1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cỏ sữa lá lớn (euphorbia hirta l )

65 2,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cỏ sữa lá lớn Euphorbia hirta L.” được thực hiện với mục tiêu: 1.. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây cỏ sữa lá

Trang 1

- -

NGUYỄN THỊ THÚY QUỲNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT

Trang 2

NGUYỄN THỊ THÚY QUỲNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới

PGS.TS NGUYỄN THU HẰNG (Bộ môn Dược liệu - Trường đại học Dược Hà

Nội), người thầy đã luôn giành thời gian, tâm huyết để tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên và khích lệ tôi trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Mạnh Thắng, DS Nguyễn

Ngọc Cầu và DS Nguyễn Thanh Tùng, những người đã luôn ở bên hướng dẫn,

giúp đỡ và động viên tôi để tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên của

bộ môn Dược liệu trường Đại Học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận

Xin gửi lời cảm ơn đến TS Hoàng Quỳnh Hoa, TS Nguyễn Quốc Huy cùng

các thầy cô của bộ môn Thực vật đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận

Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân yêu trong gia đình tôi, các anh chị, các bạn và các em sinh viên làm đề tài tại bộ môn Dược liệu đã luôn ủng hộ, cổ vũ và khích lệ tôi trong trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy Quỳnh

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 2

1.1 Đặc điểm thực vật loài Euphorbia hirta L 2

1.2 Phân bố 3

1.3 Thành phần hóa học 3

1.4 Tác dụng sinh học 11

1.5 Công dụng 14

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị 15

2.1.1 Nguyên liệu 15

2.1.2 Hóa chất và dụng cụ 15

2.1.3 Thiết bị và máy móc sử dụng 16

2.2 Nội dung nghiên cứu 16

2.3 Phương pháp nghiên cứu 16

2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm thực vật 16

2.3.2 Nghiên cứu thành phần hóa học 17

Chương 3 THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 18

3.1 Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật 18

3.1.1 Mô tả đặc điểm hình thái 18

3.1.2 Xác định tên khoa học của mẫu nghiên cứu 19

3.1.3 Đặc điểm vi phẫu 20

3.1.4 Đặc điểm bột dược liệu 22

3.2 Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học 26

Trang 5

3.2.1 Định tính các nhóm hợp chất trong BPTMĐ cỏ sữa lá lớn bằng phản ứng

hóa học 26

3.2.2 Định tính các phân đoạn dịch chiết BPTMĐ cỏ sữa lá lớn bằng sắc ký lớp mỏng 28

3.2.3 Định lượng flavonoid toàn phần trong BPTMĐ cỏ sữa lá lớn 33

3.3 Bàn luận 37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

3.2

Kết quả định tính phân đoạn dịch chiết n-hexan bằng SKLM với hệ

dung môi cyclohexan-diethyl ether-acid acetic (2:8:0,1)

29

3.3

Kết quả định tính phân đoạn dịch chiết chloroform bằng SKLM với

hệ dung môi toluen-chloroform-methanol (2:5:1)

31

hệ dung môi toluen-ethyl acetat-methanol-acid formic (3:6:1:1)

32

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình Tên hình Trang

nước và dịch chiết ether dầu hỏa BPTMĐ cỏ sữa lá lớn

26

lá lớn

26

môi cyclohexan-diethyl ether-acid acetic (2:8:0,1)

29

dung môi toluen-chloroform-methanol (2:5:1)

30

dung môi toluen-ethyl acetat-methanol-acid formic (3:6:1:1)

32

nồng độ quercitrin

35

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây cỏ sữa lá lớn có tên khoa học là Euphorbia hirta L., thuộc họ Thầu dầu

(Euphorbiaceae) có nguồn gốc từ vùng Trung Mỹ [15], [36] và phân bố phổ biến ở Việt Nam [8] Theo kinh nghiệm dân gian, cây cỏ sữa lá lớn được sử dụng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột, nhiễm khuẩn đường ruột [2], [6], [8], các bệnh đường hô hấp: ho, hen, viêm phế quản, khí phế thũng [8], các bệnh đường niệu, sinh dục: bệnh lậu [8], viêm thận, viêm bể thận [2] Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới gần đây đã chứng minh cỏ sữa lá lớn có các tác dụng sinh học: tác dụng kháng khuẩn kháng nấm [57], [67], chống dị ứng [77], chống viêm [45], [49], ức chế miễn dịch [11], ức chế khối u [53], chống virus [32], tác dụng an thần, giảm đau [44], bảo vệ gan [23], tác dụng trên hệ thống thận [39] và đáng chú ý là các tác dụng hạ đường huyết [42], [50], [60] và tác dụng chống oxy hóa [20], [41], [65] Về thành phần hóa học, các flavonoid [72], triterpen [56] và các hợp chất phenol [43], [72] đã được phân lập và xác định là các thành phần chính trong cây cỏ sữa lá lớn

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về cây cỏ sữa lá lớn còn chưa nhiều Vì vậy, đề tài

“Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cỏ sữa lá lớn (Euphorbia

hirta L.)” được thực hiện với mục tiêu:

1 Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây cỏ sữa lá lớn

2 Nghiên cứu thành phần hóa học của cây cỏ sữa lá lớn

Kết quả của đề tài sẽ đóng góp thêm những thông tin khoa học về thực vật và hóa học, đặc biệt là hợp chất flavonoid của cây cỏ sữa lá lớn ở Việt Nam

Trang 10

1.1 Đặc điểm thực vật của loài Euphorbia hirta L

Cây thảo, sống hằng năm, cao 30-60 (70) cm Rễ cọc, đường kính 3-5 mm [22] Thân thường ít phân nhánh, phân nhánh từ giữa hoặc phía trên, mọc thẳng đứng, hiếm khi mọc bò, đường kính 3 mm [22], màu đỏ nhạt [6], [8], có nhựa mủ trắng [2], [8] và có nhiều lông che chở dài màu vàng nâu và lông ngắn hơn màu trắng [22] Lá đơn, mọc đối, gốc cuống lá có hai lá kèm nhỏ hình tam giác [22] hay hình lông cứng [2], kích thước 0,8-1,7 mm, rụng sớm [22] Cuống lá dài 1-3,5 mm, phiến

lá hình mác-thuôn, elip dài, hoặc hình trứng-mác, kích thước 10-50 x 3-16 mm, màu không đồng đều từ xanh đến đỏ, thỉnh thoảng có các đốm màu đỏ tía dọc theo gân giữa, cả hai mặt đều có lông dày [22], gốc phiến lá tròn, hơi lệch [8], mép lá nửa dưới toàn bộ hoặc một phần có răng cưa, nửa trên có răng cưa nhỏ hơn [22], ngọn lá nhọn [8], [22] hoặc tù [22] Cụm hoa giống đầu [22], mọc ở nách lá [2], [8], dạng xim, có cuống dài 25 mm, tất cả các bộ phận đều có nhiều lông [22], tổng bao hình chuông [8], [22], kích thước 1×1 mm, có lông, mép chia 5 thùy, hình trứng-tam giác, có 4 tuyến màu đỏ, hình tròn đến elip, ở giữa hơi trũng, phần phụ có màu từ trắng đến đỏ, hình elip đến tam giác, kích thước 0,3-0,2 mm, toàn bộ mép hơi gợn sóng [22] Hoa đơn tính [22] Một cụm hoa có 4-5 hoa đực [1] Hoa đực tiêu giảm chỉ còn 1 nhị, đối diện lá bắc nhỏ [22], bao phấn màu đỏ [22], mở ở đỉnh hoặc cạnh [8] Hoa cái có cuống ngắn, bầu cao, nhô ra khỏi tổng bao hình chuông, bầu 3 ngăn,

có lông thưa thớt, vòi nhụy chia 2 thùy [22] Quả nang 3 góc, kích thước 1,5 mm, có nhiều lông ngắn, mịn, cuống dài 1,5 mm [22], có 3 hạt [2] Hạt thuôn, hình lăng trụ bốn mặt, 0,7-0,9×0,4-0,5 mm, hơi xù xì, màu đỏ và không có mào Số nhiễm sắc thể 2n=18 Mùa hoa và quả từ tháng 6 đến tháng 12 [22]

Trang 11

1-1,5×1-1.2 Phân bố

Loài Euphorbia hirta L có nguồn gốc từ vùng Trung Mỹ [15], [36] nhưng phân

bố chủ yếu ở một số nước thuộc khu vực nhiệt đới Đông Nam Á, Nam Á gồm Ấn

Độ, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Lào, Việt Nam và một số nơi ở phía nam Trung Quốc Ở Việt Nam, cây mọc tương đối phổ biến ở hầu hết các tỉnh [8]

1.3 Thành phần hóa học

Theo các tài liệu đã công bố, thành phần hóa học của cỏ sữa lá lớn (Euphorbia

hirta L.) gồm flavonoid, tanin, triterpen, diterpen, sterol, acid hữu cơ, tinh dầu và

cây

[47], [48]

cây

[14], [55]

Trang 12

(4) Epigallocatechin gallat Toàn

(10) Luteolin BP

TMĐ

[43], [72]

Trang 13

(13) Pelargonidin-3,5-diglucosid Toàn

cây

[15], [36]

(16) Isoquercetin Toàn

cây

[55], [75]

(17) Quercitrin Toàn

cây

[31], [47], [48]

(18) Rutin Toàn

cây

[15], [36]

(19) Xanthorhamnin Toàn

cây

[8], [15], [36]

Trang 14

1.3.2.1 Các dimer dehydroellagic tanin

 Các hợp chất dimer dehydroellagic tanin trong cây cỏ sữa lá lớn được trình bày tóm tắt ở bảng 1.2

Bảng 1.2 Các hợp chất dimer dehydroellagic tanin trong

Trang 15

1.3.2.2 Các monomer hydrolysable tanin

 Các galloyl-β-D-glucose trong cây cỏ sữa lá lớn có khung cấu trúc như hình 1.1 và được trình bày tóm tắt ở bảng 1.3

Hình 1.1 Khung cấu trúc các galloyl-β-D-glucose trong cây cỏ sữa lá lớn

Bảng 1.3 Các galloyl-β-D-glucose trong cây cỏ sữa lá lớn

Ký hiệu Tên chất Cấu trúc hóa học Bộ

phận TLTK (25)

galloyl-β-D-

 Các monomer tanin khác trong cỏ sữa lá lớn được trình bày ở bảng 1.4

Bảng 1.4 Các monomer tanin khác trong cây cỏ sữa lá lớn

Ký hiệu Tên chất Cấu trúc hóa học Bộ

phận TLTK

(28) Geraniin Lá [75]

Trang 16

(29) Terchebin Lá [75]

(30)

caffeoylquinic

Các triterpen trong cây cỏ sữa lá lớn được trình bày tóm tắt ở bảng 1.5

Bảng 1.5 Các triterpen trong cây cỏ sữa lá lớn

Ký hiệu Tên chất Cấu trúc hóa học Bộ

Trang 18

1.3.4 Diterpen

Các diterpen trong cây cỏ sữa lá lớn được trình bày tóm tắt ở bảng 1.6

Bảng 1.6 Các diterpen trong cây cỏ sữa lá lớn

hiệu Tên chất Câu trúc hóa học

Bộ phận TLTK

1.3.6 Các acid hữu cơ

Các acid hữu cơ trong cây cỏ sữa lá lớn gồm: acid caffeic [55], acid ellagic [8], acid gallic [8], [43], [72], acid maleic, acid tartric [15], [36], acid syringic [55], acid tricosanoic [3]

Trang 19

1.3.7 Tinh dầu

Thành phần tinh dầu lá cỏ sữa lá lớn gồm:

3,7,11,15-tetramethyl-2-hexadecen-1-ol, 6,10,14-trimethyl-2-pentadecanon, hexadecanal, phyt3,7,11,15-tetramethyl-2-hexadecen-1-ol, acid n-hexadecanic, 2- butoxy ethanol, butyl tetradecyl phthalat, 13-heptadecyn-1-ol, 2-methyl-1-hexadecanol, diisooctyl 1,2-benzen dicarboxylat [51]

1.3.8 Các thành phần khác

 Alcol: quercitol [36], myricyl alcol [6], [36], inositol, L-hexacosanol [8]

 Ankan: hentriacontan [8], heptacosan, n-nonacosan [15]

 Đường: glucose, fructose, sucrose [8]

 Alcaloid, acid amin [8], saponin [37] và muối khoáng [15], [36]

 Ngoài ra có hai hợp chất mới được phân lập: n-butyl-1-O-β-L-rhamnopyranosid

và n-butyl-1-O-L-rhamnopyranosid [48]

1.4 Tác dụng sinh học

1.4.1 Tác dụng chống oxy hóa

Dịch chiết nước lá cỏ sữa lá lớn thể hiện tác dụng chống oxy hóa và dọn gốc tự

do trên mô hình in vitro đánh giá tác dụng chống oxy hóa, khử sắt, dọn các gốc tự

do và ức chế peroxid hóa lipid ở các nồng độ 0,05; 0,10; 0,15; 0,20 và 0,25 mg/ml Kết quả cho thấy các tác dụng trên thể hiện mạnh nhất ở nồng độ 0,25 mg/ml Hiệu quả dọn gốc tự do DPPH, hydroxyl và ức chế peroxid hóa lipid tương ứng là 68,80

± 5,21%, 73,36 ± 5,21% và 77,45 ± 4,26% [41]

Ngoài ra các kết quả nghiên cứu in vitro về tác dụng chống oxy hóa của cỏ sữa

lá lớn cho thấy: Dịch chiết ethanol thân cỏ sữa lá lớn ở nồng độ 250 µg/ml có khả năng thu dọn gốc tự do DPPH, superoxid, nitric oxid so với thuốc đối chứng acid ascorbic (250 μg/ml) và BHA (250 μg/ml) với hiệu quả dọn gốc tự do tương ứng là

phận (lá, hoa, thân, rễ) của cây cỏ sữa lá lớn ở cùng nồng độ 1 μg/ml được đánh giá tác dụng dọn gốc tự do DPPH Dịch chiết lá cho tác dụng mạnh nhất (72,96 ± 0,78%) gần tương đương so với thuốc đối chứng BHT (1 μg/ml) (75,13 ± 0,75%),

Trang 20

tiếp theo lần lượt là dịch chiết hoa (52,45 ± 0,66%), rễ (48,59 ± 0,98%), thân (44,42

± 0,94%) [20]

1.4.2 Tác dụng hạ đường huyết

Dịch chiết ethanol của các bộ phận (lá, thân, hoa) của cây cỏ sữa lá lớn được đánh giá tác dụng hạ đường huyết trên chuột gây đái tháo đường bởi streptozotocin

ở các mức liều 250 mg/kg, 500 mg/kg dùng đường uống đối chiếu với mẫu chứng

và glibenclamid (10 mg/kg) Kết quả cho thấy, dịch chiết lá có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt và mạnh hơn các dịch chiết khác ở cả 2 mức liều 250 mg/kg và 500 mg/kg, dịch chiết hoa, thân có tác dụng rõ ở mức liều 500 mg/kg [42]

Các dịch chiết (ethanol và ether dầu hỏa) của lá cỏ sữa lá lớn được đánh giá tác dụng hạ đường huyết trên chuột gây đái thảo đường bởi alloxan [58] và streptozotocin [50] đều cho thấy tác dụng hạ đường huyết đáng kể so với nhóm chứng và thuốc đối chứng glibenclamid Trong đó, dịch chiết ethanol có tác dụng hạ đường huyết mạnh hơn dịch chiết ether dầu hỏa [58]

Phân đoạn dịch chiết ethanol và ethyl acetat của cỏ sữa lá lớn đã được chứng minh có tác dụng hạ đường huyết theo cơ chế ức chế hoạt tính enzym α-glucosidase, chống oxy hóa và tăng khả năng tiết insulin ở tế bào β đảo tụy (đảo Langerhans) [60]

Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Trương Hoàng Kiên và cộng sự cho thấy trà cỏ sữa lá lớn có khả năng kiểm soát đường huyết sau ăn trên bệnh nhân đái tháo

Trang 21

iNOS và sự cảm ứng NO, thể hiện một tiềm năng to lớn ức chế chọn lọc NO để điều trị viêm khớp [62]

1.4.5 Tác dụng trên hệ thống thận

Dịch chiết nước và ethanol lá cỏ sữa lá lớn thể hiện tác dụng lợi tiểu trên chuột Wistar ở mức liều 50 mg/kg và 100 mg/kg dùng đường tiêm so với mẫu chứng và furosemid (5 mg/kg), acetazolamid (5 mg/kg) Dịch chiết nước làm tăng đào thải

Na+, K+, HCO3- trong khi dịch chiết ethanol làm tăng đào thải HCO3- và K+, ít ảnh hưởng đến đào thải Na+ Nghiên cứu cho rằng các thành phần có hoạt tính trong dịch chiết nước lá cỏ sữa lá lớn có cơ chế lợi tiểu tương tự như acetazolamid [39]

Bên cạnh đó, dịch chiết methanol của lá và thân cỏ sữa lá lớn có tác dụng ức chế men chuyển angiotensin 90% và 50% ở các mức liều tương ứng 500 μg và 150 μg

sử dụng xét nghiệm hấp thu miễn dịch liên kết enzym (ELISA) Nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các hợp chất ức chế men chuyển angiotensin có mặt trong phân đoạn phân cực và phân cực trung bình [71]

1.4.6 Tác dụng chống dị ứng

Dịch chiết ethanol của bộ phận trên mặt đất cây cỏ sữa lá lớn có tác dụng ức chế phản ứng quá mẫn rõ rệt trên chuột Wistar và chuột BALB/c ở các mức liều 125 mg/kg, 250 mg/kg, 500 mg/kg dùng đường uống so với mẫu chứng và cetirizin (10

mg/kg) Nghiên cứu in vitro trên tế bào mast phúc mạc chuột cho thấy dịch chiết

trên có tác dụng giảm sự giải phóng TNF-α và IL-6 ở các nồng độ 10 µg/ml, 30 μg/ml, 90 μg/ml [77] Một nghiên cứu khác cũng cho thấy dịch chiết ethanol 95ocủa bộ phận trên mặt đất cỏ sữa lá lớn có tác dụng ngăn chặn phản ứng dị ứng giai đoạn sớm và muộn [63]

1.4.7 Tác dụng ức chế miễn dịch

Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết ethanol toàn cây cỏ sữa lá lớn trên đáp ứng miễn dịch dịch thể và trung gian tế bào trên chuột dùng đường uống cho thấy: ở mức liều 100 mg/kg và 200 mg/kg, dịch chiết thể hiện tác dụng ức chế miễn dịch so với thuốc đối chiếu cyclosporin (5 mg/kg) và levamisol (2,5 mg/kg) [11]

Trang 22

dài thời gian sống trung bình và giảm rõ rệt kích thước khối u [53]

1.5 Công dụng

Cây cỏ sữa lá lớn theo kinh nghiệm dân gian được dùng để chữa tiêu chảy, kiết

lỵ, giun sán [8], nhiễm khuẩn đường ruột, cao huyết áp, phù nề [36], dùng làm thuốc chữa ho, hen, viêm phế quản, khí phế thũng, chữa tắc tia sữa [8], các bệnh đường niệu, sinh dục: bệnh lậu [8], viêm thận, viêm bể thận [2] Bên cạnh đó, nhựa

cỏ sữa lá lớn được dùng để chữa hột cơm, mụn cóc, vết thương [8], viêm giác mạc, loét giác mạc [2]

Trang 23

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị

2.1.1 Nguyên liệu

Bộ phận trên mặt đất (BPTMĐ) cây cỏ sữa lá lớn được thu hái tại xã Dĩ An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương vào tháng 11 năm 2014

Mẫu cây có hoa được ép tiêu bản, lưu trữ tại Phòng Tiêu bản - Bộ môn Thực vật

- Trường Đại học Dược Hà Nội với số hiệu tiêu bản là HNIP/18112/15

BPTMĐ của cây cỏ sữa lá lớn được phơi khô, cắt thành các đoạn dài 4-6 cm và được bảo quản trong túi nilon, để nơi khô ráo, thoáng mát

Ảnh chụp BPTMĐ cỏ sữa lá lớn nghiên cứu được trình bày ở hình 2.1

Hình 2.1 Ảnh chụp BPTMĐ cỏ sữa lá lớn nghiên cứu

2.1.2 Hóa chất và dụng cụ

 Hóa chất dùng cho nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích gồm có:

- Các dung môi hữu cơ: ethanol tuyệt đối, methanol, ether dầu hỏa, chloroform, ethyl acetat, n-hexan, toluen, diethyl ether

- Hóa chất : AlCl3.6H2O, natri acetat, acid acetic, acid formic, amoniac, dung dịch Cloramin B, xanh methylen, son phèn

- Thuốc thử: Các thuốc thử dùng trong các phản ứng định tính và thuốc thử hiện màu sắc ký ( Mayer, Dragendorff, Bouchardat, dd FeCl3 5%, dd gelatin 1%, dd chì acetat 10%, Lugol, Fehling A, Fehling B, vanillin-acid sulfuric)

- Bản mỏng silica gel F254 tráng sẵn (MERCK), độ dày 0,2 mm, hoạt hóa trong tủ sấy ở 110oC trong 60 phút

Trang 24

 Dụng cụ:

- Pipet, bình định mức, ống nghiệm, bình cầu, cốc có mỏ, ống đong, phễu

- Bộ dụng cụ chiết hồi lưu, bộ dụng cụ chiết soxhlet

2.1.3 Thiết bị và máy móc sử dụng

- Cân phân tích Mettler Toledo AB204-S9 (Thụy Sĩ) độ chính xác 0,01 mg

- Cân phân tích Precisa (Thụy Sĩ) độ chính xác 0,1 mg

- Máy đo quang Hitachi U-1900 Spectrophotometer

- Hệ thống phun mẫu trên máy Linomat 5

- Tủ sấy Memmert (Đức)

- Máy đo độ ẩm MB 25 Ohaus (Mỹ)

- Kính hiển vi Leica (Đức)

- Kính lúp soi nổi Leica EZ4

- Máy cắt vi phẫu cầm tay

- Máy ảnh Canon

- Máy đun cách thủy Memmert (Đức)

2.2 Nội dung nghiên cứu

 Nghiên cứu đặc điểm thực vật cây cỏ sữa lá lớn

- Mô tả đặc điểm hình thái và xác định tên khoa học

- Mô tả đặc điểm vi phẫu thân, lá

- Mô tả đặc điểm bột thân, lá, hoa, quả

 Nghiên cứu thành phần hóa học cây cỏ sữa lá lớn

- Định tính các nhóm hợp chất bằng phản ứng hóa học

- Định tính các phân đoạn dịch chiết n-hexan, chloroform, ethyl acetat bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM)

- Định lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp đo quang

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm thực vật

- Mô tả đặc điểm hình thái và xác định tên khoa học: Mẫu cây cỏ sữa lá lớn được

mô tả theo phương pháp mô tả phân tích, đối chiếu với khóa phân loại chi

Euphorbia, bản mô tả loài Euphorbia hirta L trong Thực vật chí Trung Quốc [22]

và Khóa xác định và hệ thống họ Thầu dầu Việt Nam của GS.TSKH Nguyễn Nghĩa

Thìn [7] để xác định tên khoa học

Trang 25

- Mô tả đặc điểm vi phẫu thân, lá: Mẫu thân, lá cỏ sữa lá lớn được cắt vi phẫu bằng máy cắt cầm tay, tẩy bằng Cloramin B, nhuộm theo phương pháp nhuộm kép Quan sát dưới kính hiển vi, chụp ảnh và mô tả các đặc điểm vi phẫu

- Mô tả đặc điểm bột thân, lá, hoa, quả: Sấy dược liệu (thân, lá, hoa, quả) trong tủ sấy ở nhiệt độ 60oC, sau đó dùng thuyền tán và chày cối sứ nghiền nhỏ Rây lấy bột mịn, dùng kim mũi mác lấy bột dược liệu cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, đặt lamen lên Quan sát dưới kính hiển vi, chụp ảnh và mô tả các đặc điểm bột

- Chụp ảnh các đặc điểm vi phẫu và bột bằng máy ảnh Canon Xử lý ảnh bằng phần mềm PHOTOSHOP CS6

2.3.2 Nghiên cứu thành phần hóa học

 Định tính các nhóm hợp chất bằng phản ứng hóa học: Tiến hành theo phương

pháp ghi trong tài liệu [1]

 Định tính các phân đoạn dịch chiết n-hexan, chloroform, ethyl acetat bằng

SKLM

- Bản mỏng silica gel F254 đã hoạt hóa ở 110oC trong 1 giờ

- Chấm các dịch chiết lên bản mỏng và khai triển với hệ dung môi tương ứng

- Quan sát vết ở ánh sáng thường, sau đó quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ( UV254 và UV366)

- Hiện vết bằng thuốc thử vanillin-acid sulfuric

- Phân đoạn ethyl acetat được chấm so sánh với quercitrin và rutin chuẩn

 Định lượng flavonoid có trong cây cỏ sữa lá lớn bằng phương pháp đo quang:

- Tiến hành chiết xuất dịch chiết cỏ sữa lá lớn và loại tạp

- Làm phản ứng với dung dịch nhôm clorid 10% trong nước

- Khảo sát cực đại hấp thụ

- Khảo sát khoảng tuyến tính

- Sử dụng kĩ thuật đường chuẩn để xác định được nồng độ chất cần phân tích có trong mẫu định lượng Hàm lượng flavonoid toàn phần được tính toán theo chất chuẩn quercitrin trong dược liệu khô tuyệt đối

 Xử lý kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được lưu trữ và xử lý thống kê bằng phần mềm MICROSOFT EXCEL

Trang 26

Chương 3 THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1 Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật

3.1.1 Mô tả đặc điểm hình thái

Quan sát tại thực địa, cây cỏ sữa lá lớn có những đặc điểm sau đây:

Cây thảo, sống hằng năm, cao từ 20-50 cm, có nhựa mủ trắng Rễ cọc, màu vàng nâu, rễ chính dài 5-10 cm, đường kính 1-3 mm Thân mọc thẳng đôi khi gấp khúc, hình trụ, đường kính 1-4 mm, màu từ xanh nhạt (khi còn non) đến hồng, đỏ tím (khi trưởng thành), chia thành nhiều đốt, các đốt ở gần rễ thường ngắn hơn dài 2-3 cm, các đốt ở phía trên dài từ 3-7 cm, các mấu giữa các đốt thân hơi phình ra Thân thường phân nhánh ở phần giữa và phần trên của cây, đôi khi cả ở gần rễ Thân thường phân từ 2-4 nhánh, có khi nhiều hơn, các nhánh mọc ra từ mấu thân Trên thân có nhiều lông che chở đa bào màu vàng nâu, lông nhỏ màu trắng Lá đơn, mọc đối, thành hàng, có 2 lá kèm mỏng hình lông cứng dài 1-2 mm ở hai bên cuống lá Cuống lá ngắn, dài 1-3 mm, có lông Phiến lá hình bầu dục hoặc elip dài, lá non dài

từ 1-2 cm, rộng 0,4-0,8 cm; lá trưởng thành dài từ 2-4 cm, rộng 0,8-1,5 cm Mặt trên của lá có màu biến đổi từ xanh đậm đến đỏ, mặt dưới có màu xanh nhạt, cả hai mặt đều có lông Gốc lá không đối xứng một bên tròn, một bên hình khiên, mép lá

có răng cưa, ngọn lá nhọn Hoa đơn tính cùng gốc Cụm hoa hình chén, các cụm tụ lại thành xim có cuống, mọc ở nách lá, cuống dài 2-4 mm Chén của cụm hoa có kích thước 0,5-1 x 1 mm, có 4 tuyến tiết hình đĩa, màu đỏ xếp thành hình elip trên thành chén Bên trong mỗi chén có 1 hoa cái và 2-5 hoa đực Hoa đực: Hoa trần không cuống, chỉ gồm 1 nhị, kích thước 0,1 x 0,8 mm, chỉ nhị mảnh màu trắng trong, chia 2-3 đốt, có 2 bao phấn màu vàng, bao phấn đính gốc Hoa cái: Hoa trần

có cuống ngắn dài 1 mm, nhô ra khỏi chén Bầu nhụy hình cầu, kích thước 1 x 1

mm, có nhiều lông nhỏ, vòi nhụy rời gồm 6 vòi, núm nhụy có màu vàng hoặc đỏ, bầu 3 ô Quả nang 3 ô, mỗi ô chứa 1 hạt, kích thước 1-1,5 x 1-1,5, có nhiều lông nhỏ, quả có cuống dài 1,5 mm Hạt hình cầu hoặc tứ giác, kích thước 0,3-0,4 x 0,7-0,9 mm, màu đỏ, bên trong hạt màu trắng, bề mặt vỏ hơi nhăn nheo, có rãnh nhỏ

Trang 27

Ảnh chụp các đặc điểm hình thái cây cỏ sữa lá lớn được trình bày ở hình 3.1 và hình 3.2

3.1.2 Xác định tên khoa học của mẫu nghiên cứu

Căn cứ vào đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu, đối chiếu với khóa phân

loại chi Euphorbia, bản mô tả loài Euphorbia hirta L của Thực vật chí Trung Quốc

[22] và Khóa xác định và hệ thống họ Thầu dầu Việt Nam của GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn [7] cùng với sự giúp đỡ của TS Nguyễn Quốc Huy, mẫu cỏ sữa lá lớn

nghiên cứu đã được xác định tên khoa học là Euphorbia hirta L., họ Thầu dầu

(Euphorbiaceae)

Hình 3.1 Ảnh chụp toàn cây cỏ sữa lá lớn

Trang 28

Hình 3.2 Ảnh chụp các đặc điểm cây cỏ sữa lá lớn

Chú thích:

3.1.3 Đặc điểm vi phẫu

3.1.3.1 Đặc điểm vi phẫu lá

Phần gân lá: Mặt trên hơi lõm, mặt dưới lồi Biểu bì dưới (2) gồm 1 hàng tế bào

hình trứng xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào (1) Mô mềm (3) gồm 4-5 hàng

tế bào hình gần tròn, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn Mô dày (4) gồm 3-4 hàng

tế bào đa giác, thành dày, xếp lộn xộn nằm sát bó libe-gỗ Gân lá có 2 bó libe-gỗ

Trang 29

hình cung, libe (5) ở phía ngoài, gỗ (6) ở trong Phía trên bó libe-gỗ có 1 hàng tế bào mô mềm (7) có kích thước lớn bao quanh Mô giậu (8) gồm 2-3 hàng tế bào nằm sát với 2 hàng tế bào mô dày (9) phía trên Biểu bì trên (10) gồm 1 hàng tế bào hình trứng xếp đều đặn

Phần phiến lá: Biểu bì dưới (12) gồm 1 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn

và mang lông che chở đa bào (11) Mô mềm (13) gồm 2-3 hàng tế bào, kích thước không đều, xếp lộn xộn Mô giậu (14) gồm 2-3 hàng tế bào xếp tương đối đều đặn, nằm sát biểu bì trên Biểu bì trên (15) gồm 1 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn Ảnh chụp vi phẫu lá cỏ sữa lá lớn dưới kính hiển vi được trình bày ở hình 3.3

Hình 3.3 Ảnh chụp vi phẫu lá cỏ sữa lá lớn

Chú thích :

7 Tế bào mô mềm bao quanh bó libe-gỗ

Trang 30

3.1.3.2 Đặc điểm vi phẫu thân

Mặt cắt vi phẫu thân hình gần tròn Ngoài cùng là lớp biểu bì (2) gồm 1 lớp tế bào hình trứng xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào (1) Dưới lớp biểu bì là mô mềm vỏ (3) cấu tạo gồm 5-6 lớp tế bào hình trứng, xếp tương đối đều đặn thành các vòng tròn đồng tâm Các bó libe-gỗ xếp sát nhau tạo thành vòng hướng tâm, mỗi bó gồm libe (4) ở phía ngoài, gỗ (5) ở phía trong, ngăn cách với libe bởi tầng phát sinh libe-gỗ Tâm là mô mềm ruột (6) chiếm một phần hai chiều dày thân gồm các tế bào hình tròn thành mỏng, càng vào trong các tế bào có kích thước càng lớn

Ảnh chụp vi phẫu thân cỏ sữa lá lớn dưới kính hiển vi được trình bày ở hình 3.4

Hình 3.4 Ảnh chụp vi phẫu thân cỏ sữa lá lớn

3.1.4 Đặc điểm bột dược liệu

Trang 31

chữ nhật (4), mảnh mô mềm gồm các tế bào thành mỏng xếp lộn xộn (5), mạch xoắn (6)

Ảnh chụp đặc điểm bột lá được trình bày ở hình 3.5

Ảnh chụp đặc điểm bột thân được trình bày ở hình 3.6

Ảnh chụp đặc điểm bột hoa được trình bày ở hình 3.7

Trang 32

Hình 3.5 Ảnh chụp các đặc điểm bột lá cỏ sữa lá lớn dưới kính hiển vi

Chú thích: 1 Lông che chở đa bào; 2 Mảnh biểu bì mang lỗ khí; 3 Lỗ khí;

4 Mảnh biểu bì; 5 Mô mềm; 6 Mạch xoắn

Hình 3.6 Ảnh chụp các đặc điểm bột thân cỏ sữa lá lớn dưới kính hiển vi

Chú thích: 1 Lông che chở đa bào; 2 Mảnh biểu bì; 3 Mô mềm;

4 Mô mềm chứa tinh bột; 5 Mạch xoắn; 6 Mạch điểm; 7 Bó sợi; 8 Tinh bột

Ngày đăng: 27/07/2015, 09:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Dược liệu (2012), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, trang 51-104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu dược liệu
Tác giả: Bộ môn Dược liệu
Năm: 2012
3. Phan Minh Giang, Đỗ Ngọc Cương, Nguyễn Thị Diệp, Phan Tống Sơn (2012), "Nghiên cứu các thành phần hóa học của cây cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta L., Euphorbiaceae)", Tạp chí hóa học, 50(4), trang 440- 443 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các thành phần hóa học của cây cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta L., Euphorbiaceae)
Tác giả: Phan Minh Giang, Đỗ Ngọc Cương, Nguyễn Thị Diệp, Phan Tống Sơn
Năm: 2012
4. Nguyễn Thu Hằng (2014), "Nghiên cứu đặc điểm hiển vi của cỏ sữa lá to và cỏ sữa lá nhỏ", Tạp chí Dược học, 455, trang 51-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm hiển vi của cỏ sữa lá to và cỏ sữa lá nhỏ
Tác giả: Nguyễn Thu Hằng
Năm: 2014
5. Trương Hoàng Kiên, Phí Ngọc Quyên, Trương Tuyết Mai (2013), "Khả năng kiểm soát đường huyết sau ăn của sản phẩm trà cỏ sữa trên bệnh nhân đái tháo đường type 2", Y học thực hành, 10, trang 44-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng kiểm soát đường huyết sau ăn của sản phẩm trà cỏ sữa trên bệnh nhân đái tháo đường type 2
Tác giả: Trương Hoàng Kiên, Phí Ngọc Quyên, Trương Tuyết Mai
Năm: 2013
9. Abu-Sayeed M, ABBAS ALI M, Bhattacharjee PK, ISLAM Anwarul, Astaq GRM, KHAN Mohal, and YEASMIN Sharmina (2005), "Biologicalevaluation of extracts and triterpenoids of Euphorbia hirta", Pakistan Journal of Scientific and Industrial Research, 48(2), pp. 122-125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biological evaluation of extracts and triterpenoids of Euphorbia hirta
Tác giả: Abu-Sayeed M, ABBAS ALI M, Bhattacharjee PK, ISLAM Anwarul, Astaq GRM, KHAN Mohal, and YEASMIN Sharmina
Năm: 2005
10. Adedapo Adeolu Alex, Shabi Olufemi Olaitan, and Adedokun Oyeduntan Adeyoju (2005), "Anthelmintic efficacy of the aqueous crude extract of Euphorbia hirta Linn in Nigerian dogs", Veterinarski arhiv, 75(1), pp. 39- 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anthelmintic efficacy of the aqueous crude extract of Euphorbia hirta Linn in Nigerian dogs
Tác giả: Adedapo Adeolu Alex, Shabi Olufemi Olaitan, and Adedokun Oyeduntan Adeyoju
Năm: 2005
11. Ahmad S. F., Khan B., Bani S., Kaul A., Sultan P., Ali S. A., Satti N. K., Bakheet S. A., Attia S. M., Zoheir K. M., and Abd-Allah A. R. (2013),"Immunosuppressive effects of Euphorbia hirta in experimental animals", Inflammopharmacology, 21(2), pp. 161-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Immunosuppressive effects of Euphorbia hirta in experimental animals
Tác giả: Ahmad S. F., Khan B., Bani S., Kaul A., Sultan P., Ali S. A., Satti N. K., Bakheet S. A., Attia S. M., Zoheir K. M., and Abd-Allah A. R
Năm: 2013
12. Ahmad Sheikh Fayaz, Sultan Phalisteen, Ashour Abdelkader E, Khan Tajdar Husain, Attia Sabry M, Bakheet Saleh A, and Abd-Allah Adel RA (2013),"Modulation of Th1 cytokines and inflammatory mediators by Euphorbia hirta in animal model of adjuvant-induced arthritis", Inflammopharmacology, 21(5), pp. 365-375 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modulation of Th1 cytokines and inflammatory mediators by Euphorbia hirta in animal model of adjuvant-induced arthritis
Tác giả: Ahmad Sheikh Fayaz, Sultan Phalisteen, Ashour Abdelkader E, Khan Tajdar Husain, Attia Sabry M, Bakheet Saleh A, and Abd-Allah Adel RA
Năm: 2013
13. Anuradha H., Srikumar B. N., Shankaranarayana Rao B. S., and Lakshmana M. (2008), "Euphorbia hirta reverses chronic stress-induced anxiety and mediates its action through the GABAA receptor benzodiazepine receptor- Cl− channel complex", Journal of Neural Transmission, 115(1), pp. 35-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Euphorbia hirta reverses chronic stress-induced anxiety and mediates its action through the GABAA receptor benzodiazepine receptor-Cl− channel complex
Tác giả: Anuradha H., Srikumar B. N., Shankaranarayana Rao B. S., and Lakshmana M
Năm: 2008
14. Aqil M and Khan IZ (1999), "Euphorbianin-a new flavonol glycoside from Euphorbia hirta Linn", Global Journal of Pure and Applied Sciences, 5, pp.371-374 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Euphorbianin-a new flavonol glycoside from Euphorbia hirta Linn
Tác giả: Aqil M and Khan IZ
Năm: 1999
15. Asha.S, Deevika.B, and Sadiq.A Mohamad (2014), "Euphorbia hirta Linn - A review on traditional uses, phytochemistry and pharmacology", World journal of Pharmaceutical Research, 3(4), pp. 180-205 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Euphorbia hirta Linn - A review on traditional uses, phytochemistry and pharmacology
Tác giả: Asha.S, Deevika.B, and Sadiq.A Mohamad
Năm: 2014
16. Babujanarthanam R, Kavitha P, and Rajalakshm G (2011), "Antihyperglycaemic and Antioxidant Role of Quercitrin, a Bio-Flavonoid, in Streptozotocin-Induced DiabeticWistar Rat tissues", Journal of Pharmacy Research, 4(10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antihyperglycaemic and Antioxidant Role of Quercitrin, a Bio-Flavonoid, in Streptozotocin-Induced DiabeticWistar Rat tissues
Tác giả: Babujanarthanam R, Kavitha P, and Rajalakshm G
Năm: 2011
17. Babujanarthanam Ranganathan, Kavitha Purushothaman, and Pandian Moses Rajasekara (2010), "Quercitrin, a bioflavonoid improves glucosehomeostasis in streptozotocin‐induced diabetic tissues by altering glycolytic and gluconeogenic enzymes", Fundamental & clinical pharmacology, 24(3), pp. 357-364 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quercitrin, a bioflavonoid improves glucose homeostasis in streptozotocin‐induced diabetic tissues by altering glycolytic and gluconeogenic enzymes
Tác giả: Babujanarthanam Ranganathan, Kavitha Purushothaman, and Pandian Moses Rajasekara
Năm: 2010
18. Babujanarthanam Ranganathan, Kavitha Purushothaman, Rao US Mahadeva, and Pandian Moses Rajasekara (2011), "Quercitrin a bioflavonoid improves the antioxidant status in streptozotocin: induced diabetic rat tissues",Molecular and cellular biochemistry, 358(1-2), pp. 121-129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quercitrin a bioflavonoid improves the antioxidant status in streptozotocin: induced diabetic rat tissues
Tác giả: Babujanarthanam Ranganathan, Kavitha Purushothaman, Rao US Mahadeva, and Pandian Moses Rajasekara
Năm: 2011
19. Bae Eun-Ah, Han Myung Joo, Lee Mase, and Kim Dong-Hyun (2000), "In vitro inhibitory effect of some flavonoids on rotavirus infectivity",Biological & pharmaceutical bulletin, 23(9), pp. 1122-1124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: In vitro inhibitory effect of some flavonoids on rotavirus infectivity
Tác giả: Bae Eun-Ah, Han Myung Joo, Lee Mase, and Kim Dong-Hyun
Năm: 2000
20. Basma Abu Arra, Zakaria Zuraini, Latha Lacimanan Yoga, and Sasidharan Sreenivasan (2011), "Antioxidant activity and phytochemical screening of the methanol extracts of Euphorbia hirta L", Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, 4(5), pp. 386-390 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antioxidant activity and phytochemical screening of the methanol extracts of Euphorbia hirta L
Tác giả: Basma Abu Arra, Zakaria Zuraini, Latha Lacimanan Yoga, and Sasidharan Sreenivasan
Năm: 2011
21. Bhatia D. S., Jindal Vandana, and Malik C. P. (1986), "Effect of Salicylic Acid and Tannic Acid on Stomatal Aperture and some Enzyme Changes in Isolated Epidermal Peelings of Euphorbia hirta L", Biochemie undPhysiologie der Pflanzen, 181(4), pp. 261-264 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of Salicylic Acid and Tannic Acid on Stomatal Aperture and some Enzyme Changes in Isolated Epidermal Peelings of Euphorbia hirta L
Tác giả: Bhatia D. S., Jindal Vandana, and Malik C. P
Năm: 1986
23. Brindha D., Saroja S., and Jeyanthi G. P. (2010), "Protective potential [correction of potencial] of Euphorbia hirta against cytotoxicity induced in hepatocytes and a HepG2 cell line", J Basic Clin Physiol Pharmacol, 21(4), pp. 401-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Protective potential [correction of potencial] of Euphorbia hirta against cytotoxicity induced in hepatocytes and a HepG2 cell line
Tác giả: Brindha D., Saroja S., and Jeyanthi G. P
Năm: 2010
24. Caltagirone Sara, Rossi Cosmo, Poggi Andreina, Ranelletti Franco O, Natali Pier Giorgio, Brunetti Mauro, Aiello Francesca B, and Piantelli Mauro (2000), "Flavonoids apigenin and quercetin inhibit melanoma growth and metastatic potential", International Journal of Cancer, 87(4), pp. 595-600 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flavonoids apigenin and quercetin inhibit melanoma growth and metastatic potential
Tác giả: Caltagirone Sara, Rossi Cosmo, Poggi Andreina, Ranelletti Franco O, Natali Pier Giorgio, Brunetti Mauro, Aiello Francesca B, and Piantelli Mauro
Năm: 2000
25. Cincin Zeynep Birsu, Unlu Miray, Kiran Bayram, Bireller Elif Sinem, Baran Yusuf, and Cakmakoglu Bedia (2014), "Apoptotic Effects of Quercitrin on DLD-1 Colon Cancer Cell Line", Pathology & Oncology Research, pp. 1-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Apoptotic Effects of Quercitrin on DLD-1 Colon Cancer Cell Line
Tác giả: Cincin Zeynep Birsu, Unlu Miray, Kiran Bayram, Bireller Elif Sinem, Baran Yusuf, and Cakmakoglu Bedia
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w