1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tiểu luận tình huống cuối khóa giải quyết vướng mắc giữa công tác đảm bảo chất lượng và số lượng của học sinh trường THCS hồng thủy

19 1,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 241,5 KB

Nội dung

Qua thực tiễn công tác và học tập tiếp thu chương trình Trung cấp lý luận chính trị, tôi chọn đề tài: “Giải quyết vướng mắc giữa công tác đảm bảo chất lượng và số lượng của học sinh trườ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm gần đây giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể

và đạt được những thành tựu hết sức cơ bản Tuy nhiên, trong những thành tựu đạt được đó giáo dục Việt Nam lại bộc lộ một số khiếm khuyết vô cùng to lớn, đó là chất lượng giáo dục hạn chế và có chiều hướng sút giảm khó lường Giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn trước thềm hội nhập Trước những tồn tại thiếu sót cơ bản đó, bước vào năm học 2006 – 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo

đã có cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” Đây là cuộc vận động lớn được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức phát động vào ngày 31/7/2006 đã gây được sự chú ý, quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội, của Lãnh đạo Đảng, của Chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh và các bậc phụ huynh

Cuộc vận động đến nay thực hiện đã hơn 4 năm và đã mang lại nhiều kết quả ban đầu khá tốt đẹp Cuộc vận động được xác định là khâu đột phá, làm tiền đề cho giáo dục tự khẳng định mình phấn đấu vươn lên, xoá bỏ những tiêu cực đang tồn tại, thực hiện sự đổi mới vì sự phát triển của nước nhà, vì vinh dự và trách nhiệm của mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, vì tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam

Cùng với toàn Ngành giáo dục Quảng Bình, trường THCS Hồng Thủy hưởng ứng một cách tích cực, có hiệu quả, bước đầu đã có sự chuyển biến về dạy và học, kết quả học tập ngày càng đi vào thực chất hơn, việc kiểm tra đánh giá chính xác hơn, bệnh thành tích đã giảm đi một cách đáng kể Đây là những kết quả đáng phấn khởi đã tạo được niềm tin trong lòng các cấp lãnh đạo và sự đồng thuận cao của phụ huynh học sinh

Năm học 2010 – 2011, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Nghị quyết số 41/2000/QH10 về phổ cập giáo dục trung học cơ sở của Quốc hội (Khoá X), Chỉ thị

số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về cuộc vận động

"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “Hai không”, thực hiện chủ đề "Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” Vì vậy, chất lượng giáo dục là mục tiêu

trọng tâm và cơ bản xuyên suốt trong cả quá trình hoạt động của giáo dục phổ thông, đặc biệt việc nắm vững đối tượng học sinh về lực học và đạo đức là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục nhằm tìm ra và lựa chọn giải pháp

để nâng cao chất lượng toàn diện, đáp ứng mục tiêu đào tạo phù hợp với cấp học và nền tảng giáo dục

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cuộc vận động “Hai không” trường THCS Hồng Thủy lại gặp không ít khó khăn về số lượng (hiện tượng học sinh bỏ học nhiều) giáo viên vừa thừa vừa thiếu, không đồng bộ, thiết bị, phương tiện dạy

Trang 2

học thiếu không đáp ứng được yêu cầu, thói quen giáo viên đánh giá xếp loại học sinh còn nhẹ, thiếu thực chất Học sinh ở địa bàn khó khăn về điều kiện kinh tế nên chưa tập trung vào việc học mà giành nhiều thời gian cho công việc gia đình Phụ huynh còn hạn chế trong đầu tư cho việc học của con cái, chưa quan tâm nhiều đến việc cùng giáo dục mà khoán trắng cho giáo viên, nhà trường Học sinh thường hay

bỏ học đi làm ăn khi kết quả học tập bị đánh giá thấp phải ở lại lớp hoặc thi lại Do

đó nếu cuối năm học trước đánh giá đúng thực chất và đầu năm học sau tổ chức thi lại gắt gao thì học sinh sẽ bỏ học nhiều, số lượng học sinh giảm mạnh (hè năm học

2009 - 2010 số học sinh bỏ học là 15 em) Nhưng để đảm số lượng học sinh theo chuẩn phổ cập thì chất lượng thật của học sinh không đảm bảo Vì vậy, giải quyết những khó khăn trên đã nãy sinh ra mâu thuẩn giữa việc đảm bảo chất lượng thực chất và số lượng học sinh

Qua thực tiễn công tác và học tập tiếp thu chương trình Trung cấp lý luận

chính trị, tôi chọn đề tài: “Giải quyết vướng mắc giữa công tác đảm bảo chất

lượng và số lượng của học sinh trường THCS Hồng Thủy” làm tiểu luận cuối

khoá với mục đích qua xử lý tình huống nhằm thực hiện cuộc vận động “Hai không”

do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của Nhà trường góp phần lập lại kỷ cương, nề nếp trong công tác quản lý dạy và học ở trường THCS Hồng Thủy trong năm học này và những năm học tiếp theo

Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo Trường Chính trị tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập nâng cao trình độ chính trị và hoàn thành tiểu luận cuối khoá đạt kết quả như mong muốn

Trang 3

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Trường THCS Hồng Thủy là một trường xa trung tâm huyện Lệ Thủy, nhưng luôn chú trọng công tác chất lượng nhất là công tác mũi nhọn, năm nào cũng có học sinh đạt giải học sinh giỏi tỉnh, Nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện

Vì vậy, khi có cuộc vận động “ Hai không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn trường

đã tích cực hưởng ứng và thực hiện Ngay trong ngày khai giảng từ năm học 2006 –

2007 đến năm học 2010 – 2011 toàn trường từ Ban giám hiệu đến tận học sinh đều tham gia ký cam kết thực hiện cuộc vận động Nhà trường đã yêu cầu thực hiện từ việc kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút và kiểm tra viết đều phải nghiêm túc

Đầu năm học 2010 – 2011, căn cứ Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về nhiệm vụ năm học 2010 - 2011; Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010 - 2011; Công văn số 1363/SGDĐT-GDTrH ngày 28/8/2010 của Sở GD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011; Quyết định số 3325/QĐ-UBND ngày 08/9/2010 của UBND huyện Lệ Thủy về việc phê duyệt Mục tiêu kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo năm học 2010-2011; Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2010-2011 của Phòng GD-ĐT Lệ Thủy; Tích cực hưởng

ứng chủ đề " Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục";

tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"

trường THCS Hồng Thủy đã tổ chức xây dựng kế hoạch, đặt ra phương hướng nhiệm vụ năm học Trong kế hoạch năm học trường đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó có kế hoạch kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm Kết quả của việc kiểm tra khảo sát đầu năm là cơ sở phản ánh đúng thực chất chất lượng học tập thực tế của học sinh, từ đó đề ra phương hướng, những giải pháp thích hợp trong việc chỉ đạo dạy và học đạt kết quả thực chất theo yêu cầu của các cấp quản lý giáo dục

Kế hoạch cụ thể như sau:

Thời gian khảo sát: 02 tuần từ ngày 10/10/2010 đến ngày 22/10/2010

Nội dung kiến thức kiểm tra, khảo sát 3 môn Toán, Văn, Anh:

Đối với lớp 8: Kiểm tra kiến thức của lớp 7 và 4 tuần đầu lớp 8

Đối với lớp 7: Kiểm tra kiến thức của lớp 6 và 4 tuần đầu lớp 7

Đối với lớp 6: Kiểm tra kiến thức của lớp 5 và 4 tuần đầu lớp 6

- Yêu cầu kiểm tra khảo sát nghiêm túc, chặt chẽ, chính xác:

+ Đề kiểm tra khảo sát chung cho cả khối lớp và được đảm bảo bí mật, mỗi môn ra 2 mã đề tương đương nhau và được photo đến tận học sinh

Trang 4

+ Học sinh được xếp thứ tự A,B,C… , được đánh số báo danh và mỗi phòng

bố trí 24 học sinh có 2 giám thị coi thi

+ Tổ chức chấm bài kiểm tra khảo sát thực hiện theo đúng quy chế, đảm bảo công bằng, khách quan

Kết quả kiểm tra khảo sát như sau:

Khối lớp lượng Số Giỏi Khá

Trung

T.trường 621 15 2.4 113 18.2 346 55.7 128 20.6 19 3.1 Qua kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm học 2010 – 2011 thì toàn trường có

137 em chiếm tỷ lệ 23.7 % số học sinh xếp loại dưới trung bình Theo quyết định 16/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì những học sinh có kết quả dưới điểm trung bình thuộc vào loại không đạt chuẩn lên lớp

Kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm thấp như trên cũng do nhiều tác động khách quan cũng như chủ quan tác động:

- Trong hè học sinh không chịu ôn bài, hệ thống lại kiến thức đã học được trong năm học trước

- Các tuần học đầu năm học sinh chưa tập trung vào việc học, chưa bắt kịp tiến độ chương trình

- Học sinh không được ôn tập hoặc giới hạn kiên thức trước khi kiểm tra như các bài kiểm tra định kỳ trong chương trình

Nhưng dù là lý do nào thì kết quả kiểm tra khảo sát cũng phản ánh chất lượng học tập của học sinh thấp Kết quả trên gây cho giáo viên sự băn khoăn lo lắng, phụ huynh học sinh nghi ngờ, hoang mang Giáo viên giảng dạy lớp trên đổ lỗi chất lượng đầu năm thấp như vậy là do giáo viên dạy ở các lớp dưới, họ không chịu trách nhiệm trong thiếu sót này Giáo viên dạy các lớp dưới lại cho rằng: lỗi này cũng không phải do họ bởi vì, cuối năm học 2009 – 2010 Nhà trường đã tiến hành kiểm tra chất lượng cuối năm Ban giám hiệu đã tổ chức đúng quy trình, đánh giá xếp loại học sinh đúng quy chế, đảm bảo chính xác, công bằng Do đó, tự trong nội bộ Nhà trường nghi ngờ về kết quả giảng dạy năm qua của đội ngũ giáo viên Giáo viên cho rằng các khâu tổ chức kiểm tra khảo sát của ban giám hiệu có lẽ chưa phù hợp nên kết quả mới thấp như vây Nhà trường sẽ giải quyết như thế nào về học sinh, giáo viên qua kết quả kiểm tra khảo sát thấp?

Trang 5

Sau khi có kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiệm vụ thông báo kết quả của từng học sinh đến tận gia đình Phụ huynh tiếp nhận kết quả kiểm tra khảo sát của con em mình hết sức lo ngại Những phụ huynh có học sinh xếp loại yếu, kém vô cùng hoang mang, họ không biết con

em họ có được học tiếp lớp trên hay phải ở lại lớp Một số phụ huynh đã đến gặp Ban giám hiệu để chất vấn: vì sao con em họ năm học 2009 – 2010 đã xếp loại học lực cuối năm trung bình và trên trung bình thế mà đầu năm học mới kiểm tra lại không đạt chuẩn về học lực? Lỗi này thuộc về ai? Phải chăng do các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chưa tốt? Họ yêu cầu con em họ phải được học các lớp trên còn nếu

ở lại thì chắc chắn các em sẽ bỏ học vì các em ngại với bạn bè, mặt khác học lại sẽ gây tốn kém cho gia đình trong khi gia đình đang gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, để cho các em học sinh có kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm không đạt chuẩn tiếp tục học bình thường thì sẽ không thực hiện đúng theo tinh thần của cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động thực hiện

Đứng trước tình hình nêu trên đòi hỏi nhà quản lý phải có những giải pháp, những biện pháp để giải quyết một cách thấu tình đạt lý Vừa đảm bảo đúng quy định, quy chế chuyên môn, tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy và học trong Nhà trường; vừa phải đảm bảo đúng quy định trong kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh vừa tạo động lực mới trong phong trào thi đua: “Dạy tốt, học tốt” , thực hiện nghiêm túc cuộc vân động “Hai không” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động nhằm nâng cao chất lượng thực chất Không chạy theo thành tích hoặc không quá coi trọng việc đấu tranh và loại bỏ số lượng học sinh yếu, kém không đạt chuẩn

II PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ.

1 Phân tích nguyên nhân:

Như chúng ta đã biết, việc tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh đầu năm là để đánh giá được một cách thực chất kiến thức của học sinh từng khối lớp, xếp loại sơ bộ học lực đầu năm, là cơ sở để bước đầu phân loại học sinh theo đối tượng Từ đó mỗi giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm có căn cứ để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém Đồng thời, cũng là cơ

sở để Ban giám hiệu đề ra những phương pháp cho việc quản lý, chỉ đạo dạy và học trong Nhà trường nhằm thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không”, trong đó quan tâm nhất với “tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp” Việc trường THCS Hồng Thủy tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học 2010 – 2011 cũng không ngoài mục đích trên Tuy nhiên khi tổ chức thực hiện đã nảy sinh vướng mắc như đã

mô tả ở trên, nguyên nhân là:

- Do sự quản lý lỏng lẻo của Ban giám hiệu; Ta đã biết việc tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm hay cuối năm cũng đều do giáo viên thực hiện từ khâu

Trang 6

coi thi, chấm chữa Song tại sao lại có kết quả như trên xãy ra? trước hết là do sự quản lý lỏng lẽo, không chặt chẽ, không kỷ cương, thiếu tinh thần trách nhiệm của Ban giám hiệu Ngay từ cuối năm học trước để cho giáo viên chạy theo thành tích hoặc không dám nhìn thẳng vào sự thật để cho số học sinh không đạt chuẩn này lên lớp (làm cho học sinh ngồi nhầm lớp) Đồng thời, trong quá trình chỉ đạo dạy và học thời gian đầu của năm học 2010 – 2011, Ban giám hiệu thiếu sự giám sát, quản lý chặt chẽ, không quán xuyến đầy đủ công việc nên kết quả chất lượng kiểm tra khảo sát đầu năm quá thấp so với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục

- Do đội ngũ giáo viên của trường phần lớn còn trẻ, tuy nhiệt trong công tác giảng dạy nhưng do kinh nghiệm giảng dạy còn thiếu, khả năng truyền thụ cho học sinh còn dàn trải, chưa xác định được trọng tâm bài dạy Nên học sinh hiểu bài, tiếp thu bài học chậm Đồng thời, giáo viên còn bị áp lực từ các chỉ tiêu đưa ra để đánh giá xếp loại giáo viên là dựa trên tỷ lệ chất lượng học sinh mà họ giảng dạy Chính

vì thế, nên những học sinh yếu kém thực chất giáo viên giảng dạy tìm mọi cách như:

ra đề, coi thi, chấm thi, nâng điểm, thậm chí còn cấy điểm… để đạt chỉ tiêu kế hoạch

mà Ban giám hiệu giao từ đầu năm trong Hội nghị CB-CNVC đầu năm học

- Đặc biệt là hiện tượng “Học sinh ngồi nhầm lớp”, nhầm cấp đã tồn tại nhiều năm bởi do “Bệnh thành tích”, “ khoán chất lượng” đơn cử có học sinh lớp 6 còn

“chưa đọc thông, viết thạo” Hiện tượng “ Học sinh ngồi nhầm lớp” một phần cũng

do việc phải duy trì sĩ số, chống tình trạng học sinh bỏ học để đảm bảo yêu cầu phổ cập Học sinh lớp nào nghĩ học, bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm lớp đó phải đến tận nhà để vận động học sinh đi học Giáo viên vừa dạy vừa dỗ học sinh, em nào sai phạm giáo viên cũng không giám nặng lời, không dám kỷ luật vì sợ học sinh bỏ học, giảm sút sĩ số

- Một lý do không kém phần quan trọng nữa, đó là: việc quản lý, tổ chức cho học sinh học trong thời gian ở nhà của phụ huynh chưa được quan tâm: do thiếu sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh về mặt thời gian cũng như điều kiện học tập của con em mình Một số phụ huynh còn khoán trắng việc giáo dục cho Nhà trường, hoặc gây sức ép với nhà trường trong việc cho con em họ ở lại lớp thì con em họ sẽ

bỏ học vì xấu hỗ với bạn bè… Từ đó ảnh hưởng đến sự khách quan trong đánh giá xếp loại học sinh của giáo viên, thể hiện “bệnh thành tích” trong giáo dục Không để cho học sinh ở lại, học lại theo đúng với khả năng của mình làm cho học sinh “ mất gốc” về kiến thức kéo dài từ lớp này đền lớp khác

- Hồng Thủy là địa bàn nông thôn xa trung tâm, đời sống nhân dân đang còn gặp nhiều khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế, do đó việc quan tâm đến học hành chưa được đúng mực

2 Hậu quả:

Trang 7

- Từ những nguyên nhân như đã phân tích ở trên đối với kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của Nhà trường nếu không được giải quyết một cách kịp thời, hợp lý hợp tình sẽ dẫn đến hậu quả sau:

- Làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của Nhà trường, mà quan trọng hơn là làm suy giảm nhận thức của học sinh trên tất cả các phương diện như: kiến thức, kỷ năng, đạo đức, lối sống… ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách của học sinh; học sinh sống dối trá, lừa lọc

- Làm giảm uy tín của nhà trường: sự việc chất lượng giáo dục qua kiểm tra khảo sát đầu năm của trường thấp không đạt chuẩn qui định đã tạo ra những dư luận không tốt về việc thực hiện không nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động Làm giảm uy tín của nhà trường với Sở Giáo dục và Đào tạo, với chính quyền các cấp, đặc biệt là giảm lòng tin trước toàn thể phụ huynh

- Chất lượng giáo dục thấp, không đạt chuẩn buộc học sinh phải thi lại hoặc ở lại lớp sẽ làm tốn kém tiền của, công sức mà phụ huynh và học sinh đã đầu tư, vun đắp Đặc biệt là làm hỏng cả một thế hệ trẻ trong suốt cả cuộc đời học sinh, tạo ra cho xã hội những sản phẩm giáo dục yếu kém, từ đó nguồn nhân lực con người của đất nước Việt Nam ngày càng bị kiệt quệ về tri thức Làm cho đất nước không thể hôị nhập với các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới trong thời kỳ kinh

tế tri thức toàn cầu hoá hiện nay

- Việc chất lượng kiểm tra khảo sát của trường thấp nếu không có biện pháp kịp thời để nâng cao chất lượng, xây dựng lại nề nếp, kỷ cương việc dạy và học của Thầy và trò sẽ tạo nên áp lực lớn cho giáo viên, gây cho giáo viên những khó khăn không thể lường hết được, tập thể giáo viên sẽ không yên tâm công tác, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo, quản lý của Ban giám hiệu Nhà trường Từ đó nãy sinh những mâu thuẫn trong nội bộ, làm cho nội bộ Nhà trường lũng cũng, nghi ngờ và thiếu lòng tin lẫn nhau Nên có thể đi theo con đường mà bấy lâu nay giáo viên vẫn thực hiện là đẩy học sinh yếu, kém không đạt chuẩn lên lớp và tiếp tục lại “ngồi nhầm lớp”, lại tiếp tục tạo ra một thế hệ trẻ tiếp theo thiếu kiến thức cơ bản nhưng vẫn vào đời, khiến cho xã hội đi vào ngõ cụt về tri thức văn hoá

- Làm cho quy chế chuyên môn trong Nhà trường không đảm bảo, quy chế thi

cử, kỷ cương nề nếp dạy và học sẽ tiếp tục bị vi phạm Học sinh đạt kết quả cao sẽ giảm sút ý thức học tập, học sinh đạt kết quả kém sẽ không thấy được bản thân cần phải cố gằng học tập, vươn lên

- Ảnh hưởng đến việc chấp hành và thực hiện Luật Giáo dục của các tầng lớp nhân dân nói chung và của giáo viên, học sinh nói riêng Sẽ tác động không tốt đến chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước ta

Trang 8

Chúng ta đã biết, để từng bước lập lại kỷ cương, nề nếp trong giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc vận động “Hai không” trong đó có nội dung

“Nói không với tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp” là một việc làm cần thiết nhằm tạo ra sự công bằng trong kiểm tra đánh giá học sinh và trong phong trào thi đua học tập rèn luyện của tất cả học sinh trường THCS Hồng Thủy nói riêng và của toàn thể học sinh cả nước nói chung Đồng thời cũng phải thực hiện một nhiệm

vụ quan trọng không kém đó là: phải duy trì sĩ số, chống tình trạng học sinh bỏ học

để đảm bảo yêu cầu phổ cập giáo dục

Chính vì vậy, việc giải quyết tình huống bất cập giữa việc đảm bảo chất lượng

và số lượng của học sinh là một nhiệm vụ cần thiết của Ban giám hiệu Nhà trường

để nhằm tạo ra một gương mặt mới về chất lượng giáo dục thực chất, đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay và thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm Nếu không giải quyết tốt bất cập này sẽ làm cho nội bộ giáo viên trong nhà trường mất đoàn kết, phụ huynh học sinh nghi ngờ về chất lượng đội ngũ và khó khăn cho Nhà trường trong những năm tới về công tác chỉ đạo chất lượng và công tác duy trì số lượng học sinh cũng như tuyển mới học sinh

III XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu đòi hỏi thực chất trong chất lượng giáo dục đồng thời đảm bảo số lượng học sinh đáp ứng nhiệm vụ phổ cập giáo dục

và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng được xu thế phát triển của đất nước Việc giải quyết tình huống nêu trên là hết sức quan trọng, nó trực tiếp nâng cao chất lượng thực chất của học sinh, khẳng định vai trò trách nhiệm lương tâm của tập thể giáo viên, hơn thế nữa, nó cũng khẳng định được vai trò trách nhiệm, năng lực quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu Nhà trường Đồng thời cũng hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo số lượng, hạn chế học sinh bỏ học giữ vững được kết quả phổ cập giáo dục

Do đó, mục tiêu xử lý tình huống nêu trên cần đạt được là:

- Thứ nhất: Thiết lập và giữ vững kỹ cương nề nếp trong việc dạy học của tập

thể giáo viên mà cụ thể là việc kiểm tra khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh theo quy chế 40 về đánh giá xếp loại học sinh THCS Tạo được sự công bằng trong giáo dục, từ đó giúp học sinh có ý thức tự học và chăm học hơn để nâng cao trình độ nhận thức, giúp các em có ý chí vươn lên, tự tin trong việc chiếm lĩnh tri thức, nắm bắt được kiến thức kỹ năng tối thiểu cần đạt được

- Thứ hai: Cũng cố được lòng tin của phụ huynh, lãnh đạo chính quyền địa

phương và cơ quan lãnh đạo chuyên môn đối với tập thể Nhà trường Giúp cho mọi người nhìn nhận đúng đắn về năng lực giảng dạy của giáo viên, năng lực chỉ đạo,

Trang 9

quản lý của Ban giám hiệu Nhà trường Từ đó tạo được niềm tin thật sự của xã hội đối với giáo dục và uy tín của người thầy lại tiếp tục được tôn vinh

- Thứ ba: Giải quyết hài hoà quá trình pháp lý, tính trách nhiệm của người

quản lý và sự công bằng trong việc kiểm tra khảo sát, đánh giá xếp loại tạo được động lực thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong Nhà trường

- Thứ tư: Cũng cố được khối đoàn kết nhất trí trong tập thể Hội đồng sư

phạm, tạo được niềm tin thực sự cho độ ngũ giáo viên về năng lực, chỉ đạo, quản lý của Ban giám hiệu Nhà trường nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị CB-CNVC

và nhiệm vụ năm học 2010 – 2011

- Thứ năm: Cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung mà Bộ Giáo dục và

Đào tạo phát động đã đi vào cuộc sống và được toàn xã hội đồng tình ủng hộ Đây là việc làm đầy ý nghĩa nhằm xây dựng đất nước phồn thịnh vững bước đi vào nền kinh tế tri thức mà các nước trong khu vực và trên thế giới đã và đang thực hiện

- Thứ sáu: Hạn chế được học sinh bỏ học, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ

phổ cập THCS tiến đến phổ cập THPT

IV XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1 Xây dựng phương án giải quyết tình huống:

Để giải quyết tình huống kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm thấp không đạt chuẩn của số học sinh “ngồi nhầm lớp” ở trường THCS Hồng Thủy nhằm nâng cao chất lượng, đồng thời hạn chế học sinh bỏ học theo đúng mục tiêu của cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động trong đó có nội dung: “ nói không với học sinh không đạt chuẩn lên lớp” Chúng ta có thể tiến hành xử lý vướng mắc ở trường THCS Hồng Thủy với một số phương án giải quyết như sau:

1.1 Phương án 1:

Lập danh sách học sinh không đạt chuẩn (xếp loại học lực yếu và kém) trong đợt kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học 2010 – 2011 của các lớp 7, 8, 9 chuyển xuống các lớp 6, 7, 8 (cho ở lại lớp) để tiếp tục học và cũng cố kiến thức ở những lớp này trong năm học 2010 – 2011 Cho nghĩ học và ưu tiên xét tuyển vào năm học 2010 – 2011 đối với các học sinh không đủ chuẩn của các lớp đâù cấp (lớp 6).

