1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Tỉnh Hà Tây

75 525 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Tỉnh Hà Tây
Tác giả Vũ Thị Lan Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Phan Thị Thu Hà
Trường học Ngân hàng Công thương Việt Nam
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Thành phố Hà Tây
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 785,5 KB

Nội dung

Trong thương mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố quan trọng và luôn luôn xuất hiện trong các thương vụ dưới nhiều dạng thức khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng, rủi ro tín dụng…).

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thương mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố quan trọng và luôn luônxuất hiện trong các thương vụ dưới nhiều dạng thức khác nhau (rủi ro thanhtoán, rủi ro không thực hiện hợp đồng, rủi ro tín dụng…) Như vậy vấn đề đặt

ra là làm thế nào để hạn chế được những rủi ro và do đó bảo lãnh ngân hàng

ra đời Với vai trò là công cụ bảo đảm, công cụ tài trợ và công cụ đôn đốc cácbên tham gia hoàn thành hợp đồng, sự xuất hiện của các hợp đồng bảo lãnhngân hàng đã góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển

Hiện nay, việc sử dụng bảo lãnh ngân hàng bùng nổ mạnh mẽ và manglại thu nhập đáng kể cho ngân hàng Có thể chắc chắn rằng những thương vụlớn và có yếu tố nước ngoài tham gia hiện nay không thể nào không có mộthợp đồng bảo lãnh đi kèm Hơn nữa, bảo lãnh ngân hàng còn được sử dụngrộng rãi trong các hợp đồng thương mại, xây dựng trong nước có giá trị lớn

Sự tăng trưởng này một phần là do bảo lãnh ngân hàng có thể được sử dụng

để hỗ trợ cho cho tất cả các dịch vụ, bao gồm cả những dịch vụ không mangtính tài chính như hợp đồng xây dựng, bảo hành sản phẩm và những dịch vụmang tính tài chính như cam kết cung cấp thấu chi, cam kết tham gia liêndoanh, tái bảo hiểm và những cam kết tài chính khác tại Việt Nam, mặc dùbảo lãnh ngân hàng mới được Ngân hàng Nhà nước chính thức đưa vào ápdụng từ năm 1994 song đã phát huy được những vai trò quan trọng và manglại thu nhập đáng kể cho các ngân hàng Như vậy bảo lãnh ngân hàng là dịch

vụ ngân hàng hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và ngânhàng

Với những suy nghĩ trên, em đã quyết định chọn tên đề tài là "Mở rộng

hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Tỉnh Hà Tây"làm nội dung nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình Bố cục chuyên

đề gồm 3 phần:

Trang 2

Chương 1: Tổng quan về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàngcông thương Tỉnh Hà Tây

Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàngcông thương Tỉnh Hà Tây

Với thời gian thực tập và kiến thức chuyên môn còn hạn chế, chắc chắnnội dung chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhậnđược sự được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để em cóthể hoàn thiện tốt hơn chuyên đề tốt nghiệp của mình Em xin cảm ơn sựhướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ phòng kinh doanh Chi nhánh NguyễnTrãi - Chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây và đặc biệt là giáoviên hướng dẫn PGS.TS Phan Thị Thu Hà đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên

đề tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Lan Anh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 3

NHTM Ngân hàng thương mại

Bảng 5: Dư nợ bảo lãnh chia theo thời hạn bảo lãnh

Bảng 6: Dư nợ bảo lãnh chia theo thành phần kinh tế

Bảng 7: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

Bảng 8: Biểu phí dịch vụ lãnh trong nước tại Chi nhánh NHCT tỉnh Hà TâyBảng 9: Dư nợ bảo lãnh tại Chi nhánh theo hình thức bảo đảm

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại có thể được định nghĩa qua chức năng, cácdịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế Nhưng phổ biếnnhất là cách định nghĩa ngân hàng thương mại trên phương diện những loạihình dịch vụ mà nó cung cấp

Theo Peter.S.Rose - Quản trị ngân hàng thương mại: "Ngân hàng thươngmại là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạngnhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiềuchức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinhtế"

Theo luật các tổ chức tín dụng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam thì: "Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt

động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghĩa vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán".

1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

a) Huy động vốn

Để thành lập ngân hàng thương mại (NHTM) phải có một số vốn nhấtđịnh (vốn pháp định), đồng thời mỗi ngân hàng thương mại phải có một sốvốn ban đầu (vốn tự có) để làm tiền đề cho các hoạt động kinh doanh củamình Tuy nhiên, đối với hầu hết các ngân hàng thì số vốn tự có là rất nhỏ mànguồn vốn chủ yếu của các NHTM là vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân

Trang 5

trong nền kinh tế thông qua việc thu hút tiền gửi bằng các hình thức khácnhau và cung cấp các dịch vụ ngân hàng Cụ thể, NHTM thu hút vốn bằng cáchình thức sau:

+ Huy động tiền gửi: NHTM cung cấp tới khách hàng đa dạng các loại

hình tiền gửi như tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiền gửi có kỳ hạn,không kỳ hạn; Tiền gửi thanh toán; Tài khoản séc; Chứng chỉ tiền gửi (CDs)

… với những cách tính lãi suất hấp dẫn như: Tính lãi định kỳ; Lãi suất bậcthang; Lãi cộng dồn; Lãi suất luỹ tiến… để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trongdân cư và nguồn tiền chưa cần dùng đến của các tổ chức

+ Huy động trên thị trường liên ngân hàng: Đi vay các tổ chức tín dụng

khác trên thị trường liên ngân hàng là các mà nhiều ngân hàng thường dùngvào những thời điểm nhất định như đáp ứng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay chi trảcấp bách

+ Huy động trên thị trường vốn: Các NHTM có thể phát hành các giấy

nợ như kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu để huy động vốn trung và dài hạn, tài trợ

dự án hay đầu tư vào bất động sản, mua sắm nhà cửa, văn phòng Tuy nhiênnguồn huy động này phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường tàichính cũng như uy tín của ngân hàng phát hành

+ Vay từ ngân hàng trung ương: Với vai trò là nhà quản lý cho Chính

phủ các nước trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính, NHTW là người cho vaycuối cùng đối với các NHTM Với mục đích giải quyết nhu cầu cấp bách vềthiếu hụt dự trữ bắt buộc hay thanh toán khẩn cấp, NHTW cho các NHTMvay dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn Tuy nhiên đểvay được từ NHTW thì NHTM phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ

+ Các nguồn huy động khác khác: bao gồm nguồn uỷ thác đầu tư,

nguồn tiền thanh toán… Các nguồn uỷ thác đầu tư có thể từ Ngân sách Nhànước, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế… uỷ thác cho ngânhàng sử dụng vốn hoặc rải ngân vốn tới người thụ hưởng Ngoài ra ngân hàng

có thể sử dụng nguồn tiền thanh toán như tiền ký quỹ khi mở L/C hoặc xin

Trang 6

bảo lãnh Nguồn huy động này phụ thuộc vào hoạt động ngoại bảng củaNHTM và chất lượng các dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp

b) Hoạt động cho vay và đầu tư

Các NHTM hoạt động chủ yếu dựa trên vốn huy động, hoạt động chovay và đầu tư là hoạt động cơ bản và thường xuyên của NHTM để bảo toàn

và tăng trưởng nguồn vốn

+ Hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay thể hiện vai trò trung gian tài

chính của NHTM đối với nền kinh tế và là kênh dẫn vốn hiệu quả nhất Hoạtđộng cho vay của NHTM được coi là cách tạo tiền (tiền ghi sổ) của hệ thốngngân hàng Trong bảng tổng kết tài sản của một NHTM, cho vay luôn chiếm tỷtrọng lớn nhất Theo thời hạn vay có thể chia ra thành cho vay ngắn hạn, trunghạn và dài hạn; Theo hình thức bảo đảm thì bao gồm cho vay có tài sản đảm bảo

và cho vay không có tài sản đảm bảo… Nhưng dù có phân chia theo tiêu thứcnào thì điều mà NHTM luôn quan tâm đó là tính an toàn và khả năng sinh lờicủa mỗi khoản vay

+ Hoạt động đầu tư: Đầu tư là hoạt động của các NHTM nhằm đa dạng

hoá tài sản và phân tán rủi ro theo nguyên tắc không nên bỏ trứng vào cùng mộtgiỏ NHTM đầu tư nguồn vốn huy động được vào thị trường tài chính hay hùnvốn kinh doanh Các NHTM thường xuyên nắm giữ chứng khoán vì đây là tàisản không chỉ mang lại thu nhập mà còn có thể đem bán khi cần Ngoài ra, cácNHTM còn đầu tư góp vốn hoặc hùn vốn vào những dự án lớn, thành lập cáccông ty Với khả năng phân tích tài chính và thẩm định dự án tốt, những dự án

và công ty mà NHTM góp vốn thường đem lại hiệu quả tài chính cao Vì vậy

để hạn chế hoạt động đầu tư của các NHTM, chính phủ một số nước quy địnhviệc NHTM tham gia vào thị trường chứng khoán phải có công ty tài chínhhạch toán độc lập hay không được đầu tư quá 40% vốn điều lệ công ty

c) Hoạt động trung gian

Với vai trò là trung gian tài chính, các NHTM cung cấp các dịch vụtrung gian như: Ngân quỹ, thanh toán, chuyển tiền, tư vấn tài chính, bảo lãnh,

Trang 7

bảo quản vật có giá, mua-bán ngoại tệ, ngân hàng điện tử, thanh toán khôngdùng tiền mặt… và thu phí từ những dịch vụ đó Sự phát triển khoa học côngnghệ, đặc biệt là tin học phát triển cho phép các ngân hàng ngày càng mởrộng hơn nữa việc cung cấp các dịch vụ Đến nay, các hoạt động trung giancủa ngân hàng ngày càng được mở rộng do mang lại nguồn thu ổn định và độrủi ro thấp

Hoạt động bảo lãnh là một hoạt động trung gian của ngân hàng và rấtphát triển trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong các giao dịch thươngmại quốc tế Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, các hợp đồng có giá trịlớn xuất hiện ngày càng nhiều, hoạt động bảo lãnh ngân hàng là rất cần thiết

và mang lại doanh thu lớn cho các ngân hàng

1.1.2 Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại

Hoạt động bảo lãnh ngân hàng ra đời đầu tiên ở Mỹ vào những năm 60dưới hình thức Bảo lãnh thư hoặc Tín dụng thư dự phòng và sau đó đượcquốc tế hoá như là giải pháp hữu hiệu nhất đảm bảo thực thi nghĩa vụ, đặcbiệt là nghĩa vụ tài chính trong các giao dịch thương mại ở hầu hết các quốcgia trên thế giới Ngày nay, hoạt động bảo lãnh ngân hàng được áp dụng trongmọi lĩnh vực như: vay vốn, đấu thầu, thực hiện hợp đồng, đảm bảo chất lượngsản phẩm, thanh toán, hoàn thanh toán, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng…

Tại Việt Nam, bảo lãnh ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chínhthức đưa vào áp dụng từ năm 1994 Ngay lập tức hoạt động bảo lãnh đã gópphần quan trọng vào việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy thương mạiphát triển, đặc biệt là trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài tham gia

1.1.2.1 Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng

Trang 8

lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

 Như vậy trong một nghiệp vụ bảo lãnh thông thường gồm có 3 bên:+ Ngân hàng phát hành bảo lãnh (Bên bảo lãnh)

+ Bên được bảo lãnh

+ Bên thụ hưởng (Bên nhận bảo lãnh)

Bảo lãnh là một công cụ bảo đảm an toàn cho bên thụ hưởng: Bảo lãnh

được phát hành là để cung cấp cho Bên thụ hưởng một khoản bồi hoàn tài chínhcho những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của Bên được bảo lãnh gây ra

Bảo lãnh là một công cụ tài trợ: Trong các hợp đồng thi công và các

hợp đồng sản xuất hàng hoá lớn cần phải có một thời gian dài để thực hiệnhợp đồng Thực tế này đặt ra nhu cầu cần phải được tạm ứng trước một sốtiền để thực hiện hợp đồng Ví dụ công ty xây dựng sẽ yêu cầu chủ công trìnhứng trước một số tiền để mua nguyên vật liệu cho công trình và trả lương chocông nhân Ngân hàng của công ty xây dựng sẽ phát hành "Bảo lãnh hoànthanh toán" như là một công cụ tài trợ để công ty xây dựng nhận được mộtkhoản tiền ứng trước từ chủ đầu tư

Bảo lãnh là một công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng: Trong suốt thời

hạn hiệu lực của bảo lãnh, Bên thụ hưởng luôn có quyền yêu cầu ngân hàng pháthành bảo lãnh bồi thường cho mình nếu như Bên được bảo lãnh vi phạm hợpđồng bất kể mức độ nào Vì vậy Bên được bảo lãnh luôn bị một áp lực của việc

Trang 9

phải bồi hoàn thiệt hại nên bảo lãnh có vai trò đốc thúc Bên được bảo lãnh thựchiện đúng và đủ các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng đã ký kết.

1.1.2.1 Phân loại bảo lãnh theo phương thức phát hành

a) Bảo lãnh trực tiếp

 Bảo lãnh trực tiếp là một bảo lãnh ngân hàng trong đó:

+ Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm trực tiếp với Bên thụ hưởng;+ Bên được bảo lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp với ngân hàng phát hành;

 Như vậy trong bảo lãnh trực tiếp gồm có 3 văn bản:

+ Hợp đồng thương mại giữa Bên thụ hưởng và Bên được bảo lãnh;+ Hợp đồng bảo lãnh giữa ngân hàng phát hành và Bên được bảo lãnh

Để ngân hàng phát hành bảo lãnh, bên được bảo lãnh phải ký "Hợp đồng pháthành bảo lãnh" và có thể sẽ phải ký quỹ hoặc hay thế chấp tài sản theo yêucầu của ngân hàng;

+ Cam kết bảo lãnh do ngân hàng phát hành gửi cho Bên thụ hưởng;

Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp

(3)

(2) (1)

 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh trực tiếp:

(1) Người mua và người bán thoả thuận ký kết hợp đồng mua-bán trong

đó có điều kiện yêu cầu người mua phải có bảo lãnh thanh toán cho người bán;

Trang 10

(2) Người mua gửi "Đơn đề nghị phát hành bảo lãnh", đề nghị ngânhàng của mình phát hành một bảo lãnh theo mẫu hay theo những điều khoản

đã thoả thuận với người bán;

(3) Ngân hàng của người mua gửi "Cam kết bảo lãnh" cho người bánnêu lên những điều kiện và phạm vi bảo lãnh;

b) Bảo lãnh gián tiếp

Xem xét trong phạm vi một bảo lãnh thanh toán Khác với bảo lãnhtrực tiếp, vì một lý do nào đó, người bán không tin tưởng vào khả năng tàichính của ngân hàng của người mua Người bán yêu cầu bảo lãnh thanh toánphải được phát hành bởi một ngân hàng ở nước của người bán, và do ngườibán chỉ định, ví dụ là ngân hàng A Trường hợp người mua có quan hệ vớingân hàng A thì nghiệp vụ lại là bảo lãnh trực tiếp Nhưng nếu người muakhông có quan hệ với ngân hàng A thì phải yêu cầu ngân hàng của mình chỉthị cho ngân hàng A phát hành bảo lãnh Trường hợp này là nghiệp vụ bảolãnh gián tiếp Ngân hàng A là ngân hàng phát hành và ngân hàng của ngườimua là ngân hàng chỉ dẫn và thường hai ngân hàng này phải có quan hệ đại lývới nhau Như vậy bảo lãnh gián tiếp là một bảo lãnh ngân hàng trong đó:

+ Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm trực tiếp với bên thụ hưởng;+ Ngân hàng chỉ dẫn chịu trách nhiệm trước ngân hàng phát hành;

+ Bên được bảo lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp trước ngân hàng chỉ dẫn;

Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp

(4)

Trang 11

(1) Người mua và người bán thoả thuận ký kết hợp đồng mua-bán trong

đó có điều kiện yêu cầu người mua phải có bảo lãnh thanh toán cho người bán

và bảo lãnh phải do ngân hàng mà người bán chỉ định phát hành;

(2) Người mua đề nghị ngân hàng của mình (NHB) chỉ thị cho ngânhàng mà người bán chỉ định phát hành một bảo lãnh theo mẫu hay theo nhữngđiều khoản và điều kiện đã thoả thuận với người bán Người mua có thể sẽphải ký quỹ hoặc hay thế chấp tài sản của mình theo yêu cầu của NHB đểđược thực hiện đề nghị trên;

(3) NHB phát hành bảo lãnh đối ứng gồm những nội dung như đề nghịcủa người mua và đề nghị NHA phát hành thư bảo lãnh cho bên thụ hưởng.NHA nhận được bảo lãnh đối ứng từ NHB và nội dung đề nghị phát hành thưbảo lãnh Bảo lãnh đối ứng là một cam kết của NHB thanh toán cho NHA(Bên thụ hưởng của bảo lãnh đối ứng) khi NHA thực hiện đúng những điềukhoản được quy định trong bảo lãnh đối ứng;

(4) NHA gửi thư bảo lãnh cho bên thụ hưởng NHA cam kết thanh toáncho Bên thụ hưởng nếu bên thụ hưởng xuất trình những chứng từ theo yêucầu trong thư bảo lãnh;

c) Bảo lãnh được xác nhận

Khác với bảo lãnh gián tiếp, bảo lãnh được xác nhận có một ngân hàngphát hành và một ngân hàng xác nhận Bên thụ hưởng có thể muốn một ngânhàng trong nước có quan hệ với mình xác nhận một bảo lãnh do một ngân hàngnước ngoài phát hành Loại bảo lãnh này rất ít xảy ra vì nếu không tin tưởngvào khả năng tài chính của ngân hàng phát hành thì bên thụ hưởng có thể yêucầu bảo lãnh gián tiếp

Sơ đồ bảo lãnh được xác nhận

Trang 12

 Quy trình bảo lãnh được xác nhận

(1) Người mua và người bán thoả thuận ký kết hợp đồng mua-bán trong

đó có điều kiện yêu cầu người mua phải có bảo lãnh thanh toán cho người bán

và bảo lãnh phải được xác nhận bởi ngân hàng mà người bán chỉ định;

(2) Người mua đề nghị ngân hàng của mình phát hành một bảo lãnhtheo mẫu hay theo những điều khoản đã thoả thuận với người bán;

(3) Ngân hàng phát hành bảo lãnh gửi thư bảo lãnh sang ngân hàng xácnhận,yêu cầu xác nhận khả năng tài chính của ngân hàng phát hành Để được xácnhận bảo lãnh thì ngân hàng phát hành có thể phải mở một tài khoản ký quỹ tạingân hàng xác nhận hoặc phát hành một bảo lãnh cam kết thanh toán cho ngânhàng xác nhận trong trường hợp ngân hàng xác nhận phải thanh toán bảo lãnh;

(4) Ngân hàng xác nhận gửi bảo lãnh do ngân hàng phát hành pháthành đã được xác nhận cho bên thụ hưởng và cam kết thanh toán trong trườnghợp ngân hàng phát hành không có khả năng chi trả;

d) Đồng bảo lãnh

Trong những thương vụ lớn, khả năng rủi ro cao, một ngân hàng riêng

lẻ không thể thực hiện được hay do quy định hạn chế số tiền bảo lãnh củaChính Phủ các nước mà một ngân hàng không thể một mình đứng ra pháthành bảo lãnh được Do đó "Đồng bảo lãnh" là việc nhiều tổ chức tín dụngcùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua một tổ chức tíndụng làm đầu mối

Trang 13

 Quy trình nghiệp vụ đồng bảo lãnh

(1) Bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng thoả thuận ký kết hợp đồng gốctrong đó có điều kiện yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng;

(2) Bên được bảo lãnh gửi "Đơn đề nghị phát hành bảo lãnh", đề nghịngân hàng của mình phát hành một bảo lãnh theo mẫu hay theo những điềukhoản đã thoả thuận với bên thụ hưởng;

(3) Do số tiền bảo lãnh quá lớn, ngân hàng của bên được thụ hưởng yêucầu các ngân hàng khác cùng bảo lãnh;

(4) Thông qua một ngân hàng làm đầu mối, đồng bảo lãnh được gửi tớibên thụ hưởng;

Khi có rủi ro xảy ra, các ngân hàng tham gia đồng bảo lãnh thanh toáncho bên thụ hưởng theo tỷ lệ số tiền mà từng ngân hàng nhận bảo lãnh so vớitổng số tiền bảo lãnh ghi trong hợp đồng đồng bảo lãnh

1.1.2.3 Phân loại bảo lãnh theo mục đích

Bảo lãnh ngân hàng được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau,theo mục đích bao gồm các loại bảo lãnh sau:

a) Bảo lãnh vay vốn

Bảo lãnh vay vốn là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng pháthành cho Bên thụ hưởng, cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trườnghợp khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn

Bảo lãnh vay vốn thường được sử dụng trong các giao dịch vay vốn màqui mô khoản vay lớn, thời hạn vay dài và vay của người nước ngoài Nghĩa

vụ bảo lãnh bao gồm toàn bộ nợ gốc, lãi và các chi phí phát sinh liên quanđến khoản vay (nếu có)

b) Bảo lãnh thanh toán

Trang 14

Bảo lãnh thanh toán là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụngphát hành cho Bên thụ hưởng, cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàngtrong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủnghĩa vụ của mình khi đến hạn.

Bảo lãnh thanh toán thường được áp dụng trong các trường hợp như:mua bán trả chậm; chậm nộp thuế cho Nhà nước trong thời hạn được phép;các hợp đồng thuê tài sản; các hợp đồng cung cấp dịch vụ…

c) Bảo lãnh dự thầu

Thông thường đối với những hợp đồng lớn, chủ yếu là hợp đồng xâydựng, thiết kế hay cung cấp thiết bị thì người chủ công trình phải lựa chọn đốitác thi công qua đấu thầu Để tổ chức đấu thầu và thẩm định các phương án dựthầu, chủ đầu tư phải bỏ ra một chi phí khá lớn và rủi ro sẽ xảy ra nếu bên dựthầu rút lui, không ký hợp đồng khi đã được trúng thầu Vì vậy chủ đầu tư yêucầu những bên tham gia đấu thầu phải có bảo lãnh ngân hàng để hạn chế rủi ro

Bảo lãnh dự thầu là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng pháthành cho bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của của kháchhàng Trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm quy định dự thầu mà khôngnộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụngthực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết trong thư bảo lãnh

Trong trường hợp xảy ra rủi ro, chủ công trình sẽ dùng tiền thanh toán

từ bảo lãnh để trang trải những chi phí đấu thầu, thiệt hại do chậm trễ tiến độthi công hay chi phí để tổ chức lại cuộc đấu thầu khác

Trang 15

Bảo lãnh thực hiện rất thường được sử dụng Bảo lãnh thực hiện hợpđồng cung cấp một bảo đảm cho bên thụ hưởng về việc thực hiện hợp đồngcủa bên được bảo lãnh Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng,

đủ nghĩa vụ trong hợp đồng, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã camkết Loại bảo lãnh này áp dụng cho tất cả các hợp đồng, trừ hợp đồng vayvốn Giá trị của bảo lành tuỳ theo giá trị hợp đồng và tuỳ tính chất của mỗithương vụ Thời hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể kéo dài sau thờiđiểm hoàn thành công trình hay giao hàng

e) Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm

Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm là một bảo lãnh ngân hàng do

tổ chức tín dụng phát hành cho bên thụ hưởng bảo đảm khách hàng thực hiệnđúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết vớibên thụ hưởng Trong trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thực hiệnđúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với bên thụhưởng mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên thụ hưởng thì tổchức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết

Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm thường được áp dụng cho cácnghĩa vụ bảo hành sản phẩm hàng hoá, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sảnphẩm tăng tính trách nhiệm của bên được bảo lãnh trong thực hiện các hợpđồng cung cấp sản phẩm, hàng hoá

f) Bảo lãnh hoàn thanh toán

Ví dụ khi ký kết những hợp đồng có giá trị lớn, thông thường ngườibán yêu cầu người mua ứng trước một phần tiền nhằm tài trợ cho người bánthực hiện hợp đồng Khi đó người mua sẽ yêu cầu người bán phải có bảo lãnhhoàn thanh toán của ngân hàng

Bảo lãnh hoàn thanh toán là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tíndụng phát hành cho bên thụ hưởng về việc đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả số tiềnứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên thụ hưởng

Trang 16

trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ số tiền ứngtrước thì tổ chức tín dụng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên thụ hưởng

Bảo lãnh hoàn thanh toán thường được áp dụng cho các nghĩa vụ bảolãnh tiền tạm ứng (trong thi công công trình), bảo lãnh tiền đặt cọc (trong hợpđồng mua bán lớn); Giúp cho các doanh nghiệp (người bán) ký được hợpđồng với người mua trong trường hợp người mua yêu cầu phải có bảo lãnh

của ngân hàng; Tạo thuận lợi cho người bán thực hiện hợp đồng đã ký kết;

Làm tăng tính tự giác của người bán trong việc thực hiện hợp đồng mua bán

đã ký kết

Ngoài ra còn nhiều loại hình bảo lãnh khác như:

+ Bảo lãnh Hải quan: Trong trường hợp bảo lãnh hàng hoá được nhập

vào một nước nào đó nhưng mục đích trưng bày tại triển lãm, tham dự hộichợ trong một khoảng thời gian xác định rồi sẽ tái xuất Hay trong trường hợpmột công ty thi công cần nhập máy móc để thi công rồi sau khi thi công xonglại tái xuất máy móc đó về bản quốc Những hàng hoá và máy móc đó khôngphải nộp thuế nhập khẩu Do vậy hải quan của nước mà hàng hoá được tạmnhập yêu cầu chủ hàng phải có một bảo lãnh ngân hàng nhằm đảm bảo rằngnếu quá thời hạn đăng ký mà hàng hoá hay máy móc đó không tái xuất thì Hảiquan sẽ rút tiền thanh toán từ thư bảo lãnh coi như một khoản nộp tiền thuếnhập khẩu và tiền phạt

+ Bảo lãnh giao hàng khi thiếu chứng từ sở hữu hàng hoá: Người mua

hàng trong khi chưa nhận được bản chính của Vận tải đơn có thể yêu cầu ngânhàng phát hành một thư bảo lãnh cho người chuyên chở để người mua nhậnđược hàng Bảo lãnh này nhằm đảm bảo thanh toán và cam kết sẽ giao một bảnchính của vận tải đơn cho người chuyên chở ngay sau khi ngân hàng nhận được

+ Bảo lãnh hoàn trả khi ngân hàng phát hành từ chối bộ chứng từ bất

hợp lệ: Khi người thụ hưởng của một tín dụng thư xuất trình bộ chứng từ đến

ngân hàng thương lượng Bộ chứng từ có những điểm bất hợp lệ Ngân hàngthương lượng yêu cầu người thụ hưởng phải có một thư bảo lãnh (thường là

Trang 17

từ một ngân hàng khác) bảo đảm bồi hoàn cho ngân hàng thương lượng khi ngân hàng phát hành từ chối những điểm bất hợp lệ đã nêu

1.1.2.4 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh

Sơ đồ quy trình nghiệp vụ bảo lãnh

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Hồ sơ đề nghị bảo

lãnh

Kiểm tra hồ sơ và mục đích xin bảo lãnh

Ký kết các hợp đồng

bảo lãnh

Theo dõi hợp đồng bảo

lãnh

Phát hành cam kết bảo

lãnh

Gia hạn bảo lãnh

Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Trang 18

- Hồ sơ pháp lý: chứng minh tính hợp pháp của doanh nghiệp

- Hồ sơ khoản bảo lãnh bao gồm:

+ Đơn đề nghị bảo lãnh theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy địnhbao gồm những nội dung chính: loại bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, thời hạn bảolãnh, phạm vi bảo lãnh, hình thức phát hành bảo lãnh, bên thụ hưởng bảolãnh, hình thức bảo đảm cho bảo lãnh, phương thức trả phí bảo lãnh

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh

+ Các báo cáo tài chính ba năm gần nhất (đã được kiểm toán)

+ Các báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán+ Bảng kê các loại công nợ tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác + Các hợp đồng kinh tế có liên quan đến khoản bảo lãnh

- Các giấy tờ có liên quan đến nghĩa vụ xin bảo lãnh:

+ Bảo lãnh dự thầu: thư mời thầu, hồ sơ mời thầu theo quy định

+ Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: văn bản thoả thuận về chấtlượng sản phẩm

+ Bảo lãnh vay vốn: hợp đồng tín dụng, dự án đầu tư hoặc phương ánsản xuất kinh doanh khả thi Riêng đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài phải

có văn bản chấp thuận hạn mức vay và các điều kiện trả nợ nước ngoài

+ Bảo lãnh thanh toán: Hợp đồng mua và bán hoặc cung cấp dịch vụ+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Hợp đồng gữa bên mời thầu và nhàtrúng thầu

Trang 19

+ Các loại bảo lãnh có từ 4 bên trở lên phải có cam kết bảo lãnh của các

tổ chức tín dụng tham gia bảo lãnh

- Các giấy tờ khác mà từng ngân hàng quy định trong từng trường hợp cụ thể

(2) Cán bộ tín dụng kiểm tra hồ sơ và mục đích xin bảo lãnh bao gồmnhững nội dung sau:

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản bảo lãnh và hồ sơ bảo đảm cho khoảnbảo lãnh

- Về mục đích xin bảo lãnh, cần kiểm tra những nội dung như: tính hợp pháp,hợp lệ của các giao dịch xin bảo lãnh; đối với bảo lãnh dự thầu mà kháchhàng có nhu cầu bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi trúng thầu, cần phân tíchkhả năng thực hiện hợp đồng, điều kiện và khả năng đối với bảo lãnh thựchiện hợp đồng

- Phân tích, thẩm định khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh được đềnghị bảo lãnh

- Phân tích thẩm định biện pháp đảm bảo cho khoản bảo lãnh…

(3) Các nội dung cơ bản của hợp đồng bảo lãnh: Tương tự như trongđơn đề nghị bảo lãnh, có thêm một số nội dung:

+ Thời hạn và hình thức nộp phí bảo lãnh

+ Các quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh và ngân hàng phát hành+ Quy định về bồi hoàn cho ngân hàng sau khi ngân hàng thực hiệnnghĩa vụ bảo lãnh

(4) Ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh gửi cho bên thụ hưởng Nộidung trong cam kết bảo lãnh tương tự như hợp đồng bảo lãnh Cam kết bảolãnh có thể phát hành dưới hình thức bằng thư, TELEX hoặc điện SWIFT

(5) Cán bộ tín dụng theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnhcủa khách hàng; đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ với bên thụ hưởng;theo dõi tình hình khách hàng thực hiện và đảm bảo duy trì các cam kết vớingân hàng trong hợp đồng bảo lãnh; theo dõi tài sản đảm bảo…

Trang 20

(6) Cán bộ tín dụng sau khi nhận được đơn đề nghị gia hạn bảo lãnhcủa khách hàng sẽ tiến hành thẩm định và triển khai soạn thảo Gia hạn hợpđồng bảo lãnh.

(7) Khi nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do bênthụ hưởng gửi cho ngân hàng, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra lại cam kếtbảo lãnh, thẩm định yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa

vụ bảo lãnh như trong cam kết bảo lãnh

(8) Khi cam kết bảo lãnh hết hạn như quy định trong hợp đồng bảo lãnhthì cán bộ tín dụng tiến hành giải toả bảo lãnh

1.1.2.5 Phí dịch vụ bảo lãnh

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh bao gồm thu phí bảo lãnh và các phụphí phát sinh Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của mỗi ngân hàngchủ yếu là thu phí bảo lãnh, vì vậy mức phí bảo lãnh phải đảm bảo tính cạnhtranh và mang lại lợi nhuận cho mỗi ngân hàng Thông thường để đảm bảocạnh tranh lành mạnh, NHTW các nước quy định tỷ lệ phí bảo lãnh tối đa tínhtrên số tiền bảo lãnh và phí bảo lãnh tối thiểu Trên cơ sở điều chỉnh từ phíaNHTW, mỗi NHTM sẽ có biểu phí dịch vụ bảo lãnh riêng Thông thường phíbảo lãnh ngân hàng bao gồm những khoản mục sau:

+ Thu phí dịch vụ bảo lãnh

Phí bảo lãnh = Tỷ lệ % x Số tiền bảo lãnhTuỳ vào mỗi ngân hàng và trong từng trường hợp cụ thể mà Tỷ lệ % cóthể thay đổi và có cách tính khác nhau Ví dụ: Phí bảo lãnh là: 2%/năm tínhtrên số tiền bảo lãnh không có kỹ quỹ hay mức ký quỹ dưới 100% và 1%/nămtính trên số tiền bảo lãnh có mức kỹ quỹ 100% Mức phí bảo lãnh tối thiểu ápdụng với các NHTM hoạt động tại Việt Nam theo Điều 22 Quyết định283/2000/QĐ-NHNN là 300.000đ Tuỳ vào mỗi ngân hàng mà phí bảo lãnh

đã bao gồm thuế giá trị gia tăng hay chưa và được tính bằng VND hay USD làtuỳ vào nghiệp vụ phát sinh

Trang 21

+ Một số phụ phí kèm theo:

- Phí phát hành thư bảo lãnh

Ví dụ: 50.000đ/thư hoặc 7USD/thư tương ứng với loại tiền bảo lãnh VND hayngoại tệ

- Phí huỷ thư bảo lãnh

Ví dụ: 70.000đ/lần hoặc 10USD/lần tương ứng với loại tiền bảo lãnh VNDhay ngoại tệ

- Phí sửa đổi thư bảo lãnh: sửa đổi tăng tiền, gia hạn thời gian bảo lãnh Phísửa đổi được tính tương tự với phí dịch vụ bảo lãnh, và được tính theo tỷ lệ %trên số tiền bảo lãnh tăng thêm hay thời hạn bảo lãnh tăng thêm

- Phí thông báo thư bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài

- Điện phí (SWIFT hoặc TELEX) bao gồm: điện phát hành, điện tu chỉnh,thông báo, xác nhận, đòi tiền…

1.1.2.6 Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh

Ngày nay, bảo lãnh ngân hàng được quốc tế hoá như là giải pháp hữuhiệu nhất đảm bảo thực thi nghĩa vụ, nhưng trong hoạt động bảo lãnh cũng chứađựng những rủi ro Ngoài những rủi ro liên quan đến hàng hoá và nghĩa vụ củacác bên mua bán được giải quyết bởi quan hệ hợp đồng bảo lãnh còn có nhữngrủi ro thuộc về nghiệp vụ và những rủi ro bất khả kháng của tín dụng chứng từ.Dưới đây là một số rủi ro có thể gặp trong một nghiệp vụ bảo lãnh:

+ Rủi ro từ phía ngân hàng phát hành: Ngân hàng phát hành bảo lãnh

là một định chế tài chính hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ,

vì vậy rủi ro mất khả năng thanh toán là có thể xảy ra Và khi rủi ro xảy ra sẽgây thiệt hại cho cả bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng bảo lãnh về cả uy tíncũng như tài chính Mặt khác bảo lãnh ngân hàng là một tập quán thương mạiquốc tế, trong các hợp đồng thương mại quốc tế phải chịu sự điều chỉnh củaluật thương mại quốc tế về các điều kiện giao hàng và thanh toán quốc tế như

Trang 22

Incoterm 2000, UCP 500… Vì vậy rủi ro sẽ xảy ra nếu cán bộ ngân hàngkhông nắm rõ các quy tắc và luật thương mại quốc tế

+ Rủi ro từ phía bên được bảo lãnh: Trong trường hợp ngân hàng phải

thực hiện nghĩa vụ như trong cam kết bảo lãnh thì ngân hàng sẽ thanh toáncho bên thụ hưởng số tiền bảo lãnh ghi trong cam kết bảo lãnh Rủi ro sẽ xảy

ra với ngân hàng phát hành nếu bên được bảo lãnh không có đủ khả năngthanh toán toàn bộ số tiền bảo lãnh và các khoản phí cho ngân hàng

+ Rủi ro từ phía bên thụ hưởng bảo lãnh (hay còn gọi là rủi ro lừa

đảo): Nếu bên thụ hưởng bảo lãnh là một kẻ lừa đảo, bên thụ hưởng sẽ xuấttrình những chứng từ giả để yêu cầu ngân hàng thanh toán Trong trường hợpnày sẽ gây thiệt hại tài chính đối với bên được bảo lãnh và giảm uy tín củangân hàng phát hành

+ Rủi ro từ phía quốc gia của ngân hàng phát hành: Đôi khi việc chính

phủ các nước thay đổi những quy định pháp luật về xuất nhập khẩu, thươngmại, ngoại giao, về quản lý tiền tệ sẽ tạo nên những biến cố gây thiệt hại chocác bên tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh Sự thay đổi của những quy địnhpháp luật của các quốc gia, đặc biệt là quốc gia của ngân hàng phát hành có thểgây khó khăn cho việc thanh toán bảo lãnh của ngân hàng phát hành bảo lãnh.Trong trường hợp này rủi ro sẽ thuộc về bên thụ hưởng bảo lãnh (bên bán)

+ Rủi ro bất khả kháng: Rủi ro bất khả kháng là rủi ro gây ra bởi một

biến cố mà không thể nào dự đoán hay kiểm soát được Rủi ro bất khả khángbao gồm rủi ro gây ra bởi đình công, chiến tranh, cách mạng, bạo loạn, thiêntai Những rủi ro này có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh bìnhthường Việc ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán cho những rủi

ro loại này hay không là do trong hợp đồng bảo lãnh có quy định

+ Rủi ro chứng từ: Rủi ro loại này có thể xảy ra do cam kết bảo lãnh

của ngân hàng có lỗi sai, do bên thụ hưởng không thể tập hợp được đầy đủ bộchứng từ để yêu cầu thanh toán bảo lãnh trước ngày hết hạn bảo lãnh, do có

Trang 23

sự khác biệt về các quy định pháp luật giữa quốc gia của bên thụ hưởng vàbên được bảo lãnh…

1.2 MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH

1.2.1 Khái niệm mở rộng hoạt động bảo lãnh

Trong thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế, rủi ro là yếu tố tiềm

ẩn và có thể xuất hiện trong các thương vụ dưới nhiều dạng khác nhau (rủi rothanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng, rủi ro tín dụng…) Như vậy vấn

đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế và khắc phục rủi ro và bảo lãnh ngân hàng

ra đời Đến lượt mình, sự phát triển các loại hình bảo lãnh ngân hàng thực sự

đã trở thành công cụ bảo đảm hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trên phạm vitoàn thế giới Không chỉ có vậy, ngày nay bảo lãnh ngân hàng còn là nghiệp

vụ ngân hàng hiện đại góp phần đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng và tăngthêm thu nhập cho ngân hàng qua phí bảo lãnh Với những lý do trên, mởrộng hoạt động bảo lãnh là cần thiết và mang lại hiệu quả cao cho các ngânhàng thương mại

Mở rộng hoạt động bảo lãnh gồm một số nội dung sau:

+ Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh ngân hàng

+ Gia tăng doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm

+ Nâng cao chất lượng các hợp đồng bảo lãnh ngân hàng, tạo sự tin cậycho bên thụ hưởng và nâng cao trách nhiệm của bên được bảo lãnh

Tuy nhiên, để mở rộng hoạt động bảo lãnh thì NHTM phải đạt đượcmột số điều kiện nhất định về khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu bảo lãnhcủa khách hàng

Trang 24

1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động bảo lãnh

1.2.2.1 Chỉ tiêu qui mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng hoạt động bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng là nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và mới mẻ với cácNHTM ở Việt Nam nên các ngân hàng cũng chưa có các phòng ban riêng biệt

để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và do đó việc có các báo cáo hoạt động bảolãnh riêng lẻ là không thể Thông thường, qui mô, tỷ trọng và tốc độ tăngtrưởng hoạt động bảo lãnh một ngân hàng được thể hiện ở doanh số bảo lãnhphát sinh trong năm, dư nợ bảo lãnh cuối năm và tốc độ tăng trưởng của haichỉ tiêu này Do đó để mở rộng hoạt động bảo lãnh tại một ngân hàng phảităng trưởng doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm và dư nợ bảo lãnh cuốinăm Dựa vào tổng kết hoạt động ngoại bảng của ngân hàng ta có:

Phát sinh bảolãnh giảm

Chỉ tiêu doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm thể hiện tổng số tiềnbảo lãnh phát sinh trong năm, doanh số bảo lãnh năm sau cao hơn năm trướcthể hiện qui mô hoạt động bảo lãnh tăng lên Mặt khác thu phí bảo lãnh đượctính theo tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh, do đó doanh số bảo lãnh cao thì thu từphí bảo lãnh cũng cao và tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh so với cáchoạt động trung gian của ngân hàng cũng được tăng lên Như vậy doanh sốbảo lãnh phát sinh trong năm thể hiện qui mô và tỷ trọng hoạt động bảo lãnhcủa ngân hàng

Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh cuối năm giúp cho lãnh đạo ngân hàng nắm bắtđược thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng để từ đó có những địnhhướng cụ thể cho năm tài chính tiếp theo Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh cuối nămrất chi tiết, được phân chia theo các tiêu thức: Dư nợ bảo lãnh chia theo loại

Trang 25

hình bảo lãnh; Dư nợ bảo lãnh chia theo thành phần kinh tế; Dư nợ bảo lãnhchia theo thời hạn bảo lãnh Do đó, thông qua chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh có thểbiết được những loại hình bảo lãnh là thế mạnh của ngân hàng, chiếm tỷ trọnglớn trong tổng dư nợ bảo lãnh; Khách hàng chủ yếu của ngân hàng trong hoạtđộng bảo lãnh là những doanh nghiệp như thế nào; Dư nợ bảo lãnh của ngânhàng là ngắn hạn, trung hay dài hạn… Vì vậy mở rộng hoạt động bảo lãnhcủa ngân hàng không chỉ là tăng doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm màcòn tăng dư nợ bảo lãnh, tập trung vào những loại hình bảo lãnh là thế mạnhcủa ngân hàng, tăng dư nợ với những khách hàng truyền thống và tăng dư nợnhững hợp đồng bảo lãnh có tính an toàn và hiệu quả cao

1.2.2.2 Chỉ tiêu doanh thu hoạt động bảo lãnh

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh bao gồm chủ yếu là thu phí dịch vụ bảo lãnh, ngoài ra còn có một số loại phụ phí kèm theo Cụ thể:

+ Thu phí dịch vụ bảo lãnh

Phí bảo lãnh = Tỷ lệ % x Số tiền bảo lãnhTheo Điều 22 Quyết đinh số 283của thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

"Mức phí bảo lãnh do các bên thoả thuận, không vượt quá 2%/năm tính trên

số tiền còn đang được bảo lãnh và tối thiểu là 300.000đồng" Như vậy thu phíbảo lãnh tỷ lệ thuận với số tiền bảo lãnh Do đó muốn tăng doanh thu tè hoạtđộng bảo lãnh, ngân hàng phải thu hút được những hợp đồng bảo lãnh có sốtiền bảo lãnh lớn

+ Một số phụ phí: Phí phát hành thư bảo lãnh, phí huỷ thư bảo lãnh; Phísửa đổi thư bảo lãnh; Phí thông báo thư bảo lãnh do ngân hàng nước ngoàiphát hành; Điện phí… Những phụ phí này là chi phí nghiệp vụ bảo lãnh vàthường giống nhau ở hầy hết các NHTM

Với những nội dung trên thì chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bảo lãnhphản ánh khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu củangân hàng và doanh thu từ hoạt động bảo lãnh chiếm bao nhiêu phần trăm sovới doanh thu từ các hoạt động trung gian của ngân hàng Hoạt động bảo lãnh

Trang 26

ngày càng được mở rộng sẽ đem lại thu nhập cao cho ngân hàng và vị trí củahoạt động bảo lãnh so với các hoạt động trung gian của ngân hàng.

1.2.2.3 Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn

Dư nự bảo lãnh quá hạn được đánh giá qua một số các chỉ tiêu như:

Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn = Dư nợ bảo lãnh quá hạn

Tổng doanh số bảo lãnh đến hạn

Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn khó đòi = Dư nợ bảo lãnh quá hạn trên 1 nămTổng doanh số bảo lãnh đến hạn

Trong trường hợp xấu, bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng đã thoảthuận với bên thụ hưởng thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính củamình như đã cam kết trong thư bảo lãnh Hết thời hạn bảo lãnh mà bên đượcbảo lãnh không có khả năng trả cho ngân hàng cả gốc và lãi tính trên số tiềnbảo lãnh thì số nợ đó được ngân hàng chuyển thành dư nợ bảo lãnh quá hạn.Chỉ tiêu tỷ lệ bảo lãnh quá hạn rất quan trọng nhưng nó không phản ánh chínhxác sự mở rộng hoạt động bảo lãnh Đối với những hợp đồng bảo lãnh có tàisản bảo đảm hay mức ký quỹ cao thì ngân hàng có thể chuyển số tiền màdoanh nghiệp còn nợ thành hợp đồng tín dụng để theo dõi Trong trường hợpnày hoạt động bảo lãnh vẫn được coi là có mở rộng Còn đối với những hợpđồng bảo lãnh sử dụng bảo đảm tín chấp thì vấn đặt ra là ngân hàng sẽ khôngthể dùng tín chấp để xử lý nợ quá hạn cho các doanh nghiệp được Trườnghợp này hoạt động bảo lãnh không được coi là có mở rộng

Bảo toàn và sinh lời nguốn vốn luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngânhàng Vì vậy nếu ngân hàng có tỷ lệ bảo lãnh quá hạn khó đòi cao có nghĩa làkhả năng thu nợ từ khách hàng là rất thấp, việc đòi nợ có thể gây ra những tổnthất cho ngân hàng Qua đó đánh giá được việc mở rộng hoạt động bảo lãnhtại ngân hàng là không hiệu quả

Trang 27

Trên đây chỉ là một số chỉ tiêu đơn giản để đánh giá mở rộng hoạt độngbảo lãnh ngân hàng, với mỗi ngân hàng, tuỳ vào thế mạnh và mục đích hoạtđộng riêng của ngân hàng có thể có những chỉ tiêu khác nữa để đánh giá.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng

1.2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng doanh số và dư nợ bảo lãnh

Việc mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng, cụ thể là tăng doanh

số và dư nợ bảo lãnh chịu ảnh hưởng của những yếu tố sau:

Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo lãnh của khách hàng

Để đáp ứng được nhu cầu bảo lãnh của khách hàng, ngân hàng phải đápứng được nhu cầu về loại hình bảo lãnh cũng như số tiền bảo lãnh mà khách hàng

đề nghị

Việc đáp ứng nhu cầu về loại hình bảo lãnh thể hiện ở danh mục cácloại hình bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp Đây là điều kiện cần thiết để mởrộng hoạt động bảo lãnh, bởi nếu như khách hàng có nhu cầu về loại hình bảolãnh hợp pháp mà ngân hàng không đáp ứng được thì uy tín của ngân hàng sẽgiảm đi rất nhiều, sẽ không có hợp đồng bảo lãnh phát sinh và doanh số bảolãnh cũng không tăng Việc đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh cung cấp cungcho khách hàng là việc làm không khó song phụ thuộc rất nhiều vào trình độnghiệp vụ và kiến thức về các lĩnh có liên quan của cán bộ ngân hàng Nếumuốn đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh như các NHTM khác, ngân hàng chỉcần thêm vào danh mục các loại hình bảo lãnh cung cấp những loại hình bảolãnh mới và các mẫu cam kết bảo lãnh tương ứng là được Tuy nhiên nếutrình độ nghiệp vụ và kiến thức của cán bộ ngân hàng không được đào tạothêm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính an toàn và hiệu quả của những loại hìnhbảo lãnh mới cung cấp

Ngày nay, những hợp đồng có giá trị lớn xuất hiện ngày càng nhiều vànhững hợp đồng như thế không thể không có bảo lãnh ngân hàng kèm theo

Trang 28

đối với mỗi khách hàng là 15% tính trên vốn tự có của mỗi ngân hàng Vì vậyngân hàng phải không ngừng tăng trưởng nguồn vốn tự có để đáp ứng đượcnhững đề nghị bảo lãnh với số tiền lớn, mang lại doanh thu đáng kể cho ngânhàng Trên thực tế, việc tăng vốn tự có đối với mỗi ngân hàng là việc khôngđơn giản do ngân hàng là một định chế tài chính hoạt động chủ yếu dựa trênnguồn vốn huy động được Nhưng việc tăng vốn tự có không chỉ tạo điều kiện

mở rộng hoạt động bảo lãnh mà còn giúp tăng khả năng cung cấp tín dụng củangân hàng đối với một khách hàng Mặt khác các doanh nghiệp thường không

ưa thích loại hình đồng bảo lãnh bởi vì sẽ gây ra nhiều sự kiểm soát đối vớidoanh nghiệp và chi phí bảo lãnh tăng cao Do đó việc tăng vốn tự có là rấtkhả thi để mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng

Mặt khác, để thu hút khách hàng và cạnh tranh với những ngân hàngkhác, ngân hàng phải có mức phí bảo lãnh hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo manglại lợi nhuận cho ngân hàng Để đạt được điều này thì ngân hàng cần nâng caotrình độ nghiệp vụ của nhân viên để giảm bớt chi phí nghiệp vụ và thẩm định.Trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng không ngừng được nâng cao sẽ

Trang 29

chuyên môn hoá hoạt động ngân hàng, quy trình nghiệp vụ và thẩm định sẽlinh hoạt và đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo chính xác và an toàn

Như vậy việc nâng cao uy tín và giảm bớt mức phí bảo lãnh của ngânhàng rất khả thi để mở rộng hoạt động bảo lãnh

1.3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính an toàn của hoạt động bảo lãnh

Việc tăng doanh số và dư nợ bảo lãnh ngân hàng là rất quan trọng nhất

để mở rộng hoạt động bảo lãnh Tuy nhiên doanh số bảo lãnh trong năm cao,

số hợp đồng bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ tăng cao hay các hợpđồng bảo lãnh của ngân hàng chủ yếu là những hợp đồng có số tiền bảo lãnhlớn, rủi ro cao thì họat động bảo lãnh không được coi là mở rộng hoạt độngbảo lãnh Mặc dù những hợp đồng bảo lãnh có độ rủi ro càng cao thì mang lạithu nhập càng cao nhưng ngân hàng chỉ nên nhận những hợp đồng có độ rủi rocao với số tiền bảo lãnh đến một mức độ nhất định phù hợp với nguồn vốn tự cócủa ngân hàng

Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh cuối năm chia theo hình thức bảo đảm là chỉ tiêurất quan trọng thể hiện tính an toàn của hoạt động bảo lãnh Các hình thức bảođảm bảo lãnh bao gồm: tín chấp, ký quỹ và có tài sản bảo đảm Hình thức bảođảm bằng tín chấp có ưu điểm là không ảnh hưởng đến tài sản và nguồn vốnkinh doanh của doanh nghiệp song sẽ rất rủi ro đối với ngân hàng Hình thức bảođảm bằng tài sản hay mức ký quỹ cao sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp song sẽ phát huy được vai trò của bảo lãnh ngân hàng

và tăng tính an toàn cho các hợp đồng bảo lãnh Do đó, ngân hàng chỉ nên ápdụng hình thức bảo đảm tín chấp với những doanh nghiệp là khách hàng truyềnthống và tín nhiệm cao trong quan hệ tín dụng với ngân hàng

Vì vậy để mở rộng hoạt động bảo lãnh, ngân hàng cần tập trung tăngdoanh số và dư nợ bảo lãnh đối với những hợp đồng bảo lãnh có số tiền bảo lãnhlớn, mức độ rủi ro thấp và không mang tính mạo hiểm

Trang 30

Trên đây chỉ là một số nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt bảo lãnhngân hàng xét trên phương diện chủ quan của ngân hàng và là những biện phápkhả thi mà ngân hàng có thể thực hiện được Tuy nhiên để mở rộng hoạt độngbảo lãnh ngân hàng còn chịu sự tác động nhiều yếu tố khác như: Môi trườngpháp lý, môi trường kinh tế - xã hội, các quy định của Ngân hàng Nhà nước,năng lực tài chính các khách hàng của ngân hàng…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ TÂY

2.1 SƠ LƯỢC VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ TÂY

2.1.1 Giới thiệu chung

Chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây (NHCT) là đơn vị hạchtoán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam (tên giaodịch: Incombank) Được thành lập tháng 7 nưm 1988 theo Nghị định số 53HĐBT (nay là Chính Phủ) với tên gọi là Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Sơn Bình,

có trụ sở chính tại thị xã Hà Đông và một Chi nhánh tại thị xã Hoà Bình.Ngày 9 tháng 10 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình được Quốc Hội quyết định tách

ra thành hai tỉnh là Hà Tây và Hoà Bình Vì vậy, ngày 30 tháng 8 năm 1991,thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có quyết định số 127-QĐ/NHNN

về việc giải thể NHCT tỉnh Hà Sơn Bình và thành lập Chi nhánh NHCT tỉnh

Hà Tây và Chi nhánh Ngân hàng Công thương tại tại thị xã Hoà Bình chuyểnsang thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình.Hiện nay, Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây hoạt động kinh doanh với các thànhphần kinh tế và dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Tây và một số quận huyện của HàNội như Huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Quận Thanh Xuân, Đống Đa

Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Hà Tây nóiriêng, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây cũng được chuyểnđổi cho phù hợp với quy định của NHCT Việt Nam Vì vậy, tháng 12 năm

Trang 31

2004, Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam quyết định sát nhập hai phòng giaodịch số 1 và số 4, nâng cấp thành Chi Nhánh NHCT cấp II Quang Trung,đồng thời nâng cấp phòng giao dịch số 5 thành Chi nhánh NHCT cấp IINguyễn Trãi Từ tháng 8 năm 2005, Chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh

Hà Tây đã thực hiện thành công chương trình hiện đại hoá công nghệ ngânhàng và tổ chức lại mạng lưới hoạt động theo công nghệ mới, bộ máy hoạtđộng bao gồm:

1 Trụ sở chính chi nhánh NHCT tỉnh: Bao gồm 8 phòng ban nghiệp

vụ, 1 điểm giao dịch là trung tâm thanh toán, dịch vụ thẻ ATM, chuyển tiền,huy động vốn;

2 Các đơn vị trực thuộc bao gồm: các Ngân hàng Chi nhánh cấp II:Sông Nhuệ, Quang Trung, Nguyễn Trãi; Phòng Giao dịch Xuân Mai; 13 quỹtiết kiệm tại các khu vực tập trung đông dân cư;

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây

13 quỹ tiết kiệm

Phòng khách hàng

cá nhân

Phòng thông tin điện toán

Phòng tiền tệ kho quỹ

Phòng tổng hợp tiếp thị

Phòng

tổ chức hành chính

Chi nhánh Sông Nhuệ

Chi nhánh Quang Trung

Chi nhánh

N guyễ

n Trãi

Phòng giao dịch Xuân Mai

Quỹ tiết kiệm

Quỹ tiết kiệm

Quỹ tiết kiệm

Quỹ tiết kiệm

Trang 32

Tổng số cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống Chi nhánh Ngân hàngcông thương tỉnh Hà Tây hiện nay là trên 200 người, trong đó:

+ Ban Giám đốc Chi nhánh NHCT tỉnh là 4 người

+ Ban Giám đốc các Chi nhánh NHCT cấp II là 3 người

+ Trưởng, phó phòng Chi nhánh NHCT tỉnh: 12 người

+ Trưởng, phó phòng Chi nhánh NHCT cấp II: 5 người

+ Trình độ học vấn: Tiến sĩ Kinh tế: 1 người; Thạc sĩ kinh tế: 4 người;Trình độ Đại học: 135 người; Số còn lại có trình độ trung cấp và cao đẳng;

Với mạng lưới tổ chức tương đối hợp lý, cùng với sự đổi mới cả về sốlượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ nên số lượng khách hàng có quan

hệ với chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây ngày một tăng lên, trong đó có nhiều kháchhàng là các Tổng Công ty và các đơn vị thành viên, nhiều khách hàng là cácdoanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình trong và ngoài địa bàn tỉnh Hà Tây

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây qua các năm

Với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, nhân viên, hoạt động kinhdoanh tại Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây trong thời gian qua đã đạt đượcnhững kết quả khả quan như sau:

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng (Khoản mục Ngoại tệ đã quy đổi)i)

Chỉ tiêu VND Năm 2003 Ng.tệ VND Năm 2004 Ng.tệ VND Năm 2005 Ng.tệ

1 TG các tổ chức kinh tế 218,358 52,358 234,477 62,451 308,342 8,935

2 Tiền gửi tiết kiệm 350,975 211,639 353,231 256,894 476,245 250,378

Trang 33

Biểu đồ Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Trong thời gian qua, thị trường tài chính trong nước sôi động nguyênnhân là do nguồn vốn VND khan hiếm, lãi suất huy động vốn trên thị trườngliên tục tăng cao Vì vậy, Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây đã quan tâm nângcao chất lượng nghiệp vụ huy động vốn: thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫncán bộ nhân viên thực hiện tốt quy chế, tác phong làm việc - đặc biệt là từngbước xây dựng văn hoá giao dịch với khách hàng; các Quỹ tiết kiệm và điểmgiao dịch được trang bị công nghệ hiện đại khi giao dịch với khách hàng; ápdụng các biện pháp Marketing linh hoạt như có chính sách chăm sóc kháchhàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, tặng quà khuyến mãi, đa dang hoácác hình thức và lãi suất huy động vốn, thực hiện thu - chi tiền lưu động…

Việc áp dụng những biện pháp nêu trên đã giúp hoạt động huy độngvốn tại chi nhánh trong thời gian qua tăng đáng kể, thể hiện ở biểu đồ tăngtrưởng nguồn vốn Đặc biệt tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh đến31/12/2005 đạt 1.088 tỷ đồng (vượt qua mức 1000 tỷ đồng), tăng 15,4% so

Trang 34

Trong đó: Nguồn vốn huy động VND tăng 31,6%; nguồn vốn ngoại tệ giảm

16%; Tiền gửi pháp nhân tăng 6,9%; tiền gửi dân cư tăng 19,4%;

2.1.2.2 Hoạt động cho vay và đầu tư

Bảng 2: Tình hình cho vay vốn tại chi nhánh qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đ ngồng

3 Dư nợ cho vay ngày 31/12 1.176,221 1.279,673 1.182,852

(Nguồn: Báo cáo kết quả doanh_Phòng tổng hợp tiếp thị)

Biểu đồ Hoạt động cho vay vốn

Trong 3 năm gần đây, do nguồn vốn VND khó khăn, lãi suất huy độngvốn cao Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây đã tập trung chỉ đạo phân loại kháchhàng, có chính sách đầu tư và cho vay vốn hợp lý, hiệu quả, áp dụng lãi suấtcho vay linh hoạt Cụ thể:

+ Về cơ cấu vốn, chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây tập trung vốn cho vaycác khách hàng chiến lược, khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp cónăng lực tài chính lành mạnh, đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng, hoạt động

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ

Trang 35

kinh doanh trong các ngành như: Công nghiệp, Xây dựng, Y tế, Du lịch, dịch

vụ, Làng nghề… thuộc các thành phần kinh tế

+ Về chất lượng vốn, từ năm 2000 đến nay chi nhánh đã phối hợp tốtvới các khách hàng nên tuyệt đồi không có nợ quá hạn khó đòi mới phát sinh,không để nợ quá hạn kéo dài, tỷ lệ nợ quá hạn bình quân hàng năm ở mứcdưới 0,5%/tổng dư nợ cho vay Tại thời điểm 31/12/2005, không còn nợ xấu,

nợ quá hạn chiếm tỷ lệ không đáng kể trên tổng dư nợ cho vay: 0,3%

2.2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH HÀ TÂY TỪ NĂM 2003 ĐẾN NAY

2.2.1 Hình thức phát hành bảo lãnh

Chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Hà tây có các hình thức pháthành bảo lãnh bằng thư, điện, TELEX hoặc điện SWIFT Lựa chọn hình thứcnào tuỳ thuộc chủ yếu vào yêu cầu của bên thụ hưởng bảo lãnh Để hạn chếrủi ro, bên thụ hưởng bảo lãnh thường chỉ định ngân hàng phát hành và hìnhthức phát hành bảo lãnh Hiện nay tại Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây phổ biếnnhất vẫn là phát hành bảo lãnh bằng thư Hình thức này có thể áp dụng chomọi loại hình bảo lãnh như: Bảo lãnh thanh toán dưới hình thức mở thư tíndụng, độ an toàn của hình thức này rất cao do tính pháp lý quốc tế của L/C;Bảo lãnh vay vốn được thực hiện dưới hình thức ký phát hối phiếu, thư bảolãnh kèm theo hối phiếu trả tiền đã được ngân hàng ký với ngày trả tiền đúngvào ngày khách hàng phải trả cho bên thụ hưởng bảo lãnh

2.2.2 Một số chỉ tiêu

Thực trạng mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh HàTây thể hiện qua một số chỉ tiêu dưới đây:

1.2.2.1 Qui mô, tỷ trọng và tốc dộ tăng trưởng hoạt động bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh là nghiệp vụ ngân hàng hiện đại còn khá mới mẻ

Trang 36

NHTM Việt Năm nói chung Hiện nay, Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây vẫnchưa có các phòng ban riêng biệt để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tập trung ởphòng tài trợ thương mại tại hội sở chính và phòng kinh doanh tại các ngânhàng chi nhánh cấp II Trước đây, hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh thuộcphòng khách hàng doanh nghiệp quản lý, do quá trình hiện đại hoá ngànhngân hàng, từ tháng 8 năm 2005, hoạt động bảo lãnh thuộc phòng tín dụng vàtài trợ thương mại quản lý Do vậy bản thân các số liệu về bảo lãnh cũng chưađược lập thành những bảo cáo riêng lẻ mà chủ yếu tập trung trong báo cáotổng kết hoạt động ngoại bảng cuối mỗi năm tài chính

Chỉ tiêu doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm

Bảng 3: Doanh số bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây qua các năm

so năm 2003

Số tiền % tăng (giảm)

so năm 2004

(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngoại bảng_Phòng kế toán)

Biểu đồ Doanh số hoạt động bảo lãnh

0 50,000

Trang 37

được mở rộng Sang năm 2005, doanh số bảo lãnh đạt 195,195 tỷ đồng, tăng184% so với năm 2004 Tốc độ tăng doanh số bảo lãnh rất cao thể hiện hoạtđộng bảo lãnh tại chi nhánh đã được mở rộng, mang lại nhiều lợi ích: Nâng cao

uy tín và tăng thu nhập từ phí bảo lãnh cho ngân hàng Tỷ lệ tăng rất cao thể hiệnhiệu quả của công tác hiện đại hoá chi nhánh từ tháng 8 năm 2005 và một phần

do các doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp tư nhân tìm đến ngân hàng để đềnghị phát hành bảo lãnh nhiều hơn

Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh hàng năm

Để nắm bắt rõ hơn tình hình mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh taxem xét dư nợ bảo lãnh chia theo loại hình, đối tượng và thời hạn bảo lãnh

Bảng 4: Dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây

chia theo loại hình bảo lãnh

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền % tăng (giảm)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo lãnh tháng 12 hàng năm_Phòng tổng hợp tiếp thị)

Biểu đồ Dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây

Ngày đăng: 12/04/2013, 21:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây qua các năm Bảng 2: Tình hình cho vay vốn tại Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây qua các năm Bảng 3: Doanh số bảo lãnh tại Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây qua các năm Bảng 4: Dư nợ bảo lãnh tại Chi nhánh NH - Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Tỉnh Hà Tây
Bảng 1 Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây qua các năm Bảng 2: Tình hình cho vay vốn tại Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây qua các năm Bảng 3: Doanh số bảo lãnh tại Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây qua các năm Bảng 4: Dư nợ bảo lãnh tại Chi nhánh NH (Trang 3)
Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp - Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Tỉnh Hà Tây
Sơ đồ b ảo lãnh trực tiếp (Trang 9)
Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp - Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Tỉnh Hà Tây
Sơ đồ b ảo lãnh gián tiếp (Trang 10)
Sơ đồ bảo lãnh được xác nhận - Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Tỉnh Hà Tây
Sơ đồ b ảo lãnh được xác nhận (Trang 11)
Sơ đồ đồng bảo lãnh - Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Tỉnh Hà Tây
ng bảo lãnh (Trang 12)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây - Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Tỉnh Hà Tây
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây (Trang 31)
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua các năm - Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Tỉnh Hà Tây
Bảng 1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua các năm (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w