1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội”

79 654 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 635 KB

Nội dung

Kinh tế Việt Nam đã và đang trải qua những giai đoạn đổi mới mạnh mẽ và phát triển nhanh chóng, đi đôi với những sự đổi mới và thành công đó cũng có những tồn tại và những khó khăn nhất định

Trang 1

Lời mở đầu

Kinh tế Việt Nam đã và đang trải qua những giai đoạn đổi mới mạnhmẽ và phát triển nhanh chóng, đi đôi với những sự đổi mới và thành công đócũng có những tồn tại và những khó khăn nhất định So với thời kỳ trướcđây, nền kinh tế nước ta hiện nay đã khác biệt rất nhiều, nếu khoảng chụcnăm trước nền kinh tế nước ta còn là một nền kinh tế đơn điệu, quy mô nhỏthì hiện nay đã trở thành một nền kinh tế đa dạng với rất nhiều ngành nghề,hoạt động kinh doanh và các ngành dịch vụ đáp ứng hầu hết các nhu cầu củangười tiêu dùng trong xã hội Đi đôi với việc mở rộng quy mô và tăng chấtlượng hàng hoá, dịch vụ, ngày càng có nhiều nguồn cung cấp hàng hoá, và dovậy hiện tượng cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng tăng và hiện nay khásôi động Thị trường tài chính cũng vậy, chưa bao giờ thị trường tài chínhnước ta lại phát triển với một tốc độ nhanh như vậy, không chỉ là sự tăngnhanh về số lượng các ngân hàng trong nước và chất lượng các dịch vụ ngânhàng mà còn là sự phát triển của các tổ chức tín dụng khác và sự phát triểncủa thị trường chứng khoán và các quỹ, các tổ chức tín dụng liên doanh, cácchi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ có một phần hoặc 100% vốn đầutư nước ngoài Người dân cũng như các doanh nghiệp đã có nhiều sự lựachọn hơn trong việc gửi tiền cũng như vay tiền Trên thị trường Việt Namhiện có sự hoạt động của rất nhiều các ngân hàng, ngoài các NHTMNN vàcác NHTMCP còn có các ngân hàng liên doanh, các chi nhánh ngân hàngnước ngoài và do đó đã và đang diễn ra cuộc cạnh tranh khá gay gắt giữa cácngân hàng này, đặc biệt là trong hai lĩnh vực truyền thống là huy động vốn vàcho vay Hiện nay trong ngành ngân hàng Việt Nam, hoạt động đem lại lợinhuận chủ yếu vẫn là hoạt động cho vay, và do đó việc thực hiện hoạt độngnày ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến kết quả kinh doanh của ngân hàng,đồng thời hoạt động này cũng là hoạt động chủ yếu gây nên rủi ro trong cácngân hàng thương mại, vì vậy cần được quản lý chặt chẽ Trong thời gian vừaqua nhu cầu vay vốn của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có xu hướng

Trang 2

tăng mạnh và các ngân hàng chưa đáp ứng đầy đủ được lượng cầu này, nhucầu tín dụng năm vừa qua (2005 ) đã tăng vượt bậc so với các năm trước và sovới lượng vốn mà các ngân hàng huy động được Cùng với xu thế chung đó,NHTMCP Phương Nam trong năm vừa qua cũng có sự tăng trưởng vượt bậcvề doanh số cho vay và lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay Nhận thứcđược tầm quan trọng của hoạt động này Chi nhánh Ngân hàng Phương Namtại Hà Nội đã từng bước nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, mở rộng địabàn hoạt động nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động này cũng nhưđẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tuy nhiên hoạt động cho vaycủa chi nhánh chưa thực sự đa dạng và chưa cung cấp đến nhiều đối tượngkhách hàng, do vậy chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường Đặcbiệt trong điều kiện thị trường thế giới yêu cầu đối với hệ thống ngân hàngngày càng khắt khe và tại thị trường Việt Nam hiện nay yêu cầu của kháchhàng đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng cao thì việc quantâm phát triển hoạt động cho vay là việc cần làm không chỉ với riêng ngânhàng nào.

tranh trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần PhươngNam – Chi nhánh Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp, do điều kiện cóhạn em chỉ xin nghiên cứu đến một số hoạt động cho vay chủ yếu tại chinhánh trong thời gian từ năm 2003 đến cuối năm 2005.

Chuyên đề gồm ba chương được trình bày như sau:

Chương I: Tổng quan về cho vay và khả năng cạnh tranh trong hoạtđộng cho vay của NHTM.

Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay và năng lực cạnh tranh tronghoạt động cho vay tại NHTM cổ phần Phương Nam_Chi nhánh Hà Nội.

Chương III: Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động chovay của PNB HN.

Trang 3

Chương I: Tổng quan về cho vay và khả năng cạnh tranh tronghoạt động cho vay của NHTM

1.1 Hoạt động cho vay của NHTM:

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay:

1.1.1.1 Khái niệm:

Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu mang lại lợinhuận cho ngân hàng.Một NHTM có các chức năng là một trung gian thanhtoán, trung gian tài chính và chức năng tạo tiền Trong đó chức năng thanhtoán được thực hiện chủ yếu qua các hoạt động thanh toán của ngân hàng, cònchức năng trung gian tài chính được thực hiện qua các hoạt động nhận tiềngửi và cho vay, trong đó hoạt động cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuậnchủ yếu cho ngân hàng thông qua tiền lãi ngân hàng nhận được Đây là hoạtđộng truyền thống của các NHTM Chúng ta có thể hiểu cho vay là việc ngânhàng đưa tiền cho khách hàng sử dụng với cam kết hoàn trả cả gốc và lãitrong thời gian nhất định.

1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay:

Hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục tín dụng củahầu hết các ngân hàng, khoản mục này lại thường chiếm tỷ trọng lớn trongkhoản mục tài sản của các NHTM Với quy mô như vậy, hoạt động này ảnhhưởng không nhỏ đến các chiến lược hoạt động và phát triển của ngân hàng.Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng thường có xu hướng nắm giữ cáckhoản nợ ngắn hạn hoặc các khoản cho vay có khả năng chuyển đổi nhanh,tuy nhiên việc chuyển vốn ngắn hạn sang sử dụng dài hạn sẽ đem lại lợinhuận lớn hơn cho ngân hàng vì lãi suất của các khoản cho vay dài hạn sẽ lớnhơn các khoản vay ngắn hạn nên các ngân hàng thường có xu hướng chuyểnđổi kỳ hạn của vốn Giới hạn chuyển đổi này thường được quy định trong luậtáp dụng riêng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thực hiện các hoạtđộng như ngân hàng thương mại.

Trang 4

Hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống đem lại lợi nhuận lớn chongân hàng, nguồn thu này phụ thuộc vào quy mô của khoản vay, thời hạn vàlãi suất của khoản vay và cả ba yếu tố này có mối liên hệ khăng khít vớinhau Với thời hạn vay như nhau, khoản vay nào có quy mô lớn hơn thì bênvay sẽ phải trả số tiền lãi nhiều hơn; và với các khoản vay có quy mô bằngnhau thi khoản vay nào có thời hạn lớn hơn sẽ phải trả số tiền lãi nhiều hơn;nếu các khoản vay có thời hạn và quy mô như nhau nhưng khoản vay nào cólãi suất được bên vay và bên cho vay thoả thuận lớn hơn thì số tiền lãi phải trảlớn hơn, tuy nhiên các yếu tố này lại cũng chịu sự tác động qua lại lẫn nhau,ví dụ như thời hạn vay càng lớn thì lãi suất càng cao Ngân hàng có thể nỗ lựclàm tăng quy mô khoản vay nhưng trong khi đầu tư vào nỗ lực đó thì sẽ làmtăng thêm chi phí hoạt động, ngân hàng có thể sử dụng lãi suất để khuyếnkhích hoặc hạn chế việc khách hàng vay vốn, tuy nhiên mọi sự điều chỉnh đềuphải tính đến mức lãi suất cơ bản và lãi suất chung trên thị trường bởi vìkhách hàng hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn khi tham gia vào thị trường tàichính nên nếu khung lãi suất không hấp dẫn sẽ không thu hút được kháchhàng Quy mô của khoản vay là yếu tố ít chịu sự tác động của ngân hàng màchủ yếu phụ thuộc vào mục đích của chủ thể vay vốn, quy mô khoản vay cànglớn thì lãi suất ngân hàng thu được càng lớn và ngược lại

Hoạt động cho vay, đi liền với lợi nhuận thu được là những rủi ro tiềmẩn và tổn thất nếu xảy ra là rất lớn Do đó, việc quản lý hoạt động cho vay củangân hàng yêu cầu sự thận trọng và cẩn thận kể từ khi ra quyết định cho vaycho đến khi thu hồi được vốn

1.1.2 Các loại hình cho vay:

Hoạt động cho vay có thể chia thành nhiều loại hình khác nhau và mỗiloại hình đó lại có quy trình nghiệp vụ và khung lãi suất riêng, các ngân hàngthường phân chia ra các cán bộ tín dụng phụ trách các loại hình cho vay riêngdo vậy để thuận tiện cho việc quản lý các ngân hàng thường phân chia ra cácloại hình cho vay theo các đặc điểm khác nhau Chúng ta có thể phân loại chovay theo các tiêu thức sau:

Trang 5

Thứ nhất, nếu phân loại theo thời hạn khoản vay chúng ta có thể phânloại thành: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn, vay ngắnhạn là các khoản vay có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng, vay trung hạnlà các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên đến 60 tháng, còn vay dài hạnlà các khoản vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên.

Thứ hai, nếu phân loại theo hình thức hoàn trả chúng ta có thể chiathành vay trả một lần và vay trả nhiều lần (vay trả góp), hiện nay hình thứcvay trả góp cũng khá phổ biến với khá nhiều dịch vụ như cho vay trả góp muanhà, sửa nhà, cho vay trả góp mua các tài sản lớn, v.v

Thứ ba, nếu phân loại theo hình thức đảm bảo, chúng ta có thể phânloại thành cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo,trong đó cho vay không có tài sản đảm bảo có thể là cho vay theo sự bảo lãnhcủa người thứ ba hoặc cho vay theo chỉ định.

Thứ tư, nếu phân loại theo đối tượng tín dụng chúng ta có thể phân loạithành cho vay mua tài sản cố định, cho vay đầu tư tài sản lưu động, cho vayphục vụ hoạt động xuất nhập khẩu,

Thứ năm, nếu phân loại theo mục đích vay, chúng ta có thể phân loạithành cho vay phục vụ sản xuất và cho vay tiêu dùng,

Việc phân loại cụ thể các loại hình cho vay có thể giúp ban lãnh đạongân hàng theo dõi giám sát tình hình cho vay theo từng loại hình và đưa ranhững chiến lược, chính sách riêng đối với từng loại hình cho vay.

1.1.3 Quy trình nghiệp vụ cho vay:

Tuỳ theo từng hình thức vay mà ngân hàng có thể có các quy trìnhnghiệp vụ khác nhau nhưng nói chung đều tuân theo quy trình chung gồm cácbước sau: Hướng dẫn thủ tục vay vốn, thẩm định tín dụng, xét duyệt và raquyết định cho vay, hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi giải ngân, giải ngânvà giám sát vốn vay,

Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn

Cán bộ tín dụng của ngân hàng hướng dẫn khách hàng làm các thủ tụccần thiết để vay vốn tại ngân hàng.

Trang 6

Bước 2: Thẩm định tín dụng:

Trong thời gian nhất định (tuỳ theo từng ngân hàng) kể từ khi ngânhàng nhận được đầy đủ hồ sơ và các thông tin cần thiết của khách hàng, nhânviên tín dụng của ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tín dụng và trình lên Hộiđồng/Ban tín dụng của ngân hàng để xét duyệt Sau khi có quyết định tíndụng thì thông báo lại với khách hàng việc cho vay hay không cho vay (nếukhông cho vay thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chốicho vay).

Đây là một khâu rất quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng,bao gồm các nội dung chính sau:

Thẩm định về tư cách pháp lý của người vay hoặc người bảo lãnh(nếu có): Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng có đủ năng lực pháp luật và

năng lực hành vi dân sự, đủ tư cách pháp lý để vay vốn ngân hàng, cũng cầnxem xét xem khách hàng có ý thức trả nợ không.

Thẩm định về mục đích vay vốn: Khách hàng sẽ phải trình bày rõ ràng

mục đích vay vốn của mình, ngân hàng chỉ cho vay nếu khách hàng không sửdụng vốn vào các mục đích vi phạm pháp luật và phù hợp với chính sách, quyđịnh của ngân hàng

Thảm định về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của kháchhàng: Đây cũng là một nội dung thẩm định quan trọng bởi vì nội dung này

cho ngân hàng biết khách hàng có năng lực sản xuất kinh doanh và khả năngthanh toán như thế nào.

Thẩm định tài sản đảm bảo: Cán bộ tín dụng phải thẩm định xem tài

sản đảm bảo có thuộc quyền sở hữu của người vay hay không, có giá trị làbao nhiêu, có dễ bán hay không, có dễ bảo quản không,v.v Nếu là tài sảncầm cố cần tính đến cả việc bảo quản tài sản, nếu là các tài sản có tính chuyêndụng cao như dây chuyền sản xuất đặc dụng cho từng ngành thì nếu cần phảithuê chuyên gia định giá

Bước 3: Lập tờ trình và xét duyệt cho vay:

Trang 7

Sau khi cán bộ tín dụng hoặc cán bộ thẩm định đã có các kết luận về hồsơ và thực trạng của khách hàng thì cán bộ tín dụng lập tờ trình để đưa lêntrưởng phòng tín dụng, trưởng phòng tín dụng sẽ xem xét yêu cầu cán bộ tíndụng giải thích, chỉnh sửa hoặc bổ sung những điểm còn thiếu sót Sau đó tờtrình sẽ được đưa lên ban tín dụng (đối với những khoản vay nhỏ (trong thẩmquyền của giám đốc chi nhánh) ở chi nhánh thì chỉ cần giám đốc chi nhánhduyệt là được, nếu khoản vay lớn hơn thẩm quyền quyết định của giám đốcchi nhánh thì cần trình lên ban tín dụng của ngân hàng xem xét ra quyết định).

Bước 4: Lập thủ tục công chứng tài sản thế chấp/ cầm cố và hoàn tất cácthủ tục pháp lý trước khi giải ngân :

Khi được duyệt cho vay, nhân viên tín dụng sẽ tiếp tục hướng dẫnkhách hàng lập thủ tục công chứng tài sản thế chấp/ cầm cố thông qua Hợpđồng thế chấp/ cầm cố tài sản.

Bước 5: Ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân và giám sát sau khi giải ngân:

Sau khi thống nhất các thoả thuận được nêu trong hợp đồng tín dụng,khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng và ngân hàng tiến hànhgiải ngân tiền vay cho khách hàng theo đúng quy định trong hợp đồng tíndụng.

Sau khi giải ngân, ngân hàng vẫn phải thường xuyên kiểm tra hoạtđộng sử dụng vốn và tiến độ sử dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn đã vaycủa khách hàng Ngoài ra cán bộ tín dụng cũng cần thường xuyên kiểm tra tàisản thế chấp của khách hàng trong thời gian vay để đảm bảo ngân hàng cóquyền phát mại tài sản thế chấp trong trường hợp khách hàng không trả đượcnợ.

Bước 6: Trả nợ vay (vốn vay + lãi vay):

Việc trả nợ vay đã được quy định trong hợp đồng tín dụng và cả haibên đều phải tuân theo hợp đồng

Nếu khách hàng chậm trả gốc hoặc lãi ngân hàng có thể tính lãi phạttheo quy định của NHNN, số tiền lãi phạt này không được cộng thêm để tínhlãi cho kỳ tiếp theo của khách hàng.

Trang 8

Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng:

Sau khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay và lãi vay, ngân hàng sẽlập thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, lập giấy giải chấp và trả lại toàn bộchứng từ sở hữu tài sản thế chấp/ cầm cố cho khách hàng Để tạo điều kiệnthuận lợi cho việc giao dịch lần sau (với sự đồng ý của khách hàng), các ngânhàng thường nhận bảo lưu hồ sơ (chứng từ ) tài sản thế chấp/ cầm cố Kếtthúc bước này cán bộ tín dụng nên chú ý phát hiện những nhu cầu mới củakhách hàng để kịp thời đáp ứng.

1.2 Năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của NHTM:1.2.1 Khái niệm:

Có quan điểm cho rằng “những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh lànhững doanh nghiệp đạt được mức tiến bộ cao hơn mức trung bình về chấtlượng hàng hoá và dịch vụ và /hoặc có khả năng cắt giảm các chi phí tươngđối cho phép họ tăng được lợi nhuận (doanh thu – chi phí) và /hoặc thịphần”…Định nghĩa như trên đã phần nào phản ánh được tương đối toàn diệnvề năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp Nó chỉ rõ được mục tiêu củacạnh tranh và những đặc điểm cơ bản của việc cạnh tranh thành công Nhưngnhược điểm của định nghĩa trên là không chỉ ra được khả năng đó là do đâumà có Và định nghĩa trên khiến cho khái niệm cạnh tranh mang tính tĩnh.Nhưng thực tế, khái niệm cạnh tranh là một khái niệm động Một doanhnghiệp lúc này có lợi thế cạnh tranh nhờ những ưu thế như nguồn lao động rẻhay gần nguồn nguyên liệu nhưng lúc khác có thể sẽ mất lợi thế cạnh tranhkhi doanh nghiệp khác có lợi thế trên cơ sở những tiến bộ về khoa học kỹthuật hoặc quy mô Vì thế một doanh nghiệp được gọi là có khả năng duy trìvà liên tục tăng cường khả năng cạnh tranh của mình Theo Michael Porter,“Để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnhtranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khảnăng khác biệt hoá sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình.Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được nhữnglợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hoá hay

Trang 9

dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn” Quanniệm của Porter đã đề cập đến vấn đề năng lực cạnh tranh còn bao hàm cảviệc doanh nghiệp phải liên tục duy trì lợi thế cạnh tranh của mình Nói cáchkhác, doanh nghiệp phải liên tục duy trì mức lợi nhuận trên cơ sở bám sát vớinhịp độ phát triển của thị trường hoặc thậm chí tạo lập nên sự phát triển củathị trường Việc hạ thấp giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranhtheo quan niệm mang tính dài hạn này của Porter cũng như đại đa số các nhànghiên cứu khác không bao gồm việc hạ thấp giá thành bằng những biện phápcó tính tiêu cực như hạ lương nhân viên, cắt giảm các chi phí bảo hộ lao động,cắt giảm chi phí phúc lợi, cắt giảm các chi phí môi trường…Năng lực cạnhtranh ở đây cần phải được gắn liền với khả năng phát triển bền vững, sử dụnghiệu quả các nguồn lực của xã hội.

Có thể nói các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được một định nghĩathống nhất về khái niệm năng lực cạnh tranh, song cho dù có thể đưa ra đượckhái niệm năng lực cạnh tranh thì cũng phải lưu ý rằng khái niệm năng lựccạnh tranh là một khái niệm động, nghĩa là năng lực cạnh tranh của mộtdoanh nghiệp phải được đặt trong bối cảnh thị trường luôn luôn thay đổi chứkhông chỉ là năng lực cạnh tranh tại một thời điểm, do đó các chỉ tiêu đánhgiá năng lực cạnh tranh vì thế cũng không phải là một hệ thống các chỉ tiêu cốđịnh, đó phải là một hệ thống các chỉ tiêu không chỉ phản ánh năng lực cạnhtranh hiện tại mà còn phải phản ánh được khả năng duy trì và phát triển lợithế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.

Như vậy có thể hiểu khái niệm một cách đầy đủ năng lực cạnh tranh củacác NHTM như sau:”Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năngngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mởrộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành,đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡvà vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”.

 Được trích dẫn trong “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập”– PGS.TS Nguyễn Thị Quý, xuất bản năm 2003.

Trang 10

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt độngcho vay của NHTM:

Chúng ta có thể phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranhcủa các NHTM thành hai nhóm yếu tố: các yếu tố chủ quan và nhóm các yếutố khách quan, cụ thể như sau:

1.2.2.1 Các nhân tố khách quan :

Hoạt động của các NHTM trên thị trường có ổn định và phát triển haykhông, có khả năng cạnh tranh với các đối thủ hay không phụ thuộc vàokhông chỉ bản thân các nguồn lực nội tại hiện có của các ngân hàng Muốnkhẳng định vị thế của mình trong thời gian dài các ngân hàng không nên chỉchú trọng phát huy các nguồn lực nội tại mà còn phải chú ý đến các yếu tốkhác như tiềm lực của đối thủ cạnh tranh chính như thế nào (các sản phẩm,dịch vụ thay thế, chất lượng phục vụ …), khả năng thâm nhập và chiếm lĩnhthị trường của các đối thu mới, chiến lược mà các ngân hàng đang sử dụng cóphù hợp không, ngân hàng có khả năng thích ứng với những thay đổi của thịtrường như thế nào, ngân hàng có khả năng thay đổi chiến lược cạnh tranhcủa mình không, các điều kiện của môi trường vĩ mô sẽ tác động như thế nàođến các khả năng đó của ngân hàng trước những điều kiện thị trường khácnhau và sự thay đổi của thị trường?Để xem xét những vấn đề đó chúng ta cầntìm hiểu sự tác động của môi trường vĩ mô đến năng lực cạnh tranh và khảnăng cạnh tranh của các ngân hàng như thế nào.

Cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh chung của cácNHTM, khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay của ngân hàng cũng bịảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như: môi trường tự nhiên,môi trường kinh tế, môi trường văn hoá – xã hội, môi trường chính trị - luậtpháp, môi trường kỹ thuật- công nghệ Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệđó qua sơ đồ sau:

Khả năng cạnh tranh của NHM trong hoạt động cho

vayMôi trường

tự nhiên

Môi trường kinh tế

Môi trườngvăn hoá – xã hội

Môi trường kỹ Môi trường chính

Trang 11

Yếu tố trực tiếp tác động hết sức quan trọng chính là môi trường tựnhiên, môi trường tự nhiên bao hàm cả dân số, phong tục tập quán, môitrường địa lý và xu thế phát triển của những yếu tố này tại vùng nơi ngânhàng đặt trụ sở Vì những cư dân sinh sống tại địa bàn ngân hàng đặt trụ sởhoặc doanh nghiệp hoạt động cùng địa bàn là những khách hàng của ngânhàng do đó các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động cũng nhưkết quả kinh doanh của ngân hàng Một ngân hàng có lợi thế về cho vay phụcvụ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ không muốn mở chi nhánh ở những nơi đôngdân cư mà có ít các doanh nghiệp hoạt động bởi vì như thế sẽ làm lãng phínguồn lực của ngân hàng và tăng chi phí đi lại giao dịch với ngân hàng củacác khách hàng là những doanh nghiệp đặt trụ sở xa các chi nhánh, phònggiao dịch của ngân hàng.

Việc xác định được số liệu về tổng dân số, tỷ lệ phát triển dân số, xu thếphát triển dân số và phong tục tập quán của người dân tại địa bàn ngân hàngđặt trụ sở có thể giúp ngân hàng xác định được tiềm năng của thị trường và dựđoán được xu thế phát triển chung của thị trường, từ đó đưa ra được các chiếnlược, các đối sách phù hợp để kinh doanh sao cho có hiệu quả Cụ thể tronghoạt động cho vay nếu người dân tại địa bàn ngân hàng hoạt động có tâm lý engại vay mượn thì ngân hàng sẽ khó thu hút được khách hàng ở khu vực nàyhơn.

Trang 12

Các yếu tố về mặt địa lý tại địa bàn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến quyếtđịnh đặt phòng giao dịch hay chi nhánh của ngân hàng, các đặc điểm về địa lýcủa mỗi vùng, miền, khu vực khác nhau là khác nhau, do vậy khi quyết địnhđặt phòng giao dịch hoặc chi nhánh tại đâu ngân hàng cần nghiên cứu đặcđiểm của khu vực đó để có thể có những quyết định về cơ sở vật chất cũngnhư nguồn nhân lực Điều này còn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính và quanđiểm quản lý của các nhà quản lý ngân hàng, do đó tạo nên sự khác biệt trongkhả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng vì không phải ngân hàng nào cũnghoạt động trong điều kiện tự nhiên như nhau mà mỗi ngân hàng phải tìm đượccách bố trí sao cho phù hợp với môi trường hoạt động của mình.

Nhân tố thứ hai là môi trường kinh tế, môi trường kinh tế của một quốcgia là những yếu tố thuộc về nền kinh tế và bao quanh, tác động đến các hoạtđộng diễn ra trong một quốc gia, mỗi quốc gia khác nhau có môi trường kinhtế khác nhau, ngay cả trong một quốc gia cũng có những điểm khác biệt giữacác vùng khác nhau về giá, tốc độ phát triển,v.v…Lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ lạmphát, tốc độ phát triển của nền kinh tế, các ngành mũi nhọn có thế mạnh củanền kinh tế, v.v… đều ảnh hưởng đến các kế hoạch, chiến lược phát triển củangân hàng Việc phân tích và dự đoán được xu thế thay đổi của các yếu tố nàycó thể giúp các nhà quản lý ngân hàng đưa ra được những chiến lược, chínhsách hiệu quả trong hoạt động cho vay.

Chúng ta có thể thấy nếu tốc độ tăng trưởng cao hơn sẽ kích thích đầu tưvà do vậy cầu về vốn trên thị trường sẽ tăng lên, các nhà đầu tư thiếu vốn sẽtìm đến ngân hàng vay nhiều hơn, còn nếu tốc độ phát triển chững lại hoặcgiảm sẽ gây tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư, họ sẽ xem xét tình hình thịtrường rồi mới quyết định đầu tư, như vậy hoạt động tín dụng với các ngânhàng cũng sẽ chững lại nếu không có các biện pháp kích cầu của chính phủ.Sự thay đổi này sẽ gây ra các tác động không giống nhau đến các ngân hàngbởi vì không có ngân hàng nào có thể chuyên môn hoá hoạt động tốt trên mọilĩnh vực và trên mọi địa bàn nên sẽ có sự khác biệt về vị thế cạnh tranh

Trang 13

Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức cầu của các khoản vay,muốn thu hút khách hàng, các ngân hàng thường đưa ra các mức lãi suất hấpdẫn để cạnh tranh với các ngân hàng khác, tuy nhiên mức lãi suất đưa ra phảidựa trên mức lãi suất cơ bản trên thị trường và có sự so sánh với mức lãi suấtcủa các đối thủ cạnh tranh.

Yếu tố tiếp theo là tình hình lạm phát của nền kinh tế, nếu nền kinh tế cótỷ lệ lạm phát cao thì người đi vay là người được lợi, tuy nhiên tỷ lệ lạm phátcao làm cho các dự án trở nên mạo hiểm hơn và do đó các doanh nghiệp cũngsẽ dè dặt hơn khi muốn vay vốn đầu tư Khi nền kinh tế có mức lạm phát caothì các chính sách của chính phủ sẽ nhằm tăng lãi suất huy động vốn để thuhút người dân gửi tiền vào ngân hàng, đẩy lãi suất cho vay tăng do đó việccho vay trở nên khó khăn hơn.

Môi trường văn hoá – xã hội: Năng lực cạnh tranh của một ngành có thểbị tác động rất nhiều bởi một số yếu tố về văn hoá – xã hội Những đặc điểmđó tác động đến nhiều mặt của một ngành và trong lĩnh vực ngân hàng cácđặc điểm đó tác động nhiều nhất đến yếu tố con người thông qua việc tácđộng đến nhu cầu và nguồn nhân lực Những đặc điểm xã hội có ảnh hưởngđến cầu đối với các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ cho vay của ngânhàng nói riêng là: lòng tin của dân chúng đối với các ngân hàng, thói quentiêu dùng và tiết kiệm của người dân, trình độ dân trí và khả năng hiểu biết vềcác dịch vụ của ngân hàng, mức thu nhập của người dân…

Có thể nói, ngân hàng là một ngành kinh doanh “lòng tin”, là người giữtúi tiền cho người dân cũng như các doanh nghiệp, nếu ngân hàng không đượcngười dân tin tưởng thì ngân hàng chắc chắn sẽ không thể phát triển Thóiquen tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngânhàng, đặc biệt là tập quán sử dụng tiền tệ Nếu người dân có thói quen sửdụng và cất trữ tiền mặt nhiều thì rõ ràng ngân hàng sẽ mất đi nhiều cơ hộikinh doanh Mức tiết kiệm càng cao thì càng ảnh hưởng đến nguồn cung tíndụng cho các ngân hàng Trình độ dân trí cũng là một yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng Dịch vụ ngân hàng là một

Trang 14

loại hình dịch vụ cao cấp, không phải ai cũng cảm thấy tự tin khi thực hiệncác giao dịch với ngân hàng Trình độ dân trí càng cao thì khả năng phổ biếncác dịch vụ ngân hàng hiện đại càng thuận tiện và do đó cơ hội để đổi mớicủa các ngân hàng cũng sẽ cao hơn Mức thu nhập cũng có xu hướng ảnhhưởng tương tự, người nào có thu nhập càng cao thì càng có nhu cầu sử dụngcác dịch vụ ngân hàng nhiều hơn.

Môi trường kỹ thuật công nghệ đã góp phần lớn trong việc cải thiện chấtlượng các dịch vụ ngân hàng, giảm chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng,tạo thêm nhiều dịch vụ thuận tiện cho khách hàng, môi trường kỹ thuật côngnghệ cũng là một yếu tố góp phần làm khác biệt lợi thế cạnh tranh và ấntượng đối với khách hàng của mỗi ngân hàng Một ngân hàng với cơ sở hạtầng và công nghệ hiện đại sẽ tạo sự tin tưởng đối với khách hàng hơn Ngàynay với công nghệ hiện đại các ngân hàng có thể thực hiện giao dịch, thanhtoán, tư vấn, hướng dẫn lập hồ sơ, nhận hồ sơ qua mạng máy tính một cáchnhanh chóng và tương đối bảo đảm Điều này sẽ giúp ngân hàng và cả kháchhàng tiết kiệm được khá nhiều chi phí khi thực hiện giao dịch, hơn nữa hiệnnay trong nền kinhn tế hoạt động thương mại điện tử đang được ứng dụng vàphát triển ngày càng rộng rãi nên một trung gian tài chính như ngân hàng nhấtthiết cũng phải ứng dụng được các công nghệ hiện đại này Ví dụ như cácngân hàng có ứng dụng công nghệ thẻ thanh toán và có điểm đặt thẻ tại cácsiêu thị, các trung tâm thương mại lớn sẽ có lợi thế hơn một ngân hàng khôngcó hệ thống thẻ và máy rút tiền (hoặc máy chấp nhận thẻ) Tuy nhiên hệ thốngthẻ cũng như các công nghệ hiện đại cần phải được đầu tư trang bị với số vốnlớn không phải ngân hàng nào cũng có điều kiện để đầu tư, chính điều đócũng tạo nên sự khác biệt về năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trongmột quốc gia và giữa các ngân hàng ở các quốc gia có trình độ khoa học côngnghệ khác nhau.

Kinh doanh ngân hàng là một ngành kinh doanh chịu sự giám sát chặtchẽ của pháp luật, các cơ quan chức năng có thẩm quyền và luôn được điềuchỉnh bằng các quy định của pháp luật Hoạt động cho vay là một hoạt động

Trang 15

luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro với các ngân hàng, mà các ngân hàng lại là hầu baocủa nền kinh tế nên các quy định của pháp luật về hoạt động này của ngânhàng là rất chặt chẽ, ví dụ như quy định cho vay với một khách hàng cá nhânhoặc doanh nghiệp không được vượt quá 15% vốn tự có của một NHTM, quyđịnh này hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng nhưng lại giúp ngân hànggiữ an toàn trước rủi ro thanh khoản và rủi ro mất vốn nếu khách hàng gặpkhó khăn trả nợ chậm hoặc không trả được nợ Với quy định trên thì một ngânhàng có vốn tự có thấp sẽ không thể cho vay một khách hàng số tiền lớn hơn15% vốn tự có của mình và như vậy có thể mất nhiều cơ hội cho vay cáckhoản có quy mô lớn thu được lợi nhuận cao.

Môi trường chính trị - luật pháp có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranhcủa các ngân hàng không chỉ là các ngân hàng trong một nước mà giữa cácngân hàng ở các nước khác nhau, ví dụ như khi luật pháp nước ta quy địnhcác chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép nhận tiền gửi của cáccá nhân Việt Nam thì rõ ràng lợi thế về mặt cạnh tranh của các ngân hàngViệt Nam là rất lớn Đây mới chỉ là một vấn đề về mặt bảo hộ, còn về các quyđịnh khác có thể sẽ gây nên sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh giữa các ngânhàng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng quốc doanhvà các NHTM cổ phần, …

Ngoài các yếu tố vĩ mô như đã kể trên, các đối thủ cạnh tranh với ngânhàng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh củangân hàng, nhất là trong giai đoạn hiện nay trong ngành ngân hàng đang càngngày càng có nhiều thành viên gia nhập, và ngân hàng nào cũng cố gắng hoànthiện mình cho tốt hơn để có thể thu hút khách hàng, do vậy muốn cạnh tranhvới các ngân hàng khác trước tiên bản thân nội tại ngân hàng phải biết rõ thếmạnh của mình và so sánh với tương quan trong hệ thống ngân hàng, phải biếtđược điểm mạnh, điểm yếu và phương thức làm việc của các đối thủ để có thểgiữ được và mở rộng thị trường tiềm năng.

Một nhân tố nữa cũng hết sức quan trọng chính là khách hàng , mộtngân hàng không thể tồn tại nếu không có khách hàng, do vậy thái độ của

Trang 16

khách hàng là yếu tố rất quan trọng mà ngân hàng cần luôn quan tâm tìmhiểu Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đáp ứng tốt được các nhu cầuđó chính là thành công đối với ngân hàng Vì vậy ngân hàng nên luôn luônlắng nghe và tìm hiểu thông tin từ khách hàng, những ý kiến đó sẽ giúp ngânhàng có được những chính sách, chiến lược phục vụ khách hàng phù hợp

1.2.2.2 Các nhân tố chủ quan :

Năng lực cạnh tranh của một NHTM tất nhiên phải phụ thuộc vào nộilực của ngân hàng đó, nội lực của một ngân hàng có thể được đánh giá qua”:tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống marketing của ngân hàng, hệthống thông tin, mạng lưới hoạt động…

Ngân hàng kinh doanh trên thị trường tài chính nên yếu tố năng lực tàichính là rất quan trọng trong quá trình kiến tạo sức mạnh cạnh tranh và phạmvi cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động cho vay Quy mô vốn của ngânhàng càng lớn thì càng tạo được niềm tin với khách hàng, hơn nữa các ngânhàng có tiềm lực tài chính mạnh có thể đầu tư vào phát triển các dịch vụ mới,mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ kinh doanh – đây thường là các khoảnđầu tư cần số vốn lớn nên không phải ngân hàng nào cũng có thể làm được.Tình hình tài chính của một ngân hàng là điều mà khách hàng rất quan tâm,cụ thể là tính lành mạnh, hợp lý của các hệ số tài chính trong các báo cáo tàichính - nếu một ngân hàng có tình hình tài chính có vấn đề thì uy tín sẽ bị sụtgiảm nhanh chóng, vì thế ngân hàng luôn phải cố gắng duy trì tình hình kinhdoanh ổn định và phát triển trong điều kiện chung của thị trường Trong mộtsố trường hợp các ngân hàng có quy mô vốn lớn còn có thể áp dụng nhữngchiến lược kinh doanh tận dụng được điểm mạnh này của mình Có thể thấycác ngân hàng có nguồn lực tài chính mạnh có vị thế rất lớn trong cạnh tranhvới các ngân hàng khác vì có thể chủ động trong mọi hoạt động của mìnhcũng như đứng vững trước các đối thủ khác

Yếu tố thứ hai về nội lực của ngân hàng là nguồn nhân lực làm việctrong ngân hàng Nguồn nh ân lực là một phần tất yếu trong mỗi ngân hàng vàquyết định đến sự thành bại của ngân hàng, trong đó bao gồm cả các nhân

Trang 17

viên làm việc trong ngân hàng và ban lãnh đạo ngân hàng, cụ thể trong hoạtđộng cho vay các nhân viên l à các cán b ộ tín dụng và cán bộ thẩm định Mộtngân hàng tốt phải là một ngân hàng có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyênmôn giỏi, nhiệt tình trong công việc và có tinh thần trách nhiệm cao, được tổchức một cách chặt chẽ, có hiệu quả bởi ban lãnh đạo ngân hàng Ban lãnhđạo ngân hàng cũng là người đưa ra các quyết định, chính sách và chiến lượchoạt động trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, do vậytrình độ và quan điểm của ban lãnh đạo giữ vai trò rất quan trọng trong khảnăng cạnh tranh của ngân hàng Với tư cách là người chịu trách nhiệm đầutiên về khả năng cạnh tranh của ngân hàng, ban lãnh đạo phải là người có khảnăng về chuyên môn, khả năng phân tích và phán đoán, khả năng hay nghệthuật đối nhân xử thế Trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng chính là điểm tạonên sự khác biệt về vị thế của ngân hàng so với mặt bằng chung của ngành,một ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi sẽ thu hút được nhiểu kháchhàng, phân loại và đánh giá khách hàng chính xác hơn, giảm thiểu được rủi rotrong hoạt động tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động cho vay đem lại lợi nhuậncao hơn cho ngân hàng Ban lãnh đạo là người đưa ra các chính sách nhưngđội ngũ nhân viên mới là người trực tiếp thực thi các chính sách đó (mà tronghoạt động cho vay là các cán bộ tín dụng) thông qua quá trình giao dịch trựctiếp với khách hàng, gây thiện cảm và sự tin tưởng cho khách hàng, đề xuấtcác ý tưởng phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến nâng cao chất lượng dịchvụ đã có, là người đại diện cho ngân hàng trước khách hàng và nhận thông tintín hiệu từ thị trường, từ khách hàng và có thể thông qua khách hàng tìm hiểuvề các đối thủ cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường để chuyển tải đếncác nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng.

Hệ thống thông tin và mạng lưới hoạt động của ngân hàng đóng vai tròquan trọng trong việc phân tích mọi diễn biến bên trong và bên ngoài cácdoanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời Hai luồng thông tin cơbản và quan trọng mà ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm, đó là: thông tinthu được từ bên trong và bên ngoài của ngân hàng Thông tin bên ngoài là các

Trang 18

thông tin về thị trường, thông tin về các ngân hàng khác, các quy định, quychế quản lý của nhà nước, biểu lãi suất cơ bản, nhu cầu và thị hiếu của ngườitiêu dùng, xu hướng biến đổi của tỷ giá, tỷ lệ lạm phát,…Các thông tin bêntrong chính là các thông tin mà ban lãnh đạo cần biết về chính bản thân ngânhàng và đội ngũ nhân viên của mình: Chất lượng phục vụ, thái độ của kháchhàng, nguyện vọng của các cổ đông và chiến lược của ban giám đốc Trongthời đại này thông tin là tài sản quý, do vậy ai nắm bắt được những thông tinquan trọng sẽ có cơ sở để hoạch định những chính sách đúng đắn và phù hợp.Yếu tố này cũng tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh trong hoạt độngcho vay của ngân hàng

Một vấn đề cũng rất quan trọng có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranhtrong hoạt động cho vay nói riêng và với toàn bộ ngân hàng nói chung là hoạtđộng marketing trong ngân hàng, khái niệm này mới chính thức được nghiêncứu phát triển chưa lâu so với thời gian tồn tại của hệ thống ngân hàng ( tuytrước đây các ngân hàng cũng đã có các hình thức marketing nhưng chưa thựcsự được nghiên cứu phát triển rộng rãi như hiện nay), trước đây hoạt độngmarketing trong các ngân hàng vẫn tồn tại nhưng chưa hề có một phòngmarketing riêng biệt, hiện nay các ngân hàng đã nhận thức rõ về tầm quantrọng của hoạt động marketing và đã đầu tư cho hoạt động marketing nhằmmang đến cho khách hàng cái nhìn chung và ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng.Để thể hiện được khả năng cạnh tranh ở dạng sức mạnh bên ngoài các ngânhàng cần chú trọng thực hiện tốt hoạt động marketing Một ngân hàng có hoạtđộng marketing tốt sẽ thu hút được ngày càng nhiều khách hàng; chiếm lĩnhđược nhiều thị phần; chiến thắng các đối thủ cạnh tranh; hoàn thành tốt cácchiến lược, chính sách do ban giám đốc và đại hội cổ đông đề ra; nâng cao vịthế của mình trong hệ thống ngân hàng Chính vì thế, mỗi ngân hàng đều cầncó bộ phận chuyên trách về marketing có trình độ chuyên môn cao và am hiểuthị trường, có thể dự đoán được phần nào những diễn biến của thị trường đểcó thể xây dựng và tư vấn cho ban giám đốc các kế hoạch và chiến lượcmarketing phù hợp

Trang 19

1.2.3 Các chỉ tiêu phán ánh năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vaycủa NHTM:

1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của NHTM:

Các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của NHTM thường được kháchhàng quan tâm là:

Tổng nguồn vốn của ngân hàng, trong đó bao gồm cả vốn chủ sở hữu vàvốn nợ, vốn chủ sở hữu bao gồm nguồn vốn hình thành ban đầu, nguồn bổsung trong quá trình hoạt động, các quỹ và nguồn vay nợ có khả năng chuyểnđổi thành cổ phần; vốn nợ bao gồm tiền gửi và tiền vay Cụ thể là:

Tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng: Bao gồm số vốn góp của các thànhviên sáng lập và vốn bổ sung qua các năm, nguồn vốn này ngân hàng có thểsử dụng lâu dài, hình thành nên cơ sở hạ tầng cho ngân hàng Chỉ tiêu này thểhiện trách nhiệm của chủ sở hữu của ngân hàng với các khoản vay và nguồnhuy động của ngân hàng và có ý nghĩa tạo sự tin tưởng ban đầu cho kháchhàng khi quyết định có giao dịch với ngân hàng hay không

Nguồn vốn nợ bao gồm nguồn huy động và nguồn đi vay, trong nguồnvốn huy động thì nguồn tiền gửi có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động chovay của ngân hàng, bởi vì ngân hàng muốn cho vay được thì phải có vốn huyđộng được, mà khoản mục tiền gửi thường chiếm hơn 50% trong tổng nguồnvốn của các ngân hàng Nguồn tiền vay chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, tuy nhiên lãisuất tiền vay thường lớn hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn và đây là nguồnvốn không thường xuyên của ngân hàng

Tỷ lệ chi trả cổ tức cũng là một nhân tố cho biết về tình hình tài chínhcủa ngân hàng Qua cổ tức được trả cho các cổ đông,khách hàng có thể biếtđược ngân hàng có kinh doanh hiệu quả hay không Rõ ràng là khách hàngmong muốn thiết lập quan hệ giao dịch với một ngân hàng hoạt động hiệu quảhơn là một ngân hàng hoạt động kém, thu được lợi nhuận thấp.

Tổng dư nợ qua các năm: Chỉ tiêu này thể hiện doanh số cho vay củangân hàng, nếu tổng dư nợ (đặc biệt là cho vay trung và dài hạn) quá lớn sovới vốn chủ sở hữu thì ngân hàng sẽ rất dễ gặp rủi ro thanh khoản, mặt khác

Trang 20

lại cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng, cũng là mộtyếu tố để qua đó khách hàng cân nhắc ra quyết định.

1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay:

Đây là một khái niệm rất trừu tượng bởi vì chất lượng không thể lượnghoá được mà chúng ta chỉ có thể thông qua các chỉ tiêu khác để đánh giá, cóthể đánh giá qua thái độ của khách hàng đối với các dịch vụ của ngân hàng,các thông tin này có thể thu được qua tín hiệu mà chúng ta nhận biết được quaquá trình giao dịch với khách hàng Do đối tượng kinh doanh của ngân hànglà hàng hoá đặc biệt, đó là tiền tệ, nên chúng ta không thể chỉ đánh giá thôngqua chất lượng phục vụ của cán bộ tín dụng mà còn phải đánh giá qua độchính xác, độ an toàn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, mức độ thuận tiện,đơn giản cho khách hàng và ngân hàng khi giao dịch và khoảng thời gian thựchiện giao dịch.

Nói chung chúng ta có thể đánh giá chất lượng hoạt động cho vay củamột NHTM qua các chỉ tiêu sau:

vay đến khách hàng.

Để có thể đo lường được các yếu tố hầu hết mang tính chất vô hình nhưtrên, các ngân hàng có thể thực hiện các công cụ nghiên cứu marketing nhưsử dụng bảng hỏi khách hàng, phỏng vấn trực tiếp khách hàng, tổ chức toạđàm theo chuyên đề hoặc sử dụng hộp thư góp ý của khách hàng…Riêng cácchỉ tiêu độ an toàn, chính xác của giao dịch; thời gian giao dịch và mức độ đadạng hoá sản phẩm dịch vụ cho vay thì ngân hàng có thể tự thống kê được

Trang 21

Một điều cần xem xét là về các thủ tục giao dịch, các khách hàng thườngkhông bằng lòng khi bị mất quá nhiều thời gian giao dịch ở ngân hàng hoặccác thủ tục rườm rà làm khách hàng lúng túng, một số khách hàng cảm thấykhông tự tin khi đến giao dịch ở ngân hàng Điều này một mặt là do quy trìnhnghiệp vụ của ngân hàng đặt ra quá rườm rà, một mặt do đội ngũ cán bộ nhânviên của ngân hàng Đơn giản hoá các thủ tục giao dịch tạo thuận tiện chokhách hàng là điều ngân hàng nên làm triệt để, bởi vì thủ tục quá rườm rà sẽlàm tốn kém thời gian của cả ngân hàng và khách hàng, kéo theo nhiều chiphí khác Hiện nay nhiều ngân hàng đã thực hiện giao dịch một cửa rất thuận

Trang 22

tiện cho khách hàng, tuy nhiên nếu số lượng khách hàng quá lớn sẽ gặp khókhăn.

1.3.2 Về chính sách nhân sự:

Đây là nguồn lực quan trọng nhất của ngân hàng, là nhân tố quyết định sựthành công của ngân hàng Trong lĩnh vực này các nhân viên trực tiếp giaodịch với khách hàng chính là các cán bộ tín dụng của ngân hàng Trong quátrình làm việc, họ vừa là người thực hiện công việc của một nhân viên tíndụng vừa thực hiện công tác marketing trực tiếp với khách hàng, quảng bá,giới thiệu hình ảnh của ngân hàng đến khách hàng Muốn làm tốt được điềunày đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, khả nănggiao tiếp tốt Trong giao dịch với khách hàng cần tạo bầu không khí làm việcnăng động, thoải mái, chuyên nghiệp, làm cho khách hàng cảm thấy an tâm vàthoải mái khi giao dịch với ngân hàng Làm tốt được khâu tiếp xúc với kháchhàng thì những công đoạn sau sẽ thuận tiện hơn, một khách hàng có thể giaodịch với nhiều ngân hàng và sẽ có sự so sánh nhất định, ngân hàng nào phụcvụ làm cho khách hàng cảm thấy được tôn trọng, được phục vụ theo đúngnghĩa là khách hàng mà ngân hàng cần thu hút, giảm thời gian chờ dợi tronggiao dịch cho khách hàng thì khách hàng sẽ có xu hướng giao dịch nhiều hơn.Làm được điều đó nghĩa là đã tạo được hiệu quả tốt trong cạnh tranh với cácngân hàng khác.

1.3.3 Về hoạt động marketing:

Để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng thì ngân hàng phải cung cấpđược những dịch vụ mà các ngân hàng khác cung cấp với chất lượng bằnghoặc tốt hơn, để có thể thu hút được thêm nhiều khách hàng thì ngân hàngcũng cần tìm tòi phát triển sản phẩm mới và phải tạo cho riêng mình mộtphong cách riêng để khách hàng có ấn tượng khác biệt với các ngân hàngkhác Tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ ngân hàng không phải là các sản phẩmdịch vụ có bản quyền riêng mà các ngân hàng đều có thể cung cấp nếu có đủđiều kiện, vì vậy rất khó có thể tìm ra một sản phẩm riêng biệt mà chỉ có thểtạo ra sự khác biệt trong phong cách phục vụ khách hàng, tạo cho khách hàng

Trang 23

ấn tượng tốt đẹp riêng Ngoài ra, ngân hàng có thể sử dụng các biện phápkhuyến mãi để thu hút khách hàng, đây là một biện pháp hữu hiệu nhưng chỉmang tính tạm thời, để được khách hàng biết đến nhiều hơn ngân hàng nên sửdụng các biện pháp như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúngvà mở rộng mạng lưới kênh phân phối, mạng lưới hoạt động rộng khắp sẽ tạothuận tiện cho khách hàng khi giao dịch, ngoài ra khi mở rộng mạng lưới giaodịch ngân hàng sẽ thu hút thêm được các khách hàng tại các địa bàn hoạtđộng mới đó Việc ngân hàng mở thêm các chi nhánh, các phòng giao dịchthể hiện ngân hàng làm ăn có hiệu quả, tăng uy tín với khách hàng Nhưngviệc này đòi hỏi thêm chi phí tốn kém nên ngân hàng cần cân nhắc giữa lợiích sẽ thu được và chi phí bỏ ra.

Ngân hàng cũng nên thường xuyên phân tích đánh giá điểm mạnh, điểmyếu, khách hàng tiềm năng và chiến lược phát triển sản phẩm của các đối thủcạnh tranh trên địa bàn, từ đó có thể xây dựng cho mình một chiến lược cạnhtranh riêng phù hợp với các điều kiện của ngân hàng mình

Khách hàng có đến với ngân hàng hay không phụ thuộc phần nhiều vàouy tín của ngân hàng và các chiến lược marketing của ngân hàng, còn việckhách hàng có tiếp tục giao dịch với ngân hàng hay không thì phụ thuộc vàochất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho các khách hàng, mà trước tiênphụ thuộc vào những nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng, vì vậyngoài việc thu hút khách hàng ngân hàng còn phải giữ khách hàng, nếu kháchhàng có ấn tượng tốt và giới thiệu cho các khách hàng tiềm năng khác thì đósẽ là một kênh tiếp thị có sức thuyết phục lớn, đem lại hiệu quả cao, do đóngân hàng cần xây dựng một phong cách phục vụ chu đáo, tận tình, tạo cảmgiác an toàn, chính xác cho khách hàng.

1.3.4 Về chiến lược hoạt động chung:

Ngân hàng cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển dài hạntrên cơ sở nghiên cứu các yếu tố của thị trường và xu thế phát triển trong vàngoài nước Có chiến lược phát triển nhằm vào khách hàng mục tiêu cụ thể.

Trang 24

Chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng nhằm mục tiêu xây dựngngân hàng lớn mạnh, hiện đại, có công nghệ phù hợp với xu thế chung trongnước và tiến tới chuẩn mực quốc tế Vấn đề này đòi hỏi bản thân ngân hàngphải có các bước biến đổi thật sự sâu sắc về trình độ công nghệ, trước mắtphải đáp ứng những yêu cầu cơ bản trong hoạt động ngân hàng như: Mạnginternet, thông tin được cập nhật liên tục, đảm bảo các phương tiện thanh toánvà thanh toán liên ngân hàng.

Có lộ trình tăng vốn và giải pháp tăng vốn hữu hiệu đáp ứng các yêu cầucủa các cơ quan quản lý và phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng.Song song với việc mở rộng mạng lưới, cần xây dựng mô hình quản lý năngđộng, hiệu quả đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường Quản trị điều hànhcần thiết kế theo nguyên tắc trách nhiệm gắn liền với quyền hạn Các chế độ,quy chế cần phải được xây dựng trên cơ sở luật định và tránh tình trạng áp đặttheo lối cục bộ và quyền lợi cá nhân Có như vậy mới phát huy được tối đatính năng động, trí tuệ và trách nhiệm của từng người lãnh đạo Đồng thờicũng phải xây dựng mô hình tổ chức quản lý phù hợp với quy mô của từngngân hàng đảm bảo phát triển ngân hàng theo hướng đa năng, hiệu quả, hiệnđại.

Tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực với các ngân hàng khác vớiphương châm hai bên cùng có lợi, góp phần thúc đẩy sự phát triển của từngngân hàng nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung Ngân hàng có thểhợp tác trong hoạt động cho vay thông qua phương thức đồng tài trợ nếu sốvốn khách hàng xin vay quá lớn hoặc khả năng cho vay của ngân hàng khôngđủ đáp ứng nhu cầu xin vay của khách hàng.

Để thực hiện được các biện pháp trên đây cần không chỉ thời gian mà cảtiền bạc và công sức của tập thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng cùng cốgắng Việc các biện pháp trên đây có thành công hay không còn chịu sự tácđộng của các yếu tố bên ngoài mà ngân hàng không thể điều chỉnh được nênngân hàng cũng cần tính đến sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài để xâydựng cho mình một chiến lược hoạt động phù hợp và linh hoạt.

Trang 25

Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay và năng lực cạnhtranh trong hoạt động cho vay tại NHTM cổ phần PhươngNam_Chi nhánh Hà Nội:

2.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của NHTM cổ phần PhươngNam_Chi nhánh Hà Nội:

2.1.1 Tóm lược về NHTM cổ phần Phương Nam:

2.1.1.1 Sự ra đời và phát triển của PNB:

Hoạt động ngân hàng trên thị trường nước ta trong thời gian vừa qua đãcó nhiều khởi sắc, được biểu hiện bằng việc các ngân hàng đều có tốc độ tăngtrưởng tín dụng cao, mở rộng mạng lưới chi nhánh hoạt động, tuyển thêmnhân viên và mở rộng phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới Thái độ củangười dân cũng có nhiều thay đổi với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng,khác với trước đây người Việt Nam thường có thói quen cất giữ tiền mặt vàtài sản quý, hiện nay nhiều người đã nhận thấy sự tiện lợi và an toàn khi sửdụng các dịch vụ ngân hàng Mặt khác các doanh nghiệp cùng với tiến trìnhhội nhập và toàn cầu hoá cũng đã dần quen với tác phong làm việc côngnghiệp, với phong thái làm việc như vậy thì mối liên hệ giữa ngân hàng vàcác doanh nghiệp càng ngày càng khăng khít, không thể tách rời Có thể nóithị trường cho các ngân hàng ở Việt Nam hiện đang tăng trưởng mạnh mẽchưa từng thấy Tuy nhiên cùng với các cơ hội được mở ra, cũng tồn tại rấtnhiều thách thức đến từ các ngân hàng nước ngoài và xuất hiện trong nội tạihệ thống ngân hàng Việt Nam, đó là những thách thức về năng lực tài chính,về chất lượng dịch vụ, về cơ sở hạ tầng và đặc biệt là về năng lực chuyên môncủa đội ngũ nhân viên hoạt động trong các ngân hàng Hiện nay trong hệthống ngân hàng Việt Nam đã có một số lượng đông đảo các ngân hàng,không chỉ có thế, nếu so sánh về cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng dịch vụ

Trang 26

thì các ngân hàng Việt Nam đã có một bước tiến rất lớn, tuy nhiên nếu sosánh với các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ngân hàng ở các nước pháttrriển thì các ngân hàng Việt Nam còn cần phải học hỏi và trang bị thêmnhiều NHTM cổ phần Phương Nam với 12 năm hoạt động kể từ khi bắt đầuthành lập và chính thức đi vào hoạt động (19/05/1993) đến nay đã có nhữngbước tiến vững chắc, đã và đang khẳng định vị trí của mình trong hệ thốngngân hàng Việt Nam Tuy gặp điều kiện khó khăn khi mới thành lập (thờigian chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng quốc tế và khu vực giai đoạn1989 – 1990, một số NHTM cổ phần làm ăn thua lỗ làm ảnh hưởng đến tháiđộ của người dân đối với các NHTM cổ phần, làm giảm uy tín của cácNHTM cổ phần, hơn nữa giai đoạn này cơ chế quản lý của Nhà nước với cácNHTM cổ phần còn thiếu đồng bộ ), tập thể cán bộ nhân viên của ngân hàngđã dốc sức đưa ngân hàng từ một ngân hàng nhỏ với số vốn điều lệ khiêm tốn10 tỷ đồng của 38 cổ đông trở thành một ngân hàng đã và đang có vị trí nhấtđịnh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có cơ sở hạ tầng khang trang và độingũ cán bộ công nhân viên trẻ tuổi, năng động và có trình độ chuyên môncao Năm đầu tiên hoạt động ngân hàng đã thu được kết quả :

Tổng tài sản có: 31,2 tỷ đồngVốn huy động: 20,4 tỷ đồngDư nợ cho vay: 31,2 tỷ đồngLợi nhuận: 258 triệu đồng

Mạng lưới hoạt động: 01 Hội sở và 01 Chi nhánh tại Thành phố HồChí Minh

Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể, đólà:

- Sáp nhập thành công 04 Ngân hàng và một quỹ tín dụng (NHTM cổphần Đồng Tháp (1997), NHTM cổ phần Đại Nam (1999), Ngân hàngNông Thôn Châu Phú (2001), Quỹ tín dụng Định Công (2002), NHTMcổ phần Nông Thôn Cái Sắn (2003).

