Tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (Trang 37)

V. Phân tích hoạt động tín dụng của chi nhánh Sa Đéc qua các năm:

4. Tình hình dư nợ

Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và thu nợ. Như vậy chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân Hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của một Ngân hàng.Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng.

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ ngắn

hạn 372.693 78,11 456,908 81,55 471.271 74,95 Dư nợ trung

Tổng dư nợ 477.124 100 560.306 100 628.805 100

*Dư nợ theo thời hạn vay:

Bảng 7:Dư nợ theo thời hạn vay

(Nguồn: Phòng hành chính NH TMCP CT VN – chi nhánh Sa Đéc)

Chỉ tiêu So sánh 09/08 So sánh 10/09

Số tiền % Số tiền %

Dư nợ ngắn hạn 84.215 22,60 14.363 3,14

Dư nợ trung dài hạn (1.033) (0,99) 54.136 52,36

Tổng dư nợ 83.182 17,43 68.499 12,23

Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự gia tăng đáng kể. Tổng dư nợ năm 2008 đạt 477.124 triệu đồng và tăng lên thêm 83.182 triệu đồng đạt 560.306 triệu đồng trong năm 2009, tức tăng 17,43% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang năm 2010, tổng dư nợ lại tăng lên 12,23% tức tăng thêm 68,499 triệu đồng so với năm 2009.

Với kết quả trên, chi nhánh đã đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu đã đề ra. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong năm 2010 mặc dù có sự tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này tương đối chậm hơn so với năm trước, do cơ chế cho vay và quy định của ngành có phần chặt chẽ hơn. Mặt khác Ngân hàng phải khôi phục lại cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn nên tổng dư nợ trong năm tăng nhẹ so với năm 2009. Trong đó dư nợ ngắn hạn đã liên tục tăng lên qua các năm. Do vai trò của chi nhánh là bổ sung nguồn vốn lưu động đối với nền kinh tế, hỗ trợ các cá

nhân và các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh buôn bán, mở rộng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong những năm qua chi nhánh đã tập trung cho vay vốn ngắn hạn. Tổng dư nợ ngắn hạn đạt mỗi năm lần lượt là 372.693 triệu đồng năm 2008, 456.908 triệu đồng năm 2009 và 471.271 triệu đồng năm 2010.

Bên cạnh đó dư nợ trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ và có phần thay đổi qua các năm.Cụ thể năm 2009 dư nợ giảm 1.033 triệu đồng so với 2008. Sang năm 2010 dư nợ trung dài hạn có tăng mạnh lên khoảng 54.136 triệu đồng tương đương số tăng tương đối là 52,36% so với 2009. Có được điều đó một phần là do trong năm 2010, cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng tăng đắng kể. Bên cạnh đó, Ngân hàng tiếp tục công tác sàng lọc kỹ khách hàng cho vay, chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những khách hàng đáp ứng được yêu cầu cho vay của ngân hàng, khách hàng có nguồn trả nợ và đảm bảo tài sản chắc chắn, đồng thời tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với những khách hàng truyền thống của Ngân hàng, không cho vay theo số lượng, chạy theo lợi nhuận trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra thì Ngân hàng cũng chuyển đổi cơ cấu đầu tư hạn chế cho vay doanh nghiệp Nhà Nước chuyển sang cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm hạn chế một số rủi ro vì một số doanh nghiệp Nhà Nước hiện nay kinh doanh kém hiệu quả, chậm đổi mới theo nhịp độ phát triển của kinh tế thị trường.

Biểu đồ dư nợ theo thời hạn vay

*Dư nợ theo thành phần kinh tế:

Đvt: triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Kinh tế quốc doanh 7.294 1,53 7.28 0,13 7.46 0,12 Kinh tế ngoài Quốc doanh 58.508 12,26 85.102 15,19 114.552 18,22 Kinh tế cá thể 411.322 86,21 474.476 84,68 513.507 81,66 Tổng 477.124 100 560.306 100 628.805 100

Bảng 8: Dư nợ theo thành phần kinh tế

(Nguồn: Phòng hành chính NH TMCP CT VN – chi nhánh Sa Đéc)

Tổng dư nợ theo thành phần kinh tế có xu hướng tăng qua 3 năm, trong đó chủ yếu tập trung ở kinh tế cá thể. Nguyên nhân là do chi nhánh Sa Đéc tập trung phần lớn nguồn vốn của mình để cho thành phần kinh tế cá thể vay với mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, đây cũng là nhiệm vụ chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sa Đéc. Bên cạnh đó thì quan hệ tín dụng với thành phần này khá an toàn và hầu như là có hiệu quả tốt.

Chỉ tiêu So sánh 09/08 So sánh 10/09

Số tiền % Số tiền %

Kinh tế Quốc doanh (6.566) (90,02) 18 2,47

Kinh tế ngoài Quốc doanh 26.594 45,45 29.450 34,61

Kinh tế cá thể 63.154 15,35 39.031 8,23

Tổng 83.182 17,43 68.499 12,23

Trong 3 năm ngân hàng đã cơ cấu lại dư nợ và đạt được những thành quả rất khả quan, do trên địa bàn có rất ít doanh nghiệp nhà nước nên dư nợ năm 2009 giảm 90,02%, chỉ còn 728 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đôi với thành phần kinh tế quốc doanh giảm mạnh trong khi đó thu nợ tăng cao, do đó

dư nợ cũng giảm mạnh. Đến năm 2010, dư nợ có tăng lên nhưng với tỷ lệ thấp chỉ 2,47%.

Hiện nay, nền kinh tế có những bước phát triển mới trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như công ty, doanh nghiệp phát triển, vì vậy có nhiều doanh nghiệp đến xin vay vốn. Do đó, dư nợ đối với thành phần này tăng đều qua các năm, năm 2009 tăng 45,45% so với năm 2008, năm 2010 tiếp tục tăng 34,61% so với năm 2008

Đối với kinh tế cá thể, cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, dư nợ của thành phần này cũng tăng qua 3 năm. Dư nợ năm 2008 là 411.322 triệu đồng, sang năm 2009 tăng lên thêm 83.182 triệu đồng và đến năm 2010 con số này là 628.805 triệu đồng, tức tăng thêm 12,25% so với năm 2009.

Biểu đồ dư nợ theo thành phần kinh tế 5. Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được khách hàng thanh toán và Ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của Ngân Hàng.

Nợ quá hạn là hình thức biểu hiện đầu tiên của rủi ro hoạt động tín dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, ta khó có thể triệt tiêu được nợ quá hạn bởi vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau. Để hiểu rõ hơn về thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng, ta đi sâu phân tích tình hình nợ quá hạn cụ thể tại ngân hàng trong thời gian qua.

*Nợ quá hạn theo thời hạn vay:

Chất lượng tín dụng của Ngân hàng còn được thể hiện ở các khoản nợ xấu (thực hiện công văn 493/2005/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng ban hành qui định phân loại nợ, trích lập và sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng): là những khoản nợ khách hàng vay Ngân hàng, do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó, mà khi đến hạn khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng, nếu không được gia hạn nợ thì sẽ chuyển sang nợ quá hạn và thực hiện lãi suất cao hơn lãi suất trong hạn. Điều đó cho thấy khoản nợ xấu của Ngân hàng càng lớn thì chất lượng tín dụng càng hạn chế, hiệu quả tín dụng không cao và chứa đựng nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Ngắn hạn 3.129 68,27 5.828 64,71 10.493 62,89

Trung, dài hạn 1.454 31,73 3.178 35,29 61.92 37,11

Tổng nợ quá hạn 4.583 100 9.006 100 16.685 100

Bảng 9: Nợ quá hạn theo thời hạn vay

(Nguồn: Phòng hành chính NH TMCP CT VN – chi nhánh Sa Đéc)

Chỉ tiêu So sánh 09/08 So sánh 10/09

Số tiền % Số tiền %

Trung dài hạn

1.724 118,57 3.014 94,84

Tổng nợ quá hạn 4.423 96,51 7.679 85,27

Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn năm 2008 là 68,27%, chiếm 64,71% vào năm 2009, chiếm tỷ trọng là 62,89% vào năm 2010 trong tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn trung, dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ ngắn hạn (>30%). Tỷ trọng qua 3 năm của nợ quá hạn trung và dài hạn lần lượt là 31,73%; 35,29% và 37,11%

Nhìn chung, công tác thu nợ của chi nhánh có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc, ta thấy nợ quá hạn qua 3 năm của chi nhánh có chiều hướng gia tăng cả về ngắn hạn lẫn trung, dài hạn. Trong đó, chủ yếu là nợ quá hạn ngắn hạn, chiếm tỷ trọng khoảng 70% nợ quá hạn. Năm 2009, nợ quá hạn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2008 đến 96,51%, tương ứng tăng thêm 4.423 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, sang năm 2010, con số này là 16.685 triệu đồng, tăng thêm 7.679 triệu đồng.

Nguyên nhân là do nền kinh tế của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, một số mặt hàng thiết yếu tăng cao, do đó khiến cho một số khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy không thể trả nợ và lãi vay đúng hạn cho chi nhánh. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân phát sinh nhiều nợ quá hạn có thể do cán bộ thẩm định đã không lường hết những tình huống khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay, chưa theo dõi sát sao các khoản nợ đến hạn để đôn đốc, cũng như chưa kiểm tra thât kỹ một số khách hàng sử dụng số tiền vay vào mục đích khác, cố ý kéo dài thời gian trả nợ cho chi nhánh. Trước tình hình trên, chi nhánh cần phải có một số chính sách nhằm giúp đỡ khách hàng khắc phục tình trạng khó khăn, một mặt giúp khách hàng có thể cải thiện kinh tế, một mặt chi nhánh có thể thu được nợ.

Biểu đồ nợ quá hạn theo thời hạn vay

*Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế:

Thành phần kinh tế Quốc doanh qua 3 năm đều không phát sinh nợ quá hạn.Điều này cho thấy thành phần kinh tế Quốc doanh trong tỉnh có uy tín cao, hoạt động kinh doanh tương đối ổn định. Đối với thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh có tỷ trọng rất thấp trong tổng nợ quá hạn, năm 2008 không phát sinh nợ quá hạn, năm 2009 có phát sinh nhưng nợ quá hạn chỉ có 2,56% đến năm 2010, tỷ trọng này là 3,01%. Thành phần kinh tế cá thể có tỷ trọng nợ quá hạn qua 3 năm đều rất cao (90%) trong tổng nợ quá hạn. Do đó, cùng với nợ quá hạn ngắn hạn thì nợ quá hạn thành phần kinh tế cá thể cũng chiếm tỷ trọng rất cao.

Đvt: triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Kinh tế quốc doanh - - - - - - Kinh tế ngoài Quốc doanh - - 231 2,56 503 3,01 Kinh tế cá thể 4.583 100 8.775 97,44 16.182 96,99 Tổng 4.583 100 9.006 100 16.685 100

Bảng 10: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

(Nguồn: Phòng hành chính NH TMCP CT VN – chi nhánh Sa Đéc)

CHỈ TIÊU

So sánh 09/08 So sánh 10/09

Số tiền % Số tiền %

Kinh tế Quốc doanh - - - -

Kinh tế ngoài Quốc doanh 231 100 272 117,75

Kinh tế cá thể 4.192 91,47 7.407 84,41

Tổng 4.423 96,51 7.679 85,27

Năm 2009, nợ quá hạn kinh tế ngoài quốc doanh là 231 triệu đồng. Đến năm 2010, nợ quá hạn tăng đến 117,75% so với năm 2009. Nguyên nhân làm nợ quá hạn tăng cao là do kinh tế có một số biến động như xăng dầu tăng giá ảnh hưởng đến vận tải, chi phí đầu vào. Một số doanh nghiệp tài chính kém, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường dẫn đến việc làm ăn thua lỗ sinh ra nợ quá hạn.

Đối với kinh tế cá thể, hầu như nợ quá hạn của chi nhánh trong những năm qua tập trung vào đối tượng này. Năm 2009, nợ quá hạn tăng 91,47% tương ứng tăng 4.192 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2009, tốc độ này là 84,41% so với cùng kỳ năm trước. Do doanh số vay của đối tượng này trong những năm qua chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, số tiền vay của thành phần kinh tế cá thể thường không lớn do vậy cán bộ tín dụng phải quản lý với số lượng khách hàng lớn, không thể kiểm soát nổi việc sử dụng vốn của đối tượng này dẫn đến một số khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Hơn nữa, vốn tự có của đối tượng này thường không cao do vậy số tiền vay Ngân hàng hầu như là đầu tư hết vào việc sản xuất, không có thu nhập phụ nếu như bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh gây mất mùa, hoặc biến động về giá vật nuôi trên thị trường, không được nguồn tiêu thụ thì họ sẽ không có tiền để trả nợ Ngân hàng vì thế nợ quá hạn của đối tượng này là cao.

Biểu đồ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 6. Tình hình nợ xấu

Như ta biết, khi nợ quá hạn vượt quá số ngày quy định thì sẽ được chuyển nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn, còn gọi là nợ xấu.Nếu nợ xấu ngày càng cao thì đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN việc phân loại nợ đối với toàn bộ dư nợ của chi nhánh Sa Đéc được xác định như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

+ Các khoản nợ trong hạn và chi nhánh đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và chi nhánh đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; + Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; + Các khoản gia hạn nợ lần đầu;

+ Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu (gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu).

+ Các khoản nợ được cơ cấu (gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu (gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ 2;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w