiết trong quá trình giải trình minh bạch Hầmchui Văn Thánh hay bất cứ “kỳ công” nào khác, trước khi khởi công, thậm chí khi mới còn là

dự toán, hay sau này trước khi nghiệm thu, cứ mời kiểm toán quốc tế xem có “con kiến haycon lạc đà nào lọt qua lỗ kim” hay không?

1.5 Hậu quả của tham nhũng

1.5.1 Về mặt đạo đức:

Tham nhũng là 1 tệ nạn mang tính toàn cầu, 1 căn bệnh truyền nhiễm nên nó có thể làmtha hoá một bộ phận của cán bộ, công chức của bộ máy nhà nước và các đoàn thể xã hội, làmbăng hoại đạo đức của nhiều thể hệ, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào bộ máy nhà nước,gây nên sự bất bình, oán thán trong nhân dân đối với nhà nước và chế độ xã hội Do vậy thamnhũng sẽ làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước, đe doạ sự tồn vong của quốc gia dân tộc

1.5.2 Về mặt kinh tế - xã hội:

Có quan điểm cho rằng tham nhũng không làm gì khác ngoài việc phân phối lại thunhập Nói cách khác, bản thân tham nhũng không phải là làm mất đi phúc lợi – quy mô củaphúc lợi xã hội vẫn không đổi, mà chỉ phân phối lại mà thôi Mặc dù xét một cách chi ly thìđiều này là đúng, song nếu chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh phân phối thu nhập của tham nhũngthì đó lại là một trong những kiểu ngụy biện nguy hiểm nhất trong nghiên cứu về tham nhũng

Vì chi phí giao dịch phát sinh trong tham nhũng rất lớn Như đã được phân tích, tham nhũng

là một thỏa thuận trái pháp luật và do vậy những chi phí giao dịch của nó rất lớn Và nhữngchi phí giao dịch như vậy là có thực – chi phí cơ hội của việc sử dụng các nguồn lực trong cáchoạt động giao dịch Theo một số ước tính, các nhà quản lý cấp cao ở những quốc gia có nạntham nhũng hoành hành phải dành 20% thời gian làm việc của họ để đạt được thỏa thuận vềtham nhũng và thực hiện những thỏa thuận đó Đây là sự lãng phí nguồn lực rất lớn nếu xéttheo chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao.Một quan niệm tương đối phổ biến khác cho rằng tham nhũng là hình thức bù đắp cho đồnglương bèo bọt cho những công chức nhận hối lộ Do vậy không cần phải tăng lương và khôngcần phải tăng thuế Nói cách khác, theo cách tiếp cận này, gánh nặng tham nhũng bản thân nó

đã là một “gánh nặng thuế”, do đó nó sẽ cho giúp giảm một số lượng thuế nhất định Tuynhiên, việc đánh thuế công minh (cùng với việc quản lý thuế một cách hiệu quả) sẽ giảm chiphí giao dịch và tính bất ổn Do đó, “đánh thuế” bằng tham nhũng là hạ sách nếu xét về hiệu

Hơn nữa, người ta đã chứng minh rằng những việc tìm cách hưởng bổng lộc có mối quan hệ

Trang 10

chặt chẽ với tham nhũng Nguồn gốc của việc tranh thủ bổng lộc xuất phát từ những chínhsách tăng cường can thiệp của nhà nước và vô hiệu hóa hoạt động của thị trường tự do Nhữngchính sách đó có thể sẽ được người ta cố tình tận dụng vì chúng đem lại nhiều bổng lộc Vìthế nhóm được hưởng lợi trong việc tạo ra và vơ vét bổng lộc sẽ tiến hành vận động hành langhợp pháp hay thực hiện những hành vi “bẻ cong pháp luật” để hướng các chính sách theochiều hướng có lợi cho nhóm mình Mặc dù những chính sách này có lợi cho các nhóm lợiích, nhưng lại hoàn toàn tồi tệ nếu xét theo góc độ tối đa hóa hiệu quả kinh tế và phúc lợi xãhội Nói cách khác, chúng không có lợi cho công chúng nói chung

Tham nhũng bẻ cong các chính sách, hướng các chính sách theo chiều hướng nhiều khikhác với quy luật do vậy tạo nên tình trạng bất ổn định, giảm hiệu quả kinh tế xã hội cũng nhưlàm giảm hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng Vì tham nhũng làm giảm hiệu quảđầu tư nên các quốc gia có tham nhũng thu hút được ít đầu tư nước ngoài trực tiếp hơn và dovậy sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn.Còn một lý do khác khiến các quốc gia có nạn tham nhũng hoành hành lại không thể đạt đượctốc độ tăng trưởng cao Nó có mối liên hệ trực tiếp với óc kinh doanh và tư duy đổi mới Óckinh doanh là một nguồn lực có thể được lựa chọn cho các hoạt động sản xuất hoặc các hoạtđộng phi sản xuất – nguồn lực này có thể tạo ra lợi ích cũng có thể mang tính phá hoại hết sứcghê gớm Nguồn lực này luôn chảy tới những hoạt động cho phép nhà kinh doanh đượchưởng lợi nhuận cao nhất từ hoạt động của mình Vì tham nhũng chắc chắn là một hoạt độngphi sản xuất và thậm chí đôi khi còn mang tính phá hoại Nếu tham nhũng lan tràn, tức là nếu

có khả năng kiếm lời cao nhất từ tham nhũng thì các nhà kinh doanh thay vì chú trọng tới cáchoạt động sản xuất, tạo ra của cải vật chất thì họ sẽ tập trung vào tham nhũng, các hoạt độngphân phối lại nhu nhập và dồn tài năng của họ vào những việc như vậy Hậu quả là nhữngnguồn lực khác cũng sẽ được dùng cho các hoạt động phân phối lại thu nhập Sự đổi mới vốn

là kết quả của óc kinh doanh sẽ lại dồn sang các hoạt động tái phân phối thu nhập và thamnhũng Người ta sẽ tìm ra các biện pháp tham nhũng mới chứ không phải các sản phẩm mới

và phương pháp sản xuất mới Và lẽ tất yếu là nền kinh tế xã hội không thể hoạt động ở điểmhiệu quả

Tình trạng tham nhũng tràn lan là một triệu chứng của một xã hội thối nát nghiêmtrọng, trong đó phần lớn những nguồn lực và sự đổi mới lại được dành cho việc tái phân phốichúng Nói tới tham nhũng không phải là nói tới một số lượng tiền nào đó được chuyển từ tayngười này qua tay người khác hay “chất dầu mỡ bôi trơn cỗ máy kinh doanh” Theo tổ chức

TI, chỉ riêng ở châu Phi hàng năm có khoảng 148 tỷ USD đã bị mất hay thất thoát do tệ thamnhũng gây ra, tương đương với 1/2 khoản nợ nước ngoài của lục địa này (Theo con số nợnước ngoài của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF), châu Phi nợ nước ngoài khoảng 248 tỷ USD)

Trang 11

Thâm hụt ngân sách ngày càng sâu, nợ nước ngoài ngày càng lớn thì phát triển đất nước quả

là 1 vấn đề nan giải

Theo như Chủ tịch của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Peter Eigen, nhận xét: "Thamnhũng là nguyên nhân chính đói nghèo khóa chặt người dân trong vòng nghèo khổ."

Vì thế, chúng ta cần nhìn nhận rằng nói tới tham nhũng là nói tới tương lai của một dân tộc

Và để có thể có 1 tương lai hưng thịnh thì chính dân tộc đó phải tự quyết định vận mệnh củamình

Vì vậy các hoạt động phòng chống tham nhũng là vô cùng cần thiết đối với sự pháttriển của mỗi quốc gia

II Thực trang tham nhũng ở Việt Nam

2.1 Thực trạng tham nhũng trên thế giới

“Chỉ số cảm nhận tham nhũng” ( corruption perceptions index - CPI) của Tổ chức Minhbạch quốc tế (TI) giúp đánh giá tính minh bạch và tình trạng tham nhũng ở các quốc gia trênthế giới CPI của 1 nước cao ( ~10 )thì nước đó được coi là minh bạch ( hay không có hay íttham nhũng ) còn nếu CPI thấp thì quốc gia đó bị đánh giá là thiếu tính minh bạch, CPI càngthấp tình trạng tham nhũng của quốc gia đó càng đáng báo động Năm 2010, tổ chức này tiếnhành thăm dò tình trạng tham nhũng ở 178 quốc gia Kết quả thu được thật đáng buồn vì cóđến 3/4 trong số 178 quốc gia này có tình trạng tham nhũng ở mức độ nghiêm trọng ( dưới 5điểm)

Các nước được đánh giá là tốt nhất thường là những nước công nghiệp phát triển Đứngđầu danh sách năm nay với 9.3 điểm là 3 nước Đan Mạch, Singapore và New Zealand, tiếptheo là Phần Lan, và Thụy Điển với 9.2 điểm

Các nước nghèo cũng chính là những nước có tình trạng tham nhũng nặng đội sổ:Somali đứng thứ 178 với 1.1 điểm, cùng xếp thứ 176 là 2 nước Afghanistan và Myanmar với1.4 điểm Tiếp đó là Iraq, Uzbekistan, Turkmenistan, Sudan, Chad, Burrundi, Guinea xíchđạo, Angola, Congo, Guinea, Kyrgyzstan, Venezuela cũng là những nước có chỉ số nhận thức

Ở Châu Á: Singapore (1), Hong Kong (13), Nhật (17), Đài Loan (33), Brunei (38), Hàn Quốc(39) và Malaysia (56), Trung Quốc (78), Thái Lan (78), Ấn Độ (87), Indonesia (110) vàPhilipines (134)

Trong đó Việt Nam với 2.7 điểm cùng với các nước:Ethiopia, Guyania, Mali,Mongolia, Mozambique, Tanzania xếp thứ116/178

Dựa vào báo cáo này, chúng ta có thể thấy CPI thường thấp ( hiện tượng tham nhũngphổ biển ) ở khu vực Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ Ở các nước nghèo, các nước đang phát

Trang 12

triển tình trạng tham nhũng ngày càng trở nên nghiêm trọng.Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), hàng năm trên thế giới cókhoảng 1.000 tỷ USD bị tham nhũng dưới dạng đưa hối lộ

2.2 Thực trạng tham nhũng ở việt Nam:

2.2.1 Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam ở mức báo động:

Các ý kiến phát biểu tại phiên thảo luận về tham nhũng trong Hội nghị nhóm tư vấn cácnhà tài trợ giữa kỳ (CG) ngày 9/6/2006 đều nhận định: "Tham nhũng ở Việt Nam đến mứcbáo động" Mức độ báo động thể hiện ở chỗ:

a/ Chỉ số CPI còn thấp và ít biến động qua các năm:

( Số liệu thu thập từ trang web của TI www. transparency org )

Số liệu trên cho thấy chỉ số CPI của Việt Nam còn rất thấp, vị trí của Việt Nam trênbảng đánh giá luôn ở cuối danh sách Điều này cho thấy tình trạng tham nhũng ở nước ta cònkhá cao, khoảng cách với các nước trong khu vực và đặc biệt là các nước dẫn đầu còn quálớn Nghiêm túc nhìn nhận vấn đề chúng ta phải thừa nhận rằng Việt Nam còn phải tiến hànhphòng chống tham nhũng, cũng như làm trong sạch bộ máy quản lý nhà nước mạnh mẽ hơnrất nhiều thì mới có thể cải thiện được tình trạng này

b/ Hiện tượng tham nhũng mang tính phổ biến, nhỏ nhặt xảy ra ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, ở đâu người ta cũng thấy có tham

nhũng và không có tiền lót tay sẽ không giải quyết được công việc, ngay cả khi đã đầy đủ cácđiều kiện và thủ tục pháp luật qui định Nạn quà cáp biếu xén khi đến cửa quan đã trở thành

“tập quán”, phong tục trong xã hội ta Chúng ta có thể gặp hiện tượng này ở bất kỳ đâu nơi cóhoạt động công quyền, chẳng hạn như đến UBND xã, phường làm giấy khai sinh cho con,chứng nhận giấy tờ cũng phải có quà cho cán bộ, vào cơ quan cũng phải xu nịnh bảo vệ

Ngày đăng: 21/04/2016, 11:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w