2.3.3.1. Khảo sát các chỉ tiêu hóa lý:
- Nhận xét cảm quan: Bằng thị giác, vị giác, khứu giác.
- Xác định độ ẩm: Bằng phương pháp cất với dung môi (Tiến hành theo phụ lục 12.13 DĐVN IV)
- Đo pH: Cao đặc được pha loãng thành dung dịch 1% (kl/tt). Đo pH bằng máy đo pH.
- Xác định chất chiết được bằng nước: Bằng phương pháp chiết lạnh (Tiến hành theo phụ lục 12.10 DĐVN IV)
Công thức tính:
Trong đó: C: Hàm lượng chất chiết được bằng nước của cao (%) m2: Tổng khối lượng cốc và cắn (g)
m1: Khối lượng cốc (g)
m: Khối lượng cao đem thử (g) H: Hàm ẩm của cao (%)
- Xác định tỷ lệ tro toàn phần: Tiến hành theo phụ lục 9.8 DĐVN IV. Công thức tính:
Trong đó: m: Khối lượng chén nung (g) m1: Khối lượng cao (g)
m2: Tổng khối lượng chén nung và tro sau khi nung (g) H: Độ ẩm cao đặc (%)
2.3.3.2. Định tính các nhóm chất hữu cơ:
Phương pháp hóa thực vật thường quy
Căn cứ các nhóm chất hóa học có trong các vị thuốc của bài thuốc để định hướng định tính. Tiến hành phản ứng với các thuốc thử chung và thuốc thử đặc hiệu của từng nhóm chất [3], [4], [5], [16].
2.3.3.3. Kiểm tra các vị thuốc trong cao đặc bằng SKLM:
Chuẩn bị dịch chấm sắc ký, bản mỏng, dung môi khai triển; thể tích chấm sắc kí của vị thuốc và cao đặc là như nhau, tất cả tiến hành trong cùng điều kiện. So sánh các vết trên sắc ký đồ của vị thuốc và cao đặc. Nếu trong sắc ký đồ của cao đặc có các vết tương đương với vết trong sắc ký đồ của vị thuốc cả về màu sắc và Rf thì có thể sơ bộ xác định trong cao đặc có chứa vị thuốc đó [3], [4], [5], [10].