Nghiên cứu hóa học và một số tác dụng sinh học của bài thuốc (ST) theo hướng tác dụng hạ glucose huyết Nghiên cứu hóa học và một số tác dụng sinh học của bài thuốc (ST) theo hướng tác dụng hạ glucose huyết Nghiên cứu hóa học và một số tác dụng sinh học của bài thuốc (ST) theo hướng tác dụng hạ glucose huyết Nghiên cứu hóa học và một số tác dụng sinh học của bài thuốc (ST) theo hướng tác dụng hạ glucose huyết Nghiên cứu hóa học và một số tác dụng sinh học của bài thuốc (ST) theo hướng tác dụng hạ glucose huyết Nghiên cứu hóa học và một số tác dụng sinh học của bài thuốc (ST) theo hướng tác dụng hạ glucose huyết Nghiên cứu hóa học và một số tác dụng sinh học của bài thuốc (ST) theo hướng tác dụng hạ glucose huyết Nghiên cứu hóa học và một số tác dụng sinh học của bài thuốc (ST) theo hướng tác dụng hạ glucose huyết Nghiên cứu hóa học và một số tác dụng sinh học của bài thuốc (ST) theo hướng tác dụng hạ glucose huyết Nghiên cứu hóa học và một số tác dụng sinh học của bài thuốc (ST) theo hướng tác dụng hạ glucose huyết
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
HOÀNG THANH LOAN
NGHIÊN CỨU HOÁ HỌC VÀ MỘT SỐ TAC DUNG SINH HOC CUA BAI THUOC
(ST) THEO HUGNG TAC DUNG HA GLUCOSE HUYET
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
HỒNG THANH LOAN
NGHIÊN CỨU HỐ HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BÀI THUÔC
(ST) THEO HƯỚNG TÁC DỤNG HA GLUCOSE HUYET
Trang 3LOI CAM ON
Với tât cả sự kính trọng, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đên
PGS.TS Vũ Văn Điền - Bộ môn Dược học cỗ truyền Đại học Dược Hà Nội và
PGS TS Nguyễn Trân Thị Giáng Hương - Bộ môn Dược lý Đại học Y Hà Nội,
những người đã luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn, động viên khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ts Phạm Thị Vân Anh cùng các anh chị kỹ thuật viên bộ môn Dược lý trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi thực hiện thí nghiệm
dược lý Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên bộ môn
Dược học cô truyền đã tạo điêu kiện đê tơi hồn thành khóa luận này
Cuôi cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã động viên,
khích lệ tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận
Hà Nội, tháng I1 năm 2012
Học viên
Trang 4MỤC LỤC
7.001.061 1 Chương 1 TÔNG (QUAIN 2 5-5 <5 se e9 se eeeeeeseeesee 2
1.1 TÓM TẮT ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐTĐ: 7c ccccccce2 2
1.1.1 THEO QUAN ĐIÊM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI: 5 2
1.1.2 THEO QUAN ĐIẾM CỦA Y HỌC CÔ TRUYẺN 9 1.2 BAI THUOC ST NGHIEN CUU o ececsecsesssesesnesnesseesecsneesneneeneenseens 11
1.2.1 COng thurc: .cccessssnecsccccecececssccssscssssseacseeeeeeeeseesesesseseseeseneeass 11 1.2.2 Tóm tắt thông tin về các vị thuốc trong bài thuốc ST 12
Chương 2 NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 5- 2< sex vservzeevseerreevrservsee 24
2.1 Nguyên liệu, phương tiện nghiên CỨU: . - 55 s5 5s x3 24 2.2 Phương pháp nghiÊn CỨU: - - c5 5S 13031 1193389555111, 25
2.2.1 Kiểm tra chất lượng của các vị thuốc đầu vào cho nghiên cứu: 25 2.2.2 Điều chế cao đặc bài thuốc STT: 2s ss+e+sss se seseesseeecea 25
2.2.3 Nghiên cứu thành phần hóa học và xây dựng tiêu chuẩn cao đặc
1000 26
2.2.4 Đánh giá độc tính cấp của cao đặc bài thuốc ST: 27 2.2.5 Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của cao đặc bài thuốc ST 28
2.2.6 Xử lý sỐ liệu: .- 5 1H SĐT TT HH nh ru 30
Chương 3 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUÁ .5-5 - -5 5s es 31 3.1 Nghiên cứu thành phần hóa học và chuẩn hóa cao đặc bài thuốc ST 31
3.1.1 Kiểm tra chất lượng dược liệu đầu vào cho nghiên cứu 31 3.1.2 Điều chế cao đặc bài thuốc STT: - se sec se veeeeesrsrsez 43
Trang 53.2 Đánh giá độc tính cấp và một số tác dụng hạ glucose huyết của cao đặc 210100 -.ŒÄHAHHBH)H ,ÔỎ 57 3.2.1 Đánh giá độc tính cấp . - + 2< xxx rrerrrreee 57 3.2.2 Nghiên cứu một số tác dụng hạ glucose huyết của cao đặc bài "n0 58 Chương 4 BÀN LUẬN .s 2 2 << e2 9s se 99 se 67
4.1 Nghiên cứu về thành phân hóa hóa học và tiêu chuẩn hóa cao đặc 67
4.2 Đánh giá về độc tính cấp và tác dụng hạ glucose huyết 71 4.2.1 Độc tinh cap ctia Da: thUGC cesses cscssessecsesessseseseseevscscseessseees 71 4.2.2 Tác dụng hạ glucose huyết trên chuột có GH bình thường: 72 4.2.3 Tác dụng hạ GH trên chuột gây đái tháo đường bằng Alloxan: 73 4.2.4 Test dung nap glucose trên chuột đái tháo đường 75 4.2.5 Tác dụng trên chuột gây tăng đường huyết bằng adrenalin 75 KÉT LUẬN VÀ ĐỂ XU ẤTT -5-° se se sư eoseeseeseseseeese TT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt | Chú giải ADA American diabetes Association BT Bài thuốc
DĐVNIV | Dược điển Việt Nam xuất bản lần 4
DTD Đái tháo đường CH Cholesterol
WHO World health organization GH Glucose huyét
HbAlc (Glycohemoglobin), Gắn phân tử Glucose với huyết sắc tố Hb HDL High density lipoprotein
LDL Low density lipoprotein TZD Thiazolidinion
FBG fasting blood glucose insulin huyét thanh lic déi FINS fasting serum insulin
ISI insulin sensitive index IRI insulin resistance index
RIA Radio- Immunoassay (mién dich phéng xa) ELISA Enzyme linked Immunosorbent Assay
RT-PCR | Real- Time Polymease Chain Reaction STZ Streptozocin SX San xuat GLUT 2 Gen van chuyén glucose TG Triglyceride TT Thuốc thử SKLM Sắc kí lớp mỏng
GAP Good agricultrue practice YHCT Y hoc cé truyén
YHHD Y hoc hién dai
Trang 7DANH MUC BANG
Bang 3.1 Kết quả xác định độ âm cát căn -2-+©22©scs+e+rzreeesrsred 33 Bảng 3.2 Kết quả xác định độ âm hoàng kỳ - - 5-5-5 cscczcscececxet 34
Bảng 3.3 Hàm lượng chất chiết được băng nước trong hoàng kỳ 35 Bảng 3.4 Kết quả xác định độ âm mạch môn 2-2 £+ set 36 Bảng 3.5 Hàm lượng chất chiết được bằng nước trong mạch môn 37
Bảng 3.6 Kết quả xác định độ âm sinh địa - + 25s zscszrzrecereee 39 Bảng 3.7 Kết quả xác định độ âm thương truật 2-2-5 + scs+eszsceẻ Al
Bang 3.8 Ham lượng tinh dầu trong thương truật . - 5s 55s: Al
Bảng 3.9 Kết quả xác định độ âm tri mẫu + 2+ 2£ ££z£zcecerxez 43
Bảng 3.10 Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong cao đặc bài thuốc 49 Bảng 3.11 Kết quả định lượng saponin trong cao đặc bài thuốc 50
Bảng 3.12 Kết quả xác định độ âm cao đặc bài thuốc se se sss+ 51
Bảng 3.13 Hàm lượng chất chiết được bằng nước của cao đặc 51 Bảng 3.14 Kết quả đo pH dung dich cao 1 2-5-5 s2 s£scscecxet 51 Bảng 3.15 Kết quả xác định tro toàn phần của cao đặc -. 5c: 52 Bảng 3.16: Ảnh hưởng của cao đặc bài thuốc ST lên nồng độ GH 59
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của cao đặc bài thuốc ST lên nông độ GH của chuột
nhat trang gay DTD bằng alloxan - 225 55csccseezsrered 62 Bang 3.18: Ảnh hưởng của cao đặc bài thuốc ST trên test dung nap glucose 6
chuột nhắt gây DTD bang alloxan - 2 2 scs+z+sz£zcsced 64 Bảng 3.19: Ảnh hưởng của cao đặc bài thuốc ST trên mô hình gây tăng GH
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Ảnh vị thuốc cát căn _ 31 Hình 3.2 Ảnh đặc điểm bột cát căn + ¿S2 S2 Sex reeree 31 Hình 3.3 Sắc ký đỗ cát căn - + 2< HT 2 1 g1 1 xe, 32 Hình 3.4 Ảnh thuốc phiến hoàng kkỳ - - se gxeesrxrxreeerxee 33 Hình 3.5 Ảnh đặc điểm bột hoàng kỳ . - + +52 5 csEcxEsrrreeerkee 33
Hình 3.6 Ảnh vị thuốc mạch mơƠn -2- ©- ksEE E2 ESESESE2Es Sex ree 35
Hình 3.7 Ảnh đặc điểm bột mạch môn 2 2 2+2 +E+s+£z£z+e+ezrsred 35 Hình 3.8 Ảnh vị thuốc sinh địa + + + 2< S552 S2 EE+E£ESEEExeEekerkrerrered 38 Hình 3.9 Ảnh đặc điểm bột sinh địa . - 2525 5+ ceceecsrererrerred 38 Hình 3.10 Ảnh thuốc phiến thương truật 2-22s+s+£+£z+z+ezzzved 40 Hình 3.11 Ảnh đặc điểm bột thương truật - + 2-2-5 + z£scececxee 40 Hình 3.12 Ảnh thuốc phiến tri mẫu . - - 2 + 2< £s2£zs£+Ez£zzcerxez 42 Hình 3.13 Sơ đồ bào chế cao đặc bài thuốc ST 2-2-5 2 scs+ezzsred 44 Hình 3.14 Sắc ký đồ cát -:- kh HT T3 1 x1 re 54 Hình 3.15 Sắc ký đồ hoàng sư HE cv HE g rưtce reo 54
Hình 3.16 Sắc ký đồ mạch môn và cao đặc . se css+s+z se szseszssez 56
Hình 3.17 Sắc ký đồ sinh địa và cao đặc -. -¿ -5- se cseccrrererree 56
Trang 9DAT VAN DE
Bệnh đái tháo đường (ĐT) là một bệnh rỗi loạn chuyển hoá glucose mạn tính voi su tang glucose huyét do thiéu tuong đối hoặc tuyệt đối insulin [1], [8], [9],
[17], [24], là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và Việt Nam, có nhiều biến chứng mạn tính cũng như cấp tính, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết và có xu hướng gia tăng cùng với sự phát triển mạnh của kinh tế - xã hội Đến nay chưa
có thuốc điều trị đặc hiệu nên người bị bệnh phải sống chung với bệnh gần như suốt
đời và phải thường xuyên dùng thuốc hỗ trợ điều trị để hạn chế sự tăng nhanh và
biến chứng của bệnh Khi dùng thuốc tây y điều trị ĐTĐ thì hiệu quả giảm đường
huyết nhanh nhưng hầu hết chúng đều kèm theo tác dụng bắt lợi và người bệnh có xu hướng phải tăng liều hoặc thay thuốc, mặt khác giá thuốc tây y thường cao khiến người bệnh khó có khả năng chỉ trả khi dùng thuốc kéo đài Trong khi đó nhiều vị thuốc, bài thuốc đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị ĐTĐ tương đối tốt, giá thành
không cao, rất ít tác dụng phụ [11], [14], [21], [26] Các chuyên gia của WHO về
ĐTĐ đã khuyến nghị, nên phát triển và sản xuất các thuốc điều trị ĐTĐ có nguồn
gốc thảo dược, vì đây là nguồn dược liệu sẵn có, dễ sử dụng, giá thành phù hợp với thu
nhập của đa số người dân, dễ được cộng đồng chấp nhận, đặc biệt là đối với các nước
kém phát triển [37], [41], [66], [73]
Tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác
dụng hạ glucose huyết của các vị thuốc riêng lẻ: Sinh địa, tri mẫu, cát căn, mạch mơn,
hồng kỳ, thương truật và đã chứng minh được chúng có tác dụng hạ glucose huyết tối Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự phối hợp của các được liệu trên trong bài thuốc (bài thuốc ST) theo nguyên lý ngũ hành của Y học cỗ truyền
Đề góp phẩần tạo thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị ĐTĐ nguồn gốc từ dược liệu, chúng tôi tiến hành đề tài: “Wghiên cứu hoá học và một số tác dụng sinh học của bài thuốc (ST) theo hướng tác dụng hạ glucose huyết” với các mục tiêu sau:
1 Khảo sát thành phần hóa học hướng tới xây dựng tiêu chuẩn kiểm
nghiệm cao đặc bài thuốc ST
2 Đánh giá độc tính cấp và một số tác dụng hạ glucose huyết của cao
Trang 10Chuong 1 TONG QUAN
1.1 TOM TAT DAI CUONG VE BENH DTD: 1.1.1 THEO QUAN DIEM CUA Y HOC HIEN DAI: 1.1.1.1 Định nghĩa DTD:
Tháng 1 năm 2003, các chuyên gia thuộc “Ủy ban chân đoán và phân loại bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ” đưa ra định nghĩa về ĐTĐ như sau:
DTD 1a mét nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc điểm là tăng glucose huyết, hậu
quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết trong hoạt động của insulin; hoặc
cả hai Tăng glucose huyết mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần
kinh, tim và mạch mau [25],[66], [73], [74]
1.1.1.2 Phân loại:
Theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA — 1997):
* ĐTĐ type I (phụ thuộc insulin): Do tổn thương hoặc suy giảm chức năng tế bào của tiểu đảo Langerhans của tụy Thường xuất hiện ở người trẻ tuổi (10-20 tuổi) Nguyên nhân: - Do tựmiễn - _ Do bệnh lý của tuy - Do các loại thuốc và hoá chất độc gây rối loạn chức năng tế bào B (Dilantin, Pentamidine )
- _ Do các bệnh nội tiết khác, bệnh nhiễm trùng
- _ Liên quan đến dinh dưỡng - - Không rõ nguyên nhân [9], [25]
* DTP rype 2 (không phụ thuộc insulin): Thường xuất hiện ở người lớn tuổi hơn,
tuy nhiên người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh, đặc biệt là người Châu Á, người béo
phì, gia đình có người bị ĐT [8], [16], [17]
Nguyên nhân:
Trang 11- Do khuyết tật về gen trong hoạt động của insulin - Do kháng thể tranh chấp với insulin tại thụ thé
- Do thuốc: dùng thuốc điều trị bệnh không đúng cách (acid nicotinic, glucocorticoid, d6i khang a adrenergic, thiazid, hormon tuyến giáp [24], [41]
* ĐTĐ liên quan đến hội chứng về gen [25]
* ĐTĐ thai nghén: là phụ nữ có thai có rối loạn dung nạp glucose hoặc ĐTĐ khởi phát trong thời kỳ mang thai [22] Loại trừ các trường hợp:
- Các thai phụ được chân dodn DTD trước khi có thai
- Các thai phụ đang mắc bệnh hoặc dùng các thuốc có ảnh hưởng tới chuyển
hoá đường [22], [241]
1.1.1.3 Dịch tễ đái tháo đường
a Trên thế giới:
Bệnh ĐTĐ có tốc độ phát triển nhanh vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, là bệnh không lây phát triển nhanh nhất, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng
thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển [1], [9] nhưng bệnh cũng được xem là “đại
dịch” ở các nước đang phát triển, trong đó đa số là ĐTĐ type 2 Sự bùng né DTD type 2 và những biến chứng của nó đang là thách thức lớn đối với cộng đồng [ 17]
Năm 1994 cả thế giới có 110 triệu người mắc bệnh DTD
Năm 2006 cả thế giới đã có 246 triệu người mac bénh DTD
Theo dự báo của WHO năm 2025 sẽ có 300 - 330 triệu người mac bénh DTD
chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu, quỹ ĐTĐ thế giới đự báo sẽ có từ 300 -339 triệu
người mắc bệnh, trong đó ở các nước phát triển tăng 42%, ở các nước đang phát
triển tăng 170% [24], [25], [37]
Tỷ lệ bệnh tăng nhanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển là do có sự thay đổi
nhanh chóng về lối sống, thói quen ăn uống và ít vận động thể lực [18]
DTD thai ky cũng là một vấn đề đáng lo ngại bởi nguy cơ phát triển thành DTD véi ty 16 cao (30 - 60%) và có thể gây biến chứng cho mẹ và thai nhi Theo hiệp hội ĐTĐ Mỹ (2000) tỷ lệ ĐTĐ thai ky là 7% và dao động trong khoảng 1 -
Trang 12Chi phí điều trị DTD là một khoản không nhỏ, mỗi năm thế giới phải chỉ khoảng 215 - 375 tỷ USD trong đó 90 tỷ cho chỉ phí trực tiếp và 20 tỷ cho chi phí
gián tiếp [47], [66], [73] b O Viét Nam:
Việt Nam là nước đang phát triển nên tình hình ĐTĐ có xu hướng gia tăng đặc
biệt ở các thành phó lớn [1], [8], [9]
Năm 2001 tỷ lệ mac DTD ở khu vực nội thành của 4 thành phố lớn là Hà Nội -
Hải Phòng - Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh là 4%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1% Năm 2003 tỷ lệ ĐTĐ ở Hà Nội tăng lên 4,2% và năm 2005 tỷ lệ mắc bệnh ở Hà Nội là 6,7% dân số Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng nhanh trên toàn quốc: theo
điều tra của viện nội tiết TW (2002) tỷ lệ mac DTD chung cả nước là 2,7% (trong
đó thành phố 4,4%, đồng bằng 2,7%, trung du 2,2%, miền núi 2,1%), đến tháng 10/2008 tỷ lệ này là 5% và ở một số thành phó lớn là 7,2% Các yếu tố nguy cơ phổ
