1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bào chế viên nén dextromethorphan hydrobromid 15 mg giải phóng nhanh

46 3,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 625,19 KB

Nội dung

Các phương pháp bào chế viên giải phóng nhanh Hiện nay, vấn đề bào chế viên nén giải phóng nhanh đã được nghiên cứu phát triển với nhiều giải pháp làm tăng độ tan và tốc độ hòa tan của d

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Trang 3

M ỤC LỤC

Trang

L ời cảm ơn

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt

Danh m ục các bảng

Danh m ục các hình vẽ, đồ thị

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 2

1.1 Đại cương về dextromethorphan hydrobromid 1.1.1 Công thức cấu tạo 2

1.1.2 Tính chất 2

1.1.3 Dạng thuốc, hàm lượng 2

1.1.4 Dược lý và cơ chế tác dụng 3

1.1.5 Dược động học 3

1.1.6 Chỉ định 3

1.1.7 Chống chỉ định 4

1.1.8 Liều lượng và cách dùng 4

1.1.9 Tương tác thuốc 4

1.1.10 Một số dạng bào chế và biệt dược của dextromethorphan hydrobromid có trên thị trường Việt Nam và Campuchia 5

1.2 Thuốc giải phóng nhanh……… ………5

1.2.1 Khái niệm 5

1.2.2 Các phương pháp tác động để bào chế viên giải phóng nhanh 6

1.2.2.1 Sử dụng tá dược siêu rã………6

1.2.2.2 Sử dụng các phương pháp khác……….10

1.2.2.3 Kỹ thuật tác động làm tăng độ tan của dược chất………12

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU) 15

2.1 Nguyên vật liệu và trang thiết bị 15

2.2 Nội dung nghiên cứu 16

2.3 Phương pháp nghiên cứu 16

2.3.1 Phương pháp xây dựng đường chuẩn của DHBr 16

2.3.2 Phương pháp bào chế viên nén DHBr giải phóng nhanh 16

2.3.3 Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của TD đến tốc độ GPDC 19

Trang 4

2.3.4 Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của chất diện hoạt đến tốc độ GPDC

19

2.3.5 Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của viên nén……

20

2.3.5.1 Phương pháp định lượng DHBr trong viên………20

2.3.5.2 Phương pháp thử hòa tan viên DHBr giải phóng nhanh…………20

2.3.5.3 Phương pháp đánh giá độ cứng của viên……… 21

2.3.5.4 Phương pháp đo độ rã của viên……… 22

2.3.6 Phương pháp theo dõi độ ổn định của mẫu viên bào chế…………22

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 23

3.1 Xây dựng đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ DHBr và mật độ quang 23

3.1.1 Phổ hấp thụ của dung dịch DHBr……….23

3.1.2 Đường chuẩn DHBr ở môi trường pH 1,2………23

3.2 Kết quả khảo sát sơ bộ công thức viên 24

3.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các thành phần trong công thức đến tốc độ GPDC 25

3.3.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tá dược dính 25

3.3.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tá dược độn đến khả năng giải phóng dược chất 27

3.3.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của loại, tỷ lệ và cách phối hợp tá dược siêu rã 28

3.3.4 Kết quả nghiên cứu bào chế viên nén DHBr giải phóng nhanh sử dụng chất diện hoạt 30

3.3.5 Kết quả thử hòa tan của các mẫu viên sử dụng MCC và TDSR 32

3.4 Sơ bộ đánh giá độ ổn định của viên nén 33

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 5

Danh mục kí hiệu, các chữ viết tắt

Trang 6

Danh mục các bảng STT bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Nguyên vật liệu sử dụng 15 Bảng 2.2 Thành phần công thức các mẫu viên nghiên cứu trong

Bảng 3.1 Sự phụ thuộc giữa mật độ quang ở bước sóng 278 và

nồng độ DHBr ở môi trường hòa tan pH 1,2 23 Bảng 3.2 Công thức khảo sát sơ bộ viên nén DHBr 15 mg – CT1 24 Bảng 3.3 Kết quả thử độ rã, lực bẻ vỡ viên của các viên sử dụng

tá dược dính khác nhau 25 Bảng 3.4 Kết quả thử độ rã, lực bẻ vỡ viên của các công thức

viên sử dụng MCC khác nhau 27 Bảng 3.5 Kết quả thử độ rã, lực bẻ vỡ viên của các mẫu viên sử

dụng TDSR khác nhau 29 Bảng 3.6 Kết quả thử độ rã, lực bẻ vỡ viên của viên nén DHBr sử

Bảng 3.7 Kết quả thử độ rã, lực bẻ vỡ viên của các mẫu viên sử

dụng MCC và TDSR 32 Bảng 3.8 Kết quả đánh giá độ ổn định của mẫu viên CT12 trong

các điều kiện bảo quản khác nhau 33

Trang 7

Danh mục các hình vẽ, đồ thị STT hình Tên hình Trang

Hình 2.1 Sơ đồ bào chế viên nén chứa DHBr 20

Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa mật độ quang và

nồng độ dung dịch của DHBr trong môi trường pH 1,2 24

Hình 3.2 Đồ thị hòa tan các mẫu viên DHBr sử dụng tá dược dính

Hình 3.6 Đồ thị hòa tan các mẫu viên DHBr sử dụng NaLS 31

Hình 3.7 Đồ thị hòa tan các mẫu viên DHBr sử dụng MCC và

Hình 3.8 Đồ thị hòa tan các mẫu viên DHBr CT12

trong các điều kiện bảo quản khác nhau 34

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ho là cách của cơ thể tống khứ những vật lạ hoặc chất nhầy ra khỏi phổi và phần trên của đường khí quản, hoặc là đáp ứng lại sự kích ứng của khí quản Có rất nhiều nguyên nhân của ho như: bệnh do virus, nhiễm trùng, bệnh phổi mạn tính, co thắt phế quản, dị ứng, sử dụng một số loại thuốc chất ức chế men chuyển dùng để kiểm soát cao huyết áp, tiếp xúc với bụi, khói, hóa chất trong môi trường làm việc, hen suyễn

Dextromethorphan là một dẫn xuất của morphin thường tác động lên trung tâm ho ở hành não nên làm giảm ho Dextromethorphan có tên trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999 và hiện nay

có mặt trong nhiều loại thuốc ho với nhiều dạng thuốc và hàm lượng khác nhau như thuốc viên, siro ho Trong nhiều chế phẩm trị ho và cảm lạnh, dextromethorphan thường được dùng phối hợp với nhiều hoạt chất khác như terpin, paracetamol, pseudoephedrin, clorpheniramin, guaifenesin, phenylpropanolamin,

Ở Campuchia, ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm chưa phát triển kịp để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của quốc gia, dược phẩm vẫn chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, chất lượng thuốc và giá cả chưa được kiểm soát nhiều Để đóng góp một phần nhỏ cho việc nghiên cứu và phát triển dược phẩm tại Vương quốc Campuchia, chúng tôi tiến hành đề tài:

“Nghiên cứu bào chế viên nén Dextromethorphan hydrobromid 15 mg giải phóng nhanh”

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Đại cương về dextromethorphan hydrobromid

1.1.1 Công thức cấu tạo

Công thức phân tử: C18H25NO.HBr.H2O

Tên khoa học: 3-Methoxy-17-methyl-9a, 13a, 14a-morphinan

Trang 10

1.1.4 Dược lý và cơ chế tác dụng

Dextromethorphan hydrobromid là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não Mặc dù cấu trúc hóa học có liên quan đến morphin, nhưng dextromethorphan không có tác dụng giảm đau và nói chung rất ít tác dụng an thần

Dextromethor, phan được dùng giảm ho nhất thời do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích Dextromethorphan có hiệu quả nhất trong điều trị ho mạn tính, không

có đờm Thuốc thường được dùng phối hợp với nhiều chất khác trong điều trị triệu chứng đường hô hấp trên Thuốc không có tác dụng long đờm

Hiệu lực của dextromethorphan gần tương đương với hiệu lực của codein So với codein, dextromethorphan ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa hơn Với liều điều trị, tác dụng chống ho của thuốc kéo dài được 5 - 6 giờ Ðộc tính thấp, nhưng với liều rất cao có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương [3]

1.1.5 Dược động học

Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và có tác dụng trong vòng 15 - 30 phút sau khi uống, kéo dài khoảng 6 - 8 giờ (12 giờ với dạng giải phóng chậm) Thuốc được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và các chất chuyển hóa demethyl, trong số đó

Trang 11

Chú ý: Ngăn chặn ho làm giảm cơ chế bảo vệ quan trọng của phổi, do vậy dùng thuốc giảm ho chưa hẳn là cách tốt nhất với người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ [3]

1.1.7 Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với dextromethorphan và các thành phần khác của thuốc Người bệnh đang điều trị các thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO) vì có thể gây những phản ứng nặng như sốt cao, chóng mặt, tăng huyết áp, chảy máu não, thậm chí tử vong

Trẻ em dưới hai tuổi [3]

1.1.8 Liều lượng và cách dùng

Trẻ em: Dưới 2 tuổi không dùng

Trẻ em 2 - 6 tuổi: Uống 2,5 - 5 mg, 4 giờ/lần, hoặc 7,5 mg, 6 - 8 giờ/lần, tối đa 30 mg/24 giờ

Trẻ em 6 - 12 tuổi: Uống 5 - 10 mg, 4 giờ/lần, hoặc 15 mg, 6 - 8 giờ/lần, tối đa 60 mg/24 giờ

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 10 - 20 mg, 4 giờ/lần, hoặc 30

mg, 6 - 8 giờ/lần, tối đa 120 mg/24 giờ

Người cao tuổi: Liều giống của người lớn

Những người bệnh có nguy cơ suy hô hấp và những người bệnh có ho khạc đờm, mủ, thời gian tối đa dùng thuốc không quá 7 ngày [3]

1.1.9 Tương tác thuốc

Tránh dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO [3]

Dùng đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của những thuốc này hoặc của dextromethorphan

Trang 12

Quinidin ức chế cytochrom P450 2D6 có thể làm giảm chuyển hóa của dextromethorphan ở gan, làm tăng nồng độ chất này trong huyết thanh và tăng các tác dụng không mong muốn của dextromethorphan [3]

1.1.10 Một số dạng bào chế có Dextromethorphan hydrobromid ở thị trường Việt Nam và Campuchia

Dextromethorphan hydrobromid có trong thành phần của nhiều loại thuốc ho, thuốc cảm như Recotus, Ameflu, Atussin, Decolsin, Rhumenol, Như ta đã biết, các triệu chứng của cảm cúm bao gồm nhiều biểu hiện nên các loại thuốc này thường phối hợp nhiều thành phần để hạ sốt, giảm đau nhức, đau họng, trị ho, giảm sung huyết mũi, các biểu hiện dị ứng thời tiết như hắt hơi,

1.2 Thuốc giải phóng nhanh

1 2.1 Khái niệm

Các dạng thuốc giải phóng nhanh được sử dụng khá rộng rãi trong điều trị, bao gồm: viên hòa tan nhanh (fast- dissolving tablet, mouth dissolving tablets), viên tan chảy nhanh (fast melt tablets), viên rã nhanh (fast-disintegrating tablets) hoặc viên rã và hòa tan nhanh (fast dissolving/ disintegrating tablets), viên hấp thu nhanh (rapid absorption tablets) [19] Các định nghĩa về viên giải phóng nhanh có khá nhiều Trong đó theo quan điểm bào chế hiện đại viên giải phóng nhanh là dạng thuốc có khả năng

rã, GPDC trong một thời gian ngắn [1], [19]

Theo Allen V định nghĩa viên rã nhanh (rapid disintegrating) hay hòa tan nhanh (rapid- dissolve) là viên đặt trong miệng và rã trong vòng 10 - 60 giây Theo tác giả viên rã nhanh trong miệng cũng đồng thời là viên hòa tan nhanh nên có thể đồng nhất cách gọi viên rã nhanh hay hòa tan nhanh [8]

Trang 13

1 2.2 Các phương pháp bào chế viên giải phóng nhanh

Hiện nay, vấn đề bào chế viên nén giải phóng nhanh đã được nghiên cứu phát triển với nhiều giải pháp làm tăng độ tan và tốc độ hòa tan của dược chất hoặc làm tăng tốc độ và mức độ giải phóng dược chất từ viên, tạo điều kiện cho hấp thu nhằm nâng cao sinh khả dụng của thuốc Nhiều biện pháp cụ thể để đạt được các yêu cầu đó như:

- Tăng khả năng rã của viên bằng cách sử dụng các tá dược rã như tá dược siêu rã, tá dược sủi bọt, tá dược bột đường

- Tối ưu hóa cấu trúc xốp của viên: kỹ thuật đông khô, kỹ thuật phun sấy, thăng hoa

- Cải thiện độ tan của các dược chất ít tan bằng kỹ thuật tạo hệ phân tán rắn, hạt rắn lỏng, giảm kích thước tiểu phân dược chất, sử dụng chất diện hoạt, thay đổi dạng thù hình hoặc tạo phức dễ tan, sử dụng chất làm tăng độ tan

1.2.2.1 Sử dụng tá dược siêu rã

Rã là giai đoạn khởi đầu cho quá trình sinh dược học của viên nén sau khi uống Tá dược rã làm cho viên rã nhanh và rã mịn, giải phóng tối đa bề mặt tiếp xúc ban đầu của tiểu phân dược chất với môi trường hòa tan, tạo điều kiện cho quá trình hấp thu về sau Trong những năm gần đây, một vài nhóm tá dược mới đã xuất hiện và phát triển với tên gọi là tá dược siêu rã (TDSR) Gọi

là TDSR vì là những tá dược được dùng với tỷ lệ thấp (2 – 8 %) nhưng lại đạt được kết quả rã nhanh hơn nhiều so với các tá dược rã thông thường Do hiệu quả rã tốt lại dùng với tỷ lệ nhỏ nên TDSR ít ảnh hưởng đến độ trơn chảy độ đồng đều khối lượng của khối bột [15]

Dựa vào cấu trúc có thể chia TDSR thành 3 nhóm chính

-Tinh bột biến tính (natri starch glycolat - SSG): được sản xuất từ tinh bột

bằng cách biến đổi hóa học, trở thành tinh bột có gắn liên kết chéo natricarboxymethyl SSG có dạng hình cầu nên trơn chảy tốt, khả năng trương

Trang 14

nở rất nhanh và mạnh Khi tạo hạt ướt để dập viên thì khả năng hút nước và trương nở của SSG giảm đi Tỷ lệ thường dùng trong công thức từ 2 - 8 %, tỷ

lệ tối ưu khoảng 4%, nhưng trong một số trường hợp, chỉ cần SSG với tỷ lệ 2% là đủ Cơ chế rã của SSG là hút nước trương nở trong nước gấp 300 lần thể tích

Một số sản phẩm có tên thương mại là Explotab, Primojel, Tablo…

- Cellulose biến tính: (Natri croscarmellose – CCS): là dạng bột trắng, không

mùi, được sử dụng làm tá dược rã trong viên nang, viên nén và hạt Trong công thức viên nén, CCS được sử dụng trong cả phương pháp dập thẳng cũng như xát hạt ướt Với phương pháp hạt ướt, có thể thêm CCS vào trong hạt hoặc ngoài hạt để viên nén đạt được độ rã tốt nhất, tỷ lệ được sử dụng có thể lên tới 5%, trong viên nén dập thẳng thường dùng 2%, trong viên nén bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt thường sử dụng 3%

Khác với SSG, CCS có dạng cấu trúc sợi xoắn nên trơn chảy kém, để khắc phục nhược điểm này, cân xay-nghiền CCS để làm các sợi polymer trở nên ngắn hơn

Một số sản phẩm có tên thương mại là Ac-Di-Sol, Primelose, Solutab

- Cross-linked polyvinyl pyrrolidon (Crospovidon) (Povidon liên kết chéo): là

một polyme đồng nhất có liên kết chéo của N-vinyl-2-pyrolidon Crospovidon

có hoạt tính mao dẫn cao và dễ dàng bị hydrat hóa tạo gel

Một số sản phẩm có tên thương mại là Polyplasdone XL, Polyplasdone INF- 10, Kollidon CL, Kollidon CLM, cros PVP M…

Một điểm đáng lưu ý là các loại TDSR của các hãng sản xuất khác nhau có đặc tính vật lý và hóa học cũng khác nhau ở một vài khía cạnh nào đó nên có thể khác nhau về hiệu quả sử dụng [21]

Trang 15

Battu và các cộng sự đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của 3 loại TDSR: Crospovidon, SSG và CCS trên viên nén fenoverin bằng phương pháp dập thẳng Kết quả cho thấy công thức chứa Crospovidon có thời gian rã cao hơn

so với hai loại TDSR còn lại Viên fenoverin chứa 6% crospovidon GPDC nhanh hơn so với viên nang Spasmopriv trên thị trường [10]

Fukami F nghiên cứu ảnh hưởng của glicin và croscarmelose (NS-300) tới thời gian rã của viên nén ethenzamid tan trong miệng Kết quả cho thấy, khi đưa glycin và croscarmelose vào trong viên, thời gian rã giảm đi đáng kể (khoảng 30 giây) và không phụ thuộc vào lực nén Khi khảo sát thời gian thấm ướt và tỷ lệ hấp thu nước của viên, tác giả nhận thấy, thời gian thấm ướt của viên giảm mạnh trong khi tỷ lệ hút nước lại ít thay đổi Điều này là do sự

có mặt của glycin, một amino acid có khả năng thấm ướt tốt trong tự nhiên, trong công thức viên nén glycin làm cho khả năng hút nước của NS-300 theo

cơ chế vi mao quan tăng lên rất mạnh và dẫn đến giảm thời gian rã của viên [14]

Có thể phối hợp trong hạt, ngoài hạt hoặc cả trong và ngoài hạt theo qui trình bào chế viên nén bằng phương pháp xát hạt ướt Một số nghiên cứu cho thấy, đối với viên nén chứa prenison, các cách phối hợp tá dược rã khác nhau đều không ảnh hưởng đáng kể đến thời gian rã cũng như độ cứng và tốc độ hòa tan Đối với viên naproxen, khi thử hòa tan trong môi trường dạ dày, tốc

độ hòa tan khi phối hợp Ac-Di-Sol trong hạt nhanh hơn so với khi phối hợp ngoài hạt hay phân bố với tỷ lệ cân bằng trong và ngoài hạt Với viên acid aminobenzoic, việc phối hợp TDSR ngoài hạt làm cho tốc độ hòa tan tăng đáng kể, tuy nhiên, với viên nén paracetamol, khi phối hợp TDSR cả trong và ngoài hạt thì thời gian rã nhanh hơn so với khi phối hợp hoặc rã trong hoặc rã ngoài [21]

Trang 16

Zhao Na và cộng sự thấy rằng trong môi trường acid SSG và CCS sẽ giảm khả năng trương nở trong khi đó cros PVP ít có sự thay đổi này [23] Gordon M S và cộng sự nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của ba loại TDSR trong viên naproxen đã cho rằng sử dụng CCS làm TDSR rã tốt hơn viên có chứa SSG và cross PVP đồng thời viên rã trong môi trường trung tính tốt hơn trong môi trường acid [15]

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của TDSR

- Kích thước tiểu phân của TDSR: Tăng kích thước tiểu phân sẽ làm tăng

hiệu quả rã do làm tăng đường kính vi mao quản, tăng mức độ và tốc độ trương nở

- Cấu trúc phân tử của TDSR: với SSG khả năng trương nở sẽ tỷ lệ

nghịch với mức độ liên kết chéo và số nhóm carboxymethyl, CCS có phân tử lượng cao và số nhóm methyl thấp hơn SSG

- Lực nén khi dập viên: Lực nén thấp làm viên xốp hút nước nhanh và rã

nhanh, lực nén cao: hệ thống vi mao quản bị giảm đi, việc mao dẫn nước vào trong lòng viên kém, viên rã chậm Vì vậy lực dập viên cần ở mức độ vừa phải phù hợp với từng loại tá dược Andries F và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố lực nén, độ ẩm, nồng độ CCS ảnh hưởng đến thời gian

rã và khả năng GPDC trong viên chứa furosemid cho kết quả ở nồng độ CCS dưới 0,65% viên không rã với mọi lực dập, trên 0,65% thời gian rã và % GPDC tỷ lệ thuận với nồng độ CCS, tỷ lệ nghịch với lực dập, với nồng độ từ 2,5-10% viên bảo quản trong điều kiện vùng I, II không bị ảnh hưởng bởi ẩm, nhưng sau 3 tháng viên đã bị mềm ra khi bảo quản ở điều kiện vùng III, IV [9]

