1. Đối với Nhà nước
1.1. Công tác kiểm tra, kiểm soát
- Tiếp tục hoàn thiện công tác hạch toán, kế toán trong các DNV&N. Thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán bắt buộc với 100% DN tạo môi trường thông tin chính xác cho các nhà đầu tư nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong giai đoạn đầu tư cho vay của các tổ chức tín dụng. Cần kiểm tra nghiêm túc, không chồng chéo và phải có hiệu quả.
- Các cơ quan của Nhà nước tăng cường kiểm tra các hoạt động của các DNV&N, đảm bảo các cơ quan này hoạt động đúng pháp luật, yêu cầu các DN có số vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng hoặc 10 tỷ đồng trở lên hàng năm phải dứt khoát thực hiện kiểm toán. Nhưng tránh tình trạng thanh tra quá nhiều gây khó khăn cho DN.
1.2. Khuyến khích đầu tư
Khu vực DNVVN tiềm lực tài chính nhỏ, kỹ thuật công nghệ chưa cao, các điều kiện vay vốn của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại. Nhằm hỗ trợ cho khu vực kinh tế
này phát triển, Nhà nước tiến hành trợ giúp thông qua các biện pháp về tài chính tín dụng, áp dụng trong một thời gian nhất định đối với các DNVVN; đầu tư vào một số ngành nghề, bao gồm các ngành nghề truyền thống tại các đại bàn cần khuyến khích.
Một biện pháp nữa nhằm thúc ddẩy DNVVN phát triền đó là Nhà nước khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và thể nhân góp vốn đầu tư vào các DNVVN.
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý của các NHTM, là cơ quan ban hành các văn bản, nội quy, quy chế hướng dẫn hoạt động của các NHTM.
2.1. Ban hành cơ chế cho vay riêng, phù hợp với các DNVVN
Từ thực trạng hoạt động của các DNVVN cũng như tiềm năng phát triển của các DN này ở Việt Nam. Đặc biệt là trong điều kiện có rất nhiều chính sách, chỉ thị của Nhà nước ra đời nhằm hỗ trợ cho các DNVVN thì NHNN cũng cần nghiên cứu, đưa ra một văn bản chỉ đạo về cơ chế cho vay riêng, phù hợp với loại hình DNVVN ở Việt Nam.
Thực tế hiện nay, các DNVVN thiếu vốn trầm trọng trong khi các NHTMlại không thể cho vay được, điều này gây khó khăn cho hoạt động SXKD của lại không thể cho vay được, điều này gây khó khăn cho hoạt động SXKD của các DN, đồng thời cũng làm mất đi một lượng khách khá lớn của NH, làm mất đi cơ hội tăng thêm thu nhập, hạn chế sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Điều này đòi hỏi NHNN Việt Nam tiếp tục nghiên cứu cơ chế đơn giản hoá thủ tục cho vay đối với DNVVN đặc biệt là khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đối với DN sản xuất hàng xuất khẩu, để loại hình này tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng.
2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng
Để hỗ trợ cho các NHTM trong việc thu thập, tìm kiếm thông tin, NHNN cần hoàn thiện hệ thống thông tin của mình, mà cụ thể và trước tiên là chấn chỉnh hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) từ khâu cập nhật dữ liệu, cung cấp số liệu, đảm bảo kịp thời, chính xác tin cậy; giúp ngân hàng thẩm định tốt hơn khách hàng. Kết hợp với các tổ chức tín dụng, đảm bảo thông tin hai chiều giữa trung tâm và các tổ chức tín dụng.
3. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam
Là cơ quan chỉ đạo điều hành, NHNo & PTNT Việt Nam cần chú ý tâmnhất tới việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN trong nhất tới việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN trong chính sách khách hàng trong thời gian tới. Cụ thể là: