Trong tình hình hiện nay, xây dựng, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong xây dựng Đảng thì công tác cán bộ là then chốt, cán bộ Đoàn có vị trí quan trọng trong công tác dân vận của Đảng và là nguồn cung cấp cán bộ cho hệ thống chính trị.
Trang 1Giáo viên hướng dẫn: ThS Ngô Thị Khánh
Người thực hiện : Trần Văn Tư
Lớp : K49 Niên khóa : 2010 - 2011
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là chiếc nôi đào tạo cán bộ Đoàn Hội - Đội của cả nước; từ đây nhiều thế hệ học viên đã phấn đấu, rèn luyện vàtrưởng thành, cống hiến ở nhiều cương vị công tác khác nhau, thúc đẩy công tácĐoàn và phong trào thanh niên giành nhiều đỉnh cao trong thời đại mới
-Được học tập tại Học viện là vinh dự của bất cứ học viên nào, nhất là đốivới những cán bộ, đoàn viên thanh niên ham thích hoạt động phong trào Quathời gian gần 2 năm học tập được sự quan tâm, giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm
và các thầy cô giáo bộ môn đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức về các môn lýluận cơ bản, khoa học cơ sở, phương pháp luận thanh thiếu niên; cũng như các
kỹ năng đoàn kết tập hợp thanh thiếu niên Những kiến thức ấy đã giúp tôi rấtnhiều trong quá trình vận dụng vào thực tiễn để viết tiểu luận tốt nhiệp
Với những tình cảm sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn, tôi xin được gửi lờicảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo trong Học viện, đặc biệt là cô
giáo ThS Ngô Thị Khánh đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến hết
sức quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn các anh chị trong BCH, BTV huyện Cam Lộ đãcung cấp những tài liệu, những số liệu chính xác, cụ thể giúp tiểu luận này đượcthuyết phục hơn
Trong quá trình nghiên cứu thực tiễn hoàn thành tiểu luận, mặc dù đã cốgắng hết sức nhưng chắc chắn tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy,tôi rất mong các thầy cô giáo, các đồng chí và các bạn đóng góp ý kiến
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Trần Văn Tư
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích 2
3 Nhiệm vụ của đề tài 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Khách thể nghiên cứu 2
6 Phạm vi nghiên cứu 2
7 Phương pháp nghiên cứu 2
8 Kết cấu tiểu luận 2
PHẦN NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CẤP CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2
1.1 Cơ sở lý luận 2
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 2
1.1.1.1 Cán bộ Đoàn 2
1.1.1.2 Công tác cán bộ Đoàn 2
1.1.1.3 Công tác đào tạo cán bộ Đoàn 2
1.1.1.4 Công tác bồi dưỡng cán bộ Đoàn 2
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ 2
1.1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ 2
1.1.2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ 2
1.1.2.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn 2
1.2 Cơ sở thực tiễn 2
1.2.1 Những quy định chung của Nhà nước về tiêu chuẩn cán bộ công chức, về đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn hiện nay 2
1.2.2 Yêu cầu về chất lượng cán bộ Đoàn cơ sở trong thời kỳ mới 2
1.2.3 Những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay 2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ HUYỆN CAM LỘ - TỈNH QUẢNG TRỊ 2
2.1 Đặc điểm, tình hình địa phương 2
2.1.1 Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên huyện Cam lộ - tỉnh Quảng Trị 2
2.1.2 Đặc điểm công tác Đoàn và phong trào Thanh niên huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị 2
Trang 42.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại
huyện Cam Lộ từ năm 2008 đến năm 2010 2
2.2.1 Công tác đào tạo 2
2.2.2 Công tác bồi dưỡng 2
2.3 Những thành tựu và hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Cam Lộ 2
2.3.1 Những thành tựu và nguyên nhân 2
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2
2.3.3 Kinh nghiệm 2
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, 2
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN 2
HUYỆN CAM LỘ - TỈNH QUẢNG TRỊ 2
3.1 Phương hướng xây dựng cán bộ Đoàn 2
3.1.1 Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn 2
3.1.2 Mục tiêu phương hướng 2
3.1.2.1 Mục tiêu 2
3.1.2.2 Phương hướng 2
3.1.3 Tiêu chuẩn cán bộ 2
3.2 Các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 2
3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 2
3.2.2 Tăng cường công tác quy hoạch tuyển chọn cán bộ Đoàn cơ sở 2
3.2.3 Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 2
3.2.4 Quản lý sử dụng luân chuyển đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 2
3.2.5 Quản lý và thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn 2
3.3 Đề xuất, kiến nghị 2
3.3.1 Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền 2
3.3.2 Đối với các cấp bộ Đoàn 2
KẾT LUẬN 2
DANH MỤC THAM KHẢO 2
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đánh giá vai trò của thanh niên, Mác chỉ cho chúng ta rằng, những ngườicông nhân tiên tiến hoàn toàn hiểu rõ rằng tương lai của giai cấp họ và do đótương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ trẻ
đang lớn lên Mác nói: Thanh niên là cội nguồn sự sống của mỗi dân tộc, giai
cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác Hồ luôn quan tâm đến
vị trí, vai trò và khả năng to lớn của thanh niên với sự nghiệp giải phóng dân tộc
và xây dựng xã hội mới luôn coi việc giáo dục thanh niên là sự nghiệp “Trồng
người” và là công việc hệ trọng, cấp bách Đề cập về công tác cán bộ, Bác Hồ
đã khẳng định: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; Công việc thành công hay
thất bại đều do cán bộ tốt hay kém Người cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thì việc
xây dựng đường lối chính sách sẽ đúng đắn và đây chính là điều kiện tất yếu đểđưa cách mạng giành thắng lợi, nếu không có cán bộ tốt thì đường lối chínhsách có đúng đắn đến đâu thì cũng khó mà trở thành hiện thực, và ở đâu đội ngũcán bộ có đủ đạo đức, phẩm chất, năng lực thì ở đó có phong trào tốt
Đảng ta đã khẳng định: Trong tình hình hiện nay, xây dựng, phát triển
kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong xây dựng Đảng thì công tác cán bộ là then chốt, cán bộ Đoàn có vị trí quan trọng
trong công tác dân vận của Đảng và là nguồn cung cấp cán bộ cho hệ thốngchính trị
Sau hơn hai mươi lăm năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thànhtựu quan trọng, góp phần to lớn thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội Côngcuộc CNH, HĐH đất nước do Đảng khởi xướng đã tạo niềm tin tuyệt đối củamọi tầng lớp nhân dân; uy tín, vị thế của đất nước được nâng cao trên trườngquốc tế Công cuộc đổi mới đặt ra một yêu cầu cấp thiết đó là phải không ngừngđổi mới hệ thống cán bộ các cấp từ Trung ương đến cơ sở nhằm đáp ứng với
Trang 7nhiệm vụ hiện nay Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi mớicho phong trào Đoàn nói chung và công tác cán bộ Đoàn nói riêng Đặt ranhững tiêu chuẩn, tiêu chí mới đối với người cán bộ Đoàn và những nội dungmới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn.
Bắt nguồn từ thực tiễn hiện nay trong những năm qua công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ Đoàn nói chung; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn huyệnCam Lộ nói riêng đã có những thành tích đáng khen ngợi Song bên cạnh đóvấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn đang gặp nhiều khó khăn Hầu hết cán
bộ Đoàn cơ sở của huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị đều chưa được qua đào tạochính quy về chuyên môn nghiệp vụ công tác Đoàn - Hội - Đội, chỉ một số ítcán bộ Đoàn được bồi dưỡng lớp tập huấn ngắn ngày do huyện tổ chức, còn lạiphần đa là chưa được qua đào tạo, bồi dưỡng Chính vì vậy, công tác Đoàn vàphong trào thanh thiếu niên còn gặp nhiều hạn chế, chưa thu hút được đông đảođoàn viên thanh niên tham gia Nội dung và hình thức đào tạo còn rất nhiều hạnchế, nội dung ít đổi mới chưa phong phú và chuyên sâu, hình thức đào tạo chủyếu là mở lớp ngắn ngày do vậy không đáp ứng được yêu cầu trong công tácĐoàn hiện nay
Do yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của người cán bộ Đoàn, xuất phát
từ thực trạng của công tác đào tạo cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Cam
Lộ - tỉnh Quảng Trị hiện nay còn nhiều bất cập, phải đòi hỏi Đảng, Nhà nước,các Ban nghành, đoàn thể và Đoàn thanh niên cần có những chính sách, nộidung đào tạo cụ thể, hiệu quả cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ
sở Vì những lý do trên tôi nghiên cứu đề tài: “Nâng cao công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị” Đề tài nghiên
cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộĐoàn cơ sở trên địa bàn huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
2 Mục đích
Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ Đoàn đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước và thực tiễn đào
Trang 8tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở, từ đó đề xuất những giải pháp nâng caochất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Cam Lộ -tỉnh Quảng Trị.
3 Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộĐoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước
- Phân tích thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở trênđịa bàn huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệuquả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở
4 Đối tượng nghiên cứu
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị
-5 Khách thể nghiên cứu
- Đội ngũ cán bộ Đoàn huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị
- Các cơ quan trung tâm, trung tâm đào tạo cán bộ đoàn cấp cơ sở
6 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Địa bàn huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị
- Về mặt thời gian: từ năm 2008 đến 2010
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp lôgíc - lịch sử
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Điều tra xã hội học
- Tọa đàm trao đổi
- Xin ý kiến chuyên gia
8 Kết cấu tiểu luận
- Ngoài phần mở đầu, danh mục kết luận, tài liệu tham khảo tiểu luận đượckết cấu 3 chương:
Trang 9Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Đoàn cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở trên
địa bàn huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Cam Lộ - tỉnhQuảng Trị
Trang 10PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CẤP CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.1 Cán bộ Đoàn
Cán bộ (Cadre) là một từ du nhập: xuất phát từ tiếng Pháp, được ngườiNhật sử dụng đầu tiên, chuyển sang Trung Quốc rồi vào Việt Nam Nó được dunhập vào nước ta thời kỳ chống Pháp, ban đầu được dùng trong quân đội dùngphân biệt chiến sĩ với cán bộ, sau được dùng chỉ tất cả những người phục vụkháng chiến, thoát ly phân biệt với nhân dân
Từ “Cadre” kể cả tiếng Anh và tiếng Pháp đều có 2 nghĩa:
+ Cái khung, cái khuôn
+ Người nòng cốt, những người chỉ huy
Theo từ điển Tiếng Việt:
+ Cán bộ là những người làm công tác nghiệp vụ, chuyên môn trong cơquan Nhà nước, Đảng, đoàn thể
+ Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phânbiệt với người không có chức vụ
Nói tóm lại: Cán bộ chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng
cốt trong một tổ chức, có tác động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức.
Cán bộ Đoàn là cán bộ chính trị - xã hội hay nói cách khác là cán bộ vừahoạt động chính trị vừa hoạt động xã hội Vì đối tượng thanh niên trong xã hộirất phong phú mà Đoàn thanh niên là tổ chức tiên tiến nhất của thanh niên, là
Trang 11đội dự bị tin cậy của Đảng, đồng thời Đoàn thanh niên cũng lãnh đạo nhiều tổchức xã hội khác của Thanh thiếu niên.
Cán bộ Đoàn phải là những người trẻ hoặc là những người có “cái đầu
trẻ”, là những người hành động có tính năng động, linh hoạt cao nên tuổi của
cán bộ Đoàn không thể quá xa so với tuổi của đoàn viên, thanh niên (trừ một số
ít cán bộ nghiên cứu, giảng dạy hoặc một số chuyên gia) Nếu tuổi của cán bộ
Đoàn cách biệt so với tuổi đoàn viên thanh niên sẽ giảm tính “xông pha”, “lăn
lộn”, nhạy bén trong hoạt động Nghị quyết, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã
ban hành Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong đó quy định tiêuchuẩn về độ tuổi của đội ngũ cán bộ Đoàn ở các cấp Theo đó, đối với cấp cơ sở(xã, phường, thị trấn), cán bộ Đoàn giữ chức vụ không quá 35 tuổi, vùng sâuvùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không quá 37 tuổi
Cán bộ Đoàn thanh niên là những người ưu tú, có giác ngộ chính trị, hiểubiết thanh niên và có kĩ năng thành thạo trong việc tổ chức các hoạt động thanhniên, có uy tín và có sức thu hút quần chúng trẻ tuổi, biết nói, biết viết, biết lắngnghe và biết tổ chức chỉ đạo các hoạt động Thanh thiếu niên
Cán bộ Đoàn là cán bộ làm công tác chính trị - xã hội, nhưng do tính đặcthù của đối tượng, vì vậy ngoài những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ cán
bộ Đoàn còn phải có lòng nhiệt tình, có năng khiếu, kĩ năng nghiệp vụ vàphương pháp công tác thanh thiếu nhi
1.1.1.2 Công tác cán bộ Đoàn
Công tác cán bộ là việc xây dựng đội ngũ cán bộ, bao gồm việc đề ra tiêuchuẩn quy hoạch, đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, điều độngquản lý, khen thưởng, chính sách đãi ngộ cán bộ… nhằm phục vụ cho nhiệm vụchính trị của Đảng và Nhà nước trong thời gian nhất định Nói một cách tổngquát, công tác cán bộ là những công việc Đảng, Nhà nước tiến hành xây dựngđội ngũ cán bộ có chất lượng tốt, đảm bảo cho đường lối, chủ trương của Đảngchính sách, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết, quyết định của cán bộ các
Trang 12cấp được thực hiện một cách nghiêm túc và đem lại hiệu quả thiết thực chonhân dân.
Công tác cán bộ Đoàn là bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ củaĐảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ côngtác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên trong giai đoạn mới, nhân tố quyếtđịnh sự vững mạnh của các tổ chức Đoàn - Hội - Đội, đồng thời tích cực thamgia xây dựng Đảng và chính quyền trong thời kỳ mới Công tác cán bộ Đoàn làmột hệ thống bao gồm các nội dung:
- Công tác đánh giá cán bộ
- Công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
“Nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ số lượng và từng bước trẻ hóa đội ngũ cán
bộ Đoàn Với việc tăng cường đầu tư cho công tác cán bộ nhằm tạo sự chuyển biến mới trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Góp phần tạo nguồn cán bộ cho Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân”.
1.1.1.3 Công tác đào tạo cán bộ Đoàn
- Theo từ điển tiếng Việt:
+ Công tác có nghĩa là công việc của Nhà nước, của đoàn thể
+ Đào tạo là trang bị kiến thức, kĩ năng mới mà trước đó người học chưa
có (trong đào tạo cán bộ, thì đó là trang bị những kiến thức, kĩ năng nghềnghiệp)
Căn cứ theo khái niệm trên ta có thể hiểu khái niệm về công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ Đoàn như sau: Công tác đào tạo cán bộ Đoàn là công việc của
Trang 13Đoàn thanh niên trong công tác cung cấp trang bị cho đội ngũ cán bộ Đoànnhững kiến thức, kĩ năng, quan điểm, lập trường, tư tưởng, đạo đức đáp ứngđược yêu cầu đòi hỏi của cán bộ Đoàn TNCS và tổ chức Đoàn thanh niên.
Có thể khẳng định, đội ngũ cán bộ nói chung là lực lượng chủ chốt của
cách mạng, là tài sản quý báu của đất nước theo tư tưởng “Hiền tài là nguyên
khí quốc gia” của dân tộc ta Nhưng trong thực tế không phải người người đều
tốt, mọi việc đều hay, đều đúng, không ít trường hợp “trắng - đen, vàng - thau”
lẫn lộn, kẻ gian xảo lại quá khéo léo, tinh vi, che đậy những suy nghĩ, hành vichưa đúng của mình, người chính trực lại thật thà, bộc trực, dễ làm mất lòng
người khác Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dụng nhân như dụng mộc” Có
nhiều cách thức, kinh nghiệm khác nhau khi bố trí sử dụng con người Từ đó sẽtìm ra được phương pháp hợp lí, bố trí sử dụng cán bộ Vốn là người đã từngbôn ba khắp năm châu bốn biển, rất có kinh nghiệm về việc này, Chủ tịch HồChí Minh đã giúp chúng ta nhận diện những tích cách, hành vi của từng loại cán
bộ, của người tốt, kẻ xấu
1.1.1.4 Công tác bồi dưỡng cán bộ Đoàn
- Bồi dưỡng là tiếp tục trang bị kiến thức, kĩ năng để cán bộ làm việc tốthơn, hiệu quả hơn trong môi trường luôn thay đổi
- Công tác bồi dưỡng cán bộ Đoàn là việc tiếp tục trang bị kiến thức, quanđiểm lập trường, tư tưởng, đạo đức, kỹ năng chuyên môn về công tác nghiệp vụĐoàn phục vụ trong quá trình công tác, qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, góp phần đẩy mạnh công tác Đoàn và phong trào thanh niên cho các chiĐoàn trực thuộc, đồng thời tạo điều kiện để cán bộ Đoàn các đơn vị có dịp giaolưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trong công tác Đoàn
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ
1.1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ là sự kế thừa và phát triển sángtạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, cổ học tinh hoa và tổng kết sâu sắc từ thực tiễn cách
Trang 14mạng Việt Nam Qua kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ, mức chính xác, sự đúngđắn của đường lối chính sách tùy thuộc cuối cùng ở chất lượng của đội ngũ cán
bộ và trình độ cán bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng một khi đã có đường lối cách mạng đúng
thì cán bộ là khâu quyết định Người viết: Muốn việc thành công hay thất bại
đều do cán bộ tốt hay kém; Cán bộ là cái gốc của mọi công việc Cán bộ là
những người đem đường lối, chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích chodân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáolại cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng Động lực củamọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực
lượng cán bộ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, chính là quan điểm về con
người với tính cách vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách
mạng Đó là biểu hiện cụ thể của quan điểm “lấy dân làm gốc”
Từ nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của cán bộ trong giải quyết mọi côngviệc, mọi nhiệm vụ của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy cần phải có độingũ cán bộ tốt và để có đội ngũ cán bộ tốt Đảng cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộĐảng, phải coi huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng, phải biết lựa chọn,đánh giá, sử dụng và đối xử đúng với cán bộ trong mỗi một người có ích chocông việc chung Người cho rằng muốn nắm và biết rõ cán bộ phải thường
xuyên xem xét cán bộ, nếu không sẽ là một khuyết điểm to Người viết: Khi cân
nhắc cán bộ phải xét rõ người đó có gần gũi quần chúng, có được quần chúng tin cậy mến phục không, nghĩa là phải xem xét uy tín cán bộ trước quần chúng
đến mức độ nào và phải xem người ấy xứng đáng với việc gì Nếu người có tài
mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc, nếu cân nhắc không cẩn thận không khỏi đem người chỉ nói mà không làm vào những địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại
Song song với việc chỉ ra tầm quan trọng của việc sử dụng đúng người,
đúng việc, đúng chỗ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: Cân nhắc và khéo dùng
cán bộ, dùng đúng cán bộ là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, bởi vì không
Trang 15đánh giá, sử dụng đúng cán bộ sẽ dẫn đến sự lãng phí nhân tài là sự lãng phí lớn nhất của đất nước Lãnh đạo khéo thì tài nhỏ có thể hoá ra tài to Lãnh đạo không khéo thì tài to hoá ra tài nhỏ, cân nhắc cán bộ, phải vì công tác tài năng,
vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái Như thế công việc nhất định chạy, nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang nhất định không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng Như thế có tội với Đảng, có tội với đồng bào.
Để cân nhắc, sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng lúc, theo Chủtịch Hồ Chí Minh phải có quan điểm và phương pháp đánh giá đúng; Người chỉ
ra rằng phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công
vô tư, không có thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏi rơi Người cho rằng:
Trong thế giới cái gì cũng biến hoá, không nên đem một cái khuôn khổ nhất định mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau, quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau Theo Người: Xem xét cán bộ không chỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem cả lịch sử, tất cả công việc của họ Trước khi cân nhắc cán bộ phải nhận xét rõ ràng.
Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xét việclàm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không? Chẳng những xemxét họ đối với ta như thế nào Ta nhận họ tốt còn phải xét số nhiều đồng chí cónhận họ tốt hay không? Phải biết ưu điểm của họ mà cũng phải biết khuyếtđiểm của họ
Như vậy, quan điểm xem xét cán bộ của Hồ Chí Minh rất tổng hợp, lịch sử
và biện chứng, phải đặt cán bộ trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể Chỉ trênnhững quan điểm và phương pháp đánh giá cán bộ như vậy mới khắc phục đượcnhững căn bệnh, những khuyết điểm chủ quan thường mắc trong công tác cán
bộ như: Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bán cho họ là chắc
chắn hơn người ngoài; ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực; ham dùng những người tình tình hợp với mình mà tránh những người tính tình không hợp với mình.
Trang 16Quan điểm và phương pháp đánh giá, sử dụng cán bộ của Chủ tịch Hồ ChíMinh đầy tính nhân văn Người vừa tin yêu, vừa nghiêm khắc, vừa độ lượng đốivới cán bộ Người nhấn mạnh cần phải tạo ra môi trường khiến cho cán bộ cảgan nói, cả gan đề ra ý kiến, có gan phụ trách, có gan làm việc; khi đã giao việccho cán bộ phải để cho họ có quyền tùy cơ ứng biến mới có thể phát huy tàinăng của họ, không nên sớm ra lệnh này, trưa đổi lệnh khác Nếu không tin cán
bộ, sợ họ làm không được, rồi việc gì mình cũng nhúng vào, kết quả thành
chứng bao biện, công việc vẫn không xong Người nói: Nếu đào tạo một mớ
nhát gan dễ bảo, đập đi, hò đứng, không dám phụ trách Như thế là một việcthất bại cho Đảng Đảng phải thương yêu cán bộ nhưng thương yêu không phải
là vỗ về, nuông chiều, phó mặc, mà thương yêu là giúp họ học tập thêm, tiến bộthêm, là hễ thấy khuyết điểm là giúp họ sữa chữa ngay để vun trồng cái thói có
gan phụ trách, cả gan làm việc của họ Theo Người thương yêu cán bộ chính là
ở thái độ thưởng phạt công minh, có thành tích thì khen, có khuyết điểm phải
phạt Người nhấn mạnh nhiều lần: Người đời ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu, ai
cũng có khuyết điểm, có làm việc thì có sai lầm Chúng ta không sợ sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu sửa chữa sai lầm và khuyết điểm Chỉ sợ những
người lãnh đạo không biết tìm cách đúng để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm vàkhuyết điểm Phải biết cải tạo họ không phải là một sai lầm to lớn, mà đã cho
họ là cơ hội chủ nghĩa, đã cảnh cáo, đã khai trừ Những cách quá đáng như vậyđều không đúng, phải độ lượng và có thái độ thân thiết giúp họ tìm ra cái cớ vì sao sailầm
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ là kết tinh truyền thống
dùng người của ông cha ta trong lịch sử, là đỉnh cao của “nghệ thuật” hay
“phương sách” dùng người - bí quyết thành công của sự nghiệp cách mạng Đó
là tư tưởng vĩ đại, đầy tính nhân văn và khoa học Ngày nay, những tư tưởng đó
đã trở thành những bài học, những nguyên tắc trong công tác cán bộ của Đảng
Tư tưởng này đã được Đảng ta vận dụng một cách triệt để và nó càng đượcnâng cao hơn trong giai đoạn hiện nay Đây là những kinh nghiệm quí báu cho
Trang 17Đoàn thanh niên trong công tác cán bộ của mình, là phương pháp luận trong sựnghiệp đổi mới công tác cán bộ Đoàn hiện nay.
