1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại phòng nội vụ huyện quản bạ

54 620 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 169,51 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của đề tài 2 PHẦN NỘI DUNG 3 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN QUẢN BẠ,TỈNH HÀ GIANG 3 1.1. Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang. 3 1.1.1.Thông tin chung 3 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang 3 1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển 5 1.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức . 6 1.1.5. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Phòng Nội vụ 9 1.2. Khái quát các hoạt động của công tác QTNL tại Phòng Nội Vụ Huyện Quản Bạ. 13 1.2.1. Công tác hoạch định nhân lực 13 1.2.2. Công tác tuyển dụng nhân lực 13 1.2.3. Công tác phân tích công việc 13 1.2.4. Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí: 14 1.2.5.Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc 14 1.2.6.Công tác trả lương cho cán bộ, công chức trong huyện Quản Bạ 15 1.2.7. Chương trình phúc lợi cơ bản tại Phòng nội vụ Quản Bạ 15 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN QUẢN BẠ HÀ GIANG 16 2.1. Cơ sở lý luận về đào tạo và bồi dưỡng 16 2.1.1. Hệ thống các khái niệm 16 2.1.2.Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 18 2.1.3.Quy trìnhđào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức 19 2.1.4. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức . 22 2.2. Thực trạng về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại phòng Nội vụ huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 22 2.2.1 Nhu cầuđào tạo và bồi dưỡng CCCX tại huyện Quản Bạ 22 2.2.2. Chương trình đào tạo và bồi dưỡng CCCX do Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ tổ chức 28 2.2.3. Kết quả đạt được 32 2.2.4. Những tồn tại trong công tác tổ chức đào tạo , bồi dưỡng CCCX 34 Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆNCÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG 36 3.1.Giải pháp 36 3.1.1.Giải pháp về nhận thức 36 3.1.2. Làm tốt các công tác quản trị nhân lực liên quan đến đào tạo và bồi dưỡng 36 2.1.3. Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu, xác định rõ mục tiêu, số lượng cần đào tạo. 37 2.1.4. Nâng cao chất lượng chương trình đào tạo bồi dưỡng 38 2.1.5.Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá đào tạo, bồi dưỡng 39 2.1.6 . Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí dành cho đào tạo. 39 3.2 Một số khuyến nghị 40 KẾT LUẬN 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của đề tài 2

PHẦN NỘI DUNG 3

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG 3

1.1 Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang 3

1.1.1.Thông tin chung 3

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang .3 1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển 5

1.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6

1.1.5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Phòng Nội vụ 9

1.2 Khái quát các hoạt động của công tác QTNL tại Phòng Nội Vụ Huyện Quản Bạ 13

1.2.1 Công tác hoạch định nhân lực 13

1.2.2 Công tác tuyển dụng nhân lực 13

1.2.3 Công tác phân tích công việc 13

1.2.4 Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí: 14

1.2.5.Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc 14

1.2.6.Công tác trả lương cho cán bộ, công chức trong huyện Quản Bạ 15

1.2.7 Chương trình phúc lợi cơ bản tại Phòng nội vụ Quản Bạ 15

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN QUẢN BẠ - HÀ GIANG 16

2.1 Cơ sở lý luận về đào tạo và bồi dưỡng 16

2.1.1 Hệ thống các khái niệm 16

2.1.2.Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 18

2.1.3.Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức 19

2.1.4 Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức 22

Trang 2

2.2 Thực trạng về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại

phòng Nội vụ huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 22

2.2.1 Nhu cầuđào tạo và bồi dưỡng CCCX tại huyện Quản Bạ 22

2.2.2 Chương trình đào tạo và bồi dưỡng CCCX do Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ tổ chức 28

2.2.3 Kết quả đạt được 32

2.2.4 Những tồn tại trong công tác tổ chức đào tạo , bồi dưỡng CCCX 34

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG 36

3.1.Giải pháp 36

3.1.1.Giải pháp về nhận thức 36

3.1.2 Làm tốt các công tác quản trị nhân lực liên quan đến đào tạo và bồi dưỡng 36

2.1.3 Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu, xác định rõ mục tiêu, số lượng cần đào tạo 37

2.1.4 Nâng cao chất lượng chương trình đào tạo bồi dưỡng 38

2.1.5.Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá đào tạo, bồi dưỡng 39

2.1.6 Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí dành cho đào tạo 39

3.2 Một số khuyến nghị 40

KẾT LUẬN 42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đánh giá về vai trò của cán bộ, cong chức Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định

“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc - công việc thành công hay thất bại đều do cán

bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong” Điều này minh chứng cho vai trò

của cán bộ công chức nói chung trong thành công của việc đưa đất nước đổi mới, hộinhập Cụ thể hơn nữa cán bộ công chức cấp xã là cấp gần nhân dân nhất và là nơi diễn

ra mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các tần lớp nhân dân Là cầunối chuyển tải và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước đến với quảng đại quần chúng nhân dân Thực hiện hoạt động quản lý hànhchính Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,trật tự an ninh xã hội ở địa phương theo thẩm quyền

Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã hiện nay là điều kiện tiên quyết quyếtđịnh chất lượng thực thi công vụ, phục vụ nhân dân và hiệu lực, hiệu quả của nềnhành chính nhà nước Chính đội ngũ này đóng vai trò trung tâm trong quá trình cảicách hành chính và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Do vậy,nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là một trong những mục tiêu quantrọng trong công cuộc cải cách hành chính tại Việt Nam

Đây chính là đề tài hấp dẫn, mang tính cấp thiết, thể hiện thực tế nhu cầunghiên cứu Với tất cả những lý do nêu trên đã thể hiện sự cấp thiết về việc nghiên cứu

đề tài này Được sự hướng dẫn, gợi ý lựa chọn đề tài trong kế hoạch thực tập của Khoa

và giáo viên hướng dẫn.Bản thân tôi quyết định chọn đề tài : “Nâng cao chất lượngcông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Phòng Nội vụ huyện QuảnBạ.” làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã;trong quá trình thực tập tốt nghiệp và tìm hiểu thực tế công tác đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức cấp xã tại Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Từ đó đề tàiđưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác tổ chứcđào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Trang 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở mục tiêu đã xác đinh, tổng hợp các hệ thống về vấn đề quản trịnhân lực nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ , công chức, cán bộ côngchức cấp xã nói riêng

Nghiên cứu về địa điểm thực tập và các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo

và bồi dưỡng tại phòng Nội vụ huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở yêu cầu,điều kiện thực tế, đề tài được hoàn thiện bằng việc sử dụngcác phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp quan sát;

Phương pháp thu thập thông tin, nghiên cứu, kế thừa tài liệu;

Phương pháp phân tích số liệu; tài liệu

Phương pháp ghi chép nhật ký công việc…

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài báo cáo tập trung vào nghiên cứu

3 chương:

Chương 1 Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Chương 2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tạiPhòng Nội vụ huyện Quản Bạ

Chương 3 Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN QUẢN BẠ,

TỈNH HÀ GIANG

1.1 Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang.

1.1.1.Thông tin chung

Tên đơn vị: Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang

Địa chỉ: tổ 1, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ

Số điện thoại :02193.846110 Fax : 02193.846227Email:ubndquanba@gmail.com

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 ( nay là Luật Tổ chứcchính quyền địa phương năm 2015)

Quyết định số: 08/2014/QĐ-UBND ngày 29/5/2014 của UBND tỉnh Hà Giang

về việc ban hành Quy định phân cấp công tác quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ côngchức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Hướng dẫn số: 350/HD-UBND ngày 03/3/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh HàGiang Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của PhòngNội vụ thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

Ngày 09/03/2015 UBND huyện Quản Bạ Ban hành quyết định số UBND do chủ tịch UBND huyện Quản Bạ Nguyễn Chí Thâm ký, quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ

07/2015/QĐ-+ Về Vị trí - chức năng:

Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Quản Bạ có chứcnăng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên cáclĩnh vực: Tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sựnghiệp nhà nước; cải cách hànhchính; chính quyền địa phương; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ công

Trang 8

chức xã, phường; hội, tổ chức Phi Chính phủ; Văn thư - Lưu trữ nhà nước; Tôn giáo,thanh niên và công tác thi đua khen thưởng.

Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉđạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện, đồng thời chịu sựchỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ

+ Về nhiệm vụ, quyền hạn:

Nhiệm vụ, quyền hạn chung:

- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác Nội vụ trên địa bàn và

tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Bộ Nội vụ

- Trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về côngtác Nội vụ, kế hoạch về cải cách hành chính Nhà nước trên địa bàn; hướng dẫn vàkiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt

- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tinlưu trữ phục vụ cho công tác Nội vụ

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về đánh giá tìnhhình, kết quả triển khai công tác Nội vụ trên địa bàn với Chủ tịch UBND huyện, SởNội vụ

- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếunại, tố cáo về công tác Nội vụ trên địa bàn theo quy định của pháp luật

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãingộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán

bộ công chức của cơ quan theo quy định của pháp luật

- Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao

Trang 9

Nhiệm vụ - quyền hạn cụ thể đối với từng lĩnh vực công tác:

- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn cơ quan, đơn vị, các xã, phường trên địa bànthực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo sự phân công củaUBND huyện và hướng dẫn của UBND tỉnh

- Tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức, hướng dẫn, kiểmtra việc thực hiện công tác cải cách hành chính của các phòng, ban và UBND xã,phường trên địa bàn

- Trình UBND huyện quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thểcho các cơ quan chuyên môn của huyện theo hướng dẫn của tỉnh

- Giúp UBND huyện theo dõi, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn, các xã,phường xây dựng và thực hiện nội quy, quy chế làm việc nhằm đảm bảo sự hoạt độngcủa các cơ quan chuyên môn và phát huy hiệu lực của chính quyền cơ sở

- Giúp UBND huyện quản lý công tác tổ chức, tuyển dụng, đào tạo, điều động,luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sáchcủa nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở theo phân cấp và theoquy định của pháp luật

- Trình UBND huyện Đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hànhchính trên địa bàn để UBND huyện trình HĐND huyện thông qua trước khi trình cấptrên xem xét, quyết định; chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc chỉ giới, bản đồ địa giớihành chính huyện

- Tham mưu giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan chuyên môn,UBND các xã, phường về công tác văn thư, lưu trữ theo quy định, nhằm thực hiện tốtchương trình cải cách hành chính của tỉnh và của huyện đề ra

- Thường trực, tổng hợp và xử lý các nội dung về công tác thi đua khen thưởngcủa huyện

Trang 10

- Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện công tác tôn giáo của huyện theo quyđịnh.

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

- Lịch sử hình thành huyện Quản Bạ:Ngày 15/12/1962, Hội đồng Chính phủban hành quyết định số 211/QĐ-CP thành lập huyện Quản Bạ trên cơ sở những xãđược tách ra từ huyện Vị Xuyên Năm 1976, Hà Giang sáp nhập với Tuyên Quangthành tỉnh Hà Tuyên, Quản Bạ trở thành huyện của tỉnh Hà Tuyên, từ 1991 đến nay,Quản Bạ là huyện của tỉnh Hà Giang

Hiện nay huyện Quản Bạ gồm 1 thị trấn Tam Sơn và 12 xã: Bát Đại Sơn, Cán

Tỷ, Cao Mã Pờ, Đông Hà, Lùng Tám, Nghĩa Thuận, Quản Bạ,Quyết Tiến, TảVán, Thái An, Thanh Vân, Quản Bạ, Tùng Vài

- Lịch sử hình thành Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ:

Năm 1993có tên gọi là Phòng Tổ chức cán bộ huyện Quản Bạ

Đến 05/2000PhòngTổ chức cán bộ được đổi tên thành Phòng tổ chức xây dựngchính quyền giữ vai trò là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về công tác tổ chức chính quyền, xây dựng đội ngũ cán

bộ, công chức của chính quyền và các công tác khác trên địa bàn huyện Quảng Bạ theoquy định

Đến năm 2004, thực hiện quy định của Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29tháng 9 năm 2004 của Chính phủ, Phòng Tổ chức chính quyền huyện được đổi tên thànhPhòng Nội vụ - Lao động Thương binh Xã hội huyện, thực hiện chức năng tham mưu,giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Nội vụ

Từ tháng 7 năm 2008, thực hiện quy định của Nghị định số 14/2008/NĐ-CPngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ, Phòng Nội vụ huyện được thành lập mớitheo Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 02 tháng 07 năm 2008 của Ủy ban nhân dânhuyện Quản Bạ,

Trang 11

Qua hơn 13 năm thành lập, tuy tên gọi mỗi thời kỳ có sự thay đổi, chức năngnhiệm vụ được phân phối lại cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ đôiỉmới đi lên chủ nghĩa xã hội Nhưng với kết quả đạt được, Phòng Nội vụ huyện đãkhẳng định được vai trò, vị trí quan trọngtrong việc tham mưu, giúp cho Ủy ban nhândân huyện về công tác tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, thực hiệnchế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền,…

Với sự cố gắng, tận tụy, đoàn kết và ý thức trách nhiệm của tập thể cán bộ,công chức Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ qua các thời kỳ, Phòng Nội vụ luôn hoànthành xuất sắc nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân huyện giao, Sở nôi vụ hướng dẫn.Phòng Nội vụ là nơi trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm công tác,…tạo điều kiện tốt để cán bộ, công chức phát triển