biến nhất là BMI cao (18,6%), tăng huyết áp (16,8%), ít hoạt động thể lực (12%), vòng eo lớn (9,9%), 40,8% là đối tượng từ 30 - 64 tuổi có một hoặc nhiều yếu tố
nguy co [1], [9], [21]
Theo một số nghiên cứu về ĐTĐ thai kỳ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ khoảng 3,6 - 3,9% , đến năm 2002 là 5,7%, DTD thai kỳ có
tương quan tỷ lệ thuận với tuổi của bà mẹ khi mang thai nhất là khi bà mẹ mang thai
ở tuổi trên 35 [22], [24], [34]
Chi phi diéu tri DTD ở Việt Nam có nhiều tốn kém hơn và điều trị khó khăn
hơn vì người bệnh đến khám muộn, thậm chí có nhiều biến chứng mới đến khám
Theo điều tra của quỹ “International Insulin Foundation” chỉ phí cho điều trị DTD tại Việt Nam trong năm 2007 đã vượt quá 660 triệu USD Một khảo sát về chỉ phí
điều trị ĐTĐ ở bệnh viện Bạch Mai cho thấy: chi phí thuốc chiếm 67,8% so với chỉ
phí điều trị trực tiếp, cao hơn nhiều so với các nước khác như Australia tỷ lệ này
xấp xỉ 50% hay ở Nam Mỹ và Caribê là 52,7% [1], [24], [25]
1.1.1.4 Chan dodn
Trang 13(1) HbAIc > 6,5 %
Xét nghiém thuc hién tai phOng xét nghiém str dung phuong phap chuan, danh gid đường huyết 2 - 3 tháng:
- Đái tháo đường: HbA1c > 6,5% (47 mmol/l)
- Tiền-đái tháo đường: HbAlc trong khoảng 5,7% - 6,4% (39-46 mmol/l) (2) Đường huyết đói > 126 mg/dI (7,0 mmol/l), là đường huyết đo ở thời điểm
nhịn đói ít nhất 8 giờ
(3) Dudng huyét sau 2 gid > 200 mg/dl (11,1mmol/1) khi làm test dung nạp Glucose Test dung nap glucose, su dung dung dich 75g glucose
(4) Dựa vào triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết, kết hợp xét nghiệm
đường huyết ngẫu nhiên > 200 mg/dl (11,1 mmol/])
Xét nghiệm HbA 1c mới được đưa vào năm 2010 có ưu điểm và hạn chế sau:
+ Thuận tiện hơn, ổn định: Bệnh nhân không cần phải nhịn đói hơn 8 giờ (xét
nghiệm glucose huyết tương lúc đói), không phải lẫy nhiều mẫu máu trong vài giờ (test dung nạp Glucose), phản ánh lượng glucose trung bình trong máu trong 2 - 3 tháng qua, lẫy máu bất kì khi nào, mẫu máu ổn định có thể được lưu trữ ở nhiệt độ phòng lâu hơn so với mẫu máu dé xét nghiém glucose
+ Hạn chế: Không dùng cho người xuất huyết nặng, mang thai và thiếu máu Vì những trường hợp này tốc độ sản xuất hồng cầu cao hơn bình thường, kết quả HbAIc sẽ không chính xác Những người có bệnh thận mãn tính, bệnh gan, rối loạn
về máu như thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do thiếu vitamin B12 và các biến thể
hemoglobin sẽ gây biến đổi, rối loạn hemoglobin kết quả sẽ không chính xác [66], [73], [76]
1.1.1.5 Điều trị ĐTĐ :
Bệnh ĐTĐ thường gây biến chứng nhiều cơ quan, tốn thương rất đa dang, dé lại hậu quả nghiêm trọng, nên việc điều trị cần phối hợp hài hoà giữa chế độ ăn
Trang 14a Chế độ ăn uỗng:
Cần có chế độ ăn uống hợp lí, chế độ ăn uống phụ thuộc vào các yếu tố như: Type ĐTĐ; tình trạng cơ thể béo, gầy; lượng mỡ bất thường trong máu; có biến chứng hay chưa; thuốc đang điều trị Tuy nhiên có một số nguyên tắc chung sau:
- Đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường, trong những trường hợp
đặc biệt (lao động nặng nhọc, luyện tập thé thao ) thì cần bố sung một lượng calo
thích hợp [17], [24]
- Tỷ lệ các thành phần của khâu phần ăn cân đối, hạn chế các loại đường hấp
thu nhanh và chất béo bão hòa
- Đủ các vitamin và khoáng chất
- Chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp, không làm glucose máu tăng đột ngột, giờ ăn
phải đều nhau, tối thiểu phải có một bữa phụ giữa các bữa chính và chế độ ăn trước
khi di ngu [8], [26]
b Vận động thể lực, nghỉ ngơi:
Vận động thể lực làm tăng nhạy cảm của insulin do tăng số lượng và chất lượng của recepfor insulin của tế bào Vận động thể lực cũng giúp cải thiện đường huyết lúc đói và sau ăn Ngoài ra tập luyện còn làm giảm nồng d6 LDL, TG va tang nồng dé HDL Nhưng cần có chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lí, thường xuyên, phù hợp với thể trạng của từng người, tránh các stress [9], [26]
c Điều trị băng thuốc:
+ Mục tiêu chung: Đặc trưng cơ bản của bệnh DTD 1A tình trạng tăng đường huyết
Do đó mục tiêu điều trị ĐTĐ là kiểm soát đường huyết, nhằm kéo dài tình trạng
ĐTĐ không biến chứng cấp hoặc phòng ngừa các biến chứng về sau Nếu một hoặc vài biến chứng đã xảy ra, việc kiểm soát tốt đường huyết giúp làm ngưng hoặc
chậm lại điễn tiến của biến chứng [16], [66]
+ Mục tiêu cụ thể:
- Phục hồi và duy trì một thể trạng hợp lý (hoặc phát triển bình thường đối Với người trẻ)
- Làm giảm triệu chứng tăng đường huyết và đường niệu
Trang 15Các thuốc hay được dùng gôm:
+ nsulin: Do tế bào B đảo Langerhans tiết ra, thường dùng cho DTD type 1, ngoai ra còn dùng phối hợp với các thuốc khác trong điều trị ĐTĐ type 2 khi các thuốc chống ĐTĐ tổng hợp không còn hiệu quả
- Tác dụng: Làm giảm glucose máu do tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào, đặc biệt tế bào gan, cơ, mô mỡ để tế bào sử dụng tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể
Insulin có thể được chiết từ tuyến tuy của bò hoặc lợn, bán tổng hợp hoặc dùng phương pháp tái tổ hợp gen
Dựa trên thời gian tác dụng, các chế phâm insulin được phân thành: Insulin tác dụng nhanh: Actrapid Hmgc
Insulin tác dụng trung bình: Semilente MC Insulin tác dụng hỗn hợp: Mixtard Hmge
Insulin tác dụng chậm: Endopancrin, Zinc Protamin
Insulin tác dụng kéo dài: Ultralente [2], [7], [8] [16], [24]
+ Sulfonylurea (SH): 1a thuéc tổng hợp các sulfamid được dùng phổ biến để điều trị DTD type 2
Tác dụng: Kích thích trực tiếp tế bào B dao Langerhans cua tuyén tuy ting sản xuất insulin dẫn đến làm giảm nông độ glucose máu, mặt khác các thuốc này làm giảm tính kháng 1nsulin
Dựa vào cường độ tác dụng của SH, các SH được chia làm 2 loại:
- SH thé hé I gom: Tolbutamid, tolazamid, chlopropamid, acetohexamid,
carbutamid có hoạt tính sinh học yếu, thời gian tác dụng kéo dài nên có nguy cơ gây hạ đường huyết dưới mức bình thường do đó không còn sử dụng trên lâm sàng
- §H thế hệ II gôm: Glipizid, glibenclamid, gliclazid có tác dụng mạnh hơn SH thế hệ I [2], [7] [8], [16], [24], [66], [74]
+ Dan xuất Biaguanid:
Trang 16- Tác dụng phụ: Có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là nguy cơ gây nhiễm toan acid lactic nên việc sử dụng các biaguanid ngày càng hạn chế Metformin là thuốc duy nhất trong nhóm được chỉ định rộng rãi trong điều trị ĐTĐ type 2, đặc biệt là
DTD type 2 thé béo
+ Thudc uc ché a-glucosidase:
Tiêu biêu cho nhóm thudc nay 1a Acarbose
- Tác dụng: làm giảm và chậm hấp thu carbohydrat ở ruột non, chống tăng glucose huyết sau khi ăn do ức chế ơ - glucosidase Khác với SH, Acarbose không làm tăng tiết insulin, không làm hạ đường huyết, thường dùng điều trị ĐTĐ type 2 đơn thuần hoặc phối hợp với SH [14]
- Tác dụng phụ: thường gặp trên tiêu hóa như đầy chướng và đau bụng, tiêu chảy, buồn nơn Ngồi ra gây rối loạn chức năng gan, ngứa, phát ban [2], [7], [8],
[16], [24], [41], [66], [74]
+ Cac Thiazolidindion (TZD)
- Tác dụng: Làm tăng nhạy cảm của 1nsulin ở mô đích, làm giảm sự kháng insulin, tăng nhập glucose vào tế bào và tăng chuyển hố glucose ở các mơ mỡ, mô cơ, có thể phục hồi lại nồng độ glucose huyết về bình thường mà không gây hạ đường huyết, nhưng nếu dùng cùng SH và insulin thì có thê gây hạ đường huyết và