1.1.2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ
Kế thừa và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ ChíMinh về công tác cán bộ Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn coitrọng công tác cán bộ là một trong những vấn đề có vị trí đặc biệt Tại Hội nghịBan chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa VIII đã vạch ra chiến lược cán
bộ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là nhiệm vụ, nhu cầu hết sức cấp báchtrong giai đoạn hiện nay Đảng ta đã chỉ ra một số điểm cơ bản về xây dựng độingũ cán bộ trong chiến lược cán bộ
Một là: Công tác cán bộ phải gắn liền với đường lối và nhiệm vụ chính trị
của Đảng
Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán
bộ, Đảng ta đã xác định, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng đều cần có mộtđội ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất, năng lực đáp ứng được sự đòi hỏi củanhiệm vụ từng giai đoạn
Giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng và cán bộ có mối quan hệbiện chứng Đường lối chính trị bao giờ cũng quyết định đường lối tổ chức vàcán bộ Như vậy, đường lối chính trị đúng hay sai có tác dụng quyết định đếnviệc xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ và ngược lại cán bộ tốt hay kém
sẽ ảnh hưởng đến việc xác định đường lối, nhiệm vụ chính trị
Như vậy khi cách mạng chuyển giai đoạn, đường lối và nhiệm vụ thay đổi,công tác cán bộ phải luôn được đổi mới ngang tầm với đòi hỏi của giai đoạnmới
Hai là: Xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ phải trên cơ sở giữ
vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng
Quán triệt quan điểm giai cấp trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũcán bộ là vấn đề có tính nguyên tắc Bất cứ giai cấp nào, chế độ xã hội nào cũng
Trang 18có đường lối cán bộ riêng của mình, xây dựng đội ngũ cán bộ trung thành và cókhả năng thực hiện thắng lợi, lợi ích lý tưởng của giai cấp mình.
Quan điểm giai cấp thể hiện ở tinh thần đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loạicán bộ, trọng dụng mọi khâu nhân tài của đất nước, không kể người ở trongĐảng hay ngoài Đảng, thuộc dân tộc tôn giáo nào, người Việt Nam ở trongnước hay ngoài nước, không định kiến với người có quá khứ sai lầm nay đã hốicải và sửa chữa
Ba là: Xây dựng đội ngũ cán bộ phải gắn với xây dựng tổ chức và đổi mới
cơ chế chính sách
Đảng ta khẳng định, tổ chức mạnh làm cho từng người mạnh góp phần làmcho cả tổ chức mạnh lên
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Do đó, muốn có cán bộ tốt phải gắn công tác cán bộ với tổ chức, chăm loxây dựng tổ chức Xây dựng tổ chức phải đi đôi với xây dựng con người và xâydựng con người phải gắn liền với xây dựng tổ chức Cán bộ tốt có thể tạo nênmột tổ chức tốt, cán bộ xấu có thể làm hư hỏng một tổ chức, một bộ máy.Ngược lại, một tổ chức trong sạch, lành mạnh tạo môi trường để rèn luyện, đàotạo cán bộ là cho cán bộ ngày một trưởng thành hoàn thiện về bản thân Bêncạnh đó một tổ chức yếu kém có thể là hư hỏng cán bộ
Quan điểm này của Đảng thể hiện rõ ở chỗ, trên cơ sở chính trị mà xâydựng tổ chức, xác định số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ Căn cứ vào đó mớilựa chọn bố trí cán bộ cho phù hợp Làm sao cán bộ luôn luôn thích ứng với tổchức, là điều kiện cho sự phát triển của cả tổ chức và cán bộ
Bốn là: Công tác cán bộ phải gắn liền với phong trào cách mạng của quần
chúng Phải thông qua hoạt động của thực tiễn và phong trào hành động cách mạng của quần chúng để chọn lựa, giáo dục, bồi dưỡng rèn luyện cán bộ.
Trang 19Phong trào hành động cách mạng của quần chúng là trường học lớn củacán bộ Hoạt động cách mạng của quần chúng là nơi giáo dục, đánh giá, sànglọc, lựa chọn cán bộ.
Cán bộ và phong trào cách mạng của quần chúng có mối quan hệ biệnchứng, nên khi tiến hành công tác cán bộ phải kết hợp với phong trào cáchmạng của quần chúng mới có có hiệu quả Giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, nângcao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực của cán bộ khôngchỉ qua lý thuyết, trường lớp, mà trước hết, quan trọng hơn hết là phải qua hoạtđộng thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng
Năm là: Đảng lãnh đạo thống nhất công tác cán bộ và đội ngũ quản lý cán
bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, tôn trọng pháp luật và điều lệ của tổ chức quần chúng.
Đảng ta là Đảng cầm quyền cho nên phải trực tiếp nắm bắt vấn đề về cán bộ,bao gồm cả việc định ra đường lối, chính sách cán bộ và bố trí quyết định cán bộlãnh đạo chủ chốt trong cơ quan Nhà nước và các đoàn thể nhân dân Chuẩn bịcán bộ cho cả hệ thống chính trị trên mọi lĩnh vực, đảm bảo thực hiện một cách
có kết quả đường lối chính sách của Nhà nước và của Đảng Đảng thực hiệnthường xuyên công tác kiểm tra cán bộ của các ngành, các cấp, coi đó là nhữngcông việc quan trọng bậc nhất đặt ra hàng đầu của các lãnh đạo
Những quan điểm trên của Đảng về công tác cán bộ được vận dụng trongmọi thời kỳ cách mạng nước ta, đó là cả một quá trình vận dụng sáng tạo, pháttriển chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng đội ngũcán bộ và công tác cán bộ Và đến ngày nay cũng vậy, cần phải quán triệt nhữngquan điểm này trong điều kiện CNH, HĐH sẽ tạo điều kiện xây dựng đội ngũcán bộ có đủ phẩm chất, năng lực trình độ cần thiết để có thể thực hiện thắng lợinhững nhiệm vụ chính trị - xã hội của Đảng
1.1.2.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán
bộ Đoàn
* Cán bộ Đoàn trong hệ thống chính trị
Trang 20Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một thành viên tập thể trong hệthống chính trị của Việt Nam Đoàn lấy mục đích, lý tưởng của Đảng Cộng sảnViệt Nam làm mục đích cho chính mình Đó là lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tưtưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động, để xây dựng cơ sở lýluận và hành động thực tiễn của mình, Đoàn lấy lập trường của giai cấp côngnhân làm lập trường của mình trong đấu tranh cách mạng Đoàn thừa nhận sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - lãnh tụ chính trị của mình.
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được Chủ tịch Hồ Chí Minh sánglập lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta xác định Đoàn ta là lực lượng hùng hậu nhất,
là đội quân xung kích cách mạng, đội dự bị tin cậy của Đảng Đảng tin tưởngtuyệt đối vào lực lượng cách mạng trẻ là Đoàn thanh niên
Đảng ta đã khẳng định: cán bộ Đoàn là một bộ phận của cán bộ Đảng, xâydựng Đoàn vững mạnh là một nhiệm vụ trong xây dựng Đảng, cán bộ Đoàn lànguồn bổ sung cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác Đảng có tráchnhiệm đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niêntrong các thời kỳ cách mạng và trong cả công cuộc đổi mới hiện nay Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết” Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn là đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ nguồn cho Đảng và Nhà Nước
Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn: Trước hết, nhằm đáp ứng yêucầu nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào TTN trong giai đoạn mới, gópphần xây dựng tổ chức Đoàn - Hội - Đội vững mạnh tham gia xây dựng Đảng
và chính quyền nhân dân Thông qua hoạt động thực tiễn phong trào TTN đểtuyển chọn đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ tạo nguồn bổ sung cán bộ cho Đảng, Nhànuớc và các đoàn thể Nâng cao chất lượng, đảm bảo về số lượng Từng bướctrẻ hóa đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp Phấn đấu trong thời gian tới có đủ về sốlượng, đồng bộ về chất lượng và cân đối về cơ cấu cán bộ ở mỗi cấp, góp phầntạo bước chuyển biến cơ bản trong công tác xây dựng Đoàn
Trang 21Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lí cán bộ Đoàn theophân cấp của Trung ương Đảng Đồng thời có sự tham gia của BTV Đoàn Đảmbảo tính kế thừa và phát triển, tính dân chủ, công khai, chú trọng về tiêu chuẩn
và chất lượng trong công tác cán bộ của Đoàn
* Cán bộ Đoàn trong thanh thiếu niên
Cán bộ Đoàn là người thủ lĩnh của đoàn viên thanh niên, là người định rachủ trương, Nghị quyết Là những người vừa lãnh đạo, tổ chức, vừa là ngườibạn, người đồng chí, đồng nghiệp tin cậy của thanh thiếu niên Cán bộ thanhniên còn là những người trực tiếp vừa thuyết phục, vừa giáo dục cho đoàn viên,
thanh niên, tính “thủ lĩnh” còn thể hiện ở tính chủ động của cán bộ Đoàn, đó là tính tập trung, tính “thủ trưởng” trong cơ quan của Đoàn thanh niên Để được
cán bộ đoàn viên thanh niên tin yêu và quý mến, cán bộ Đoàn phải đảm bảonhững yêu cầu sau:
- Cán bộ Đoàn thanh niên phải được rèn luyện qua các phong trào, xuấtthân từ phong trào, được quần chúng thanh niên tín nhiệm bầu ra Thanh niênphải tin tưởng bày tỏ quan điểm ý kiến của mình một cách cởi mở
- Cán bộ Đoàn là người đại diện cho cấp bộ Đoàn, cho đoàn viên thanhniên bày tỏ thái độ, lý tưởng trách nhiệm của mình trước Đảng, trước dân tộc, làngười bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ: quyền được học tập, quyền được có việclàm thu nhập, quyền tự do bình đẳng trước pháp luật…
- Cán bộ Đoàn là người đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên vào tổchức Là người có ảnh hưởng lớn trong xã hội, là trung tâm đoàn kết thanh thiếuniên để giáo dục họ Giúp thanh thiếu niên phát huy được tài năng, năng lực củabản thân, phát hiện tài năng trẻ cho Đoàn, cho xã hội trong mọi lĩnh vực Làngười đại diện cho Đoàn trong các tổ chức quần chúng của Đoàn thanh niênnhư: Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam; Hội Sinh viên Việt Nam; Gia đình trẻ;Hội nghề nghiệp…
* Cán bộ Đoàn trong sự nghiệp đổi mới đất nước
Trang 22Là đội ngũ cán bộ tiếp thu nhanh, tuyên truyền quảng bá, và định hướng tưtưởng cho quần chúng thanh niên về tư duy đổi mới, sự nghiệp đổi mới đấtnước của Đảng, Nhà nước đến đoàn viên thanh niên một cách chính xác, nhanhchóng và rộng rãi nhất.
Là đội ngũ cán bộ xung kích trên mọi lĩnh vực trong công cuộc đổi mới đấtnước, là những người cán bộ trẻ tuổi, năng động, sáng tạo, nhận thức nhanh
Là lực lượng lao động trẻ, có kiến thức, có khoa học, có trìng độ và taynghề cao, là lực lượng làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, không những sảnphẩm vật chất mà còn cả những sản phẩm văn hoá tinh thần
Là lực lượng cán bộ bổ sung cho Đảng, cho Chính phủ, cho dân tộc hùnghậu nhất, tinh nhuệ nhất Đã có trên 90% Bí thư Đoàn thanh niên tham gia quản
lý, điều hành đất nước Đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị, hệ thốngquản lý của địa phương Nhiệm vụ của cán bộ Đoàn nói riêng và nhiệm vụ củaĐoàn nói chung là quản lý, tổ chức và giáo dục đoàn viên thanh niên Đây cũng
là một công việc giúp đỡ Đảng, giúp Nhà nước quản lý đào tạo con người, đócũng là quản lý đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước
Trang 23tịch của nước khác Thông lệ và tình hình chung ở các nước khác cũng vậy,người đăng ký tuyển dụng vào công chức chỉ được phép mang một quốc tịchcủa nước đó.
- Đạt độ tuổi quy định từ đủ 18 tuổi trở lên Đây cũng là điểm mới trong
tuyển dụng công chức Trước đây, pháp luật quy định tuổi đăng ký dự tuyển
công chức là từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi, một số trường hợp tuổi dự tuyển có thể
cao hơn nhưng không quá 45 tuổi Quy định như vậy là nhằm bảo vệ quyền lợicho những người tham gia vào công chức khi đến tuổi được nghỉ chế độ trongđiều kiện chế độ bảo hiểm xã hội trước đây còn những hạn chế Nhưng quy địnhnhư vậy đã hạn chế cơ hội của công dân, không tạo điều kiện thu hút đượcngười có tài năng ở khu vực tự tham gia vào công vụ Do đó, Luật cán bộ, côngchức chỉ quy định tuổi tuyển dụng ở mức sàn - là từ đủ 18 tuổi trở lên - màkhông khống chế độ tuổi tuyển dụng ở mức trần, miễn là còn trong độ tuổi laođộng Điều này có nghĩa là nếu còn trong độ tuổi lao động - dưới 55 tuổi với nữ
và dưới 60 tuổi với nam - mọi công dân có đủ điều kiện quy định đều có cơ hộitham gia vào công vụ
Bên cạnh các tiêu chuẩn chung nói trên, căn cứ vào từng ngành, từng lĩnhvực của hoạt động công vụ, người dự tuyển vào công chức phải đạt được tiêuchuẩn cụ thể tương ứng với mỗi vị trí công tác Luật cán bộ, công chức cũngquy định một số trường hợp không được đăng ký dự tuyển vào công chức
- Điều 25 Đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ luật quy định:
1 Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chứcdanh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ
2 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do cơ quan có thẩm quyền của ĐảngCộng sản Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định
1.2.2 Yêu cầu về chất lượng cán bộ Đoàn cơ sở trong thời kỳ mới
* Người cán bộ Đoàn hiện nay cần phải có sự phát triển về thể chất và tinh thần đáp ứng được nhiệm vụ được giao
Trang 24- Phải có sức khoẻ tốt: để không những đảm bảo công việc hàng ngày mà
còn phải đáp ứng những công việc tập trung có cường độ lao động cao, làm việctrong các điều kiện khó khăn, môi trường khắc nghiệt
- Phải có sự vững vàng về tinh thần: là điều kiện để có những ý nghĩ đúng,
hành động độc lập, không trông chờ, ỷ lại, lệ thuộc vào người khác Nó là cơ sởcủa niềm tin, của định hướng, tính ổn định, tính chủ động
- Phải có sự phát triển sâu sắc về thế giới nội tâm: Là để cảm nhận sự
phong phú của cuộc sống, dễ tiếp cận được nhiều đối tượng, nắm bắt được tâm
tư, tình cảm, nguyện vọng của thanh thiếu niên và qui luật tình cảm riêng củatừng đối tượng
* Người cán bộ Đoàn phải có tri thức, kinh nghiệm phù hợp với đòi hỏi
của thanh niên và xã hội giao cho
- Tri thức và kinh nghiệm của người cán bộ Đoàn mang tính tổng hợp cao:
Vì công tác Đoàn thực chất là công tác con người mà con người ở đây là conngười trẻ tuổi ở mọi lĩnh vực, mọi đối tượng Do vậy người cán bộ Đoàn khôngchỉ có kỹ năng nghiệp vụ công tác mà còn phải am hiểu các kiến thức về một sốchuyên ngành có tính tổng hợp trong khoa học quản lý, giáo dục, pháp luật,chuyên môn
- Tri thức và kinh nghiệm về chính trị là vốn tri thức chi phối toàn bộ các
xã hội, về con người và vấn đề con người nhất là trong công cuộc tiến hành đổimới tri thức, kinh nghiệm khác của người cán bộ Đoàn: Đó là hệ thống tri thức
và phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tri thức và kinh nghiệm của người cán bộ Đoàn là sự hoà quyện giữa trithức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, tri thức khoa học và kinh nghiệm bảnthân Chỉ có như thế người cán bộ Đoàn mới vừa đảm bảo được tính chung vừađúng với tính cá biệt, vừa đảm bảo tính khoa học vừa bảo đảm tính thực tế
Bộ phận trực tiếp quyết định hiệu quả công tác của người cán bộ Đoàn làtri thức và kinh nghiệm lãnh đạo - quản lý; nhất là những tin tức thời sự, thông
Trang 25tin nhanh, thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, kiến thức quản lý kinh tế, quản lý xã hội,tâm lý, luật pháp…
* Người cán bộ Đoàn phải có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức
cách mạng, phát triển theo yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn: Đó là tình yêu sâu sắc
với con người, nhất là con người nghèo khổ bất hạnh; đó là tính nhân văn cộngsản chủ nghĩa trong tình hình đổi mới Lý tưởng cách mạng của người cán bộĐoàn phải được xây dựng trên nền tảng lý luận và phương pháp luận Mác-xít.Người cán bộ Đoàn cần phải có năng lực về thẩm mỹ và phát triển năng lựcthẩm mỹ tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao Đó là sự hiểu biết về cáiđẹp, sự đam mê về cái đẹp hoà quyện với đam mê công việc, nhạy bén với cácgiá trị thẩm mỹ trong các vấn đề chính trị - xã hội Hệ thống giá trị văn hoáthẩm mỹ của người cán bộ Đoàn hiện nay mang tính thực tiễn trực tiếp, mangđậm bản sắc văn hóa dân tộc và chủ nghĩa nhân văn cộng sản
* Tự nguyện, nhiệt tình và ham thích các hoạt động xã hội Lao động của
người cán bộ Đoàn rất khác với lao động của cán bộ các tổ chức, các ngànhnghề khác, là loại lao động đòi hỏi sự tự nguyện, nhiệt tình cao Nếu không có
sự tự nguyện và lòng nhiệt tình, người cán bộ Đoàn sẽ hoạt động như một viênchức, khó có thể thâm nhập vào đời sống thanh niên, vượt qua được những khókhăn và không thể có sáng kiến trong hoạt động
- Cán bộ Đoàn là người được đoàn viên thanh niên tín nhiệm lựa chọn và
họ vui vẻ, tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn đó
- Cán bộ Đoàn làm việc không chỉ bằng những chương trình kế hoạchkhuôn mẫu có sẵn của cấp trên mà còn xuất phát từ những nhu cầu, nguyệnvọng của thanh niên ở địa phương, đơn vị Do tự nguyện, nhiệt tình nên cán bộ
tự tìm việc làm, tự nảy sinh những sáng kiến mới, độc đáo, đem lại những hiệuquả thiết thực cho công tác thanh thiếu niên, thực sự là ngọn cờ tập hợp thanhniên ở địa phương, đơn vị
* Nắm vững những đặc điểm tâm lý thanh niên, biết giao tiếp với thanh
niên, có tri thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động thanh thiếu niên và nghiệp vụ
Trang 26xây dựng Đoàn, Hội Hiểu thanh niên và biết cách hoạt động trong thanh niên làđặc trưng có tính “nghề nghiệp” của cán bộ Đoàn Nó là sắc thái rất riêng để
phân biệt cán bộ Đoàn với cán bộ của các tổ chức khác
* Có nghề chuyên môn, có hiểu biết về kinh tế, tự đảm bảo được cuộc sống
của bản thân và gia đình ổn định Đặc trưng này của người cán bộ Đoàn mới
xuất hiện trong một số năm gần đây do những đòi hỏi khách quan của công tácĐoàn trong thời kỳ xây dựng đất nước Cán bộ Đoàn cần được trẻ hóa, lưuchuyển nhanh, cần có nghề để việc chuyển đổi được thuận lợi Cần có nghề, cóhiểu biết về kinh tế kỹ thuật để tổ chức thanh niên tham gia phát triển kinh tế -
xã hội
* Trình độ học vấn phù hợp với trình độ chung của thanh niên và có những tri thức cơ bản về chính trị, văn hóa, pháp luật, về đường lối đổi mới của Đảng, biết ngoại ngữ và sử dụng được các phương tiện kỹ thuật hiện đại, thông dụng.
Đặc trưng này phản ánh một cách khách quan nhu cầu của thời đại, của đấtnước đi vào thời kỳ CNH, HĐH đối với cán bộ Đoàn Không có một vốn trithức phong phú, không thể tiếp xúc với thanh niên, hơn thế nữa càng không thể
tổ chức được các hoạt động hấp dẫn thanh niên
* Phong cách sống, làm việc năng động, trung thực, nhân ái: Công cuộc
đổi mới đời sống xã hội và tốc độ phát triển của thế giới hiện đại tất yếu dẫnđến sự ra đời một thế hệ thanh niên năng động, làm việc có hiệu quả và chấtlượng cao Tuổi trẻ cũng đòi hỏi rất cao ở cán bộ Đoàn tính trung thực, dám đấutranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ lợi ích của quần chúng, sống nhân ái, vị tha, thươngyêu chia sẻ vui buồn với tuổi trẻ
1.2.3 Những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn là một nội dung quan trọng,thường xuyên được các cấp bộ Đoàn tập trung thực hiện với quan điểm: vừachú trọng chất lượng, vừa mở rộng phạm vi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm
Trang 27xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có đủ trình độ, năng lực và đảm bảo về số lượng
để đảm đương nhiệm vụ theo yêu cầu
Trong những năm qua công tác đào tạo cán bộ Đoàn cơ sở đã được đổi mới
về nội dung và chú trọng hơn về nghiệp vụ công tác Đoàn đáp ứng được thựctiễn tại các địa phương, đã góp phần quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồncán bộ cho Đảng và Nhà nước Song bên cạnh những mặt đã đạt được vẫn còntồn tại những hạn chế, nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn vẫncòn nhiều bất cập, nặng về bồi dưỡng hơn là đào tạo, nội dung đào tạo, bồidưỡng chưa chuyên sâu, chưa toàn diện, chỉ giải quyết được những yêu cầutrước mắt mà chưa đáp ứng được mục tiêu căn cơ, lâu dài; một bộ phận cán bộ,sau khi được đào tạo, bồi dưỡng chưa được phát huy tốt, vẫn còn lúng túngtrong tổ chức lao động, chưa chủ động sáng tạo trong công việc
Trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ yêu cầu công cuộc đổi mới đấtnước, xuất phát từ tính chất yêu cầu mới của thanh niên và công tác Đoàn thanhniên trong sự nghiệp CNH, HĐH, do nhận thức của thanh niên càng ngày càngphát triển, hệ thống tổ chức thanh niên và phong trào thanh niên càng đa dạngphong phú, đặt ra những yêu cầu mới cho người cán bộ Đoàn thanh niên Nộidung đào tạo cần phải cụ thể hóa theo yêu cầu đòi hỏi đoàn viên thanh niên của
tổ chức Đoàn và yêu cầu của toàn xã hội Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải đadạng, trong đó cần tập trung nội dung đào tạo, bồi dưỡng: Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp luận công tác thanh niên, đườnglối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỹ năng nghiệp vụ công tácthanh thiếu nhi Đào tạo thực tế, thông qua thực tiễn xây dựng chính sách chocán bộ Đoàn tự đào tạo và đào tạo lại, nhằm nâng cao trình độ giác ngộ lý luậncách mạng Xây dựng tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội để có một lýtưởng sống cao đẹp, có quyết tâm, ý chí sẵn sàng nhận và hoàn thành mọinhiệm vụ được giao Cùng với đó phải nâng cao trình độ kiến thức, năng lựctiếp thu những tri thức khoa học tiên tiến, khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn
và thực sự xung kích đi đầu trên mọi mặt trận