V. Phân tích hoạt động tín dụng của chi nhánh Sa Đéc qua các năm:
2. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các Ngân hàng
có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng Ngân Hàng là đi vay để cho vay, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm Ngân Hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn.
* Doanh số cho vay theo thời hạn vay:
Nhìn chung doanh số cho vay của chi nhánh Sa Đéc đã không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của chi nhánh Sa Đéc ngày càng được mở rộng. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn.Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và đang được mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của chi nhánh.
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Cho vay
ngắn hạn 466.144 87,36 703.016 88,61 1.034.485 89,18 Cho vay trung,
dài hạn 67.474 12,64 90.353 11,39 125.543 10,82 Tổng doanh số
cho vay 533,618 100 793.369 100 1.160.028 100
Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn vay
(Nguồn: Phòng hành chính NH TMCP CT VN – chi nhánh Sa Đéc)
CHỈ TIÊU So Sánh 09/08 So Sánh 10/09
Số tiền % Số tiền %
Cho vay trung, dài hạn 22.879 33,91 35.19 38,75
Tổng doanh số cho vay 259.751 48,68 366.659 46,22
Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn vay
Năm 2008, tổng doanh số cho vay của chi nhánh đạt 533.618 triệu đồng và đã tăng lên đến 793.369 triệu đồng trong năm 2009, về tuyệt đối đã tăng 259.751 triệu đồng (hay 48,68% về tương đối) so với năm 2008. Trong đó phần tăng chủ yếu là cho vay ngắn hạn từ năm 2008 lên năm 2009 tăng lên khoảng 50,82%. Doanh số cho vay của tín dụng trung và dài hạn cũng tăng lên 22.879 triệu đồng trong năm 2009.
Sang năm 2010, tổng doanh số cho vay tiếp tục tăng lên đến 1.160.028 triệu đồng, so với năm trước thì Ngân Hàng đã thực hiện cho vay nhiều hơn 366.659 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng tương đối là 46,22%. Nguyên nhân là do gần cuối năm 2009 nền kinh tế nước nhà có sự hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, kinh tế cả nước nói chung, thị xã Sa Đéc và các huyện lân cận nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển hơn, nhiều lĩnh vực mới có tiềm năng phát triển, nhiều nhà đầu tư mạnh dạn bỏ thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, có quan hệ tín dụng khá tốt với Ngân hàng nên Ngân hàng đã mạnh dạn hơn đầu tư vốn vay vào các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, và doanh nghiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả. Trong năm này, cho vay ngắn hạn đã chiếm tỷ trọng rất cao và đã tăng thêm 331.469 triệu đồng hay tăng thêm 47,17% so với năm 2009. Cho vay trung dài hạn cũng có sự gia tăng đáng kể với số tăng tuyệt đối là 35.190 triệu đồng tương đương 38,95%%. Sự
gia tăng doanh số cho vay trong năm một phần là do nhu cầu vốn khách hàng chủ yếu tại Ngân hàng, bổ sung vốn để thực hiện các dự án đầu tư mới. Mặt khác là do nguồn vốn huy động tăng lên, đồng thời nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cũng tăng, những công trình giao thông thủy lợi ở Sa Đéc, Lai Vung lên Cao Lãnh cũng đang được thi công sữa chữa nên đòi hỏi nhu cầu vốn cho các dự án này thường rất lớn.
* Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:
Nhìn chung tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tăng liên tục qua 3 năm. Trong tổng doanh số cho vay đó thì doanh số cho vay của các thành phần kinh tế cụ thể lại thay đổi theo từng năm:
- Trong thời gian qua, doanh số cho vay đối với kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng rất ít, năm 2009 giảm so với năm 2008 với tỉ lệ là 0,85%. Đến năm 2010 tăng lên với tỉ lệ 357,46% so với cùng kỳ năm trước nhưng cũng chỉ đạt 37.306 triệu đồng chiếm 3,20% trong cơ cấu. Do thành phần kinh tế Quốc doanh co hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao nên ngân hàng chọn lọc rất kỹ khi cho vay đối với thành phần kinh tế này. Mặt khác, đây không phải là thành phần kinh tế mà ngân hàng chú trọng cho vay mà thay vào đó là việc tăng doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế khác.
- Doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế cá thể tăng cao qua các năm, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay: Năm 2009, kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh đạt 195.660 triệu đồng so với năm trước tăng đến 93,62%, năm 2010 tăng thêm 128.772 triệu đồng đạt 65,81% so với năm 2009. Điều này cho thấy xu hướng phát triển của ngân hàng trong những năm gần đây chú trọng mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.. Đó là do đặc thù của thị xã Sa Đéc, có một khu công nghiệp đi vào hoạt động, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực xay xát, chế biến, kinh doanh lương thực và chế biến thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản xuất khẩu, công ty TNHH, DNTN, kinh tế tập thể… Đặc biệt địa bàn có những khách hàng lớn hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu và chế biến thức ăn thủy sản nổi tiếng với doanh thu hàng năm hàng ngàn tỷ đồng. Đây là khách hàng lớn của chi nhánh Sa Đéc. Do đó đã làm cho doanh số cho vay của các công ty cổ phần không ngừng tăng cao. Ngoài ra,
Ngân hàng còn chú trọng nhất là các DNTN và công ty TNHH. Nhận thấy tầm quan trọng của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế nói chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng nên đã tập trung tiếp cận, đầu tư vốn cung cấp tín dụng cho thành phần kinh tế này ngày càng nhiều.
Đối với thành phần kinh tế cá thể cũng đều tăng qua các năm. Năm 2009 doanh số cho vay tăng thêm 165.217 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 tăng lên thêm 208.736 triệu đồng so với năm 2009, đạt 35,41% so với năm 2009. Điều này cho thấy kinh tế cá thểcó doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay.Đối tượng cho vay chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể và cá nhân vay với mục đích chăn nuôi và trồng trọt. Nguyên nhân là trong những năm qua, ngân hàng đã khuyến khích người dân đi vay dưới hình thức cầm cố sổ tiết kiệm và kỳ phiếu chưa đến hạn, bên cạnh mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ gia đình, giúp họ cải thiện đời sống, tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình dẫn đến doanh số cho vay tăng cao.
Nhìn chung tổng doanh số cho vay của chi nhánh Sa Đéc tăng đều qua các năm đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác cho vay, công tác quan hệ với khách hàng, cải thiện bớt các thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng nên doanh số cho vay của Ngân hàng đã tăng lên liên tục.
CHỈ TIÊU
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Kinh tế Quốc doanh 8.225 1,54 8.155 1,03 37.306 3,20 Kinh tế ngoài quốc doanh 101.056 18,94 195.660 24,66 324.432 27,82 Kinh tế cá thể 424.337 79,52 589.554 74,31 798.290 68,82 Tổng 533.618 100 793.369 100 1.160.028 100
(Nguồn: Phòng hành chính NH TMCP CT VN – chi nhánh Sa Đéc)
CHỈ TIÊU
So sánh 09/08 So sánh 10/09
Số tiền % Số tiền %
Kinh tế Quốc doanh (70) (0,85) 29.151 357,46
Kinh tế ngoài Quốc doanh 94.604 93,62 128.772 65,81
Kinh tế cá thể 165.217 38,94 208.736 35,41
Tổng 259.751 48,68 366.659 46,22
Biểu đồ doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 3. Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của Ngân hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách có hiệu quả, có thể luân chuyển được nguồn vốn một cách dễ dàng. Một trong những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng hạn định
đã thoả thuận. Như vậy doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng trong từng thời kỳ.
Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông tiền tệ. Khi doanh số thu nợ tăng đó là điều đáng mừng vì vốn vay được thu hồi nhanh và là dấu hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng, đồng thời cho thấy khách hàng hoạt động có hiệu quả.
* Doanh số thu nợ theo thời hạn vay:
Nhìn chung, tình hình thu nợ tại Ngân hàng đã diễn ra khá tốt, doanh số thu nợ qua ba năm đều tăng. Như đã phân tích trên, doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng khá cao cho nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng, đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của Ngân hàng trong những năm qua.
Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2008 Năm2009 Năm2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Thu nợ ngắn hạn 384.938 82,62 618.801 87,13 1.014.056 92,90 Thu nợ trung, dài hạn 80.980 17,38 91.386 12,87 77.473 7,10 Tổng doanh số thu nợ 465.918 100 710.187 100 1.091.529 100
Bảng 5: Doanh số thu nợ theo thời hạn vay
CHỈ TIÊU
So sánh 09/08 So sánh 10/09
Số tiền % Số tiền %
Thu nợ ngắn hạn 233.863 60,75 395.255 63,87
Thu nợ trung, dài hạn 10.406 12,85 (13.913) (15,23)
Tổng doanh số thu nợ 244.269 52,43 381.342 53,70
Cụ thể, sang năm 2009 doanh số thu nợ đã tăng lên đạt 710.187 triệu đồng, tăng hơn năm trước 244.269 triệu đồng, tương đương 52,43%. Trong đó chủ yếu là do thu nợ từ các khoản cho vay ngắn hạn, cụ thể năm 2009 thu nợ ngắn hạn tăng 60,75% so với năm 2008 tương ứng với tăng thêm 233.863 triệu đồng. Mặc dù doanh số thu nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng không cao bằng ngắn hạn nhưng trong năm 2009 này đã có sự gia tăng đáng kể, tăng thêm 10.406 triệu đồng, tức tăng khoảng 12,85% so với năm 2008. Có được điều này là do cán bộ tín dụng rất tích cực trong công tác thu hồi nợ, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, bên cạnh đó cũng cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả tốt, giúp tăng khả năng thanh toán nợ vay của doanh nghiệp. Bên cạnh đó Nhà Nước ta đã mạnh dạn giải thể các doanh nghiệp Nhà Nước làm ăn kém hiệu quả, có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động tốt, cùng với sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng và sự đầu tư vốn kịp thời của Ngân hàng giúp cho các doanh nghiệp Nhà Nước tăng trưởng và hoạt động có hiệu quả dẫn đến công tác thu nợ của Ngân hàng khả quan hơn.
Bước qua năm 2010, tình hình thu nợ vẫn diễn ra khá tốt, doanh số thu nợ năm sau vẫn cao hơn năm trước. Cụ thể, tổng doanh số thu nợ trong năm đã tăng thêm 381.342 triệu đồng, tương đương 53,70% so với năm 2009. So với cùng năm 2009, thu nợ ngắn hạn đã tăng 63,87% tức tăng thêm 395.255 triệu đồng. Tuy nhiên trong năm
nay doanh số thu nợ trung, dài hạn lại có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm 2009, giảm còn 77.473 triệu đồng năm 2010, tức giảm 13.913 triệu đồng, hay 15,23%, nguyên nhân do một số khách hàng còn chậm trễ trong việc trả nợ mặc dù đã được ngân hàng nhắc nhở nhiều lần, hay do dự án đầu tư không mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư. Nhìn chung, đây cũng chính là sự nổ lực, cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng trong thời gian qua, không chỉ mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Bên cạnh đó, trong những năm qua nền kinh tế địa phương đã có những bước tiến triển tích cực, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn, cả đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị.
Biểu đồ doanh số thu nợ theo thời hạn vay
* Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Kinh tế Quốc doanh 11.174 2,40 14.721 2,07 33.955 3,11 Kinh tế ngoài Quốc doanh 98.534 21,15 169.066 23,81 294.982 27,02 Kinh tế cá thể 356.210 76,45 526.400 74,12 762.592 69,87 Tổng 465.918 100 710.187 100 1.091.529 100
Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
CHỈ TIÊU
So sánh 09/08 So sánh 10/09
Số tiền % Số tiền %
Kinh tế Quốc doanh 4.025 31,74 19.234 130.66
Kinh tế ngoài Quốc doanh 70.054 71,58 125.916 74,48
Kinh tế cá thể 170.190 47,78 236.192 44,87
Tổng 244.269 52,43 381.342 53,70
Biểu đồ doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Đối với thành phần kinh tế quốc doanh, thì doanh số thu nợ luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số thu nợ tại chi nhánh, vì doanh số cho vay đối với thành phần này cũng tương đối thấp do doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, còn nguồn vốn vay từ ngân hàng có nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn. Do đó doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đối với thành phần này tương đối thấp.
Đối với kinh tế ngoài Quốc doanh, doanh số thu nợ ngày càng tăng, cụ thể năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 71,58%; sang năm 2010 doanh số này tăng mạnh khoảng 125.916 triệu đồng so với năm 2009, tương đối tăng 74,48%. Điều này cho thấy trong các năm qua các công ty cổ phần kinh doanh có hiệu quả nên đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng theo cam kết. Nguyên nhân là do kinh tế có những bước phát triển mới trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy ngày càng nhiều các công ty, doanh nghiệp đến chi nhánh để yêu cầu được vay vốn.
Đối với kinh tế cá thể thì doanh số thu nợ có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2009 con số này tăng lên 526.400 triệu đồng tương đối tăng hơn năm 2008 là 47,78%, và đến cuối năm 2010 thu nợ đối với thành phần kinh tế này tiếp
tục tăng lên thêm 236.192 triệu đồng so với năm 2009, tương đối tăng 44,87%. Do việc sản xuất kinh doanh thuận lợi, bán hàng thu được tiền, đồng vốn quay vòng nhanh, sinh lời khá. Mặt khác, do chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ thường tương đối ngắn nên việc trả nợ cho ngân hàng được thực hiện khá đầy đủ.