cần phải chỉnh liều
Ngoài ra TZD còn có tác dụng phân bố lại mỡ (làm giảm mỡ nội tạng và tăng khối lượng mỡ dưới da) tuy nhiên nếu đùng một mình các TZD không làm tăng cân - Tác dụng phụ: Gây thiếu máu nhẹ và gây tổn thương gan, dẫn đến suy gan không hồi phục và có thể tử vong do suy gan
Các thuốc điều trị ĐTĐ nói trên đều có hiệu quả điều trị nhanh, mạnh nhưng cũng kèm theo nhiều tác dụng phụ và độc tính khi dùng kéo dai [2], [7], [8], [16],
Trang 171.1.2 THEO QUAN DIEM CUA Y HOC CO TRUYEN
1.1.2.1 Khái niệm:
Đái đường thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cô truyền, biểu hiện người nóng, háo khát, gầy, môi miệng khô, ăn nhiều, uống nhiều, tiêu nhiều, thể hiện của chứng âm hư nội nhiệt (chứng tam đa nhất thiểu: uống nhiều, tiêu nhiều, ăn
nhiều mà người vẫn gầy còm) [21], [26], [27], [28, [29], [23]
1.1.2.2 Nguyên nhân chung:
Do nghiện rượu hoặc ăn nhiều thứ béo ngọt, ăn uống không điều độ, do sang chấn tinh thần tạo thành hoả nhiệt, uất nhiệt, làm phần âm của các tạng phủ như:
phế, tâm, vị, thận bị hao tốn Hỏa làm tiêu hao chân âm (thận), chất dịch bị khô kiệt,
thận âm hư không tàng trữ tinh hoa của ngũ cốc gây tiểu tiện ra chất đường: hỏa làm phế âm hư gây chứng khát, làm vị âm hư gây đói, người gầy
Âm hư kết hợp với táo nhiệt gây tiêu hao tân dịch ở phế, vị và âm tinh của thận Vì âm hư chủ yếu là ở thận, thận âm hư thường liên lụy đến thận dương, dẫn đến âm dương đều hư nên bệnh kéo dài [21], [26], [27], [28, [28], [29], [33]
1.1.2.3 Phương pháp điều trị
- Lay dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch là cơ sở, nhưng trên lâm sàng tùy theo biểu hiện triệu chứng của bệnh mà gia giảm cho thích hợp, chữa cả chứng và gốc bệnh, nếu thiên về khát nhiều cần gia giảm để giảm khát, nếu thiên về đói nhiều, tiểu nhiều thì gia giảm để hạn chế đói, tiểu nhiều Vì thận là gốc của âm dich và là nơi tàng trữ tinh vi của thuỷ cốc nên vẫn lấy bố thận âm là chính
- Ngồi ra, đơng y còn chữa bệnh tiêu khát bằng châm cứu, cũng dựa trên nguyên tắc: bổ hư và thanh nhiệt nhưng ít dùng
- Mặt khác người ta còn căn cứ vào triệu chứng thiên lệch chủ yếu về khát,
về đói, về tiêu tiện để phân ra vị trí và tạng phủ, chia ra các loại hình của bệnh đề có cách chữa, dùng thuốc hợp lí Thường người ta căn cứ vào 3 vị trí bệnh [21], [26],
[27], [28, [28], [29], [33] nhu sau:
Thượng tiêu: do phế ủng trệ hóa nhiệt hoặc do tạng khác (vị, tâm) nhiệt
Trang 18Triệu chứng: miệng khát, uống nhiêu, cổ họng khô táo, tiểu tiện nhiều lần, chất lưỡi
đỏ, rêu vàng, mạch sác là chứng thiên về nhiệt, do tâm hỏa hoặc vị hỏa chưng đốt
vào phế làm cho phế dịch bị hao tốn mà sinh ra; nếu tiêu nhiều, người gầy nhanh,
mệt mỏi yếu sức, thở ngắn, mạch tram tri 1a chứng thiên về hàn, do khí với tân đều
suy hao mà sinh ra [33]
Trung tiêu: Do vị hỏa tích nhiệt, gây hao tổn chất tinh vi, tỉnh huyết bị tổn thương mà sinh ra
Triệu chứng: Ăn nhiều, chóng đói, người gầy nhanh, có khi đại tiện bí kết, tiểu tiện
vàng đó và di tiểu nhiều lần, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt sác
Hạ tiêu: Do thận âm suy tốn không tàng trữ được chất tinh vi dinh dưỡng, không liễm dương, đương uất sinh nhiệt; vị khí suy tốn không chưng hóa được tân
dịch hoặc do ty táo mà sinh ra âm hư
Triệu chứng: miệng khát, uống nhiều, tiểu nhiều, người nóng nảy, vật vã, chất lưỡi đỏ, không rêu, mạch trầm tế sác [27], [ 28], [29], [33]
1.1.2.4 Thuốc điều trị:
- Theo YHCT bệnh đái tháo đường thuộc chứng tiêu khát do âm hư thường do thận âm hư gây ra, biểu hiện người khô háo khát, nóng, thích uống nước mát, uống nhiều nước Khi điều trị thường dùng các vị thuốc, bài thuốc có tác dụng
dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân, tư âm giáng hỏa; các vị thuốc như: sinh địa, huyền sâm, tri mẫu, hoài sơn, cát căn, mạch môn, thiên môn, thiên hoa phan, cau kỉ tử các bài thuốc như Đại bố âm hoàn, sinh mạch tán, lục vị hoàn, tam tài thang từ các bai nay gia giảm cho thích hợp với bệnh cảnh của từng cá nhân [14], [18], [19],
[21], [26], [28], [29], [33], [34]
- Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học đã có nhiều nghiên cứu về dược lí chứng minh tác dụng của vị thuốc và bài thuốc, nghiên cứu
chuyển dạng bào chế vị thuốc, bài thuốc thành các dạng bào chế hiện đại để tiện sử
dụng và đã tìm ra nhiều vị thuốc mới, bài thuốc mới có tác dụng hạ đường huyết trên thực nghiệm như: thổ phục linh, mướp đắng, chuối hột, ý đĩ, cỏ ngọt, dây thìa
Trang 19- Đã có một số chế phẩm là thuốc dé diéu tri DTD đang được lưu hành trên thi trường như: Thanh long của công ty đông dược Bảo Long, viên nén tiểu đường
Đông Đô của công ty dược phẩm dược liệu Hà Nội, bột ADM (Anti Diabetic
Momordica) và cao RMD (Rhemannia Momordica Diabetic) do viện dược liệu TW bào chế, Diabetna từ cây dây thìa canh của công ty Nam Dược [74]
1.2 BÀI THUỐC ST NGHIÊN CỨU
1.2.1 Công thức:
Tri mau (Rhizoma Anemarrhenae) 18g Sinh dia (Radix Rehmannia glutinosae) 30g Cat cin (Radix Puerariae thomsonii) 14g Mạch môn (Radix Ophiopogoni japonii) 20g Hoang ky séng (Radix Astragali membranacei) 16g Thuong truat (Rhizoma Atractylodis) 12g
+ Xuất xứ bài thuốc ST: Bài thuốc do PGS — TS Vũ Văn Điền đã xây dựng nên + Cơ sở xây dựng bài thuốc ST:
- Dựa vào lý luận của YHCT, các triệu chứng biểu hiện của bệnh tiêu khát [27] [28], [29], [33]
- Dựa vào tính năng của các vị thuốc phù hợp để điều trị triệu chứng cho phù
hop [5], [6], [18], [19], [21], [26], [28], [40]
- Dựa vào tác dụng dược lý và thành phần hoá học của các vị thuốc đã được chứng minh có tác dụng hạ đường huyết [11], [13], [15], [23], [30], [31]
+ Phân tích bài thuốc ST:
¢ Theo YHCT:
Sinh địa: thanh nhiệt, sinh tân là quân, sứ
Mạch môn: thanh nhiệt, dưỡng âm sinh tân là thần Tri mau: ta hoa thanh nhiệt là thần
Cát căn: sinh tân, chỉ khát là tá
Hoàng kỳ sống: ích khí, sinh huyết, sinh tân là tá
Trang 20- _ Công năng: Dưỡng âm, sinh tân, chỉ khát, ích khí
- _ Chủ trị người âm hư, háo khát, gầy yếu, mệt mỏi, táo bón
- Kiéng ki: Nguoi ti vi hu han, duong hu, thận trọng cho phụ nữ có thai
- Liéu ding: ngay 1 thang [5], [6], [7], [16], [18], [19], [27], [28], [29], [33], [40]
¢ Theo YHHD:
Các vị thuốc trong đơn thuốc đều có tác dung hạ đường huyết và các tác dụng khác liên quan đến hỗ trợ điều trị các triệu chứng và biến chứng do tăng
đường huyết gây ra (xem mục đặc điểm các vị thuốc 1.2.2 đưới đây) [11], [13],
[15], [23], [30], [31], [54], [48]
1.2.2 Tóm tắt thông tin về các vị thuốc trong bài thuốc ST 1.2.2.1 Cát căn
- Tên KH vi thuéc: Radix Puerariae thomsonii [5], [32]
- Nguồn gốc: Vị thuốc là rễ củ đã phơi hay sẫy khô của cây San dây (Pueraria
thomsonii Benth.), ho Dau (Fabaceae) [32]
a- Tóm tắt thành phân hoá học:
Thân rễ sắn dây có các thành phân sau:
- Tinh bột với tỷ lệ 12-15% (tính trên rễ tươi) [3], [31]
- Các dẫn chất isoflavonoid như puerarin, daidzein, daidzin, kakoein
- Saponin: saponin triterpenoid nhém olean nhu kudzusaponin SA,, SA», SAs, C, [31]
b- Tóm tắt tác dụng sinh học “* Theo YHCT:
+ Tính vị, quy kinh: VỊ ngọt, cay, tính bình Quy vào 2 kinh tỳ, vị
+ Công năng: Phát tán phong nhiệt, nhuận cân giải kinh, sinh tân chỉ khát, giải độc
Trang 21s* Tác dụng dược lý: + Tác dụng trên đường huyết:
- Nước sắc sẵn dây với liều 6-8g/kg cho thăng vào dạ dày trên thỏ bình thường có tác dụng hạ đường huyết Puerarin liều 250-500 mg/kg cho thẳng vào dạ dày trên chuột nhắt trắng thực nghiệm gây tăng đường huyết bằng alloxan, có tác đụng hạ
đường huyết, liều càng lớn tác dụng càng mạnh [31]
- Chất Kakoein có tác dụng làm hạ glucose huyết trên chuột nhắt trắng gây tăng đường huyết băng alloxan hay adrenalin [39], chat 7- (6- O malonyl- D gluco- pyranosyloxy)- 3- 4 hydroxyphenyl- 4H - 1- benzopyran - 4- on có tác dụng tri các
biến chứng tiểu đường như đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh, các
rỗi loạn ở thận [31]
- Các isoflavonoid từ sẵn dây và hoàng kì có tác dụng hoạt hóa gen PPARalpha và PPARgamma cho nên có tác dụng hỗ trợ chống đái tháo đường và điều hòa chuyển hóa mỡ trong bệnh nhân béo phì gây đái tháo đường [60]
- Gây mô hình kháng insulin của tế bào tạo mỡ 3T3-LI1 trên chuột bằng tiêm bắp dexamethasone, xác định nồng độ glucose huyết lúc đói (FBG), insulin huyết
thanh lúc đói (FINS), chỉ số nhậy cảm insulin (ISD, chi s6 khang insulin (IRD va
nông độ glucose trong môi trường nuôi cấy Sắn dây có tác dụng làm giảm nồng độ glucose trong môi trường nuôi cấy tế bào tạo mỡ 3T3-L1 một cách có ý nghĩa, đồng
thời cải thiện sự nhậy cảm của tế bào 3T3-LI với insulin, của chuột với insulin, làm
giảm insulin huyết thanh lúc đói và chỉ số kháng insulin [58]
+ Một số tác dụng khác:
- Tác dụng trên tim mạch: Làm hạ huyết áp, chỗng loạn nhịp tim, cải thiện tuần hoàn não, bảo vệ thiếu máu cấp tính cơ tim
- Tác dụng đối với hệ thần kinh: tác dụng hạ nhiệt, tác dụng cải thiện hiện
tượng trí nhớ bị tổn thương do scopolamin gây ra
- Ngoài ra còn có tác dụng đối với cơ trơn, tác dụng chống ung thư [31] c- Công dụng:
Trang 22- Người khô kiệt, nóng, háo khát, mồm khô, lưỡi đỏ, đại tiện táo kết, tiểu đường, đái tháo nhạt
- Ly ra máu do thấp nhiệt, tâm phiền nhiệt, môi lưỡi bị lở loét, tiểu không
thông, tiểu dắt do nhiệt, tân dịch bị hao tồn
- Soi, thủy đậu mọc không đều, chậm phát ra, mụn nhọt ở gia1 đoạn đầu
- Ngoài ra chữa bệnh tim mạch và huyết áp cao
Cách dùng: Thường phối hợp với các vị thuốc khác làm thành thuốc thang, đùng dạng thuốc sắc
Liêu dùng: 5-15g Giải nhiệt dùng sống, sao vàng chỉ tả
Kiéng ki: ầm hư hỏa vượng, thượng tiêu nhiệt thịnh không nên dùng [Š], [6], [18],
[19], [31], [40], [53] 1.2.2.2 Hoang ky:
- Tên KH vị thuốc: Radix Astragali_ membranacei
- Nguồn gốc:Vị thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây Hồng kỳ Mơng Cổ (Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge var mongholicus (Bge) Hsiao, hoac cay
Hoang ky Mac Giap (Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge.), ho Dau (Fabaceae)
[5], [30], [40]
a- Tóm tắt thành phan hod hoc:
- Carbohydrat: tình bột, gôm, chất nhay, saccharose, glucose
- Saponin: saponin triterpenoid gdm 9 astragalosid va isoastragalosid va 2 saponin kiéu olean
- Acid amin, Cholin, betain, selenium [30]
b- Tóm tắt tác dụng sinh học s* Theo YHCT:
- Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính ôn Vào 2 kinh phế, tỳ
- Công năng: Bỗ khí, ích khí sinh huyết, có biểu liễm hãn, thăng dương khí, giải độc
sinh cơ, lợi thuỷ [5], [6], [18], [19], [30], [40], [53] s* Tác dụng dược lý:
Trang 23- Dịch chiết nước hoàng kì, đông khô thành bột, thử ở nồng độ 0,1 mg/ml có
tác dụng ức chế aldose reductase [30]
- Polysaccharide trong hoàng kì có tác dụng điều hòa một phần dẫn truyền tín hiệu Insulin trong cơ đã kháng ¡insulin, thông qua việc hồi phục sự phosphoryl hóa protein kinase B Ser-473 và chất vận chuyển Glucosse 4 trong cơ, do đó nó có thể là một chất có khả năng nhậy cảm với insulin trong điều tri đái tháo đường type 2 [54]
- Các chất astragaloside II and isoastragaloside I trong hoàng kì có tác đụng làm tăng chất adiponectin là một hormon nhậy cảm với insulin dẫn xuất từ tế bào mỡ, có tác dụng chống đái tháo đường, chống viêm, chống xơ vữa mạch trong người béo phì, do đó hai chất này có tiềm năng chống đái tháo đường trong người
béo phì có đái đường [68]
- Trên mô hình gây tăng đương huyết cho chuột nhắt bằng STZ, dịch chiết Hoàng kì được tiêm màng bụng với liều 100, 200, 400 mg/kg và polysaccharide
của hoàng kì (APS) dùng liều (100, 200, 400 mg/kg thể trọng) liên tục 15-30 ngày,
sau đó lẫy máu để phân tích bằng phương pháp RIA, ELISA, Western blot Két qua hoàng kì có tác dụng điều trị miễn dịch trên chuột đái tháo đường type 1 thông qua cải thiện miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch, bằng cách làm giảm viêm đảo tụy, điều hòa làm giảm mức độ kháng thể tự kháng Insulin ([AA) và tỷ lệ cytokine Th1/Th2, làm giảm khả năng tăng sinh tế bào lách và điều hòa làm tăng mức độ PPARgamma trong lách một cách phụ thuộc vào liều và thời gian so với nhóm
chứng sinh li [55], [57]
- Hoàng kì có tác dụng bảo vệ thận do biến chứng của đái tháo đường giai đoạn sớm, thông qua việc làm giảm sự điều hòa thể hiện của receptor Tie-2 trong nhu mô thận ở chuột gây đái tháo đường, so với lô chứng sinh lí và bệnh lí với P < 0.01 và xác định protein Tie-2 bằng phương pháp nhân gen (RT-PCR) [44]
Trang 24+ Một số tác dụng khác:
- Tác dụng trên hệ miễn địch: làm tăng hoạt tính miễn dịch [63]
- Tác dụng trên tim: làm tăng sự co bóp của tim bình thường; cải thiện những bất thường của siêu cầu trúc cơ tim
- Tác dụng giãn mạch hạ huyết áp: Hoàng kỳ làm giãn mạch, làm cho máu
tới các cơ quan nhiêu hơn, sự đinh dưỡng tốt hơn, đồng thời làm huyết áp giảm - Tác dụng kích thích phát triển cơ thể
- Ngoài ra còn có tác dụng lợi niệu, tác dụng bảo vệ gan; tác dụng kháng
khuẩn, tác dụng chống viêm [30]
+ Độc tính: hoàng kỳ có độc tính cấp thấp Cho chuột nhắt trắng uống liều 100 g/kg, là liều gấp 500 lần liều thường dùng cho người, không có chuột chết và không
thấy có biểu hiện các triệu chứng bất thường [30], [48], [63]
c- Công dụng:
- Chữa tỳ khí hư nhược, chứng sa giáng, loét dạ dày, gan mạn tính
- Tim mach, nhiin não, sốt xuất huyét (qua lâm sàng), huyết hư, thiếu máu,
bạch cầu giảm
- Phù thũng, viêm thận mạn, tâm thận dương hư, tự hãn, đạo hãn, phong thấp
mạn tính
- Mụn nhọt không phát ra, vết loét lâu liền miệng, tiêu khát [S], [6], [30], [40]
- Sốt kéo dài (Cam ôn trừ đai nhiệt), phì đại tuyến tiền liệt [18] - Vảy nến [18]
Cách dùng: Thường phối hợp với các vị thuốc khác thành đơn thuốc, dùng đưới dạng thuốc sắc, hoặc các dạng thuốc khác thích hợp
Liễu dùng: 4 - 20 g
Kiêng kị: Người thực chứng, âm hư hoả vượng, thận trọng với người cao HA, hen
suyễn do suy tim; phụ nữ có thai [5], [6], [40]
1.2.2.3 Mạch môn:
- Tên KH vị thuốc: Radix Ophiopogonis japonici
Trang 25a- Tóm tắt thành phân hoá học:
- Saponin steroid: ophiopogonin A, B, C, D
- Ngoai ra cdn cé stigmasterol; B- sitosterol, chat nhay, glucose; fructose,
saccharose [31]
b- Tóm tắt tác dụng sinh học: s* Theo YHCT:
- Tính vị, quy kinh: vị ngọt, hơi đẳng Tính hơi lạnh Vào 3 kinh tâm, phế, vị
- Công năng: Dưỡng vị sinh tân, nhuận phế hóa đờm, chỉ ho thanh tâm [Š], [6]
[18], [40], [53]
s* Tác dụng dược lí: + Tác dụng trên đường huyết:
Dịch chiết với nước của mạch môn có tác dụng hạ đường huyết kéo đài trên
thỏ bình thường và thỏ gây ĐTĐ bằng Alloxan [31]
- Chất B — D - fructan (MDG-I1) hòa tan trong nước chiết từ rễ mạch môn có tác dụng hạ GH và giảm kháng Insulin, cải thiện dung nạp glucose lúc đói ở liều
300 mg/kg thể trọng [69]
- Oligosaccharides chiết trực tiếp từ rễ mạch môn và chiết gián tiếp qua lên men dịch chiết nước của rễ băng methanol và acid acetic đều có tác dụng hạ glucose huyết trên chuột nhắt gây tăng đường huyêt bằng Alloxan thông qua ức chế œ -
glucosidase ở ruột và làm giảm tốn thương tế bào beta ở đảo tuy [52]
+ Một số tác dụng khác: Chỗng viêm gây teo tuyến ức, chống ho, long dom
+ Độc tính: liều cao 200 g/kg cho uống không gây biểu hiện độc tính cấp trên chuột
thí nghiệm [31]
c- Công dụng:
- Trị tân dịch thương tồn, tiêu khát, táo bón,
- Trị phế nhiệt do âm hư, tâm phiền mất ngủ
- Trị ho khan, ho lao, thổ huyết, khái huyết, chảy máu cam
Trang 26Liễu dùng: ngày dùng từ 6-12 g
Kiêng ky: Người tỳ vị hư hàn, ăn uống chậm tiêu, ia chảy không dùng [5], [6], [18],
[40], [53] 1.2.2.4 Sinh địa:
- Tén KH vi thuéc: Radix Rehmanniae glutinosae
- Nguồn gốc: Vị thuốc là rễ củ phơi hay sẵy khô cua cay dia hoang (Rehmannia
glutinosa (Gaertn.) Libosch.), ho Hoa mém ché (Scrophulariaceae) [5], [30], [64]
a- Tóm tắt thành phân hoá học:
- Iridoid glycosid: catalpol, rehmaniosid A, B, C, D
- Carbohydrat: D - glucose, D - fructose, sucrose, maninotriose, stachyose,
rafinose cht yéu 1a stachyose
- Acid amin 0,15- 6,15%, ester của acid béo 0,01%, B - sitosterol, acid hữu co, caroten va alcaloid [30], [64] b- Tóm tắt tác dụng sinh học: “* Theo YHCT: - Tinh vị, quy kímh: VỊ ngọt, đẳng, tính lạnh Vào các kinh tâm, can, thận, tiểu trường - Công năng: Thanh nhiệt lương huyết, dưỡng âm, sinh tân dịch chỉ khát s* Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng trên đường huyết:
© Tác dụng làm giảm đường huyết:
- Dịch chiết ethanol sinh địa có tác dụng làm giảm GH trên chuột công
Wistar với liều 200 mg/kg uống liên tục trong 30 ngày so với nhóm chứng bệnh lí nhưng kém hơn metformin với P < 0,05 và làm giảm protein C (C - relative protein) so với nhóm chứng bệnh lí và nhóm thuốc chuẩn metformin uống liều 500 mg/kg
một cách có ý nghĩa P < 0,05 [13], [23], [30], [53], [62]
Trang 27- Phân đoạn chiết chủ yếu là polysaccharid từ sinh dia, có tác dụng hạ đường huyết, trên chuột gây đái tháo đường bằng steptozotocin liên quan đến kích thích tiết Insulin, làm giảm glycogen trong gan chuột bình thường Phân đoạn chiết stachyose, oligosaccharid có tác dụng hạ đường huyết trên chuột gây tăng đường huyét bang Glucose va Alloxan [30]
® Tác dụng cải thiện sự kháng Insulin:
- Oligosaccharide trong sinh địa ở liều 10 mg/1 có tác dụng cải thiện sự kháng insulin của tế bào gan HepG2 gây bởi Insulin liều cao và tăng sinh tế bào gan [42]
- Oligosaccharide trong sinh địa có tác dụng kích thích tăng sinh tiền tế bào
tạo mỡ 3T3 - LI, nhưng ức chế tăng sinh tế bào tạo mỡ 3T3 - L1 và cải thiện sự
kháng Insulin gây bởi dexamethasone [43]
- Trên mô hình gây đái tháo đường type 2 trên chuột cống bằng cho ăn chế
độ giàu calo và tiêm liều nhỏ STZ, sau đó điều trị bằng nước sắc sinh địa với liều
2,4 g/kg; 1,2 g/kg; 0,6 g/kg/ngày trong 8 tuần, có tác đụng làm giảm gen kháng
Insulin với P < 0,01; làm giảm mức độ đường huyết lic d6i (FPG), TG, LDL, CH,
su khang insulin (IR) với P < 0,05 và làm tăng HDL với P < 0,05 so với lô chứng
gây bệnh [58]
- Nước sắc cải thiện sự rối loạn chuyển hóa mỡ trong chuột gây béo phì tăng
đường huyết [72]
+ Tác dụng làm giảm biến chứng do đái tháo đường gây ra:
- Dịch chiết sinh địa có tác dụng kích thích hàn liền vết loét ở chân do biến chứng đái tháo đường gây ra sau khi uống dịch chiết 8 - 18 ngày, thông qua kích
thích tái tạo mô, tạo mạch và chống viêm trên chuột thực nghiệm [50]
- Các chất 2 - 0 - acetylacteosid, jionosid C, D có tác dụng ức chế men
aldose reductase với ICso từ 107- 10” M dẫn đến hạn chế biến chứng mắt do đái
Trang 28+ Phối hợp với các vị thuốc khác trong điều trị đái tháo đường:
- Nước sắc sinh địa phối hợp hoàng kì kích thích phát triển nguyên bào sợi cô lập từ mô loét chân do biến chứng đái tháo đường gây nên [49]
- Thuốc tiêm bào chế từ đan sâm và sinh địa điều trị 23 bệnh nhân có bệnh
thần kinh ngoại biên do biến chứng đái tháo đường, sau 14 lần tiêm, các triệu chứng
và dâu hiệu của bệnh giảm rõ rệt [30]
- Tác dụng ức chế ở loét chân: Trên chuột gây đáo tháo đường băng STZ sau đó gây vết loét chuẩn ở chân, sinh địa có tác dụng làm nhỏ diện tích vết loét hơn so với lô chứng không dùng thuốc, còn hoàng kì không thể hiện tác dụng này [51] + Một số tác dụng khác: Điều hòa miễn dịch, chống lão hóa, hỗ trợ điều trị ung thư,
bảo vệ thần kinh, não, cải thiện trạng thái suy thận, chống oxy hóa, giảm béo [30],
[48], [64] c- Công dụng:
- Chữa huyết hư phát nóng, thô huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai, ban chân
- Âm hư, phát nóng về chiều, khát nước nhiều, đái tháo đường, tân dịch khô, phiền táo mắt ngủ
Cách dùng: Thường phối hợp với các vị thuốc khác thành đơn thuốc, dùng đưới dạng thuốc sắc, hoặc các dạng thuốc khác thích hợp
Liêu dùng: 12- 40g
Kiêng ky: Sắt, người tỳ vị hư hàn và nhiều đờm thấp nhiệt, đương hư [5], [6], [19],
[30] [40], [53] 1.2.2.3 Thương truật:
- Tén KH vi thuéc: Rhizoma Atractylodis
- Nguồn gốc: Vị thuốc là thân rễ đã phơi khô của cây Mao thương truật
(Atractylodes lancea (Thunb.) DC.] hoặc cây Bắc thương truat (Atractylodes chinensis (DC.) Koidz), ho Cic (Asteraceae) [5], [31], [40]
a- Tóm tắt thành phân hoá học:
- Tinh dầu: p.cymen, B - selimen, ar - curcumen, elemon, B - eudesmol,
Trang 29- Thân rễ thương truật có chứa glycosid kali atractylat, hydroxyatractylon, axetoxyatractylon, hinesol, các polysaccharid [31]
b- Tóm tắt tác dụng sinh học: “* Theo YHCT:
- Tinh vi, quy kinh: Vi cay, dang, tính ấm Vào các kinh tỳ, VỊ
- Công năng: Kiện tỳ táo thấp: Khu phong trừ thấp, Thanh can sáng mắt [5], [6], [40], [53]
s* Tác dụng dược lý: + Tác dụng hạ đường huyết:
Glycosid kali atractylat trong thương truật có tác dụng hạ đường huyết, lúc đầu hơi tăng sau hạ mạnh, làm giảm lượng gÌycogen trong gan va co [31]
+ Một số tác dụng khác:
Thương truật còn có tác dụng kích thích miễn dịch, bảo vệ chống nhiễm Candida albicans [31] [48]
c- Công dụng:
- Trị thấp trệ ở tỳ vị, bụng trướng đây, buôn nôn, ăn uống không tiêu - Trị phong thấp, tê dại xương cốt đau nhức, đau khớp
- Điều trị bệnh mắt mờ - Điều trị ĐTĐ
Cách dùng: Thường phối hợp với các vị thuốc khác thành đơn thuốc, dùng dưới
dạng thuốc sắc, hoặc các dạng thuốc khác thích hợp
Liễu dùng: 4 - 12 g
Trang 301.2.2.6 Tri mau:
- Tén KH vi thuéc: Rhizoma Anemarrhenae
- Nguồn gốc: Vị thuốc là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Tri mẫu (Anemarrhena
asphodeloides Bunge), ho Hanh (Liliaceae) [5], [6], [40], [53]
a- Tóm tắt thành phân hoá học:
- Trong thân rễ tri mẫu có nhiều saponin và sapogenin steroid: Sarsasapogenin, timosaponin
- Ngoai ra, tri mẫu còn có các nhóm chất khác như: nhóm norlignan, nhóm
glycan, nhém xanthon C - glucosid [3], [31]
b- Tóm tắt tác dụng sinh học: s* Theo YHCT:
- Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính mát Vào các kinh phế, vị, thận
- Công năng: Thanh nhiệt giáng hỏa, tư âm thoái chưng, sinh tân chỉ khát [5], [6],
[40], [53]
s* Tác dụng dược lý: + Tác dụng trên đường huyết:
- Dịch chiết nước - methanol từ thân rễ có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhất
trắng Các glycan: Anemaran A, B, C, D có tác dụng hạ đường huyết có ý nghĩa trên chuột nhat trang bình thường và chuột gây tăng đường huyết băng Aloxan [23], [31]
- Mangiferin có tác dụng phòng ngừa một cách có ý nghĩa biến chứng thận do đái tháo đường gây ra trên chuột thí nghiệm thông qua việc cải thiện các thông
số của thận Cơ chế có thể do ức chế sự tăng sinh và sự thể hiện quá mức của collagen loại IV trong tế bào mao mach than [56]
- Dịch chết ethanol có tác dụng hạ đường huyết trên chuột bình thường và chuột cho ăn đường: ở liều 200 — 300 mg/kg bằng đường tiêm phúc mạc với p <
0,001 và 1500 mg/kg bằng đường uống P < 0,001 [45]
Trang 31- Trong môi trường nuôi cấy tế bào beta của đảo tụy chuột gây đái tháo đường
và chuột bình thường, dịch chiết rễ tri mẫu có tác dụng tăng tiết Insulin, khi cho vào
môi trường nuôi cấy 3,3 mM glucosse và 2, 4, 8 mg/ml dịch chiết tri mẫu sẽ tăng tiết
Insulin lên 2,5; 4,1; 5,7 lần theo thứ tự so với lô chứng P < 0,05 đối với chuột bình
thường và tăng 1,7; 3,0; 6,3 lần theo thứ tự so với lô chứng với P < 0,01 [67]
- Chất Anemarchalconyn tách từ phân đoạn ethylacetat có tác dụng ức chế sự
biệt hóa tiền tế bào mỡ 3T3 - L1 với IC50 = 5,3 uM [701
+ Một số tác dụng khác:
Tri mẫu còn có tác dụng kháng khuẩn, hạ sốt, ức chế ngưng kết tiểu cầu, ức chế ung thư biểu mô và hạn chế tôn thương do tia xạ, chống viêm [31]
c- Công dụng:
- Trị sốt cao phiền khát, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, ít
- Trị chứng âm hư hỏa vượng hoặc chứng cốt chưng triều nhiệt, tự hãn, ho khan - Chữa tân dịch bị hao tốn, vị táo miệng khát, trị ĐTĐ
Cách dùng: Thường phối hợp với các vị thuốc khác thành đơn thuốc, dùng dưới dạng thuốc sắc, hoặc các dạng thuốc khác thích hợp
Liễu dùng: 4 — 16 g
Trang 32Chương 2 NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên liệu, phương tiện nghiên cứu:
* Nguyên liệu: bài thuốc ST nghiên cứu gồm 6 vị (cát căn, hồng kỳ, mạch mơn, sinh địa, thương truật, tri mẫu) Các vị thuốc được mua tại nhà thuốc 59 Lãn Ông,
Hà Nội vào tháng 9/2010, đem về sơ chế sạch và kiểm tra chất lượng theo tiêu
chuẩn DĐVN IV, cân từng vị theo công thức của bài thuốc rồi chiết xuất thành cao đặc để nghiên cứu
* Vị thuốc chuẩn: Cát căn do viện dược liệu cung cấp
* Thiết bị:
+ Kit định lượng glucose hãng Terumo, Nhật bản
+ Can phan tich Sartorius - TE214S, can ky thuật Precisa- XB320C + Tủ sấy: Memmert, Shellab
+ Kính hiển vi Labomed
+ Máy đo độ âm: Precisa - XM60
+ Máy cất quay: Buchi R — 200 (Germany)
+ Đèn tử ngoại Vilber Lourmat + Máy đo pH Eutech
+ Bếp cách thủy Baths
+ Kim đầu tù
+ Các dụng cụ thí nghiệm khác thuộc bộ môn Dược học cỗ truyền trường Đại học Dược Hà Nội, bộ môn Dược lý trường Đại học Y Hà Nội
* Hoá chất - dung môi:
+ Gliclazid viên nén 80mg do Công ty Dược phẩm Hà Tây sản xuất
+ Diamicron MR 30 mg (gliclazid 30 mg) cua hang Les Laboratoires Servier, Pháp
+ Insulin lọ 10 ml, 40 UƯmI, biệt dược Scilin R của công ty Bioton SA, Ba Lan
Trang 33+ Hóa chất và dung môi dùng trong nghiên cứu mua tại cửa hàng hóa chất ở Hà
Nội, đạt tiêu chuẩn phân tích
+ Bản sắc ký lớp mong Silicagel GF 54 (MERCK)
* Súc vật nghiên cứu:
Chuột nhất trắng chủng Swiss, cả hai giống, khỏe mạnh, trọng lượng 18- 22g do
Viện Vé sinh dich té Trung ương cung cấp
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1 Kiểm tra chất lượng của các vị thuốc đầu vào cho nghiên cứu:
Chủ yếu dựa theo tiêu chuẩn của từng vị thuốc được ghi trong DĐVN IV [5] và
tham khảo Dược điển Trung Quốc [40]
- Mô tả: quan sát trực tiếp bằng mắt thường hoặc kính lúp để mô tả và dùng xúc
giác để nếm, ngửi để xác định mùi, vị
- Soi bột: làm theo hướng dẫn của DĐVN TV [5] và tài liệu kiểm nghiệm vị học của bộ môn Dược liệu trường đại học Dược Hà Nội
- Định tính một số nhóm chất trong cao đặc bài thuốc bằng các phản ứng hóa
học, định lượng, xác định độ âm, xác định chất chiết trong dược liệu làm theo
hướng dẫn của DĐVN IV [5], có thể đối chiếu dược liệu chuẩn hoặc chất chuẩn
(nếu có)
Từ kết quả thu được, nếu dược liệu đạt tiêu chuẩn dược điển thì đưa vào
nghiên cứu, nếu không đạt phải mua dược liệu khác đạt tiêu chuẩn mới tiếp tục
nghiên cứu
2.2.2 Điều chế cao đặc bài thuốc ST:
Các dược liệu được chiết bằng phương pháp ngẫm kiệt ở nhiệt độ phòng với dung môi là cồn ethylic 40”
Từng vị được liệu được tán thành bột thô, chiết riêng đến khi dịch chiết nhạt màu thì bỏ bã, lọc, cất thu hồi dung môi, cô cách thủy thành cao lỏng 1: 1 Sau đó
Trang 342.2.3 Nghiên cứu thành phan hóa học và xây dựng tiêu chuẩn cao đặc bài thuốc ST
2.2.3.1 Nghiên cứu thành phân hóa học của cao đặc bài thuốc ST
a- Định tính một số nhóm chất chính
Tiến hành các phản ứng định tính với các thuốc thử chung và thuốc thử đặc hiệu của từng nhóm chất theo các phương pháp thường quy được ghi trong các tài liệu hóa thực vật [3], [5] [12], [30], [31]
b- Kiểm tra sự có mặt của các vị thuốc trong cao đặc bằng SKLM
Tiến hành theo các phương pháp thường quy, triển khai trên một số hệ dung
môi, chọn hệ có vết rõ, dễ nhận biết được vị thuốc trong cao đặc đề chì lại kết quả,
có đối chiếu với vị thuốc chuẩn (nếu có) [3], [5], [12], [230] [31]
2.2.3.2 Xây dựng tiêu chuẩn cao đặc bài thuốc ST:
- Xác định độ ẩm:
Tiến hành theo phương pháp cất với dung môi ghi trong DĐVN IV [5]
- Định tính một số nhóm chất hữu cơ:
Dựa vào kết quả định tính ở trên, chọn hai nhóm chất chính trong cao để định tính Tiến hành các phản ứng theo các phương pháp thường quy được ghi trong các
tài liệu hóa thực vật
- Kiểm tra các vị thuốc trong cao đặc bằng SKLM:
Tiến hành SKLM theo phương pháp ghi phần b của mục 2.2.3 l - Định lượng saponin toàn phần:
Trang 35m: khối lượng căn thu được (g) b: khối lượng cao đem định lượng (g)
p: độ âm cao (%) [3], [5], [12], [30], [31]
- Xác định chất chiết được bằng nước:
Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh ghi trong DĐVN IV [5] - pH: Do pH của dung dịch cao 1% (kl/tt) bang may do pH
- Xdc dinh tro toan phan:
Tién hanh theo phuong ph4p ghi trong DDVN IV [5] 2.2.4 Đánh giá độc tính cấp của cao đặc bài thuốc ST:
- Phương pháp: Xác định LDaạ trên chuột nhất trắng Swiss bang đường uống theo phư-
ơng pháp Litchñeld — Wilcoxon và hướng dẫn của Tô chức Y tế thế giới [32], [65] - Nguyên tắc: Cho chuột nhắt trắng uống thuốc thử với liều tăng dần, tìm liều cao
nhất không gây chết chuột (0%), liều thấp nhất gây chết chuột hoàn toàn (100%) và
các liều trung gian - Chi tiéu theo doi:
+ Tình trạng chung của chuột ở mỗi lô: hoạt động tự nhiên, mức độ ăn uống,
bài tiết trong 3 ngày (72 giờ) sau khi uống chế phẩm thử lần đầu
+ Tỷ lệ chuột chết ở mỗi lô trong 3 ngày (72 giờ) và tình trạng chung của chuột đến hết ngày thứ 7 sau khi uống chế phẩm thử lần dau
- Phương pháp đánh giá:
+ Nếu trong 3 ngày (72 giờ) sau khi uống chế phẩm thử lần đầu, chuột ở tất cả
các lô vẫn bình thường, không có biểu hiện ngộ độc, không có chuột chết thì chế
phẩm thử coi như không có độc tính cấp, không xác định được LDso
+ Nếu trong 3 ngày (72 giờ) sau khi uống chế phẩm thử lần đầu, chuột ở tất cả
các lô có biểu hiện ngộ độc, chuột chết thì chế phẩm thử coi như có độc tính cấp, cần xác định LD theo cách sau:
Tìm liều tối đa để không có chuột nào chết và liều tối thiểu để 100 % chuột thí
nghiệm chết trong một lô và các liều ở khoảng giữa hai liều trên Xây dựng đồ thị
hồi quy tuyến tính biểu thị mối quan hệ giữa liều chế phẩm thử và tỷ lệ chuột chết
Trang 362.2.5 Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của cao đặc bài thuốc ST a Tac dung hạ glucose huyết trên chuột có GH bình thường:
Tiến hành theo phương pháp mô tả bởi Nityanand, 1984 có cải tiến [25], [32] Mô hình nghiên cứu trên động vật có glucose huyết bình thường được xem như thí nghiệm mở đầu về nghiên cứu thuốc hạ đường huyết
Chuột được nuôi ổn định trước 3 ngày Sau đó, chuột được uống thuốc thử (hoặc nước cất với lô chứng) liên tục trong 4 tuần vào các buổi sáng Chuột được
nhịn đói qua đêm (18h) trước khi lây máu làm xét nghiệm, lẫy máu đuôi chuột, tiễn
hành định lượng đường máu tại các thời diém t, (chua uống thuốc), t¡ (sau uống thuốc thử 1 tuần), ty (sau uống thuốc thử 2 tuần), tạ (sau uống thuốc thử 3 tuần), ty
(sau uống thuốc thử 4 tuần)
So sánh, đánh giá mức GH của các lô chuột thí nghiệm trước và sau khi dùng thuốc tại các thời điểm lẫy máu và so sánh với lô chứng
Kết quả tỷ lệ giảm GH được tính theo công thức (2):
Curate — Casa
X = - * 100 (%) (2)
Ctrase
X : DO giam GH (%)
Cau: nồng độ GH sau khi dùng thuốc (mmol/1)
Cruse: nồng độ GH trước khi dùng thuốc (mmol/])
b Tác dụng hạ GH trên chuột gây đái tháo đường bằng Alloxan:
Alloxan từ lâu đã được sử dụng làm tác nhân gây tăng glucose huyết trên
thực nghiệm là do khả năng gây độc tế bào B một cách đặc hiệu Đầu tiên alloxan
Trang 37Acid dialuric — O”;+ HạO; — OH” Phương pháp:
Tiến hành theo phương pháp của Anand va cs,1989; Nityanand, 1984 c6 cai
tién [15], [32], [35], [39]
Chuột sau khi được gây ĐTĐ (mức GH khi đói trên 10 mmol/l) bằng cách tiêm alloxan liều 250 mg/kg sẽ được cho uống thuốc thử (hoặc nước cất với lô chứng) trong 20 ngày Tiến hành định lượng glucose máu lúc đói (chuột được nhịn đói 18h
trước khi tiến hành lấy máu) tại các thời điểm sau uống thuốc thử 10 và 20 ngày
So sánh, đánh giá mức GH của các lô chuột thí nghiệm trước và sau khi dùng thuốc tại các thời điểm lấy máu và so sánh với lô chứng Kết quả tỷ lệ giảm GH
được tính theo công thức (2)
c Test dung nạp giucose trên chuột đái tháo đường
Tiến hành theo phương pháp của Tomoji và cộng sự [62]
- _ Chuột được nuôi ôn định 3 ngày trước khi làm thí nghiệm Chuột được nhịn
đói qua đêm (18h) để xét nghiệm glucose máu lần 1 Sau khi xét nghiệm lần1, chuột được gây ĐTĐ bằng tiêm alloxan 250mg/kg (hoặc tiêm NaCl 0,9% liều 0,1ml/10g chuột đối với lô chứng trắng) 72 giờ sau tiêm alloxan 250 mg/kg, chuột được định
lượng glucose máu lần 2 (trước đó chuột cũng được nhịn đói qua đêm)
-_ Sau định lượng lần 2 chuột được uống thuốc thử hoặc tiêm insulin lién tuc
trong 3 ngày vào các buổi sáng Lần uống thuốc cuối cùng sau uống 4 giờ, chuột được uống dung dịch glucose liều 2 g/kg (trước đó chuột được nhịn đói qua đêm) Định lượng glucose máu lần 3 (tức 60 phút) sau uống glucose
So sánh, đánh giá mức GH của các lô chuột thí nghiệm tại các thời điểm lẫy máu và so sánh với lô chứng, lô mô hình Kết quả tỷ lệ giảm GH được tính theo công thức (2)
d Tác dụng hạ GH trên chuột gây tăng đường huyết bằng Adrenalin Tiến hành theo phương pháp của Tomoji và cộng sự [62]
Chuột được nuôi ổn định 3 ngày trước khi làm thí nghiệm Chuột được nhịn
Trang 38thuốc thử hoặc gliclazid liên tục trong 3 ngày vào các buổi sáng 4 giờ sau uống thuốc lần cuối tiêm adrenalin 0,6 mg/kg (hoặc tiêm nước cất 0,1 ml/10g chuột đối với lô chứng trắng), trước đó chuột cũng được nhị ăn qua đêm Í giờ sau tiêm
adrenalin, chuột được định lượng glucose máu lần 2
So sánh, đánh giá mức GH của các lô chuột thí nghiệm trước và sau khi dùng thuốc tại các thời điểm lẫy máu và so sánh với lô chứng Kết quả tỷ lệ giảm GH được tính theo công thức (2)
e Phương pháp định lượng Glucose huyét:
Glucose huyết được định lượng bằng kit đo GH Medisafe của hãng Terumo, Nhật Bản theo nguyên tắc:
Dùng enzym glucose oxydase (GOD) để oxy hóa glucose thành acid øluconic và hydroperoxyd (HạO;) theo phản ứng (1)
Glucose + HạO + O, for acid gluconic + H,O, (1)
H,O, tạo thành sẽ phản ứng với 4- aminoantipyrine và muối natri của N-ethyl- N- (2- hydroxy- 3- sulfopropyl)- m- toluidine nho xtic tac cua enzym peroxydase (POD) để tạo thành phức hợp màu đỏ tía theo phản ứng (2)
HO; + 4- aminoantipyrine + N-ethyl-N-(2-hydroxy-3-sulfopropyl)-m-
toluidine (POD) phức hợp màu đỏ tía + HạO (2)
Cường độ màu của phức hợp tạo thành được xác định bằng phương pháp đo quang tương ứng với lượng đường cần định lượng
Máu để định lượng GH là máu toàn phần được lay từ tĩnh mạch đuôi chuột [4]
2.2.6 Xử lý số liệu:
Trang 39Chương 3 THỰC NGHIỆM VÀ KÉT QUÁ
3.1 Nghiên cứu thành phần hóa học và chuẩn hóa cao đặc bài thuốc ST 3.1.1 Kiểm tra chất lượng dược liệu đầu vào cho nghiên cứu
Các vị thuốc sau khi mua về được loại tạp, rửa sạch, sây khô & 65°C, dùng để
kiểm tra chất lượng 3.1.1.1 Cát căn
a Mô tả vị thuốc:
Lát cắt dọc có kích thước khác nhau Mặt ngoài màu trắng hơi vàng Thể
chất cứng, nặng và nhiều bột Mặt cắt đọc có nhiều vân dọc do các sợi tạo nên Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, mát (hình 3.1)
Hình 3.2 Ảnh đặc điểm bột cát căn
Ghi chú 1 Cát căn chuẩn; Ghi chi 1 Tình bột; 2 Bó sợi; 2 Cát căn mua 3 Manh mach b Soi bột:
Tiến hành: Lẫy một lượng nhỏ bột (qua rây 250 um), cho vào một giọt nước đã
có sẵn trên lam kính, dùng kim mũi mác dàn đều cho bột thăm nước, đậy lam kính,
quan sát dưới kính hiển vi
Bột cát căn có các đặc điểm được ghi ở hình 3.2 c Định tính bằng SKLM:
+ Tiến hành:
- Hoạt hoá ban mong Silicagel GF254 6 110 °C trong 1 giờ
Trang 40- Hệ dung môi triển khai: Cloroform - methanol - nước (7 : 2,5 : 0,25)
- Chuan bi dich cham sac ký: lấy 0,8 g bột thô cát căn (chuẩn), thêm 20 ml methanol, lắc đều, ngâm trong 2 giờ, lọc Cô dịch lọc trên cách thuỷ đến cạn Hoà cắn trong 1 ml ethanol để chấm sắc ký Làm tương tự để được dịch cát căn thử - Triển khai sắc ký: chấm 2 vết dịch chiết của cát căn thử và cát căn chuẩn với lượng như nhau, trên cùng một bản mỏng, triển khai sắc ký đến vạch giới hạn (cách mép trên 0,5 cm), lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng Soi bản mỏng dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm và 365 nm
+ Kết quả: Thể hiện ở hình 3.3: bước sóng 254 nm (trái) và 365 nm (phải)
+ Nhận xét: Dung dịch cát căn chuẩn và cát căn thử có 4 vết cùng màu, giá trị Rf tương đương nhau
Hình 3.3 Sắc ký đồ cát căn
Ghi chi: T: cat căn thử; C: cát căn chuẩn, 254 nm (trái), 365 nm (phải)
d Độ ẩm:
Tiến hành: tán nhỏ cát căn thành bột mịn Ðo độ âm bột bằng máy đo độ âm
Precisa ở 105 °C, với khối lượng bột chính xác khoảng 1,00g Làm 3 mẫu để lẫy kết quả trung bình Kết quả ghi ở bảng 3.1