Page 1 ĐỀ SỐ 20 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 TRƢỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƢƠNG- PHÚ THỌ Môn thi: VĂN khối C Thời gian làm bài: 180 phút PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 (2 điểm) Trình bày ngắn gọn những biểu hiện cụ thể của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu Câu 2 (3 điểm) Viết bài văn ngắn (không quá 600 từ) bình luận câu nói của thi hào Gớt-tơ: “ Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất” PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu( Câu 3a hoặc câu 3b) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn(5,0 điểm) Quan niệm nhân sinh mới mẻ và tiến bộ của Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao(5,0 điểm) Bàn về Đời thừa của Nam Cao, Trần Đăng Suyền viết: Nam Cao đã tập trung thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình về mối quan hệ giữa cuộc sống và nghệ thuật, giữa hành vi xã hội và sáng tạo văn chương (Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, trang 33) Qua phân tích tác phẩm, anh/chị hãy làm rõ ý kiến trên. Page 2 ĐỀ SỐ 20 ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 Câu 1 (2 điểm) - Nội dung: Thơ Tố Hữu phản ánh đậm nét hình ảnh con người, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng; đưa những tư tưởng, tình cảm cách mạng hòa nhập và tiếp nối tinh thần, tình cảm, đạo lí dân tộc - Nghệ thuật: Thơ Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ nhưng đặc biệt thành công ở thể thơ truyền thống; Thường sử dụng lối nói quen thuộc, những hình ảnh so sánh ví von truyền thống nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại; Phát huy được tính nhạc phong phú của tiếng Việt. Câu 2 (3 điểm) Bình luận câu nói của Gơt:” Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình,kẻ ấy là người sung sướng nhất” Từ việc giải thích từ ngữ , hiểu được ý nghĩa câu nói: Con người chỉ thực sung sướng khi có một mái ấm gia đình hạnh phúc Phân tích tính đúng đắn của câu nói: - Gia đình là nơi ta sinh ra, lớn lên, nơi góp phần hình thành nhân cách của mỗi con người. - Gia đình là tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc cho mỗi con người giữa cuộc đời đầy sóng gió, bão dông với những toan tính, lọc lừa, cạm bẫy… Sự bình an trong cuộc sống gia đình sẽ giúp con người tránh khỏi những ưu phiền, lo toan, giảm bớt những căng thẳng, mệt mỏi mà họ phải đối mặt … Bàn luận – Rút ra bài học: - Gia đình là tổ ấm của mỗi người và là nền tảng của xã hội. Muốn xã hội văn minh, hạnh phúc trước hết hãy bắt đầu từ nền tảng gia đình.Phải biết chắt chiu, trân trọng và có ý thức trong việc xây dựng bảo vệ sự bình an, hạnh phúc trong cuộc sống gia đình Phê phán những quan niệm sai lầm, những người sống chạy theo danh lợi mà xem nhẹ cuộc sống gia đình, bỏ bê trách nhiệm với gia đình… Câu 3a (5.0 điểm) Dành cho chương trình chuẩn Đáp án và biểu điểm cụ thể: 1,Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 2, Phân tích tác phẩm làm rõ các ý sau: - Trần thế trong con mắt nhà thơ mang vẻ đẹp của thiên đường - Ý thức được thời gian của vũ trụ là vô hạn trong khi thời gian của đời người là hữu hạn, nhà thơ ngậm ngùi, hốt hoảng trước sự trôi chảy không ngừng của thời gian, của đời người - Xuân Diệu khuyên người ta hãy sống “Vội vàng”, sống thật chất lượng cho từng giây phút sống 3,Đánh giá khái quát - Bài thơ mang tính luận đề với hệ thống ý được lập luận theo tư duy logic: Cuộc sống vô cùng tươi đẹp nhưng vẻ đẹp, tuổi trẻ sẽ qua. Vậy chúng ta, tôi và bạn hày sống thật chất lượng cho từng giây phút sống Page 3 - Bài thơ là tiếng nói của lòng yêu đời, khát sống; là tiếng nói của cái tôi cá nhân thức tỉnh và nói bằng trái tim của tuổi trẻ nên thơ XD khi mới xuất hiện dù rất mới nhưng vẫn được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt - Sống thật chất lượng cho từng giây phút sống , quan niệm sống gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ Câu 3b (5 điểm)Dành cho chương trình nâng cao 1, Giới thiệu được tác giả, tác phẩm 2, Phân tích tác phẩm làm rõ được các ý sau: - Nhà văn chân chính phải đặt cuộc sống lên trên nghệ thuật, muốn viết nhân đạo trước hết phải sống nhân đạo - Nhà văn phải phản ánh hiện thực cuộc sống trên tinh thần nhân đạo, chủ nghĩa nhân đạo được đặt ra như một chuẩn mực của một tác phẩm văn chương có giá trị 3, Đánh giá khái quát - Đời thừa là tác phẩm tiêu biểu cho mảng đề tài sáng tác về đời sống của người trí thức nghèo trước cách mạng tháng Tám - Qua nhân vật nhà văn Hộ, Nam Cao đã thể hiện được quan niệm sâu sắc và tiến bộ của ông. Quan niệm ấy đã chi phối cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao . Page 1 ĐỀ SỐ 20 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 TRƢỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƢƠNG- PHÚ THỌ Môn thi: VĂN khối C Thời gian làm bài: 180 phút PHẦN. tạo văn chương (Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, trang 33) Qua phân tích tác phẩm, anh/chị hãy làm rõ ý kiến trên. Page 2 ĐỀ SỐ 20 ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG. người, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng; đưa những tư tưởng, tình cảm cách mạng hòa nhập và tiếp nối tinh thần, tình cảm, đạo lí dân tộc - Nghệ thuật: Thơ Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể