Báo cáo thực tập nhận thức về các thiết bị đo lường

79 851 2
Báo cáo thực tập nhận thức về các thiết bị đo lường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập nhận thức về các thiết bị đo lường

Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 1 Đồng hồ vạn năng điện tử (DMM) Phần I: GIỚI THIỆU VỀ CÁC THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG 1. Đồng hồ đo: 1.1. Giới thiệu: Đồng hồ vạn năng hay vạn năng kế là một dụng cụ đo lường điện có nhiều chức năng. Các chức năng cơ bản là Ampe kế, Volt kế, và Ohm kế, ngoài ra có một số đồng hồ còn có thể đo tần số dòng điện, điện dung tụ điện, kiểm tra bóng bán dẫn (transitor) 1.2. Phân loại và hình dạng thực tế: 1.3. Vài nét sơ lược về các loại đồng hồ: 1.3.1. ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG ĐIỆN TỬ (DMM): 1.3.1.1. Giới thiệu chung: Đồng hồ vạn năng điện tử, còn gọi là vạn năng kế điện tử là một đồng hồ vạn năng sử dụng các linh kiện điện tử chủ động , và do đó cần có nguồn điện như pin. Đây là loại thông dụng nhất hiện nay cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử. Kết quả của phép đo thường được hiển thị trên một màn hình tinh thể lỏng nên đồng hộ còn được gọi là đồng hồ vạn năng điện tử hiện số. Đồng hồ vạn năng điện tử có một số ưu điểm so với đồng hồ cơ khí, đó là độ chính xác cao hơn, trở kháng của đồng hồ cao hơn do đó không gây sụt áp khi đo vào dòng điện yếu, đo được tần số điện xoay chiều, tuy nhiên đồng hồ này có Đồng hồ vạn năng hiển thị kim (VOM) Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 2 một số nhược điểm là chạy bằng mạch điện tử lên hay hỏng, khó nhìn kết quả trong trường hợp cần đo nhanh, không đo được độ phóng nạp của tụ. 1.3.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: 1.3.1.2.1. Cấu tạo: 1.3.1.2.2. Nguyên lý hoạt động: Sau khi mạch suy giảm cho việc chọn thang đo; tín hiệu vào sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu số bởi bộ biến đổi tương tự - số (ADC). Khối ADC có thể sử dụng kỹ thuật tích phân đơn sườn hay hai sườn dốc. Ở dạng cơ bản nhất, ADC sẽ so sánh tín hiệu vào với điện áp mẫu (các phương pháp nhận điện áp mẫu có thể khác nhau). Chỉ cần điện áp vào lớn hơn so với điện áp mẫu, thì tín hiệu ra Sơ đồ khối của 1 Voltmeter số Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 3 của bộ so sánh sẽ cho mức logic 1, sẽ giữ cho cổng AND mở và các xung nhịp sẽ truyền qua cổng AND. Bộ đếm sẽ đếm các xung nhịp đó. Ngay khi điện áp vào trở nên bằng với điện áp mẫu, thì tín hiệu ra của bộ so sánh sẽ bằng 0. Cổng AND sẽ đóng và dừng việc đếm. Mức ra của bộ đếm sẽ được chốt và các LED hay tinh thể lỏng sẽ hiển thị giá trị đo. Hình 3.10, là mạch nguyên lý cơ bản cùng với chuyển mạch thang đo. Chuyển mạch thang đo ở hình 3.10, sẽ chọn tín hiệu ra từ mạch phân áp. Các trị số của các điện trở phân áp có thể là 9MΩ, 0,9MΩ và 0,1MΩ để chọn ra 1V tại đầu vào của ADC cho các đầu vào 1, 10 và 100V của tín hiệu cần đo. Nếu tín hiệu cần đo là 100V, thì tín hiệu vào đưa đến bộ so sánh sẽ là (100/10) x (1/10) sẽ là 1V do mạch phân áp. Nếu tín hiệu cần đo là 10V, thì tín hiệu vào đưa đến bộ so sánh sẽ vẫn là 1V. Như vậy, bộ so sánh sẽ lấy Vin trong khoảng từ 0 đến 1V bất kể điện áp thực tế cần đo. Mức điện áp vào (từ 0 đến 1V) sẽ được biến đổi thành tín hiệu số mà sẽ được đếm và hiển thị. 1.3.1.3. Chức năng: Việc lựa chọn các đơn vị đo,thang đo hay vi chỉnh thường được tiến hành bằng các nút bấm, hay một công tắc xoay, có nhiều nấc, và việc cắm dây nối kim đo vào đúng các lỗ. Nhiều vạn năng kế hiện đại có thể tự động chọn thang đo. Vạn năng kế điện tử còn có thể có thêm các chức năng sau: 1. Kiểm tra nối mạch: máy kêu "bíp" khi điện trở giữa 2 đầu đo (gần) bằng 0. 2. Hiển thị số thay cho kim chỉ trên thước. 3. Thêm các bộ khuếch đại đại điện để đohiệu điến thế hay cường độ dòng nhỏ, và điện trở lớn. 4. Đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện . Có ích khi kiểm tra và lắp đặt mạch điện. 5. Kiểm tra diode và transistor. Có ích cho sửa chữa mạch điện. 6. Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt. 7. Đo tần số trung bình, khuyếch đại âm thanh, để điều chỉnh mạch điện của radio. Nó cho phép nghe tín hiệu thay cho nhìn thấy tín hiệu (như trong dao động kế). 8. Dao động kế cho tần số thấp. Xuất hiện ở các vạn năng kế có giao tiếp với máy tính. 9. Bộ kiểm tra điện thoại. 10. Bộ kiểm tra mạch điện ô tô. 11. Lưu giữ số liệu đo đạc (ví dụ của hiệu điện thế). Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 4 1.3.1.4. Cách đo: 1.3.1.4.1. Đo điện áp một chiều hoặc xoay chiều: Đặt đồng hồ vào thang đo điện áp DC hoặc AC 1. Để que đỏ đồng hồ vào lỗ cắm ” VΩ mA” que đen vào lỗ cắm “COM” 2. Bấm nút DC/AC để chọn thang đo là DC nếu đo áp một chiều hoặc AC nếu đo áp xoay chiều. 3. Xoay chuyển mạch về vị trí “V” hãy để thang đo cao nhất nếu chưa biết rõ điện áp, nếu giá trị báo dạng thập phân thì ta giảm thang đo sau. 4. Đặt thang đo vào điện áp cần đo và đọc giá trị trên màn hình LCD của đồng hồ. 5. Nếu đặt ngược que đo(với điện một chiều) đồng hồ sẽ báo giá trị âm (-). 1.3.1.4.2. Đo dòng điện DC (AC): 1. Chuyển que đổ đồng hồ về thang mA nếu đo dòng nhỏ, hoặc 20A nếu đo dòng lớn. 2. Xoay chuyển mạch về vị trí “A” 3. Bấm nút DC/AC để chọn đo dòng một chiều DC hay xoay chiều AC 4. Đặt que đo nối tiếp với mạch cần đo 5. Đọc giá trị hiển thị trên màn hình. 1.3.1.4.3. Đo điện trở: 1. Trả lại vị trí dây cắm như khi đo điện áp . 2. Xoay chuyển mạch về vị trí đo ”Ω“, nếu chưa biết giá trị điện trở thì chọn thang đo cao nhất, nếu kết quả là số thập phân thì ta giảm xuống. 3. Đặt que đo vào hai đầu điện trở. 4. Đọc giá trị trên màn hình. 5. Chức năng đo điện trở còn có thể đo sự thông mạch, giả sử đo một đoạn dây dẫn bằng thang đo trở, nếu thông mạch thì đồng hồ phát ra tiến kêu 1.3.1.4.4. Đo tần số: 1. Xoay chuyển mạch về vị trí “FREQ” hoặc ” Hz” 2. Để thang đo như khi đo điện áp . 3. Đặt que đo vào các điểm cần đo 4. Đọc trị số trên màn hình. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 5 1.3.1.4.5. Đo logic: 1. Đo Logic là đo vào các mạch số ( Digital) hoặc đo các chân lện của vi xử lý, đo Logic thực chất là đo trạng thái có điện – Ký hiệu “1″ hay không có điện “0″, cách đo như sau: 2. Xoay chuyển mạch về vị trí “LOGIC”. 3. Đặt que đỏ vào vị trí cần đo que đen vào mass. 4. Màn hình chỉ “▲” là báo mức logic ở mức cao, chỉ “▼” là báo logic ở mức thấp. 1.3.1.4.6. Đo các chức năng khác: Đồng hồ vạn năng số Digital còn một số chức năng đo khác như đo diode, đo tụ điện, đo transistor nhưng nếu ta đo các linh kiện trên, ta lên dùng đồng hồ cơ khí sẽ cho kết quả tốt hơn và đo nhanh hơn. 1.3.2. ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG HIỂN THỊ KIM (VOM): 1.3.2.1. Giới thiệu chung: Đồng hồ vạn năng hiển thị kim là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là: đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện. Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Volt do vậy khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp. 1.3.2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: 1.3.2.2.1. Cấu tạo: 1.3.2.2.2. Nguyên lý hoạt động: Đồng hồ đo tương tự thường dùng trong đo lường điện - điện tử trước đây, sử dụng cơ cấu cuộn dây di chuyển trong từ trường của nam châm vĩnh cửu (PMMC), còn gọi là cơ cấu D’Arsonval, tức là cơ cấu đo kiểu từ - điện. Về cơ bản, đồng hồ đo kiểu từ - điện là đồng hồ đo dòng một chiều (DC), tạo nên bởi Cơ cấu đo từ - điện Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 6 các thành phần khác nhau như ở hình 3.1, với ba bộ phận chính là: 1. Bộ phận tạo ra lực làm lệch. 2. Bộ phận điều khiển. 3. Bộ phận làm nhụt.  Bộ phận tạo lực làm lệch trong các đồng hồ từ - điện là tương tác giữa từ trường và dòng điện như trong động cơ điện một chiều. Khi cuộn dây mang dòng được đặt trong từ trường, sẽ tạo ra mô men xoắn bằng B × A × N × I (Newton- mét), trong đó B là mật độ từ thông tính theo Wb/m 2 , A là tiết diện của cuộn dây tính theo m 2 , N là số vòng dây trong cuộn dây, và I là dòng điện tính theo Ampe. Mô men sẽ làm cho cuộn dây xoay. Dòng điện cao hơn, sẽ cho mô men quay lớn hơn. Kim được gắn trên cuộn dây, sẽ di chuyển trên thang đo. Cuộn dây quấn trên một khung nhôm nhẹ và được lắp trên trục thẳng, để khung dây có thể xoay tự do trong từ trường đều do mô men quay. Từ trường đều và mạnh sẽ được tạo ra bởi nam châm hình móng ngựa làm bằng vật liệu từ tính.  Bộ phận điều khiển bao gồm lò xo được gắn vào cuộn dây động, cản lại lực làm lệch, nên sẽ bằng k × q, trong đó k là hệ số lò xo (tùy thuộc vào các kích thước và độ mềm dẻo của lò xo), còn q là góc làm lệch tính theo độ. Khi lực điều khiển bằng với mô men xoắn, kim chỉ thị sẽ dừng tại giá trị cần đo. Khi dòng điện dừng chảy trong cuộn dây, lực xoắn bằng 0, lò xo sẽ bắt đầu phục hồi lại và sẽ đưa kim chỉ thị về vị trí mức dòng bằng 0.  Bộ phận làm nhụt gồm các bộ tạo dòng xoáy không khí, có vai trò ổn định kim chỉ thị tại vị trí chỉ thị. 1.3.2.3. Cách đo: 1.3.2.3.1. Đo điện áp xoay chiều DC: Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo điện áp AC 220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.  Chú ý: Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều  Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức. - Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào nguồn AC  sẽ hỏng đồng hồ. - Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ. - Để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng . 1.3.2.3.2. Đo điện áp một chiều DC: Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo  kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao  kim báo thiếu chính xác. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 7 Trường hợp để sai thang đo: Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng. Trường hợp để nhầm thang đo:  Chú ý: Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay. Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC  đồng hồ sẽ bị hỏng. Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC  đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong! 1.3.2.3.3. Đo điện trở và trở kháng: Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ. 1. Đo kiểm tra giá trị của điện trở. 2. Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn. 3. Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in. 4. Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không. 5. Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện. 6. Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không. 7. Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện. 8. Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn. Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 pin 1,5V bên trong, để sử dụng các thang đo 1 KΩ hoặc 10 KΩta phải lắp pin 9V. 1.3.2.3.4. Đo điện trở: Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang ×1 Ω hoặc ×10 Ω, nếu điện trở lớn thì để thang ×1 KΩhoặc 10 KΩ. Sau đó chập hai que đo và chỉnh chiết áp để kim đồng hồ báo vị trí 0 Ω. Bước 2: Chuẩn bị đo. Bước 3: Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo. Giá trị đo được = chỉ số thang đo x thang đo VD: Nếu để thang ×100 Ω và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 × 27 = 2.700 Ω = 2,7 KΩ Bước 4: Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác. Bước 5: Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác. Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 8 1.3.2.3.5. Đo kiểm tra tụ điện: Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện, khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo ×1 KΩ hoặc 10 KΩ, nếu là tụ hoá ta dùng thang ×1 Ω hoặc ×10 Ω. Dùng thang ×1 KΩ để kiểm tra tụ gốm. Tụ còn tốt  kim phóng nạp khi ta đo. Tụ bị dò  lên kim nhưng không trở về vị trí cũ. Tụ bị chập  kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về. Dùng thang ×10 Ω để kiểm tra tụ hoá. Phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô (giảm điện dung). Khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung. Phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C 1 là tụ mới còn C 2 là tụ cũ, ta thấy tụ C 2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C 1  chứng tỏ tụ C 2 bị khô (giảm điện dung). Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp. 1.3.2.3.6. Đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng: Cách 1: Dùng thang đo dòng Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất. Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm. - Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo. - Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này. - Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện. Cách 2: Dùng thang đo áp DC Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 9 Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?  Đọc giá trị điện áp AC và DC: Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A. Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. Trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max=10, giá trị đo được nhân với 100 lần. Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V. Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp. 2. Máy hiện sóng: 2.1. Giới thiệu: Máy hiện sóng (Oscilloscope) là một thiết bị hiển thị đồ thị - nó vẽ ra đồ thị của một tín hiệu điện. Trong hầu hết các ứng dụng, đồ thị chỉ ra tín hiệu thay đối thế nào theo thời gian: Trục dọc (Y) biểu diễn điện áp và trục ngang (X) biểu diễn thời gian. Cường độ hay độ sáng của sự hiển thị đôi khi được gọi là trục Z. Đây là đồ thị đơn giản có thể chỉ ra cho ta nhiều điều về một tín hiệu. 2.2. Hình dạng thực tế: Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 10 Sau đây là một số công năng:  Nhận dạng tín hiệu (xung vuông, răng cưa, hình sin, tín hiệu hình, tín hiệu tiếng…).  Xác định rõ các giá trị thời gian và mức điện áp và đường đi của một tín hiệu.  Tính toán được tần số của một tín hiệu dao động.  Nhận thấy “các phần động” của một mạch điện được biểu diễn bởi tín hiệu.  Chỉ ra nếu một thành phần lỗi làm méo dạng tín hiệu.  