1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (21)

4 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 408,67 KB

Nội dung

Page 1 ĐỀ SỐ 24 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN-THANH HÓA Môn thi: VĂN khối C Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 (2 điểm) Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Câu 2 (3 điểm) “ Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích của anh tầm thường “( Điđơrô) Hãy viết khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh (chị ) về câu nói trên Câu 3 (5 điểm) Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong bài thơ Tây tiến của Quang Dũng. Hãy chứng minh nhận định trên. Page 2 ĐỀ SỐ 24 ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 Câu 1(2 điểm): Bình giảng khổ thơ đầu của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử 1. Giới thiệu tác giả tác phẩm , trích dẫn đoạn thơ 2. Bình giảng khổ thơ: - Câu thơ đầu: câu hỏi tu từ hỏi mà như không hỏi, hỏi mà như trách móc giận hờn, đã chứa bao hoài niệm bâng khuâng - Câu 2 + câu 3: đó là nắng mới lên, nắng của bình minh cảnh được nhìn từ xa vời bao tình cảm yêu thương trìu mến. Lời trầm trồ ngạc nhiên trước vẻ đẹp lộng lẫy của cỏ cây hoa trái - “Vườn ai‟ không xác định , một chút ngỡ ngàng, bâng khuâng đó hẳn là vườn xuân của cô gái, của nhà em, của lòng em. Đó là cảnh cũ, người xưa lâu chưa về nên mới ngỡ ngàng thốt lên như vậy.  Vườn tược thôn Vĩ xanh tươi, sum xuê bốn mùa. Lá xanh mỡ màng, ướt đẫm sương đêm, ánh ngời dưới nắng hồng bình minh như màu xanh ngọc bích. Vườn xuân đẹp như vậy là nhờ tâm hồn thi sỹ rạo rực đầy sức sống - Câu 4: Thấp thoáng gương mặt người thiếu nữ, đây là nét đẹp dụi dàng, duyên dáng, tình tứ của người thiếu nữ sông Hương. Lá trúc thanh mảnh, biếc xanh làm tôn thêm vẻ đẹp phúc hậu của cô gái  Cảnh và người đều thấm tình thương mến, bâng khuâng, bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống mơn mởn và có sức quyến rũ lạ thường. Câu 2 (3 điểm) Bình luận câu nói của D. Điđơrô: „„Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường‟‟. Dàn bài 1. Mở bài - Mục đích là điều mà con người luôn muốn hướng tới, luôn muốn đạt được vì đấy là điều duy nhất khích lệ họ quyết tâm đến cùng để mà tiếp tục sống và hành động. - Nêu luận đề : « Nếu không có mục đích, anh không làm được điều gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường‟‟. 2. Thân bài a. Giải thích ý nghĩa của câu nói(Thể hiện cô đúc trong một số từ ngữ). Mục đích là gì ? - Mục đích là cái mà ta nhắm tới, là kết quả phải đạt được cái mà ta đã xác định trước khi hành động. Nói cách khác, mục đích là cái mà ta cần phải đạt được trong mọi công việc, mọi mặt của đời sống. Tại sao con người phải làm việc có mục đích ? - Không chỉ được tạo hóa rộng lòng ban cho ta một tình cảm thánh thiện mà còn có cả lí trí sâu sắc, sáng suốt để mà phân biệt đúng sai, nên hay không nên khi hành động. Hành động không có mục đích sẽ không đạt đươc kết quả, dễ bị thất bại. Page 3 - Sông không có mục đích, con người sẽ trở nên vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa, dễ dẫn đến thất bại. Cần hướng tới mục đích nào ? - Có nhiều loại mục đích : lớn, nhỏ, xấu, tốt, vĩ đại, tầm thường, Người có ý chí nên hướng tới một mục đích sống cao cả. b. Bình luận câu nói của D. Điđơrô là hoàn toàn đúng - Mục đích cao cả tốt đẹp là động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn lên trong cuộc sống, vượt qua trở ngại, thử thách, biến ước mơ thành hiện thực. - Sống có mục đích, lí tưởng tốt đẹp, con người sẽ giàu ý chí, nghị lực, thắng không kiêu, bại không nản, sẽ làm nên sự nghiệp lớn. - Dẫn chứng vài gương thực tế (các vị vua, tướng, các nhà khoa học, nổi tiếng phục vụ dân tộc, nhân loại). c. Nâng cao, mở rộng vấn đề - Sống có mục đích, đặc biệt là mục đích cao carlaf một diều cần thiết cho mọi người trong mọi thời đại. Lưu ý vế thứ hai của câu nói : „„Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích của anh tầm thường‟‟. - Mục đích tầm thường là ý tưởng nhỏ hẹp, không có giá trị hoặc xấu xa – vế này càng làm rõ giá trị vế trước. - Đối với học sinh, tuổi trẻ cần phải xác định cho mình một mục đích sống đúng đắn, phù hợp với lí tưởng thời đại, xã hội để từ đó phấn đấu vươn lên. - Trước mắt cần xác định động cơ, mục đích học tập cho đúng đắn. Học để nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kĩ thuật, làm chủ cuộc đời, đóng góp được nhiều hơn, tốt hơn cho đất nước, dân tộc. - Có mục đích sẽ có động cơ, thái độ học tốt, thu được kết quả tốt. 3. Kết bài - Khẳng định lại vai trò của „„mục đích‟‟ đối với mỗi một con người. - Khẳng định lại vai trò câu nói của D. Điđơrô đối với bản thân mỗi một người. Câu 3 (5 điểm): Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây tiến của Quang Dũng a. Cảm hứng lãng mạn - Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây tiến được dệt lên bởi càm hứng lãng mạn qua cái nền kì vĩ và thơ mộng của núi rừng Tây bắc - Bút pháp lãng mạn thể hiện qua âm thanh ghê rợn của “thác ngầm thét”, “cọp trêu người” nhằm tô đậm vẻ hoang dại , bí mật của rừng thiêng dữ dội - Nỗi nhớ ấm áp lan tỏa trong bài thơ - Thực và ảo đan xen nhau trong đêm liên hoan - Gắn với sự thơ mộng của khuynh cảnh là cai nhìn riêng của chất thơ lãng mạn. Qua cảnh tác giả đã nói về hoài niệm và tạo nên tình yêu cảu tác giả đối với vùng đất một thời lử khói b. Tinh thần bi tráng: - Trên cái nền thiên nhiên kì vĩ và diễm lệ người lính xuất hiện với tầm vóc bi tráng khác thường Page 4 - Bốn câu thơ nói về cái chết khác thường - Cảm hứng lãng mạn đã tạo ra ở Quang Dũng cái nhìn có tính anh hùng cổ điển trước cái chết của người lính. Tác giả đã nhìn thẳng vào sự thật, đó là sự cơ cực, là cái chết nhưng cảm hứng cách mạng đã xóa đi những nét tiều tụy, lam lũ, bi thương làm cho người lính trở nên oai hùng  Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng đã tạo lên chất anh hùng ca đặc biệt của bài thơ. . Page 1 ĐỀ SỐ 24 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN-THANH HÓA Môn thi: VĂN khối C Thời gian làm bài: 180 phút Câu. định trên. Page 2 ĐỀ SỐ 24 ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 Câu 1(2 điểm): Bình giảng khổ thơ đầu của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử 1. Giới thi u. thực tế (các vị vua, tướng, các nhà khoa học, nổi tiếng phục vụ dân tộc, nhân loại). c. Nâng cao, mở rộng vấn đề - Sống có mục đích, đặc biệt là mục đích cao carlaf một diều cần thi t cho

Ngày đăng: 25/07/2015, 12:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN