ĐẶT VẤN ĐỀ Đến ngày nay việc ứng dụng của Y học cổ truyền vẫn chiếm vị trí quan trọng trong giữ gìn sức khoẻ của con người. Sử dụng dược liệu làm thuốc và kinh nghiệm thực tiễn của các đồng bào dân tộc đã phản ánh đặc điểm của văn hoá Việt Nam. Mặc dù công nghệ tổng hợp hóa dược đã phát triển mạnh mẽ, nhưng không vì thế mà Dược liệu mất đi chỗ đứng của mình, nó không chỉ trực tiếp được chiết xuất tạo thành thuốc mà nó còn gián tiếp cung cấp những tiền chất cho công nghệ bán tổng hợp nhằm tìm kiếm những dược phẩm mới, vì vậy việc tìm kiếm và tinh chế các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Diosgenin là một trong những chất như vậy. Khoảng 50 – 60% dẫn chất steroid dùng làm thuốc trên toàn cầu được sản xuất từ diosgenin. Tuy chất này có mặt trong nhiều họ thực vật, song “chỉ có họ Dioscoreaceae (chi Dioscorea L.) thì mới có giá trị thực tế” trong việc khai thác chiết xuất diosgenin 4. Hằng năm, ước tính ngành Dược cần 10.000 tấn thân rễ Dioscorea để sản xuất diosgenin 24, 12. Nhu cầu về lượng thân rễ Dioscorea để sản xuất diosgenin ngày càng lớn, trong khi nguồn nguyên liệu cung cấp ngày càng giảm do sự khai thác quá mức 18, 24, 26. Điều này đòi hỏi cần tìm thêm những nguồn nguyên liệu khác cung cấp diosgenin. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Nần trắng – Dioscorea chingii Prain Burkill, họ Củ nâu – Dioscoreaceae” với mục tiêu:
NÔNG THỊ THANH HIỀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NẦN TRẮNG (Dioscorea chingii Prain & Burkill) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NÔNG THỊ THANH HIỀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NẦN TRẮNG (Dioscorea chingii Prain & Burkill) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Tuấn ThS. Hoàng Thị Tuyết Nhung Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Dược liệu 2. Viện Kiểm Nghiệm HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Hoàng Tuấn, giảng viên bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội, người thầy tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện khóa luận. Thầy đã truyền cho em những kiến thức quý báu cùng tác phong làm việc khoa học, kiên trì. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Hoàng Thị Tuyết Nhung bộ môn Hóa vô cơ trường Đại học Dược Hà Nội, cô đã luôn quan tâm sát sao và tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên tại bộ môn Dược liệu và phòng Đông Dược – Dược liệu Viện Kiểm Nghiệm đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, các thầy cô giáo giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền cho em kiến thức cùng nhiệt huyết của thầy cô trong suốt những năm học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã ở bên động viên, giúp đỡ em thực hiện khóa luận. Hà Nội, tháng 05 năm 2013 Nông Thị Thanh Hiền MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 2 1.1. Chi Dioscorea L. 2 1.1.1.Vị trí của chi Dioscorea trong hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan 1987 2 1.1.2. Đặc điểm thực vật chi Dioscorea L. 2 1.1.3. Phân bố 3 1.1.4. Ứng dụng của chi Dioscorea L. 3 1.1.4.1. Ứng dụng trong đời sống 3 1.1.4.2. Ứng dụng trong y học 3 1.2. Diosgenin 4 1.2.1. Các loài Dioscorea dùng làm nguồn nguyên liệu chiết xuất diosgenin 4 1.2.2. Ứng dụng của diosgenin 7 1.2.3. Các phương pháp định lượng diosgenin 8 1.3 Nần trắng. 9 1.3.1. Đặc điểm thực vật cây Nần trắng (Dioscorea chingii) 9 1.3.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái và phân bố cây Nần Trắng. 11 1.3.3. Ứng dụng của cây Nần Trắng 11 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị 12 2.1.1. Nguyên liệu 12 2.1.2. Hóa chất, dụng cụ 12 2.1.3. Thiết bị 12 2.2. Nội dung nghiên cứu 13 2.3. Phương pháp nghiên cứu 13 Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 15 3.1. Kết quả nghiên cứu về thực vật. 15 3.1.1. Đặc điểm hình thái 15 3.1.2. Đặc điểm bột dược liệu 16 3.1.2.1. Đặc điểm bột lá 16 3.1.2.2. Đặc điểm bột thân 17 3.1.2.3. Đặc điểm bột thân rễ 17 3.1.3. Đặc điểm vi phẫu 18 3.1.3.1. Đặc điểm vi phẫu lá 18 3.1.3.2. Vi phẫu thân 19 3.1.3.3. Vi phẫu thân rễ 20 3.2. Kết quả nghiên cứu về hóa học 21 3.2.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất bằng phản ứng hóa học 21 3.2.1.1. Định tính alcaloid 21 3.2.1.2. Định tính glycosid tim 22 3.2.1.3. Định tính coumarin 23 3.2.1.4. Định tính tanin 24 3.2.1.5. Định tính flavonoid 24 3.2.1.6. Định tính anthranoid 25 3.2.1.7. Định tính chất béo, caroten, sterol 25 3.2.1.8. Định tính đường khử, acid hữu cơ, acid amin 26 3.2.1.9. Định tính polysaccharid 27 3.2.1.10. Định tính saponin 27 3.2.2. Sắc ký lớp mỏng 31 3.2.3. Định lượng diosgenin 33 3.2.4. Chiết xuất, phân lập và xác minh mẫu thử. 35 3.2.4.1. Chiết xuất 35 3.2.4.2. Phân lập chất D2. 36 3.2.4.3. Xác minh chất D2 38 3.3. Bàn luận 42 KẾT LUẬN 44 ĐỀ XUẤT 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 16 – DPA: 16-dehydro pregnenolon acetat APTT : Thời gian thromboplastin HPLC : High Performance Liquid Chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao) HPTLC : High Performance Thin Layer Chromatography (Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao) SKLM : Sắc ký lớp mỏng STT : Số thứ tự TT : Thuốc thử RSD : Relative standard devition (Độ lệch chuẩn tương đối) UV : Ultra violet (Phổ tử ngoại) DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 : Các loài Dioscorea quan trọng được sử dụng để sản xuất diosgenin trong công nghiệp 6 Bảng 3.1 : Tiến hành xác định chỉ số phá huyết 29 Bảng 3.2 : Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong Nần trắng 30 Bảng 3.3 : Kết quả đo diện tích pic của mẫu diosgenin đối chiếu 34 Bảng 3.4 : Kết quả định lượng HPLC của 6 mẫu nần trắng 35 Bảng 3.5 : Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp 35 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 3.1: Cây Nần trắng 16 Hình 3.2: Quả Nần trắng 16 Hình 3.3: Thân rễ Nần trắng 16 Hình 3.4: Một số đặc điểm bột lá Nần trắng {7 Hình 3.5: Một số đặc điểm bột thân Nần trắng 17 Hình 3.6: Một số đặc điểm bột thân rễ Nần trắng 18 Hình 3.7: Vi phẫu gân lá Nần trắng 19 Hình 3.8: Vi phẫu phiến lá Nần trắng 19 Hình 3.9 : Vi phẫu thân Nần trắng 20 Hình 3.10 : Vi phẫu thân rễ Nần trắng 21 Hình 3.11 : Sắc ký lớp mỏng dịch chiết toàn phần (T), diosgenin đối chiếu (C) 32 Hình 3.12 : Đồ thị đường chuẩn diosgenin 34 Hình 3.13 : Tinh thể chất D2 37 Hình 3.14 : Sắc ký lớp mỏng chất D2 với diosgenin đối chiếu 39 Hình 3.15 : Sắc ký đồ của diosgenin đối chiếu 40 Hình 3.16 : Sắc ký đồ của chất D2 40 Hình 3.17 : Phổ UV diosgenin đối chiếu 41 Hình 3.18 : Phổ UV của chất D2 41 [...]... phẫu cầm tay 2.2 Nội dung nghiên cứu * Nghiên cứu đặc điểm thực vật Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu theo khóa phân loại theo đơn vị thứ để xác định tên khoa học của mẫu nghiên cứu Mô tả đặc điểm vi học của mẫu nghiên cứu: + Vi phẫu: thân, thân rễ, lá + Bột Dược liệu: thân, thân rễ, lá * Nghiên cứu thành phần hóa học Định tính sơ bộ các nhóm chất có trong mẫu Nần trắng Chiết xuất, phân... tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Nần trắng – Dioscorea chingii Prain & Burkill, họ Củ nâu – Dioscoreaceae” với mục tiêu: - Góp phần xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Nần trắng - Góp phần khảo sát nguồn nguyên liệu cung cấp diosgenin Để phục vụ mục tiêu trên đề tài bao gồm các nội dung nghiên cứu sau: - Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm. .. Nần trắng 2.3 Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp vi học Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái thực vật tại thực địa và chụp