Thực hiện phương án này có những ưu điểm và nhược điểm sau:

* Ưu điểm:

Trang 10

- Thực hiện đúng tin thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn của

Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình trong việc thực hiện cuộc vận động “Hai không” là “Thực hiện đánh giá, kiểm tra chất lượng của mỗi lớp trước khi kết thúc năm học và chuyển lên lớp trên, tiếp tục tổ chức ôn tập, kiểm tra lại, thi lại; các thầy,

cô giáo lớp dưới không bàn giao học sinh không đạt chuẩn kiến thức cho lớp trên và các thầy, cô giáo lớp trên không nhận học sinh không đạt chuẩn kiến thức ở lớp dưới vào lớp mình”

- Thực hiện nghiêm túc, đảm bảo kỷ cương, nề nếp trong dạy và học của giáo viên và học sinh trong trường Không làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy của giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn cũng như việc học tập, rèn luyện của học sinh các học sinh khác

- Tạo đều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý học sinh cũng như việc thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch mà Nhà trường giao cho lớp mình từ đầu năm học

* Nhược điểm:

- Gây xáo trộn trong Nhà trường vì các em đã được phân chia lớp và theo học

ở các lớp trên Việc yêu cầu học sinh không đạt chuẩn ở các lớp 7, 8, 9 phải xuống học lại ở các lớp 6, 7, 8 sẽ gây thiệt hại về tiền của và thời gian không đáng có đối với các em này Trong khi đó thời gian học tập của các em này đã diễn ra gần 2 tháng từ khi vào năm học mới đến khi hoàn thành việc kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm

- Gây mất lòng tin của phụ huynh, của chính quyền địa phương với tập thể sư phạm Nhà trường

- Uy tín về năng lực quản lý, chỉ đạo dạy và học của Ban giám hiệu Nhà trường giảm sút Tạo nên không khí mất đoàn kết trong nội bộ giáo viên của trường

- Làm cho số học sinh ở lại lớp hoặc không được học ở các lớp đầu cấp có tư tưởng bất mãn, chán nản, xấu hỗ với bạn bè lớp trên lớp dưới Dẫn đến có những suy nghĩ, việc làm không tốt như lêu lỏng, trốn học, la cà quán sá, theo bạn xấu… Số học sinh này có thể vi phạm pháp luật làm gia tăng số thanh thiếu niên hư hỏng và cuối cùng dẫn đến bỏ học hàng loạt làm giảm số lượng học sinh, trường bị teo lớp, nhiệm

vụ phổ cập không được hoàn thành…

1.2 Phương án 2:

Lập danh sách học sinh không đạt chuẩn ( xếp loại yếu và kém) trong đợt kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học 2010 – 2011 của các lớp 7, 8, 9 và cho tiếp tục học nhưng giao cho phụ huynh các em này quản lý, kèm cặp để các em tự ôn tập, cũng cố kiến thức cũ và học kiến thức trong cả năm học 2010 – 2011 Cuối năm học nếu kết quả học tập, rèn luyện không đạt chuẩn kiên quyết không cho lên

Ngày đăng: 28/07/2015, 14:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Chỉ thị 33/2006/TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về: “ Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” và 4 nội dung của cuộc vận động “ Hai không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chốngtiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” và 4 nội dung của cuộc vậnđộng “ Hai không
6. Quyết định số 3859/QĐ- BGD&ĐT ngày 28/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cữ và bệnh thành tích trong giáo dục” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nóikhông với tiêu cực trong thi cữ và bệnh thành tích trong giáo dục
1. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.2. Luật Giáo dục 2005 Khác
7. Công văn số 1384/SGD&ĐT_GDTrH ngày 18/9/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình về việc giúp đỡ học sinh yếu kém Khác
8. Công văn số 1573/SGD&ĐT_GDTrH ngày 23/10/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình về việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học Khác
9. Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010 – 2011 Khác
10. Công văn số 1363/SGDĐT-GDTrH ngày 28/8/2010 của Sở GD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011 Khác
11. Quyết định số 3325/QĐ-UBND ngày 08/9/2010 của UBND huyện Lệ Thủy về việc phê duyệt Mục tiêu kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo năm học 2010-2011 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w