Từ khi nền kinh tế nước ta đổi mới cho đến nay đã trải qua gần 20 năm, bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Mục Lục Lời mở đầu 4 Chương 1: Khái Quát Về Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Một Ngân Hàng Thương Mại 6 1.1 Khái niệm và hoạt động cho vay của NHTM 6 1.1.1 Khái niệm 6 1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay .7 Đối với Ngân hàng thương mại .7 1.1.3 Phân loại các khoản cho vay .8 1.1.3.1 Phân loại theo thời hạn khoản vay .9 1.1.3.2 Phân loại theo phương thức cho vay 9 1.1.3.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo 11 1.1.3.4 Phân loại theo đối tượng khách hàng .13 1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 14 1.2.1 Vị thế của khách hàng cá nhân đối với hoạt động kinh doanh của NHTM .14 1.2.2 Khẳng định về chiến lược kinh tế đất nước, thừa nhận vai trò của kinh tế tư nhân 15 1.2.3 Nguồn gốc hình thành hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, khẳng định về tiêu dùng của xã hội 16 1.2.4 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với các hình thức cho vay các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – các khách hàng lớn 17 1.2.5 Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 18 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân .19 1.3.1 Các nhân tố chủ quan thuộc phía ngân hàng .19 1.3.2- Các nhân tố khách quan .22 Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 24 2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình . .24 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Ba Đình 24 .26 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 27 2.1.3 Các hoạt động chính của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 28 2.1.4 Chức năng của phòng khách hàng cá nhân 33 Nguyễn Hữu Thế Ngân Hàng 44A 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 36 2.2.1 Yêu cầu và các điều kiện thực hiện cho vay khách hàng cá nhân .36 2.2.1.1 Mục đích cho vay .36 2.2.1.2 Đối tượng nhận vốn vay .36 2.2.1.3 Nguyên tắc vay vốn .36 2.2.1.4 Điều kiện vay vốn 37 2.2.1.5 Phương thức cho vay 37 2.2.1.6 Lãi suất và cách áp dụng lãi suất 37 2.2.2 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân 39 2.2.2.1 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn .39 2.2.2.2 Thẩm định các điều kiện vay vốn 40 2.2.2.3 Xác định phương thức cho vay 42 2.2.2.4 Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay của chi nhánh 42 2.2.2.5 Lập tờ trình thẩm định cho vay 43 2.2.2.6 Tái thẩm định khoản vay 43 2.2.2.7 Trình duyệt khoản vay .44 2.2.2.8 Ký kết hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo .47 2.2.2.9 Giải ngân 48 2.2.2.10 Kiểm tra, giám sát khoản vay .48 2.2.2.11 Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh .48 2.2.2.12 Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay 49 2.2.2.13 Giải chấp tài sản bảo đảm 49 2.2.2.14 Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay 49 2.2.3 Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình .50 2.2.4.1 Các kết quả đạt được, so sánh kết quả hoạt động qua các năm 2003,2004,2005 50 2.2.4.2 Các sản phẩm cho vay chính đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình .53 2.2.4.3 Các hạn chế 55 2.2.4.4 Nguyên nhân 57 Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình .58 3.1 Định hướng hoạt động và phát triển của chi nhánh 58 3.2 Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình .59 Nguyễn Hữu Thế Ngân Hàng 44A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động Marketing .59 3.2.2 Cải thiện quy trình, thủ tục cho vay khách hàng cá nhân .60 3.2.3 Thực hiện liên kết cho vay .61 3.2.4 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở phục vụ giao dịch với khách hàng .62 3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 63 3.2.6 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài giữa Ngân hàng với khách hàng, xoá bỏ sự e ngại của khách hàng khi đến xin vay vốn .64 3.3 Kiến nghị 64 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ .64 3.3.3 Kiến nghị đối với NHCT nói chung và chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình nói riêng .66 Kết luận .67 Nguyễn Hữu Thế Ngân Hàng 44A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lời mở đầu Từ khi nền kinh tế nước ta đổi mới cho đến nay đã trải qua gần 20 năm, bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định. Nền kinh tế chuyển từ tập trung bao cấp sang kinh tế nhiều thành phần đa hình thức sở hữu, các loại hình kinh tế này phát triển đa dạng đan xen nhau khiến ranh giới giữa thành phần này với thành phần khác không thể cứng nhắc. Điển hình là các doanh nghiệp nhà nước sau khi sắp xếp lại và cổ phần hoá không thuần tuý thuộc sở hữu Nhà nước mà thu nạp vào đó nhiều yếu tố sở hữu xã hội khác nhau. Ngược lại, quá trình đổi mới phát triển kinh tế trên con đường cải cách mở cửa và hội nhập cho thắy ngày càng rõ vai trò của các lực lượng kinh tế, các chủ thể kinh tế ngoài quốc doanh như: Kinh tế hộ, KT tư nhân, KT cá thể, KT tổ nhóm…Các lực lượng này có đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển của xã hội. Vị trí của lực lượng này được khẳng định trên cả lý luận và thực tiễn. Để lực lượng này phát triển về mặt tài chính phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và cụ thể là hệ thống Tài chính – Ngân hàng. Bởi lẽ, các lực lượng kinh tế này có sự tích tụ và tập trung vốn cũng như các mặt khác về quản lý, về cạnh tranh trên thị trường còn yếu kém. Mặt khác để tham gia được vào quá trình cạnh tranh tồn tại và phát triển cùng các lực lượng kinh tế khác nó cũng có những đặc trưng riêng tạo nên thế mạnh nhất định: nó có những thị phần, những ngành hàng, những lĩnh vực kinh doanh mà các thành phần kinh tế khác không thể làm, chỉ có lực lượng kinh tế này mới che lấp được khoảng trống này mà các thành phần kinh tế khác không thể bao quát được, nói một cách tổng quát hơn là là nền kinh tế không thể vận hành nếu thiếu đi lực lượng kinh tế này. Lực lượng kinh tế này cũng như các lực lượng kinh tế khác, nó cũng có nhu cầu đầu tư cần vay vốn ngân hàng nhưng do nó có những đặc thù riêng vì Nguyễn Hữu Thế Ngân Hàng 44A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp vậy nhất định phải có một loại hình đầu tư tài chính, cho vay đối với lực lượng này của một định chế Tài chính – Ngân hàng. Thực tế trong mấy năm gần đây các NHTM đã chú trọng quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân này. Đã có những sự điều chỉnh nhất định, đặc biệt về mô hình tổ chức cũng như chiến lược hoạt động nên đã gặt hái được kết quả rất khả quan cả về tỷ trọng cũng như chất lượng tín dụng. Nhờ vốn cho vay của ngân hàng hơn 10 triệu hộ nông dân, hàng vạn kinh tế trang trại, hàng vạn Hợp tác xã sau chuyển đổi, nhiều ngành nghề truyền thống thủ công cơ khí, làng nghề, hàng vạn cán bộ công nhân viên, sinh viên . đã giải quyết được rất nhiều khó khăn về mặt tài chính, bổ sung thêm nguồn lực tăng khả năng đầu tư, kích thích tiêu dùng tạo thêm nhiều sản phẩm đa dạng cho nền kinh tế. Tuy nhiên ở một số NHTM, đặc biệt là ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình qua chúng tôi xem xét việc cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân còn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết khó khăn này cũng như phát triển mảng cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân chúng ta cần tiếp tục tìm hiểu để tìm ra các giải pháp. Đây là lý do chính mà tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình” Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương 1 : Khái quát về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của một Ngân hàng thương mại. Chương 2 : Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. Chương 3 : Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. Nguyễn Hữu Thế Ngân Hàng 44A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương 1: Khái Quát Về Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Một Ngân Hàng Thương Mại. 1.1 Khái niệm và hoạt động cho vay của NHTM. 1.1.1 Khái niệm Định nghĩa NHTM ở Việt Nam, trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp, không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật. Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Việc đưa ra khái niệm niệm về NHTM là hết sức cần thiết.Theo luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán”. Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM Nguyễn Hữu Thế Ngân Hàng 44A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Theo mục 2- Điều 3- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về qui chế cho vay của Tổ chức tín dụng với khách hàng, ta có định nghĩa: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”. Căn cứ vào bảng tổng kết tài sản của các NHTM, chúng ta thấy rằng cho vay luôn là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng và là khoản mục đem lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay. Tiền cho vay là một món nợ đối với cá nhân hay doanh nghiệp đi vay nhưng lại là một tài sản đối với ngân hàng. So sánh với các tài sản khác khoản mục cho vay có tính lỏng kém hơn vì thông thường chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản cho vay đó đến hạn thanh toán. Khi một khoản vay được NHTM cấp cho người vay thì người vay mới là bên chủ động: có thể trả ngân hàng tiền vay trước hạn, đúng hạn thậm chí có thể xin gia hạn thêm thời gian trả nợ. Còn các NHTM chỉ được phép quản lý các khoản vay đó tuân theo hợp đồng đã ký, ngân hàng phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký trừ khi có những sai phạm của khách hàng khi thực hiện hợp đồng. 1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay Đối với Ngân hàng thương mại. Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng. Đồng thời, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào các khoản cho Nguyễn Hữu Thế Ngân Hàng 44A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp vay. Tình trạng khó khăn của một ngân hàng thường phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi, bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: Quản lý yếu kém, cho vay không tuân thủ nguyên tắc tín dụng, chính sách cho vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế. Chính vì thế mà thanh tra ngân hàng thường xuyên kiểm tra các danh mục cho vay của các ngân hàng. Đối với các khách hàng và đối với nền kinh tế Mọi người đều mong muốn các ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việc cung cấp các khoản vay, đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp và người tiêu dùng với một mức lãi suất hợp lý. Rõ ràng cho vay là chức năng hàng đầu của các NHTM để tài trợ cho chi tiêu của doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ. Thông qua hoạt động cho vay, NHTM đã giúp cho quá trình sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp được liên tục và ổn định, góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế. Không chỉ có thế hoạt động cho vay còn nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư và cả cộng đồng. Chính vì thế mà hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Hơn nữa, thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các khoản tín dụng mới từ các nguồn khác với chi phí thấp hơn. 1.1.3 Phân loại các khoản cho vay. Các ngân hàng cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứng với sự đa dạng trong mục đích vay vốn của khách hàng, từ việc mua ô tô và sắm sửa các phương tiện sinh hoạt, chuẩn bị cho các kỳ nghỉ, tài trợ cho quá Nguyễn Hữu Thế Ngân Hàng 44A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trình học tập đến việc xây nhà ở và các toà nhà văn phòng. Các danh mục cho vay có thể được sắp xếp rất đa dạng tuỳ theo các tiêu thức quản lý khác nhau của các NHTM 1.1.3.1 Phân loại theo thời hạn khoản vay Theo tiêu thức này ngân hàng có thể quản lý tốt hơn về mặt thởi gian của các khoản vay như là thời hạn giải ngân, thời hạn thu nợ… Qua đó các ngân hàng có thể quản lý tốt khả năng thanh khoản của chính mình. Ngắn hạn Các khoản cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, chủ yếu nhằm mục đích tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân. Ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc cho vay gián tiếp, cho vay theo món hoặc theo hạn mức, có hoặc không có đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển. Trung và dài hạn Các khoản cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm thì được xếp vào danh mục khoản vay trung hạn và từ 5 năm trở nên là các khoản cho vay dài hạn. Các khoản này thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ cho vay của các NHTM, chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạt động cho vay đem lại. 1.1.3.2 Phân loại theo phương thức cho vay Cho vay thấu chi Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Nguyễn Hữu Thế Ngân Hàng 44A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Cho vay trực tiếp từng lần Cho vay từng lần là hình thức cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Đây là hình thức tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cho vay theo hạn mức Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. Cho vay luân chuyển Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng. Cho vay trả góp Nguyễn Hữu Thế Ngân Hàng 44A 10 [...]... vụ cho cán bộ của phòng 15/ Làm công tác khác khi được Giám đốc giao Nguyễn Hữu Thế 35 Ngân Hàng 44A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 2.2.1 Yêu cầu và các điều kiện thực hiện cho vay khách hàng cá nhân 2.2.1.1 Mục đích cho vay Cho vay tiêu dùng: Cho vay để thanh toán các chi phí hợp pháp phục vụ cho các... tập tốt nghiệp Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Ba Đình Ngày 01/07/1988, thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Chính phủ) ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành... giữa ngân hàng cho vay với người đến xin vay Còn cho vay đối với các tổ chức thì người đến xin vay ngân hàng là người đại diện hợp pháp cho tổ chức, cá nhân này có tư cách của tổ chức chứ không mang tư cách của một cá nhân 1.2.5 Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Đặc trưng về khoản vay: Các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân thường là các khoản có giá trị nhỏ, nhưng số lượng các... lý Ngân hàng hai cấp (Ngân hàng Nhà nước – Ngân hàng thương mại) lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong các hoạt động kinh doanh, các NHTM quốc doanh lần lượt ra đời (Ngân hàng công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng đầu tư – phát triển, Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn) Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một Chi nhánh NHTM quốc doanh với tên gọi Chi nhánh. .. các NHTM cần đặc biệt chú ý quan tâm đến từng khách hàng cụ thể, từ đó xây dựng tốt mối quan hệ tín dụng lâu dài, đồng thời mở rộng các mối quan hệ với các khách hàng mới Cho vay khách hàng cá nhân Nhóm đối tượng còn lại là nhóm các khách hàng cá nhân (bao gồm cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác…) được các NHTM áp dụng phương thức cho vay theo quy trình thủ tục của cho vay khách hàng cá. .. lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng Cho vay gián tiếp Phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng là cho vay trực tiếp Bên cạnh đó ngân hàng cũng phát triển các hình thức cho vay gián tiếp Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng Thông qua hình thức... phòng khách hàng cá nhân * Chức năng: Nguyễn Hữu Thế 33 Ngân Hàng 44A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VND & ngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay; Quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương; Quản lý hoạt động của các... vay: Khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện, nguyên tắc vay vốn Trong các điều kiện đó, điều kiện về tài sản bảo đảm tiền vay đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng Thứ hai: là công tác tổ chức của ngân hàng Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng, ... khách hàng đạt các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình và tập trung vào nhóm các khách hàng chi n lược, ngành hàng chi n lược 2.2.1.3 Nguyên tắc vay vốn Vốn vay phải được sử dụng đúng theo mục đích mà khách hàng đã dăng ký với ngân hàng Để đảm bảo nguyên tắc này các NHTM phải thường xuyên giám sát và kiểm tra việc sử dụng vốn cúa các cá nhân Đồng... vay theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích đó Trên thực tế việc kết hợp nhiều tiêu thức với nhau thường được các ngân hàng sử dụng 1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 1.2.1 Vị thế của khách hàng cá nhân đối với hoạt động kinh doanh của NHTM Hoạt động trước kia của các NHTM chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế có những khoản vay lớn . nhân của một Ngân hàng thương mại. Chương 2 : Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. Chương. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình ..........................................................36