1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (7)

4 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 531,76 KB

Nội dung

Page 1 ĐỀ SỐ 9   -  Thời gian làm bài: 180 phút  Câu 1 (2 điểm) Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, nhà văn Thạch Lam đã miêu tả những loại ánh sáng nào? Ông đặc biệt quan tâm tới những ánh sáng nào ? Câu 2 (3 điểm) Trong cuốn “Hạt giống tâm hồn” nhà văn Márai sádor có viết: “Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân, bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”. Câu nói trên gợi cho anh ( chị ) suy nghĩ gì ?  ( Thí sinh chỉ làm một trong hai câu 3a hoặc 3b ). Câu 3a (5 điểm) Thiên nhiên trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận? Câu 3b (5 điểm) Vẻ đẹp nhân vật người lái đò trong đoạn trích “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân (SGK lớp 12 tập 1 trang 185, nhà xuất bản giáo dục 2008). Page 2 ĐỀ SỐ 9 -    Câu 1 (2 điểm) 1.  (0,25 điểm)  Trước mắt HĐT toàn cảnh phố huyện trong đêm như thu nhỏ lại trong những đốm sáng. 2. Thân bài (1,5 điểm) - : (0,5 điểm) + Ngọn đèn nhỏ của cửa hàng nước mẹ con chị Tí + Ngọn đèn nhỏ trong cửa hàng của chị em Liên + Khe sáng lọt từ những cửa để hé + Vòm trời hàng ngàn sao lấp lánh + Ánh sáng của đom đóm + Chấm lửa nhỏ vàng lơ lửng trong đêm của gánh phở bác Siêu + Ánh đèn ghi nhà ga + Ánh sáng của đoàn tàu - : (0,5 điểm) + Ánh sáng của ngọn đèn con chị Tí + Ánh sáng của đoàn tàu -  : (0,5 điểm) + Ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí nó trở đi trở lại nhiều lần trong truyện. Là hình ảnh đầy ám ảnh và có sức khêu gợi rất nhiều về những kiếp sống nhỏ nhoi, leo lét, mù tối trong đêm mênh mông của cuộc đời. Ánh sáng ngọn đèn cũng chính là khao khát sống, khao khát hạnh phúc của con người đơn sơ, mỏng manh biết nhường nào… + Ánh sáng của đoàn tàu là ánh sáng của ước mơ, của khát vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơn. 3. (0,25 điểm)  Nghệ thuật miêu tả ánh sáng góp phần làm sáng rõ giá trị của tác phẩm: tâm trạng nhân vật Liên và tấm lòng trắc ẩn của Thạch Lam. Câu 2 (3 điểm) 1.  (0,25 điểm) - Nêu ý nghĩa của câu nói và trích dẫn lại nguyên văn câu nói của Márai Sádor 2.Thân bài (2,5 điểm) -  (0,5 điểm) + Thất bại: Khi ta không làm được điều ta mong muốn, không đạt được đích ta đề ra. + Mềm yếu với bản thân: không chỉ là sự đầu hàng với những cám dỗ, những ham muốn của bản thân mà còn là không thể đứng dậy sau mỗi lần thất bại. + Vì sao lại được phép thất bại vài ba lần mà không được yếu mềm trước bản thân? Bởi thất bại là điều khó tránh khỏi trên con đường vươn tới thành công. Nếu như sau mỗi lần thất bại chúng ta trở nên mềm yếu thì đồng nghĩa với việc sụp đổ hoàn toàn, không thể đứng dậy được. Đây cũng chính là lúc ta thất bại thảm hại nhất. -  (1,0 điểm) ( với từng người là khác nhau) Page 3 + Thất bại: Đối với một võ sĩ, sẽ là thất bại nếu người ấy không thể chiến thắng đối thủ; với một nhà kinh doanh thì sự thất bại có thể là không bán được hàng; với học sinh thì sự thất bại là không thể vượt qua được kì thi quan trọng nào đó nhưng cũng có thể chỉ là không đạt được vị trí nhất, nhì… trong lớp mà thôi.  “Thất bại là mẹ thành công” nghĩa là sau mỗi lần thất bại ta lại có thêm kinh nghiệm để không mắc sai lầm lần sau. + Mềm yếu của bản thân: Có thể là đầu hàng trước những cám dỗ, những ham muốn tầm thường về vật chất. Cũng có thể là sự yếu đuối đến mức không thể đứng dậy được sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại… ( Mỗi khía cạnh biểu hiện thí sinh đưa dẫn chứng từ thực tế đời sống hay trong văn học…). -   (1,0 điểm) + Chúng ta phải thật sự hiểu được chính mình + Phải biết kiềm chế những ham muốn + Phải biết rèn luyện bản lĩnh của mình + Sẵn sàng đương đầu với những thử thách khó khăn trong cuộc sống + Luôn cố gắng hết sức trong mọi công việc … 3. (0,25 điểm) - Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói - Rút ra bài học .  Câu 3a. 1.  (0,5 điểm) - Giới thiệu vài nét về Huy Cân, hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tràng giang - Nêu vấn đề cần nghị luận: Thiên nhiên trong TG độc đáo, sáng tạo. Nó có tiếng nói riêng, in đậm phong cách Huy Cận và mang đậm dấu ấn thời đại. 2. Thân bài (4,0 điểm) -  (1,5 điểm) + Có thi liệu của văn học dân gian. + Có thi liệu của văn học cổ điển. + Có hình ảnh của đời thường. -  . (1,5 điểm) + Hình ảnh thiên nhiên tương đồng với tâm trạng nhà thơ. + Thiên nhiên đối lập với con người. -   (1,0 điểm). + Hình ảnh thiên nhiên mang tính biểu tượng. 3.  (0,5 điểm) - Vai trò của những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ TG - Đóng góp của Huy Cận trong việc miêu tả hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Câu 3b (5,0 điểm) 1.  (0.5 điểm) - Giới thiệu vài nét về: Nguyễn Tuân và thiên tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”. Page 4 - Nêu vấn đề cần nghị luận: Trên cái nền thiên nhiên vùng Tây Bắc hùng vĩ dữ dội, Nguyễn Tuân đậm tô vẻ đẹp ông lái đò – chất vàng mười của con người lao động nơi đây. 2. Thân bài (4,0 điểm) - Hình dáng (0,5 điểm)  Ngoài 70 tuổi nhưng ông có một sức sống dẻo dai: cái đầu quắc thước đặt trên thân hình cao to, gọn quánh như chất sừng, chất mun; đôi tay chắc nịch cuồn cuộn thớ thịt như cánh tay của chàng trai trẻ. -  (3,5 điểm) + Ông lái là một nghệ sĩ chèo đò: (1,0 điểm)  Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo công việc của mình.  Ông vượt thác không chỉ bằng tay, bằng mắt mà còn bằng cả trí nhớ.  Ông nắm được kinh nghiệm trong nghề cầm lái. + Ông lái là một người anh hùng (1,0 điểm) (Thí sinh tập trung khai thác ở cảnh vượt thác )  Ở trùng vây thứ nhất: ông xung trận với khí thế nghênh chiến quyết thắng.  Ở trùng vây thứ hai: ông chủ động tấn công ngay.  Ở trùng vây thứ ba: ông mưu trí phóng thẳng con thuyền, chọc thủng trùng vây vút qua cổng đá, xuyên nhanh qua hơi nước. + Vẻ đẹp của ông lái còn được thể hiện lúc ngừng chèo nghỉ ngơi (0,5 điểm) Lúc ngừng chèo họ không bàn tán một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua. Ông lái đò rất ung dung, thanh thản nướng ống cơm lam, kể chuyện về cá anh vũ, cá dầm xanh…Những câu chuyện rất đời thường phản ánh một tâm hồn gắn liền với sông nước dung dị mà tài hoa, cần lao mà nghệ sĩ. + Đánh giá: (1,0 điểm)  Ông lái đò oai phong lẫm liệt như một vị danh tướng, trí dũng song toàn, quyết đoán và quyết thắng. Đó cũng là vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông mà Nguyễn Tuân khám phá và ca ngợi.  Viết về cuộc đọ trí, đua tài của ông lái với thần sông thần đá nơi thác nước sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật như: ẩn dụ, so sánh, nhân hoá…gợi cảm giác mãnh liệt đấy ấn tượng trong lòng người đọc về thiên nhiên và con người miền Tây cực Bắc của tổ quốc.  Qua đoạn trích người đọc còn thấy được phần nào ngòi bút tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn ngữ, kiến thức về âm nhạc điện ảnh, mĩ thuật, quân sự, võ thuật, thể thao… 3. (0.5 điểm) Khái quát lại vấn đề và đánh giá: Ông lái đò là một bài ca về lao động và sự sống. Ông là một sáng tạo nghệ thuật sáng bừng lên vẻ đẹp nhân văn.  Ghi chú: + Câu 2 và câu 3a, câu 3b H/S có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song về cơ bản khi lập luận phải làm nổi bật những ý chính trên. + Điểm tối đa của từng câu chỉ dành cho những bài viết: diễn đạt ro ràng,mạch lạc, khúc triết, không sai chính tả. . thời đại. 2. Thân bài (4,0 điểm) -  (1,5 điểm) + Có thi liệu của văn học dân gian. + Có thi liệu của văn. điểm) - Giới thi u vài nét về Huy Cân, hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tràng giang - Nêu vấn đề cần nghị luận: Thi n nhiên trong TG độc đáo, sáng tạo. Nó có tiếng nói riêng, in đậm phong cách Huy Cận. điểm) - Giới thi u vài nét về: Nguyễn Tuân và thi n tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”. Page 4 - Nêu vấn đề cần nghị luận: Trên cái nền thi n nhiên vùng Tây Bắc hùng vĩ dữ dội, Nguyễn

Ngày đăng: 25/07/2015, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN