1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây bá bệnh

42 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Bắt nguồn từ kinh nghiệm dân gian, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đến nay rất nhiều dược liệu đã được nghiên cứu, sử dụng rộng rãi và khoa học.Trong kho tàng k

Trang 1

B Ộ Y T Ế TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

cg ★ so

LÊ THANH BlNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THựC VẬT VÀ THÀNH PHẦN

HOÁ HỌC CỦA CÂY BÁ BỆNH

(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC s ĩ KHÓA 2002-2007^ ^ ^ M

Người hướng dẫn : TS Nguyên

Nơi thực hiện : Bộ môn Dược Liệu

Thời gian thực hiện ; 01/2007 đến 05/2007

HÀ NỘI, THÁNG 05 NĂM 2007

Trang 2

j ß d i eỏ M L ổ n

Vói lòng kính trọng và biết 0fn sâu sắc, em xin chân thành gửi lòd cảm ơn

TS Nguyễn Viết Thân, ngưòd đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp

đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo, các cán bộ kỹ thuật viên Bộ môn Dược liệu đã đóng góp những ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận này

Nhân dịp này, em cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới người thân, bạn bè

đã luôn động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khoá luận

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2007

Sinh viên

Lê Thanh Bình

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT v m Đ Ề 1

Phần 1: Tổng quan .2

1.1 Vị trí phân loại cây Bá bệnh .2

1.2 Đặc điểm hình thái cơ bản của họ Thanh th ấ t 2

1.3 Đặc điểm hoá học của cây Bá b ệ n h 4

1.4 Tác dụng, công dụng và một số chế phẩm từ cây Bá b ện h 6

Phần 2: Thực nghiệm và kết q u ả 9

2.1 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu .9

2.1.1 Nguyên liệu 9

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 9

2.2 Thực nghiệm và kết q u ả 12

2.2.1 Đặc điểm thực v ậ t 12

A Đặc điểm hình thái 12

B Đặc điểm giải p h ẫ u 12

2.2.2 Đặc điểm hoá h ọ c 16

A Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ có trong dược liệ u 16

B Sắc ký lớp m ỏ n g 26

c Sơ bộ xác định vết Saponin trên sắc ký đồ dịch chiết methanol thân và rễ Bá b ệ n h 32

Kết luận và đề x u ấ t 34

1 Kết lu ậ n 34

2 Đề x u ấ t 35

Trang 5

Nhân dân ta từ lâu đã biết sử dụng các loại cây cỏ trong tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh Bắt nguồn từ kinh nghiệm dân gian, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đến nay rất nhiều dược liệu đã được nghiên cứu, sử dụng rộng rãi và khoa học.

Trong kho tàng kinh nghiệm quý báu đó, cây Bá bệnh (Eurỵcoma

longifolia Jack.), họ Thanh thất {Simaroubaceae) hay còn gọi là cây Bách

bệnh, đã được nhân dân ta sử dụng khá nhiều Đặc biệt là vỏ cây thưcmg được

sử dụng làm thuốc dưới tên Hậu phác nam với nhiều công dụng như chữa các trường hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy; vỏ thân còn được dùng để chữa sốt rét, giải độc rượu và chữa đau mỏi do thấp Ngoài ra,

gỗ thân cũng được dùng để chữa tiêu chảy, quả chữa lỵ, rễ chữa ngộ độc và tẩy giun, lá tươi nấu nước tắm chữa ghẻ lở

Hiện nay, trên thế giới, cây Bá bệnh đã được dùng phổ biến như mộtnguồn dược liệu đem lại hiệu lực điều trị và lợi ích kinh tế cao Tuy nhiên, ở Việt Nam, cây này chưa được nghiên cứu một cách toàn diện mà chủ yếu chỉ

sử dụng theo kinh nghiệm dân gian Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài

'"Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hoá học của cây Bá bệnh'’

với mục đích góp phần nghiên cứu đ ể sử dụng một cách hiệu quả và kinh tế

hơn vị thuốc Bá bệnh thu hái ở Việt Nam, và với các nội dung sau:

- Nghiên cứu về mặt thực vật của cây Bá bệnh.

- Bước đầu nghiên cứu về thành phần hoá học của cây Bá bệnh.

Trang 6

PHẦN 1: TỔNG QUAN1.1 Vị trí phân loại cây Bá bệnh [4], [10]:

Theo hệ thống phân loại thực vật Jakhtajan, cây Bá bệnh {Eurycoma

longifolia Jack.), họ Thanh thất (Simaroubaceae) hay còn gọi là cây bách

bệnh, lồng bẹt, mật nhcfn, người Tày gọi là Tho nan [2], có vị trí phân loại như sau:

1.2 Đặc điểm hình thái cơ bản của họ Thanh th ấ t:

Các cây họ Thanh thất là cây gỗ hay cây bụi, vỏ đắng, nhánh có phủ lông sít nhau Lá lớn, mọc so le, kép lông chim lẻ, có nhiều đôi lá chét mọc đối

Cụm hoa mọc thành chuỳ rộng, thường mọc ở gần ngọn; hoa thường đơn tính;

có một số lưỡng tính, hoa thường mẫu 3- 5, nhỏ, đều Lá đài 5, rời hoặc dính ở gốc, thường phủ lông tơ Cánh hoa 5, dài hơn lá đài nhiều Nhị 5, xen kẽ vói

cánh hoa; chỉ nhị rời và ồ gốc mỗi nhị thường có phần phụ dạng vẩy; bao phấn

ngắn, có khi ngã xuống, lắc lư, mở ngang hoặc hướng trong Bộ nhuỵ gồm 4-5

(3-2) lá noãn rời, xếp chồng trên cánh hoa; ở hoa đực không có các lá noãn

hoặc chỉ có rất thô sơ; vòi nhuỵ dính thành cột; đầu nhuỵ rời Quả hạch 3-5,

Trang 7

hoặc quả nang, quả có cánh Hạt không có phôi nhũ, có vỏ lởm chởm lông ngắn [4], [1].

Theo tác giả Nguyễn Tiến Bân, họ Thanh thất có khoảng 30 chi, 200 loài,

phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, ít ở cận nhiệt đới và ôn đới ở Việt Nam có

8-10 chi:

Hebonga Picrasma (Triscaphis)

Quassia Samadera ịSamadura)

và có trên 10 loài [1]

Theo tác giả Phạm Hoàng Hộ, họ Thanh thất (tác giả gọi là họ Khổ mộc)

ở Việt Nam có 8 chi [6]:

Trong đó, chi Eurycoma có 2 loài: E longifolia và E harmandiana [22].

ở Việt Nam, cây Bá bệnh mọc khá phổ biến trên cả nước, nhưng gặp nhiều hơn ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, thường mọc ở dưới tán rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và đôi khi cả ở đồi cây bụi [14]

Trang 8

1.3 Đặc điểm hoá học của cây Bá bệnh:

ở Việt Nam, cây Bá bệnh chưa được nghiên cứu nhiều Theo một số tài liệu trong cây này có:

Các hợp chất quassinoid: eurycomalacton; 6 a

-hydroxyeurycomalacton, longilacton; 5,6-dehydro-eurycomalacton; 14,15-p- dihydroxyklaineanon, 11-dehydroklaineanon [14]

- Các hợp chất triterpen loại tirucalan: niloticin; dihydroniloticin;

piscidinol A; bourjotinolon A; episapelin A; melianon và hyspidron [9]

- Từ rễ đã phân lập được 3 quassinoid: eurycomanol; eurycomanol 2-0- p-D glucopyranosid và 13Ị3, 18-dihydroeurycomanol [14]

- Các alcaloid loại xanthin-6-on được phân lập từ vỏ và gỗ:

9, lO-dimethoxyxanthin-6-on; 10-hydroxy-9-methoxy-xanthin-6-on; 11

hydroxy-lO-methoxy-xanthin-6-on; 5,9-dimethoxyxanthin-6-on và 9-methoxy -3-methyl-xanthin-5, 6-dion.

Ngoài ra còn có các alcaloid carbolin [14]

- Từ vỏ cây Bá bệnh ở miền Đông nam bộ Việt Nam đã xác định được

thành phần hai chất đắng eurycomalacton và 2, 6-dimethoxybenzoquinon

Ngoài ra, còn campestrol, và |3-sitosterol [14]

2,6-dimethoxybenzoquinon

Trang 10

1.4 Tác dụng, công dụng và một số chế phẩm từ cây Bá bệnh:

-T ác dụng dược lý:

- Theo tác giả Đỗ Huy Bích:

+ Về mặt dược lý, cao chiết từ bá bệnh có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét (chính là tác dụng của các quassinoid)

+ Một số chế phẩm thuốc gồm 3 dược liệu: Bá bệnh, Trâm bầu

(Combretum quadrangulare Kuxy) và cỏ trinh nữ {Mimosa púdica L.) đã

được áp dụng trên bệnh nhân có chỉ định điều trị mật vói kết quả là lượng bilirubin - máu đã giảm đáng kể [2]

- Một số tác giả khác cho rằng:

+ Bá bệnh có tác dụng kích thích tình dục Có mối tương quan giữa hoạt tính kích thích sinh dục nam và lượng nội tiết tố sinh dục nam trong huyết thanh Thân và rễ Bá bệnh làm tăng lượng testosteron trong huyết thanh động vật, rễ làm tăng testosteron nhiều hơn thân cây Không giống như liệu pháp điều trị thay thế testosteron, Bá bệnh không làm mất sự sản xuất testosteron tự nhiên của cơ thể Cũng do đặc tính làm tăng nồng độ testosteron mà Bá bệnh còn được dùng để làm tăng sức mạnh của cơ bắp và tăng cưòỉng sức khoẻ [15].+ Hoạt động của virus gây ra khối u cũng bị ức chế bởi 14-15 P- dihydroxyklaineanon, một quassinoid của Bá bệnh Các quassinoid khác, eurycomanol; 13,21-dihydroeurycomanol và 14,15 P-dihydroxyklaineanon có khả năng chống độc tế bào [18], [21]

+ Longilacton có tác dụng chống sán máng [17]

+ Một số quassinoid như eurycomanol, eurycomalacton, và 14, 15 p- dihydroxyklaineanon có tác dụng làm giảm các lipopolysaccharid gây ra sốt ở chuột sau 1 giờ và có khả năng mạnh hơn aspirin [16].

+ Eurycomanol còn được cho là có tác dụng chống ung thư [20]

- Công dụng:

Trang 11

Giống như tên của cây, đây là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh (bá xuất phát từ bách, có nghĩa là trăm) [9].

Trong dân gian, vỏ thân Bá bệnh được dùng chữa các trường hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, đẩy bụng tiêu chảy, đau mỏi lưng do thấp, sốt rét, giải độc do uống nhiều rượu Quả chữa lỵ Rễ chữa ngộ độc và tẩy giun Lá chữa ghẻ, lở ngứa [14]

Một số người dân địa phương còn dùng rễ cây này để làm thuốc hạ sốt, làm nhanh lên da non ở những chỗ nhiễm trùng, vết thương, vết loét, giang mai, chảy máu răng [19]

Theo một số tài liệu, ở Campuchia, rễ bá bệnh được dùng chữa vàng da

suy kiệt [2]; ở Malaysia và Indonexia, Bá bệnh được biết đến như là một vị thuốc hạ sốt, chữa sốt rét rất tốt, lở loét miệng, và là một phương thuốc kích dục cho nam giới Nó cũng được cho là có tác dụng điều trị chứng tăng huyết

áp, đau nhức cơ thể và cải thiện sức khoẻ, là một loại thuốc hay được dùng sau khi sinh Cũng có tác giả cho rằng dạng bột của cây này có thể làm dịu các cơn đau đầu, đau dạ dày, đau do giang mai và nhiều chỗ đau thông thường khác [19]

- Một số bài thuốc dân gian và chế phẩm từ cây Bá bệnh:

Bài 1: Chữa phong tê, bại liệt nửa người:

Trang 12

Đậu đen 12g Dây gùi 8g

Sắc uống trong ngày [2]

Bài 3: Chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi chướng bụng:

Phụ nữ có thai không được dùng Bá bệnh [2]

Trên thế giói có rất nhiều chế phẩm được sản xuất từ cây Bá bệnh, chủ yếu từ rễ và đã được quảng cáo là có tác dụng rất tốt, thường là các tác dụng tăng lực, bồi bổ sức khỏe, làm tăng nồng độ testosteron đem lại hiệu quả kinh

tế rất cao Hiện nay có các chế phẩm dạng vỏ rễ, bột rễ, cao đặc, viên nang chứa 200 mg, 300 mg, 400 mg, 600 mg cao đặc dưới tên chế phẩm là Tongkat Ali, dạng chè hoà tan có tên là Ganocafe Tongkat Ali Các chế phẩm này được

sản xuất và sử dụng phổ biến ở các nước: Malaysia, Indonesia, Philippin,

Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Đức, Anh, Mỹ

ở Việt Nam, chưa có chế phẩm nào có nguồn gốc từ cây Bá bệnh được đăng ký sản xuất để đưa ra thị trường

Trang 13

PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

2.1 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.1.1 Nguyên liệu:

Các dược liệu sử dụng gồm có: thân và rễ của cây Bá bệnh {Eurycoma

longifolia Jack.), họ Thanh thất (Simaroubaceae) được thu hái ở một số địa

phưcfng thuộc tỉnh Nghệ An

2.1.2 Phưoiig pháp nghiên cứu:

- Thu hái và bảo quản:

Dược liệu tươi được thu hái, phơi sấy khô và bảo quản trong túi polyethylen kín, để nơi khô ráo ở nhiệt độ phòng

- Nghiên cứu đặc điểm thực vật:

Đăc điểm hình thái:

Qua sự quan sát thực tế, mô tả đặc điểm của cây và tham khảo, đối chiếu vói một số tài liệu

Chụp ảnh: ảnh chụp toàn cây hoặc một bộ phận của cây được chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số và được in

Đăc điểm vi hoc: Sau khi thu hái, dược liệu được đem xử lý bằng các phương pháp phù hợp rồi nghiên cứu:

+ Bột dược liệu:

• Dược liệu được phơi và sấy khô.

• Quan sát trực tiếp, nếm, ngửi để xác định mùi, màu, vị

• Nghiền nhỏ

• Lên tiêu bản bằng nước hoặc dung dịch chloral hy drat 75%

• Quan sát và mô tả dưới kính hiển vi

• Chụp ảnh: ơ iọ n những đặc điểm điển hình của bột dược liệu trên kính hiển vi có gắn máy ảnh, sử dụng trắc vi vật kính và trắc vi thị kính để đo kích thước các đặc điểm của bột dược liệu, chụp, chuyển thành các file ảnh trên

Trang 14

máy vi tính, ghép các đặc điểm của bột dược liệu vái nhau thành ảnh hoàn chỉnh và in.

• Cắt: vì dược liệu là thân gỗ và rễ lớn nên chỉ chọn phần vỏ rễ và vỏ thân

để cắt tiêu bản bằng máy cắt mỏng cầm tay

• Xử lý lát cắt: Lát cắt được lựa chọn những lát mỏng, tẩy bằng dung dịch chloramin bão hoà trong nước, rửa sạch bằng nước, tẩy tiếp bằng chloral hydrat 75%, rửa lại bằng nước, ngâm trong acid acetic, rửa bằng nước đến hết acid Sau đó tiến hành nhuộm kép với đỏ son phèn và xanh methylen Loại nước bằng Ethanol tuyệt đối rồi cố định tiêu bản thực vật bằng bôm trong xylen

• Quan sát mô tả: Tiêu bản đã cố định được để nơi khô ráo ở nhiệt độ phòng 1-2 tuần rồi đưa lên kính hiển vi quan sát, mô tả đặc điểm giải phẫu

• Chụp ảnh: Vi phẫu được đưa lên kính hiển vi có gắn máy ảnh, chụp và chuyển thành các file ảnh trên máy vi tính rồi in

- Nghiên cứu thành phần hoá học:

+ Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ: Tiến hành định tính các nhóm

chất hữu cơ: Glycosid tim, Saponin, Anthranoid, Flavonoid, Coumarin, Alcaloid, Tanin, Chất béo, Steroid, Acid hữu cơ theo tài liệu Thực tập dược liệu (Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hoá học) [8] và theo tài liệu Bài giảng Dược liệu [13]

+ Sắc ký Icfp mỏng:

Muc đích:

10

Trang 15

• Phát hiện sự có mặt của các thành phần hoá học có trong dược liệu dựa

vào hình ảnh sắc ký đồ dưới các ánh sáng có bước sóng khác nhau h= 254nm,

X = 366nm, ánh sáng thường và trong trường hợp có phun thuốc thử hiện màu.

• Xây dựng, phân tích sắc ký đồ tạo cơ sở dữ liệu cho quá trình nghiên cứu và sử dụng dược liệu sau này

Nguyên tắc: Dịch chiết được tiến hành chấm bằng máy CAMAG- Limonat 5 nên có thể lấy chính xác một lượng dịch chiết (đến 0,1 jxl) nên phương pháp này không những có thể ứng dụng để định tính mà còn có thể ứng dụng để bán định lượng và định lượng, sắc ký đồ được quan sát ở các ánh

sáng có bước sóng khác nhau và trong trường hợp có phun thuốc thử hiện màu, chụp ảnh bằng máy ảnh gắn với thiết bị chiếu ánh sáng thường và các

ánh sáng ở các bước sóng Ằ, = 254nm và Ằ, = 366nm Toàn bộ quá trình chấm,

chụp ảnh được điều khiển bằng phần mềm winCATS sử dụng phần mềm VideoScan để phân tích sắc ký đồ

+ Sơ bộ phát hiện vết Saponin trên sắc ký đồ:

Muc đích:

Sơ bộ phát hiện vết Saponin trên sắc ký đồ dịch chiết thân và rễ Bá bệnh bằng phương pháp gelatin - huyết tạo cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về dược liệu Bá bệnh sau này

Nguyên tắc:

Dựa trên tính chất phá huyết của Saponin và dựa vào kết quả định tính sơ

bộ các nhóm chất hoá học trong dược liệu; sau khi triển khai sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao thì dùng bản sắc ký đã khai triển để áp lên phiến kính tráng sẵn hỗn hợp gelatin - huyết Để cố định một thời gian và quan sát, những vết nào

có hiện tượng phá huyết chứng tỏ vết đó có Saponin

11

Trang 16

2.2 THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ:

Với mục đích góp phần nghiên cứu để sử dụng một cách hiệu quả và kinh

tế hcfn vị thuốc Bá bệnh thu hái ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành nghiên

cứu và quá trình thực nghiệm thu được những kết quả sau:

2.2.1 Đặc điểm thực vật:

A Đặc điểm hình thái:

Cây Bá bệnh là cây nhỡ xanh quanh năm, cao khoảng 2- 8m, có lông ở

nhiều bộ phận, thường ít phân nhánh, lá tập trung ở gần ngọn Lá lớn, mọc so

le, kép lông chim lẻ với nhiều đôi lá chét (21-25 đôi), không cuống, nguyên, mọc đối, mặt trên nhẵn màu xanh sẫm bóng, mặt dưới nhạt và có lông mịn màu trắng xám, cuống lá kép có lông màu gỉ sắt, khi lá rụng để lại sẹo lớn Hoa mọc thành chuỳ ở kẽ lá và tập trung ở ngọn; cành hoa có nhiều lông tơ,

cuống có màu gỉ sắt; hoa đơn tính, ở hoa đực thì nhuỵ nhỏ và khô, ở hoa cái

thì nhị lại nhỏ và khô; hoa màu nâu đỏ; đài hoa chia thành 5 thuỳ hình tam

giác có tuyến ở lưng; tràng hoa 5 cánh hình thoi cũng có tuyến; nhị 5 có lông dày và hai vảy nhỏ ở gốc, bầu có 5 noãn hơi dính nhau ở gốc Quả hạch, hình

thuôn nhẵn, có rãnh ở giữa, khi non màu vàng nâu và màu nâu đỏ khi chín, chứa một hạt Trên bề mặt hạt có phủ lông ngắn Mùa hoa tháng 1-2, mùa quảtháng 3 -4 (Hình 2.1.)