- Tỷ lệ TDSR: thông thường tăng tỷ lệ TDSR thì khả năng rã tăng lên do

khả năng trương nở hoặc tạo ra hệ thống mao quản nhiều hơn, tuy nhiên nếu tăng quá tỷ lệ TDSR thì khả năng rã không tăng mà còn giảm có thể do khi

Trang 17

TDSR được dùng với tỷ lệ lớn thì sẽ tạo ra màng gel bao bọc bề mặt dược chất làm kéo dài thời gian rã của viên [11] Bolhuis G K.và cộng sự đã so sánh viên có chứa prednisolon và methyl butazon với 3 tá dước siêu rã là SSG với Primelose và cros PVP thì thấy SSG cho khả năng rã tốt nhất nhưng khi dùng SSG với tỷ lệ cao đã làm giảm khả năng GPDC [12]

- Cách phối hợp TDSR: TDSR có thể được dùng trong hoặc dùng ngoài,

hoặc phối hợp cả dùng trong và dùng ngoài tùy từng loại dược chất Với viên prednisolon việc phối hợp TDSR không ảnh hưởng đến khả năng rã hòa tan Đối với viên naproxen thì việc sử dụng Ac-Di-Sol toàn bộ rã trong cho kết quả rã tốt trong môi trường dạ dày, viên beta- aminobenzoic sử dụng TDSR ngoài cho kết quả tốt, ngược lại với viên paracetamol phối hợp cả 2 cách cho kết quả độ hòa tan tốt [6] Viên clopheniramin maleat 4mg rã nhanh khi sử dụng phối hợp cả hai loại TDSR là SSG 5% rã trong và 1% rã ngoài và CCS 5% rã trong và 1% rã ngoài cho kết quả viên rã nhanh rất tốt [7]

1.2.2.2 Sử dụng các phương pháp khác

a Sử dụng tá dược sủi bọt

Viên sủi bọt có chứa tá dược sủi bọt làm giảm thời gian rã của viên theo cơ chế sinh khí dựa vào phản ứng của acid (acid citric, acid tartaric…) với muối kiềm (muối natri, kali carbonat, bicarbonat…) có trong viên khi tiếp xúc với môi trường hòa tan Phản ứng giải phóng ra CO2 làm cho viên rã ra nhanh chóng Đồng thời CO2sinh ra còn có tác dụng kích thích nhu động ruột

co bóp tạo điều kiện cho dược chất được hấp thu làm tăng sinh khả dụng của thuốc Tuy nhiên viên sủi bọt cần khối lượng lớn để giải phóng đủ lượng CO2

và sản xuất trong điều kiện độ ẩm dưới 25% nên khó thực hiện

Ngoài ra cũng có thể sử dụng tá dược sủi nội như NaHCO3 để khi viên vào dạ dày cùng với dịch acid của dạ dày sẽ giải phóng CO2 làm viên rã nhanh [8]

Trang 18

b Sử dụng tá dược bột đường

Các tá dược đường (sorbitol, manitol, dextrose, xylitol, fructose, maltose….) đã được sử dụng nhiều làm tá dược độn Nhờ tính tan tốt trong nước hòa tan nhanh dễ phá vỡ cấu trúc của viên, hơn nữa tạo vị ngọt đem lại cảm giác dễ chịu trong miệng che dấu được mùi vị khó chịu của dược chất nên các tá dược đường rất hay được sử dụng trong công thức viên giải phóng nhanh Nagendra K.D.và cộng sự đã so sánh hai loại saccarid có khả năng chịu nén thấp (manitol) và saccarid có khả năng chịu nén cao (sorbitol) với tỷ

lệ 8-15% kết hợp với TDSR là cros PVP và CCS tỷ lệ 2-8% Kết quả viên có chứa sorbitol 15% và cros PVP 8% cho độ rã 20s, % hòa tan nhanh nhất giải phóng 50% sau 5 phút nhanh hơn hẳn so với viên đối chiếu giải phóng 50% dược chất sau 19 phút [18]

c Sử dụng tá dược thăng hoa tạo độ xốp cho viên

Tá dược thăng hoa được thêm vào thành phần viên khi thăng hoa sẽ tạo ra cấu trúc xốp cho viên, do đó làm cho viên rã nhanh Các tá dược thăng hoa rắn trơ: urethan, ure, amonicacbonat, acid benzoic, anhydrid phtalic, naphtalen, camfor…[8]

d Phương pháp đông khô

Đông khô là quá trình làm khô dung dịch nước đã được đông lạnh ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ơtecti của dung dịch, dung môi được loại trực tiếp

từ pha rắn không qua pha lỏng dưới áp suất giảm cho ra sản phẩm khô xốp, háo nước, hòa tan nhanh và dược chất ít bị phân hủy [1]

Tuy nhiên, bào chế sản phẩm đông khô có giá thành cao do quá trình bào chế đòi hỏi thiết bị, tốn nhiều thời gian, mặt khác sản phẩm đông khô dễ

bị hỏng cần đóng gói đặc biệt và bảo quản khắt khe Vì vậy, kỹ thuật đông khô bị hạn chế khả năng ứng dụng vào sản xuất [2]

e Phương pháp phun sấy

Trang 19

Là một phương pháp loại bỏ dung môi, được ứng dụng nhiều để điều chế bột mịn, đặc biệt là để sản xuất các hỗn hợp tá dược, các nguyên liệu hoặc trong các công thức để dập thẳng

Thiết bị phun sấy mặc dù không phải là một thiết bị xay nghiền nhưng nó

là một phương pháp được ứng dụng nhiều để điều chế bột mịn, đặc biệt để sản xuất các hỗn hợp tá dược, các nguyên liệu hoặc trong các công thức để dập thẳng

Thiết bị hoạt động theo nguyên lý: phun một dung dịch hoặc hỗn dịch các nguyên liệu dưới dạng sương mù hoặc giọt nhỏ để bốc hơi trong một luồng không khí nóng, các giọt nhỏ được sấy khô ngay lập tức thành các tiểu phân hình cầu Kích thước của các tiểu phân phụ thuộc vào kích thước vòi phun, tốc độ phun và nồng độ dung dịch (hỗn dịch) Các tiểu phân sẽ được tách khỏi hỗn hợp bằng cách thổi qua các cyclon [2]

1.2.2.3 Kỹ thuật tác động làm tăng độ tan của dược chất

a) Giảm kích thước tiểu phân dược chất

Giảm kích thước tiểu phân làm tăng tổng bề mặt tiếp xúc của dược chất với đường tiêu hóa nên lượng thuốc hòa tan trong một đơn vị thời gian tăng lên Tuy nhiên giảm kích thước phân tử quá nhỏ sẽ làm cho khối bột khó thấm nước, tạo ra một lớp không khí bên trong, làm dược chất lâu tan hơn và ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc [1] Đặc biệt là đối với dược chất sơ nước, việc giảm kích thước tiểu phân quá mức sẽ làm cho chúng có khuynh hướng kết tập lại tạo ra dược chất có kích thước lớn hơn Để ngăn chặn hiện tượng kết tập lại người ta phân tán dược chất có kích thước nhỏ vào các chất như polyethylen glycol (PEG), polyvinylpyrolydone (PVP), dextrose, hay tác nhân khác [19]

b) Tác động vào đặc tính dược chất

1 Tạo hệ phân tán rắn (HPTR)

Trang 20

Hệ phân tán rắn thường được ứng dụng để cải thiện khả năng hòa tan của các dược chất ít tan Hệ phân tán rắn là hệ trong đó một hay nhiều dược chất được phân tán trong chất mang hoặc khung (Matrix) trơ về mặt tác dụng dược lý, được chế tạo bằng phương pháp thích hợp

• Có nhiều phương pháp để chế tạo HPTR như: phương pháp đun chảy, phương pháp dung môi, phương pháp kết hợp, phương pháp nghiền

• Cơ chế làm tăng độ tan của dược chất trong hệ phân tán rắn:

- Thay đổi trạng thái kết tinh của dược chất hoặc chuyển từ trạng thái kết tinh sang dạng vô định hình

- Giảm kích thước tiểu phân đến mức độ siêu mịn thậm chí có thể đến mức độ phân tử nên hệ có cấu trúc dạng dung dịch rắn

- Tăng mức độ thấm môi trường của dược chất

- Làm giảm năng lượng của sự hòa tan

- Do tạo phức dễ tan [25]

2 Sử dụng các chất diện hoạt

Chất diện hoạt là một nhóm các hợp chất hóa học có cấu tạo gồm hai phần: phần thân nước và phần thân dầu có khả năng hấp phụ lên bề mặt phân cách pha làm thay đổi bản chất của bề mặt này [21]

• Cơ chế làm tăng độ tan của chất diện hoạt:

- Chất diện hoạt là những chất có thể hấp phụ trên bề mặt hai pha làm giảm năng lượng bề mặt và thay đổi bản chất tự nhiên của bề mặt này

- Khi chất diện hoạt được sử dụng ở một nồng độ thích hợp làm cho các phân

tử chất diện hoạt có thể tạo micel và các phân tử dược chất được nhốt trong micel và làm giảm nồng độ của chúng trong dung dịch từ đó làm tăng độ tan của dược chất

• Cấu tạo của chất diện hoạt: Chất diện hoạt gồm hai phần: một phần thân nước (hydrophilic) và một phần thân dầu (hydrophobic)

Trang 21

- Chất diện hoạt không ion hóa: Tween, Span…

- Chất diện hoạt ampholytic: lecithin, hay được dùng trong nhũ tương dùng ngoài hoặc nhũ tương tiêm truyền

3 Sử dụng phương pháp tạo hạt rắn lỏng

Hạt rắn lỏng là hạt được tạo ra bằng sự phối hợp một phần chất rắn với một phần chất lỏng, có khả năng trơn chảy chịu nén tốt, phù hợp với quá trình dập viên [21]

• Cơ chế làm tăng độ tan của hạt rắn lỏng:

- Dược chất được tan một phần trong dung môi hòa tan, phần dược chất không tan còn lại ở trạng thái hỗn dịch có kích thước tiểu phân rất mịn được bao bọc bởi tá dược lỏng nên không còn ở trạng thái kết tụ mà tách rời nhau

- Dưới tác động của tá dược lỏng, bề mặt tiểu phân dược chất trở lên thân nước do đó dược chất trở nên dễ tan hơn

- Tá dược lỏng tạo ra một màng mỏng khuếch tán bao quanh các tiểu phân dược chất Tại màng mỏng khuếch tán này nồng độ bão hòa của dược chất trong tá dược lỏng này tăng lên rất nhiều từ đó tăng độ tan dược chất

Vậy hạt rắn lỏng đã cải thiện tính thấm ướt và diện tích tiếp xúc của dược chất với môi trường hòa tan nhưng rất khó xác định chính xác khối lượng dung môi để hạt sau khi tạo có độ trơn chảy và chịu nén tốt

Trang 22

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên vật liệu và trang thiết bị

2.1.1 Nguyên vật liệu

Bảng 2.1 Nguyên vật liệu sử dụng

STT Nguyên vật liệu Nguồn gốc Tiêu chuẩn

1 Dextromethorphan HBr Italia USP

2 Lactose monohydrat Mỹ TCCS

3 MCC (Avicel PH 101) Đài Loan USP 29

4 Magnesi stearat Trung Quốc DĐVN IV

5 Talc Trung Quốc DĐVN IV

6 PVP K30 Trung Quốc DĐVN IV

7 Natri laurylsulfat Trung Quốc BP 2008

8 Natri croscarmellose Trung Quốc USP 30

9 Natri starch glycolat Trung Quốc USP 30

10 Acid chlohydric đặc Trung Quốc DĐVN IV

11 Tinh bột Trung Quốc DĐVN IV

12 Nước trao đổi ion Việt Nam Nhà SX

2.1.2 Trang thiết bị

- Máy dập viên quay tròn ZP 21, bộ chày cối đường kính 7 mm

- Máy thử độ hòa tan ERWEKA DT600

- Máy đo độ rã ERWEKA ZT 41

- Máy đo độ ẩm PRESIA XM 60

- Máy đo độ cứng ERWEKA TBH 20

- Máy đo quang phổ UV-VIS Hitachi 900

- Tủ sấy MEMEMRT

- Tủ vi khí hậu CLIMACEL

Trang 23

- Chậu siêu âm LC 60H

- Cân phân tích SARTORIUS TE 214S

- Cân kỹ thuật METTLER

- Cốc, đũa thủy tinh, chày cối sứ, rây 0,180; 0,7; 1 mm

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá ảnh hưởng của một số tá dược đến khả năng GPDC

- Bào chế viên nén giải phóng nhanh DHBr

- Theo dõi sơ bộ độ ổn định của chế phẩm

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp xây dựng đường chuẩn của DHBr

* Xác định bước sóng hấp thụ cực đại của DHBr

Pha dung dịch DHBr có nồng độ 12,5 µg/ml trong môi trường pH 1,2 Quét phổ dung dịch trên từ bước sóng 200 nm đến 500 nm ta sẽ thu được bước sóng hấp thụ cực đại của DHBr

* Xây dựng đường chuẩn của DHBr

Pha các dung dịch DHBr trong pH 1,2 có nồng độ chính xác khoảng 2; 2,5; 5; 10; 25 µg/ml Đo độ hấp thụ tử ngoại trên máy đo quang UV-VIS tại bước sóng 278 nm Đường chuẩn được xây dựng dựa trên mối tương quan giữa mật độ quang và nồng độ tương ứng của các dung dịch DHBr đã pha

2.3.2 Phương pháp bào chế viên nén DHBr giải phóng nhanh

Viên nén DHBr giải phóng nhanh được bào chế dựa trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của các tá dược và thông số trong quá trình bào chế: tá dược độn, tá dược rã, tá dược làm tăng độ tan Bào chế theo phương pháp xát hạt ướt Công thức viên gồm các thành phần như sau:

DHBr : 15 mg

MCC (Avicel PH 101) : thay đổi theo nghiên cứu

Tá dược dính : thay đổi theo nghiên cứu

Ngày đăng: 28/07/2015, 19:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y Tế (2008), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc , NXB Y học, tập 2, Tr. 178-180 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc
Tác giả: Bộ Y Tế
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2008
3. Bộ Y Tế (2012), Dược thư Quốc gia Việt Nam, chuyên luận dextromethorphan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược thư Quốc gia Việt Nam
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2012
6. Nguyễn Đăng Hòa (2009), Nghiên cứu bào chế viên nén paracetamol giải phóng nhanh , Báo cáo đề tài cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bào chế viên nén paracetamol giải phóng nhanh
Tác giả: Nguyễn Đăng Hòa
Năm: 2009
7. Cao Thị Thu Hương (2008), Nghiên cứu bào chế viên nén clorpheniramin rã nhanh , Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ khóa 2003-2008, Trường đại học Dược Hà NộiTài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bào chế viên nén clorpheniramin rã nhanh
Tác giả: Cao Thị Thu Hương
Năm: 2008
8. Ailen L.V. (2003), "Rapid-dissolve Technology", Int. J. Pharm. Compounding, 7 (6), pp. 449-450 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rapid-dissolve Technology
Tác giả: Ailen L.V
Năm: 2003
10. Augsburger L.L. (2002), "Super disintegrants: characterization and function”, Encyl. Pharm. Tech., pp. 2623-2638 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Super disintegrants: characterization and function
Tác giả: Augsburger L.L
Năm: 2002
11. Battu S.K. et al. (2007), “Formulation and evaluation of rapidly disintegrating fenoverine tablets: effect of superdisintegrants”, Drug Dev. Ind. Pharm., 33 (11), p. 1225-1232 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Formulation and evaluation of rapidly disintegrating fenoverine tablets: effect of superdisintegrants”, "Drug Dev. Ind. Pharm
Tác giả: Battu S.K. et al
Năm: 2007
12. Bhise S., G. Chaulang, A. Bhosale, S. and Hardikar (2009), " Super disintegrants as solubility agent", Res. J. Pharm Tech, pp.387-391 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Super disintegrants as solubility agent
Tác giả: Bhise S., G. Chaulang, A. Bhosale, S. and Hardikar
Năm: 2009
13. Bolhuis G.K. Zuurman K., Wierik GH.Te. (1997), "Improvement of dissolution of poorly soluble drugs by solid deposition on a super disintegrant . Part 2. Choice of super disintegrants and effect of granulation", Euro. J. Pharm, Vol. 5( Issue 2), pp.63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Improvement of dissolution of poorly soluble drugs by solid deposition on a super disintegrant . Part 2. Choice of super disintegrants and effect of granulation
Tác giả: Bolhuis G.K. Zuurman K., Wierik GH.Te
Năm: 1997
15. Fukami J. et al. (2006), “Evaluation of rapidly disintegrating tablets containing glycine and carboxymethylcellulose”, Int. J. Pharm., 310, p.101-109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluation of rapidly disintegrating tablets containing glycine and carboxymethylcellulose”, "Int. J. Pharm
Tác giả: Fukami J. et al
Năm: 2006
16. Gordon M.S. et el. (1993), " Effect of the mode of super disintegrant in corporation on dissolution in wet granulate tablet", J. Pharm Sci, 82 ( 2), pp.220-226 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of the mode of super disintegrant in corporation on dissolution in wet granulate tablet
Tác giả: Gordon M.S. et el
Năm: 1993
17. Koga K. et al. (2006), "Enhancing mechanisism of labrasol on intestinal membrane permeability of the hydrophylic drug gentamicin sulfat", Euro. J. Pharm. Biopharm, 64, pp. 82-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Enhancing mechanisism of labrasol on intestinal membrane permeability of the hydrophylic drug gentamicin sulfat
Tác giả: Koga K. et al
Năm: 2006
18. Mohanachandran P.S. et al. (2011), " Superdissintegrants", Int.J. Pharm. Sci. Rev. Res, 6 (2), pp.105-109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Superdissintegrants
Tác giả: Mohanachandran P.S. et al
Năm: 2011
19. Nagendra K .D., et al. (2009), "Fomulation design of novel fast disintegrating tablet using low and high compressible saccarides", Int. J.Pharm, Vol. 1, No. 4, pp.1585-1588 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fomulation design of novel fast disintegrating tablet using low and high compressible saccarides
Tác giả: Nagendra K .D., et al
Năm: 2009
20. Peng Y., et al. (2006), "Prediction of dissolution profiles of acetaminophen beads using artificial neural networks", Pharm. Dev Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prediction of dissolution profiles of acetaminophen beads using artificial neural networks
Tác giả: Peng Y., et al
Năm: 2006
21. Pharmaceutical Dosage Form and Drug Delivery "Biopharmaceutical and Physiological Consideration", pp. 40-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biopharmaceutical and Physiological Consideration
22. Siddiqui M. N. (2010),“Fast dissolving tablets: preparation, characterization and evaluation: an overview”, Int.J. Pharm. Sci. Review Research, 4 (2), pp. 87-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fast dissolving tablets: preparation, characterization and evaluation: an overview"”, Int.J. Pharm. Sci. Review Research
Tác giả: Siddiqui M. N
Năm: 2010
23. Suresh S. et al. (2007), "Preparation and evaluation of mouth dissolving tablets of salbutamol sulphate", Indian Journal PharmaceuticalSciences, 69 (3), p. 467-469 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Preparation and evaluation of mouth dissolving tablets of salbutamol sulphate
Tác giả: Suresh S. et al
Năm: 2007
24. Zhao N, Augsburger LL. (2006), "The influence of granulation on super disintegrant performance", Pharm Dev Technol., 11(1), p. 47-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The influence of granulation on super disintegrant performance
Tác giả: Zhao N, Augsburger LL
Năm: 2006
2. Bộ Y Tế (2009), Kỹ thuật sản xuất dược phẩm, Nhà xuất bản y học, tập 3, trang 24-25 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w