Tìm ra tín hiệu như thế nào là dòng một chiều hay dòng xoay chiều.  Chỉ ra tín hiệu như thế nào là nhiễu và nếu có thì nhiễu thay đổi thế nào theo thời gian. Máy hiện sóng trông rất giống với một cái tivi nhỏ, nó có một mạng lưới được vẽ trên màn hình và có nhiều núm điều khiển hơn tivi. Mặt trước của một máy hiện sóng thường có các phần điều khiển được chia thành các phần Dọc, Ngang và Trigger. Có các điều khiển hiển thị và các đầu nối đầu vào. 2.3. Chức năng: Sự hữu ích của một máy hiện sóng không bị giới hạn chỉ trong thế giới của các thiết bị điện tử. Với một bộ chuyển đổi thích hợp, một máy hiện sóng có thể đo đạc được tất cả các kiểu hiện tượng. Một bộ chuyển đổi là một thiết bị mà tạo ra tín hiệu điện đáp ứng lại các kích thích vật lí, ví dụ như âm thanh, áp lực cơ khí, áp suất, ánh sáng hoặc nhiệt độ. VD: một microphone là một bộ chuyển đổi. Một kỹ sư ô tô có thê dùng máy hiện sóng để đo đạc sự rung của động cơ. Một nghiên cứu sinh y khoa có thể dùng máy hiện sóng để đo đạc các sóng não… 2.4. Phân loại: Thiết bị điện tử có thể được chia làm 2 loại:  Máy hiện sóng tương tự.  Máy hiện sóng số. Thiết bị tương tự làm việc với các điện áp biến đổi liên tục, trong khi thiết bị số làm việc với các số nhị phân rời rạc mà có thể biểu diễn các mẫu điện áp. Lấy ví dụ, máy quay đĩa thông thường là thiết bị tương tự, còn máy chơi đĩa compact là một thiết bị số. Các máy hiện sóng cũng có các loại tương tự và loại số. Máy hiện sóng tương tự là việc trực tiếp với điện áp đặt vào được đo để di chuyển dòng electron ngang qua màn hình máy hiện sóng. Trái lại, máy hiện sóng số lấy mẫu dạng sóng và dùng một bộ chuyển đổi tương tự/số (A ó D) để chuyển đổi điện áp được đo thành thông tin số. Sau đó, nó dùng thông tin số này để tái cấu trúc lại dạng sóng trên màn hình. [...]... điện: Cách đo và kiểm tra tụ: Ta bật đồng hồ VOM để đo kiểm tra tụ hoạt động tốt hay xấu Tuỳ theo giá trị của tụ mà ta bật thang đo khác nhau để kiểm tra  Đo hai lần có đổi que: Nếu kim vọt lên và trả về hết thì khả năng nạp xã của tụ còn tốt Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 35 Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Nếu kim vọt lên thì tụ bị đánh thủng Nếu kim vọt lên nhưng trả về không hết thì tụ bị rỉ... trong mạch Ampe kế dùng để đo dòng rất nhỏ cỡ miliampe gọi là miliampe kế Tên của dụng cụ đo lường này được đặt theo đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe 3.2 Phân loại và hình ảnh thực tế: 3.2.1 Ampe kế can thiệp: Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 15 Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam 3.2.1.1 Cách sử dụng: Ampe kế can thiệp mắc nối tiếp với mạch điện Các ampe kế can thiệp khi đo dòng điện chạy trong... lên một cuộn cảm nằm gần dòng điện Đây là cơ chế hoạt động của Ampe kế kìm Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 20 Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Phần II: THIẾT KẾ MẠCH NGUỒN 1 Sơ lược về mạch nguồn: 1.1 Khái niệm: Nhiệm vụ của mạch cung cấp là tạo ra năng lượng cần thiết để cung cấp cho các thiết bị điện hoặc điện tử làm việc Thông thường nguồn năng lượng do nó tạo ra là nguồn điện áp 1 chiều lấy... của loại ampe kế này có thể mô tả là một vôn kế điện tử đo hiệu điện thế do dòng điện gây ra trên một điện trở nhỏ gọi là shunt Các thang đo khác nhau được điều chỉnh bằng việc chọn các shunt khác nhau Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 18 Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam 3.2.4.2 Nguyên tắc đo: Cường độ dòng điện được suy ra từ hiệu điện thế đo được qua định luật Ohm 3.2.5 Ampe kế không can thiệp:... ổn áp chỉ mang giá trị nhỏ nên khi thiết kế mạch cần kết hợp mạch chia dòng 2 Thiết kế mạch nguồn: 2.1 Yêu cầu: Thiết kế mạch nguồn gồm các thông số:  Nguồn điện ổn áp một chiều 9V và 5V  Dòng điện tối đa qua mạch là 5A  Kết hợp mạch bảo vệ quá dòng 2.2 Sơ đồ mạch điện: Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 22 Báo cáo thực tập nhận thức 2.3 2.4 - GVHD: Lê Hồng Nam Nhiệm vụ các linh kiện: Biến áp: Thay đổi mức... trở dây quấn do bị chập vòng 2.6.2 Biến trở: Biến trở là các thiết bị có điện trở thuần có thể biến đổi được theo ý muốn Chúng có thể được sử dụng trong các mạch điện để điều chỉnh hoạt động của mạch điện Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 31 Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Ký hiệu: Loại thô chỉnh (loại chỉnh có độ thay đổi rộng): loại này thiết kế dùng cho người sử dụng R Loại tinh chỉnh: loại này... kế vào mạch điện một chiều, chú ý nối các cực điện theo đúng chiều dòng điện Luôn chọn thang đo phù hợp trước khi đo: chọn thang lớn nhất trước, rồi hạ dần cho đến khi thu được kết quả nằm trong thang đo 3.2.2 Ampe kế khung quay: 3.2.2.1 Cấu tạo: Các bộ phận của ampe kế 1 Nam châm 2 Lò xo xoắn 3 Chốt giữ lò xo Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 16 Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam 4 Thước hình cung... điện áp DC dạng xung ở đầu ra Các xung ra gọi là gợn sóng ra, độ gợn có thể giảm đáng kể bằng cách lọc tín hiệu ra của mạch chỉnh lưu  Mạch ổn áp: Giữ cho điện áp ra của bộ nguồn không đổi khi điện áp vào thay đổi Có thể dùng IC ổn áp để thực hiện điều này: VD: IC 78xx có dòng điện doanh định là 1A Nhận thấy dòng điện tối Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 21 Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam đa qua... điện yếu, nếu không cuộn dây sẽ bị cháy Để đo dòng điện lớn, người ta mắc song song với cuộn dây này một điện trở nhỏ hơn, gọi là shunt, để chia sẻ bớt dòng điện Các thang đo cường độ dòng điện khác nhau ứng với các điện trở shunt khác nhau Trong các ampe kế truyền thống, các điện trở shunt được thiết kế để cường độ dòng điện tối đa qua cuộn dây không quá 50mA 3.2.2.4 Cách đo: Việc đọc kết quả do kim chỉ... trở: Theo cách phân loại dựa trên công suất, thì điện trở thường được chia làm 3 loại: - Điện trở công suất nhỏ - Điện trở công suất trung bình - Điện trở công suất lớn Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 29 Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Tuy nhiên, do ứng dụng thực tế và do cấu tạo riêng của các vật chất tạo nên điện trở nên thông thường, điện trở được chia thành 2 loại: - Điện trở: là các loại . Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 1 Đồng hồ vạn năng điện tử (DMM) Phần I: GIỚI THIỆU VỀ CÁC THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG 1. Đồng hồ đo: 1.1. Giới. Đặt que đo vào các điểm cần đo 4. Đọc trị số trên màn hình. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam Nhóm 14 – Lớp 08DT Trang 5 1.3.1.4.5. Đo logic: 1. Đo Logic là đo vào các mạch. D’Arsonval, tức là cơ cấu đo kiểu từ - điện. Về cơ bản, đồng hồ đo kiểu từ - điện là đồng hồ đo dòng một chiều (DC), tạo nên bởi Cơ cấu đo từ - điện Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Lê Hồng Nam

Ngày đăng: 25/07/2015, 18:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan