1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

báo cáo thực tập tại Ngân hàng Techcombank

29 759 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 68,96 KB

Nội dung

báo cáo thực tập tại Ngân hàng Techcombank

Trang 1

MỤC LỤC

TRANG

Chương 1 : Giới thiệu về phòng giao dịch Thanh Đa _ Ngân hàng Kỹ

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển phòng giao dịch Techcombank

1.2 Cơ cấu tổ chức phòng giao dịch Techcombank Thanh Đa 051.3 Các hoạt động kinh doanh tại phòng giao dịch Techcombank Thanh

Chương 2 : Những vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay đối với

2.2 Vai trò của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay 092.3 Những vấn đề liên quan giữa doanh nghiệp nhỏ và ngân hàng trong

2.4 Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ

12

Chương 3 : Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ thông qua sản phẩm tài trợ kinh doanh nhỏ tại phòng giao dịch Thanh Đa _ Ngân

3.1 Những quy định xung quanh việc cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ

3.2 Quy trình cho quay đối với doanh nghiệp nhỏ tại phòng giao dịch

3.3 Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ tại phòng giao

Trang 2

Chương 4 : Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao quy trình cho vay

4.1 Giải pháp nhằm nâng cao quy trình cho vay tín dụng đối với doanh

4.1.1 Về phía phòng giao dịch cũng như ngân hàng Techcombank 22

4.2.2 Kiến nghị đối với phòng giao dịch Techcombank Thanh Đa 28 4.2.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ 28

Trang 3

Lời mở đầu

Kinh tế ngày càng phát triển, các hoạt động dịch vụ ngày càng tăng cao,trong số các dịch vụ đó, lĩnh vực ngân hàng là một trong những lĩnh vực đangđược quan tâm nhất hiện nay

Sự ra đời của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, với vaitrò là một trung gian tài chính, các ngân hàng hầu hết thể hiện được vai trò củamình trong việc huy động các nguồn tài chính nhàn rỗi trong thị trường kinh tế

và cung cấp cho các cá nhân, đơn vị, tổ chức đang cần nguồn vốn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh nói riêng và các nhu cầu cần thiết nói chung

Để thực hiện được vai trò của mình trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập,việc cải tiến, nâng cao các hoạt động kinh doanh, phương pháp kinh doanh lẫncải tiến các sản phẩm và cho ra đời các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa hìnhthức cung ứng vốn cho xã hội là điều không thể thiếu

Việt Nam, một đất nước mới hội nhập nền kinh tế thế giới, sự phát triểncủa nền kinh tế Việt Nam còn nhiều bất cập Hầu hết các công ty tại Việt Namchiếm phần lớn là các công ty vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh của họ cũngkhông kém phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Việt,thế nhưng nguồn vốn cho sản xuất của các doanh nghiệp này lại có nhiều trởngại, nguồn vốn thường thiếu, không đủ khi nhu cầu mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh là điều không thể tránh khỏi

Chính vì lý do đó, các trung gian tài chính cần phải đóng một vai trò thật

sự cần thiết trong việc cung cấp nguồn tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ.Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thể hiện được vai trò này Techcombank,ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam, một ngân hàng đi đầu trong việc đổi mớitrong thời kỳ đất nước hội nhập, cũng đã đóng góp được vai trò của mình vớiviệc cung cấp nguồn tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ thông qua sản phẩm tàitrợ kinh doanh nhỏ

Trang 4

Báo cáo sau đây, xin được trình bày về những vấn đề liên quan đến

doanh nghiệp nhỏ, cùng với việc cho vay thông qua sản phẩm tài trợ kinh doanh nhỏ và những nhận định tại phòng giao dịch Thanh Đa _ ngân hàng Kỹ

Thương Việt Nam nói riêng và lĩnh vực ngân hàng nói chung

Ngoài phần lời mở đầu cũng như lời kết luận, bài báo cáo này còn đượcchia làm 4 chương như sau:

Chương 1 : Giới thiệu về phòng giao dịch Thanh Đa _ Ngân hàng Kỹ

Thương Việt Nam (Techcombank)

Chương 2 : Những vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay đối với

doanh nghiệp nhỏ từ phía ngân hàng

Chương 3 : Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ thông qua sản

phẩm tài trợ kinh doanh nhỏ tại phòng giao dịch Thanh Đa _ Ngân hàng kỹThương Việt Nam (Techcombank)

Chương 4 : Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao việc cho vay tín dụng

đối với doanh nghiệp nhỏ

Trang 5

Chương 1 : Giới thiệu về phòng giao dịch Thanh Đa _ Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank):

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển phòng giao dịch Techcombank Thanh Đa:

Phòng giao dịch Techcombank Thanh Đa, thuộc chi nhánh Phan ĐăngLưu của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, đượcthành lập hơn 2 năm, phòng giao dịch Techcombank Thanh Đa đã thực sự hoạtđộng có hiệu quả, thu hút được khách hàng đến giao dịch ngày càng một tănglên, trung bình số lượng khách hàng đến giao dịch tại phòng giao dịch hằngngày đạt trên 50 người

1.2. Cơ cấu tổ chức phòng giao dịch Techcombank Thanh Đa:

Hầu hết các phòng giao dịch tại ngân hàng Techcombank đều có một mẫuhình tổ chức chung, chúng ta có thể nhìn thấy trong sơ đồ dưới đây:

Tại phòng giao dịch Techcombank Thanh Đa, cơ cấu tổ chức này đã giúpchuyên môn các chức danh, các nhân viên với nhau, tạo động lực liên kết cóhiệu quả hơn

Bộ phận tín dụng, hay còn được gọi là bộ phận kinh doanh, với nhiệm vụtìm kiếm khách hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng Thôngqua các hình thức sales chủ yếu như gọi điện, Internet, hẹn và gặp khách hàng

Kế toán

Giao dịch viên

Tín dụng (kinh doanh)

Trang 6

Nhiệm vụ sales hầu như chiếm đến 80% công việc của các nhân viên bộ phậnnày Với nhiệm vụ đó, các nhân viên phòng tín dụng có một vai trò to lớn trongviệc cung cấp một số lượng vốn rất lớn cho các cá nhân và doanh nghiệp giúp

họ đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh và mở rộng kinh doanh của mình

Với một vai trò trực tiếp gặp khách hàng tại chính phòng giao dịch, bộphận kế toán với các giao dịch viên có nhiệm vụ hướng dẫn, cung cấp chokhách hàng ngay tại phòng giao dịch những dịch vụ tài chính mà họ mongmuốn Cùng với đó, thủ quỹ có nhiệm vụ thu chi các khoản tiền có thể ngay tạiphòng giao dịch cho khách hàng

1.3. Các hoạt động kinh doanh tại phòng giao dịch Techcombank Thanh Đa:

Không khác biệt lắm so với tất cả các phòng giao dịch, chi nhánh kháccủa Techcombank, phòng giao dịch Techcombank Thanh Đa đang hoạt động vàkinh doanh với đầy đủ tất cả các hình thức sản phẩm nhằm cung ứng vốn cho xãhội

Hình thức huy động nguồn vốn từ các cá nhân , tổ chức trong xã hội tạiphòng giao dịch Techcombank Thanh Đa là một trong những hoạt động kinhdoanh đang diễn ra tốt và ổn định tại phòng Cùng với phương châm tập trungcho việc phát huy và mở rộng các hoạt động kinh doanh chủ lực hiện nay như :cho vay mua, xây và sửa nhà, cho vay mua ô tô Phòng giao dịch TechcombankThanh Đa, đang cố gắng và nỗ lực cho các hoạt động này

Với các khách hàng cá nhân, phòng giao dịch Techcombank Thanh Đa,đang hướng đến việc thu hút nguồn tiết kiệm từ người dân, cung cấp các dịch vụtài chính cá nhân cần thiết cho nhu cầu sống của người dân, như: các sản phẩmcho vay tiêu dùng…

Đối với các doanh nghiệp, phòng giao dịch Techcombank Thanh Đa cũngrất đa dạng trong việc kịp thời cung cấp cho họ các nhu cầu mà họ cần thiết choquá trình hoạt động của mình, như: Dịch vụ tài khoản, dịch vụ thanh toán, thấuchi tài khoản, cho vay vốn lưu động, cho vay vốn trung dài hạn, tài trợ thươngmại, dịch vụ bảo lãnh

Bên cạnh đó, phòng giao dịch Techcombank Thanh Đa, cũng có thể giúpcác doanh nghiệp được cung cấp các dịch vụ mang tính quốc tế như: chuyển

Trang 7

tiền, nhờ thu chứng từ, tín dụng thư L/C, cung cấp và hỗ trợ tài chính cho vấn

đề xuất nhập khẩu

Việt Nam, một đất nước nông nghiệp, nhu cầu sản xuất và kinh doanh cácmặt hàng nông sản luôn là một phần sống còn giúp giải quyết công ăn vệc làmcho các lực lượng lao động nông thôn Nhằm gúp người nông dân tránh khỏibiến động giá cả của các mặt hàng nông sản theo thời kỳ cũng như mùa vụ.Phòng giao dịch Techcombank Thanh Đa nói riêng cũng như ngân hàng KỹThương Việt Nam (Techcombank) nói chung đã cung cấp dịch vụ cho vay kinhdoanh nông sản đến với các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh các mặthàng nông sản như cà phê, gạo, hồ tiêu, điều

Chương 2 : Những vấn đề liên quan đến việc cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ từ phía ngân hàng:

2.1. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ:

Doanh nghiệp nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn,lao động hay doanh thu, thông thường doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động

từ 10 đến dưới 50 người

Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 củaChính phủ, qui định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 20 đến 200người lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ

Trên thế giới hiện nay, có hai tiêu chí cho việc phân laoi5 doanh nghiệpnhỏ: tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính

Tiêu chí định tính:

Trang 8

Dựa trên những đặc trưng cơ bản như: Chuyên môn thấp, số đầu mốiquản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp… Ủy ban Bolton (1971) đãhình thành nên ba đặc điểm để định nghĩa về doanh nghiệp như sau:

 Một doanh nghiệp nhỏ là một doanh nghiệp có thị phần tương đốinhỏ trên thị trường

 Doanh nghiệp này do chính các chủ doanh nghiệp hoặc nhữngngười hùn vốn quản lý theo phương cách riêng và không qua mộttầng lớp quản lý trung gian

 Doanh nghiệp này có tính độc lập, nghĩa là doanh nghiệp nàykhông phải là một bộ phận của doanh nghiệp lớn, do đó, người chủquản lý kiêm chủ doanh nghiệp có thể tự do ra quyết định quantrọng (Griffths & Wall 1999)

Tiêu chí định lượng:

Dựa vào các tiêu thức : Số lao động, vốn sản xuất, doanh thu và lợi nhuận

để xác định quy mô của doanh nghiệp

 Số lao động có thể là số lao động trung bình trong danh sách, laođộng thường xuyên, lao động thực tế

 Tài sản hoặc vốn có thể dùng tổng giá trị tài sản, tài sản hay vốn cốđịnh, giá trị tài sản còn lại

 Doanh thu có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm

2.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ trong bối cảnh hiện nay:

Doanh nghiệp nhỏ có vị trí và vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế mỗinước, kể cả các nước có trình độ cao Doanh nghiệp nhỏ có mặt trong nhiềungành, nhiều nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu của nềnkinh tế mỗi nước Ở Việt Nam với nền kinh tế còn kém phát triển, chủ yếu vẫn

là sản xuất nhỏ, nên các doanh nghiệp nhỏ chiếm một phần quan trọng

Đóng góp vào sự phát triển kinh tế:

Việc phát triển doanh nghiệp nhỏ đóng góp quan trọng trong việc pháttriển kinh tế Ở Việt Nam, giá trị gia tăng hoặc GDP do các doanh nghiệp nhỏtạo ra hằng năm cũng khá lớn, đảm bảo thực hiện những chỉ tiêu tăng trưởngkinh tế, góp phần gia tăng trong nguồn thu nhập, nâng cao mức bán lẻ và lưuchuyển hàng hóa

Trang 9

Góp phần quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập dân

Góp phần thu hút vốn đầu tư trong dân cư và khia thác, tận dụng tối ưu các nguồn lực xã hội:

Với quy mô nhỏ của mình, các doanh nghiệp nhỏ có thể phân bố rộngkhắp các vùng, lãnh thổ để tận dụng những nguồn nguyên liệu với trữ lượng cònhạn chế do không đáp ứng được cho các doanh nghiệp lớn, kết hợp với các tiềmnăng về trí tuệ, tay nghề cao, lao động, bí quyết sản xuất để phát triển

Do đó, có thể nói, việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ là góp phần tậndụng tối đa các nguồn lực của xã hội còn thừa thãi

Tạo môi trường cạnh tranh thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển có hiệu quả hơn:

Sự tham gia của rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ vào sản xuất kinh doanhlàm cho số lượng và chủng loại sản xuất tăng nhanh Kết quả làm tăng tính chấtcạnh tranh trên thị trường, tạo ra sức ép lớn buộc các donah nghiệp thườngxuyên đổi mới mặt hàng, giảm chi phí, tăng chất lượng để thích ứng với môitrường mới

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ, tạo lập sự cân bằng kinh tế trong xã hội:

Việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ là một trong những động lực chính

để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo Cùng với việc phân chia lại đất nông nghiệp

Trang 10

và mở rộng diện cung cấp các dịch vụ xã hội, phát triển các doanh nghiệp nhỏcho phép một bộ phận nhân dân tham gia vào các công việc có giá trị cao hơn,giúp họ nâng cao mức sống.

Điều này có ý nghĩa lớn trong việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ởnông thôn, xóa dần tình trạng thuần nông và độc canh, góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng thời mởđường thoát khỏi “lao nghiệp” cho những người nông thôn đặc biệt là phụ nữtrẻ

2.3. Những vấn đề liên quan giữa doanh nghiệp nhỏ và ngân hàng trong hoạt

Mục đích sử dụng vốn vay:

Người đi vay phải đảm bảo được việc trả nợ dựa trên hiệu quả của việc sửdụng vốn vay Tuy nhiên mục đích sử dụng vốn vay đôi khi làm cho nguyên tắctín dụng trở nên cứng nhắc và có thể phát sinh tiêu cực trong quan hệ tín dụng

vì thực chất ngân hàng không thể kiểm soát dòng tiền mình cho vay khi đã vềtay doanh nghiệp Hơn nữa, nếu ta xét mục đích sử dụng vốn vay rằng “ tiềnphải tạo ra tiền để trả nợ ngân hàng “ thì cho vay tiêu dùng sẽ không có hiệu quả

và cũng không có khả năng để tồn tại Do đó, khi nghiên cứu tìm hiểu nguyêntắc này ta phải nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, tránh tình trạng áp dụngmáy móc để có thể phát triển theo chiều hướng tích cực hơn

Thời hạn vay:

Trang 11

Là khoảng thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, đảm bảocho sự phù hợp giửa thời gian nhàn rỗi và thời gian sử dụng vốn vay.

Hoàn trả gốc và lãi:

Người được cấp tín dụng phải có trách nhiệm hoàn trả cho người cấp tíndụng số tiền hoặc/và tài sản mình đã nhận cộng với phần lãi do việc sử dụngtiền hoặc tài sản nói trên

Tính rủi ro:

Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn chứa rủi ro , đặc biệt và thườngxuyên là rủi ro tín dụng, đó là những khoản lỗ tiềm năng mà ngân hàng gặp phảitrong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, khi rủi ro này xảy ra sẽ gây tổnthất rất lớn cho ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toáncho khách hàng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng như: bão lụt, hạn hán,dịch bệnh… là những nguyên nhân bất khả kháng, ngoài ra còn có các nguyênnhân từ phía các doanh nghiệp do làm ăn không hiệu quả trong kinh doanh,nguyên nhân khách quan từ bên ngoài của nền kinh tế…

2.4. Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ:

Hoạt động cho vay của ngân hàng là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ:

Sự sinh lời của đồng tiền, đó là mong muốn của những ai nắm giữ nó.Trên thực tế, những người có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sang cho vay để kiếmlãi, còn các doanh nghiệp cũng vì mục đích sinh lợi của vốn mà cần vay thêmtiền để mở rộng sản xuất kinh doanh Với tư cách là trung gian dẫn vốn, ngânhàng đã giải quyết được mâu thuẫn đó Với hoạt động đi vay để cho vay, ngânhàng đã tạo cơ hội cho các chủ doanh nghiệp có thể thành lập công ty hoặc mởrộng sản xuất kinh doanh bằng việc vay vốn

Hoạt động cho vay của ngân hàng góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ:

Trang 12

Theo quy luật khách quan, trong nền kinh ết thị trường thì cạnh tranh làmột tất yếu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của cácdoanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhỏ Việc tạo dựng thương hiệu vàphát triển thị phần là một thử thách đối với doanh nghiệp nhỏ do tính quy mô.

Để mở rộng sản xuất, tạo vị thế cho mình thì các doanh nghiệp nhỏ thườngxuyên tìm cách huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, trong đó, chủ yếu là tíndụng ngân hàng Khi yêu cầu về vốn của doanh nghiệp nhỏ được đáp ứng thìmục tiêu chiếm lĩnh thị trường, tạo thế cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ trởnên dễ dàng hơn

Hoạt động cho vay của ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận vốn nước ngoài:

Bên cạnh việc kích thích các tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện tiếtkiệm, thúc đẩy quá trình tập trung vốn để cho vay, hoạt động cho vay của ngânhàng giúp các doanh nghiệp nhỏ có khả năng tiếp cận vốn nước ngoài thông quacác dịch vụ như: mở thư tín dụng, tài trợ nhập khẩu, thực hiện bảo lãnh

Thông qua các nguồn vốn vay này, doanh nghiệp nhỏ có thể xác lập một

cơ cấu vốn tối ưu, đảm bảo kết hợp hiệu quả giữa nguồn vốn đi vay và nguồnvốn tự có nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm tại giá vốn bình quân rẻnhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa, nâng cao tính cạnh tranh củasản phẩm trên thị trường

Hoạt động cho vay của ngân hàng góp phần tích cực cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ được liên tục:

Hoạt động cho vay của ngân hàng tạo điều kiện về vốn cho các doanhnghiệp nhỏ để mua sắm thiết bị máy móc, vật tư, hàng hóa dự trữ đáp ứng nhucầu đầu vào cho quá trình sản xuất Mặt khác, hoạt động cho vay của ngân hàngcũng tác động mạnh mẽ vào việc tiêu thụ sản phẩm thông qua việc mở rộng tíndụng tiêu dùng bằng hình thức cho vay hoặc bảo lãnh để các tổ chức kinh tế, cánhân hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa Như vậy, hoạt động cho vay

Trang 13

của ngân hàng đã đóng góp không nhỏ vào toàn bộ quá trình từ khâu sản xuấtđến khâu tiêu thụ hàng hóa được liên tục.

Hoạt động cho vay của ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ:

Thực chất, ngân hàng cũng là doanh nghiệp kinh doanh, nhưng ở dạngkinh doanh tiền tệ, hoạt động theo cơ chế “vay để cho vay”, nghĩa là, các ngânhàng cũng đi vay, phải tiến hành huy động vốn và có quy định thời hạn trả Vìvậy, trước khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng tiến hành thẩm định tìnhhình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp và ngân hàngchỉ cho vay đối với các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh cao, tài chính lànhmạnh, đảm bảo khả năng trả nợ khi đến hạn Yêu cầu này của ngân hàng thúcđẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn đến hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sảnxuất, tăng vòng vốn tạo điều kiện nâng cao khả năng tối đa hóa lợi nhuận củadoanh nghiệp

Mặt khác, thông qua cho vay, vốn tín dụng được cung cấp kịp thời tạođiều kiện cho sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn được luân chuyển thuận lợi

và nhanh chóng, thúc đẩy hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Qua một vài khía cạnh trên, ta thấy hoạt động cho vay của ngân hàng cóvai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, nhất là các doanhnghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông thôn Vì vậy, việc mở rộng tín dụng đối với cácdoanh nghiệp nhỏ thực sự cần thiết để hoàn thiện một nền kinh tế đang pháttriển như nước ta hiện nay

Trang 14

Chương 3 : Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ thông qua sản phẩm tài trợ kinh doanh nhỏ tại phòng giao dịch Thanh Đa _ Ngân hàng kỹ Thương Việt Nam (Techcombank):

Đáp ứng cho nhu cầu cung ứng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ vàđảm bảo hiệu cho việc cho vay này, ngân hàng Techcombank đã đưa ra quytrình cho vay của sản phẩm tài trợ kinh doanh nhỏ cho các doanh nghiệp nhỏnhằm kiểm soát tốt hơn trong công việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệpnhỏ

3.1. Những quy định xung quanh sản phẩm tài trợ kinh doanh nhỏ đối với

doanh nghiệp nhỏ tại phòng giao dịch Techcombank Thanh Đa:

Căn cứ trên các quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhỏ, bên cạnh

đó, Techcombank cũng đưa ra quy định không chỉ cho chính đối ượng cần thiết

là các doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả đối với sản phẩm mà mình sẽ cung ứng

Doanh nghiệp nhỏ: Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở

giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh và có doanh thu dưới 15 tỷVNĐ/năm Doanh nghiệp nhỏ có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổphần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân

Ngày đăng: 07/04/2014, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w