1.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ là 1 bộ phận trong sơ đồ tổ chức của UBNDhuyện Quản Bạ Để đánh giá được tầm quan trọng của Phòng Nội vụ huyện Quản Bạcần xem xét sơ đồ tổ chức của Phòng Nội vụ bằng 2 sơ đồ

Sơ đồ 1.1 và sơ đồ 1.2

Phân tích:

Qua đánh giá sơ đồ 1.1 cho thấy: Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ là cơ quanchuyên môn, cơ quan hành chínhthuộc Ủy ban nhân dânhuyện Quản Bạ Chịu sự chỉđạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện;

Phòng Nội vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năngquản lý nhà nước về các lĩnh vực nội vụ

Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ có mối liên hệ 2 chiều với các Phòng, Văn phòng

và Ban khác cùng trực thuộc UBND huyện Quản Bạ

Sơ đồ được xây dựng trên cơ sở Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3năm 2015 về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện trên địabàn Tỉnh Hà Giang

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUẢN BẠ

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH

Trang 12

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trung tâm

VH, TT & DL

& DL

Trung tâmDạy nghề

Trang 13

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức UBND huyện Quản Bạ – tỉnh Hà Giang

( Nguồn: UBND huyện Quản Bạ)

Trang 14

TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

CHUYÊN VIÊN CHUYÊN VIÊN CHUYÊN VIÊN CHUYÊN VIÊN

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ – tỉnh Hà Giang

( Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ)

Phân tích: Qua đánh giá sơ đồ 1.2 cho thấy:

Nếu xấy dựng cơ cấu tổ chức của Phòng nội vụ huyện Quản Bạ theo số lượngbiên chế Phòng Nội vụ huyện Quản Bạ có tổng số 6 biên chế

Cụ thể bao gồm :

- 01 Trưởng phòng:Phụ trách chung Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nội

vụ, trước pháp luật về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao vàviệc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao phụ trách

- 01 Phó Trưởng phòng: phụ trách công tác xây dựng chính quyền, tôn giáo, địagiới hành chính, công tác thi đua, khen thưởng Thực hiện các nhiệm vụ do trưởngphòng giao

- 04 Chuyên viên:

Chuyên viên 1: Chuyên viên, quản lý công chức viên chức cấp huyện;

Chuyên viên 2: Chuyên viên, xây dựng chính quyền, quản lý công chức cấp xãChuyên viên 3: Chuyên viên cải cách hành chính, thi đua khen thưởng

Chuyên viên 4:Chuyên viên tôn giáo, Địa giới hành chính, công tác Hội

Đội ngũ CBCC văn phòng không ngừng được nâng lên cả về số lượng và chấtlượng Tập thể lãnh đạo văn phòng đến CBCC viên chức trong Phòng Nội vụ huyệnluôn luôn đoàn kết, thống nhất cao trong việc triển khai nhiệm vụ được giao

Trang 15

1.1.5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Phòng Nội vụ

Phương hướng chung:

- Thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyềnhạn của Phòng Nội vụ huyên Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, thắt chặt quản lýcác lĩnh vực liên quan đến công tác tổ chức bộ máy, quản lý sử dụng biên chế, xâydựng chính quyền, cải cách hành chính, tôn giáo, thi đua khen thưởng góp phần vàothắng lợi của nghị quyết Đảng bộ huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

- Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã huyện vàđặc biệt đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã, phấn đấu đạt tỷ lệ 100% có trình độchuyên môn đạt chuẩn, phù hợp chức danh theo quy định

- Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức theo quy định của LuậtCán bộ, công chức; Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn liên quan khi có hiệulực từ 2011

- Cập nhật nhanh chóng các văn bản quy phạm pháp luật, các thông tư hướngdẫn liên quan đến công tác nội vụ

- Triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên thuộc lĩnh vực quản lýnhà nước của phòng; tham mưu trình UBND huyện cụ thể hoá các văn bản áp dụngchuyên môn để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước theo thẩm quyền

- Kịp thời tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện điều chỉnh, bổ sung quyhoạch cán bộ theo quy định; triển khai sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, rà soát chứcnăng, nhiệm vụ, bố trí biên chế theo cơ cấu, vị trí việc làm được cấp có thẩm quyềnphê duyệt, đảm bảo tinh, gọn, hiệu quả

- Tham mưu công tác tuyển dụng công chức, viên chức theo kế hoạch đượcUBND tỉnh phê duyệt, đúng quy trình, thẩm quyền; triển khai thực hiện phân cấp quản

lý công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của UBND tỉnh

Trang 16

- Thường xuyên đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ theoquy định; Nắm bắt tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện; tham mưu giảiquyết kịp thời đơn thư của công dân.

- Tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về côngtác tôn giáo theo kế hoạch, lộ trình chung của UBND tỉnh; Chủ động nắm chắc tìnhhình hoạt động của các tôn giáo, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động theo đúngquy định của pháp luật

- Tăng cường sự phối hợp nhằm đấu tranh, ngăn chặn việc truyền đạo trái phép,giữ gìn trật tự, an ninh trên địa bàn; tiếp tục theo dõi, nắm bắt hoạt động của nhữngngười mê hoặc lòng tin của dân chúng, hoạt động của Đạo lạ, đề xuất phương án giảiquyết (nếu có)

- Phối hợp với Huyện đoàn triển khai nắm bắt tình hình thanh niên; nâng caohiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên; thực hiện chế độ thông tin, báo cáotheo quy định

Tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo quản lý nhà nước về công tác Văn thư Lưu trữ; hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn về côngtác Văn thư - Lưu trữ

Thực hiện các nội dung công việc theo chức năng nhiệm vụ; các công tác phátsinh khác đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định

- Trong thời gian tối Phòng Nội vụ thành phố Hòa Bình tích cực phát huynhững thành tích đã đạt được, từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế; trongnhững năm tới, tập trung tham mưu cho UBND thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâmsau

Phương hướng cụ thể trong năm 2016:

Tiếp tục xây dựng và thực hiện các kế hoạch hàng năm gồm: Kế hoạch tuyểndụng cán bộ, công chức; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Kế hoạch cảicách hành chính; Kế hoạch tổ chức, biên chế HCNN, HCSN; Kế hoạch công tác Thi

Trang 17

đua - Khen thưởng

Về công tác Cải cách hành chính:

Phòng Nội vụ tập trung cho công tác CCHC ở địa phương, đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của thành phố: Tham mưu giúp UBND huyệnQuản Bạ ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2016; tiếp tục triển khai thựchiện đề án Một cửa liên thông, một cửa liên thông hiện đại theo hướng gắn với rà soát,đơn giản hóa thủ tục hành chính, loại bỏ những thủ tục không hợp lý

Phát huy cổng thông tin điện tử của thành phố trong việc cung cấp thông tin vàogiải quyết công việc

Về công tác cán bộ, công chức, viên chức:

Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trênđịa bàn thành phố đảm bảo đúng quy định của pháp luật Triển khai thực hiện tốt Luậtcán bộ, công chức và Luật viên chức;

Tham mưu tổ chức thi tuyển công chức cấp xã, cấp thành phố đảm bảo kháchquan, đúng quy định; phê duyệt kết quả thi tuyển, xét tuyển viên chức;

Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2016theo đúng kế hoạch về số lượng và chất lượng

Xây dựng kế hoạch dài hạn nhằm xác định nhu cầu công việc và vị trí việc làmđảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địaphương trong các năm tới

Về công tác Tổ chức chính quyền:

Tiếp tục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chính quyền cơ sở và địa giớihành chính;

Hướng dẫn giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chứccấp xã, cán

bộ không chuyên trách, cán bộ y tế và cán bộ dân số kế hoạch hóa gia đình cấp xã đảm

Trang 18

bảo đúng quy định;

Thẩm định kết quả miễn nhiệm và bầu cử bổ sung thành viên UBND của huyệnQuản Bạ vàxã, thị trấn ; hướng dẫn, kiểm tra công tác bầu cử Tổ trưởng tổ dân phố,Trưởng xóm theo quy định của pháp luật;

Về công tác tổ chức bộ máy, biên chế:

Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị,UBND các xã, thị trấn thuộc UBND huyện Quản Bạ;

Về công tác thanh niên:

Tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ chủ yếu được nêu trong Nghịquyết số 45/NQ-CP vào ngày 11/9/2009 của Chính phủ ban hành chương trình hànhđộng thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành trungương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạo hóa đất nước;

Tiếp tục triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong

đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ theoquy định tại Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng chính phủ

về việc quy định chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trongkháng chiến;

Đưa công tác Đoàn Thanh niên đi vào chiều sâu, phục vụ tuyên truyền chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Phối hợp tổ chức công tácthanh niên thành phong trào định hướng tư tưởng cho Thanh niên tại huyện Quản Bạ

Về công tác thi đua khen thưởng:

Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 39CT/TW ngày21/5/2004 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng; Triển khai thực hiệnLuật thi đua khen thưởng; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản củaTrung ương, của tỉnh;

Trang 19

Tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực phong

trào thi đua “Huyện Quản Bạ chung sức xây dựng nông thôn mới”,gắn phong trào với

thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

Xét khen theo kế hoạch, theo chuyên đề để đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ vàđúng quy định của pháp luật

Đề xuất khen thưởng đột xuất với các trường hợp đặc biệt, nhằm kịp thời tuyêndương, cổ vũ, động viênngười được khen thưởng

Về công tác văn thư, lưu trữ:

Tham mưu xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác Văn thư –Lưu trữ, đảm bảo thực hiện thống nhất, thắng lợi các nhiệm vụ đề ra; tiếp tục tổ chứckiểm tra, giám sát thường xuyên công tác văn thư - lưu trữ theo quy định

Về công tác tôn giáo:

Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước

về công tác tôn giáo đến các tầng lớp nhân dân, chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo;

Nâng cao chất lượng QLNN về tôn giáo, tăng cường tham mưu; vận động quầnchúng; đối ngoại; giải quyết kịp thời những vấn đề về tôn giáo;

Tăng cường đi cơ sở, chủ động nắm tình hình hoạt động của các tổ chức tôngiáo, của chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ và các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo;đồng thời hướng dẫn các chức sắc và tổ chức tôn giáo thực hiện đúng đường lối chínhsách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, kịp thời phát hiện những sự việc phức tạp, chủđộng đề xuất biện pháp xử lý

Trang 20

1.2 Khái quát các hoạt động của công tác QTNL tại Phòng Nội Vụ Huyện Quản Bạ.

1.2.1 Công tác hoạch định nhân lực

Thực trạng:

Là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực mà hàng nămPhòng Nội vụ luôn kiểm tra rà soát và đưa ra nhu cầu tuyển dụng công chức theo địnhbiên được giao Mỗi năm một lần cần đánh giá xem nhu cầu về nhân lực hiện nay sovới thực tế yêu cầu công việc.Xác định vị trí cần tuyển, số lượng, yêu cầu, thời gian vàcác yêu cầu khác phù hợp với đặc thù ngành nghề

Đánh giá:

Việc thực hiện hoạch định nhân lực tại phòng nội vụ và tiến hành hoạch địnhnhân sự cho huyện Quản Bạ được tiến hành liên tục, định kì , tuân thủ đúng quy định,quy trình của pháp luật dưới sự hướng dẫn của Sở Nội vụ Tỉnh Hà Giang Sau khi tiếpnhận yêu cầu nhân sự của các xã, thị trấn Phòng nội vụ huyện sẽ xem xét lập kếhoạch, tổng hợp trình UBND huyện xem xét cho ý kiến Sau đó sẽ trình ủy ban nhândân tỉnh thông qua Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang

1.2.2 Công tác tuyển dụng nhân lực

Đánh giá:

Công tác tuyển dụng nhân lực tại huyện Quản Bạ diễn ra minh bạch, kháchquan Tiến hành đầy đủ các bước trong quy trình tuyển dụng, dựa trên hướng dẫn củacác cơ quan quản lý cấp trên hướng dẫn thực hiện Hàng năm có những đợt tuyển dụng

Trang 21

thực hiện đúng với số lượng mà cấp trên phê duyệt Đảm bảo tốt nhất hiệu quả thựchiện công việc của các đơn vị khi được đảm bảo về số lượng và chất lượng biên chếmới Tuyển dụng được những người đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, chính trị.

1.2.3 Công tác phân tích công việc

Thực trạng:

Việc xây dựng , phân tích công việc thực ra là việc xây dựng bản mô tả côngviệc, các văn bản quy định trách nhiệm, chức vụ và quyền hạn Công tác này phục vụcho việc tuyển dụng nhân sự theo vị trí việc làm của huyện, giúp nhân viên mới nhanhchóng làm quen với công việc của mình Nó bao gồm các bản mô tả công việc, bảntiêu chuẩn công việc, bản yêu cầu công việc Phục vụ cho việc tuyển dụng nhân lực,cho cán bộ, công chức viên chức biết chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bản thân.Các tiêu chuẩn cần đạt được

Đánh giá:

Về cơ bản, việc phân tích công việc đã tiến hành xong trong quá khứ Hiện tạivới những công việc mới Khi có những thay đổi của Luật tổ chức chính quyền địaphương năm 2015 sẽ được xây dựng lại cho phù hợp

1.2.4 Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí:

Thực trạng: Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí được thực hiện bao

gồm hai hoạt động chính : Định hướng và biên chế nội bộ

Định hướng là hòa nhập nhân viên mới vào công việc Có sự hướng dẫn cụ thểcủa người hướng dẫn Chỉ cho nhân viên mới các nội quy, quy định…

Vê biên chế nội bộ sau khi thí sinh trúng tuyển họ sẽ được làm việc đúng theo

vị trí mà mình thi tuyển, nhưng dựa theo yêu cầu của tổ chức và từng thời kỳ có sựluân chuyển sao cho hợp lý và đạt hiệu quả công việc cao nhất

Đánh giá:

Trang 22

Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí được phòng Nội Vụ huyện Quản

Bạ thực hiện, hướng dẫn thực hiện một cách linh hoạt Mang lại hiệu quả cho đơn vụ

1.2.5.Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc

Thực trạng:

Đánh giá kết quả thực hiện công việc được phòng Nội vụ huyện Quản Bạ thựchiện nghiêm chỉnh Theo các quy định hướng dẫn về biểu mẫu theo đúng Nghị định56/2015/NĐ-CP về đánh giá phân loại cán bộ công chức viên chức Căn cứ vào quyđịnh của Luật cán bộ,công chức, Luật viên chức Đây làsự đánh giá một cách có hệthống và chính thức tình hình thực hiện công việc của những cán bộ, công chức trongnăm Công tác đánh giá thực hiện công việc hầu như được thực hiện ngay sau khi côngviệc đó kết thúc.Dựa trên tiêu chuẩn kết quả thực hiện công việc Sẽ có những bảngmẫu đánh giá thực hiện công việc Thường do chính người thực hiện, cấp trên trực tiếpđánh giá Nếu trong vòng 2 năm liên tiếp ở mức không hoàn thành công việc Cán bộ,công chức, viên chức sẽ bị sa thải

Đánh giá:

Không chỉ ở huyện Quản Bạ mà ở tất cả đơn vị cơ quan Nhà nước Về cơ bảnviệc đánh giá còn chưa mang tính chính xác cao, mang tính hình thức, mang điểm yếuchung của tâm lý đánh giá trung bình,đặc trưng trong đánh giá kết quả công việc tạiViệt Nam hiện nay

1.2.6.Công tác trả lương cho cán bộ, công chức trong huyện Quản Bạ

Trang 23

1.2.7 Chương trình phúc lợi cơ bản tại Phòng nội vụ Quản Bạ

Thực trạng:

Việc quan tâm đầy dủ chấp hành quy định về đóng các phúc lợi bắt buộc nhưBHYT, BHXH với các mức quy định mới, cập nhật nhwungx điểm mới của LuậtBHXH được tiến hành khẩn trương

Ngoài ra về các phúc lợi tự nguyện tổ chức tạo động lực thường xuyên giao lưuvăn nghệ và thể thao giữa các phòng ban hoặc với các đơn vị khác nhằm tạo sự liên kết

và gần gúi với nhau hơn

Đánh giá:

Về các chương trình phúc lợi được phòng nội vụ huyện Quản Bạ thực hiện về

cơ bản là đầy đủ, tuy nhiên còn thiếu về số lượng và chiều sâu trong các chương trìnhchưa cao.Cần bổ sung hơn nữa nhằm tạo động lực cho CBCC tại phòng Nội vụ huyệnQuản Bạ

Nhìn chung công tác quản trị nhân lực được tiến hành đầy đủ và có chất lượngtại phòng Nội vụ huyện Quản Bạ Tuy nhiên với đặc thù là cơ quan Nhà nước công tácquản trị nhân lực tại phòng Nội vụ huyện Quản Bạ có những điểm hạn chế và nhữngđiểm mạnh riêng

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN QUẢN BẠ - HÀ GIANG

2.1 Cơ sở lý luận về đào tạo và bồi dưỡng

Trang 24

chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đâygọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung

là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.[4,2]

Thứ hai, khái niệm về công chức

Theo khoản 2 , điều 4, chương 1 Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12 nêurõ:‘‘Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức

vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chínhtrị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân độinhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quanchuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập củaĐảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lýcủa đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sựnghiệp công lập theo quy định của pháp luật.” [4,2]

Phân tích qua 2 khái niệm trên là khái niệm được nêu trong Luật cán bộ côngchức năm 2008 vì thế đây là cơ sở lý luận chính xác, có giá trị xuyên suốt về đối tượng

để phân tích công tác đào tạo và bồi ưỡng CBCC tại Phòng nội vụ huyện Quản Bạ

Thứ ba, Khái niệm công chức cấp xã:

Theo khoản 3 , điều 4, chương 1 Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12 nêurõ:

CCCX là công dân Việt Nam, được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên mônthuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước CCCX,phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam được tuyển dụnggiữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND [4,2]

Thứ tư: Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân: “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực làđào tạo và phát triển các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trang 25

của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trongmôi trường cạnh tranh Do đó trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển cầnphải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch” [3,153]

Theo PGS.TS Trần Kim Dung: “Đào tạo là quá trình bù đắp thiếu hụt về mặtchất lượng của người lao động nhằm trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng, thái độđối với công việc để họ có thể hoàn thành công việc hiện tại với năng suất và hiệu quảcao nhất”.[2,95]

Theo nghĩa rộng, phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có

tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thayđổi hành vi nghề nghiệp của người lao động

Trước hết, phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học tậpđược tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động Cáchoạt động đó có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí tới vài năm,tùy vào mục tiêu học tập; và nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho ngườilao động theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệpcủa họ Như vậy, xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạtđộng là: giáo dục, đào tạo và phát triển

Thứ tư: Khái niệm đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

“Đào tạo” và “bồi dưỡng” là các thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong cácvăn bản quy phạm pháp luật cũng như các tài liệu nghiên cứu ở nước ta, tuy nhiêncách tiếp cận này cũng theo nhiều cách hiểu khác nhau

Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốcgia, 2005: “Đào tạo: làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhấtđịnh”; “Bồi dưỡng: làm cho năng lực hoặc phẩm chất tăng thêm”

Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ

về đào tạo, bồi dưỡng công chức (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2010), tại Điều

5 giải thích: “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học” và “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”.

Trang 26

Cách hiểu thứ hai là cách hiểu chính thống và mang tính khoa học hơn kháiniệm trước đó

Vậy đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã “Là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thốngng những tri thức, kỹ năng và cập nhật nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại cơ quan hành chính Nhà nước”

2.1.2.Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Xã là một đơn vị cấp hành chính cuối cùng trong bốn cấp của hệ thống quản lý hành chính, là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý nhưng thấp nhất không đồng nghĩa với ít quan trọng nhất.

Nghị quyết Trung ương 5 - khóa IX khẳng định: “Xây dựngđội ngũ cán

bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”.

CCCX là cầu nối trực tiếp giữa Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cấp xã là cấp gần dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được thì mọi việc đều xong xuôi" Mọi hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã sẽ tác động trực tiếp đến đời sống xã hội và công dân trên địa bàn lãnh thổ Do đó, về nguyên tắc, đòi hỏi phải xây dựng một chính quyền cấp xã giỏi về chuyên môn và thành thạo các hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ

CCCX là người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, làm cho nhân dân hiểu đúng và đầy đủ các chủ trương, chính sách đó.

CCCX là người có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.

Trang 27

CCCX là người nắm bắt kịp thời, phản ánh đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để Đảng và Nhà nước có cơ sở khoa học sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chủ trương, chính sách có tính khả thi, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Chính vì vậy tuyển dụng đào tạo và bồi dưỡng CCCX đóng góp vị trí quan trọng trong :

Thứ nhất, trang bị kiến thức, kỷ năng, phương pháp cho việc thực hiện nhiệm

vụ, công vụ của cán bộ công chức cấp xã

Thứ hai, góp phần xây dựng đội ngũ CBCCcấp xã chuyên nghiệp có đủ nănglực để xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại

Thứ ba, hoạt động đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cấp xãtrong các cơ quanquản lý hành chính nhà nước là một công cụ của phát triển chức nghiệp

- Tạo cho cán bộ, công chức cấp xã cập nhật kiến thức của bản thân:bồi dưỡng

để công chức thực thi tốt các văn bản pháp luật mới; cung cấp những kiếnthức về công nghệ mới; học tiếng nước ngoài(tiếng Anh, pháp ); tạo ra đội ngũ côngchức có chuyên môn, kỹ năng để thực thi công vụ tốt hơn, nhằm thực hiện cải cáchnền hành chính nhà nước; phát triển năng lực để hoạch định và thực thi chính sáchcông; trung thành với chính phủ trong việc thực thi chính sách; thực hiện dịch vụ địnhhướng khách hàng theo hệ thống tiêu chuẩn; áp dụng kỹ năng quản lý mới; hoàn thiệnđạo đức công chức nhằm chống tham nhũng;

2.1.3.Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành và nghiên cứu kĩ càng nội dung

về đào tạo và bồi dưỡng Với cơ sở khoa học có thể xây dựng trình tự để xây dựng mộtchương trình đào tạo và bộ dưỡng CBCC áp dụng cho các cấp ( trong đó có cấp xã)như sơ đồ 2.1

Ngày đăng: 22/09/2016, 17:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w