Sơ bộ xác định vết Saponin trên sắc ký đồ dịch chiết methanol

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây bá bệnh (Trang 36)

thân và rễ Bá bệnh:

Chuẩn bi bản mỏng tráng dung dich gelatin - huyết:

Cân một lượng vừa đủ gelatin, ngâm trương nở trong dung dịch NaCl 9%, thời gian từ 1 - 2 giờ. Sau đó đun cách thuỷ ở 5 0 - 60°c cho tan hết gelatin, để nguội đến nhiệt độ phòng, cho thêm dung dịch máu dê đã loại fibrin, trộn đều thành hỗn hợp gelatin - huyết. Tráng đều hỗn hợp này lên phiến kính tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt, để điều kiện phòng cho đến khi khô se bề mặt. >

Đồng thời, khai triển sắc ký dịch chiết methanol thân và rễ Bá bệnh. Sau khi khai triển xong, sấy nhẹ cho bay hết dung môi, để nguội. Sau đó, áp bản sắc ký đã khai triển lên bề mặt gelatin - huyết. Để yên 30 phút rồi quan sát.

Kết quả:

Quan sát trên phiến kính, nhận thấy sắc ký đồ dịch chiết methanol thân và rễ Bá bệnh đều có xuất hiện các vết phá huyết (Hình 2.14), chứng tỏ đó là vết Saponin.

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy: trên sắc ký đồ dịch chiết methanol thân và rễ cây Bá bệnh có các vết Saponin gây ra hiện tượng phá huyết, quan sát rõ

điều kiện thường.

Do Saponin trong dịch chiết methanol là saponin tồn tại ở dạng kết hợp nên rất phân cực, trong khi hệ dung môi khai triển Chloroform : Aceton : Acid acetic [80 : 20 : 5] là hệ dung môi phân cực vừa nên các vết Saponin còn nằm dưới (có Rf = 0,085), và một phần Saponin còn nằm lại vết chấm. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thử khai triển dịch chiết toàn phần Saponin thân và rễ Bá bệnh bằng một hệ dung môi có độ phân cực lớn hcm: n - Buthanol : Acid acetic : Nước [10 : 1 : 3]. Sau đó tiến hành tương tự quá trình trên và thu được kết quả như sau (Hình 2.14):

I

1 2

H ệ l

1 2

H ệ2

Hình 2.H : Hình ảnh phá huyết ttên sắc ký đồ dịch chiết methanol thân (1) và rễ (2) Bá bệnh khai triển bằng các hệ dung môi khác nhau. Chú thích:

Hệ (1): Chloroform: Aceton: Acid acetic [80:20:5] Hệ (2): N-Buthanol: Acid acetic: Nưóc [10:1:3]

Như vậy, với hệ dung môi có độ phân cực lớn hơn thì vết Saponin gây ra hiện tượng phắ huyết đa lên cao hơn (R^ - 0,45). Đây là cơ sở tạo điều kiện cho những nghiên cứu sâu hơn sau này về dược liệu Bá bệnh vì Saponin là nhóm chất cMnh trong dược liệu này.

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 1. Kết luận:

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu được những kết quả như sau: - Phần thực vật: đã mô tả được những đặc điểm hình thái cây Bá bệnh, nghiên cứu tương đối chi tiết về cấu tạo giải phẫu một số bộ phận của cây Bá bệnh (vỏ thân, vỏ rễ), đây là cơ sở để tiêu chuẩn hoá về dược liệu này.

- Qua các phản ứng định tính sơ bộ:

Đã xác định được sự có mặt của các hợp chất hữu cơ chính trong dược liệu nghiên cứu (Saponin, alcaloid, steroid trong thân cây Bá bệnh và saponin, alcaloid, glycosid tim, steroid trong rễ cây Bá bệnh). Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy trong thân và rễ cây Bá bệnh có chứa hoạt chất chính là Saponin, là một loại hoạt chất đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm, ngoài ra, một số Saponin còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và ức chế virus... [13]. Do đó, chúng tôi dự đoán hợp chất Saponin trong cây Bá bệnh cũng là hợp chất có ảnh hưởng nhất định đến tác dụng của dược liệu này.

- Sơ bộ xác định các vết Saponin trên sắc ký đồ:

Đã thành lập được hình ảnh phá huyết của các vết Saponin trên sắc ký đồ dịch chiết methanol của các mẫu dược liệu bằng phương pháp gelatin - huyết. So sánh sơ bộ Rf của các vết Saponin trên sắc ký đồ dịch chiết toàn phần vói các hệ dung môi có độ phân cực khác nhau tạo cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về thành phần hoá học của cây Bá bệnh sau này.

- Phần sắc ký lớp mỏng:

Đã thành lập được sắc ký đồ, phân tích các vết trên sắc ký đồ, biểu diễn kết quả phân tích các vết trên sắc ký đồ dịch chiết methanol của dược liệu nghiên cứu dưới dạng đồ thị và bảng tính toán.

Từ sắc kỷ đồ quan sát các ánh sáng có bước sóng khác nhau đã tìm ra ánh sáng có bước sóng Ằ = 366nm cho sắc ký đồ rõ nhất, tạo điều kiện cho quá trình phân biệt và kiểm nghiệm dược liệu sau này.

Tìm được những nét tương đồng về mặt hoá học giữa thân và rễ của cây Bá bệnh.

Sử dụng có hiệu quả phương pháp sắc ký lớp mỏng trong định tính các mẫu dược liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây bá bệnh (Trang 36)