Trang 27

- Mạng lưới hoạt động được phát triển rộng tại Thành phố Hồ Chí Minh,Hà Nội, Cần Thơ, An Giang, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Bình Thuận.

- Trước khi sáp nhập, ngân hàng Phương Nam chỉ có 01 Hội sở chính và01 Chi nhánh, đến nay đã có 43 đơn vị ngoài Hội sở chính đặt tại 279Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11 còn có 01 Sở Giao dịch, 41 chinhánh và phòng giao dịch, 01 công ty quản lý và khai thác tài sản.- Đến cuối tháng 12/2005, vốn điều lệ của ngân hàng đạt 580,42 tỷ đồng;

tổng tài sản có đạt 6.497 tỷ đồng, tổng huy động đạt 5.579 tỷ đồng, tỷlệ nợ xấu dưới 1,59%.

- Nợ quá hạn ròng luôn dưới mức cho phép.- Lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định.

- Mở rộng mạng lưới hoạt động đến những vùng kinh tế trọng điểm củađất nước.

- Đảm bảo lợi ích cho người lao động.- Tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.- Tăng lợi tức cho cổ đông.

- Quan tâm đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho lãnh đạo và công nhân viên.- Tổng số cán bộ công nhân viên trên toàn hệ thống đạt gần 700 người,

trong đó trình độ trên Đại học, Đại học và Cao đẳng chiếm trên 60% - Thực hiện tốt nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa, từ thiện xã hội.

- Thực hiện xây dựng trụ sở chính khang trang và hiện đại hoá công nghệngân hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn tạo nền tảng phát triểnvững mạnh trong tương lai.

- Hiện nay NHTMCP Phương Nam đã là ngân hàng có số vốn điều lệ lớnthứ 5 trong hệ thống NHTMCP.

2.1.1.2 Các sản phẩm dịch vụ hiện có:

- Huy động vốn bằng VNĐ: 11 hình thức.- Huy động vốn bằng ngoại tệ: 8 hình thức.- Tín dụng: 19 hình thức.

- Sản phẩm thanh toán: 11 hình thức.

Trang 28

- Thanh toán quốc tế: 8 hình thức.- Bảo lãnh: 7 hình thức.

Theo văn bản số 269/NHNN – QLTD ngày 26/05/2003 của chi nhánhNHNN Thành phố Hà Nội cho phép chuyển trụ sở chi nhánh cấp II ĐịnhCông từ xã Định Công - Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đến số 260 Đường CầuGiấy, Quận Cầu Giấy TP Hà Nội thành lập chi nhánh cấp II Cầu Giấy với têngọi đầy đủ là “Chi nhánh cấp II Cầu Giấy – NHTM cổ phần Phương Nam”.

Chi nhánh cấp II Thanh Xuân được thành lập theo văn bản số708/NHNN/ - HAN7 ngày 30/11/2004 của chi nhánh NHNN TP Hà Nội, chinhánh có trụ sở đặt tại 109K Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP HàNội

Chi nhánh Long Biên đặt tại 116C Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên,TP Hà Nội

Trang 29

Phòng giao dịch số I được thành lập ngày 11/04/2003 theo văn bản số183/NHNN – QLTD của Chi nhánh NHNN TP Hà Nội, phòng giao dịch cótrụ sở đặt tại số 101 nhà A12 phố Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, QuậnĐống Đa, TP Hà Nội.

Phòng giao dịch số II được thành lập ngày 28/12/2004 theo văn bản số762/NHNN/ - HAN7 của chi nhánh NHNN TP Hà Nội, phòng giao dịch cótrụ sở đặt tại số 493A Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm, TP Hà Nội.

Ngày 26/03/2006 chi nhánh đã chuyển trụ sở chính đến địa điểm mới tạisố 27 Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, chuyển địa điểm chi nhánh cũtại 115 Trần Hưng Đạo thành Chi nhánh Hoàn Kiếm.

PNB - HN hiện có 36 cán bộ công nhân viên, trong đó:Ban giám đốc: 03 người

Phòng kế toán: 11 ngườiPhòng kinh doanh: 07 người

Phòng thanh toán quốc tế: 04 ngườiPhòng hành chính - tổ chức: 06 ngườiBộ phận kiểm soát: 01 người

Bộ phận kho quỹ: 04 người

Nhận vốn điều hoà từ Hội sở Ngân hàng Phương Nam.

Huy động bằng vàng, phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…(khi đượcNHNN cho phép ) có sự phê duyệt của Tổng Giám Đốc và được thường trựcHội Đồng Quản Trị chuẩn y.

Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác khi được Tổng Giám Đốc vàđược thường trực Hội Đồng Quản Trị chuẩn y.

Trang 30

Nhận vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư của các tổ chức tài chính trong nước vàngoài nước được Tổng Giám Đốc cho phép và được thường trực Hội ĐồngQuản Trị chuẩn y.

Thực hiện dịch vụ thanh toán trong hệ thống, ngoài hệ thống, thanh toántrong nước và thanh toán quốc tế.

Thanh toán tiền lương, tiền điện thoại, tiền điện, tiền nước, thuế…

Kinh doanh ngoại tệ.

Chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, chuyển tiền du học sinh.Kinh doanh vàng bạc, dịch vụ cầm đồ (khi được phép).

Thanh toán, tư vấn về mua bán, sang nhượng nhà, đất, mua bảo hiểm,chứng khoán.

Chi hộ, giữ hộ, tư vấn.Các dịch vụ khác.

2.2.3 Bộ máy tổ chức của chi nhánh:

2.2.3.1.Sơ đồ cấu trúc của chi nhánh:

Chi nhánh Hà Nội là một chi nhánh cấp I của ngân hàng Phương Nam,do vậy cấu trúc tổ chức của chi nhánh cũng tương tự như cấu trúc tổ chức củacác chi nhánh cấp I đã được quy định trong nguyên tắc, điều lệ của hệ thốngngân hàng Phương Nam, bao gồm các phòng: Phòng Kinh doanh, Phòng Kế

Trang 31

toán, Phòng Ngân quỹ, Phòng Thanh toán Quốc tế Phòng Nguồn vốn, PhòngHành chính - Tổ chức, Phòng Công nghệ thông tin.

Chúng ta có thể khái quát cấu trúc tổ chức của chi nhánh qua sơ đồ sau:

2.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban:

Tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu, cho vay uỷ thức, bảolãnh trong nước của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của ngânhàng Phương Nam.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch, huy động nguồn vốn, kế hoạch kinhdoanh của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Giám Đốc

Phó Giám Đốc (Phụ trách Kinh Doanh)

Phó Giám Đốc (Phụ trách Kế toán)

Chi nhánh Thanh Xuân

Chi nhánh Cầu Giấy

Chi nhánh Long Biên

Chi nhánh Hoàn Kiếm

Phòng Giao dịch Số 1

Phòng Giao dịch Số 2

Phòng Kinh doanh

Phòng Kế toán

Phòng Thanh toán quốc tế

Phòng Ngân quỹ

Phòng Nguồn vốn

Phòng Hành chính - Tổ chức

Phòng Công nghệ thông tin

Trang 32

Xây dựng chương trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tình hình kinhtế - xã hội, đề xuất các phương án phát triển kinh doanh, phát triển mạng lướihoạt động, chính sách khách hàng cho chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Tham gia Hội đồng Tín dụng của chi nhánh, tổ chức thực hiện đầy đủcông tác thông tin tín dụng.

Tổ chức, theo dõi, đôn đốc công tác thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, đề xuấtcác biện pháp xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp, cầm cố thu hồi nợ.

Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng đầy đủ, cẩn thận kết hợp với bộphận kế toán, bộ phận kho quỹ quản lý, bảo quản tài sản và hồ sơ tài sản cầmcố, thế chấp, bảo lãnh, chiết khấu…

Thực hiện công tác báo cáo thống kê theo quy định của NHNN và Ngânhàng Phương Nam.

Nghiên cứu đề xuất phương pháp quản lý, bổ sung đào tạo nghiệp vụ, đềbạt, khen thưởng nhân viên và trang bị phương tiện của Phòng Kinh doanh.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu,nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối của chi nhánh và đơn vị trựcthuộc… theo đúng quy định theo quy định của NHNN và Ngân hàng PhươngNam.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệmcủa chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Nghiên cứu, đề xuất cho Giám Đốc những cải tiến về quy trình, phươngán phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, kiều hối vàkinh doanh ngoại tệ.

Tham gia Hội đồng Tín dụng của chi nhánh, tổ chức thực hiện đầy đủcông tác thông tin tín dụng

Phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ của chi nhánh và Hội sở đểthực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Trang 33

Thực hiện công tác báo cáo thống kê, công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ,tài sản kịp thời, đầy đủ và an toàn theo quy định.

Đề xuất tuyển dụng, bố trí và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên trongphòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc giao.

Phổ biến và hướng dẫn thủ tục giao dịch cho khách hàng đầy đủ, chuđáo, tuyệt đối chấp hành quy chế bảo mật cho khách hàng của NHNN vàNgân hàng Phương Nam.

Thực hiện kiểm tra nghiệp vụ thường xuyên, lưu trữ, bảo quản hồ sơ,chứng từ kế toán và các tài liệu của chi nhánh theo chế độ quy định.

Đề xuất những biện pháp cải tiến nghiệp vụ kế toán, chương trình điệntoán về quản lý nhân sự, bố trí bồì dưỡng đào tạo nhân viên của phòng choGiám đốc.

Trang 34

Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc giao.

Xây dựng chương trình hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệmthường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chinhánh phê duyệt.

Xây dựng chương trình và triển khai chương trình giao ban nội bộ chinhánh và các đơn vị trực thuộc, trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc.

Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợpđồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hànhchính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.

Thực thi pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế củangân hàng Phương Nam.

Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc và công tác tại chinhánh.

Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính,văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.

Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắmcông cụ lao động cho chi nhánh.

Xây dựng quy định lề lối làm việc trong chi nhánh và các đơn vị trựcthuộc.

Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn.

Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương trong chi nhánhvà đến các đơn vị trực thuộc theo quy chế của ngân hàng Phương Nam.

Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đicông tác, học tập Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên đượcquy hoạch, đào tạo.

Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của ngân hàngPhương Nam trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ,

Trang 35

nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng Giám đốc ngân hàngPhương Nam.

Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên khi phòng Pháp chế Hộisở ngân hàng Phương Nam yêu cầu.

Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.

Thực hiện công tác thiết lập, cài đặt hệ thống mạng nội bộ và mạngInternet cho chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Phụ trách việc bảo trì, sữa chữa hệ thống máy tính và mạng nội bộ của chinhánh và các đơn vị trực thuộc.

Thực hiện các yêu cầu về công nghệ thông tin do Hội sở và Phòng phápchế yêu cầu.

Tư vấn và hướng dẫn cho các phòng ban khác về công nghệ thông tin vàcách thức sử dụng hệ thống thông tin của ngân hàng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.

2.2.4 Tình hình kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua:

2.2.4.1 Kết quả kinh doanh:

Mặc dù mới được thành lập không lâu nhưng chi nhánh đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể trong toàn hệ thống ngân hàng Phương Nam Trênđịa bàn TP Hà Nội có trên 40 ngân hàng hoạt động trong đó bao gồm cả cácngân hàng quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánhngân hàng nước ngoài Với số lượng lớn nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng nhưvậy khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn, nếu ngân hàng phục vụ khách hàngtốt sẽ giữ được quan hệ giao dịch với khách hàng truyền thống và thu hútthêm được nhiều khách hàng mới, mở rộng thị phần và ngược lại, nếu ngânhàng phục vụ với chất lượng kém khách hàng sẽ dễ dàng tìm đến một ngânhàng đối tác khác Tuy nhiên địa bàn mà chi nhánh hoạt động là nơi tập trungđông dân cư và là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ nên chinhánh đã sớm tạo lập được nhiều mối quan hệ giao dịch với khách hàng là các

Trang 36

công ty, doanh nghiệp và khách hàng cá nhân trên địa bàn Qua 5 năm hoạtđộng ngân hàng đã thu được những thành tựu đáng kể, đó là:

Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Phương Nam –Chi nhánh Hà Nội

Đơn vị : Tỷ đồng

2.2.4.2 Tình hình kinh doanh của ngân hàng :

Về tình hình huy động vốn:

Trang 37

Chi nhánh thực hiện hoạt động huy động vốn chủ yếu trong khu vực dâncư, PNB – HN đã tận dụng được ưu thế về địa bàn và mạng lưới tiết kiệmcùng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên để tăng số dư tiền gửi của dân cưmột cách ổn định và chắc chắn Với hai Chi nhánh cấp 2 và hai Phòng giaodịch trải đều trên địa bàn dân cư, đồng thời với phong cách phục vụ văn minhlịch sự, tận tình chu đáo và đúng quy trình của đội ngũ cán bộ công nhân viêncũng như áp dụng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại vào giao dịch đã tạođược tâm lý thoải mái và tin tưởng của khách hàng, làm cho lượng kháchhàng đến giao dịch ngày càng đông Bên cạnh việc huy động vốn trong dâncư, chi nhánh cũng tăng cường huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chứctrong nền kinh tế Chúng ta có thể thấy trong bảng sau:

Tình hình huy động vốn của PNB – HN qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Trang 38

Năm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Trong khoản mục tiền gửi tiết kiệm, các khoản tiết kiệm có kỳ hạnchiếm tỷ trọng cao, lượng tiền gửi có kỳ hạn qua các năm đạt từ 286,25 tỷ đến1.164,51 tỷ đồng, chiếm từ 43% – 47% trên tổng số vốn huy động được Cóđược nguồn tiền gửi ổn định như vậy là do ngân hàng có mạng lưới phân phốiđặt tại các địa điểm đông dân cư, thuận tiện cho việc giao dịch Xét trên khíacạnh khác, Quận Hoàn Kiếm là khu vực tuy đông dân cư nhưng lại khôngphải là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, khôngcó nhiều cơ sở công nghiệp mà chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, tiểuthương, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,… Đặc điểm củacác khách hàng này là quy mô nhỏ, lượng vốn ít, giao dịch với ngân hàng chủyếu là giao dịch bằng tiền mặt, lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàngcòn ít, vì vậy lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế không cao, trung bình chỉkhoảng 73 tỷ đồng , giao động trong khoảng 55 – 88 tỷ đồng và luôn chiếmtỷ trọng khiêm tốn trong tổng nguồn vốn huy động được.

Trong những năm qua chi nhánh đã không ngừng chú ý tăng cường huyđộng nguồn vốn lãi suất thấp (tiền gửi thanh toán, ký quỹ L/C, tiền gửi tiết

Trang 39

kiệm không kỳ hạn) chiếm từ 6.7% đến 8.41% so với tổng nguồn, vì nguồnnày có chi phí huy động thấp nên đã góp phần hạ giá thành vốn, tuy nhiên dochỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên không có tác động lớn.

Nếu chúng ta xét nguồn vốn huy động của chi nhánh đã đạt được trongnhững năm qua dựa vào loại tiền thì chúng ta thấy nhìn chung tổng lượng tiềngửi bằng cả VNĐ và ngoại tệ mà chủ yếu là USD đều tăng, cụ thể là: năm2003 lượng tiền gửi bằng VNĐ của chi nhánh đạt được là 650.46 tỷ đồng,năm 2004 đạt được 1,055.31 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 405.15 tỷ đồng,đến năm 2005 chi nhánh đã huy động được 1736 tỷ đồng, tăng so với năm2003 là 1,085.54 tỷ đồng Còn về lượng ngoại tệ huy động được trong năm2004 đạt 108.2 tỷ, tăng so với năm 2003 là 47.78 tỷ, đến năm 2005 chi nhánhđã huy động đuợc 204.5 tỷ đồng Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ khôngngừng tăng qua các năm do tình hình kinh tế trong nước ngày càng ổn định vàphát triển không ngừng, từ đó tạo sự ổn định về tỷ giá giữa đồng tiền trongnước và các đồng tiền khác (đặc biệt là đối với đồng USD) tạo ra tâm lý antoàn cho khách hàng khi gửi tiền bằng USD.

Để có được những thành công trên, cùng với ban lãnh đạo và sự phốihợp chặt chẽ với các phòng ban khác, cán bộ nhân viên phòng nguồn vốn đãcó những chính sách, chiến lược về lãi suất huy động, các loại hình huy động,loại tiền huy động , phù hợp trong từng thời kỳ, song song với việc ngàycàng hoàn thiện về phong cách giao tiếp văn minh lịch sự, tận tình với kháchhàng, luôn luôn làm vừa lòng khách đến và vui lòng khách đi.

Huy động là khâu quan trọng nhằm duy trì sự hoạt động và phát triểncủa ngân hàng bởi vì nếu không có vốn thì ngân hàng không thể tiến hànhhoạt động cho vay Vì thế trong những năm vừa qua PNB – HN đã khôngngừng chú trọng phát triển hoạt động này và đã thu được kết quả khá khảquan.

Về tình hình sử dụng vốn:

Ngày đăng: 12/04/2013, 21:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập (PGS. TS. Nguyễn Thị Quý) Khác
2. Quản trị Ngân hàng Thương mại (Peter Rose) Khác
3. Giáo trình Ngân hàng Thương mại (PGS. TS Phan Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo) Khác
4. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính (Federic S.Mishkin) Khác
5. Cẩm nang chăm sóc khách hàng (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam) Khác
8. Thời báo Kinh tế Việt Nam Khác
9. Websites:http: //www.sbv.gov.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.4.2. Tình hình kinh doanh của ngân hàng: - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội”
2.2.4.2. Tình hình kinh doanh của ngân hàng: (Trang 37)
Về tình hình sử dụng vốn: - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội”
t ình hình sử dụng vốn: (Trang 40)
Về tình hình kinh doanh ngoại tệ: - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội”
t ình hình kinh doanh ngoại tệ: (Trang 43)
Tình hình cho vay ngắn hạn của chi nhánh Hà Nội Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội”
nh hình cho vay ngắn hạn của chi nhánh Hà Nội Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam (Trang 47)
Các loại hình cho vay khác 15,8 9,4 6,54 2,15 24,19 3,45 - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội”
c loại hình cho vay khác 15,8 9,4 6,54 2,15 24,19 3,45 (Trang 47)
Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng Phương Nam có số vốn điều lệ là 580,42 tỷ VNĐ – là một trong 5 ngân hàng có số vốn điều lệ cao nhất trong  hệ thống các NHTMCP - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội”
ua bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng Phương Nam có số vốn điều lệ là 580,42 tỷ VNĐ – là một trong 5 ngân hàng có số vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống các NHTMCP (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w