Page 1 ĐỀ SỐ 23 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG-NAM ĐỊNH Môn thi: VĂN khối C Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 ( 2 điểm ) : Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác truyện ngắn "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc ? Câu 2 ( 3 điểm ) : Hãy phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh Câu 3 (5 điểm) Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm mùa xuân muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột và trong đêm đông, cái đêm đông mà tâm hồn người đàn bà tưởng như hoàn toàn tê dại ấy đã cởi trói cho A Phủ và cùng anh đi trốn khỏi Hồng Ngài. Page 2 ĐỀ SỐ 23 ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 Môn thi: VĂN khối C Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1(2 điểm) 1. Mục đích -Tác phẩm ra đời trên báo nhân đạo tháng2/1923 - Tác phẩm nhằm đập tan âm mưu của Thực dân Pháp đưa Khải Định sang Pháp như là đại diện chính thức của dân An Nam đã quỳ gối phục tùng mẫu quốc,nay sang để thắt chặt thêm mối tình chủ tớ -Ttác phẩm được viết bằng tiếng Pháp,dùng bút pháp của phương tây hiện đại nhằm lật mặt tên vua Khải Định 2. Thủ pháp nghệ thuật - Tạo tình huống nhầm lẫn - Hình thức viết thư: đổi giọng Câu 2 (3 điểm) Phân tích vẻ đẹp cổ điển hiện đại trong bài thơ Chiều tối 1. Giới thiệu tác giả tác phẩm trích dẫn đoạn thơ 2. Giải quyết vấn đề: a. Vẻ đẹp cổ điển - Hình ảnh cánh chim và chòm mây diễn tả không gian và thời gian lúc hoàng hôn. Đây là hình ảnh rất quen thuộc trong thơ Đường và thơ ca truyền thống - Hình ảnh con người hiện lên hết sức ung dung thanh thản - Bút pháp nghệ thuật chấm phá, tả ít gợi nhiều b. Vẻ đẹp hiện đại : - Trong thơ ca xưa con người thường trở lên nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn. Ở đây con người lao động làm chủ thiên nhiên, là trung tâm của thiên nhiên - Tư tưởng và hình tượng thơ luôn có sự vận động từ bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh lao động - Bài thơ tứ tuyệt có 28 chữ 3. Kết bài Câu 3 (5 điểm)Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mỵ trong đêm tình mùa xuân 1. Diễn biến tâm lý nhân vật Mỵ trong đêm tình mùa xuân a. Mỵ đã bước vào cái đem đáng nhớ ấy thoạt tiên như một tâm hồn câm lặng. Đã bao năm rồi người đàn bà ấy chẳng biết đến mùa xuân , chẳng được đi chơi Tết b. Đột nhiên đem tình mùa xuân năm ấy, Mỵ lại muốn đi chơi và đã sửa soạn đi chơi thực sự - Đây là một sự thức tỉnh thực sự - Với một người như Mỵ muốn đi chơi nghĩa là muốn phá phách, muốn nổi loạn. Để làm được điều đó men rượu ngày Tết đã giúp Mỵ - Đó là sức sống, lòng ham sống đã thức dậy trong lòng Mỵ Page 3 c. Mỵ bị A Sử trói trong trạng thái mơ hồ. Khi tỉnh rượu Mỵ đau đớn dần lên, tê dại dần đi trước hiện tại tàn khốc d. Sức sống của con người dù bị đè nén, giẫm đạp đến đâu cùng không bị mất đi 2. Diễn biến tâm lý của Mỵ trong đêm cởi trói cho A Phủ a.Đoạn văn chứa đầy những nghịch lý - Một người đàn bà đã không còn biết gì chỉ còn biết ở với ngọn lửa lại thấy thương A Phủ hơn cả thương mình - Một người vừa nghĩ nếu có bị trói thay A Phủ và chết trên cái cọc ấy cũng không đáng sợ vậy mà chỉ mấy phút sau chạy theo người mình vừa cứu vì nghĩ “ ở đây thì chết mất” a. Xem xét lại từng bước phát triển tâm lý của Mỵ - Lúc đầu vẫn thản nhiên khi thấy A Phủ bị trói - Chi tiết A Phủ khóc là chi tiết quyết định vì nó giúp Mỵ nhớ ra mình xót cho bản thân mình. Tâm hồn cô đã sống trở lại - Từ lúc thương mình, Mỵ mới dần có tình thương với A Phủ - một con người cùng cảnh ngộ - Tình thương người lớn hơn tình thương bản thân mình - Từ lòng thương người, thương thân Mỵ có sức mạnh để vùng thoát, để tự thay đổi số phận của mình Mỵ luôn hiện lên không hề giản đơn mà đầy mâu thuẫn, những mâu thuẫn ấy đan xen với nhau, tranh đấu với nhau khiến cho tâm lý con người thường xuyên vận động. . Page 1 ĐỀ SỐ 23 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG-NAM ĐỊNH Môn thi: VĂN khối C Thời gian làm bài: 180 phút Câu. tưởng như hoàn toàn tê dại ấy đã cởi trói cho A Phủ và cùng anh đi trốn khỏi Hồng Ngài. Page 2 ĐỀ SỐ 23 ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 Môn thi: VĂN khối C. nhiều b. Vẻ đẹp hiện đại : - Trong thơ ca xưa con người thường trở lên nhỏ bé trước thi n nhiên rộng lớn. Ở đây con người lao động làm chủ thi n nhiên, là trung tâm của thi n nhiên - Tư tưởng