ĐẶT VẤN ĐỀ Dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của con người. Vào những năm 1970 của thế kỷ trước, tỷ lệ các bệnh dị ứng (dị ứng thuốc, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…) có xu thế tăng nhanh. Tiến hành điều tra cơ bản về tỷ lệ các bệnh dị ứng ở một số phường, xã ở TP Hà Nội, một số tỉnh, thành khác (Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên…), tỷ lệ các bệnh dị ứng ở nước ta khá cao 20 25% ở các khu vực thành phố, khoảng 20% ở một số vùng nông thôn 37. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi môi trường ngày càng ô nhiễm, khí hậu thường xuyên thay đổi đột ngột, các tác nhân gây dị ứng cũng xuất hiện nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Các thuốc tây y điều trị dị ứng bao gồm thuốc kháng histamine và corticoid. Hai nhóm thuốc này đều có nhiều tác dụng phụ. Trong khi đó, nước ta có nguồn dược liệu phong phú, nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm sử dụng các vị thuốc chữa dị ứng. Do đó việc nghiên cứu bài thuốc chống dị ứng là cần thiết. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều chế cao đặc và thử một số tác dụng sinh học của bài thuốc Nuna” với mục đích hướng tới tạo ra sản phẩm hỗ trợ điều tri các bênh dị ứng. Trong khuôn khổ của khóa luận này chúng tôi mới chỉ thực hiện được các nội dung sau: 1. Nghiên cứu điều chế cao đặc, 2. Thử tác dụng chống viêm cấp của cao đặc bài thuốc.
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI LÊ THU TRANG NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO ĐẶC VÀ THỬ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BÀI THUỐC NUNA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI_2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI LÊ THU TRANG NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO ĐẶC VÀ THỬ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BÀI THUỐC NUNA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Văn Điền Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Dược học cổ truyền 2. Bộ môn Dược lý trường đại học Y Hà Nội HÀ NỘI_2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Vũ Văn Điền - người thầy đã luôn quan tâm tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thiện khóa luận này. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Phạm Thị Vân Anh - trưởng bộ môn Dược lý trường đại học Y Hà Nội đã giúp tôi thử tác dụng sinh học của bài thuốc trên chuột được trình bày trong khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên trong bộ môn Dược học cổ truyền - trường đại học Dược Hà Nội và bộ môn Dược lý - trường đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi tới các thầy cô và cán bộ trường đại học Dược Hà Nội lời cảm ơn chân thành vì đã dạy bảo tôi trong suốt năm năm học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến gia đình, người thân, bạn bè và những người đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Sinh viên Lê Thu Trang MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 2 1.1. Tóm tắt đại cương về bệnh dị ứng 2 1.1.1. Theo YHHĐ 2 1.1.2. Theo YHCT 5 1.2. Tóm tắt thông tin về bài thuốc và vị thuốc 7 1.2.1. Thông tin về bài thuốc 7 1.2.2. Tóm tắt đặc điểm các vị thuốc 8 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Nguyên liệu, thiết bị nghiên cứu 21 2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 21 2.1.2. Thiết bị, dung môi, hóa chất, súc vật nghiên cứu 21 2.2. Nội dung nghiên cứu 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu 22 2.3.1. Kiểm tra chất lượng các vị thuốc đầu vào cho nghiên cứu 22 2.3.2. Điều chế cao đặc 23 2.3.3. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cao đặc 24 2.3.4. Dự kiến tiêu chuẩn cao đặc 25 2.3.5. Thử tác dụng chống viêm cấp 25 Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN 27 3.1. Kiểm tra chất lượng các vị thuốc 27 3.1.1. Núc nác 27 3.1.2. Kim ngân hoa 30 3.1.3. Đơn lá đỏ 32 3.1.4. Trần bì 34 3.1.5. Ké đầu ngựa 36 3.1.6. Cúc hoa 37 3.1.7. Tô mộc 39 3.2. Điều chế cao đặc 42 3.3. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cao đặc 45 3.3.1. Xác định các chỉ tiêu hóa lý 45 3.3.2. Định tính các nhóm chất hữu cơ trong cao đặc 47 3.3.3. Kiểm tra các vị thuốc trong cao đặc bằng SKLM 53 3.4. Dự kiến tiêu chuẩn cao đặc 58 3.4.1. Yêu cầu chất lượng 58 3.4.2. Phương pháp thử 59 3.4.3. Đóng gói và bảo quản 59 3.5. Thử tác dụng chống viêm cấp của cao đặc 59 3.6. Bàn luận 63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC GIẢI NGHĨA KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DĐVN DL DM IC50 kl/tt LD 50 Rf SKLM STT TB TT YHCT YHHĐ Dược Điển Việt Nam Dược liệu Dung môi Nồng độ ức chế 50% số chuột thí nghiệm Khối lượng/thể tích Liều gây chết 50% số chuột thí nghiệm Hệ số lưu giữ Sắc ký lớp mỏng Số thứ tự Trung bình Thuốc thử Y học cổ truyền Y học hiện đại DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 Bảng 3.16 Bảng 3.17 Bảng 3.18 Bảng 3.19 Bảng 3.20 Kết quả xác định độ ẩm núc nác Hàm lượng chất chiết được bằng ethanol của núc nác Kết quả xác định độ ẩm kim ngân hoa Hàm lượng chất chiết được bằng ethanol của kim ngân hoa Kết quả xác định độ ẩm đơn lá đỏ Kết quả xác định độ ẩm trần bì Kết quả xác định độ ẩm ké đầu ngựa Kết quả xác định độ ẩm cúc hoa Kết quả xác định độ ẩm tô mộc Hàm lượng chất chiết được bằng ethanol của tô mộc Các thông số trong quá trình chiết cao Kết quả hiệu suất và tỷ lệ cao bài thuốc Kết quả xác định độ ẩm cao đặc bài thuốc Kết quả đo pH dung dịch cao thuốc 1% (kl/tt) Hàm lượng chất chiết được bằng nước của cao đặc bài thuốc Kết quả xác định tỷ lệ tro toàn phần của cao đặc Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong cao đặc Cân nặng trung bình của các lô chuột Chiều dày tai phải của chuột trước và sau khi gây mô hình 6h Khối lượng tai chuột và mức độ ức chế viêm Trang 29 29 31 32 34 36 37 39 41 41 42 43 45 45 46 47 52 60 61 62 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Hình 3.2 Hình 3.3 Hình 3.4 Hình 3.5 Hình 3.6 HÌnh 3.7 Hình 3.8 Hình 3.9 Hình 3.10 Hình 3.11 Hình 3.12 Hình 3.13 Hình 3.14 Hình 3.15 Hình 3.16 Hình 3.17 Hình 3.18 Hình 3.19 Hình 3.20 Hình 3.21 Hình 3.22 Ảnh thuốc phiến Núc nác Ảnh đặc điểm bột Núc nác Ảnh vị thuốc Kim ngân hoa Ảnh đặc điểm bột Kim ngân hoa Ảnh vị thuốc Đơn lá đỏ Ảnh đặc điểm bột Đơn lá đỏ Ảnh thuốc phiến Trần bì Ảnh đặc điểm bột Trần bì Ảnh vị thuốc Ké đầu ngựa Ảnh đặc điểm bột Ké đầu ngựa Ảnh vị thuốc Cúc hoa Ảnh đặc điểm bột Cúc hoa Ảnh vị thuốc Tô mộc Ảnh đặc điểm bột Tô mộc Sơ đồ bào chế cao đặc Ảnh sắc kí đồ Núc nác Ảnh sắc kí đồ Cúc hoa Ảnh sắc kí đồ Kim ngân hoa Ảnh sắc kí đồ Trần bì Ảnh sắc kí đồ Tô mộc Ảnh sắc kí đồ Đơn lá đỏ Ảnh sắc kí đồ Ké đầu ngựa Trang 27 27 30 30 33 33 35 35 37 37 38 38 40 40 44 54 55 55 56 57 57 58 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của con người. Vào những năm 1970 của thế kỷ trước, tỷ lệ các bệnh dị ứng (dị ứng thuốc, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…) có xu thế tăng nhanh. Tiến hành điều tra cơ bản về tỷ lệ các bệnh dị ứng ở một số phường, xã ở TP Hà Nội, một số tỉnh, thành khác (Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên…), tỷ lệ các bệnh dị ứng ở nước ta khá cao 20 - 25% ở các khu vực thành phố, khoảng 20% ở một số vùng nông thôn [37]. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi môi trường ngày càng ô nhiễm, khí hậu thường xuyên thay đổi đột ngột, các tác nhân gây dị ứng cũng xuất hiện nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Các thuốc tây y điều trị dị ứng bao gồm thuốc kháng histamine và corticoid. Hai nhóm thuốc này đều có nhiều tác dụng phụ. Trong khi đó, nước ta có nguồn dược liệu phong phú, nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm sử dụng các vị thuốc chữa dị ứng. Do đó việc nghiên cứu bài thuốc chống dị ứng là cần thiết. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều chế cao đặc và thử một số tác dụng sinh học của bài thuốc Nuna” với mục đích hướng tới tạo ra sản phẩm hỗ trợ điều tri các bênh dị ứng. Trong khuôn khổ của khóa luận này chúng tôi mới chỉ thực hiện được các nội dung sau: 1. Nghiên cứu điều chế cao đặc, 2. Thử tác dụng chống viêm cấp của cao đặc bài thuốc. 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Tóm tắt đại cương về bệnh dị ứng 1.1.1. Theo YHHĐ a. Định nghĩa: Các bệnh dị ứng (Allergic Diseases) là những bệnh lý do phản ứng dị ứng gây ra, có thể biểu hiện bệnh khu trú ở cơ quan hay toàn thân. Phản ứng dị ứng là tình trạng bệnh lý của phản ứng miễn dịch với dị nguyên, gây ra tổn thương tổ chức và rối loạn chức năng của các cơ quan [11]. Vì dị nguyên là yếu tố của môi trường nên da và đường hô hấp là những cơ quan thường hay bị các bệnh dị ứng. Dị ứng cũng có thể khu trú ở mạch máu, dạ dày – ruột hay các cơ quan nội tạng khác [11]. b. Nguyên nhân: Nguyên nhân gây dị ứng là các loại dị nguyên [11]: Dị nguyên ngoại sinh gồm khói bụi, lông súc vật, phấn hoa, thực phẩm, thuốc, hóa chất, vi sinh vật,…[11], [13], [14]. Dị nguyên nội sinh được hình thành bên trong cơ thể do những điều kiện ảnh hưởng nhất định trở nên lạ đối với cơ thể và có đầy đủ đặc điểm của dị nguyên [11]. Khi dị nguyên xâm nhập vào những cơ thể có yếu tố cơ địa dị ứng sẽ sinh kháng thể và các phản ứng quá mẫn gây biểu hiện bệnh lý ở một hay nhiều cơ quan [11]. c. Phân loại, cơ chế bệnh sinh:[11] Loại bệnh dị ứng Cơ chế bệnh sinh Bệnh dị ứng do quá mẫn typ I Bệnh dị ứng Atopy Khi tiếp xúc với dị nguyên lần đầu, cơ thể sản xuất nhiều IgE bám vào bề mặt tế bào mast và bạch cầu ái kiềm [11]. Dị nguyên xâm nhập lần sau sẽ kết hợp với IgE ngay trên bề mặt tế bào mast và bạch cầu ái kiềm → AMPv giảm xuống → hoạt hóa tế bào, giải phóng các chất trung gian hóa học vào máu (Histamin, Leucotrien,…) gây ra phản ứng dị ứng [11]. Phản vệ Bệnh lý qua trung gian chất vận mạch [...]... thí nghiệm của Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội một tuần trước khi tiến hành nghiên cứu bằng thức ăn chuẩn (Do viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sản xuất) 2.2 Nội dung nghiên cứu - Kiểm tra chất lượng dược liệu đầu vào cho nghiên cứu - Điều chế cao đặc bài thuốc - Xây dựng tiêu chuẩn cao đặc - Dự kiến tiêu chuẩn cao đặc bài thuốc - Thử tác dụng chống viêm của cao đặc 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1... chấm sắc kí của vị thuốc và cao đặc là như nhau, tất cả tiến hành trong cùng điều kiện So sánh các vết trên sắc ký đồ của vị thuốc và cao đặc Nếu trong sắc ký đồ của cao đặc có các vết tương đương với vết trong sắc ký đồ của vị thuốc cả về màu sắc và Rf thì có thể sơ bộ xác định trong cao đặc có chứa vị thuốc đó [3], [4], [5], [10] 2.3.4 Dự kiến tiêu chuẩn cao đặc + Yêu cầu chất lượng: Dựa vào kết quả... vàng có tác dụng làm hạ huyết áp trên chó và người bệnh, có thể là hiệu quả của tác dụng ức chế phản xạ vận mạch có nguồn gốc trung tâm và tác dụng ức chế adrenalin Cao lỏng của cúc hoa vàng gây hạ huyết áp thỏ nhưng tác dụng không bền vững [17] + Tác dụng trên mạch: làm tăng độ bền mao mạch ruột thỏ cô lập [17] + Tác dụng kháng khuẩn: Cao lỏng cúc hoa vàng có tác dụng kháng khuẩn đối với Bacillus mycoides,... bì 10g Ké đầu ngựa 16g Cúc hoa vàng 14g Tô mộc 12g Xuất xứ bài thuốc: Bài thuốc do PGS.TS Vũ Văn Điền đã xây dựng nên, dựa trên cơ sở sau: + Dựa vào lý luận của YHCT, các triệu chứng biểu hiện của bệnh dị ứng + Dựa vào tính năng của các vị thuốc phù hợp để điều trị bệnh dị ứng + Dựa vào tác dụng dược lý và thành phần hóa học của các vị thuốc đã được chứng minh có tác dụng chống dị ứng Công năng:... tràng chỉ lỵ [8] - Tác dụng dược lý theo YHHĐ: + Tác dụng kháng histamine: Tô mộc có tác dụng kháng histamine và bảo vệ chống lại độc tính của nọc rắn, nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự của chuột nhắt tiêm nọc rắn hổ mang [18] + Tác dụng kháng khuẩn: ức chế một số chủng vi khuẩn: trực khuẩn bạch cầu, tụ cầu vàng, phế cầu, trực khuẩn mủ xanh, một số nấm men,…[18] + Tác dụng diệt amip lỵ... lượng cao (g) m2: Tổng khối lượng chén nung và tro sau khi nung (g) H: Độ ẩm cao đặc (%) 2.3.3.2 Định tính các nhóm chất hữu cơ: Phương pháp hóa thực vật thường quy Căn cứ các nhóm chất hóa học có trong các vị thuốc của bài thuốc để định hướng định tính Tiến hành phản ứng với các thuốc thử chung và thuốc thử đặc hiệu của từng nhóm chất [3], [4], [5], [16] 25 2.3.3.3 Kiểm tra các vị thuốc trong cao đặc. .. môi, cô cách thủy được cao lỏng 1:1 thì phối hợp cao của 7 vị thuốc, cô cách thủy đến khi thu được cao đặc [9] Tiến hành chiết 3 mẻ Xác định hiệu suất chiết cao và tỷ lệ cao đặc thu được theo công thức: Trong đó: H: Hiệu suất chiết cao (%) m2: Tổng khối lượng các dược liệu sử dụng để chiết cao (g) m1: Khối lượng cao đặc thu được (g) 24 2.3.3 Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cao đặc 2.3.3.1 Khảo sát các... Tác dụng dược lý theo YHHĐ + Tác dụng chống dị ứng: Vỏ núc nác có tác dụng chống dị ứng và tăng sức đề kháng của cơ thể với một số tác nhân gây hại [18] Làm giảm độ thấm mạch máu ở chuột đã được gây mẫn cảm bằng lòng trắng trứng hoặc ở nơi đã tiêm trong da chất formalin hay histamine cho chuột bình thường [18] + Tác dụng chống viêm: Núc nác có tác dụng ức chế giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm, tác. .. trì tính thẩm thấu của mạch máu một cách bình thường, giảm tính giòn của thành mạch máu [8] Tác dụng ức chế co bóp cơ trơn: nước sắc trần bì trên tiêu bản ruột cô lập của thỏ và chuột nhắt trắng có tác dụng ức chế co bóp ruột [18] Tác dụng chống viêm, chống loét, lợi mật: Hesperidin không có tác dụng làm giảm phù chân chuột do formaldehyde gây nên Methylhesperidin có tác dụng ức chế loét dạ dày gây... cống trắng có tác dụng lợi mật rõ rệt [18] + Tác dụng bảo vệ tế bào gan: Có tác dụng bảo vệ tế bào gan trước tác hại của tia X ở chuột nhắt trắng [18] 15 Tác dụng khác: / Tinh dầu có trong Trần bì có tác dụng kích thích vị tràng, tăng phân tiết dịch tiêu hóa, bài trừ khí tích trong ruột [8] ./ Hesperidin có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột cống trắng được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn gây xơ . dụng các vị thuốc chữa dị ứng. Do đó việc nghiên cứu bài thuốc chống dị ứng là cần thiết. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu điều chế cao đặc và thử một số tác dụng sinh học của. HÀ NỘI_2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI LÊ THU TRANG NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO ĐẶC VÀ THỬ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BÀI THUỐC NUNA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI LÊ THU TRANG NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO ĐẶC VÀ THỬ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BÀI THUỐC NUNA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