MỤC LỤC
Trong thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế, rủi ro là yếu tố tiềm ẩn và có thể xuất hiện trong các thương vụ dưới nhiều dạng khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng, rủi ro tín dụng…). Như vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế và khắc phục rủi ro và bảo lãnh ngân hàng ra đời. Đến lượt mình, sự phát triển các loại hình bảo lãnh ngân hàng thực sự đã trở thành công cụ bảo đảm hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới.
Không chỉ có vậy, ngày nay bảo lãnh ngân hàng còn là nghiệp vụ ngân hàng hiện đại góp phần đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng và tăng thêm thu nhập cho ngân hàng qua phí bảo lãnh. Với những lý do trên, mở rộng hoạt động bảo lãnh là cần thiết và mang lại hiệu quả cao cho các ngân hàng thương mại. + Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh ngân hàng + Gia tăng doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm.
+ Nâng cao chất lượng các hợp đồng bảo lãnh ngân hàng, tạo sự tin cậy cho bên thụ hưởng và nâng cao trách nhiệm của bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, để mở rộng hoạt động bảo lãnh thì NHTM phải đạt được một số điều kiện nhất định về khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu bảo lãnh của khách hàng.
Chỉ tiêu doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm thể hiện tổng số tiền bảo lãnh phát sinh trong năm, doanh số bảo lãnh năm sau cao hơn năm trước thể hiện qui mô hoạt động bảo lãnh tăng lên. Mặt khác thu phí bảo lãnh được tính theo tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh, do đó doanh số bảo lãnh cao thì thu từ phí bảo lãnh cũng cao và tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh so với các hoạt động trung gian của ngân hàng cũng được tăng lên. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh cuối năm rất chi tiết, được phân chia theo các tiêu thức: Dư nợ bảo lãnh chia theo loại hình bảo lãnh; Dư nợ bảo lãnh chia theo thành phần kinh tế; Dư nợ bảo lãnh chia theo thời hạn bảo lãnh.
Do đó, thông qua chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh có thể biết được những loại hình bảo lãnh là thế mạnh của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ bảo lãnh; Khách hàng chủ yếu của ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh là những doanh nghiệp như thế nào; Dư nợ bảo lãnh của ngân hàng là ngắn hạn, trung hay dài hạn… Vì vậy mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng không chỉ là tăng doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm mà còn tăng dư nợ bảo lãnh, tập trung vào những loại hình bảo lãnh là thế mạnh của. + Một số phụ phí: Phí phát hành thư bảo lãnh, phí huỷ thư bảo lãnh; Phí sửa đổi thư bảo lãnh; Phí thông báo thư bảo lãnh do ngân hàng nước ngoài phát hành; Điện phí… Những phụ phí này là chi phí nghiệp vụ bảo lãnh và thường giống nhau ở hầy hết các NHTM. Với những nội dung trên thì chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu của ngân hàng và doanh thu từ hoạt động bảo lãnh chiếm bao nhiêu phần trăm so với doanh thu từ các hoạt động trung gian của ngân hàng.
Tổng doanh số bảo lãnh đến hạn Trong trường hợp xấu, bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng đã thoả thuận với bên thụ hưởng thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình như đã cam kết trong thư bảo lãnh. Hết thời hạn bảo lãnh mà bên được bảo lãnh không có khả năng trả cho ngân hàng cả gốc và lãi tính trên số tiền bảo lãnh thì số nợ đó được ngân hàng chuyển thành dư nợ bảo lãnh quá hạn. Trên đây chỉ là một số chỉ tiêu đơn giản để đánh giá mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng, với mỗi ngân hàng, tuỳ vào thế mạnh và mục đích hoạt động riêng của ngân hàng có thể có những chỉ tiêu khác nữa để đánh giá.
Đây là điều kiện cần thiết để mở rộng hoạt động bảo lãnh, bởi nếu như khách hàng có nhu cầu về loại hình bảo lãnh hợp pháp mà ngân hàng không đáp ứng được thì uy tín của ngân hàng sẽ giảm đi rất nhiều, sẽ không có hợp đồng bảo lãnh phát sinh và doanh số bảo lãnh cũng không tăng. Việc đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh cung cấp cung cho khách hàng là việc làm không khó song phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nghiệp vụ và kiến thức về các lĩnh có liên quan của cán bộ ngân hàng. Nếu muốn đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh như các NHTM khác, ngân hàng chỉ cần thêm vào danh mục các loại hình bảo lãnh cung cấp những loại hình bảo lãnh mới và các mẫu cam kết bảo lãnh tương ứng là được.
Nền kinh tế trong nước ngày càng phát triển tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh cả về số lượng và phạm vi, các thương vụ có giá trị hợp đồng lớn và có sự tham gia của yếu tố nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều. Trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng không ngừng được nâng cao sẽ chuyên môn hoá hoạt động ngân hàng, quy trình nghiệp vụ và thẩm định sẽ linh hoạt và đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo chính xác và an toàn. Tuy nhiên doanh số bảo lãnh trong năm cao, số hợp đồng bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ tăng cao hay các hợp đồng bảo lãnh của ngân hàng chủ yếu là những hợp đồng có số tiền bảo lãnh.
Mặc dù những hợp đồng bảo lãnh có độ rủi ro càng cao thì mang lại thu nhập càng cao nhưng ngân hàng chỉ nên nhận những hợp đồng có độ rủi ro cao với số tiền bảo lãnh đến một mức độ nhất định phù hợp với nguồn vốn tự có của ngân hàng. Vì vậy để mở rộng hoạt động bảo lãnh, ngân hàng cần tập trung tăng doanh số và dư nợ bảo lãnh đối với những hợp đồng bảo lãnh có số tiền bảo lãnh lớn, mức độ rủi ro thấp và không mang tính mạo hiểm. Tuy nhiên để mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng còn chịu sự tác động nhiều yếu tố khác như: Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội, các quy định của Ngân hàng Nhà nước, năng lực tài chính các khách hàng của ngân hàng….
Chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây (NHCT) là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam (tên giao dịch: Incombank). Được thành lập tháng 7 nưm 1988 theo Nghị định số 53 HĐBT (nay là Chính Phủ) với tên gọi là Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Sơn Bình, có trụ sở chính tại thị xã Hà Đông và một Chi nhánh tại thị xã Hoà Bình. Vì vậy, ngày 30 tháng 8 năm 1991, thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có quyết định số 127-QĐ/NHNN về việc giải thể NHCT tỉnh Hà Sơn Bình và thành lập Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây và Chi nhánh Ngân hàng Công thương tại tại thị xã Hoà Bình chuyển sang thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình.
Hiện nay, Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây hoạt động kinh doanh với các thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Tây và một số quận huyện của Hà Nội như Huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Quận Thanh Xuân, Đống Đa. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây cũng được chuyển đổi cho phù hợp với quy định của NHCT Việt Nam. Vì vậy, tháng 12 năm 2004, Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam quyết định sát nhập hai phòng giao dịch số 1 và số 4, nâng cấp thành Chi Nhánh NHCT cấp II Quang Trung, đồng thời nâng cấp phòng giao dịch số 5 thành Chi nhánh NHCT cấp II Nguyễn Trãi.
Trụ sở chính chi nhánh NHCT tỉnh: Bao gồm 8 phòng ban nghiệp vụ, 1 điểm giao dịch là trung tâm thanh toán, dịch vụ thẻ ATM, chuyển tiền, huy động vốn;. + Ban Giám đốc Chi nhánh NHCT tỉnh là 4 người + Ban Giám đốc các Chi nhánh NHCT cấp II là 3 người + Trưởng, phó phòng Chi nhánh NHCT tỉnh: 12 người + Trưởng, phó phòng Chi nhánh NHCT cấp II: 5 người. Với mạng lưới tổ chức tương đối hợp lý, cùng với sự đổi mới cả về số lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ nên số lượng khách hàng có quan.