B Đặc điểm giải phẫu:

- Vi phẫu:

-\-VỈ phẫu vỏ thân:

Mặt cắt là cung tròn, từ ngoài vào trong gồm có: Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật thành dày hoá gỗ rất đặc biệt xếp sít nhau thành các vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm ( 7 - 1 5 hàng) Mô mềm vỏ gồm nhiều hàng

tế bào thành mỏng, hình dạng khác nhau, bên ngoài thường bị ép bẹt Bên trong mô mềm là các bó libe hình nón đỉnh hướng vào trong Trên đỉnh các bó

12

Trang 17

libe là các bó sợi và rải rác có các tế bào mô cứng nằm xen kẽ nhau Trong cùng là tầng phát sinh libe - gỗ (Hình 2.3).

+ Vi phẫu vỏ rễ:

Mặt cắt là cung tròn, từ ngoài vào trong gồm có: Lớp bần dày gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật xếp sít nhau thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm ( 1 0 - 2 0 hàng) Tiếp đến là phần mô mềm vỏ gồm rất nhiều tế bào hình đa giác, thành mỏng bị ép bẹt Trong mô mềm là các bó libe rất phát triển (phát triển ra đến sát lớp bần); libe cấu tạo bởi các tế bào nhỏ xếp từ ngoài vào trong, nhỏ ở ngoài và loe rộng ở phía trong; nẵm xen giữa các bó libe là các tia ruột Trên đỉnh các bó libe có các tế bào lớn mà chất tế bào cấu tạo bởi nhiều hạt nhỏ màu vàng (Hình 2.4)

- Bỏt dươc liêu:

+ Bột thân:

Bột có màu xanh xám, không mùi, vị rất đắng Soi dưới kính hiển vi thấy những đặc điểm sau: Mảnh bần (1), các tế bào bần nằm riêng lẻ (2), mảnh mô mềm mang tinh bột (3), mảnh mạch điểm (4), bó sợi (5), các hạt tinh bột đơn hình gần tròn có rốn dài, đường kính 1 5 - 2 0 Ịim (6), ít hạt tinh bột kép có chiều dài 26-30 ịxm (7) hoặc tinh bột đứng tập trung thành đám (8), tinh thể canxi oxalat hình chữ nhật hoặc đa giác có chiều dài 40 - 60 ị^m, chiều rộng

25 - 45 )im (9), bó sợi mang tinh bột (10) (Hình 2.5)

+ Bột rễ:

Bột có màu vàng nhạt, không mùi, vị rất đắng Soi dưới kính hiển vi thấy

có những đặc điểm sau: Mảnh bần (1), mảnh mô mềm (2), mảnh mô mềm mang tinh bột (3), mảnh mạch điểm (4), mảnh mạch mang tinh bột (5), sợi (6), bó sợi (7), rất nhiều hạt tinh bột đofn hình gần tròn có rốn dài, đường kính

35 - 40 Ịim (8), các hạt tinh bột kép đôi (9), ít hạt tinh bột kép ba (10) hoặc tập trung thành đám (11) (Hình 2.6)

13

Trang 18

Chú thích:

Hình 2.1; Cây Bá bệnh

- Hình 2.2: Dược liệu thân và rễ Bá bệnh

Hình 2.3: Vi phẫu vỏ thân Bá bệnh Hình 2.4: Vi phẫu vỏ rễ Bá bệnh

2.1

14

Trang 19

Hình 2.5: Bột thân Bá bệnh

>_\

Hình 2.6: Bột rẽ Bá bệnh

15

Trang 20

2.2.2 Đặc điểm hoá học:

A Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ có trong dược liệu:

Tiến hành phản ứng định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ với các dược liệu: thân, rễ của cây Bá bệnh

Ống 1: Nhỏ 2 - 3 giọt thuốc thử Mayer

Ống 2: Nhỏ 2 - 3 giọt thuốc thử Dragendorff

Ống 3: Nhỏ 2 - 3 giọt thuốc thử Bouchardat

Kết quả: vói cả hai dược liệu thân và rễ Bá bệnh đều thu được kết quả như sau:

Ống 1: có tủa trắng

Ống 2: có tủa da cam

Ống 3: có tủa nâu

Trong đó thân cho phản ứng dương tính rõ rệt hơn rễ

Sơ bộ kết luận: Thân và rễ Bá bệnh có alcaloid.

2.2.1.2 Định tính Saponin:

- Quan sát hiện tượng tạo bọt:

Cho 0,5g bột dược liệu vào ống nghiệm to dài khoảng 16cm , thêm 5ml nước, đun sôi nhẹ, lọc nóng Dịch lọc cho vào ống nghiệm to, thêm 5ml nước Lắc mạnh trong 5 phút theo chiều dọc ống nghiệm Để yên, quan sát thấy cột bọt bền sau khi ngừng lắc 15 phút ở cả dịch chiết thân và rễ Bá bệnh

" Phản ứng phân biệt sơ bộ hai loại Saponin :

16

Trang 21

Qio vào ống nghiệm lớn 0,5g bột dược liệu, thêm 5ml cồn 90° Đun cách

thuỷ đến sôi, lọc nóng, lấy dịch lọc làm các thí nghiệm sau;

Ống 1: Cho 5ml dung dịch NaOH 0,1N + 5 giọt dịch lọc trên

Ống 2: Cho 5ml dung dịch HCl 0,1N + 5 giọt dịch lọc trên

Lắc đều 2 ống nghiệm trong 1 phút Để yên, thấy cột bọt ở ống 2 cao hofn

ở ống 1 vói cả dịch chiết thân và rễ Bá bệnh

Sơ bộ kết luận: Thân và rễ Bá bệnh có chứa Saponin triterpenoid

- Xác định chỉ số bọt:

Cân Ig bột nguyên liệu, cho vào bình nón có dung tích 250ml đã chứa

sẵn lOOml nước sôi, giữ cho sôi nhẹ trong 30 phút, lọc nóng Để nguội, cho

dịch lọc vào bình định mức có dung tích lOOml, thêm nước cho đủ lOOml Lấy

10 ống nghiệm to có chiều cao 16cm và đường kính 16mm, cho vào các ống

nghiệm lần lượt 1, 2, 3, lOml dịch chiết, thêm nước cất vào các ống cho đủ

mỗi ống lOml Bịt miệng các ống nghiệm rồi lắc theo chiều dọc trong 15 giây,

mỗi giây 2 lần lắc Để yên 15 phút và đo chiều cao của các cột bọt

Kết quả: cột bọt trong các ống thấp dưới Icm với cả dịch chiết thân và rễ

Bá bệnh

Kết luận: Chỉ số bọt của thân và rễ Bá bệnh dưới 100

- Xác định chỉ số phá huyết:

+ Chỉ số phá huyết là số ml dung dịch đệm cần thiết để hoà Ig dược liệu

có saponin để gây ra hiện tượng phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với một

thứ máu đã chọn

+ Tiến hành:

• Pha dung dịch thân và rễ Bá bệnh 1%: cân chính xác khoảng 0,50g bột dược liệu đã tán nhỏ Cho bột vào bình nón có dung tích lOOml, thêm vào đó

50ml dung dịch đệm (sử dụng dung dịch NaCl 9%) vừa mới đun sôi, lắc, rồi

đặt ngay lên nồi cách thuỷ, đun sôi trong SOphút, lắc đều, lọc nóng vào

(ềịiVẢủ.or^^

^ÍTHir-Vỉĩ?\:L

Ngày đăng: 23/07/2015, 20:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tiến Bân (1997), cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam. NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: cẩm "nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1997
2. Đỗ Huy Bích (2004), “Cây bách bệnh thuốc quý dan gian”. Bản tin dược liệu, 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây bách bệnh thuốc quý dan gian”. "Bản tin dược liệu
Tác giả: Đỗ Huy Bích
Năm: 2004
3. Lê Đình Bích, Trần Văn ơn, Hoàng Quỳnh Hoa (2005), Thực vật học. Trung tâm thư viện - Thông tin Trường ĐH Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật học
Tác giả: Lê Đình Bích, Trần Văn ơn, Hoàng Quỳnh Hoa
Năm: 2005
4. Võ Văn Chi (1999), Từ điển thực vật thông dụng. NXB Khoa học và Kỹ Thuật, tập 1, tr. 1139 - 1140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thực vật thông dụng
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ Thuật
Năm: 1999
5. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc. NXB Y học- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc
Tác giả: Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu
Nhà XB: NXB Y học- Hà Nội
Năm: 1985
9. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, tr. 4 1 2 -4 1 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1999
10. Hoàng Thị sản - Hoàng Thị Bé (2003), Thực hành phân loại thực vật. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành phân loại thực vật
Tác giả: Hoàng Thị sản - Hoàng Thị Bé
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
11. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi. NXB Khoa học Kỹ thuật, tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi
Tác giả: Nguyễn Viết Thân
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 2003
12. Nguyễn Viết Thân (1999), Thực tập Dược liệu (phần vi học). Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHD HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tập Dược liệu (phần vi học)
Tác giả: Nguyễn Viết Thân
Năm: 1999
13. Ngô Văn Thu (2004), Bài giảng Dược liệu. Trung Tâm Thông tin - Thư viện ĐHD HN, tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Dược liệu
Tác giả: Ngô Văn Thu
Năm: 2004
14. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội, tập , tr. 1 1 6 -1 1 8 . Viện Dược liệu.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội
15. Ang HH, Sim MK (1998). Eurycoma longifolia Jack and orientation activities in sexually experienced male rats. Biological and Pharmaceutical Bulletin, 21, 153-155 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eurycoma longifolia Jack and orientation activities in sexually experienced male rats
Tác giả: Ang HH, Sim MK
Năm: 1998
16. Chan ICL, Lee SP, Yuen KH (1995). Antipyretic activity o f quassinoids from Eurycoma longifolia Jack. In Ghazally, I, Murtedza M, Laily D, eds.Chemical prospecting in Malayan Forest. Selangor: Pelanduk Publications, p.219-224 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antipyretic activity o f quassinoids from Eurycoma longifolia Jack. In Ghazally, I, Murtedza M, Laily D, eds. Chemical prospecting in Malayan Forest
Tác giả: Chan ICL, Lee SP, Yuen KH
Năm: 1995
17. Jiwajinda s, Santisopasri V, Murakami A, et al (2002). “In vitro anti­tumor promoting and anti-parasitic activities of the quassinoids from Eurycoma longifolia, a medicinal plant in Southeast Asia”. Journal o f Ethnopharmacology, 82, 55 - 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: In vitro anti­tumor promoting and anti-parasitic activities of the quassinoids from Eurycoma longifolia, a medicinal plant in Southeast Asia”. "Journal o f Ethnopharmacology
Tác giả: Jiwajinda s, Santisopasri V, Murakami A, et al
Năm: 2002
18. Morita H, Kishi E, Takeya K, Itokawa H, Tanaka o (1990). New quassinoids from the roots o f Eurycoma longifolia. Chemistry Letters, p. 749- 752 Sách, tạp chí
Tiêu đề: New quassinoids from the roots o f Eurycoma longifolia
Tác giả: Morita H, Kishi E, Takeya K, Itokawa H, Tanaka o
Năm: 1990
19. Malaysian Monograph Committee (1999). Radix eurycomae eurycoma root. In Malaysian Herbal Monograph Vol 1. Malaysian Monograph Committee. Kuala Lumpur, 29-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Radix eurycomae eurycoma root
Tác giả: Malaysian Monograph Committee
Năm: 1999
20. Tada H, Yasuda F, Otani K, Doteuchi M, Ishara Y, Shiro M (1991). “New antiulcer quassinoids from Eurycoma longifolia”. European Journal o f Medical Chemistry, 26, 345-349 Sách, tạp chí
Tiêu đề: New antiulcer quassinoids from Eurycoma longifolia”. "European Journal o f Medical Chemistry
Tác giả: Tada H, Yasuda F, Otani K, Doteuchi M, Ishara Y, Shiro M
Năm: 1991

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w