ảnh theo phương pháp mô tả phân tích [1] Thu hái, làm tiêu bản mẫu cây khô Xác định tên khoa học của cây bằng phương pháp đối chiếu các đặc điểm hình thái của mẫu thu được với các tài liệu thực vật chí Trung Quốc [14], Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi) [2], Thực vật. .. tài liệu nào nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Nần trắng 12 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị 2.1.1 Nguyên liệu Thân rễ Nần trắng thu hái ở Mộc Châu, Sơn La vào tháng 8 năm 2012 Mẫu thân rễ được rửa sạch, thái lát mỏng, sấy khô ở 60ºC 2.1.2 Hóa chất, dụng cụ Các hóa chất và thuốc thử đạt tiêu chuẩn phân tích theo quy định của Dược Điển... tiêu bản thực vật với mẫu tiêu bản thực vật số P00275638, N0146 của phòng tiêu bản Herbier Muséum Paris cùng sự giúp đỡ của người giám định thực vật là DS Lê Đình Bích, chúng tôi xác định mẫu Nần trắng mà chúng tôi nghiên cứu có tên khoa học là Dioscorea chingii Dioscoreaceae Prain & Burkill, họ Củ nâu – 16 Hình 3.1: Cây Nần trắng Hình 3.2: Quả Nần trắng Hình 3.3: Thân rễ Nần trắng 3.1.2 Đặc điểm bột... định tên khoa học Sau khi quan sát cây tại thực địa, chúng tôi tiến hành thu hái mẫu cây làm tiêu bản cây khô (Phụ lục), so sánh đối chiếu các đặc điểm thực vật của mẫu thu được với khóa phân loại trong các tài liệu: Thực vật chí Trung Quốc [28], Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi) [2], Cây cỏ Việt Nam [11] Thực vật chí Đông Dương [30],Trung Quốc cao đẳng thực vật đồ giám [17], Thực vật chí Việt... biến hiện nay Phương pháp HPTLC kết hợp với máy Densitometer dễ thực hiện và kết quả khá chính xác 1.3 Nần trắng 1.3.1 Đặc điểm thực vật cây Nần trắng (Dioscorea chingii Prain & Burk.) Thực vật chí Việt Nam mô tả [8]: Dây leo nhiều năm, dài 5 – 10m, quấn trái Thân rễ nằm ngang, thô, to, vỏ ngoài màu nâu đen, ruột màu trắng hoặc màu vàng trắng, thân trên mặt đất màu lục có khi có màu đỏ tím Lá đơn, mọc... các nội dung nghiên cứu sau: - Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của mẫu Nần trắng - Định tính sơ bộ các nhóm chất trong mẫu Nần trắng - Chiết xuất, phân lập và định lượng diosgenin trong mẫu Nần trắng 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Chi Dioscorea L 1.1.1 Vị trí của chi Dioscorea L trong hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan 1987[2] Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp Hành (Liliopsida) Phân... Chi) [2], Thực vật chí Đông Dương [30], Thực vật chí Việt Nam [4], Trung Quốc cao đẳng thực vật đồ giám [17] Đặc điểm vi phẫu: vi phẫu được cắt bằng dụng cụ cắt cầm tay, tẩy và nhuộm bằng phương pháp nhuộm kép, quan sát dưới kính hiển vi xác định đặc điểm vi phẫu và chụp ảnh dưới kính hiển vi [1] Đặc điểm bột: lá, thân, thân rễ được sấy khô ở 60ºC, nghiền nhỏ thành bột bằng cối sứ, rây lấy bột mịn,... (Dioscoreaceae) Chi Dioscorea L 1.1.2 Đặc điểm thực vật chi Dioscorea L Thực vật chí Trung Quốc [28] mô tả: Cây thảo có thân quấn Thân rễ hay rễ củ, đa dạng về màu sắc, hình dạng, thành phần hóa học và khả năng cắm sâu dưới mặt đất Có hành con ở nách lá hoặc không có hành con Lá có cuống, mọc so le hay mọc đối, đơn hay kép chân vịt, có 3 – 9 gân chính Hoa đơn tính (cây khác gốc, hiếm khi lưỡng tính), . 1.3.1. Đặc điểm thực vật cây Nần trắng (Dioscorea chingii) 9 1.3.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái và phân bố cây Nần Trắng. 11 1.3.3. Ứng dụng của cây Nần Trắng 11 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG. TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NÔNG THỊ THANH HIỀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NẦN TRẮNG (Dioscorea. chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Nần trắng – Dioscorea chingii Prain & Burkill, họ Củ nâu – Dioscoreaceae” với mục tiêu: - Góp phần xây