1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (13)

4 331 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Page 1 ĐỀ SỐ 15  1   Thời gian làm bài: 150 phút  Câu 1 (2 điểm): Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Câu 2 (3 điểm): Bình giảng hai khổ thơ sau: Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Gữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Sóng- Xuân Quỳnh) (5 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau: Câu 3a. Nghệ thuật trào phúng bậc thầy của nhà văn Vũ Trọng Phụng trong chương Hạnh phúc của một tang gia – trích tiểu thuyết Số Đỏ? Câu 3b. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng dòng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân? Page 2 ĐỀ SỐ 15     1-Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh và con đường đưa Người đến với văn học *Quan điểm sáng tác văn học của Người: 2 -Đề cao tính chiến đấu của văn học nghệ thuật :văn học nghệ thuật là một hoạt động tinh thần phong phú phuc vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời góp phần tích cực vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội Ví dụ: Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi) Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy (Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ năm 1951) 3-Người đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức văn nghệ. Văn học cách mạng phải phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân,người làm văn nghệ phải xác định rõ : viết cho ai? viết cái gì?viết để làm gì? Và viết như thế nào? 4-Người quan niệm tác phảm văn nghệ phải có tính chân thật,hình thức tác phẩm phải trong sáng hấp dẫn.Văn học nghệ thuật phải mang tính dân tộc và được nhân dân yêu thích… ) Các ý chính: 1. Giới thiệu tác giả tác phẩm và trích đoạn 2. Bình giảng khổ thơ trên: Khổ thơ là một phép so sánh giữa biển rộng và cuộc đời, thời gian như đám mây trôi…Đời người là hữu hạn giữa thời gian không gian vô hạn… Ý thơ thể hiện nỗi niềm ưu tư trăn trở của nhân vật trữ tình 3.Bình giảng khổ thơ dưới: Khổ thơ thể hiện niềm khao khát mãnh liệt của nhân vật trữ tình , được hoá thân thành những con sóng để sống maĩ cùng tình yêu bất tử…đó cũng là niềm khao khát hiến mình trọn vẹn cho tình yêu vĩnh cửu Đây cũng là tâm trạng được trở đi trở lại trong nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh Page 3 4.Cảm nhận chung về hình tượng sóng và vẻ đẹp tâm hồn nguời phụ nữ đang yêu trong bài thơ cũng như trong hai khổ thơ. Câu3(5điểm) Các ý chính: Câu 3a: 1. Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm và trích đoạn 2. Giải thích khái niệm nghệ thuật trào phúng ,nhận định khái quát về thành công của nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm và trích đoạn 3. Tác phẩm thành công trong xây dựng mâu thuẫn trào phúng Mâu thuẫn trào phúng thể hiện ngay trong nhan đề chương : tang gia hạnh phúc Cái chết của cụ tổ quả thực đã đem đến một niềm vui lớn cho tất cả mọi người…từ con cháu đến bạn bè hàng phố , cả cảnh sát và tôn giáo…. 4. Thành công trong xây dưng chân dung các nhân vật trào phúng -Phân tích qua một số nhân vật của trích đoạn 5. Xây dựng tính huống trào phúng: tình huống đám tang mà như đám rước đám hội lớn ,là dịp họp mặt vui vẻ của cả Hà thành thượng lưu 6. Ngôn ngữ trào phúng đặc sắc: -Câu văn trào phúng; những câu văn chứa mâu thuẫn trào phúng -Sáng tạo những chi tiế ,hình ảnh bất ngờ gây cười 7. Kết bài: đánh giá chung về nghệ thuật trào phúng của trích đoạn Câu 3b: 1. Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Tuân,tuỳ bút Nguời lái đò sông Đà và hình tượng dòng sông Đà trong tác phẩm 2. Sông Đà là dòng sông hung bạo: dòng sông mang diện mạo kẻ thù số một của con người, dòng sông của câu đồng giao Núi cao sông hãy còn dài Năm năm báo oán đời đời đánh ghen +Sông Đà có một lai lịch khác thường… +Hình dáng dòng sông cũng kì lạ với những vách đá bờ sông dựng đứng, những đoạn đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu +Gíó sông Đà : gió với nước tạo nên những cảnh kinh hãi… +Những hút nước ,xoáy nước trên sông… +Hung bạo hơn cả là những con thác sông Đà… sóng thác và đá dàn bày thạch trận … 3. Sông Đà là dòng sông trữ tình: +Nhìn từ xa sông Đà như một áng tóc trữ tình,như áng tóc mun dài ngàn vạn sải dòng sông càng trở nên diễm lệ giữa đất trời Tây Bắc mùa xuân… +Màu nước sông Đà cũng rất đẹp và thay đổi theo mùa +Với con người dòng sông hiền hoà trong sáng ẩn chứa bao chất thơ: - Dòng sông hồn nhiên ,tinh nghịch - Dòng sông hoang sơ thơ mộng , êm đềm Page 4 - Người dân Tây Bắc bao đời chung thuỷ với dòng sông 4. Qua hình tượng dòng sông ta thấy được một số nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân . Hồ Chí Minh và con đường đưa Người đến với văn học *Quan điểm sáng tác văn học của Người: 2 -Đề cao tính chiến đấu của văn học nghệ thuật :văn học nghệ thuật là một hoạt động tinh thần. 3-Người đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức văn nghệ. Văn học cách mạng phải phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân,người làm văn nghệ phải xác định rõ : viết cho ai? viết cái gì?viết. cũng phải biết xung phong (Cảm tưởng đọc Thi n gia thi) Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy (Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ năm

Ngày đăng: 25/07/2015, 12:16

Xem thêm: Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN