1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội

68 330 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 581,58 KB

Nội dung

Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là một chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nhằm thực hiện dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là một chiến lượcphát triển kinh tế xã hội nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nhằm thựchiện dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Thực hiện chủ trương trên, từ Đại hội Đảng lần thứ VI (Tháng 12 - 1986)đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số chủ trương chính sách nhằmkhuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, nhất là các loạidoanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có sự phát triển nhanh chóng, trong đó phải

kể đến sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tất cả cácthành phần kinh tế do có được những lợi thế nhất định để phát triển trong cơ chếmới

Cho đến nay có thể nhận xét, DNVVN ở nước ta có tốc độ phát triểntương đối khá như vậy nhưng vẫn đang đối mặt với những khó khăn nhiều mặt.Khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu vốn để mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị,công nghệ Để khắc phục được tình trạng đó, hầu hết phương án lựa chọn củacác doanh nghiệp đó là tìm nguồn tài trợ từ việc vay vốn các Ngân hàng Thươngmại

Là một chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tây

Hà Nội ra đời đã đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết đó của nền kinh tế Trongquá trình hoạt động, Ngân hàng luôn chú trọng và cũng luôn có sự ưu tiên đốivới khối DNVVN, qua đó giúp sức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triểnđồng thời ngày càng nâng cao và khẳng định được vị thế của mình - một chinhánh mới đi vào hoạt động

Chính vì lý do đó, trong thời gian thực tập tại đây, em đã chọn đề tài:

“ Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội ” để nghiên cứu Thời gian thực tập tại

Trang 2

Ngân hàng không phải là dài nhưng cũng giúp cho em ít nhiều hiểu được sự vậndụng lý thuết vào thực tiễn, đồng thời em cũng tìm hiểu được thực trạng về vấn

đề tín dụng với DNVVN tại đây trong những năm qua Qua đó em mong muốnđưa ra các giải pháp, các kiến nghị để nâng cao chất lượng tín dụng đối vớiDNVVN, góp phần làm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tại đây

Trang 3

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTM

1 Khái niệm về NHTM

Trong xã hội, Ngân hàng có một vị trí quan trọng và tham gia vào hoạtđộng của nhiều thành phần kinh tế và dân cư Lịch sử hình thành Ngân Hàng bắtđầu từ rất lâu Ban đầu nó được hình thành từ những thương nhân làm dịch vụgiữ tiền hộ Dựa trên tính vô danh của đồng tiền cho phép những thương nhânnày chuyển từ việc giữ tiền hộ sang việc giữ hộ tiền và thu lệ phí và huy độngvốn có trả lãi để khuyến khích người có tiền nhàn rỗi trong xã hội, rồi sử dụng

số tiền đó để kinh doanh trực tiếp cho vay lấy lãi Ngày nay Ngân Hàng ThươngMại được định nghĩa như sau:

NHTM là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chủyếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả

và sử dụng số tiền đó để cho vay đầu tư, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán vàcác nghiệp vụ trung gian khác nhằm thu lợi nhuận tối đa trên cơ sở đảm bảo khảnăng thanh khoản

NHTM giống các tổ chức kinh doanh khác là hoạt động nhằm mục đíchthu lợi nhuận nhưng là tổ chức kinh doanh đặc biệt vì đối tượng kinh doanh làtiền tệ trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu được thực hiện bằngcách thu hút vốn trong xã hội để cho vay nhằm mục tiêu lợi nhuận cao nhất vàrủi ro thấp nhất

2 Hoạt động của NHTM trong nền kinh tế

Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà các mối quan hệkinh tế, phân phối sản phẩm, phân phối lợi ích do các quy luật của thị trườngđiều tiết chi phối

Trang 4

Kinh tế thị trường có những đặc điểm cơ bản sau:

- Trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá nhân, mỗi đơn vị kinh tế được tự do

tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật

- Cạnh tranh là quy luật của thị trường

- Khách hàng giữ vị trí trung tâm của nền kinh tế

- Tất cả các mối quan hệ trong nền kinh tế đều được tiền tệ hoá

Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường, từ đặc điểm kinh doanhtiền tệ cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà các ngân hàng hiện nayhoạt động theo hướng đa năng tập trung vào ba hoạt động chính sau đây:

- Hoạt động huy động vốn

- Hoạt động cho vay đầu tư

- Hoạt động trung gian và các loại hình dịch vụ khác

Hoạt động huy động vốn là một hoạt động quan trọng của các doanhnghiệp nói chung và đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh tiền tệ như ngân hàng Hoạt động này bao gồm huy động các nguồn tiềngửi (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi giao dịch và phi giao dịch), các khoản đi vay(vay từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, từ các NHTM và các tổ chức tín dụngkhác), tiền nhận uỷ thác đầu tư, tiền góp vốn liên doanh

Ngoài ra các NHTM còn huy động vốn từ việc vay của Ngân hàng Nhànước, vay trên thị trường liên ngân hàng hoặc vay từ các thị trường vốn lớn trênthế giới

Hoạt động huy động vốn có vai trò cung cấp đầy đủ và kịp thời các nguồnvốn phục vụ cho các hoạt động khác của ngân hàng

Đây là hoạt động cấp vốn cho nền kinh tế trên cơ sở an toàn số vốn đã cấp

ra và số tiền thu được từ khoản vốn đã cấp phải lớn hơn tổng chi phí bao gồmcác chi phí cho hoạt động huy động vốn cũng như các chi phí khác có liên quan

Trang 5

Trong hoạt động cho vay, thu nhập chủ yếu của ngân hàng là lãi cho vay.Các khoản cho vay có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau nhưthời hạn cho vay, đối tượng cho vay, tính chất bảo đảm của khoản vay…Thôngthường người ta chia các khoản vay theo thời hạn của chúng là tín dụng ngắnhạn, tín dụng trung và dài hạn Lãi suất cho vay trung và dài hạn thường cao hơnlãi suất cho vay ngắn hạn do thời hạn vay dài hơn nên rủi ro cao hơn.

Trong hoạt động đầu tư, đầu tư vào chứng khoán là chủ yếu, mục đích củaviệc đầu tư vào chứng khoán là tìm kiếm lợi nhuận và đa dạng hoá hoạt độngkinh doanh ngân hàng Mặt khác nắm giữ chứng khoán cũng là một cách bảođảm khả năng thanh khoản của ngân hàng thông qua việc đầu tư vào các chứngkhoán có tính thanh khoản cao như: tín phiếu và trái phiếu Kho bạc Nhà nước

Các NHTM Việt Nam hiện nay, lợi nhuận thu được từ hoạt động nàychiếm từ 50% -70% tổng lợi nhuận Tuy nhiên đây là hoạt động chứa đựng rủi

ro cao nên các ngân hàng luôn quan tâm đến chất lượng hoạt động này

Các NHTM đóng vai trò trung gian thực hiện các hoạt động theo yêu cầucủa khách hàng như thanh toán, thu hộ, chi hộ, chuyển tiền, uỷ thác…Bên cạnh

đó các NHTM cũng cung cấp các loại hình dịch vụ có liên quan đến tài chínhnhư dịch vụ tư vấn, dịch vụ bảo lãnh…Các hoạt động này có độ rủi ro thấp hơnhoạt động cho vay và đầu tư trong khi vẫn đem lại được nguồn thu lớn

II HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM

1 Hoạt động tín dụng của NHTM

Có những khái niệm về tín dụng theo cách diễn đạt khác nhau nhưng cóthể nêu khái niệm một cách tổng quát: Tín dụng là một quan hệ kinh tế trong đó

có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị ( hình thái tiền tệ hay hiện vật)

từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian thu hồi về một lượnggiá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu với những điều kiện mà hai bên thoả thuậnvới nhau

Trang 6

Đối tượng của sự chuyển nhượng bao gồm: Chuyển nhượng dưới hìnhthái hiện vật – hàng hoá, đó chính là việc kéo dài thời hạn thanh toán trong quan

hệ mua bán hàng hoá - chuyển nhượng bằng hình thức giá trị thực chất là việc “ứng trước hay đầu tư” trực tiếp bằng tiền ( cho vay bằng tiền)

Những điều kiện mà hai bên thoả thuận thông thường là:

lãi suất)

trong hai bên không chấp nhận thì không thể hình thành quan hệ tín dụng Những hành vi tín dụng có thể bất cứ ai cũng làm được, đơn giản nhưviệc hai người cho nhau vay tiền Tuy nhiên, với thời gian chúng ta thấy hành vitín dụng có xu hướng tập trung vào các ngân hàng, từ đó hình thành một sựchuyên nghiệp hoá trong hành vi tín dụng Ngày nay khi nói tới tín dụng người

ta nghĩ ngay tới các ngân hàng, vì các tổ chức này chuyên làm những công việcnhư cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, ký thác và cả việc phát hành giấy bạc nữa.Vậy tín dụng ngân hàng là gì?

Tín dụng ngân hàng là tín dụng do cơ quan ngân hàng cung cấp Tín dụngngân hàng thuộc về tín dụng thương nghiệp, ngân hàng là trung gian của ngườivay, gửi tài khoản Ngân hàng đưa phương thức gửi tiền tập trung tiền vốn phântán trong nhân dân và tích luỹ tiền vốn trong tương lai, sau đó dùng phương thứccho vay để phân phối nhằm thoả mãn các ngành, các mặt của xã hội đối với nhucầu về vốn, do đó trong phạm vi xã hội điều tiết dư thừa và thiếu vốn

Tín dụng ngân hàng có những chức năng chính như:

Trang 7

 Chức năng phản ánh một cách tổng hợp và kiểm soát quá trình hoạt động củanền kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường tín dụng ngân hàng đóng một vai trò rất quantrọng, biểu hiện cụ thể như sau:

- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hoà nguồn vốngiữa các chủ thể trong nền kinh tế

- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy sự tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá vàchu chuyển hàng hoá

- Tín dụng ngân hàng là công cụ chủ yếu để tài trợ, đầu tư cho các ngànhkinh tế then chốt và các ngành, các vùng kinh tế kém phát triển

- Tín dụng ngân hàng góp phần tác động các đơn vị sử dụng nguồn vay vốnngân hàng có hiệu quả

- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy sự mở rộng và phát triển ngành ngoạithương

- Tín dụng ngân hàng với vai trò tạo tiền trong nền kinh tế

- Tín dụng ngân hàng góp phần bình ổn giá cả trong nền kinh tế

Với những đóng góp vô cùng to lớn ấy, có thể nói hoạt động tín dụng ngânhàng là một trong những hoạt động lớn, chủ yếu của ngân hàng và trên thực tếchỉ ra rằng hoạt động tín dụng đã mang lại cho ngân hàng số lợi nhuận khổng lồ,tạo điều kiện cho chính ngân hàng phát triển

2 Đặc trưng cơ bản của tín dụng

Có thể nói trong hoạt động kinh doanh tín dụng nói chung và tín dụngngân hàng nói riêng, đặc trưng của tín dụng đều dựa trên 3 đặc tính chủ yếu là:lòng tin, tính thời hạn và tính hoàn trả

2.1 Yếu tố lòng tin

Bản thân từ tín dụng xuất phát từ tiếng la-tinh “credittum” có nghĩa là “sựgiao phó” hay “sự tín nhiệm” Nghiên cứu khái niệm tín dụng cũng cho ta thấy

Trang 8

tín dụng là sự cho vay có hứa hẹn thời gian hoàn trả Sự hứa hẹn biểu hiện “mứctín nhiệm” hay “lòng tin” của người cho vay vào người đi vay Yếu tố lòng tintuy vô hình nhưng không thể thiếu trong quan hệ tín dụng, đây là yếu tố baotrùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh.

Lòng tin trong quan hệ tín dụng được biểu hiện từ nhiều phía, khôngchỉ có lòng tin từ một phía của người cho vay đối với người đi vay Nếungười cho vay không tin tưởng vào khả năng hoàn trả của người đi vay thìquan hệ tín dụng có thể không phát sinh và ngược lại, nếu người đi vay cảmnhận thấy người cho vay không thể đáp ứng được yêu cầu về khối lượng tíndụng, về thời hạn vay, thì quan hệ tín dụng cũng có thể không phát sinh Tuynhiên, trong quan hệ tín dụng lòng tin của người cho vay đối với người đivay quan trọng hơn nhiều bởi lẽ người cho vay là người giao phó tiền bạchoặc tài sản của họ cho người khác sử dụng

Mọi khoản vay dưới dạng hiện vật hay tiền tệ cũng đều là hàng hoá và vìthế nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng Trong kinh doanh tín dụng người chovay chỉ bán “giá trị (quyền) sử dụng của khoản vay” chứ không bán “giá trị củakhoản vay”, nên sau khi hết thời gian sử dụng theo cam kết, khoản vay đó đượchoàn trả về và vẫn giữ nguyên giá trị của nó, phần lợi tức theo thoả thuận nếu có

Trang 9

là “giá bán” quyền sử dụng khoản vay trong thời gian nhất định Như vậy, khốilượng hàng hoá hay tiền tệ (phần gốc) cho vay ban đầu chỉ là vật chuyên trở giátrị sử dụng của chúng, nó được phát ra qua các thời gian nhất định rồi sẽ thu vềchứ không được bán đứt.

III TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1 Khái niệm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

1.1 Khái niệm

Có rất nhiều các định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ khác nhau củacác nhà kinh tế tuỳ vào quan điểm hay điều kiện của từng quốc gia Ở nước tahiện nay có thể hiểu doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp đạt một tronghai tiêu chí sau:

+ Các DNNN, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh,Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp tư nhân, HTX, hộ kinhdoanh cá thể có đăng kí kinh doanh có số lao động trung bình hàng năm khôngquá 300 lao động (không giới hạn vốn đăng kí)

+ Các DNNN, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh,doanh ngiệp cố vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp tư nhân, HTX, hộ kinhdoanh cá thể có đăng kí kinh doanh có vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng

Tiêu chí về lao động chỉ xem xét đối với những doanh nghiệp có vốn đăng

Trang 10

+ Vốn đăng kí: Đối với DNNN là vốn điều lệ được nhà nước cấp, đối vớicác doanh nghiệp còn lại là vốn ghi trên đăng kí kinh doanh, giấy phép đầu tư.

1.2 Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường.

Nói đến sự phát triển kinh tế ở các nước, chúng ta thường nghe và nghĩđến các doanh nghiệp khổng lồ quen thuộc Chẳng hạn khi nói đến sự phát triểnkinh tế của Nhật Bản, thì người ta thường nghĩ tới Toyota, Mitsubishi; cũng nhưthế, khi nói đến Hàn Quốc, thì người ta nghĩ ngay đến hãng Samsung.v.v Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng có vị trí và vai trò quantrọng trong nền kinh tế của mỗi nước, thì ít người quan tâm nghiên cứu

1.2.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao về doanh nghiệp, về thu hút lao động và đóng góp thu nhập quốc dân cho đất nước.

Theo số liệu thống kê của nhiều nước cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏchiếm 95% tổng số các doanh nghiệp, thu hút từ 75 đến 90% số nhân viên làmviệc trong các doanh nghiệp và đóng góp từ 40 đến 50% thu nhập quốc dân ởmỗi nước Tạp chí “Những vấn đề kinh tế thế giới” số 1(9) tháng 1,2 năm 2000cho biết: ở Mỹ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ về số người lao động chiếm78,5%, về thu nhập quốc dân chiếm 34% so với toàn bộ doanh nghiệp nước Mỹ;

ở Cộng hoà liên bang Đức (không kể Đông Đức) con số đó là 75% và 45%; ởNhật Bản con số đó là 92,8% và 56%; ở Pháp số nhân việc làm việc trong cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 83,5% trong toàn bộ các doanh nghiệp nướcnày

Do có lợi thế là: chỉ cần một số vốn nhỏ cũng có thể thành lập được công

ty, nhà xưởng; có thể mở văn phòng, xưởng sản xuất tại gia đình với chi phíquản lý thấp, tính năng động và tính linh hoạt cao, có khả năng thích ứng vớinhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng v.v nên số doanh nghiệpvừa và nhỏ trong những năm qua phát triển khá nhanh Đặc biệt là loại doanhnghiệp mang tính chất gia đình, cá thể chiếm một tỷ lệ lớn

Trang 11

Kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là nửa cơ giới,lao động sống chiếm tỷ lệ khá cao Mặt khác phần lớn các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biếnnông, lâm, hải sản; xây dựng và giao thông vận tải v.v nên nó có khả năng thuhút nhiều lao động, tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội và tăng thu nhập bảođảm đời sống cho người lao động Trong khi đó các doanh nghiệp lớn kỹ thuậtsản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến, nhất là đối với các xí nghiệp tự động hoásản xuất và sử dụng công nghệ người máy đã làm cho số người thất nghiệp ngàycàng tăng, phát sinh nhiều tiêu cực xã hội.

1.2.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tích cực nhu cầu tiêu dùng xã hội ngày càng phong phú, đa dạng mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được.

Hiện nay, ở nhiều nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp vừa và nhỏ đã phát triển hầu khắp các lĩnh vực, rất đa dạng và phongphú Trong cơ cấu các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì doanh nghiệp siêu nhỏ,sản xuất kinh doanh mang tính chất cá thể, gia đình chiếm tỷ lệ khá lớn ởPháp, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tới 80% tổng số doanh nghiệp và có gần50% trong số này chỉ sử dụng lao động trong gia đình, không cần thuê ngoàimột nhân viên nào

Ngày nay trong thực tế tiêu dùng xã hội, có những mặt hàng mà ngườitiêu dùng chỉ có nhu cầu ít và cá biệt song chất lượng, chủng loại mẫu mã, kiểucách không ngừng thay đổi Trong trường hợp này các doanh nghiệp lớn khôngthể đáp ứng được; trái lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ do qui mô sản xuất nhỏ,

có khả năng điều chỉnh hoạt động nên có thể đáp ứng những nhu cầu nói trêncủa người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện Đặc biệt có những hànghoá người tiêu dùng có nhu cầu không thể sản xuất ở các doanh nghiệp có qui

mô lớn, kỹ thuật hiện đại mà chỉ có thể sản xuất bằng lao động thủ công, phântán đến từng cơ sở sản xuất nhỏ và hộ gia đình

Trang 12

1.2.3 Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực phân phối lưu thông và trong sản xuất, chế biến hàng hoá xuất khẩu.

Trong quá trình tái sản xuất xã hội, hàng hoá từ khâu sản xuất đến khâutiêu dùng phải qua khâu trung gian.Đó là khâu lưu thông do mạng lưới các cửahàng thương nghiệp dịch vụ bán buôn và bán lẻ đảm nhận

Do lợi thế của mình các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thích hợp với lĩnhvực kinh doanh thương nghiệp - dịch vụ bán lẻ Vì rằng các doanh nghiệp vừa

và nhỏ chỉ cần một số vốn ban đầu nhỏ cũng có thể hoạt động được; còn nơi làmcửa hàng và kho hàng có thể sử dụng ngay nhà mình; nhân viên bán hàngthường cũng là người của gia đình Do đó chi phí lưu thông hàng hoá thấp

Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làmcho lực lượng sản xuất phát triển có tính nhảy vọt, vượt ra khỏi biên giới quốcgia và đẩy mạnh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới

Cho nên bất kỳ nước nào, dù ở trình độ phát triển kinh tế cao hay thấpcũng đều phải thực hiện chiến lược kinh tế mở, với nội dung cơ bản là: Tận dụnglợi thế so sánh tích cực tham gia vào việc phân công lao động quốc tế, chuyênmôn hoá và hợp tác hoá quốc tế, tranh thủ vốn, công nghệ và kinh nghiệm tốt củanước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước Đặc trưng cơ bản của chiếnlược kinh tế mở là mức bảo hộ thấp, khuyến khích xuất khẩu (hướng ngoại)

Việt Nam đang là một nước nghèo, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ đang ởtrình độ thấp kém so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nên việc tíchcực tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để khai thác có hiệu quả các lợi thế bêntrong là vấn đề đặc biệt có ý nghĩa quan trọng

Chính vì vậy, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng vàNhà nước chủ trương thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, coi xuấtkhẩu là trọng tâm; đồng thời ra sức sản xuất những sản phẩm trong nước sảnxuất có hiệu quả để thay thế nhập khẩu

Trang 13

thống do các doanh nghiệp vừa và nhỏ kể cả kinh tế hộ gia đình sản xuất chếbiến chiếm tỷ trọng đáng kể Đó là những mặt hàng nông sản, thực phẩm, hảisản, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: gốm sứ, mây tre, sơn mài, hàng thêudệt, hàng may mặc

1.2.4 Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng.

Do quy mô vừa và nhỏ nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đặt vănphòng làm việc, nhà xưởng, kho tàng ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ của từngnước; ở cả những nơi cơ sở hạ tầng chưa phát triển như ở vùng núi cao, hải đảo,

ở vùng nông thôn rộng lớn nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của từngvùng Nhất là các loại tài nguyên trên mặt đất thuộc các ngành nông, lâm, hảisản

Để khai thác có hiệu quả lao động, tài nguyên và ngành nghề đang còn rấtlớn ở từng địa phương, từng vùng lãnh thổ, cần tập trung đẩy nhanh sự phát triểnmột số ngành mà nước ta có nhiều tiềm năng như: nông nghiệp, lâm nghiệp, hảisản và công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản v.v

Trong những năm trước mắt, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn về vốn và

kỹ thuật nên việc đầu tư khai thác các nguồn lực của đất nước, Đảng ta chủtrương: “Chú trọng quy mô nhỏ và vừa, vốn đầu tư ít, thu hồi nhanh theophương châm “lấy ngắn nuôi dài”

Doanh nghiệp vừa và nhỏ do vốn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém nên

tỷ lệ lao động sử dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường lớn rất thíchhợp với những ngành cần nhiều lao động thủ công như chế biến thuỷ sản đônglạnh, may mặc, da giầy, công nghiệp chế biến

Hiện nay, doanh nhiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng

trong nền kinh tế Theo thống kê, đội ngũ này chiếm tới gần 96% tổng số doanhnghiệp trong cả nước, đóng góp 25% GDP và thu hút một lực lượng lao động

Trang 14

đáng kể, tạo công ăn việc làm, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gópphần khai thác những tiềm năng trong dân chúng.

2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng ngânhàng ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng

2.1 Tín dụng ngân hàng là một công cụ tích tụ và tập trung vốn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, việc mở rộng sản xuất theochiều rộng và theo chiều sâu là yêu cầu khách quan của việc tồn tại và phát triểncủa các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Với tư cách là một trung tâm tín dụng, các ngân hàng thương mại có vaitrò rất quan trọng trong việc tích tụ và tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhànrỗi trong các cơ sở sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, trong các tổchức văn hoá xã hội và trong các tầng lớp dân cư, trong nước và ngoài nước đểđáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng theochiều rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, hoặc bù đắp phần vốn thiếuhụt để cho số vốn tự có trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chu chuyển bìnhthường Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn có các công trình trọng điểm có ýnghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá

và hiện đại hoá đất nước

2.2 Tín dụng ngân hàng là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cũng như việc điềutiết kinh tế vĩ mô, bao giờ Nhà nước cũng phải sử dụng một cách có hiệu quảcác công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng

Ưu thế nổi bật của hoạt động tín dụng ngân hàng là không làm tăng khối

Trang 15

lượng tiền mặt trong lưu thông Với chức năng đi vay, tín dụng ngân hàng “hút”tiền thừa trong lưu thông; và với chức năng cho vay, tín dụng ngân hàng “đẩy”tiền ra lưu thông, khi lưu thông thiếu tiền.

Như vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc điều hoà lưuthông tiền tệ làm cho quan hệ tiền hàng cân đối với nhau Chính vì lý do này, tíndụng ngân hàng là một công cụ tổng thể chống lạm phát, ổn định tiền tệ và giá

cả, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp vừa vànhỏ kinh doanh có hiệu quả

Kiềm chế được lạm phát, giữ chỉ số tăng giá ở mức thấp một cách hợp lý

có ý nghĩa tích cực đối với sức mua của đồng tiền Việt Nam, ổn định tình hìnhkinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, chẳng những tạo cơ hội thuận lợi cho cácdoanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mà còn có lợi chongười tiêu dùng, nhất là đối với người lao động có thu nhập thấp

2.3 Tín dụng ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tự do di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác

Như chúng ta đã biết, trong các ngành sản xuất khác nhau do điều kiệnkinh tế, kỹ thuật, tổ chức quản lý khác nhau; do đó cùng một lượng vốn đầu tưvào các ngành như nhau, nhưng khối lượng lợi nhuận thu được trong cùng mộtthời gian lại không bằng nhau Từ đó dẫn đến dự cạnh tranh di chuyển vốn từngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao

Tuy nhiên, việc di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác không phảidoanh nghiệp nào muốn là có thể làm được, vì phải có những điều kiện nhấtđịnh Song điều kiện khó khăn nhất, có ý nghĩa quyết định nhất là điều kiện đổimới vốn cố định, tức là loại bỏ thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất mặt hàng

cũ, mua sắm thiết bị kỹ thuật và công nghệ mới để sản xuất mặt hàng mới, cùngvới các phương tiện dịch vụ sản xuất mới Trong trường hợp này, nhiều doanhnghiệp phải dựa vào sự hỗ trợ nguồn vốn của tín dụng ngân hàng

3 Chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 16

3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

Đối với các NHTM, cái được biểu hiện ra bên ngoài vừa cụ thể, vừa trừutượng của hoạt động tín dụng chính là chất lượng tín dụng Chỉ khi chất lượngtín dụng tốt túc là ngân hàng có nhiều khách hàng, uy tín ngân hàng được nângcao tạo điều kiện thúc đẩy cho ngân hàng phát triển

Chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng phùhợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng

Như vậy khi xem xét chất lượng tín dụng của ngân hàng nói chung và đốivới doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, cần tính đến ba nhân tố là NHTM, kháchhàng, và nền kinh tế

Thứ nhất: Chất lượng hoạt động tín dụng xét từ giác độ NHTM

Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phảiphù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân ngân hàng vàphải đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoàn trảđúng hạn và có lãi Chất lượng hoạt động tín dụng phải thể hiện ở chỉ tiêu lợinhuận hợp lý và gia tăng, dư nợ ngày càng tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn đảmbảo đúng quy định và hợp lý, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn hạn,trung vàdài hạn trong nền kinh tế

Thứ hai: Chất lượng hoạt động xét từ giác độ khách hàng

Thông qua quan hệ lâu dài với khách hàng, sự am hiểu khách hàng sẽ làmcho ngân hàng hiểu rõ nhu cầu tín dụng của ngân hàng, đảm bảo thoả mãn nhucầu hợp lý về vốn cho họ Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, chất lượng làyêu cầu hàng đầu, vì vậy chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý củakhách hàng, lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản không phiền hà, thu hút được kháchhàng nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của tín dụng phù hợp vớitốc độ phát triển của xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, gópphần làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp

Thứ ba: Chất lượng tín dụng xét từ giác độ nền kinh tế

Trang 17

Hoạt động tín dung trong những năm gần đây phản ánh rõ nét sự năngđộng của nền kinh tế khi chuyển sang cơ chế mới Nhiều khái niệm mới vớinhững nội dung mới để đạt được sự thống nhất, về nhận thức và tạo điều kiệnnâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động,tăng thêm sản phẩm cho xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế và khai thác khảnăng tiềm ẩn trong nền kinh tế, thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nước,tranh thủ vay vốn nước ngoài có lợi cho nền kinh tế phát triển

Từ những điều trên, ta có thể rút ra:

- Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thíchnghi của NHTM và sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnhmột ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại

- Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút được kháchhàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn của vốn tín dụng, chi phítổng thể về sản xuất, chi phí nghiệp vụ…

- Chất lượng tín dụng không tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quytrình kết hợp hoạt động giữa con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức vớinhau vì một mục đích chung, do đó để đạt được chất lượng tín dụng cần có sựquản lý

Quản lý chất lượng về cơ bản là những hoạt động và kỹ thuật được sửdụng nhằm đạt được chất lượng tốt

Để có được chất lượng tín dụng tốt thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả

và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín trong hoạt động.Nói cách khác, chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạtđộng Hiểu đúng bản chất về chất lượng tín dụng, phân tích đánh giá đúng chấtlượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của nhữngtồn tại về chất lượng, sẽ giúp ngân hàng tìm được biện pháp thích hợp để có thểđứng vững trong nền kinh tế hoạt động sôi nổi và có sự cạnh tranh gay gắt

Trang 18

3.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với các ngân hàng thương mại, cho vay có vai trò quan trọng trongphát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhờ có hoạt động tín dụng màmột ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, tăng quy mônguồn vốn huy động và khả năng cho vay của mình Nhận thức được tầm quantrọng của hoạt động tín dụng, mỗi ngân hàng cần phải tìm biện pháp nâng caochất lượng đối với các khoản cho vay và cho thuê cuả mình Thực tế chất lượnghoạt động tín dụng là một khái niệm tương đối và không có một chỉ tiêu tổnghợp nào để phản ánh nó một cách chính xác Trong phạm vi chuyên đề này củamình, em chỉ xin trình bày các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ xét từ góc độ Ngân hàng

Theo đó, để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàngthương mại, người ta dùng một tập hợp các chỉ tiêu khác nhau, nhưng về cơ bảnchất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại được đánh giá qua các chỉtiêu sau:

3.2.1 Chỉ tiêu tổng dư nợ.

Tổng dư nợ khi được đề cập để đánh giá chất lượng tín dụng bao gồm chovay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay uỷ thác Chỉ tiêu này được đo bằng sốtuyệt đối, nó phản ánh doanh số cho vay của ngân hàng trong một kỳ(một năm)

là bao nhiêu Tổng dư nợ thấp phản ánh chất lượng tín dụng thấp vì chỉ ra rằngngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, khả năng tiếp thịkhách hàng kém, trình độ của đội ngũ nhân viên không cao…Tuy nhiên khôngphải bất kỳ thời điểm nào chỉ tiêu này cao cũng là tốt và ngược lại, do vậy khixét chỉ tiêu này chúng ta cũng không nên xem xét chúng theo từng thời kỳ riêng

rẽ mà phải xem xét chúng trong cả một quá trình trên cơ sở phân tích các yếu tốtác động bên ngoài để chỉ số này phản ánh một cách tốt nhất có thể thực tế hoạtđộng tín dụng cuả ngân hàng trong nền kinh tế

Trang 19

là cao gấp rưỡi lãi suất trong hạn, vì thế doanh nghiệp đã khó sẽ càng trở nênkhó khăn hơn trong việc trả nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn quá cao biểu hiện hiện tượng chất lượng tín dụng củangân hàng là thấp, rủi ro cao vì với một số lớn các khoản nợ không được hoàntrả đúng hạn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phân phối luồng vốn vào

ra, với việc không thu được nợ thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với việc mất khảnăng thanh toán hoặc tệ hơn là phá sản Khi xem xét các chỉ tiêu nợ khó đòi,người ta thường xem xét cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối

+ Số tuyệt đối ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập hàng năm của ngân hàng+ Về số tương đối được xác định bởi tỷ lệ nợ khó đòi:

Trang 20

Cả hai chỉ tiêu này đều giúp ngân hàng quản lý rủi ro các khoản cho vay

và đều càng nhỏ càng tốt Tuy nhiên khác biệt cơ bản của hai tỷ lệ này là tỷ lệquá hạn chỉ xem xét đến giá trị của khoản nợ quá hạn, trong khi đó thì tỷ lệ nợkhó đòi xem xét đến giá trị các khoản nợ khó đòi trong nợ quá hạn

Hai chỉ tiêu này đều chịu ảnh hưởng của chính sách xoá nợ của ngânhàng, một ngân hàng có chính sách tốt phải thiết lập được quĩ dự phòng rủi ro đủmạnh và thông báo định kỳ về những món vay không có khả năng thu hồi đểtránh tình trạng trong một lúc ngân hàng phải thông báo con số nợ không có khảnăng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng.Tuy nhiên, nếu như ngân hàng thực hiện xóa nợ quá nhanh thì hai tỷ lệ này ởmức thấp nhất nhưng không có ý nghĩa thực tiễn

Ngoài ra, người ta còn tính đến một chỉ tiêu gián tiếp là tỷ lệ mất vốn:

Tỷ lệ mất vốn = Tổng số tiền cho vay được xoá nợ *100%

Dư nợ bình quân

Các tổ chức tín dụng đều có những khoản cho vay không có khả năng thuhồi, nhưng một tổ chức tín dụng quản lý tốt là một tổ chức có tỷ lệ này ở mứcthấp nhất Rất nhiều tổ chức tín dụng vẫn phản đối việc xoá nợ bởi họ tin rằngnhững khoản cho vay này vẫn có thể thu hồi được Một khi món nợ đã đượcxoá, các nỗ lực thu hồi vốn vẫn tiếp tục nếu điều đó có ý nghĩa kinh tế

3.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng.

Ngân hàng hoạt động với mục đích quan trọng nhất là lợi nhuận Chỉ tiêunày sẽ chỉ ra trong tổng thu nhập của ngân hàng thì phần đóng góp là bao nhiêu.Lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng lớn sẽ khẳng định chất lượng của các khoảnvay là tốt

Tất nhiên khi xem xét chất lượng của một hoặc một số hoạt động tín dụngđặc thù thì chúng ta sẽ dựa trên những chỉ tiêu chung này để vận dụng cho phùhợp, đồng thời những chỉ số cũng được xem xét trong cả một thời kỳ dài để thấy

Trang 21

khuynh hướng biến động của nó phù hợp với thực tiễn không, nhằm giúp chocác đánh giá được chính xác hơn.

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Như ta đã biết, chất lượng tín dụng là chỉ tiêu để đánh giá tình hình hoạtđộng tín dụng của một ngân hàng và có ý nghĩa lớn đến sự tồn tại và phát triểncủa ngân hàng Chất lượng tín dụng được thể hiện ở sự thoả mãn nhu cầu vayvốn của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đồngthời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Để có thể thực hiện đượcmục tiêu hoạt động của mình là tìm kiếm lợi nhuận dựa trên chức năng nhiệm vụcủa ngân hàng, cụ thể ở đây là hoạt động tín dụng, mỗi ngân hàng phải làm sao

để nâng cao được chất lượng tín dụng Để thực hiện được điều này ta cần nghiêncứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng, đó là 3 nhómnhân tố sau đây:

4.1 Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng

Đối với NHTM: chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạntín dụng phải phù hợp khả năng thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảođược tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi

Bao gồm các nhân tố như: Chính sách tín dụng, công tác tổ chức, chấtlượng cán bộ, quy mô vốn của ngân hàng, thông tin tín dụng, quy trình nghiệp

vụ tín dụng

* Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là một hệ thống biện pháp có liên quan đến việckhuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạchđịnh của ngân hàng thương mại đó

Do đó, việc hoạch định chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sựthành công hay thất bại của mỗi ngân hàng Một chính sách tín dụng đúng đắn

sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tíndụng dựa trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ chấp hành đúng luật pháp và đường

Trang 22

lối của ngân hàng nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội Bất kỳ một ngân hàngnào muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình thì phải có chính sách tín dụngphù hợp với điều kiện cụ thể của ngân hàng.

Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường chứa đựng nhiều rủi ro.Khi ngân hàng gặp những rủi ro thì có thể đi đến phá sản hoặc bị thiệt hại lớn,mất uy tín với khách hàng và cơ quan quản lý Nhà nước Vì vậy khi hoạch địnhchính sách tín dụng, các nhà hoạch định luôn coi trọng việc đảm bảo mục tiêuphải đạt được, nên ta có thể nói rằng: Chất lượng tín dụng của một ngân hàng cótốt hay không còn phụ thuộc vào việc xây dựng một chính sách tín dụng ngânhàng có đúng đắn, phù hợp không

* Công tác tổ chức ngân hàng

Để tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng thìcần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, có sự thống nhất đoàn kết từtrên xuống, từ ban lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên Điều đó có ý nghĩa làcông tác tổ chức ngân hàng được thực hiện tốt chính là cơ sở tiến hành cácnghiệp vụ tín dụng lành mạnh Hơn nữa thực hiện tốt công tác này, ngân hàng đãlàm cho guồng máy của mình hoạt động một cách uyển chuyển linh hoạt Chính

vì vậy, trong quá trình hoạt động ngân hàng nên luôn chú trọng công tác này đểngày càng phát triển và hoàn thiện hơn

* Thông tin tín dụng

Cho vay không phải là một vấn đề đơn giản Trên thực tế không phảidoanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn vay có hiệu quả và đúng mục đích Đó làchưa nói tới những kẻ mạo danh, mạo nhận là DN để cho vay trái phép, chiếmdụng vốn bất hợp pháp, gây rủi ro và tổn thất cho ngân hàng Vì vậy, hoạt độngtín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệuphục vụ cho công tác này Nắm bắt kịp thời và chính xác luồng thông tin là điềukiện để xem xét, phân tích, nhằm tìm ra cơ hội tốt nhất trong kinh doanh cũngnhư đề phòng những rủi ro có thể xẩy ra trong các hoạt động của ngân hàng

Trang 23

* Chất lượng đào tạo cán bộ ngân hàng

Chất lượng cán bộ là "cơ sở vật chất" để thực hiện những kế hoạch kinhdoanh trong cơ chế thị trường thường xuyên thay đổi và có nhiều biến động nhưhiện nay Do vậy trong quá trình tuyển chọn cán bộ ngân hàng cần phải ưu đãinhững người có tư cách đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, năng độngsáng tạo Trong quá trình hoạt động thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạolại cán bộ để nâng cao chất lượng cán bộ, đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụđược nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong xử lý những sai sót có thể xẩy ra

Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ được đào tạo với chất lượng, trình độchuyên môn giỏi thì việc quản lý thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngân hàngnói riêng và các nghiệp vụ ngân hàng nói chung sẽ trở nên quy củ, có hệ thống

và đạt hiệu quả cao hơn Ngoài ra, nó còn giúp cho ngân hàng tránh được các rủi

ro có thể xẩy ra

* Những vấn đề thuộc về kiểm tra, thanh tra, kiểm soát

Mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, tăng cường cho vay mà không tínhđến rủi ro, bất chắc có thể xẩy ra thì sẽ dễ dàng dẫn đến sự sụp đổ giải thể củamỗi ngân hàng

Một trong những hoạt động có mục đích cho ngân hàng tránh đượcnhững rủi ro đó là công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát Công tác này khôngchỉ được thực hiện đối với khách hàng (như kiểm tra trước, trong và sau khicho vay) mà còn được thực hiện đối với bản thân ngân hàng (như quy trìnhthực hiện cho vay, quá trình quản lý vốn vay, loại trừ cán bộ mất phẩm chất

có hiện tượng tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản làm mất uy tín củangân hàng đối với khách hàng

Nâng cao chất lượng tín dụng cũng đồng thời là ngân hàng phải kịp pháthiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt độngcủa ngân hàng Muốn vậy, việc đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ và

Trang 24

trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát là một vấn đề màkhông ngân hàng nào coi nhẹ.

4.2 Nhân tố thuộc về khách hàng

Đối với khách hàng: do nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng là đểđầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất lượng tín dụng đượcđánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mứclãi suất và kỳ hạn hợp lý Thêm vào đó là thủ tục vay đơn giản, thuận lợi, thu hútđược nhiều khách hàng nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc tín dụng

Khách hàng vừa là đại diện cho bên cung ứng vốn tín dụng, vừa là đạidiện cho bên cầu vốn tín dụng Với tư cách là người cung ứng vốn tín dụng, họmong muốn nhận được từ ngân hàng một khoản lãi vay từ tiền gửi hay các dịch

vụ thanh toán tiện lợi, do đó sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng sẽtăng thêm tính ổn định của nguồn vốn huy động Với tư cách là người vay, họmong muốn được đáp ứng đầy đủ vốn phù hợp với yêu cầu kinh doanh có thờihạn vay và lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản nhanh chóng

* Yếu tố con người

Nhân tố con người: bao gồm đạo đức của khách hàng, mục tiêu kinhdoanh, nhiệm vụ, động cơ của người vay

Những thông tin sai trái về người vay là một dấu hiệu nguy hiểm ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả của người vay

Một nhân tố khác không kém phần quan trọng là tính quyết tâm trongkinh doanh của khách hàng Một người vay có tính quyết tâm cao sẽ là một điềukiện giúp cho phương án kinh doanh có thể thắng lợi từ đó có nguồn trả nợ chongân hàng đúng hạn và đầy đủ, chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ được đảmbảo và uy tín của ngân hàng được nâng cao

Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng cũng là một dấu hiệu chokhả năng đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng Một nhà quản trị kinhdoanh tốt là một người quản lý tốt đồng tiền vào ra của DN, kiểm soát được các

Trang 25

chi phí, nhận biết các cơ hội kiếm lời và đưa ra các quyết định kinh doanh chínhxác, từ đó kiếm được lợi nhuận, có nguồn để trả nợ cho ngân hàng.

* Uy tín và khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng

Ngân hàng sẽ chỉ đồng ý cho vay nếu khách hàng chứng tỏ được khả năngtài chính và khả năng trả nợ của mình đối với ngân hàng Ngân hàng không dámmạo hiểm cho vay đối với khách hàng nào mà uy tín bị giảm sút, khả năng tàichính đang có vấn đề Vì vậy tài sản đảm bảo là một đòi hỏi của ngân hàng đểđáp ứng cho nguồn trả nợ thứ hai bổ sung cho món vay Giá trị tài sản ảnhhưởng trực tiếp đến số tiền mà khách hàng được vay, vì ngân hàng căn cứ vàogiá trị tài sản đảm bảo để xác định số tiền cho vay tối đa chỉ được 70% giá trị tàisản đảm bảo (nếu như không có quy định khác)

* Tính khả thi của dự án vay vốn

Khi dự án có khả thi thì các cán bộ sẽ dựa vào đó để quyết định cho vay,quy mô tín dụng sẽ được mở rộng Đây còn là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượngmón vay, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng

Mặt khác, nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụngvốn vay ngắn hạn cho đầu tư sản xuất cố định hoặc kinh doanh bất động sản thì

sẽ không thu hồi kịp vốn để hoàn trả đúng hạn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt độngtín dụng

4.3 Những nhân tố khách quan

* Môi trường kinh tế

Để ngân hàng có thể huy động được nhiều vốn mở rộng hoạt động tíndụng phục vụ cho việc phát triển kinh tế thì cần có một nền kinh tế ổn định Mộtnền kinh tế phát triển ổn định, sẽ giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt độngcủa mình, làm giá cả luôn giữ ở mức ổn định, tránh được tình trạng lạm pháthoặc giảm phát

Ngân hàng sẽ khó tránh khỏi rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định, chu kỳkinh tế có tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay của ngân hàng Trong thời

Trang 26

kỳ nền kinh tế thị trường bị suy thoái, sản xuất bị đình trệ, kinh doanh bị thu hẹpthì nhu cầu vốn tín dụng giảm và nếu vốn tín dụng đã được thực hiện thì cũngkhó có thể sử dụng có hiệu quả hay khó có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.Ngược lại, thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh SXKD được mở rộng dẫn đến nhu cầu

về vốn tăng, từ đó chất lượng tín dụng được nâng lên, giảm bớt rủi ro tín dụng.Như vậy, chu kỳ kinh tế ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của các khoản vốn tíndụng ngân hàng

Ngoài ra, các chính sách và sự điều tiết của các cơ quan có thẩm quyền ởmỗi ngành, mỗi vùng đều có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

* Môi trường Xã hội - Chính trị

Khách hàng và ngân hàng thực hiện quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tínnhiệm giữa hai bên Vì vậy sự tín nhiệm là cầu nối mỗi quan hệ giữa ngânhàng và khách hàng Uy tín của ngân hàng trên thị trường ngày càng cao thì

sẽ thu hút được lượng khách hàng ngày càng đông Mối quan hệ xã hội thểhiện cụ thể giữa ngân hàng và khách hàng là nhân tố không kém phần quantrọng quyết định tới quy mô, phạm vi hoạt động của mỗi ngân hàng, đặc biệt

là trong hoạt động tín dụng

Nhân tố chính trị cũng có ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động tín dụng.Thật vậy, một quốc gia không có sự biến động về chính trị hay không xảy rachiến tranh là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi các nhà đầu

tư nước ngoài không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú trọng tới an toàncủa vốn đầu tư Tình hình kinh tế chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi choviệc phát triển kinh tế đất nước Riêng đối với ngân hàng, nó có ảnh hưởng tớiviệc huy động, cho vay và đầu tư vốn của ngân hàng Điều đó có ý nghĩa là nhân

tố này ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng

* Môi trường pháp lý

Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nóichung và chất lượng tín dụng nói riêng

Trang 27

Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được ở bất kỳ một nền kinh tế nào.Không có pháp luật hoặc các chính sách ban hành không phù hợp sẽ khiến chonền kinh tế gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó, nếu hệ thống pháp luật ban hànhkhông đầy đủ, không đồng bộ, các văn bản dưới luật còn nhiều mâu thuẫn trongkhi thực hiện và chưa thật phù hợp với các ban ngành, các đơn vị có liên quanđến hoạt động tín dụng thì có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt độngSXKD của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành thuận tiện

và đạt kết quả cao Nó còn là cơ sở pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa cácthành phần kinh tế Các DN cũng như ngân hàng phải tuân thủ những quy địnhnghiêm chỉnh của pháp luật thì hiệu quả và lợi ích sẽ được đảm bảo Môi trườngpháp luật này luôn được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hơn để nó ngày càngphù hợp hơn với sự phát triển chung của nền kinh tế, trong đó có hệ thống ngânhàng

* Các nhân tố khác:

Ngoài những nhân tố nêu trên, hiệu quả của công tác cho vay của ngânhàng còn chịu ảnh hưởng nhiều của nhân tố chủ quan, khách quan khác như:Thái độ phục vụ khách hàng, đạo đức xã hội, trang thiết bị phục vụ hoạt độnghay những yếu tố môi trường như thời tiết, bệnh dịch , và các biện pháp trongbảo vệ môi trường sinh thái

Trang 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNO & PTNT TÂY HÀ NỘI

I KHÁI QUÁT VỀ NHNN&PTNT TÂY HÀ NỘI

1 Bối cảnh ra đời

Với mục tiêu phát triển bền vững, từng bước củng cố nâng cao vị thế vàvai trò của NHNo&PTNT Việt Nam đối với sự nghiệp hiện đại hoá công nghiệphoá đất nước Từ đầu năm 2000, NHNo&PTNT Việt Nam có những bướcchuyển biến rất rõ nét trong việc xác định chiến lược kinh doanh, xác định thịtrường, thị phần Quá trình xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh tại các

đô thị loại I nhằm thu hút nguồn vốn, hiện đại hoá công nghệ, triển khai ứngdụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại đã cho thấy với định hướng đúng, giải phápphù hợp, NHNo&PTNT Việt Nam đã thu được những kết quả khả quan, tạo nênsức mạnh mới, vị thế mới trong hoạt động ngân hàng trong nước và quốc tế.Trong khi đó, khu vực phía tây Hà nội là nơi phát triển các khu công nghiệp, thuhút nhiều doanh nghiệp có tiềm năng lớn như: Tổng công ty vật tư nông nghiệp,Tổng công ty cà phê, Công ty xây dựng số 3…Ngoài ra còn có các doanh nghiệplàm kinh tế của Quân đội đang chiếm tỷ lệ đáng kể trên địa bàn Nhìn chung cácnhà máy, xí nghiệp đang có xu hướng chuyển dần sang khu vực ven đô phía tây

Để đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế của thủ đô nói chung và nhu cầu pháttriển kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn nói riêng, đòi hỏi hoạtđộng của các Ngân hàng thương mại phải đa dạng, phong phú cả về vốn và cácdịch vụ tiên tiến của ngân hàng hiện đại Trong bối cảnh đó NHNo&PTNT Tây

Hà Nội được thành lập và đưa vào hoạt động để khai thác tiềm năng kinh tế tạichỗ, thực hiện chức năng trung gian tín dụng, cung cấp các dịch vụ tiên tiến hiệnđại cho các thành phần kinh tế xã hội trong khu vực nói riêng và Hà nội nóichung

Trang 29

Nội được thành lập theo quyết định số: 126/QĐ- HĐQT-TCCB của Chủ tịchHội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam vàchính thức đi vào hoạt động ngày 21/07/2003.

NHNo&PTNT Tây Hà Nội là chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNTViệt Nam - một ngân hàng thương mại hàng đầu có vốn điều lệ lớn nhất, hệthống mạng lưới rộng khắp Việt Nam

2- Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phầnkinh tế

3- Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và cánhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giảingân cho các dự án, thanh toán thẻ Tín dụng, séc du lịch…

4- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển tiền điện

tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT…

5- Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu, cho vay cầm cố các chứng từ

Trang 30

NHNo&PTNT Tây Hà Nội được tổ chức bao gồm 8 phòng, ban- với cácchức năng và nhiệm vụ cụ thể phục vụ

3.1 Ban lãnh đạo ngân hàng

3.2 Phòng Hành chính- Nhân sự

3.3 Phòng kế toán ngân quỹ

3.4 Phòng thẩm định

3.5 Phòng Thanh toán quốc tế

3.6 Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

vụ nhất là lấy khách hàng là mục tiêu phục vụ chủ yếu

Mỗi thành công mà Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Tây Hà Nội đạtđược cần phải kể đến vai trò của bộ máy quản lý Ngân hàng trong việc bố tríngười lao động để phát huy tối đa năng lực của từng người Muốn hiểu rõ hơnnữa ta sẽ tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Tây Hà Nội:

Khi mới thành lập, Chi nhánh chỉ có 39 cán bộ và 04 phòng nghiệp vụ,ban giám đốc Cho đến nay Chi nhánh đã có 95 cán bộ trong biên chế với 84cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chi nhánh, có 03 chi nhánh cấp IItương ứng

- Chi nhánh Nhân Chính

- Chi nhánh Hùng Vương ( Linh Đàm )

- Chi nhánh Trường Chinh

Trang 31

- Phòng giao dịch Bùi Thị Xuân

II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

1 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

1.1 Thuận lợi.

tế trên địa bàn thủ đô đang tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường… Một sốchính sách của Nhà nước và của Thành phố đã thông thoáng hơn có tác dụngtích cực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, tạo môi trường thuận lợi chongân hàng hoạt động

- Trong lĩnh vực ngân hàng: Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có nhiềuchủ trương, chính sách mới theo hướng mở rộng quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm cho các ngân hàng thương mại

- Có sự quan tâm chỉ đạo của Tổng Giám đốc và Ban nghiệp vụ NHNo&PTNTViệt Nam

- Sự đoàn kết nhất trí trong Chi bộ và Ban Giám đốc NHNo&PTNT Tây HàNội cùng với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ CNV toàn chi nhánh

1.2 Khó khăn.

Trang 32

Bên cạnh những thuận lợi trên, chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nộicũng gặp không ít những khó khăn, đó là:

- Về môi trường kinh doanh: Trên địa bàn có nhiều chi nhánh NHTMhoạt động, cạnh tranh gay gắt, khách hàng có uy tín đều có quan hệ chặt chẽ vớimột tổ chức tín dụng nào đó Do đó, chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn trongviệc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng

- Do sự biến động về giá cả các mặt hàng tiêu dùng và các mặt hàng thiếtyếu khác đã làm cho người dân không tin tưởng vào sự ổn định của đồng tiền,

do vậy ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn của chi nhánh

- Là chi nhánh mới thành lập nên cơ cấu nguồn chưa hợp lý, vốn dài hạnchiếm tỷ trọng thấp, lãi suất đầu vào còn cao, không ổn định Đây là một khókhăn lớn nhất của chi nhánh

2 Tình hình hoạt động kinh doanh

Với sự đoàn kết, nhất trí từ Ban Giám Đốc, BCH công đoàn và toàn thểcán bộ CNVC và có sự giúp đỡ của NHNo&PTNT Việt Nam Trên cơ sở nhậnthức sâu sắc những khó khăn và khai thác những thuận lợi một cách có hiệu quả,mặc dù mới đi vào hoạt động từ năm 2003, NHNo&PTNT Tây Hà Nội bước đầuđạt được một số kết quả như sau:

2.1 Tình hình huy động vốn

Do Chi nhánh mới thành lập nên mục tiêu của Chi nhánh đề ra trước mắt

là “Huy động vốn để cho vay” nên công tác huy động vốn được Chi nhánh quantâm hàng đầu Sau một thời gian hoạt động ngân hàng đã bước đầu tạo đượcniềm tin của mình trong khách hàng, góp phần gia tăng số vốn huy động đượcnhằm cung cấp cho nền kinh tế

% tăng

2005 so

Trang 33

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Tây Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, khi mới thành lập năm 2003 tổng nguồn vốncủa Ngân hàng mới chỉ đạt 852 tỷ đồng chủ yếu huy động từ vốn được giao từTrung ương Tuy nhiên đến năm 2004, 2005, lượng vốn huy động đã tăng lênđáng kể từ nhiều nguồn Năm 2004, tổng nguồn vốn của Ngân hàng đạt 2462 tỷđồng, tăng 1612 tỷ đồng tương ứng 189,2% so với năm 2003 Sang năm 2005,tiếp tục có sự tăng trưởng tổng nguồn vốn, đạt 2673 tỷ, tăng 209 tỷ tương đương8,48% so với năm 2004 Như vậy, nguồn vốn huy động được của NH ngày càngtăng là cơ sở tốt để Ngân hàng có thể thực hiện nghiệp vụ cho vay, mang lại lợinhuận cho Ngân hàng

Trang 34

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Tây Hà Nội)

Năm 2003 chi nhánh ngân hàng mới được thành lập, tổng dư nợ mới chỉđạt mức 409 tỷ đồng, trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng 65%, không có dư

nợ dài hạn, đối tượng vay cũng tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhànước Sang đến năm 2004 khi chi nhánh ngân hàng đã chính thức đi vào hoạtđộng tổng dư nợ đã lên đến 966 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với năm 2003 và đãxuất hiện dư nợ dài hạn, các đối tượng được cấp tín dụng đã được mở rộng trêntất cả các thành phần kinh tế, đăc biệt là sự tăng nhanh ở khu vực kinh tế ngoàiquốc doanh- một thành phần kinh tế rất quan trọng ở nước ta đặc biệt là từnggiai đoạn chuyển đổi nền kinh tế như hiện nay Tổng dư nợ tiếp tục tăng trongnăm 2005 và tăng đều trên cả dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn khu vựckinh tế ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế cá thể được ngân hàng cấp tín dụngtiếp tục tăng trưởng đều, đây là một tín hiệu đáng mừng trong hoạt động cungcấp tín dụng cho nền kinh tế của ngân hàng

Tuy nhiên, tình hình huy động vốn và tình hình dư nợ trên đây cho thấy,tính đến ngày 31/12/2005, tổng nguồn huy động được là 2673 tỷ đồng Trongkhi đó, tổng dư nợ chỉ là 1270 tỷ đồng, chiếm 47,5% tổng nguồn vốn huy độngđược Đây là một tỷ lệ chưa cao, đòi hỏi Ngân hàng cần có chính sách, biệnpháp thích hợp để có thể tăng cho vay, tận dụng tối đa nguồn vốn của mình,nhằm tăng lợi nhuận, bởi vì hiện tại thu nhập chủ yếu của Ngân hàng vẫn là từchênh lệch lãi suất huy động và cho vay

Ngày đăng: 12/04/2013, 21:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1. Tình hình huy động vốn - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội
2.1. Tình hình huy động vốn (Trang 26)
Tuy nhiên, tình hình huy động vốn và tình hình dư nợ trên đây cho thấy, tính đến ngày 31/12/2005, tổng nguồn huy động được là 2673 tỷ đồng - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội
uy nhiên, tình hình huy động vốn và tình hình dư nợ trên đây cho thấy, tính đến ngày 31/12/2005, tổng nguồn huy động được là 2673 tỷ đồng (Trang 27)
Tình hình nợ quá hạn ở Ngân hàng NN&PTNT Tây Hà Nội diễn ra như sau: - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội
nh hình nợ quá hạn ở Ngân hàng NN&PTNT Tây Hà Nội diễn ra như sau: (Trang 30)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w