chiếm tỷ trọng thấp, lãi suất đầu vào còn cao, không ổn định. Đây là một khó khăn lớn nhất của chi nhánh.
Với sự đoàn kết, nhất trí từ Ban Giám Đốc, BCH công đoàn và toàn thể cán bộ CNVC và có sự giúp đỡ của NHNo&PTNT Việt Nam. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc những khó khăn và khai thác những thuận lợi một cách có hiệu quả, mặc dù mới đi vào hoạt động từ năm 2003, NHNo&PTNT Tây Hà Nội bước đầu đạt được một số kết quả như sau:
2.1. Tình hình huy động vốn
Do Chi nhánh mới thành lập nên mục tiêu của Chi nhánh đề ra trước mắtlà “Huy động vốn để cho vay” nên công tác huy động vốn được Chi nhánh quan là “Huy động vốn để cho vay” nên công tác huy động vốn được Chi nhánh quan tâm hàng đầu. Sau một thời gian hoạt động ngân hàng đã bước đầu tạo được niềm tin của mình trong khách hàng, góp phần gia tăng số vốn huy động được nhằm cung cấp cho nền kinh tế.
Biểu 1: Tình hình huy động vốn Đơn vị: Tỷ đồng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tăng trưởng tuyệt đối 2004 so với 2003 % tăng 2004 so với 2003 Tăng trưởng tuyệt đối 2005 so với 2004 % tăng 2005 so với 2004 Tổng nguồn vốn 852 2464 2673 1612 189,2 209 8,48 Nguồn vốn nội tệ 600 1789 1996 1189 198,16 207 11,57 Nguồn vốn ngoại tê 252 675 677 423 167,85 2 0,29
(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, khi mới thành lập năm 2003 tổng nguồn vốn của Ngân hàng mới chỉ đạt 852 tỷ đồng chủ yếu huy động từ vốn được giao từ Trung ương. Tuy nhiên đến năm 2004, 2005, lượng vốn huy động đã tăng lên đáng kể từ nhiều nguồn. Năm 2004, tổng nguồn vốn của Ngân hàng đạt 2462 tỷ đồng, tăng 1612 tỷ đồng tương ứng 189,2% so với năm 2003. Sang năm 2005, tiếp tục có sự tăng trưởng tổng nguồn vốn, đạt 2673 tỷ, tăng 209 tỷ tương đương 8,48% so với năm 2004. Như vậy, nguồn vốn huy động được của NH ngày càng tăng là cơ sở tốt để Ngân hàng có thể thực hiện nghiệp vụ cho vay, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
2.2. Tình hình dư nợ
Từ khi mới thành lập cho đến nay doanh số cho vay của NHNo&PTNT Tây Hà Nội không ngừng tăng lên, dư nợ tăng trưởng từng bước ổn định.
Biểu 2: Tình hình dư nợ
Đơn vị: Tỷ đồng
1. Dư nợ theo thờigian 409 966 1.270 gian 409 966 1.270 -Dư nợ ngắn hạn 279 523 573 -Dư nợ trung hạn 130 235 444 -Dư nợ dài hạn 208 253 2. Dư nợ theo TPKT 409 966 1270
- Doanh nghiệp nhà nước 319 495 473
- Doanh nghiệp ngoài QD 70 354 661
- Dư nợ hợp tác xã 2 2
- Kinh tế cá thể 20 115 134
Tổng dư nợ năm 409 966 1.270
(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
Năm 2003 chi nhánh ngân hàng mới được thành lập, tổng dư nợ mới chỉ đạt mức 409 tỷ đồng, trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng 65%, không có dư nợ dài hạn, đối tượng vay cũng tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhà nước. Sang đến năm 2004 khi chi nhánh ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động tổng dư nợ đã lên đến 966 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với năm 2003 và đã xuất hiện dư nợ dài hạn, các đối tượng được cấp tín dụng đã được mở rộng trên tất cả các thành phần kinh tế, đăc biệt là sự tăng nhanh ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh- một thành phần kinh tế rất quan trọng ở nước ta đặc biệt là từng giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế như hiện nay. Tổng dư nợ tiếp tục tăng trong năm 2005 và tăng đều trên cả dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế cá thể được ngân hàng cấp tín dụng tiếp tục tăng trưởng đều, đây là một tín hiệu đáng mừng trong hoạt động cung cấp tín dụng cho nền kinh tế của ngân hàng.
Tuy nhiên, tình hình huy động vốn và tình hình dư nợ trên đây cho thấy, tính đến ngày 31/12/2005, tổng nguồn huy động được là 2673 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng dư nợ chỉ là 1270 tỷ đồng, chiếm 47,5% tổng nguồn vốn huy động được. Đây là một tỷ lệ chưa cao, đòi hỏi Ngân hàng cần có chính sách, biện pháp thích hợp để có thể tăng cho vay, tận dụng tối đa nguồn vốn của mình, nhằm tăng lợi nhuận, bởi vì hiện tại thu nhập chủ yếu của Ngân hàng vẫn là từ chênh lệch lãi suất huy động và cho vay.