1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Báo cáo thực tập

62 736 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 185,52 KB

Nội dung

báo cáo tốt nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương Việt nam Chương 1Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Sa ĐécChương 2Thực trạng tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam -Chương 3Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động tín dụng cá nhânChương 4Kết luận và kiến nghị

Báo cáo thực tập Chương 1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Sa Đéc I. Lịch sử hình thành và phát triển 1. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam : - Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. - Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. - Có 07 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. - Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. - Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Báo cáo thực tập - Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh. - Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. - Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. 2. Chi nhánh Sa Đéc: - Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh: kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác ghi trong quy chế tổ chức và hoạt động của sở giao dịch , chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. - Địa chỉ: 209A Trần Hưng Đạo, phường 1, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. - Chi nhánhngân hàng TMCP Công Thương Sa Đéc ra đời trong bối cảnh kinh tế xã hội của Tỉnh gặp nhiều khó khăn, thử thách, với những đặc điểm là một Tỉnh nông nghiệp thuộc vùng sâu, vùng xa, dân trí thấp và thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra, lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp kém phát triển. Trong những năm đầu hoạt động, Chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Sa Đéc phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng và sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước cấp 4, nhất là cấp huyện, xã. - Lúc này, năng lực điều hành của các doanh nghiệp yếu, chưa nắm những tác động của nền kinh tế thị trường nên trong những năm đầu của thập niên 1990 làm ăn kém hiệu quả, không trả được nợ vay ngân hàng. Thời điểm nay các quỹ tín dụng đồng loạt bỏ nợ kéo theo trên 90% các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ phải tiến hành giải thể theo Quyết định số 315/QĐ-HĐBT của hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ), nhiều đơn vị sát nhập hoặc thành lập lại theo Nghị định 388/NĐ-CP những hoạt động kinh doanh vẫn kém hiệu quả làm cho các ngân hàng, nhất là chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Sa Đéc phải gánh chịu hậu quả nặng nề, đời sống của cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn, như khó có thể vượt qua. Báo cáo thực tập - Tuy nhiên, trước những khó khăn của từng giai đoạn cùng với sự quan tâm và sự hỗ trợ tích cực của Cấp Ủy, Chính quyền, các ngành các cấp, nhất là sự quan tâm giúp đỡ của ngân hàng Công Thương Việt Nam, cùng với sự nỗ lực cao độ và tinh thần phấn đấu của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Sa Đéc đã từng bước khắc phục khó khăn, đồng thời đổi mới phương thức kinh doanh theo cơ chế thị trường với chủ trương: “Mở rộng địa bàn, mở rộng đối tượng đầu tư tới mọi thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, sinh hoạt sữa chữa và xây dựng Nhà Nước ”. - Trước hết ưu tiên vốn cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có hiệu quả, uy tín trong quan hệ tín dụng, bên cạnh đó xem đầu tư kinh tế hộ là trọng điểm. Mục tiêu đầu tư đã phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh đề ra, theo hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, khai thác tiềm năng lợi thế về đất đai tài nguyên nước, lực lượng lao động, duy trì một số ngành nghề truyền thống, nâng cao hiệu quả sản xuất của các ngành, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng, kinh tế xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh theo hướng ổn định sản lượng, tăng sản lượng lúa chất lượng cao để xuất khẩu, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt xuất khẩu, thủy sản và gia cầm… - Nhờ đề ra biện pháp kinh doanh đúng hướng nên kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Sa Đéc luôn đạt kết quả cao, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước, niềm tin của khách hàng đối với chi nhánh cũng ngày càng được nâng lên. II. Đặc điểm địa bàn hoạt động của chi nhánh - Thị xã Sa Đéc là trung tâm kinh tế, là vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp, được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp tục đầu tư phát triển. Đây cũng là nơi tập trung nhiều ngành nghề truyền thống đặc trưng của ĐBSCL trong đó nổi bật là ngành kinh doanh chế biến lương thực. Làng gạo Sa Đéc là nơi trọng điểm cung cấp lương thực của cả nước và cho xuất khẩu, nơi đây có hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác với việc hoạt động ngày càng nhộn nhịp của khu công Báo cáo thực tập nghiệp Sa Đéc, khu công nghiệp Sông Hậu và các cụm công nghiệp nằm dọc theo sông Tiền, sông Hậu, có thể nói với địa bàn này hoạt động của chi nhánh Sa Đéc có rất nhiều tiềm năng để phát triển, tăng trưởng. Ngoài việc quản lý khách hàng tại địa bàn Thị xã Sa Đéc, chi nhánh Sa Đéc còn quản lý khách hàng các khu vực huyện lân cận như: huyện Châu Thành, huyện Lai Vung. - Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh Sa Đéc là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư nhân cá thể (địa bàn có rất ít doanh nghiệp quốc doanh), trong đó nổi bật là các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xay xát, chế biến kinh doanh lương thực, kinh doanh và chế biến thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản xuất khẩu, kinh doanh và sản xuất gạch ngói, kinh doanh và trồng hoa kiểng, kinh doanh và sản xuất bột gạo, bột nếp, sản xuất nông nghiệp, cho vay tiêu dùng CBCNV… - Qua những đặc điểm trên cho thấy chi nhánh Sa Đéc có nền tảng khách hàng rất lớn, ổn định, đủ điều kiện phát triển mở rộng thêm và chi nhánh Sa Đéc không ngừng nổ lực phục vụ khách hàng. P. tổ chức hành chánh Ban giám đốc PGD Nha Mân PGD Tân Thành P. Quản lý rủi ro P. thông tin điện toán P. tiền tệ kho quỹ P. kế toán P. khách hàng III. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Sa Đéc Báo cáo thực tập IV. Sơ đồ PGD Tân Thành Trưởng PGD Đỗ Hán Phán CBTD Nguyễn Thành Tạo Phó Trưởng PGD Hà Hồng Sương CBTD Châu Thị Kiều Thu CBTD Võ Thị Thanh Hồng Báo cáo thực tập Kế toán GDV Nguyễn Thị Bích Dung Kho quỹ Lê Thị Ba V. Chức năng các phòng ban 1. Phòng tổ chức hành chính : Báo cáo thực tập Là phòng thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trịvăn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn cho chi nhánh. Đồng thời xây dựng nội dung chương trình thi đua nhằm nâng cao việc làm và chất lượng lao động. 2. Phòng khách hàng : - Phòng khách hàng gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các cán bộ tín dụng – mỗi cán bộ tín dụng sẽ quản lý việc cho vay ở từng huyện ,xã, thị trấn riêng biệt thuộc địa bàn Tỉnh. - Chức năng chính là cho vay ngắn, trung và dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho cá nhân và các tổ chức kinh tế trên địa bàn Tỉnh. - Phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 3. Phòng kế toán giao dịch : - Thực hiện nghiệp vụ huy động bằng các hình thức như: nhận tiền gởi tiết kiệm, tiển gởi thanh toán của các đơn vị kinh tế, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. - Đồng thời phòng kế toán còn có nhiệm vụ giải ngân cho khách hàng sau khi hồ sơ vay vốn của khách hàng đã hoàn tất. 4. Phòng ngân quỹ - tiền tệ : Là phòng quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, là nơi mà các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh, đảm bảo thực hiện chính sách kịp thời đúng chế độ kho quỹ. Phát hiện, ngăn chặn tiền giả, xác định đúng tiêu chuẩn lưu thông, là nơi bảo quản tiền mặt, các giấy tờ có giá, tài sản thế chấp 5. Phòng điện toán : Báo cáo thực tập Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của toàn bộ chi nhánh. 6. Phòng quản lý rủi ro : Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ báo cáo cho Giám đốc về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, quản lý giám sát việc thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Cụ thể: - Cán bộ thẩm định rủi ro: + Nghiên cứu hồ sơ, tờ trình thẩm định cho vay do phòng khách hàng cá nhân, phòng giao dịch, thẩm định rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro khoản vay. Lập báo cáo kết quả rủi ro tín dụng, trình kèm toàn bộ hồ sơ cho lãnh đạo phòng. + Theo dõi giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ cho vay, việc nhập dữ liệu váo máy tính. - Lãnh đạo phòng: + Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng, ký và trình người có thẩm quyền quyết định cho vay. + Đôn đốc chỉ đạo cán bộ nhập dữ liệu vào máy tính, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ cho vay. Báo cáo thực tập Chương 2 Thực trạng tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Sa Đéc I.Khái niệm và bản chất của tín dụng 1.khái niệm : Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Ngày nay tín dụng được hiểu là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả vốn gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng ở bất cứ dạng nào tín dụng cũng thể hiện ở ba mặt cơ bản: - Có sự chuyển giao quyền sở hữu từ người này sang người khác. - Sự chuyển giao này mang tính tạm thời - Đến thời hạn do hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn. Phần tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lãi suất. * Tín dụng Ngân Hàng: Báo cáo thực tập Tín dụng Ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư. Hình thức này được thực hiện thông qua việc Ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền từ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng để cho vay lại đối với các xí nghiệp, các tổ chức và cá nhân trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. 2. Bản chất tín dụng : Tín dụng ra đời là một tất yếu khách quan trong nền sản xuất hàng hoá, bởi lẽ khi nền sản xuất hàng hoá phát triển đến một mức độ nhất định sẽ đưa đến sự phân hoá giàu nghèo, có người thừa vốn, có người thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Để giải quyết vấn đề trên, Ngân Hàng đã đứng ra làm trung gian giữa họ và thực hiện việc điều hòa tạm thời nhu cầu về vốn trong xã hội. Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, giữa họ có mối liên hệ với nhau thông qua quá trình vận động giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá. Quá trình vận động đó được thể hiện qua các giai đoạn sau: + Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn này, vốn tiền tệ hay giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người đi vay, đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hoá thông thường. + Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi nhận được vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn một mục đích nhất định.Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó, mà chỉ được tạm thời trong một thời gian nhất định. + Thứ ba: Sự hoàn trả của tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ, thì người đi vay hoàn lại cho người cho vay cả vốn gốc và lãi. 3. Vai trò của tín dụng : [...]... thì yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung Bước 5: Công chứng/ chứng thực; làm thủ tục giao nhận giấy tờ tài sản bảo đảm: Báo cáo thực tập - Cán bộ tín dụng làm thủ tục đề nghị công chứng/ chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy trình hiện hành Việc công chứng/ chứng thực hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm được thực - hiện trước khi giải ngân Giao nhận giấy tờ của tài... nghị vay vốn của khách hàng thực hiện một lần khi đề nghị vay vốn hoặc bổ sung dần trong quá trình thẩm định cho vay nhưng phải hoàn tất trước khi giải ngân Báo cáo thực tập Bước 2:Thẩm định và trình thẩm định 2.1 Thẩm định: Cán bộ tín dụng phải đi thực tế tại gia đình và nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng Căn cứ vào những thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra thực tế và thông tin do khách... nêu trên thì ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Sa Đéc đã không ngừng nâng cao chất lượng và qui mô hoạt động của chi nhánh, giảm món vay có dư nợ lẻ, thường xuyên theo dõi chỉ đạo của cấp trên, tập trung phân tích thực trạng nợ xấu, nợ quá hạn, phân công cán bộ và có giải pháp cụ thể đẩy mạnh thu hồi nợ quá hạn Báo cáo thực tập - Thu nhập khác Qua số liệu bảng 1 cho thấy nhóm thu nhập... đối là 35.190 triệu đồng tương đương 38,95%% Sự Báo cáo thực tập gia tăng doanh số cho vay trong năm một phần là do nhu cầu vốn khách hàng chủ yếu tại Ngân hàng, bổ sung vốn để thực hiện các dự án đầu tư mới Mặt khác là do nguồn vốn huy động tăng lên, đồng thời nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cũng tăng, những công trình giao thông thủy lợi ở Sa Đéc, Lai Vung lên Cao Lãnh cũng đang được thi công... nợ gốc, lãi, phí : -Cán bộ tín dụng theo dõi việc trả nợ trực tiếp của khách hàng dựa trên lịch trả nợ gốc và lãi, thông báo cho khách hàng về thanh toán nợ gốc và lãi đến hạn, phí nếu có Báo cáo thực tập - Đến hạn trả nợ, căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, phòng kế toán thực hiện thu nợ theo quy trình và phương pháp hạch toán kế toán cho vay hiện hành - của ngân hàng Khi khách hàng trả hết... quan thực hiện - theo đúng quy định về quản lý tài sản của ngân hàng Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm: sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng soạn thảo công văn đề nghị xóa giao dịch bảo đảm, hồ sơ khoản vay và biên bản bàn giao tài sản trình trưởng phòng giao dịch ký duyệt Báo cáo thực tập - Trình tự, thủ tục giải chấp từng phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm được thực. .. được lưu tại kho theo quy định lưu trữ chứng từ có giá Thời hạn và tổ chức lưu giữ hồ sơ tín dụng, hồ sơ bảo đảm tiền vay được thực hiện theo quy định và hướng dẫn của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 2 Sơ đồ quy trình cho vay Hồ sơ khách hàng xin vay Cán bộ tín dụng Trưởng phòng giao dịch Quyết định không cho vay Quyết định cho vay Kế toán giải ngân Kiểm tra sử dụng vốn vay Báo cáo thực tập IV Đánh... kinh tế, các cá nhân thể hiện thông qua tài khoản, làm cho lượng tiền trong lưu thông giảm giúp tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội II Một số vấn đề về cho vay tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Sa Đéc : Báo cáo thực tập 1 Điều kiện vay vốn : Ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn một số điều kiện vay nhất định như sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành... vốn mớitheo sự chỉ đạo của Hội sở, nhất là loại tiết kiệm có dự thưởng, lãi suất hấp dẫn, đồng thời thực hiện dịch vụ thẻ ATM nên đã thu hút thêm lượng khách hàng mới gửi tiền tại Ngân hàng Chính vì vậy mà năm 2009, 2010 tỷ lệ tăng này lần lượt 5,43% và 24,11% so với cùng kỳ năm trước Báo cáo thực tập Xét về cơ cấu, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm, còn tiền... TMCP Công Thương Việt Nam thực hiện kiểm tra, giám sát vốn vay và quản lý thu hồi nợ vay theo quy trình kiểm tra giám sát quy trình vay vốn, sử dụng vốn và khả năng trả nợ hiện hành của khách hàng, phù hợp với đặc điểm hoạt Báo cáo thực tập động của ngân hàng cho vay, tính chất của khoản vay, nhằm đảm bảo hiệu quả, thu hồi đầy đủ nợ gốc, lãi và phí (nếu có) III Quy trình cho vay tại ngân hàng TMCP Công

Ngày đăng: 28/07/2015, 20:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w